Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Công tác xã hội trong giai đoạn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ( Nghiên cứu tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức, thành phố Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.04 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ HUYẾN

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI (NGHIÊN
CỨU TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI
THIÊN ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội- 2016


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ...................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 6
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .......................................................... 8
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................... Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứuError!

Bookmark

not



defined.
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
8. Phương pháp nghiên cứu......................... Error! Bookmark not defined.
9. Kết cấu của đề tài .................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH .................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN
CỨU ................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Các khái niệm công cụ ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Người cao tuổi ................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Sức khỏe ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Công tác xã hội ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Nhân viên công tác xã hội ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Hoạt động hỗ trợ ............................... Error! Bookmark not defined.
1.1.6. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ... Error! Bookmark not defined.
1.1.7. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.8. Cơ sở bảo trợ xã hội.......................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổiError!

Bookmark

not

defined.
1.3. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 22
1.3.1. Lý thuyết hệ thống ............................. Error! Bookmark not defined.



1.3.2. Lý thuyết nhu cầu .............................. Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Lý thuyết vai trò xã hội...................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người
cao tuổi và công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổiError!

Bookmark

not defined.
1.4.1. Những chủ trương của Đảng .............. Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Chính sách và pháp luật của Nhà nướcError!

Bookmark

not

defined.
1.5. Một vài đặc điểm về Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức ......... 31
1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển..... Error! Bookmark not defined.
1.5.2. Mục đích, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâmError! Bookmark
not defined.
1.5.3. Cơ sở vật chất của Trung tâm ........ Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Trung tâmError! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 1: ...................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƢỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO
TUỔI THIÊN ĐỨC ................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Công tác tiếp nhận chăm sóc người cao tuổi của Trung tâm ........ Error!
Bookmark not defined.
2.2. Tình hình người cao tuổi tại Trung tâmError!


Bookmark

not

defined.
2.3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổiError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Chăm sóc về thể chất......................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Chăm sóc về tinh thần và xã hội ....... Error! Bookmark not defined.
2.4. Những khó khăn trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
..................................................................... Error! Bookmark not defined.


2.4.1. Khó khăn về áp lực công việc ........... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Khó khăn về cơ sở vật chất ............... Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Một số khó khăn khác........................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2: ...................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3. VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI
CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
THIÊN ĐỨC .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Một số vai trò của nhân viên công tác xã hộiError!

Bookmark

not

defined.

3.1.1. Vai trò người đánh giá, giám sát ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Vai trò người tư vấn, tham vấn ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Vai trò người biện hộ ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Vài trò người giáo dục ...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Vai trò người tạo môi trường thuận lợiError!

Bookmark

not

defined.
3.1.6. Vai trò người điều phối – kết nối dịch vụError!

Bookmark

not

defined.
3.2. Khó khăn khi thực hiện các vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổiError! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 3: ...................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊError!

Bookmark

not

defined.
Kết luận ....................................................... Error! Bookmark not defined.

Khuyến nghị................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 11
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................... 11


TÀI LIỆU TIẾNG ANH ............................................................................... 14
PHỤ LỤC ................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow ............ Error! Bookmark not
defined.
Bảng 0.1. Cơ cấu phỏng vấn sâu …………………………………13
Bảng 2.1. Đặc điểm sức khỏe và độ tuổi của ngƣời cao tuổi . Error!
Bookmark not defined.


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Già hóa dân số đã và đang là vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới,
do giảm sinh và tăng tuổi thọ ngày càng có nhiều nước dân số bị già hóa nhanh.
Trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2050, một nửa số dân tăng trên thế giới là
do tăng dân số ở độ tuổi 60 trở lên, trong khi đó số trẻ em (những người dưới 15
tuổi) sẽ giảm nhẹ. Hơn nữa, ở những vùng phát triển hơn, dân số 60 tuổi trở lên dự
tính tăng gần gấp đôi (từ 245 triệu năm 2005 lên đến 406 triệu vào năm 2050),
trong khi dân số dưới 60 tuổi sẽ giảm ( từ 971 triệu năm 2005 xuống còn 839 triệu
năm 2050)[22]. Người cao tuổi ở những nước đang phát triển phải đối mặt với
nhiều khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Họ gặp khó khăn trước hết bởi sự suy giảm
thể chất do quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, các loại bệnh tật phổ biến, bệnh hiểm
nghèo, bệnh mới và việc di dân cũng như xu hướng đô thị hóa đã tác động tiêu cực
đến đời sống của người cao tuổi. Dó đó, họ chính là một trong những nhóm đối

tượng dễ bị tổn thương nhất.
Việt Nam cũng là quốc gia đang có tốc độ già hóa một cách nhanh chóng,
do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm.
Khuynh hướng nhân khẩu học này là một trong những thành tựu to lớn đối với
Việt Nam, liên quan tới những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển
kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, già hóa dân số một cách nhanh chóng cũng tạo ra những
thách thức lớn đối với Việt Nam. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân
số “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có
trình độ phát triển cao. Theo số liệu Điều tra biến động dân số 1/4/2011, tỷ lệ
người từ trên 60 tuổi là 10,2%. Tỷ lệ người trên 65 tuổi là 7,0%, như vậy dân số
Việt Nam đã chính thức bước vào già hóa dân số và sớm hơn 6 năm so với dự báo
từ kết quả tổng điều tra dân số năm 2009[1]. Điều này, đặt ra cho chúng ta những
thách thức lớn trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Việc chăm sóc, phụng


dưỡng người cao tuổi không chỉ được hiểu đơn thuần là trách nhiệm trong chăm lo
về sức khỏe thể chất cho người cao tuổi mà nó còn bao hàm cả sự chăm sóc về nhu
cầu tình thần, duy trì, củng cố các mối quan hệ tâm lý, tình cảm, giao tiếp trong gia
đình và xã hội đối với người cao tuổi.
Trong những năm gần đây, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một trong
những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm với những hướng ưu tiên cơ
bản như [23]:
 Tạo cơ hội phù hợp để người cao tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế
- xã hội, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển chung của quốc gia.
 Tăng cường sức khỏe và cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho
người cao tuổi.
 Đảm bảo môi trường thuận lợi và các dịch vụ thiết yếu hỗ trợ đời sống
người cao tuổi.
Điều này, đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật liên quan đến
người cao tuổi, bao gồm cả Luật người cao tuổi (2009). Luật người cao tuổi đã đề

cập đến nhiều khí a cạnh liên quan đến người cao tuổi , trong đó Nhà nước khuyến
khích các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng và phát triển các mô hình chăm sóc
người cao tuổi tập trung theo hướ ng xã hội hóa . Thực hiện chủ trương này, nhiều
loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được hình thành và hoạt động tại các địa
phương trong khắp cả nước. Bên cạnh, những mô hình là các cơ sở bảo trợ xã hội
do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, các mô hình là các cơ sở bảo
trợ xã hội do tư nhân hoặc liên kết giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan đoàn thể
cũng đã được hình thành và đang có xu hướng phát triển. Khác với các mô hình cơ
sở bảo trợ xã hội công lập, các mô hình do tư nhân quản lý, tiếp nhận, nuôi dưỡng,
phục hồi cho người cao tuổi dựa trên nhu cầu của người cao tuổi, gia đình người
cao tuổi và có thu phí. Mặc dù, là mô hình mới được hình thành trong những năm
gần đây nhưng nó đã góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe cho


người cao tuổi. Một trong những Trung tâm chăm sóc người cao tuổi tập trung đầu
tiên ở Việt Nam, đại diện cho mô hình cơ sở bảo trợ xã hội do tư nhân quản lý đó
là Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức. Để có được những thành tựu
trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở mô hình tư nhân này, có rất nhiều
ngành nghề tham gia, trong đó có công tác xã hội. Dù công tác xã hội cũng là một
nghề mới ở nước ta, song công tác xã hội đã và đang thể hiện được vị trí và vai trò
không thể thiếu của mình trong việc trợ giúp các đối tượng trong đó có người cao
tuổi. Đây cũng chính là ý tưởng gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài: “Công
tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” (nghiên
cứu tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức, thành phố Hà Nội).
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người cao tuổi cũng được
quan tâm hơn và người ta đã triển khai rộng rãi với nhiều góc độ các nghiên cứu về
người cao tuổi.
Ở khía cạnh về sức khỏe của người cao tuổi, Annette L. Fitzpatrick, Neil

R.Powe, Lawton S.Cooper, Diane G. Ives và John A.Robbins (Đại học
Washington, Đại học Johns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học California –
Davis và Đại học Wake Forest) đã có nghiên cứu: “Barriers to Health Care Acces
Among the Elderly an Who Perceives Them”(Những rào cản chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi và nhận thức về chúng). Đề tài này được tiến hành từ năm 1993 đến
1994 tại Viện nghiên cứu sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu này được thực hiện bằng
phương pháp định lượng với 5888 đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Mẫu này
được chọn ngẫu nhiên từ danh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng đồng:
Quận Forsyth, Sacramento, Washington và Allegheny. Nghiên cứu cho thấy các
rào cản chủ yếu là sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, các rào cản tâm
lý và thể chất khác … Nghiên cứu này khái quát thực trạng chăm sóc khỏe đối với


người cao tuổi, những rào cản tác động tới việc người cao tuổi nhận được sự quan
tâm, chăm sóc của riêng nước Mỹ. Chính những điều được chỉ ra từ nghiên cứu
này có thể liên hệ tới những rào cản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi ở Việt Nam. Điều đó đặt ra sự quan tâm lớn đối với những người làm nghiên
cứu nói riêng và những nhà hoạch định chính sách của nước ta nói chung [48].
Tiếp đó, Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern cũng có nghiên
cứu: “Evaluating a community – based participatory research project for elderly
mental healthcare in rural America” (Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham
gia của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nông thôn
Mỹ), được công bố 2008. Nghiên cứu này nhằm khám phá bản chất giữa các đối
tác trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người người cao tuổi ở
nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người hài lòng với vai trò của
họ và mức độ thành công của chương trình. Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những
phương pháp để cải thiện hơn nữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho
người cao tuổi tại nông thôn. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng
của Hoa Kỳ là điều chúng ta cần quan tâm nghiên cứu để có thể góp phần xây
dựng các mô hình cho người cao tuổi phù hợp với nước ta [50] .

Một công trình trong khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu về mô hình chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi cũng cần được nhắc đến, do Chanitta Soommaht,
Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen thực hiện là: “Developing
Model of Health Care Management for the Elderly by Community Participaton in
Isan”(Xây dựng mô hình quản lý chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi có sự
tham gia của cộng đồng tại Isan). Nghiên cứu được tiến hành từ 2/8/2008 tại 7 tỉnh
Đông Bắc Thái Lan là Mahasarakham, Roi – et, Sakon Nakhon, Nakhon
Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen. Nghiên cứu này được tiến hành bằng
phương pháp nghiên cứu định tính. Các tác giả đã tiến hành phân tích các vấn đề
liên quan đến việc quản lý chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi về thể chất lẫn


tinh thần. Đồng thời, nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi có sự tham gia của cộng đồng ở Isan. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng việc quản lý của các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi là phương pháp hiệu quả. Tất cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng
việc chăm sóc y tế được cung cấp bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và
ấm áp hơn. Mô hình này gợi cho chúng ta những bài học kinh nghiệm khi áp dụng
vào Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng [2].
Ngoài những nghiên cứu trên, nhằm phân tích thực trạng người cao tuổi và già soát
tiến độ thực hiện các chính sách và hành động của Chính phủ và các cơ quan liên
quan, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi
quốc tế (Hepl Age International) đã thực hiện đề tài: “Già hóa trong thể kỷ 21:
Thành tựu và thách thức” và được xuất bản 2012. Báo cáo đã đánh giá quá trình kể
từ khi Hội nghị thế giới lần thứ 2 về người cao tuổi thực hiện kế hoạch hành động
quốc tế Madrid về người cao tuổi. Nhiều ví dụ minh họa về những chương trình
đổi mới đã đáp ứng thành công các mối quan tâm của người cao tuổi được đưa ra
trong báo cáo. Bên cạnh đó, báo cáo này cũng đưa ra khuyến nghị về định hướng
tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả người
cao tuổi và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng được

hưởng những phúc lợi xã hội đó. Theo báo cáo, năm 1950, toàn thế giới có 205
triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến 2012, số người cao


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. TS. Nguyễn Quốc Anh, Chỉ số đánh giá chất lượng sống của người cao
tuổi, Tạp chí Dân số và Phát triển Số 8 (149).
2. Bùi Thế Cường (2005), Nghiên cứu phúc lợi xã hội: Nhìn lại một chặng
đường, Viện xã hội học.
3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Quyết định phê duyệt Đề án phát
triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 -2020, TTCP ký ngày 25 tháng
3 năm 2010.
4. Cục Bảo trợ Xã hội (2011), Cẩm nang hỏi đáp chính sách đối với người
cao tuổi, Nxb Lao động – Xã hội.
5. Cục Bảo trợ Xã hội (2011), Hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội, Nxb
Thông tin và Truyền thông.
6. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Đào Văn Dũng (chủ biên) (2012), Công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe nhân dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Phạm Huy Dũng (2006), Lý thuyết thực hành công tác xã hội trực tiếp,
Đại học Thăng Long.
9. Đàm Hữu Đắc (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ
xã hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
10.Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lý học phát triển, giai đoạn thanh niên
đến tuổi già, NXB Chính trị Quốc gia.
11.Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.

12.Nguyễn Ý Đức, Vấn đề người cao tuổi, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.


13.Nguyễn Thị Kim Hoa (Chủ biên) (2012), Công tác xã hội với người cao
tuổi.
14.Nguyễn Thế Huệ (2005), Hệ thống các văn bản chính sách của Đảng và
Nhà nước về người cao tuổi Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Viện
nghiên cứu Hội người cao tuổi Việt Nam.
15.TS. Nguyễn Thế Huệ (2008), Người cao tuổi và già làng trong phát triển
bền vững Tây Nguyên, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
16.Nguyễn Thế Huệ (2009), Chất lượng dân số cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay. Tạp chí Cộng sản, số 11.
17.Nguyễn Thế Huệ, Chăm sóc người cao tuổi ngoài gia đình, từ thực tiễn
đến lý luận, Tạp chí Người cao tuổi, tháng 5/2013.
18.Đỗ Thu Hương (2013), An sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam,
Tổng cục thống kế số 3.
19.Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội.
20.Hoàng Khánh, Hoàng Văn Ngoạn (2009), Giáo trình sau đại học: Quản
lý sức khỏe người cao tuổi, Nxb Đại học Huế.
21.ThS. Nguyễn Thị Thái Lan – TS. Bùi Thị Xuân Mai (2011), Giáo trình
công tác xã hội cá nhân và gia đình, Nxb Lao động – Xã hội.
22.Liên hợp quốc (2006), Triển vọng dân số thế giới.
23.Vũ Đặng Cảnh Linh (2009), Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc
người cao tuổi ở Việt Nam, NXB Dân trí, Hà Nội.
24.Đặng Vũ Cảnh Linh , Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi
Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng.
25. Bùi Thị Xuân Mai (2008), Tổ chức thực hành thực tập Công tác xã hội –
Từ lý thuyết đến thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào



tạo Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển”- Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
26.Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên) (2010), Giáo trình nhập môn công tác xã
hội, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
27.Nhật Minh, Phương Dung, Tốc độ dân số Việt Nam đang ”phi mã: Ba
thách thức lớn, ngày 27/2/2013.
28.Phan Trọng Ngọ (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại
học Sư Phạm.
29.Trịnh Thị Nguyệt (2014), Tìm hiểu hoạt động chăm sóc hỗ trợ cho người
cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn Hà Nội, luận
văn Thạc sỹ Công tác xã hội.
30.Vũ Thị Nho (2008), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
31.Nguyễn Thị Oanh (1997), An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Đại học
Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh.
32.Nguyễn Thị Oanh (1998), Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
33.Trần Thị Mai Oanh (2000), Mô hình ốm đau và hành vi tìm kiếm sức
khỏe của người cao tuổi ở một vùng nông thôn Việt Nam, luận văn Thạc
sỹ y tế công cộng, Viện Karonlinska Thụy Điển.
34.Lê Văn Phú (2004), Nhập môn Công tác xã hội, Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
35.Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật người cao tuổi, Số
39/2009/QH12, ngày 23/11/2009.
36.Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Già hóa dân số và người cao tuổi
ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách.


37.Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế
(Hepl Age International) (2012): Già hóa trong thể kỷ 21: Thành tựu và

thách thức.
38.Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu
xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39.Dương Chí Thiện (1996), Mấy vấn đề ruộng đất và an sinh xã hội đối với
người già ở nông thôn hiện nay.
40.TS Đặng Lộc Thọ (chủ biên)(2014), Giáo trình công tác xã hội đại
cương (Dùng trong đào tạo công tác xã hội trình độ cao đẳng), Nxb Lao
động.
41. Trần Đình Tuấn (2010), Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
42.Trần Hữu Trung – Nguyễn Văn Hồi (2011), Tài liệu hướng dẫn xây dựng
mô hình Trung tâm công tác xã hội và nghiệp vụ quản lý trường hợp,
Nxb Thống kê.
43.Trung tâm Từ điển học (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
44.Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Hà Tây (2003), Thực trạng
người cao tuổi tại Hà Tây.
45.Viện Nghiên cứu NCT Việt Nam (2007), Người cao tuổi và bạo lực gia
đình
46.Viện nghiên cứu NCT Việt Nam (2010), Nâng cao chất lượng hoạt động
của Hội người cao tuổi Việt Nam trong thời kỳ mới
47.www.bachkhoatoanthu.gov.vn

TÀI LIỆU TIẾNG ANH


48.Annette L. Fitzpatrick, Neil R.Powe, Lawton S.Cooper, Diane G. Ives và
John A.Robbins (2004) , Barriers to Health Care Acces Among the
Elderly an Who Perceives Them”(Những rào cản chăm sóc sức khỏe
NCT và nhận thức về chúng.

49.Chanitta Soommaht, Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon
Kaen (2009), Developing Model of Health Care Management for the
Elderly by Community Participaton in Isan”(Xây dựng mô hình quản lý
chăm sóc SK cho NCT có sự tham gia của cộng đồng tại Isan).
50.Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern (2008), Evaluating a
community – based participatory research project for elderly mental
healthcare in rural America (Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham
gia của cộng đồng về CSSK tâm thần cho NCT nông thôn Mỹ).



×