Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực trạng về vấn đề bạo lực học đường tại các trường trung học phổ thông thuộc huyện phù ninh, phú thọ và các giải pháp của công tác xã hội rtf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.34 KB, 14 trang )

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục không chỉ ở Việt Nam trong mà còn ở tất cả các nước trên thế
giới. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên xuất hiện tin bài về vấn nạn bạo
lực học đường. Điều đó đã phản ánh thực trạng xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một bộ phận không
nhỏ học sinh và một số giáo viên. Có những vụ vi phạm nghiêm trọng đạo đức của học sinh và phẩm chất
của giáo viên đã diễn ra mà chúng ta không ngờ tới. Giáo dục để giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn
nạn bạo lực học đường đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngành chức năng, trong đó, có ngành giáo
dục, gia đình và toàn xã hội. Đã có những nghiên cứu, những cuộc luận bàn,những hội thảo về vấn đề bạo
lực học đường được tổ chức, đã có những biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường được đưa ra. Tuy
nhiên, bạo lực học đường vẫn tiếp tục xảy ra, số lượng các vụ việc có chiều hướng gia tăng,đặc biệt là
những vụ việc nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây dư luận xã hội đang phản ánh thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra ngày
càng nhiều, với những hành vi bạo lực diễn ra với chiều hướng khác nhau, biểu hiện có sự thay đổi theo
chiều hướng tiêu cực. Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng
cụ gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ học sinh đánh nhau,đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn
và thậm chí là quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã
hội.
Bạo lực học đường có thể xảy ra ở tất cả các bậc học, từ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh
trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông và đối với cả sinh viên cao đẳng và đại học. Tuy nhiên,
trong một thời gian dài chúng ta đã xem nhẹ những hành vi bạo lực, bạo lực học đƣờng và coi chúng là
những điều tất yếu. Thậm chí, một số cá nhân còn xem đó là một phần tự nhiên của quá trình phát triển
tâm sinh lý của lứa tuổi học trò.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc
xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ
Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có
một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
Hành vi bạo lực học đường là hành vi đem đến sự tổn hại đặc biệt cho người bị bạo lực. Người bạo lực
cũng gặp những hệ lụy không đáng có. Vì vậy, bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất
nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Chính vì vậy em xin chọn đề tài “Thực trạng về vấn đề bạo lực học đường tại các trường Trung học
phổ thông thuộc huyện Phù Ninh, Phú Thọ và các giải pháp của công tác xã hội”.



I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1: Khái niệm và thuật ngữ liên quan:
-Khái niệm bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói , hành vi mang tính miệt thị, đe dọa , khủng bố người


khác thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặc ngược lại, để lại thương tích trên cơ thể , thậm
chí dẫn đến tử vong, đặc biệt gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những
đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với ai quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các
hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình
dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
Hành vi bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: Từ việcdùng sức mạnh vũ lực để thực
hiện hành vi tác động lên người khác mà họ không mong muốn như: túm tóc, cào cấu, xé áo, lăng nhục,
đánh đập, tát, đấm, đá, dùng hung khí tấn công, dọa nạt, mắng chửi, đổ tội oan, vu khống, tung tin đồn
thất thiệt… Các hình thức bạo lực học đường này diễn ra với những mức độ và quy mô khác nhau, xuất
phát từ những mâu thuẫn và xung đột khác nhau. Điều này tạo ra những thương tổn nhất định hoặc những
thương tổn lâu dài khó có thể định lượng.
- Bạo lực về thể chất:
Đây là hình thức bao gồm các hành vi làm tổn thương tới thân thể người khác như đánh đấm, đá, đâm
chém, tát... xảy ra trong phạm vi trường học, liên quan tới môi trường giáo dục, các vấn đề giáo dục. Nếu
nhẹ thì nạn nhân bị tổn thương thân thể nhưng có khi dẫn tới tử vong.
- Bạo lực tinh thần:
Việc sử dụng lời nói, hành vi dọa nạt, trấn át, đe dọa, ép buộc, chế nhạo, mỉa mai, chỉ trích người khác
trong môi trường học đường, liên quan đến các vấn đề xảy ra trong trường học chính là bạo lực tinh thần.
Bạo lực tinh thần khó nhận biết hơn bạo lực thể chất vì nó không biểu hiện bằng những vết thương có thể
trực tiếp nhìn thấy. Mặt khác, nhiều người trong chúng ta vẫn chua hiểu rõ hành vi nào là biểu hiện của
bạo lực tinh thần. Những lời chỉ trích của thầy cô, những lời phê bình gay gắt, hay xúc phạm lẫn nhau lặp

đi lặp lại nhiều lần dễ gây nên những vết thương tinh thần khiến nạn nhân có thái độ tiêu cực trong cuộc
sống.
- Bạo lực về tình dục:
Bất cứ hành vi đụng chạm mang tính chất khiêu khích về giới mà không được sự đồng ý của người đó,
dùng sức mạnh cơ bắp để ép buộc tình dục hoặc mua bán, đổi chác tình dục lấy các lợi ích vật chất khác
giữa các đối tượng trong trường học.
Có thể chia ra làm hai loại cơ bản: Quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục. Quấy rối tình dục là bất kỳ
một lời nói hay hành động cử chỉ có ý nghĩa tình dục ngoài ý muốn, những câu nói xúc phạm cố ý và làm
cho nạn nhân cảm thấy bị đe dọa, bị làm nhục, bị cản trở công việc, ngấm ngầm phá hoại sự an toàn và
gây ra sự lo sợ cho nạn nhân.
Lạm dụng tình dục được coi là hành động lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc sự thiếu kinh nghiệm, thiếu
quyền lực của người khác để đạt được mục đích tình dục của mình. Các hình thức biểu hiện của lạm dụng
tình dục học đường như ép buộc quan hệ tình dục ngoài ý muốn, cưỡng hiếp, ép buộc khi đối phương
không muốn, có những hành động sàm sỡ…


-Khái niệm công tác xã hội:
Là một chuyên ngành khoa học ứng dụng, cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng
những kỹ năng chuyên môn bao gồm: các giá trị, nguyên tắc, và những kỹ thuật nhằm giúp đỡ những đối
tượng yếu thế trong xã hội có được các dịch vụ xã hội mong muốn và các liệu pháp tâm lý cho cá nhân,
gia đình, và nhóm có vấn đề, hỗ trợ cộng đồng cải thiện các dịch vụ y tế và xã hội.
-Khái niệm công tác xã hội trong trường học:
Hiệp hội Công tác xã hội trường học Mỹ đã định nghĩa: Công tác xã hội trường học là một trong những
chuyên ngành quan trọng của công tác xã hội. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các nhân
viên công tác xã hội trường học tác động đến nhóm học sinh và hệ thống trường học. Nhân viên công tác
xã hội trường học được coi là công cụ thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy.
Nhân viên công tác xã hội trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ
học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
1.2. Các nguyên tắc công tác xã hội trong trường học:
-Chấp nhận thân chủ:

.

Chấp nhận đòi hỏi việc tiếp nhận thân chủ, theo nghĩa bóng và nghĩa đen, không tính toán, không thành

kiến và không đưa ra phán quyết nào về hành vi của thân chủ . Nhân viên công tác xã hội cần có thái độ
tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của
thân chủ không có nghĩa là đồng tình với những hành vi, suy nghĩ của họ.
-.Tạo điều kiện để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề
Nguyên tắc để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
của nhân viên công tác xã hội. Vấn đề là của thân chủ, họ hiểu hoàn cảnh và khả năng của mình hơn ai hết
nếu được sự trợ giúp. Và vì vậy họ cần là người tham gia chủ yếu từ khâu đánh giá vấn đề tới ra quyết
định, lựa chọn giải pháp, thực hiện giải pháp cũng như lượng giá kết quả của giải pháp đó. Việc để thân
chủ tham gia vào hoạt động giải quyết vấn đề sẽ giúp cho họ học hỏi cách thức từ đó họ tăng cường khả
năng đối phó với tình huống có vấn đề. Người nhân viên công tác xã hội chỉ đóng vai trò xúc tác, vai trò
định hướng trong quá trình trợ giúp thân chủ thực hiện giải pháp cho vấn đề của họ mà không làm thay,
làm hộ chủ yếu khích lệ họ có niềm tin để tự giải quyết vấn đề.
- Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ:
Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những quyết định của người khác
hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt trên họ. Trong các tình huống, nhân viên công tác xã hội không
nên quyết định, chọn lựa hay lên kế hoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ
có khả năng tự quyết định về mình.
Trong một số trường hợp đặc biệt thân chủ không tự quyết định được như trường hợp thân chủ là học sinh
còn quá nhỏ, người có rối loạn tâm thần nhân viên công tác xã hội cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ.
Trong trường hợp quyết định của thân chủ có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân thân chủ hay của
người khác thì nhân viên công tác xã hội cũng không cần phải chấp thuận quyết định của thân chủ mà cần
thông báo cho thân chủ về quy định của luật pháp.
-Đảm bảo tính cá nhân hóa:
Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người
lại có những tính cách khác nhau và những mong muốn nguyện vọng không giống nhau. Từng đối tượng



có những vấn đề riêng của họ, có nhu cầu riêng của họ. Mỗi cộng đồng cũng có đặc điểm văn hoá vùng
miền, đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội khác nhau. Việc cá biệt hoá trường hợp của thân chủ cá nhân, gia
đình hay cộng đồng giúp nhân viên công tác xã hội đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng
trường hợp cụ thể. Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép nhân viên công tác xã
hội đảm bảo lợi ích thiết thực của thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ và rèn luyện khả năng
ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ
giúp.
- Đảm bảo tính bí mật thông tin của thân chủ:
Giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản của ngành công tác xã hội. Nó thể hiện sự tôn
trọng những vấn đề riêng tư của thân chủ và không được chia sẻ những thông tin của thân chủ với người
khác khi chưa có sự đồng ý của thân chủ. Nếu nhân viên công tác xã hội thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ
tạo điều kiện để thân chủ chân thành cởi mở, bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng và những khó khăn của họ.
Nhân viên công tác xã hội chỉ chia sẻ thông tin khi được thân chủ đồng ý. Đảm bảo tính riêng tư của
trường hợp còn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ. Việc đảm bảo bí mật thông tin của thân chủ sẽ giúp
cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên công tác xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Bên cạnh đó
việc đảm bảo bí mật của thân chủ còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ
nghề nghiệp.
-Tự ý thức về bản thân:
Nhân viên công tác xã hội cần ý thức rằng vai trò của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề. Giúp đỡ
thân chủ là trách nhiệm của nhân viên công tác xã hội, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí công
việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời nhân viên công tác xã hội cũng cần phải ý thức được khả năng trình
độ chuyên môn của bản thân có đáp ứng yêu cầu của công việc được giao hay không. Khi gặp trường hợp
quá phức tạp và vượt quá giới hạn khả năng thì nhân viên công tác xã hội chuyển giao trường hợp đang
thụ lý cho nhân viên công tác xã hội khác giúp đỡ.
- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp:

Công cụ chính trong các hoạt động công tác xã hội là mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã
hội và thân chủ. Những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội
như tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp; không lợi dụng cương vị công tác của

mình để đòi hỏi sự hàm ơn của thân chủ, không nên có quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự
trợ giúp. Nguyên tắc này giúp cho nhân viên công tác xã hội đảm bảo tính khách quan trong quá
trình thực hiện công việc, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi thân chủ.
1.3 Các kỹ năng công tác xã hội trong trường học:
- Kỹ năng giao tiếp cơ bản: Nhu cầu của thân chủ là cần được giúp đỡ và họ trông cậy vào khả năng giải
quyết vấn đề của nhân viên xã hội. Nhưng, điều mà thân chủ rất quan tâm đầu tiên khi tiếp cận với nhân
viên công tác xã hội là chính sự quan tâm của nhân viên công tác xã hội đối với họ.và cũng chính nhân
viên công tác xã hội là người chủ động thiết lập mối quan hệ tốt giữa hai con người vì mối quan hệ này là
cơ sở để chấp nhận, thay đổi, và trưởng thành.
- Kỹ năng truyền thông: Nhân viên công tác xã hội phải là người biết truyền đạt rõ ràng các thông điệp
bằng lời và không lời, biết quan sát và cảm nhận ý nghĩa bên trong từ các thông điệp bằng lời và không
lời, phát ra từ thân chủ và biết cách phản hồi để thân chủ nhận thức về vấn đề và bản thân họ rõ hơn.
- Kỹ năng bảo vệ lợi ích của thân chủ: Vai trò bảo vệ quyền lợi của thân chủ là một trong những vai trò
quan trọng của nhân viên công tác xã hội. Biện hộ là làm việc đứng trên tư cách của thân chủ, nhân viên
công tác xã hội đứng về phía thân chủ,nhân viên công tác xã hội có thể tìm một điều gì đó cho thân chủ
mà người khác không làm được.
- Kỹ năng tham vấn: Tham vấn là một phương cách hỗ trợ. thông qua sự tương tác giữa hai bên, nhân
viên công tác xã hội giúp thân chủ lấy lại niềm tin và hy vọng, từ đó biết nhận lấy trách nhiệm giải quyết


vấn đề của chính họ. Khi thân chủ có vấn đề khó khăn và đang bế tắc trong giải quyết vấn đề thì thường
họ thụ động, cảm thấy bất lực, thiếu khả năng hoặc chưa tận dụng hết khả năng của họ hoặc họ có cái
nhìn lệch lạc về chính họ, về người khác và về môi trường sống.
- Kỹ năng trong mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp: Trong khi thực hành công tác xã hội, nhân viên
công tác xã hội luôn luôn phải nhận thức rằng mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ là
mối quan hệ giúp đỡ chuyên nghiệp khác với mối quan hệ xã hội bình thường.
1.4 Các phương pháp của công tác xã hội trong trường học:
-Phương pháp công tác xã hội cá nhân.
-Phương pháp công tác xã hội nhóm.
-Phương pháp tham vấn.

-Quản trị công tác xã hội.
1.5 Tiến trình của công tác xã hội trong trường học:
-Tiếp nhận thân chủ:
Việc tiếp cận thân chủ được thực hiện có thể do nhân viên công tác xã hội chủ động do phạm vi hoạt
động theo chức năng của mình hoặc do phía thân chủ chủ động tìm đến nhân viên công tác xã hội vì có
nhu cầu muốn được giúp đỡ.
-Xác định vấn đề:
Thông qua các tài liệu, hồ sơ cá nhân của thân chủ, quan sát tính cách, hành động, cử chỉ, lời nói, cách ăn
mặc; vấn đàm với thân chủ và những người có liên quan đến thân chủ; đến thăm gia đ ình thân chủ; tổng
kết và chuẩn đoán.
-Thu thập thông tin:
Đây là tiến trình thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về vấn đề của thân chủ. Nhân viên công tác xã
hội cần hỗ trợ thân chủ từ từ nhìn rõ lại vấn đề và nguyên nhân của những vấn đề đó là từ đâu.
-Đánh giá chuẩn đoán:
Nhân viên công tác xã hội đánh giá tất cả các vấn đề mà thân chủ cần phải được giải quyết như mối quan
hệ, các nhu cầu, tiềm năng, những giải pháp đã được thân chủ sử dụng để giải quyết vấn đề, hiệu quả và
hạn chế của những giải pháp đó.
-Lên kế hoạch giải quyết vấn đề:
Đây là giai đoạn lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Xác định mục đích, thân chủ mong muốn gì? Xem xét
khả năng đáp ứng của cơ quan, xã hội và các nguồn hỗ trợ khác? Thân chủ và nhân viên công tác xã hội
thống nhất mục đích, lựa chọn giải pháp, nhân viên công tác xã hội cần phải cân nhắc các yếu tố khả
năng, điều kiện hỗ trợ cho phép, đưa ra các giải pháp khác nhau để lựa chọn cái tốt nhất.


-Thực hiện kế hoạch:
Đây là giai đoạn bao gồm các hoạt động và dịch vụ theo như kế hoạch đã lập ra từ trước. Các hoạt động
có thể là: hỗ trợ, tư vấn, hòa giải, biện hộ.
-Lượng giá:
Lượng giá là động tác đo lường, thẩm định các biến chuyển, xem sự can thiệp của nhân viên công tác xã
hội có đem lại kết quả mong muốn hay không. Việc đánh giá giúp nhân viên công tác xã hội xem lại các

mục tiêu đã đề ra đạt được đến mức nào để điều chỉnh lại phương cách trị liệu.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Thực trang bạo lực học đường trên thế giới:
Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo
lực học đường. Nhưng thực tế, con số đó đang ngày một tăng lên và những nạn nhân của những vụ việ c
này thì không phải đã kể hết. Trung bình một ngày, các trường học ở Anh xảy ra khoảng 40 vụ gây gổ
buộc cảnh sát phải can thiệp. Trong năm học 2007, cảnh sát buộc phải xuất hiện tại trường học hơn 7.300
lần. Nhưng thật sự trên toàn nước Anh, bạo lực học đường có thể lên đến hơn 10.000 vụ, do khoảng 1/3
nhân viên cảnh sát quên nhập dữ liệu. Đó là kết quả của cuộc khảo sát gần đây do Đảng bảo thủ công bố
trong lúc lo ngại về nạn bạo lực học đường đang tăng cao. Dữ liệu trên được tổng hợp từ 25/39 đồn cảnh
sát trung tâm của nước Anh. Chỉ riêng cảnh sát Metropolitan bị gọi đến các trường học 2.698 lầ n. Còn
cảnh sát ở ThamesValley nhận được 697 lần báo động. Không chỉ vậy, số học sinh bị đuổi họ c vì bạo lực
cũng gia tăng. Năm 2007, hơn 1000 trẻ chỉ mới 5 tuổi hoặc ít hơn bị tình nghi hành hung bạn học. Tính
tổng cộng, số học sinh dưới 16 tuổi bị đuổi học vì tấn công bạn cùng trường là 65.390 vụ, tăng khoảng
2.720 vụ chỉ trong một năm
Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng 7 năm 2009 rằng mức độ gia tăng của bạo lực tại các
trường học là hoàn toàn không thể chấp nhận và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại
hành vi bạo lực. 55.000 học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần một phần ba
trong số đó bởi hành vi không đúng đắn về thể chất.
Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm
2008.
Một nghiên cứu gần đây thấy rằng việc phải đối đầu với bạo lực của các giáo viên tại vùng nói tiếng Pháp
của Bỉ là một yếu tố quan trọng trong những quyết định rời bỏ nghề giáo.
Tại Bulgaria sau "nhiều báo cáo trong thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học", Bộ Giáo dục đ ã đưa ra
những quy định chặt chẽ hơn vào năm 2009 về hành vi của học sinh, gồm cả ăn mặc không thích hợp, say
rượu, và mang điện thoại. Các giáo viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không
nghe lời.



Năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75.000 vụ bạo lực học đường là bạo lực nghiêm
trọng và 300 là có bạo lực ở một số mức độ.
Tại Nhật Bản một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường công có liên quan
tới một số vụ bạo lực năm 2005 có khoảng 2.756 trường hợp, tăng khoảng 8.000 so với năm trước đó.
Trong tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn công.
Tại Ba Lan, năm 2006 sau một vụ tự sát của một cô gái sau khi bị quấy nhiễ u tình dục tại trường, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan, Roman Giertych, đã tung ra một cuộc cải cách trường học "không khoan
dung".Theo kế hoạch này, các giáo viên sẽ có vị thế pháp lý như các nhân viên dân sự, khiến việc thực
hiện hành động bạo lực chống lại họ bị trừng phạt với những mức độ cao hơn. Hiệu trưởng sẽ, trên lý
thuyết, có thể gửi những học sinh hung hãn tới thực hiện phục vụ cộng đồng và cha mẹ của các học sinh
đó cũng có thể bị phạt. Các giáo viên không phản ánh các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với một
án tù.
Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn
nhân của tội phạm tại trường học. Hơn một phần năm số vụ tấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được
phát hiện diễn ra tại trường học. Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma tuý để lại
dấu ấn lâu dài trong tính cách của học sinh.
Một cuộc điều tra của chính phủ nước Anh năm 2007 một cuộc điều tra 6.000 giáo viên bởi công đoàn
giáo viên NASUWT thấy rằng hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong hai
năm trước đó.Theo các thống kê của cảnh sát thông qua một yêu cầu Tự do Thông tin, năm 2007 có hơn
7.000 trường hợp cảnh sát được gọi tới để giải quyết các vụ bạo lực trường học tại Anh. Tại Wales, một
cuộc điều tra năm 2009 thấy rằng hai phần năm giáo viên thống báo đã từng bị tấn công trong lớp học.
49% từng bị đe doạ tấn công.
Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng.
Năm 2007, năm gần nhất có dữ liệu tổng thể, một cuộc điều tra toàn quốc, được tiến hành hai năm một
lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và có những mẫu đại diện của các học
sinh trung học Hoa Kỳ, thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí vào trường học trong 30 ngày
trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học
sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trường học ít nhất
một lần, với tỷ lệ cao trong nam lớn gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh
từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong

30 ngày trước cuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm thấy an toàn, họ đ ã không
tới trường ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau. Dữ liệu mới nhất của Mỹ về tội
phạm bạo lực trong đó các giáo viên là mục tiêu cho thấy 7% giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe doạ
bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các


trường ngoại ô và nông thôn. Các thành viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với
các lái xe buýt trường học là những người dễ bị nguy cơ
2.2 Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam:
Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi có những bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong
môi trường giáo dục. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một
năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học khoảng 5
vụ/ngày. Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo , cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ
đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một
trường có học sinh đánh nhau.
Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội.
Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giả m
còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30, độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%.
Tình trạng bạo lực học đường đang rất nhức nhối trong xã hội hiện nay. Điển hình như vụ việc nhóm
thanh, thiếu niên hành hung một cô gái cùng trang lứa tại địa bàn xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội. Theo đó ngày 16/5, trên trang mạng xã hội xuất hiện một clip quay lại hình ảnh
khoảng bốn năm thiếu niên có hành vi lăng mạ, đồng thời liên tục sử dụng gậy và chân tay hành hung một
cô gái còn trẻ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do có mâu thuẫn cá nhân, một nữ sinh đã nhờ
nhóm bạn bè quen biết đến để dằn mặt đối phương. Lãnh đạo xã Phụng Châu đã xác minh và ghi nhận sự
việc vừa diễn ra và một số thanh, thiếu niên liên quan đến hành vi hành hung là học sinh của trường
Trung học phổ thông Chương Mỹ B, huyện Chương Mỹ.
Tiếp đến ngày 18/5, tiếp tục xuất hiện một clip được đăng tải trên mạng xã hội, ghi nhận hình ảnh hai nữ
sinh xông vào đánh, lăng mạ một nữ sinh khác trước sự chứng kiến của đám đông bạn bè. Sự việc được
cho là xảy ra giữa ba em học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ
An.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 cả nước có 1600 vụ học sinh đánh
nhau, làm chết 7 học sinh, nhiều em phải mang thương tật cả đời. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển
trách 881 học sinh, cảnh cáo 1558 học sinh, buộc thôi học 735 học sinh. Trong khi đó, Trung tâm Kỹ năng
sống Hoàn Năng dẫn số liệu của một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu trên học sinh 5 nước châu Á,
trong đó có Việt Nam, cho biết trung bình 10 học sinh thì có 7 em ở độ tuổi 12-17 trải nghiệm với bạo lực
học đường. Việt Nam đứng thứ 2 trong 5 quốc gia được nghiên cứu có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực.
Về độ tuổi đối tượng tham gia bạo lực học đường: độ tuổi đối tượng tham gia đánh nhau từ 06 -10 tuổi
chiếm 07%; từ 11- 14 tuổi chiếm 45%; từ 15 - 18 tuổi chiếm 48%. Như vậy, đối tượng tham gia đánh
nhau phần lớn học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là lứa tưổi mà sinh lý các
em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê lôi
kéo.
Về hình thức tổ chức: Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn giản
như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về
mặt tinh thần con người bằng những lời nói. Đa số các vụ đánh nhau đều có tổ chức nhóm đánh hội đồng.


Một số em trong nhóm còn sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đăng tải lên
mạng Internet để làm nhục nạn nhân và để khoe thành tích của mình. Điều này cho thấy, bạo lực học
đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, đa số học sinh coi
sự việc đánh nhau bình thường.
Về công cụ phương tiện sử dụng trong bạo lực học đường: Trước đây, bạo lực học đường thường sử dụng
công cụ đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại qua các hành động: đấm, đá hoặc
gậy gộc. Nhưng bạo lực học đường hiện nay lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao, kéo khiến
khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý…
Về giới tính: nam giới chiếm 74%; nữ giới chiếm 36%. Có khoảng hơn một nửa số em nữ khi được hỏi
về vấn đề này thì thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác ở các mức độ khác nhau.
Về hậu quả: Trong số các vụ bạo lực học đường đã từng có hành vi hành hung người khác, hậu quả của
vụ bạo lực thường gây nên tổn thương về tinh thần và thể chất, làm mất thiện cảm của mọi người đối với
các em. Có gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì. Các vụ liên quan đến BLHĐ xẩy
ra nhiều lú do khác nhau như: Không ưa nên đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lý do

tình cảm (13,3%); Người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%).
Các em từ lứa tuổi từ 12-18 là lứa tuổi xảy ra bạo lực học đường nhiều nhất vì đây là lứa tuổi bất ổn và
nhạy cảm nhất cùng với đó là tâm lí muốn khẳng định mình, muốn trở thành người hùng trong mắt mọi
người.
2.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu các trường Trung học phổ thông thuộc huyện Phù Ninh, Phú Thọ:
- Trường Trung học phổ thông Phù Ninh:
Mùa thu 1963 trường cấp 3 Phù Ninh nay là THPT Phù Ninh ra đời, trong hoàn cảnh đất nước ta còn tạm
thời bị chia cắt làm hai miền, toàn Đảng toàn quân, toàn dân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:
xây dựng và bảo vệ Miền bắc xã hội chủ nghĩa đấu tranh giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Đây
là trường trung học đầu tiên của Huyện Phù Ninh. Ngày đầu mới thành lập trường chỉ có 2 lớp, 67 học
sinh, 7 thầy cô giáo. Chưa có trường riêng phải học nhờ trường cấp 2 Tập đoàn – xã Phú Lộc trên mảnh
đất mà phòng học chỉ là tranh tre nứa lá.
Thầy trò trở về xây dựng lại ngôi trường trên nền đất cũ: Khu 6 xã Phú Lộc. Với sự lãnh đạo của Đảng bộ
chính quyền các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của Sở giáo dục đào tạo VP, nay là PT, sự ủng hộ của nhân dân
và bằng bao mồ hôi công sức của các thế hệ thầy và trò đã xây dựng nên ngôi trường THPT Phù Ninh đẹp
đẽ khang trang như hôm nay.
Gần nửa thế kỉ trôi qua, các thế hệ học sinh của trường THPT PN nối tiếp nhau vượt qua những khó khăn
thử thách, làm nên những trang vàng truyền thống đến nay có thể khẳng định Trường THPT Phù Ninh đã
trưởng thành rồi rào tiềm năng, đã và đang vươn lên xứng đáng với tầm cao của sự nghiệp giáo dục, đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ chỗ trường chỉ có 2 lớp, 67 học sinh
đến nay hàng năm trường đã đào đào tạo hàng ngàn học sinh. Nằm trong một huyện có truyền thống anh
hùng, có Đền Hùng lịch sử, thủ đô Văn Lang là cội nguồn Đất Việt, có khu công nghiệp lớn mạnh như
Công ty giấy Bãi Bằng, đơn vị quốc phòng Z121 và một số khu công nghiệp mới. Hơn lúc nào hết Trường
THPT Phù Ninh càng thấy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn của mình trong sự nghiệp trồng người, nâng


cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nứơc, cho hôm
nay và mai sau.
- Trường Trung học phổ thông Tử Đà:
Năm 1986 UBND tỉnh Vĩnh Phú đã đồng ý về chủ trương thành lập trường PTTH Tử Đà theo đề nghị của

UBND huyện Phong Châu và của Sở Giáo dục Vĩnh Phú. Vị trí của trường đặt tại Xã Tử Đà - khu vực
phía nam huyện Phong Châu (nay là Phù Ninh). Sau khi có chủ trương của UBND tỉnh, trường PTTH Tử
Đà bắt đầu được đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, phòng học, chuẩn bị đội ngũ, phương án tuyển sinh.
Cho đến nay trường đã giành một vị trí xứng đáng trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Phú Thọ. Năm học
2016 – 2017, qui mô phát triển của nhà trường có 18 lớp với gần 700 học sinh, đội ngũ giáo viên, nhân
viên với 54 đồng chí, đồng chí Bùi Tuấn Long giữ chức vụ Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. Đội
ngũ giáo viên của trường khá ổn định về số lượng và chất lượng, 100% đạt chuẩn, nhiều thầy cô giáo
được nhận Bằng khen, giấy khen của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Phú Thọ.Chất
lượng giáo dục toàn diện giữ thế ổn định trong nhiều năm, năm học 2015 - 2016 tỉ lệ học sinh đỗ tốt
nghiệp đạt 98,6%, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học đạt trên 40%. Trong các kì thi chọn HSG
cấp tỉnh, trường luôn đạt thành tích khá cao, đặc biệt có HS đạt các giải Nhất, Nhì. Trong năm học 2016 –
2017 và những năm sắp tới, hướng đến 30 năm xây dựng và trưởng thành thầy và trò trường THPT Tử Đà
sẽ tiếp phấn đấu xây dựng trường trở thành trường Chuẩn Quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phương.
2.4 Thực trạng bạo lực học đường tại các trường Trung học phổ thông thuộc huyện Phù Ninh, Phú Thọ
Chỉ soi riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong thời gian ngắn vừa qua, đã xảy ra liên tiếp các vụ bạo lực
học đường, khiến dư luận thực sự bức xúc.Theo thống kê của Sở giáo dục đào tạo tỉnh Phú Thọ, từ năm
2013 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ bạo lực học đường để lại hậu quả đáng tiếc, 17 học sinh đ ã bị
ngành Giáo dục xử lý kỷ luật từ buộc thôi học đến hạ hạnh kiểm; đó là chưa kể đến hàng chục vụ các em
học sinh đánh nhau nhưng không được nhà trường báo cáo. Số vụ học sinh đánh nhau xảy ra thường tập
trung ở các trường Trung học phổ thông. Dường như cách xử lý giơ cao đánh khẽ của ngành giáo dục địa
phương đang vô hình trung khiến vấn nạn này đáng lo ngại hơn bao giờ hết…
Tại tỉnh Phú Thọ chưa xảy ra những hiện tượng nổi cộm như các địa phương khác nhưng đ ã từng xảy ra
nhiều vụ việc học sinh đánh nhau được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, khiến dư luận
hết sức bất bình.
Điển hình như 4 học sinh tham gia đánh 1 học sinh tại Trường Trung học phổ thông Tử Đà, huyện Phù
Ninh khiến em học sinh bị đánh căng thẳng tâm lý, không nói được suốt 5 tháng; Trường Trung học cơ
sở Nông Trang, thành phố Việt Trì đã có đối tượng bên ngoài lợi dụng lúc tan trường vào trường đánh một
học sinh...
Những năm học trước, Trường Trung học phổ thông Vũ Thê Lang, thành phố Việt Trì còn có hiện tượng

học sinh ra ngoài xã hội gây gổ, đánh nhau. Trước thực trạng đó, Ban giám hiệu nhà trường đ ã có biện
pháp nghiêm khắc xử lý. Năm 2013, nhà trường đã phải trả 1 học sinh về cho gia đình, trung bình mỗi


năm học, nhà trường kiểm điểm từ 10-15 em học sinh do lười học, không chấp hành nội quy nhà trường,
còn xích mích với bạn. Tuy nhiên, 4 năm học gần đây, hiện tượng học sinh ra ngoài xã hội đánh nhau
không còn. Trường không có học sinh hạnh kiểm kém, học sinh có hạnh kiểm trung bình giảm, số học
sinh có hạnh kiểm yếu chỉ còn 0,5%.
Trước đó, ngày 19/3 trên địa bàn huyện Phù Nin, Phú Thọ xảy ra một vụ ẩu đả khiến cho một học sinh bị
lún xương cánh mũi phải nhập viện điều trị trong nhiều ngày. Nguyên nhân ban đầu được xác định xuất
phát từ mâu thuẫn ghi tên bạn trực nhật bẩn vào sổ ghi đầu bài mà em Gấm bị nhóm học sinh trường
Trung học phổ thông Phù Ninh đánh hội đồng. Sự việc tưởng chừng như đã lắng xuống thì ngày 23/4 em
Gấm đã bỏ học hơn một tuần nay vì không chịu nổi áp lực từ nhiều phía. Theo em Gấm hiện tại dù đã bị
kiểm điểm nhưng em vẫn bị các bạn trường Trung học phổ thông Phù Ninh dọa đánh trên mạng xã hội.
Nữ sinh này đã phải nghỉ học suốt 5 tháng để ở nhà tiện chăm sóc. Chẩn đoán ban đầu từ các bác sĩ cho
biết nguyên nhân cô bạn không thể nói là do bị căng thẳng từ tâm lý. Sau sự việc, gia đình đã gửi đơn đến
nhà trường và công an nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Phải sau một tuần xảy ra sự việc, nhà
trường mới nắm được thông tin. Lý do được phó hiệu trưởng nhà trường giải thích do học sinh sợ kỷ luật
nên không báo cáo ngay.
2.5 Công tác xã hội trong hoạt động giảm thiểu bạo lực học đường tại trường Trung học phổ thông thuộc
huyện Phù Ninh:
Các trường học đã thực hiện các hoạt động của công tác xã hội để hỗ trợ cũng như phòng ngừa bạo lực
học đường với tất cả các em học sinh như hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bạo lực học
đường, tham vấn hỗ trợ tâm lý với các em là nạn nhân của bạo lực. Các nhà trường đã có phòng tư vấn
tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bị bạo lực học đường, động viên các em không sợ hãi và tìm
biện pháp để không xảy ra bạo lực học đường nữa. Đây đều là những hoạt động mang màu sắc của công
tác xã hội, tuy nhiên những hoạt động này đều được thực hiện bởi các nhân viên học đường hoặc những
giáo viên đoàn kiêm nhiệm hoạt động học đường. Do đó các hoạt động công tác xã đối với nạn nhân vẫn
còn rất mờ nhạt chưa thực sự chuyên nghiệp và mang lại hiệu quả.
Với hoạt động phòng ngừa, các trường đã tổ chức các buổi ngoại khóa truyền thông nâng cao nhận thức

về bạo lực học đường và phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để giảm thiểu tình trạng bạo lực. Các
thầy cco trong trường thường xuyên tiếp cận, hỏi thăm tình hình của những học sinh có nguy cơ gây ra
hành vi bạo lực học đường cao, kịp thời định hướng, giải quyết khúc mắc, khó khăn cho các em.
Bên cạnh đó hoạt động truyền thông cũng được thực hiện tốt. Truyền thông trong công tác xã hội đối với
nạn nhân bị bạo lực học đường là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và
kỹ năng tạo ra sự hiểu biết để dẫn đến những thay đổi trong nhận thức. Thông qua truyền thông, cá nhân
và gia đình nạn nhân bị bạo lực học đường, cộng đồng và xã hội thay đổi nhận thức tiến tới thay đổi hành
vi ứng xử đối với nạn nhân bị bạo lực học đường. Các trường đã tổ chức nhiều hoạt động như cung cấp tài


liệu, sách báo có liên quan đến bạo lực học đường, tren dán những hình ảnh, áp phích và khẩu hiệu tại
bảng tin hay cổng trường học, tổ chức các buổi ngoại khóa với kiến thức liên quan đến bạo lực học
đường.
Hoạt động tham vấn học đường là hình thức cũng được áp dụng phổ biến. Đay là hoạt động nhằm giúp đỡ
những cá nhân học sinh có vấn đề. Việc tham vấn sẽ giúp các em bị bạo lực giảm bớt sự căng thẳng, lo âu,
thư giãn, ổng định tâm lý. Hiện nay hoạt động tham vấn cho học sinh chủ yếu dựa vào giáo viên chủ
nhiệm trực tiếp giảng dạy các em.
2.6 Đánh giá hoạt động của công tác xã hội trong hoạt động giảm thiểu bạo lực học đường tại trường
Trung học phổ thông thuộc huyện Phù Ninh:
Các hoạt động của các trường họcđang được cán bộ nhân viên nhà trường thực hiện rất tốt. Tuy nhiên từ
thực tế nghiên cứu thì các trường học vẫn chưa có phòng nghiệp vụ công tác xã hội cũng như có sự tham
gia của nhân viên công tác xã hội.
-Hiệu quả:
Cán bộ nhân viên nhà trường đã được cư đi đào tạo nghiệp vụ tâp huấn về chuyên môn lĩnh vực về phòng
ngừa cung như giúp đỡ cho nạn nhân của bạo lực học đường .Qua đó đã từng b ước phát triển nghề công
tác xã hội chuyên nghiệp đồng thời cũng tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của chi bộ đảng
và đội ngủ nhân viên tại trường học.
-Hạn chế:
Chưa có sự tham gia của ngành công tác xã hội chuyên nghiệp tại các trường học.Vì vậy các hoạt động
mang tính chất công tác xã hội vẫn chưa được thực hiện tốt để phát huy tối đa hiệu quả.

III - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả can thiệp của công tác xã hội
Giải pháp thứ nhất:
Đối với bản thân các bạn học sinh, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của
hành động bạo lực đó. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi
bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học
tập .Với những học sinh có cá tính mạnh có biểu hiện đầu gấu, thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia
đình và nhà trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi cho các em
đỡ nhàn chán tránh sự phân biệt đối xử. Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con
người. Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.
Giải pháp thứ hai:
Cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả
học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con
cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm
người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa


dẫm, chơi bời và hưởng thụ.
Giải pháp thứ ba:
Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để
nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động
nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra . Nhà
trường cần tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bạo lực học đường. Nâng cao ý nhận thức cho
tất cả các em học sinh và cả giáo viên, cung cấp kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề cho cá nhân, gia đình
học sinh bị bạo lực.
Nâng cao năng lực, kỹ năng thực hành công tác xã hội trong trường học đối với cán bộ, nhân viên trong
đơn vị nhà trường. Mục đích của giải pháp này là trang bị những kiến thức c ơ bản về công tác xã hội
trong trường học cho cán bộ, nhân viên trong nhà trường, sau tập huấn, hiểu và ứng dụng tiến trình và kỹ
năng trong trợ giúp đối với những em học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường. Đây là một giải pháp
mang tính nền tảng, cơ bản, giúp cho cán bộ, nhân viên tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ trợ giúp
cho các học sinh tại các trường thuộc huyện Phù Ninh.

Giải pháp thứ tư:
Đối với nhân viên công tác xã hội phải là người có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp có trách
nhiệm với thân chủ của mình. Có kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhẹn và ứng phó mọi tình huống khi
học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường.
IV - Kết luận
Công tác xã hội trong trường học là một môn học hết sức quan trọng. Đây là môn học chuyên sâu nhằm
giúp sinh viên có những kiến thức trong việc tìm hiểu vấn đề, hiểu được tâm lý của học sinh, hiểu được
hoạt động của hệ thống trường học. Môn học còn cung cấp kiến thức trong việc xác định và các kiến thức
hỗ cá nhân là học sinh, giáo viên và cả hệ thống trường học và các kỹ năng cách tiếp cận dựa trên các
quyền của con người theo hướng của công tác xã hội. Hơn nữa môn học là nên tảng kiến thức vững chắc
cho quá trình làm việc và công tác sau khi ra tường về lĩnh vực trường học sau nà. Cùng với đó là mong
muốn một xã văn minh đầy tình yêu thương. Hy vọng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề công tác xã hội
như hiện nay thì tất cả các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội sẽ được quan tâm, trợ giúp nhằm hướng
tới đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lê Chí An, Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam, Kỷ yếu về Công tác xã hội học
đường.
2. Bùi Thị Hồng, Tình hình bạo lực học đường ở Việt Nam những năm gần đây.
3. Bùi Thị Xuân Mai, Giáo trình nhập môn Công tác xã hội, Nxb Lao động-Xã hội.


4. Phan Thuận, Các yếu tố tác động đến bạo lực học đường dưới góc độ tiếp cận lý thuyết xã hội.
5. Trường Trung học phổ thông Phù Ninh, Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017.
6. Trường Trung học phổ thông Tử Đà, Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015.



×