Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiet 4-Nghi luan xa hoi va nghi luan van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.39 KB, 3 trang )

Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC
Tuần:1 Ngày Soạn: 29/07/09
Tiết: 4 Ngày dạy: /08/09
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Phân biệt được nghị luận xã hội và nghị luận văn học ở các phương diện: đặc điểm, yêu cầu và
các dạng đề quen thuộc.
- Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn nghị luận theo đặc điểm và yêu cầu nêu trên.
- Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp hướng dẫn HS đọc, trao đổi, thảo luận, GV tóm
tắt, điều chỉnh, khắc sâu kiến thức, kết luận..
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, SGV, các đề văn nghị luận, nghiên cứu tài liệu, soạn giảng.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập soạn của học sinh.
2. Giới thiệu bài mới:
Lời vào bài:
3. Nội dung:
Hoạt động Thầy - Trò Nội dung truyền đạt Bổ sung
GV cho HS tìm hiểu vai trò và tác
dụng của văn nghị luận đối với lịch sử
dựng nước và giữ nước.

Văn nghị luận có vai trò như thế nào
trong lịch sử dân tộc?
Hãy kể một vài tác phẩm văn nghị
luận có vai trò dựng nước trong lịch
sử dân tộc?
 Nếu nhìn từ đề tài có thể chia văn
nghị luận thành mấy loại?


I. Nghị luận xã hội và nghị luận văn học:
1. Vai trò của văn nghị luận trong lịch sử dân tộc:
Văn nghị luận đã từng tồn tại và có tác dụng vô cùng
to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
a. Trong giữ nước: Thể hiện:
+ Lòng yêu nước nồng nàn (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc
Tuấn)
+ Tinh thần tự hào, tư tưởng nhân nghĩa (Đại cáo bình
Ngô - Nguyễn Trãi)
+ Ý chí tự lập, tự cường, khát vọng hoà bình và tinh
thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (Tuyên ngôn
độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí
Minh)

Phản ánh tư tưởng yêu nước, chống xâm lăng
b. Trong dựng nước: Thể hiện :
+ Khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng
cường, độc lập (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn)
+ Tư tưởng coi trọng người hiền tài (Bài kí để danh
tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba –
Thân Nhân Trung soạn thảo, 1484; Chiếu cầu hiền –
Ngô Thì Nhậm)
+ Phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan niệm của cha
ông về văn chương nghệ thuật (Tựa Trích diễm thi tập
– Hoàng Đức Lương; Thi nhân Việt Nam – Hoài
Thanh)

Phản ánh tinh thần và ý chí của ông cha ta trong
công cuộc xây dựng đất nước.
2. Phân loại văn nghị luận:

Đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu nhìn từ đề tài,
GV. Kha Chí Công
Trang 11
Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu mục II.
Yêu cầu HS chỉ ra những đặc điểm của
mỗi loại đề cụ thể đó.
Đề 1: Dân tộc ta có truyền thống "Tôn sư
trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy
được nối tiếp như thế nào trong thực tế
cuộc sống hiện nay?
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu
ban đầu là người khách qua đường, sau trở
nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục
biến thành ông chủ nhà khó tính.
Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?
Đề 3: Ý kiến của anh chị về câu thơ
của Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào
hỡi bạn?”
Đề 4. Học bài thơ Thuật hoài của Phạm
Ngũ Lão, có bạn cho rằng: sự hổ thẹn của
tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có
bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện
một hoài bão lớn lao của người thanh niên
yêu nước.
Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).
Đề 5: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết
“Vì chưng hay ghét cũng là hay
thương” ( Lục Vân Tiên). Em hiểu ý
thơ trên như thế nào? Hãy viết bài văn

bàn về lẽ ghét thương trong cuộc sống
hằng ngày.
GV tổ chức và hướng dẫn HS luyện
tập.
GV yêu cầu HS chọn 2 bài, một về
có thể chia làm 2 loại.
- NLXH: Những bài văn bàn về các vấn đề XH –
chính trị.
- NLVH: Những bài văn bàn về vấn đề văn chương -
nghệ thuật.
Nhìn chung cả 2 loại đều nhằm phát biểu tư tưởng,
thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp
về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, văn
học,… với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ,
thuyết phục.
II. Các dạng đề văn nghị luận:
1. Đề nghị luận xã hội:
- NL về một tư tưởng đạo lí: Thường là một câu danh
ngôn, một nhận định, đánh giá.
VD: Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói của
Phran-xi Ba-công: “Tình bạn là niềm vui tăng gấp
đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa” (Những vòng tay
âu yếm, NXB trẻ, 2003)
- NL về một hiện tượng đời sống: Thường bắt đầu nêu
lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được
nhiều người quan tâm.
VD: + Suy nghĩ của anh (chị) khi nghe tin những cánh
rừng vẫn tiếp tục bị cháy.
+ Anh (chị) sẽ nói những gì với người bạn thân đã
trót nghiện thuốc lá?

- NL về một vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm VH:
Thường là từ một tác phẩm để rút ra ý nghĩa XH nào
đấy.
2. Đề nghị luận văn học:
- NL về tác phẩm VH: Nhằm kiểm tra năng lực cảm
thụ văn học của người viết. Đó có thể là một tác phẩm
hoặc một đoạn trích.
VD: Vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến.
- NL về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về
lí luận, một nhận định về văn học sử hoặc về nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm.
VD: “Chí Phèo thực sự là một nhân vật điển hình”. Ý
kiến của anh (chị) như thế nào?
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
VD: NLXH:
NLVH:
GV. Kha Chí Công
Trang 12
Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC
NLXH, một về NLVH. Nếu được, yêu
cầu HS phân tích chỉ ra các đặc điểm
của mỗi loại văn nghị luận đó.
Tương tự với bài 1, nhưng về đề văn
nghị luận. Làm việc theo nhóm
Bài tập 2:
NLVH:
+ Em hãy pt bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân
Diệu.
+ Phân tích bài thơ “ Vội vàng” để thấy được quan

niệm về cái đẹp và tâm hồn của nhà thơvề cái đẹp.
+ VHVN giai đoạn 1945 – 1975 mang đậm chất sử thi
và cảm hưng lãng mạng. Qua một số TP mà em đã
đuợc học hãy làm sáng tỏ nhận địng trên.
NLXH:
+ Giải thích câu nói của nguyên thủ tướng chính phủ
Ohạm Văn Đồng : “ Lao động là vinh quang”.
+Bình luận câu “ Uống nước nhớ nguồn ”.
4. Củng cố:
- Nắm vững đặc điểm và đối tượng của hai loại văn nghị luận.
- Các dạng đề và đặc điểm của mỗi dạng đề.
5. Dặn dò:
* Bài cũ:
- Học bài cũ
- Làm bài tập 2 SGK trang : 22.
* Soạn bài mới: Về nhà soạn trước bài “Tuyên ngôn độc lập” (Vài nét tiểu sử, sự nghiệp văn
chương)
6. Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
GV. Kha Chí Công
Trang 13

×