Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Công tác xã hội trong hoạt động truyền thông giảm kì thị với người nhiễm HIV AIDS tại TP hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.11 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Lí do chọn đề tài................................................................................................1
I.Cơ sở lí luận về hoạt động truyền thông giảm kì thị với người nhiễm
HIV/AIDS.........................................................................................................2
1.Các khái niệm liên quan.................................................................................2
1.1.HIV/AIDS và các khái niệm liên quan........................................................2
1.1.1. Khái niệm HIV....................................................................................2
1.1.2. Khái niệm AIDS......................................................................................2
1.1.3. Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS.................................................2
1.1.4. Các giai đoạn HIV/AIDS....................................................................3
1.2. Khái niệm và biểu hiện của kỳ thị..............................................................4
1.2.1. Khái niệm kỳ thị..................................................................................4
1.2.2 Biểu hiện cuả kỳ thị..............................................................................5
1.3.Truyền thông và các khái niệm liên quan....................................................5
2.Khái niệm Công tác xã hội và Vai trò của Công tác xã hội trong truyền
thông giảm kì thị đối với người nhiếm HIV/AIDS...........................................6
2.1.Khái niệm Công tác xã hội..........................................................................6
2.2.Vai trò của CTXH trong hỗ trợ hoạt động truyền thông giảm kỳ thị với
người nhiễm HIV..............................................................................................7
II.Hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm HIV/AIDS tại TP. Hòa
Bình trong năm 2017.........................................................................................8
1.Khái quát hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm HIV/AIDS......8
1.1 Trên thế giới................................................................................................8
1.2.Tại Việt Nam...............................................................................................8
2. Thực trạng hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm HIV/AIDS tại
TP. Hòa Bình trong năm 2017.........................................................................10
2.1.Khái quát về TP.Hòa Bình.........................................................................10
2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm HIV/AIDS
tại TP. Hòa Bình trong năm 2017....................................................................13
3.Đánh giá hoạt động công tác xã hội trong giảm kì thị phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV/AIDS tại TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trong năm 2017....15


3.1.Hiệu quả đạt được.....................................................................................15
3.2. Hạn chế.....................................................................................................16
3.3. các yếu tố ảnh hưởng................................................................................16
KẾT LUẬN.....................................................................................................18
Lời cảm ơn.......................................................................................................19
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................20


Lí do chọn đề tài
HIV viết tắt của “Human immunodeficiency virus”, một loại virus tấn
công hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu CD4 hay tế bào T. Từ khi ca HIV
đầu tiên được xác định vào năm 1959, trong mẫu máu của một người đàn ông ở
vùng hiện tại là Kinshasa ở Cộng hòa Congo. Đến nay HIV/AIDS đã trở thành
căn bệnh xuất hiện tại mọi quốc gia trên thế giớ. Mỗi năm nó cướp đi mạng sống
của hàng triệu người, kéo theo hàng triệu cuộc sống bị ảnh hưởng.
Tại Việt Nam, tuy những năm gần đây tỉ lệ nhiễm mới đã giảm nhưng
không thể phủ nhận HIV/AIDS vẫn là vấn đề lớn của nước ta. Không chỉ gây
ảnh hưởng đến xã hội mà bản thân những người nhiễm HIV/AIDS và người thân
của họ cũng phải chịu những hậu quả nặng nề trong kinh tế, việc làm, sức
khỏe... Một trong những nguyên nhân chính gây ra những hậu quả đó chính là sự
kì thị. Hiểu được điều đó, công tác giảm kì thị đã được triển khai trong thời gian
dài, trong đó truyền thông đóng vai trò chủ yếu và quan trọng. Thời gian gần
đây, công tác xã hội với những kiến thức và cách tiếp cận mới đã có những ảnh
hưởng tích cực với công tác truyền thông giảm kì thị cho người nhiễm
HIV/AIDS. Tại tỉnh miền núi Hòa Bình, HIV/AIDS từ lâu đã thành nỗi lo của
nhiều gia đình, đem lại gánh nặng về mặt kinh tế và đặc biệt là tinh thần của
những người không may nhiễm căn bệnh thế kỉ và cả người thân của họ. Hiểu
được vấn đề này, những năm gần đây, chính quyền TP. Hòa Bình đã tích cực
thực hiện các chương trình truyền thông giảm kì thị với người nhiễm HI/AIDS
trên địa bàn thành phố. Trong năm 2017, với sự tham gia của công tác xã hội,

hoạt động này đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn chủ đề :
Công tác xã hội trong hoạt động truyề thông giảm kì thị với người nhiễm
HIV/AIDS tại TP. Hòa Bình trong năm 2017.

1


I.Cơ sở lí luận về hoạt động truyền thông giảm kì thị với người nhiễm
HIV/AIDS
1.Các khái niệm liên quan
1.1.HIV/AIDS và các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm HIV
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immunodeficiency
Virus; là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể
không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. HIV
nếu không được điều trị sẽ làm tổn thương đến mức cơ thể không tự bảo vệ
được mình.
1.1.2. Khái niệm AIDS
- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune
Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây
ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có
thể dẫn đến tử vong.
- AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. AIDS là giai đoaạn cuối của
HIV. Khi HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, cơ thể không còn khả năng
chống lại các virus, vi khuẩn và nấm và từ đó người bệnh chuyển dần sang giai
đoạn AIDS. Bình thường mất 10 năm hoặc hơn để cho quá trình HIV chuyển
sang AIDS. Do đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà

bình thường có thể đề kháng được.
1.1.3. Các con đường lây nhiễm HIV/AIDS
Tất cả mọi người trong cộng đồng không phân biệt tuổi, giới tính, nghề
nghiệp,…đều có nguy cơ lây nhiễm HIV nếu có nhận thức chưa đúng và
các hành vi sai lệch dù chỉ một lần trong cuộc sống.

2


Theo nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh
dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người
nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang
người kia.
Do đó, có 3 con đường chính lây nhiễm HIV/AIDS, cụ thể:
- HIV/AIDS lây qua đường máu: Trong truyền máu, máu của người khác đi
thẳng vào mạch máu của mình với lượng máu lớn. Do đó bất kỳ ai bị truyền máu
của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm. Ngoài ra sử dụng chung bơm kim tiêm
có có dính máu người nhiễm HIV, tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV ở các
trường hợp như dùng chung dạo cạo râu, vết xước bị thương của người nhiễm,...
đều dẫn tới khả năng bị lây nhiễm HIV/AIDS cao.
- HIV/AIDS lây qua đường tình dục: Trong trường hợp thông thường, trong
quan hệ tình dục nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc
âm đạo nữ vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, dẫn
tới người nữ bị lây nhiễm HIV. Điều này cũng xảy ra tương tự nếu người nữ
mang HIV lây nhiễm sang cho người nam. Khi giao hợp bằng miệng thì khả
năng lây nhiễm HIV
thấp hơn thông thường. Tuy nhiêm nếu có vết xước có máu của người
nhiễm thì khả năng lây nhiễm HIV nhanh cho người còn lại.
- HIV/AIDS lây từ mẹ sang con: Phụ nữ nhiễm HIV nếu sinh con sẽ có khả
năng khoảng 30% con sinh ra sẽ nhiễm HIV. Trẻ sinh ra có thể bị lây nhiễm HIV

thong qua các con đường chính là khi nhau thai nằm trong bụng mẹ, qua máu và
chất dịch khi mẹ sinh, qua một số nhỏ lây sữa khi mẹ cho bú.
1.1.4. Các giai đoạn HIV/AIDS
Người nhiễm HIV không phải chuyển ngay sang giai đoạn AIDS mà nó
diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và
trong khoảng thời gian này. Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh
hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Quá
3


trình lây nhiễm từ HIV sang AIDS có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn cấp tính : Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường
không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được. Khi HIV
xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và dựa vào các
tế bào này để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus sẽ
lan tràn trong cơ thể.
- Giai đoạn không triệu chứng: Ở giai đoạn này thường thời gian thường
kéo dài từ và năm hay dài hơn là hơn 10 năm. Người bệnh không có các triệu
chứng lâm sang, người nhiễm HIV vẫn học tập, sinh hoạt như bình thường. Giai
đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua 3 đường
cơ bản. Điều trị kéo dài sẽ chuyển dần qua giai đoạn AIDS.
- Giai đoạn AIDS: Điều trị kéo dài HIV người bệnh sẽ chuyển qua giai
đoạn AIDS.
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt
cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám....Khi chăm sóc người bệnh ở giai
đoạn này cần chú ý áp dụng đầy đủ kiến thức bảo vệ tránh lây nhiễm HIV như
sử dụng đầy đủ đồ phòng hộ,…
1.2. Khái niệm và biểu hiện của kỳ thị
1.2.1. Khái niệm kỳ thị

- Kỳ thị là thái độ làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu
căn cứ đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Kỳ thị có thể dẫn đến
những định kiến, hành vi hoặc hành động làm tổn thương người khác. Với
những người nhiễm HIV/AIDS, đó là sự coi thường, xa lánh, từ chối và trừng
phạt họ. Kỳ thị hình thành trên cơ sở xã hội do đó cần có những giải pháp mang
tính xã hội để chống lại nó nhằm thay đổi thái độ và hành vi.
- Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng
người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan
hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

4


1.2.2 Biểu hiện cuả kỳ thị
-Tại cơ sở y tế: Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV; Trì
hoãn điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu thuật cho người
nhiễm HIV;
Từ chối điều trị; Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV;…
- Tại gia đình có người nhiễm HIV: Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng
tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng. Không cho hoặc cấm người nhiễm bệnh dùng
chung các vật dụng trong gia đình; Bắt người nhiễm HIV ở nơi khác hoặc đổi ra
khỏi nhà,…
- Tại cộng đồng: Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí,
thể thao, nhà vệ sinh, các dịch vụ công cộng; Tẩy chay không mua hàng của
người nhiễm HIV hoặc của gia đình người nhiễm HIV; Xua đuổi người nhiễm
HIV ra khỏi cộng đồng,…
- Tại nơi làm việc: Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc
trong quá trình lao động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV; Cho nghỉ ốm
nghỉ việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn còn khả năng lao
động; Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người

việc,…
- Tại trường học: Bắt các học sinh nhiễm HIV ngồi riêng bàn học; Các bạn
học chưa hiểu rõ về HIV dẫn đến việc không dám gần gũi, xa lánh người nhiễm
HIV, làm họ cảm thấy bị cô lập, tự ti hơn về bản thân; Phụ huynh học sinh gây
sức ép không cho các em nhiễm HIV được tiếp tục đi học vì sợ lây nhiễm sang
con em họ;
Giáo viên kỳ thị học sinh nhiễm, không tạo cơ hội cho các em học tập; Nhà
trường tạo lý do để các học sinh nhiễm HIV buộc phải thôi học.
1.3.Truyền thông và các khái niệm liên quan.
- Truyền thông (từ Latin: commūnicāre, nghĩa là "chia sẻ") là hoạt
động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ,
mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ
5


viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa
chất, hiện tượng vật lý ...
- Phương tiện truyền thông chính là phương thức cụ thể để truyền tải thông
điệp, nội dung của người truyền thông đến quần chúng
- Trong truyền thông, có thể sử dụng các hình thức:
 Truyền thông bằng ngôn ngữ nói
 Truyền thông bằng ngôn ngữ viết
 Truyền thông bằng hình ảnh trực quan
 Truyền thông bằng phương tiện truyền thông đại chúng
 Truyền thông bằng qua hoạt động sân khấu hóa
-Nguyên tắc trong truyền thông:
 Thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu
 Phù hợp với đối tượng, trình độ, độ tuổi, giới tính, tôn giáo tín
ngưỡng, phong tục tập quán, đạo đức xã hội
 Không phân biệt đối xử, không tạo ra sự bất bình đẳng, không đưa

hình ảnh tiêu cực
 Kiểm soát cảm xúc, tâm trạng của bản thân
2.Khái niệm Công tác xã hội và Vai trò của Công tác xã hội trong truyền
thông giảm kì thị đối với người nhiếm HIV/AIDS
2.1.Khái niệm Công tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động
nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay
khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các
điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định
nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không
phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ
thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của
6


mình.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài
hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội
lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến.
2.2.Vai trò của CTXH trong hỗ trợ hoạt động truyền thông giảm kỳ thị với
người nhiễm HIV
+ Vai trò là người vận động nguồn lực trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia
đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn
đề.
+ Vai trò là người kết nối - khai thác, giới thiệu thân chủ tiếp cận tới các
dịch vụ, chính sách nguồn tài nguyên đang sẵn có trong cộng đồng.
+ Vai trò là người biện hộ/vận động chính sách giúp bảo vệ quyền lợi cho

đối tượng để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc
biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách mà họ là
đối tượng được hưởng.
+ Vai trò là người giáo dục cung cấp kiến thức kỹ năng nâng cao năng lực
cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để
họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và
tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết.
+ Vai trò là người tham vấn giúp cho những đối tượng có khó khăn về tâm
lý, tình cảm và xã hội vượt qua được sự căng thẳng, khủng hoảng duy trì hành vi
tích cực đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Vai trò người tạo sự thay đổi về đời sống cũng như tư duy của người yếu
thế và người dân trong cộng đồng nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống.

7


II.Hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm HIV/AIDS tại TP. Hòa
Bình trong năm 2017.
1.Khái quát hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm HIV/AIDS
1.1 Trên thế giới
- Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về tình hình lây nhiễm HIV trên thế
giới đáng báo động. Có Hơn 38,6 triệu người đang mắc căn bệnh này. Từ lúc
phát hiện ra căn bệnh thế kỷ này có khoảng gần 25 triệu người đã chết. Hiện nay
có gần 40 triệu người dân nhiễm HIV, và chủ yếu trong số đó là phụ nữ.
- Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS có thông báo
đến cuối năm 2006 thế giới có khoảng 39,5 triệu người nhiễm HIV đang còn
sống, phụ nữ chiếm gần 50% ( 17,7 triệu người ), trẻ em có khoảng 2,3 triệu
người. Tỉ lệ nhiễm HIV vẫn còn tăng ở nhiều nơi trên thế giới như khu vực Nam
Á, Đông Nam Á, Nam Á, … Tại Châu Á các nước Campuchia,Thái Lan,
Mianma được đánh giá là các nước có khả năng lây nhiễm nhất trong khu vực,

tiếp đến là Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc.
- Các quốc gia đã có những bước tiến quan trọng trong việc chống kì thị
đối với người nhiễm HIV. Truyền thông đại chúng là hình thức được ưa chuộng
sử dụng nhất. Báo chí, truyền hình, biểu ngữ.. là các phương tiện phổ biến nhất.
- Truyền thông giảm kì thị đối với người nhiễm HIV/AIDS tại các nước
phát triển như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước trong liên minh EU.. được
chú trọng hơn so với các nước kém phát triển hoặc đang phát triển. Tại một số
nước châu Phi,nước đang có chiến tranh xung đột vấn đề này thậm chí không
được quan tâm
1.2.Tại Việt Nam.
- Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 10/2014 số người
nhiễm HIV hiện còn sống của cả nước là 221,6 nghìn người, trong đó 70,6 nghìn
trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số người tử vong do AIDS của cả
nước tính đến thời điểm trên là 72,9 nghìn người.
- Những năm gần đây, công tác truyền thông đã góp một phần không nhỏ
8


vào việc tuyên truyền làm giảm thiểu sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Nhờ vậy, công tác điều trị đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được cải thiện rõ
rệt, đồng thời giúp cho họ có thể hòa nhập vào cộng đồng.Các hoạt động truyền
thông nhằm phổ biến kiến thức cho người nhiễm HIV, đồng thời truyền thông
cũng thay đổi hành vi của xã hội đối với người nhiễm HIV. Một số bộ phận
trong xã hội đã nhận thức được nên tình trạng kỳ thị đối với người nhiễm HIV
đang dần được xóa bỏ.
- Tuy nhiên, việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn
còn tồn tại, nhưng nhờ có công tác truyền thông nên nhiều người cũng đang dần
thay đổi thái độ xa lánh đối với người nhiễm HIV/AIDS Với sự nỗ lực không
ngừng của công tác truyền thông, phổ biến kiến thức cho cộng đồng xã hội, mà
hành vi, ứng xử của nhiều người đã thay đổi. Mặc dù có sự tuyên truyền hiệu

quả như vậy, nhưng việc nỗ lực từ nhiều phía từ các tổ chức, cá nhân, các nhà
hảo tâm, các nhà hoạt động xã hội… nhờ đó mà sự xa lánh, hành vi cư xử đối
với người nhiễm HIV được chuyển biến rõ rệt.
- Công tác truyền thông đã gần như bảo đảm được tính bảo mật của người
nhiễm HIV trong quá trính xét nghiệm đến điều trị, đặc biệt tại các cơ sở y tế và
dịch vụ xã hội. Đồng thời, các quy định về pháp luật đối với người nhiễm
HIV/AIDS được triển khai một cách hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi cho những
người bị nhiễm HIV.
- Nhờ truyền thông, các cơ chế hỗ trợ người nhiễm HIV cũng đang từng
bước đuợc giải quyết như việc người nhiễm HIV được có việc làm, việc học tập,
sinh hoạt cũng được quan tâm hơn để họ có thể bình đẳng như những người
khác, việc khám chữa bệnh, tạo điều kiện để điều trị được phát huy tốt hơn,
nhằm cải thiện rõ rệt được tình hình của bệnh, tránh lây lan trong xã hội.
- Công tác truyền thông đã làm giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng
đối với những người mang bệnh. Đồng thời, cũng đã có rất nhiều người tham gia
vào nhiều tổ chức tình nguyện, tổ chức xã hội để lên tiếng kêu gọi quyên góp,
ủng hộ đối với những người nhiễm HIV/AIDS.
9


2. Thực trạng hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm HIV/AIDS
tại TP. Hòa Bình trong năm 2017.
2.1.Khái quát về TP.Hòa Bình.
- Lịch sử hình thành tỉnh Hòa Bình: Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hòa
Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của
Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình
tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697 km²,
với dân số 670.000 người, gồm thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai
Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên
Thủy.Tháng 12 năm 2001, huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao

Phong
- Diện tích và dân số Thành phố Hòa Bình: 133.34 km² diện tích tự nhiên
và dân số 189.210người (tháng 6 năm 2017)
- Địa giới hành chính thành phố Hòa Bình: phía Đông giáp huyện Kỳ
Sơn và huyện Kim Bôi; phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc; phía
Nam giáp huyện Cao Phong; phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

10


- Đơn vị hành chính: Thành phố Hòa Bình bao gồm 15 đơn vị hành chính
gồm 8 phường: Chăm Mát,Đồng Tiến, Hữu Nghị, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân
Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ, Hòa Bình, Sủ Ngòi, Thái
Thịnh, Thống Nhất, Trung Minh, Yên Mông.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hòa
Bình
Dân số
Dân số
Hành
Hành
200
Tên
(người)
Tên
(người)20
chính
chính
9
09
Thành phố (1)

8
Hòa Bình
95.589 phường,
7 xã
Huyện (10)
1 thị
Cao
40.949 trấn, 12
Phong

1 thị
Đà Bắc
52.381 trấn, 19

1 thị
Kim Bôi
114.015 trấn, 27

1 thị
Kỳ Sơn
34.681 trấn, 9


Lạc Sơn
Lạc Thủy
Lương Sơn
Mai Châu
Tân Lạc
Yên Thủy


1 thị trấn,
28 xã
2 thị trấn,
60.624
13 xã
1 thị trấn,
97.446
19 xã
1 thị trấn,
55.663
22 xã
1 thị trấn,
75.700
23 xã
1 thị trấn,
61.000
12 xã

127.600

- Cơ cấu dân số :Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn
tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người
Kinh chiếm

27,73%;

người Thái chiếm

3,9%;


người Dao chiếm

1,7%;

người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người
Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập
trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và
hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên
Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn

11


với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. 19% dân số sống ở đô thị
và 81% dân số sống ở nông thôn.
- Về văn hóa
 Hòa Bình là một trong chín tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt
(Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ
của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở
đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với
người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong
tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.
 Hòa Bình là một trong những cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ,
thành phố còn hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mường. Đây là lợi
thế rất lớn để khai thác, phát triển kinh tế du lịch.
 Một trong những tâm điểm phát triển du lịch của thành phố là Công viên
văn hóa Mường khoảng 100 ha. Đây được coi là 1 làng bảo tàng văn hóa, trong
đó có 6 làng văn hóa là dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông. Trong
đó, người dân sẽ được đào tạo cơ bản về du lịch nhằm bảo tồn những nét văn
hóa đặc trưng của các dân tộc.

-Về Kinh Tế:
 GDP ước đạt 402,89 tỷ đồng.
 Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng
ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thuỷ
sản. Bao gồm: Dịch vụ 55,5%; Công nghiệp – xây dựng 39%; Nông, lâm, thủy
sản 5,5
 Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 51 triệu đồng/người/năm.
 Tại tỉnh Hòa Bình.
 Tính đến tháng 9/2015, tỉnh Hòa Bình có 1.923 người nghiện ma túy,
trong đó số đối tượng nghiện ngoài xã hội là 1.723 người. Lũy tích số bệnh nhân
nhiễm HIV là 2.149 người, trong đó số còn sống là 1.314 người. Đối tượng

12


nghiện ma túy bị nhiễm HIV chiếm 83,4%.
 Tỉnh Hòa Bình có 1.923 người nghiện ma túy, so với năm 2014 giảm 10
người, nhưng 8/11 huyện, thành phố lại có số người nghiện ma túy tăng, đó là:
TP Hòa Bình tăng 34 người; huyện Lạc Sơn tăng 16 người; Yên Thủy tăng 9
người; Cao Phong tăng 12 người; Lương Sơn tăng 6 người; Kỳ Sơn tăng 8
người; Đà Bắc tăng 4 người.
2.2. Thực trạng hoạt động truyền thông giảm kì thị đối với nhiễm
HIV/AIDS tại TP. Hòa Bình trong năm 2017.
Tính đến tháng 9/2015, tỉnh Hòa Bình có 1.923 người nghiện ma túy, trong
đó số đối tượng nghiện ngoài xã hội là 1.723 người. Lũy tích số bệnh nhân
nhiễm HIV là 2.149 người, trong đó số còn sống là 1.314 người. Đối tượng
nghiện ma túy bị nhiễm HIV chiếm 83,4%.
Tỉnh Hòa Bình có 1.923 người nghiện ma túy, so với năm 2014 giảm 10
người, nhưng 8/11 huyện, thành phố lại có số người nghiện ma túy tăng, đó là:
TP Hòa Bình tăng 34 người; huyện Lạc Sơn tăng 16 người; Yên Thủy tăng 9

người; Cao Phong tăng 12 người; Lương Sơn tăng 6 người; Kỳ Sơn tăng 8
người; Đà Bắc tăng 4 người.
Ông Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
Hòa Bình cho biết: Đến tháng 8/2015, lũy tích số người nhiễm HIV là 2.149
người, trong đó còn sống 1.314 người. Tất cả 11 huyện, thành phố, 138/210 xã,
phường, thị trấn có người nghiện ma túy và 161/210 xã, phường, thị trấn có
người nhiễm HIV. Trong 8 tháng năm 2015, Hòa Bình phát hiện mới 20 trường
hợp nhiễm HIV, 11 người chuyển AIDS, tử vong 16 người. Địa bàn có người
nghiện ma túy, HIV nhiều nhất là TP Hòa Bình có 706 người nghiện, Mai Châu
560 người, Lương Sơn 276 người, Lạc Sơn 134 người... Tệ nạn ma túy, căn bệnh
HIV/AIDS đã len lỏi về các xóm bản vùng sâu, vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt
khó khăn, dân trí thấp. Ma túy, HIV như con thuồng luồng, quấy đảo, làm tan
cửa nát nhà, không ít người đã khuynh gia, bại sản, con có cha không mẹ, có mẹ
thì không cha. Thậm chí con cái mất cả cha lẫn mẹ, bố mẹ gieo cả cái chết cho
13


con.
TP Hòa Bình dẫn đầu toàn tỉnh về số người nghiện ma túy và HIV. Tháng
4/1997, TP Hòa Bình phát hiện ca đầu tiên nhiễm HIV/AIDS, năm 2005 số ca
nhiễm HIV/AIDS đã tăng lên 198 người (tử vong 58 người), năm 2010 lũy tích
ca nhiễm là 383 (tử vong 135 người), năm 2014, số lũy tích là 369 người (tử
vong 196 người). Nguy cơ lây nhiễm qua đường tiêm chích chiếm 71,3%; qua
đường tình dục 17,8%; lây truyền từ mẹ sang con 1,3%; không rõ nguyên nhân.
- Trong năm 2017, phòng Lao động, thương binh – xã hội TP. Hòa
Bình phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình, liên kết với
Đài truyền thanh tỉnh Hòa Bình cho ra mắt bản tin kiến thức HIV/AIDS
phát sóng vào khung giờ 17h30-18h các ngày thứ 2 hàng tuần trong tháng
12 nhằm hưởng ứng ngày HIV thế giới (01/12)
- Tổ chức buổi hội thảo đã tổ chức hội thảo tuyên truyền Nâng cao

nhận thức về HIV/AIDS, giảm kì thị của cộng đồng đối với người nhiễm
HIV/AIDS tại:
 Phường Phương Lâm (12/11)
 Phường Đồng Tiến ( 26/11)
- Theo đánh giá của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình, ước
tính có khoảng 450 người tham gia các cuộc hội thảo. Phường Phương Lâm
có khoảng 280 người tham gia trong khi con số đố tại phường Đồng Tiến là
170 người.
-Tối 24/10, tại nhà văn hóa thành phố Hòa Bình, Sở giáo dục và đào tạo tổ
chức cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền phòng, chống ma túy, HIV” các trường
THPT trên địa bàn thành phố Hòa Bình năm học 2017-2018
+ Tham gia cuộc thi có 5 đội thuộc 5 trường trên địa bàn thành phố Hòa
Bình. Các đội phải trải qua 2 phần thi chính gồm: phần chào hỏi và tiểu phẩm
tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS nhằm đưa ra những thông điệp tuyên
truyền về tác hại của ma túy cũng như mối hiểm họa từ HIV. Phần chào hỏi các
đội giới thiệu về thành phần đội mình về nhà trường, về địa phương… với nhiều
14


hình thức như thơ, ca hò vè cả trên hình thức sân khấu hóa để phần chào hỏi
thêm sinh động và làm nổi bật về đội thi của mình. Phần tiểu phẩm các đội đã
phản ánh được mối nguy hiểm của tệ nạn ma tuý đang rình rập đối với lứa tuổi
thanh thiếu niên, đi kèm với đó là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, cùng với đó các
đội đã nêu được thông điệp là thanh thiếu niên, học sinh ngày nay cần có nếp
sống lành mạnh, những lý tưởng, hoài bão sống tốt đẹp, có thái độ không đồng
tình và phản đối lối sống sa đọa, buông thả; ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn mại
dâm, nghiện hút, tiêm chích ma tuý đang tồn tại và có xu hướng phát triển trong
thanh thiếu niên; có thái độ chia sẻ, cảm thông tránh sự phân biệt kỳ thị đối với
người nhiễm HIV/AIDS.
+Kết thúc cuộc thi, Ban giám khảo đã trao giải nhất cho đội trường THPT

Dân tộc nội trú tỉnh, giải nhì đội trường THPT Công nghiệp, giải 3 đội trường
THPT Lạc Long Quân, giải khuyến khích đội trường THPT Ngô Quyền và
THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.

3.Đánh giá hoạt động công tác xã hội trong giảm kì thị phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV/AIDS tại TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trong năm 2017
3.1.Hiệu quả đạt được

15


- Hình thức truyền thông khá đa dạng : báo đài, hội thảo, hội thi..
- Có sự phối hợp giữa nhiều ban ngành, các cấp chính quyền , đặc biệt
là Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình nhờ đó thu hút được nhiều sự
quan tâm của cộng đồng
- Đối tượng được truyền thông rộng rãi, đa dạng đặc biệt hướng tới
thanh thiếu niên.
- Nội dung truyền thông dễ hiểu, đảm bảo tính đại chúng, hướng tới
mọi độ tuổi, giới tính và dân tộc.
- Phổ biến kiến thức về HIV/AIDS một cách chính xác cho một bộ
phận người dân
- Thay đổi cách nhìn về HIV/AIDS,hiểu được nguyên nhân của bệnh,
cách lây nhiễm và cách phòng tránh
- Động viên, tạo động lực cho người HIV/AIDS và người thân của họ
trong việc điều trị bệnh.
- Giảm sự tự ti, mặc cảm và dằn vặt với người có người thân nhiễm
HIV/AIDS.
3.2. Hạn chế
- Vai trò của nhân viên Công tác xã hội chưa rõ nét, sự tham gia còn
hạn chế.

- Hình thức truyền thông qua Internet, báo chí... chưa được sử dụng.
- Thời gian phát sóng bản tin trên đài phát thanh tỉnh ngắn, vấn đề
giảm kì thị với người nhiễm HIV/AIDS chưa được nhấn mạnh.
- Nhiều buổi hội thảo chia sẻ còn thiếu kiến thức, kiến thức không đa
dạng
- Chưa kết nối, huy động được nhiều nguồn lực về y tế, kinh tế
-Chưa mang tính định kì, ổn định giữa các năm
- Các buổi hội thảo chỉ tổ chức 2/15 xã, phường. Sự tham gia của cộng
đồng ít. Thời gian diễn ra ngắn, dưới 2 tiếng đồng hồ. Lồng ghép nhiều
kiến thức, việc nâng cao nhận thức- giảm kì thị đối với người nhiễm
16


HIV/AIDS chưa được trình bày đầy đủ.
3.3. các yếu tố ảnh hưởng
- Kinh tế, chi phí : Việc huy động, kêu gọi được sự hỗ trợ về kinh phí
từ chính quyền, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm... đóng vai trò quan trọng
quyết định đến quy mô, cách thức truyền thông. Chi phí dồi dào sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để đa dạng hóa hình thức ,kéo dài thời gian của các hoạt
động truyền thông. Tại TP. Hòa Bình, chi phí chủ yếu từ ngân sách nên còn
rất hạn chế.
- Mạng lưới nhân viên Công tác xã hội : Số lượng còn ít, một số không
được đào tạo chuyên sâu về Côông tác xã hội.
- Sự tiếp nhận của cộng đồng: Do đặc tính là vùng đô thị, nhịp sống
nhanh, tính cộng đồng suy giảm. Mối quan tâm lớn dành cho phát triển
kinh tế nên việc chú ý đến các vấn đề cộng đồng hạn chế.
III. Đề xuất giải pháp
- Tăng số lượng nhân viên công tác xã hội có chuyên môn tại các địa
phương
- Trong các buổi hội thảo tọa đàm, thay đổi cách thức truyền thông sao

cho đa dạng hơn, lôi cuốn được nhiều sự tham gia và quan tâm của cộng
đồng hơn.
- Huy động, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng, các doanh nghiệp về mặt
kinh phí, mặt bằng, vật chất....
- Kiến nghị lên chính quyền xã, phường, thành phố để các hoạt động
diễn ra thường xuyên hơn
- Đẩy mạnh truyền thông trong học đường, công sở, nhà máy....
- Tận dụng các kênh truyền thông khác như truyền hình, internet,
mạng xã hội...

17


KẾT LUẬN
HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay và trong
nhiều năm tới. Trong một xã hội mà tính cộng đồng mạnh mẽ như Việt
Nam, kì thị chính là một trong những nỗi sợ lớn nhất đối với người có HIV.
Nó cũng là rào cản ngăn họ hòa nhập và đóng góp cho xã hội. Việc giảm kì
thị với người nhiễm HIV/AIDS là một quá trình lâu dài, truyền thông sẽ
đóng vai trò dẫn đường, chủ yếu trong chặng đường ấy. Tại TP.Hòa Bình,
tuy còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng sự vào cuộc của chính quyền với
sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của Công tác xã hội, truyền thông giảm kì
thị với người HIV/AIDS đã đạt được những kết quả ban đầu, đồng thời lộ
ra các hạn chế. Trong thời gian tới, với sự cố gắng của chính quyền, Công
tác xã hội thành phố và sự hỗ trợ của nhiều đơn vị, kết quả đem lại sẽ rõ
ràng và tích cực hơn.

18



Lời cảm ơn
Công tác xã hội với người nhiễm HIV/AIDS là một môn học khó trong
các môn chuyên ngành của khoa Công tác xã hội. Để có thể hoàn thành
khóa học và thực hiện được bài tiểu luận này, em xin cảm ơn thầy Đặng
Quang Trung– giảng viên khoa công tác xã hội, trường Đh Lao động xã hội
đã giúp đỡ, hướng dẫn cho em rất nhiều. Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót,
em mong thầy thông cảm và cho em nhận xét để em có thể bổ sung kiến
thức, hoàn thiện tốt hơn.

19


Danh mục tài liệu tham khảo
/> />%C3%A0nh_ph%E1%BB%91)
/> /> /> /> />18/cMenu0/6/TopMenuId/6/cMenu/6/stParentMenuId/224/Default.aspx
/>
20



×