Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiểu luận môn Bảo hiểm Hàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.21 KB, 6 trang )

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Khoa Kinh tế

Tiểu luận môn Bảo hiểm Hàng hải
Nội dung

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BẢO HIỂM HÀNG HẢI CỦA PVI
Sinh viên:

Nguyễn Vũ Thịnh

Mã SV:
Lớp:

1


Lời mở đầu
Nền kinh tế hàng hóa trên thế giới tăng lên từng ngày, kéo theo đó là sự tăng trưởng
của các loại hình dịch vụ vận tải. Vận tải biển là ngành có thế mạnh với việc vận chuyển
được một lượng hàng hóa lớn nhất, đi xa nhất. Đi kèm với điều này là sự xuất hiện của các
công ty bảo hiểm hàng hải. Bởi lẽ, với lượng hàng hóa lưu thông rất lớn, bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng cần được đảm bảo quyền lợi của mình khi rủi do xảy ra.
Bảo hiểm hàng hải từng là một trong những nghiệp vụ mang lại doanh
thu khá cao cho các DN bảo hiểm phi nhân thọ, nhưng những năm gần đây, các chủ
tàu gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh trực tiếp với các hãng tàu nước
ngoài, giá cước vận chuyển giảm, trong khi các quy định ràng buộc, tiêu chuẩn
đối với thuyền viên trên tàu tăng lên…, nên nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cũng bị
tác động không nhỏ
Tuy nhiên, vì đây là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống và khá ổn định nên dù khó


khăn, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đang tìm cách khắc phục, khơi thông nghiệp vụ
này.
Những doanh nghiệp có thế mạnh và có thị phần lớn về bảo hiểm hàng hải tại thị trường
Việt Nam là Bảo Việt, Bảo Minh, PTI, BIC…và PVI
Trong đó công ty cổ phần PVI thực hiện chức năng kinh doanh trong 4 lĩnh vực cốt
lõi:
- Tổng công ty Bảo hiểm PVI kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
- Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI kinh doanh tái bảo hiểm
- Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ PVI hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu
tư tài chính
- Công ty Cổ phần Phát triển Tài sản Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quản lý và
phát triển các tài sản và dự án
Bài viết này chỉ đánh giá hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải của PVI

2


Đánh giá hoạt động kinh doanh
1.

Doanh thu được lấy từ hồ sơ năng lực của PVI

A, Khách hàng trong ngành dầu khí
STT

1

Nghiệp vụ

Số lượng

tàu

Tổng giá trị bảo
hiểm (USD)

Phí bảo hiểm
(USD)

Thân tàu (các tàu)

19

286,843,000

2,662,315.00

Thân tàu (các giàn)

2

48,000,000

1,002,432.00

Khách hàng

VSP

P&I
2


PTSC Marie

3

PTSC PS

4

PV Trans

5

PV Drilling

Thân tàu

862,594.98
16

71,650,000

P&I
Thân tàu

194,732.17
1

15,000,000


P&I
Thân tàu

296,312.50
176,660.00

2

80,600,000

P&I
Thân tàu

620,688.53

305,992.43
187,990.23

1

190,000,000

P&I

1,469,297.00
136,010.24

B. Khách hàng ngoài ngành dầu khí
STT


Khách hàng

Tên tàu

Tổng dung
tích/Trọng tải

Mức trách nhiệm

1

Inlaco

Aquamarine

4095/6500

7,100,000

2

Vitranschart

VTC Star

13.750/22.273

7,450,000

3


VINASHIN

Vinashin Sun

12.668,67

9,670,000

4

VOSCO

Đại Việt

25.124/37.432

48,000,000

3


5

Vinalines

VN Sapphire

11.997/14.101


7,100,000

6

VOSCO

Diamond Star

17.130/27.000

12,702,518

7

Công ty hợp tác với lao đông
nước ngoài
phía Nam

Thanh Thủy

4.095/6.500

6,300,000

8

Inlaco

Thanh Ba


4.765/7.445

5,500,000

9

Cong ty vận tải biển III

Mỹ Thịnh

8414/14.348

5,100,000

10

VOSCO

Vega Star

13.713/22.035

6,374,680

11

Công ty
TNHH Hoàng Đạt

HODASCO 09


2.546/4.367

3,800,000

Các con số trên đã cho thấy quy mô tốp đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm
hàng hải. Mặc dù đã có những lúc thị trường bảo hiểm trên thế giới tụt dốc, nhưng chỉ xét
trong nước, PVI vẫn là số 1.
Năm 2007, PVI chiếm 39.56%, tạo ra một khoảng cách rất xa so với doanh nghiệp
đứng sau là Bảo Việt (27.86%). Khoảng thời gian sau đó là khủng hoảng kinh tế thế giới
kéo theo sự sụt giảm về hầu hết các con số liên quan đến ngành hàng hải. Do đó, hoạt động
bảo hiểm của PVI bị chịu tác động rất nhiều, nhưng doanh nghiệp đã nỗ lực giữ được thị
phần ổn định. Đến năm 2015 thì đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, doanh thu khai thác phí
bảo hiểm hàng hải 2016 đạt 900 tỷ.
3. Đánh giá
Nếu chỉ xét ở thị trường trong nước thì việc kinh doanh bảo hiểm hàng hải của PVI
là rất tốt, giữ được thị phần lớn trong nhiều năm, qua những thời điểm kinh tế không ổn
định, đi xuống. Đó là nhờ vào việc doanh nghiệp tận dụng được những lợi thế của mình, đó
là:
+ Doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, do đó từ những mỗi
quan hệ khách hàng đã có sẵn được đi vào khai thác hiệu quả hơn

4


+ Giá cước vận tải biển, giá dầu mỏ, giá tàu,… đang tăng lên, ổn định trở lại tạo đà
cho hoạt động bảo hiểm hàng hải tăng
+ Các chính sách của Chính phủ làm điểm tựa cho các doanh nghiệp trong toàn
ngành
Bên cạnh đó những thách thức mà doanh nghiệp gặp phải:

+ Để duy trì được vị thế là công ty bảo hiểm phi nhân thọ tốp đầu, doanh thu của
BHHH phải bù lỗ cho các loại hình bảo hiểm khác. Điển hình là trong hai năm 2015 và
2016, tỷ lệ bồi thường cho mảng bảo hiểm tài sản của PVI tăng mạnh do giải quyết hậu quả
việc gây rối ở Đồng Nai, Bình Dương và Hà Tĩnh.
+ Dựa vào PVN để duy trì những khách hàng quen thuộc mặc dù đã tiễn hành cổ
phần hóa nhiểu năm.
+ Sức ép cạnh tranh lớn: Ngoài sức ép từ các doanh nghiệp trong nước, giờ đây tại
Việt Nam đang có sự xuất hiện của những ông lớn bảo hiểm nước ngoài như AIG,…

5


Lời kết
Kinh tế muốn phát triển nhất định phải hướng ra biển. Do đó, các dịch vụ hàng hải sẽ ngày
một tăng lên. Để có thể giữ được thị phần trong nước, doanh nghiệp cần tiếp tục tận dụng
những lợi thế và hạn chế các thách thức.
Hoàn thiện tốt nhất bộ máy quản lý:
Đây là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp có tiền thân
là doanh nghiệp Nhà nước.
Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm P&I của các khách hàng ngoài ngành dầu khí.
Xây dựng vị thế trong nước vững chắc để có thể phát triển ra các nước trong khu
vực.

Ngày 30/04/2018

Người viết, Nguyễn Vũ Thịnh

6




×