: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Mục đích của việc dạy học Tiếng Anh ở lớp 6 là giúp các em làm quen với tiếng
Anh, hình thành cho các em những bước đầu tiên để nắm ngữ liệu, nắm những kiến thức
cơ bản nhất. Thế nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều em học sinh lại sợ học môn tiếng
Anh. Các em nhút nhát, e dè và ngại khi phải nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
Vậy làm thế nào để học sinh tự giác học tập và có hứng thú đối với môn học? Chúng ta
biết rằng: Học là để chuẩn bị cho tương lai. Nhưng không vì thế mà học sinh phải học
trong trạng thái căng thẳng. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất
lượng học tập đòi hỏi mỗi người giáo viên phải luôn luôn tự đổi mới phương pháp dạy
học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong từng tiết học; thiết kế, tổ chức các hoạt động
theo mục tiêu cụ thể. Học sinh hứng thú xây dựng bài, tích cực, chủ động hiểu bài, phát
triển được tinh thần học tập và kĩ năng tự học. Làm sao để học sinh cảm nhận "Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui", "Học mà chơi, chơi mà học". Để tạo được sự hứng thú
trong mỗi tiết học thì việc thiết kế các hoạt động khởi động (Warm up) vào bài là thật sự
quan trọng trong một giờ học tiếng. Chính vì lý do đó, trong nhiều năm giảng dạy tiếng
Anh lớp 6, tôi đã học hỏi, tìm tòi và tích hợp được một số thủ thuật khởi động lí thú và
bổ ích và năm học 2011 -2012 này, tôi tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, tích lũy và đúc rút
kinh nghiệm, đưa các hoạt động khởi động vào giảng dạy. Đó chính là lí do tôi chọn đề
tài "Một số thủ thuật khởi động tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 -
THCS" để làm báo cáo, cùng đồng nghiệp nghiên cứu, thảo luận để góp phần nâng cao
hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo của môn học.
!"!#:
- Tổng hợp các thủ thuật khởi động hay, thú vị, các kinh nghiệm quý giá của đồng
nghiệp để vận dụng trong giảng dạy nhằm:
+ Gây hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học tiếng Anh, tạo tiền đề cho học
sinh tích cực trong học tập và tiếp thu bài tốt hơn.
+ Nâng cao chất lượng học tập của bộ môn.
$%&!!'()
- Các bài học trong chương trình tiếng Anh lớp 6 và việc đổi mới phương pháp
giảng dạy tại trường THPT Ngô Mây là ngữ liệu cơ bản của sáng kiến.
- Một số thủ thuật khởi động (Warm up) vào bài.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 1
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
*+*!'():
Đề tài này nghiên cứu việc thiết kế các hoạt động khởi động (Warm up) tích cực
nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc học bộ môn tiếng Anh lớp 6 - THCS. Qua đó
nhằm giúp học sinh tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế, nâng cao chất
lượng đào tạo môn học.
+ Học sinh lớp 6 năm học 2009 - 2010, 2010 - 2011 và 2011-2012 tại trường
THPT Ngô Mây.
*,-!'()
Thực tế giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS nhiều năm tại trường THCS -
THSP Lý Tự Trọng đến năm 2009 và dạy lớp 6 tại trường THPT Ngô Mây từ năm học
2009 – 2010 đến nay.
Khách thể trợ giúp nghiên cứu: Các đồng nghiệp cùng chuyên môn trong và ngoài
trường, cùng trao đổi, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 2
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
.
/0*1
Từ trước đến nay, có một số thầy cô đã vận dụng một số hoạt động khởi động vào
bài như hỏi đáp, trao đổi và một số trò chơi nhưng vẫn còn ở mức độ đơn giản, máy móc
và chưa logic. Ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung vào phát triển các thủ thuật
khởi động vào bài lí thú, logic, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa bài cũ và bài mới.
Giữa kiến thức đã học và gợi mở để giảng dạy kiến thức sắp học có liên quan đến chủ
điểm của bài mới nhằm cải thiện không khí trong lớp và gây hứng thú học tập cho học
sinh trong suốt giờ học tiếng Anh.
,-)2
Đối với môn tiếng Anh, việc dạy học tập trung vào kiến thức ngôn ngữ thông qua
các kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết và cái đích cuối cùng của việc dạy học là làm sao học
sinh có thể vận dụng ngôn ngữ đã học để nghe, nói, đọc và viết được tiếng Anh và hơn
hết là giao tiếp được. Vậy, mỗi kĩ năng nghe - nói - đọc - viết đều được thể hiện qua các
bước: "Pre - While - Post" (Trước khi / Trong khi / Sau khi nghe - nói - đọc - viết).
Tuy nhiên ở môn tiếng Anh lớp 6, các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết không được
dạy riêng lẻ như ở lớp 8, 9 mà được kết hợp một cách nhuần nhuyễn trong các tiết dạy.
Cho dù là tiết dạy kĩ năng hay tiết dạy cung cấp ngữ liệu (presentation) thì phần khởi
động (Warm up) cũng đều cần thiết và quan trọng. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản
khi thiết kế và tổ chức các hoạt động warm up vào bài:
1. Xác định đối tượng học sinh của lớp mình dạy là ai? Ở trình độ nào? để từ đó
thiết kế các hoạt động có nội dung phù hợp, không quá khó hoặc quá dễ đối với học
sinh.
2. Hướng dẫn học sinh cụ thể cách thức tham gia và thể lệ ( nếu đó là trò chơi và
là trò chơi mới học sinh chưa bao giờ được chơi trước đó)
3. Khống chế thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động (Warm up) tối đa chỉ từ 5 - 7
phút để dành thời gian chủ yếu còn lại cho các hoạt động trọng tâm của bài học chính.
4. Chủ động điều khiển hoạt động và chủ động xử lí tình huống nếu có xảy ra
trong quá trình tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chính của hoạt động mà giáo viên đã
thiết kế: ôn lại bài cũ, dẫn dắt logic vào bài mới và gây hứng thú cho học sinh.
5. Khai thác triệt để hết tác dụng của hoạt động mà mình đã thiết kế.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 3
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
6. Luôn luôn làm mới bài giảng của mình bằng nhiều hoạt động phong phú khác
nhau qua mỗi tiết dạy để tránh làm cho học sinh có cảm giác nhàm chán.
7. Tuy nhiên mỗi giáo viên cần tránh lạm dụng tổ chức nhiều trò chơi trong một
tiết học sẽ dẫn đến phản tác dụng của trò chơi.
,-3"* !4 :
1. Cơ sở thực tiễn:
a) Thực trạng:
Qua quá trình giảng dạy trực tiếp bộ môn tiếng Anh - THCS (cụ thể là lớp 6), tôi
thấy học sinh chỉ học qua loa, chiếu lệ hoặc chỉ để đối phó. Các em ít xung phong phát
biểu, xây dựng bài. Tỉ lệ học sinh thuộc bài ngay tại lớp còn rất hạn chế. Lớp học trầm,
học sinh tiếp thu bài thụ động.
- Với các phương pháp chưa được cải tiến, giáo viên luôn luôn giữ vai trò trung
tâm, điều khiển và thực hiện mọi hoạt động trong giờ học. Học sinh thụ động tiếp thu
kiến thức, chỉ việc ngồi nghe, lặp lại theo giáo viên, đọc, chép. Tiết học không sôi nổi,
học sinh không biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Kết quả học tập của các lớp 6 không cao. Tỉ lệ học sinh dưới điểm trung bình còn
chiếm một số lượng khá lớn:
* Năm học 2009 - 2010, tại trường THPT Ngô Mây, kết quả trung bình
môn tiếng Anh khối lớp 6 là:
LỚP TS
HỌC
SINH
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL
%
SL TL
%
SL TL
%
TS TL
%
SL TL
%
6A 36 02 5,6 05 13.9 10 27,8 12 33,3 07 19,4
6B 34 01 2,9 04 11,8 12 35,3 11 32,4 06 17,6
Khố
i
70 03 4,3 09 12,9 22 31,4 23 32,9 13 18,6
Chính vì thực trạng trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân:
b) Nguyên nhân:
* Đối với học sinh:
- Chưa xác định được động cơ học tập đối với môn học.
- Chưa chịu khó học thuộc từ vựng, mẫu câu.
- Chưa chủ động vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
- Chưa tìm thấy niềm vui trong học tập.
- Còn e dè nhút nhát, sợ mắc khuyết điểm.
* Đối với giáo viên:
- Chưa khơi dậy ở học sinh trí tò mò, lòng ham muốn tìm hiểu, giải quyết các tình
huống.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 4
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
- Chưa khuyến khích, động viên thành tích học tập của học sinh đúng lúc, đúng
việc.
- Chưa khai thác hết giá trị đồ dùng dạy học mà mình sử dụng.
- Chưa có sự đầu tư, tìm tòi các thủ thuật dạy tích cực, gây hứng thú cho học sinh
trong khi học.
- Chưa có sự đầu tư trong việc soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học và thiết kế các
hoạt động bổ trợ, giúp học sinh học tập tích cực, tiếp thu kiến thức chủ động hơn.
c) Cách giải quyết thực trạng của vấn đề:
* Đối với giáo viên:
Để học sinh học tập hứng thú, tích cực với giờ học tiếng Anh thì mỗi người giáo
viên cần phải:
- Đầu tư nhiều cho việc soạn giảng.
- Tìm tòi, học hỏi, thiết kế ra nhiều dạng hoạt động phong phú trong suốt tiết học,
trong đó có các hoạt động khởi động vào bài, nhằm giúp học sinh tìm thấy niềm vui
trong học tập mà không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi.
- Cần tích cực tạo môi trường tiếng Anh trong lớp để giúp học sinh quen với việc
nghe và sử dụng ngôn ngữ. Trong quá trình hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh
trong mỗi tiết học, giáo viên cần phải phản hồi sau mỗi hoạt động của học sinh như khen
ngợi, hay sữa lỗi về phát âm, cấu trúc ngữ pháp, ngữ điệu …. Việc góp ý nhẹ nhàng
mang tính xây dựng sẽ giúp học sinh tiến bộ hơn nhiều và các em sẽ không cảm thấy xấu
hổ khi tham gia ở các hoạt động lần sau.
- Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm tiết kiệm được thời
gian, kênh hình đẹp, phong phú, hiệu ứng hấp dẫn, phù hợp sẽ phần nào đó gây hứng
thú cho học sinh.
* Đối với học sinh:
- Cần tập trung hơn trong quá trình học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động, các yêu cầu của giáo viên.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, hợp tác với giáo viên trong quá trình học tập.
- Không sợ mắc lỗi khi tham gia các hoạt động bởi vì có sai, nhận thấy các lỗi sai
và sửa sai thì lần sau sẽ thực hiện đúng.
- Tích cực học bài ( từ vựng, mẫu câu), soạn bài và làm bài trước khi đến lớp vì
đó là nền tản quan trọng nhất giúp các em có thể tham gia tốt các hoạt động ngôn ngữ
trên lớp.
*5) 673#
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 5
: "Mt s th thut khi ng (Warm up) tớch cc trong ging dy mụn ting Anh lp 6 - THCS".
89:;<=>?@
Vi nhng nm kinh nghim ging dy Ting Anh ti trng thc hnh s phm
Lý T Trng tụi nhn thy a s hc sinh rt hng hỏi trong hc tp, nhit tỡnh v hp
tỏc. Tuy nhiờn khi chuyn cụng tỏc lờn trng mi - trng THPT Ngụ Mõy - vi i
lng hc sinh a bn mi, hc sinh dõn tc chim s lng khụng nh, cỏc em nhỳt
nhỏt, rt rố, ớt tham gia phỏt hp tỏc trong quỏ trỡnh hc tp. Bn thõn tụi ó xỏc nh rừ
i tng ging dy ca mỡnh v ó tng bc thit k li cỏc hot ng phự hp hn
trong tng tit hc c th.
Nh vy, hc sinh bt rt rố v tớch cc hp tỏc, thỡ tit hc ú phi thc s
hng thỳ. Tụi ó thit k cỏc hot ng khi ng thỳ v nhm va ụn li kin thc
c, va cú lớ do hp lớ dn dt vo bi mi v to hng thỳ trong mi tit hc. Kt
qu l cỏc em ó tớch cc tham gia, tit hc sinh ng, hc sinh hc tp tớch cc v hiu
bi, bit vn dng kin thc ó hc.
Vi nhng em hc yu hn, bn thõn tụi luụn quan tõm, tỡm nhng u im dự
nh ca hc sinh khen kp thi nhm khớch l, ng viờn cỏc em. Bờn cnh ú tụi
cng ó lm tt cụng tỏc nờu gng cỏc em hc tp. Tụi b trớ cỏc em hc yu hn
ngi cựng bn, nhúm vi cỏc em hc khỏ hn nhm phõn cụng nhim v giỳp ln
nhau.
Trong quá trình giảng dạy, tụi ó thit k cỏc ni dung cú hot ng cp - nhúm
trong nhiu tit dy v nhn thy hc sinh h tr giỳp ln nhau trong hc tp, trao
i, tho lun cựng nhau hon thnh yờu cu ca hot ng. Cỏc em nh hũa mỡnh
trong tp th, ó cú khỏ nhiu em tr nờn mnh dn hn, tớch cc phỏt biu xõy dng bi
hn.
AMt khỏc, tụi ó tin hnh ng ký cỏc tit thao ging chuyờn v Phỏt huy
tớnh tớch cc hc tp ca hc sinh thụng qua cỏc hot ng khi ng trong ging
dy mụn ting Anh 6 c t cựng tham gia tho lun v th nghim thao ging theo
chuyờn ú.
A Ngoi ra, tụi tớch cc dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm cùng phân tích và tìm ra những bin phỏp, cỏch thc t chc hp lớ cho cỏc th
thut khi ng lm sao cho tit dy thnh cụng hn, hc sinh hc tp tớch cc hn,
hiu bi hn.
B9CDEF<
Thỏng 9: ng ký ti sỏng kin kinh nghim + thu thp ti liu cú liờn quan n
sỏng kin mỡnh nghiờn cu.
Ngi thc hin: Trn Th Thanh Huyn T Ting Anh - Trng THPT Ngụ Mõy Trang 6
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Tháng 10: Viết đề cương tổng quát.
Tháng 11 - 3: Tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm.
Tháng 4: Hoàn chỉnh SKKN, trình duyệt và bổ sung.
G9HIJEF<
Thực hành giao tiếp là cái đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ. Vậy khi thiết
kế các hoạt động khởi động vào bài, ngoài mục đích gây hứng thú cho tiết học, thì đây
cũng là thời điểm tạo cợ hội cho các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với ngôn
ngữ tự do, sáng tạo.
Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, kết hợp với các thủ thuật
tích cực trong giảng dạy, các em tìm thấy niềm vui và thích học môn học này.
Đồ dùng dạy học, tranh ảnh, bảng phụ, máy chiếu ( projector) là điều kiện cần
để góp phần thực hiện thành công các hoạt động khởi động, nhằm nâng cao chất lượng
bộ môn.
K9LMNONEF<
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
+ Trước khi tiến hành làm đề tài này, tôi đã đọc nhiều loại sách về giáo học pháp,
sách về gợi ý các trò chơi trong dạy tiếng Anh và các loại tài liệu có liên quan đến đề
tài sáng kiến kinh nghiệm này.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Tôi đã tiến hành thử nghiệm ở các lớp mà tôi đã dạy 6A,B tại trường THPT
Ngô Mây, năm học 2010-2011 và tiếp tục áp dụng ở các lớp 6A,B,C ở năm học 2011-
2012.
- Phương pháp quan sát.
+ Tôi đã trực tiếp theo dõi quá trình học, tham gia các hoạt động khởi động vào
bài của học sinh ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy và những lớp tôi dự giờ đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra, trao đổi.
+ Tiến hành điều tra ở các lớp tôi dạy (điều tra, trao đổi các em có mong muốn gì
trong một tiết học tiếng, các em gặp phải những khó khăn gì trong qua trình tham gia
vào các hoạt động đặc biệt là các hoạt động mang tính giao tiếp)
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
P9QERSETEIUEJV=QEW<<F<
Ngoài việc chuẩn bị chu đáo của trò về bài cũ, như học bài, làm bài và chuẩn bị
bài mới thì việc đầu tư cho tiết dạy của người thầy thật sự quan trọng. Thầy phải thiết kế
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 7
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
bài dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải tạo nên sự hứng thú học tập
ngay từ phút đầu tiên của tiết học. Sau đây tôi xin đề xuất một số thủ thuật khởi động
(Warm up) tích cực trong một số tiết học tiếng Anh lớp 6 - THCS mà tôi đã thực hiện
trong suốt thời gian qua và thấy có những kết quả nhất định.
5.1 Những bài hát tiếng Anh( English songs) liên quan đến bài học:
* Yêu cầu: Giáo viên cần:
- Tìm bài hát phù hợp với nội dung mình sắp dạy hoặc là bài hát liên quan đến bài
học trước.
- Chuẩn bị sẵn băng cassettes, đĩa, máy hát hoặc máy chiếu cần dùng.
- Biết hát và thuộc bài hát đó để cùng tham gia hoặc hướng dẫn học sinh hát.
- Cần có lời gợi mở hợp lí để dẫn học sinh vào bài hát.
* Ví dụ 1:
Warm up:
Giáo viên có thể cho cả lớp cùng hát đồng thanh bài hát "HOW ARE YOU?" mà
các em vừa học xong ở phần B, Unit 1.
Chẳng hạn:
T : How are you?
S1: I'm fine. Thank you. And you?
T : Fine. Thanks.
T : Ok. The whole class sings the song " How are you?" with me.
(Ss and teacher sing the song)
T: We've learnt the question:" How are you?". Today we will learn another question
with HOW. That's "HOW OLD ARE YOU?" to ask about age.
Teacher leads into new lesson.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 8
Hello, teacher! Hello, teacher!
How are you ? How are you ?
(I'm fine. Thank you)
2
. (How are you?)
2
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
(Sau khi hát xong, giáo viên dẫn dắt qua bài mới: "Tiết trước chúng ta đã học câu hỏi
HOW ARE YOU? Hôm nay chúng ta cũng tiếp tục học một câu hỏi khác với HOW:
Đó là" HOW OLD ARE YOU ?" để hỏi về tuổi. Sau đó giáo viên cùng học sinh thực
hiện các tiến trình của bài học bình thường.
*Ví dụ 2:
Để tạo không khí vui vẻ trong lớp học và có lí do để dẫn dắt logic vào bài mới,
giáo viên có thể áp dụng tiến trình sau:
Warm up:
T : Before moving to the new lesson today, do you want to listen to an English song?
Ss: Yes.
T : ( play the cassette player)
Ss : (Listen)
T : What is the song about?
Ss : (answer)
T : (teach letters)
(Sau khi nghe xong, giáo viên có thể gợi mở cho học sinh đoán xem các em vừa nghe
bài bát về nội dung gì. Sau đó giới thiệu và dạy các chữ cái tiếng Anh)
* Ví dụ 3 :
Warm up:
Để vào bài mới một cách logic, vui nhộn
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát về các bộ phận của cơ thể:
T : Do you want to listen to an English song?
Ss: Yes
T : (play the cassette player).
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 9
A B C D E F G
H I J K L M N O P
Q R S T U and V
W and X Y Z
Now I know the A,B,C.
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Ss: Listen
T : What's the song about? Do you know?
Ss: (I don't know)
T : The song is about parts of the body. (các bộ phận cơ thể)
T : (hang on the board a picture and elicit to teach vocabulary)
(Giáo viên hỏi học sinh xem các em vừa mới nghe bài hát về nội dung gì. Và giáo viên
treo tranh hình người lên để dẫn dắt vào bài mới và dạy từ mới)
Hoặc như ở các bài dạy về thời tiết, phương tiện đi lại, màu sắc đều có các bài
hát liên quan. Giáo viên có thể sưu tầm về để dạy cho các em. Nếu làm như vậy, học
sinh rất hứng thú bắt đầu học bài mới và kết quả của tiết học chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn
nhiều.
5.2: Games ( Trò chơi)
XYêu cầu: Giáo viên cần:
- Thiết kế trò chơi sẵn ở nhà trên bảng phụ với nội dung thích hợp.
- Hướng dẫn học sinh và đưa ra cách thức chơi cụ thể.
- Khống chế thời gian cho mỗi trò chơi.
- Bao quát hết các đối tượng trong lớp học.
* Ví dụ 1:
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi "noughts and crosses" trong nhiều bài. Ví dụ trong
trường hợp học sinh vừa học xong các vật dụng trong gia đình: TV, chair, bookshelf,
lamp, clock, armchair, telephone ở unit 3, phần A1,2,3.
Học sinh sẽ tham gia trò chơi theo 2 đội.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 10
Head and shoulders
(Knees and toes)2
Eyes and arms and ears and nose.
Head and shoulders
knees and toes
knees and toes.
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Chẳng hạn:
T: Team A, which thing will you choose?
S1: A telephone.
T: Now answer: How old are you?
S1: I’m eleven.
T: right. Your team have a nought (O). Now, team B. Which thing will you choose?
S2: A lamp.
T: Now answer: Where do you live?
S2: I live on Tran Phu Street.
T: Good. Your team have a cross (X)
T: (and so on )
Mỗi đội trả lời đúng câu hỏi của giáo viên sẽ được một nought (O) hoặc cross
(X). Cuối cùng nếu đội nào được cả ba (O) trước hoặc ba (X) thẳng hàng trước sẽ thắng
cuộc.
O
X
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 11
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
O
X
O
Sau trò chơi này, học sinh vừa có thể ôn lại kiến thức vừa học ở tiết trước và giáo
viên vừa có thể có lý do để dẫn dắt vào bài mới:
T: " Where do you often see these things?"
S1: In my house.
T: Yes, These are things in the house. And there are also people in the house. Today we
are going to talk about the people in our family.
( Giáo viên gợi mở để dạy từ mới)
* Ví dụ 2:
Trước khi vào bài mới, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi:"BINGO" với nội
dung mà các em đã được học ở tiết trước. Chẳng hạn học sinh học xong các con số từ 0
đến 20 ở unit 1, phần C1. Giáo viên cho học sinh chọn 9 con số bất kì trong số từ 0 đến
20.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 12
FAMILY
father mother
sister
brother
grandfather
grandmother
8BYK8Z8[BP[
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Giáo viên sẽ đọc các con số bất kì bằng tiếng Anh. Nếu em nào có được liên tục 3
con số nằm thẳng hàng ngang, dọc hoặc xéo thì sẽ hô "BINGO”.
Sau đó giáo viên tiếp tục giới thiệu về các con số ở hàng lớn hơn để dạy học sinh. Như
vậy, học sinh vừa ôn lại được kiến thức cũ, vừa có thể hứng thú để tiếp tục tiếp thu các
con số tiếp theo.
Hoặc ở tiết trước, học sinh vừa học xong các vật dụng có trong lớp học. Giáo viên
cũng cho học sinh chọn 3 vật dụng bất kì mà các em đã học trong tiết trước. Giáo viên
cũng sẽ đọc lần lượt không theo thứ tự các vật dụng đó (bằng tiếng Anh) các em sẽ viết
bằng tiếng Việt lên bảng phụ 3 vật dụng. Tương tự nếu em nào có được đúng 3 vật dụng
đó theo trình tự giáo viên đọc thì sẽ thắng cuộc Sau đó giáo viên tiếp tục giới thiệu vào
bài mới.
* Ví dụ 3:
Với trò chơi này, giáo viên cho học sinh khởi động vào đầu tiết học. Sau khi học
sinh đã học các câu mệnh lệnh trong lớp ở Unit 2: AT SCHOOL (A). Giáo viên hướng
dẫn học sinh chơi trò chơi "Simon says". Học sinh cả lớp sẽ thực hiện theo lời giáo viên
yêu cầu nếu có thêm từ "Simon says". Những học sinh nào vi phạm sẽ bị phạt tùy theo
yêu cầu của lớp.
Chẳng hạn:
T: " Stand up"
Ss: ( không đứng dậy)
T: "Simon says: stand up"
Ss: (đứng dậy)v v
Nếu em nào làm không đúng qui định sẽ bị bắt phạt.
Tương tự như trò chơi này là trò chơi: "DO AS I SAY, NOT DO AS I DO" ( Hãy
làm như tôi nói đừng làm như tôi làm). Học sinh vừa học xong các bộ phận của cơ thể (ở
Unit 9: THE BODY), giáo viên cho các em chơi tập thể trò chơi này. Như vậy học sinh
sẽ thấy rất thú vị, vui nhộn và sau đó tiếp tục học các bộ phận trên khuôn mặt
* Ví dụ 4:
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 13
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Với trò chơi này, giáo viên có thể áp dụng ở rất nhiều tiết học, với các nội dung
khác nhau. Chẳng hạn như ở tiết học về các con số ở Unit 3- phần B: Numbers. Giáo
viên có thể cho học sinh chơi trò chơi "Chain game" với nội dung ôn lại các con số mà
mình đã học:
- Giáo viên nói số 1 "ONE" , và chỉ vào bất kì 1 học sinh khác.
- Học sinh đó sẽ nói tiếp : " ONE , TWO" , và chỉ vào một học sinh khác bất kì.
- Học sinh bị chỉ sẽ đọc số : " ONE, TWO, THREE" và tiếp tục chỉ vào một học sinh
khác.
- Học sinh bị chỉ sẽ đọc số: " ONE, TWO, THREE, FOUR"
- Cứ như thế, hoạt động chỉ dừng lại khi các em nói sai. Các em sẽ ôn lại được từ số 1-20
mà các em đã học, hoạt động này giúp rất nhiều em có thể tham gia vào hoạt động, từ
em khá, giỏi đến yếu kém. Các em có cơ hội thực hành lại các số mà mình đã học. Qua
đó, giáo viên cũng có lí do để dẫn dắt vào bài mới với nội dung các con số lớn hơn.
Hoặc cũng với trò chơi này, giáo viên có thể cho các em chơi với các nội dung
khác chứ không phải là chỉ đơn thuần là các con số. Ví dụ như cho các em ôn lại các từ
chỉ bộ phận cơ thể ở Unit 9 - The body; các thứ trong tuần như ở Unit 5 - phần C
* Ví dụ 5:
Tương ứng với mỗi con số là một câu hỏi về nội dung bài cũ, Học sinh chia thành
hai đội tham gia trò chơi. Chẳng hạn, học sinh học xong bài unit 10, phần B1,2,3, giáo
viên có thể thiết kế trò chơi LUCKY NUMBERS để khởi động vào đầu tiết học sau đó:
T: “Which number will you choose?”
S1: “Number 5”
T: Complete the sentence: “ There _____ some meat and some rice.”
S1: “is”
T: Right. Your team gets one star. And team B, which number will you choose?
S2: “Number 9”
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 14
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
T: Oh. This is a lucky number. You don’t have to answer the question but get one star
for your team and have the right to choose a new number. Which one?
S2: Number
(so on)
Học sinh lần lượt chọn các con số, nếu trong một thời gian nhất định mà trả lời được
nhiều câu hỏi chính xác, có được nhiều điểm hơn thì sẽ thắng cuộc trong trò chơi này.
Hoặc nếu chọn được con số may mắn thì không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được điểm
v.v.
Kết thúc trò chơi, giáo viên có thể khen, cho điểm cộng, tặng quà v.v và dẫn dắt
học sinh vào bài mới.
Ví dụ 6:
Với trò chơi này, giáo viên thiết kế sẳn ô chữ trên máy vi tính theo ý định của mình.
Chẳng hạn như ở Unit 5: THINGS I DO
Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi ô chữ sau:
Ẩn chứa dưới mỗi ô chữ là một con số với câu hỏi hoặc hình ảnh sống động liên
quan đến kiến thức cũ mà các em cần ôn lại. Nếu đội nào tìm ra chữ hàng dọc chính xác
sẽ nhận được điểm cao và kết thúc trò chơi. Ô chữ hàng dọc đó sẽ là chủ đề của bài sắp
học. Như vậy học sinh vừa có cơ hội ôn lại bài cũ mà giáo viên vừa có lí do hợp lí để
vào bài tiếp theo.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 15
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Giáo viên có thể lên mạng tìm kiếm rất nhiều tranh ảnh đẹp, phù hợp với nội
dung và mục đích bài học. Đặc biệt là các hình động đẹp, thú vị nhằm mục đích tăng
thêm sự hứng thú cho học sinh khi học tiếng Anh.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá lạm dụng các tranh ảnh, kênh hình để mà dễ
dàng dẫn đến phản tác dụng. Hãy nhớ rằng, chúng ta chỉ chọn những hình ảnh minh họa
phù hợp với nội dung của hoạt động, của bài học.
Và còn rất nhiều các trò chơi khác nữa rất thú vị, hấp dẫn và phù hợp với lứa tuổi,
với đặc trưng bộ môn và phù hợp với nội dung của bài học như Kim's games; slap the
board; lucky numbers, shark attack mà người giáo viên có thể tìm hiểu, vận dụng cho
phù hợp. Vừa tạo được niềm vui cho học sinh, vừa ôn lại được kiến thức đã học và tạo
tiền đề hợp lí để dạy các kiến thức ngôn ngữ tiếp theo.
5.3/ Trò chuyện:
* Yêu cầu:
- Luôn tạo môi trường tiếng Anh trong lớp học.
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, câu hỏi ngắn gọn, xúc tích.
- Nội dung các câu hỏi đã học ở bài trước hoặc gợi mở để dạy kiến thức bài mới.
- Cần làm mẫu với một / hai học sinh khá giỏi trước mỗi hoạt động.
* Ví dụ 1:
Sau khi học xong các hoạt động ở phần A1 ở tiết trước với nội dung về các hoạt
động thức dậy vào buổi sáng, đi học, chơi trò chơi vào buổi chiều, làm bài tập vào buổi
tối, giáo viên có thể khởi động bằng cách hỏi một số câu hỏi có lên quan đến bài học
như: What do you do every day?
What do you do every morning?
What do you do every afternoon?
What do you do every evening?
Giáo viên gọi một học sinh trả lời mẫu, sau đó cho cả lớp hoạt động theo cặp
đồng loạt để ôn lại kiến thức cũ. Sau khoảng thời gian 2 phút, giáo viên gọi một vài cặp
đối thoại trước lớp để sửa lỗi, nếu sai sót. Và để chuyển sang phần bài mới, giáo viên có
thể nói đây là các hoạt động vào mỗi buổi, vậy còn sau giờ học, các em làm gì :"What
do you do after school?"
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 16
Watch TV
Listen to music
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Giáo viên giới thiệu từ : \]6 rồi cho học sinh tự do nói về các
hoạt động sau giờ học để dạy từ mới của bài.
Với hoạt động này, học sinh vùa có thể ôn lại bài cũ về các hoạt động của bản
thân, và giáo viên vừa có thể dẫn dắt vào bài một cách logic, hợp lí.
* Ví dụ 2:
Tiết trước, học sinh vừa mới học xong bài với nội dung: Các hoạt động trong thời
gian rãnh rỗi. Để ôn lại bài cũ và dẫn dắt vào bài mới một cách tự nhiên, logic, giáo viên
dùng thủ thuật trò chuyện :
- What do you do in your freetime?
- Do you play badminton in your freetime?
- What does your father / mother do in his/ her freetime?
- Does your father watch TV?
(ect.)
Giáo viên hỏi mẫu một số câu, sau đó cho học sinh làm việc theo cặp để hỏi về
các hoạt động trong thời gian rãnh của bản thân và gia đình của bạn mình và thuật lại
trước lớp.
Sau hoạt động này, giáo viên gợi mở để học sinh nói về mức độ thường xuyên
của các hoạt động. Qua đó giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới về: How often? Và tiến
hành các bước lên lớp của một tiết dạy học thông thường.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 17
\]6
Play soccer
Read
Do the housework
Play video games
……….
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
* Ví dụ 3:
Ở tiết trước, học sinh vừa học xong nội dung về thời tiết và các mùa trong năm.
Để củng cố lại nội dung ngôn ngữ và dẫn dắt vào bài mới, giáo viên có thể đưa lên 4 bức
tranh và các loại thời tiết:
Sau khi quan sát 4 bức tranh trên, giáo viên lần lượt hỏi học sinh về các loại thời tiết
trong mỗi bức tranh: What is the weather like?
Học sinh trả lời và giáo viên tiếp tục hỏi : What weather do you like?
Sau khi làm mẫu xong, giáo viên yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp để hỏi nhau
về loại thời tiết mà bạn của bạn thích.
Nếu theo cách thông thường, giáo viên chỉ có thể hỏi một hai học sinh về loại thời
tiết mà các em thích. Như vậy chỉ một vài học sinh chú ý và quan tâm đến hoạt động của
giáo viên thôi. Các học sinh còn lại không tập trung hoặc không thể tham gia được.
Còn với hoạt động mới này, giáo viên huy động được sự tham gia của cả tập thể
lớp. Giáo viên là người điều khiển, quan sát và theo dõi hoạt động của từng cặp, nhóm,
uốn nắn những sai sót về phát âm, ngữ liệu đã học. Vì thế hoạt động này cần diễn ra ở
đầu mỗi tiết học. Nếu cặp nhóm nào quá yếu, giáo viên hãy giúp các em nói dù chỉ một
câu thì đó cũng đủ hình thành phần nào sự tích cực chủ động của học sinh yếu. Học sinh
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 18
A
A
B
B
C
C
D
D
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
thực hiện được mẫu lời nói đúng với mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh là
thông báo được ngôn ngữ đã học. Qua đó, học sinh sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn vì đã có
luyện tập với bạn mình, phát huy tính tích cực năng động trong sử dụng ngôn ngữ mà
còn giúp các em tự điều chỉnh và sửa sai cho nhau. Nó giúp cho các em sử dụng đúng
ngôn ngữ và nhớ rõ trước khi nói với giáo viên.
Tương tự như vậy, giáo viên hãy nhớ rằng, mình là người hướng dẫn, chứ không
chỉ là người hỏi và học sinh là người trả lời mà hãy đưa về cho học sinh hỏi và trả lời
cùng nhau, hoặc nói cho nhau nghe, luyện cho nhau nghe và sửa sai cho nhau. Giáo viên
hãy quan tâm hơn nữa đế các em và nâng cao vai trò của các em còn lại. Có như vậy
chất lượng đào tạo sẽ ngày càng được cải thiện và nâng cao.
5.4: Website “TIẾNG ANH HOA MẶT TRỜI”:
Giáo viên có thể nối mạng trực tiếp với máy vi tính, hoặc tải về máy để cho học
sinh làm các dạng bài tập, các hoạt động bổ trợ hữu ích từ Website này, hoặc khuyến
khích học sinh về nhà tự tham gia giải các bài tập của phần mềm, tự học nhằm nâng cao
kiến thức môn học tiếng Anh. Với trang web này, giáo viên có thể cho học sinh tham gia
làm một dạng bài tập nhỏ liên quan để kiểm tra bài cũ của học sinh. Qua hoạt động này,
giáo viên vừa có thể kiểm tra lại bài cũ, lại vừa có thể tăng thêm hứng thú cho học sinh
trong tiết học tiếng.
* "5)4+%&)*2!:
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 19
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
Qua thời gian giảng dạy trực tiếp tại các lớp 6, tôi áp dụng các thủ thuật khởi
động tích cực vào tiết học tiếng Anh nhưng mỗi năm có sự điều chỉnh về cách thức, thủ
thuật cho phù hợp với đối tượng học sinh mới của mỗi năm học. Qua thời gian, tôi thấy
các em đã mạnh dạn hơn, tham gia tích cực hơn trong quá trình học tập. Các em đã tìm
thấy hứng thú và bước đầu đã thấy thích học môn học này. Trong tiết học, các em sôi nổi
phát biểu xây dựng bài hơn. Các em học sinh yếu cũng đã yêu thích hơn với môn học.
Giờ học không còn khô khan nữa mà ngược lại các em vừa được học vừa được chơi các
trò chơi thú vị liên quan đến nội dung bài. Các em vừa có cơ hội ôn tập lại bài cũ ngay
trên lớp.
Chất lượng của bình quân học kì I môn Tiếng Anh năm học 2011-2012 này đã
được cải thiện rõ rệt:
^
!_ . `") a
b
b
b
b
b
6A 32 8 25,0 10 31,3 11 34,4 2 6,3 1 3,1
6B 32 4 12,5 11 34,4 10 31,3 7 21,9 0 0,0
6C 39 5 12,8 10 25,6 14 35,9 08 20,5 2 5,1
Khố
i
103 17 16,5 31 30,1 35 34,0 17 16,5 3 2,9
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 20
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
I/ ")2:
Thực tế tôi đã áp dụng các thủ thuật khởi động tích cực trong mỗi tiết dạy và tôi
thấy các em học sinh thích học môn này hơn. Các em đã có thể vận dụng những kiến
thức đã học vào cuộc sống. Các em đã biết vận dụng kiến thức đã học để nói về bản thân
mình. Các em đã có suy nghĩ chín chắn hơn về môn học và xác định được mục đích của
môn học.
Ngoài việc áp dụng các hoạt động này cho phần khởi động (warm up), giáo viên
còn có thể áp dụng cho hoạt động củng cố bài của mỗi tiết học. Hơn thế nữa, các hoạt
động này còn có thể áp dụng cho tất các các khối lớp THCS chứ không chỉ riêng lớp 6.
Vậy, điều cần thiết là giáo viên cần biết cách lựa chọn hoạt động phù hợp cho mỗi nội
dung bài dạy, mỗi đối tượng của tiết dạy để tiết dạy đạt hiệu quả tốt nhất.
II/ !/:
1, Đối với giáo viên:
- Các thủ thuật trên chủ yếu lấy học sinh làm nhân vật trung tâm.
- Tạo cơ hội cho từng cá nhân học sinh có cơ hội tự nói về bản thân, gia đình và mọi
người xung quanh mình nhằm giúp các em tích cực, sáng tạo và tự tin.
- Đầu tư hơn nữa cho việc soạn giáo án, đặc biệt là thiết kế các hoạt động khởi động thú
vị và phù hợp cho mỗi tiết học vì bước khởi đầu này cũng đóng một vai trò không kém
phần quan trọng trong tiết học. Học sinh có cơ hội ôn lại bài cũ hay không? Có hứng thú,
phấn khởi để tiếp thu kiến thức mới một cách tích cực hay không? Một phần không nhỏ
là phụ thuộc vào thủ thuật khởi động (warm up) này.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 21
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
- Tích cực dự giờ, học hỏi đồng nghiệp về các thủ thuật hay, các hoạt động sáng tạo, tích
cực để nhằm áp dụng vào bài dạy của mình sao cho hợp lý để không ngừng giúp các em
thích thú hơn trong quá trình học.
2, Đối với học sinh:
- Cần có thói quen học tập ở nhà, soạn bài, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động do giáo viên thiết kế trong quá trình học tập.
- Tập trung chú ý nghe giáo viên làm mẫu trước mỗi hoạt động để biết cách làm sao cho
chính xác, nhanh chóng và hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp.
- Mạnh dạn, tự tin luyện tập. Không nên e dè, sợ mắc lỗi mà không dám tham gia các
hoạt động học tập trong lớp.
3, Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
- Tạo điều kiện cho tôi được áp dụng sáng kiến này ở các khối khác.
- Tăng cường tài liệu, sách vở tham khảo và ĐDDH để hỗ trợ cho việc dạy và học.
- Hàng năm tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên được nâng cao kiến thức tiếp cận với các
phương pháp giảng dạy mới, các thủ thuật mới trong dạy học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi dự giờ ở các trường bạn để học hỏi kinh
nghiệm.
III/%^!!'()"
Trong quá trình thực hiện các thủ thuật giúp học sinh hiểu bài, tôi nhận thấy còn
nhiều bước trong một tiết dạy cũng có thể dùng các thủ thuật trên và tôi sẽ không ngừng
vận dụng, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như thường xuyên tiếp cận với các phương pháp
của các giáo viên ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, để tiếp thu các phương
pháp và thủ thuật giảng dạy mới có hiệu quả, áp dụng linh hoạt phù hợp với học sinh ở
đây, giúp học sinh tiếp thu bài tốt và nâng cao chất lượng của bộ môn trong tương lai
gần nhất.
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 22
: "Một số thủ thuật khởi động (Warm up) tích cực trong giảng dạy môn tiếng Anh lớp 6 - THCS".
#)4
1. Sách tiếng Anh 6 - NXB giáo dục.
2. Teach English - Adrian Doff chủ biên.
3. Methodology handbook
- Do các tác giả: Ron Forseth; Carol Forseth; Tạ Tiến Hùng và Nguyễn Văn Độ
4. Cutting edge - Intermediate
- Do các tác giả: Sarah Cunningham & Peter Moore.
5. “Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông”
Nguyễn Hạnh Dung - NXB Giáo Dục
6. English language Teacher Training Project - NXB Giáo dục
7. English Language Teaching Methodology
- Ministry of Education and Training - Hue University , Ha noi 2003.
8. Language Teaching Techniques.
- KhanhHoa Education & Training Services - June - 1996
9. Website: www.thuvienbaigiang.violettructuyen
Kon Tum, tháng 04 năm 2012
Người viết
Trần Thị Thanh Huyền
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huyền – Tổ Tiếng Anh - Trường THPT Ngô Mây Trang 23