Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận môn luật ngân hàng Một số quy định về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.05 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống tổ chức tín dụng ln đóng vai trị quan trọng chủ lực đối với nền kinh tế.
Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang xây dựng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và tham gia ngày càng sâu vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong
xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa với nhiều cạnh tranh này, các loại hình nghiệp vụ
kinh doanh ngân hàng ngày càng đổi mới¸ đa dạng hóa và hồn thiện hơn.
Là một trong những hoạt động tín dụng truyền thống, nghiệp vụ bảo lãnh bắt đầu được
sử dụng rộng rãi trên thế giới từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước. Nó đóng vai trị
quan trọng trong giao dịch kinh tế tồn cầu, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh xuất
nhập khẩu và thương mại quốc tế. Và kể từ đó đến nay, với khả năng ứng dụng rộng
rãi, vị trí của bảo lãnh ngân hàng ngày càng được củng cố một cách chắc chắn.
Ở nước ta, bảo lãnh ngân hàng xuất hiện từ thập kỷ 80 và được đề cập đến trong các
văn bản pháp luật nhưng cịn mang tính chất như là một công cụ hỗ trợ do Ngân hàng
Nhà nước thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp quốc doanh vay vốn nước ngoài để
phát triển. Thế nhưng đến giai đoạn hiện nay, bảo lãnh ngân hàng thật sự trở thành một
biện pháp hữu hiệu, được sử dụng rộng rãi cho các cá nhân và doanh nghiệp nhằm bảo
đảm nghĩa vụ của mình. Trong kinh doanh ngày nay, bảo lãnh ngân hàng luôn được
xem như tấm giấy thông hành cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả
chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của doanh nghiệp mà còn tạo
điều kiện cho các đối tác kinh doanh có cơ sở để tin tưởng hơn. Hoạt động này không
1
1


chỉ đem lại nguồn thu ngày càng lớn cho các tổ chức tín dụng, mà quan trọng hơn nó
đem lại sự tin tưởng của các chủ thể khi giao kết hợp đồng.
Với vai trò như vậy, bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động
tích cực trong việc thúc đẩy các loại giao dịch (tài chính lẫn phi tài chính, thương mại
lẫn phi thương mại). Từ đó, nó chính là chất xúc tác thúc đẩy các hoạt động thương
mại, dân sự trong nước và quốc tế ngày càng phát triển.


Với đề tài “Một số quy định về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng”, trong
q trình làm cịn hạn chế về kiến thức, tài liệu và thời gian nên chúng tôi không tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý và phản hồi tích cực từ
cơ và các bạn.

2

2


MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ
BẢO LÃNH NGÂN HÀNG CỦA CÁC TCTD

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1. Khái niệm:
Bảo lãnh theo pháp luật thực định là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ
khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình. (Điều 361 Luật dân sự
Việt Nam 2005)
Theo định nghĩa này, sự bảo lãnh được hiểu là hành vi bảo lãnh mang tính chất đối vật.
Nghĩa là bảo lãnh bằng tài sản hoặc thực hiện một công việc nhất định chứ khơng gồm
bảo lãnh bằng uy tín.
Mặt khác, bảo lãnh ngân hàng cũng là một loại hình bảo lãnh. Do vậy, nó vừa phản ánh
các thuộc tính chung của bảo lãnh với tính chất là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân
sự, vừa thể hiện những nét đặc thù của một hình thức bảo lãnh manh tính chất của hoạt
động thương mại. Như vậy, bảo lãnh được định nghĩa như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với
bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách
hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
3

3


nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho
tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. (Khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng
và khoản 1 Điều 2 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số
26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006)
Định nghĩa này đề cập đến hai nội dung:
Thứ nhất, trong bảo lãnh ngân hàng, tồn tại cam kết bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng
(người bảo lãnh) với bên có quyền về việc người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản
thay cho khách hàng (người được bảo lãnh) khi người này không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ của họ với bên có quyền.
Thứ hai, trong bảo lãnh ngân hàng, khách hàng phải nhận nợ với tổ chức tín dụng và có
nghĩa vụ hồn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
Như vậy, trên phương diện luật học, hoạt động bảo lãnh làm phát sinh hai mối quan hệ
pháp luật. Hai quan hệ pháp luật này có ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Đó là:
Quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh, phát sinh giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh với khách
hàng là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tài sản trong một trái vụ cần được đảm bảo.
Quan hệ hợp đồng bảo lãnh phát sinh giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh với bên có quyền.

2. Đặc điểm:
Do là một loại hình bảo lãnh đặc biệt nên bảo lãnh ngân hàng vừa có những đặc điểm
của bảo lãnh nói chung, đồng thời cũng chứa đựng những đặc điểm riêng để phân biệt
với những hình thức bảo lãnh khác.
a) Về bản chất pháp lý, bảo lãnh ngân hàng là một loại giao dịch thương mại đặc thù.
4

4



Tính chất thương mại: hoạt động bảo lãnh này vừa do các tổ chức tín dụng (tư cách
thương nhân) thực hiện trên thị trường nhẳm mục tiêu thu lợi nhuận, vừa có tính chất
chun nghiệp như một nghề nghiệp kinh doanh. Do tính chất này mà hoạt động bảo
lãnh ngân hàng bắt buộc phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tính chất đặc thù: Một mặt, bảo lãnh ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện một
cách chuyên nghiệp, mặt khác khi thực hiện hoạt động, các ngân hàng phải sử dụng
đến những kĩ thuật chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhằm đảm bảo sự an tồn cho
đồng vốn bỏ ra của mình. Cũng vì lí do này mà hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp của
các ngân hàng được nhà làm luật nhìn nhận như là một hoạt động kinh doanh có điều
kiện và do đó phải được cấp phép hoạt động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngồi ra, tính chất đặc thù còn thể hiện ở chỗ hoạt động kinh doanh này thường chịu
sự chi phối của một số quy tắc pháp lý đặc thù chỉ áp dụng riêng cho hành vi này như:
quy tắc thủ tục bảo lãnh, phí bảo lãnh, giới hạn bảo lãnh, các chế tài áp dụng với bên vi
phạm…
b) Về chủ thể, hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do loại chủ thể đặc biệt là
tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng) thực hiện.
Pháp luật quy định như vậy bởi vì bản thân hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một loại
hình kinh doanh có độ rủi ro cao. Chỉ có các tổ chức tín dụng kinh doanh ngân hàng
chun nghiệp thì mới có đủ các điều kiện về vốn, trình độ chun môn kĩ thuật nghiệp
vụ và kinh nghiệm kinh doanh để thực hiện loại hoạt động bảo lãnh đặc thù này.
c) Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng khơng chỉ có tư cách là người bảo
lãnh đơn thuần mà cịn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.

5

5


Vì thế, các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bảo lãnh trong quan hệ

bảo lãnh ngân hàng cũng khơng giống hồn tồn với quy định đối với người bảo lãnh
trong quan hệ bảo lãnh dân sự thuần túy.
d) Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả là tạo lập hai hợp đồng, gồm
hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/ cam kết bảo lãnh.
Hai loại hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau
nhưng vẫn hoàn toàn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như quyền,
nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

II. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1. Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng:
Nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bao gồm sự gắn kết giữa hai loại hợp đồng:
hợp đồng bảo lãnh được kí kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và hợp đồng
dịch vụ bảo lãnh được kí kết giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh.

6

6


Ghi chú
(1): Hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (ký kết giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được bảo
lãnh)
(2): Hợp đồng bảo lãnh (ký kết giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh –
bên có quyền)
(3): Hợp đồng có nghĩa vụ tài sản cần được đảm bảo (phát sinh giữa khách hàng được
bảo lãnh với bên có quyền – bên nhận bảo lãnh)
Theo sơ đồ trên, cấu trúc chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm:
Bên bảo lãnh
Bên được bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnh

a) Bên bảo lãnh:
Bên bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là tổ chức tín dụng có đủ những điều
kiện theo luật định. Các tổ chức tín dụng này bao gồm ngân hàng thương mại nhà
nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tại Việt Nam, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác, ngân
hàng chính sách và một số tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng. Nếu bên nhận bảo lãnh trong quan hệ
bảo lãnh ngân hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì bên bảo lãnh chuyên nghiệp chỉ
có thể là các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế (Điều 3 Quy chế bảo
lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày
26/06/2006)
7

7


Trên nguyên tắc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, pháp luật quy
định mỗi tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chuyên nghiệp cho
đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng.
Có đăng kí kinh doanh nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và nghiệp vụ này phải ghi rõ
trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh được cấp. Khi đó, tổ chức tín dụng sẽ có tư
cách pháp nhân, có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để tham gia một cách
độc lập vào các quan hệ pháp luật, thông qua hành vi của những ngưởi đại diện hợp
pháp của tổ chức tín dụng (được quy định rõ trong Điều 12 Luật các tổ chức tín dụng
2010)

b) Bên được bảo lãnh:
Bên được bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là khách hàng được tổ chức tín
dụng bảo lãnh, quy định tại Điều 4 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo

Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006)
Theo quy định hiện hành, các chủ thể trên muốn được tổ chức tín dụng xem xét và
chấp nhận bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
Mục đích đề nghị TCTD bảo lãnh phải hợp pháp
Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được TCTD bảo lãnh trong thời hạn cam
kết.

8

8


Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của VN nếu khách hàng đề nghị bảo lãnh là
tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, pháp luật
còn quy định giới hạn bảo lãnh đối với khách hàng, theo đó tổng số dư bảo lãnh của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín
dụng. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh nước ngoài khơng được vượt q 15% vốn tự
có của ngân hàng nước ngoài. Số dư bảo lãnh này bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các
cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín
dụng trả ngay được khách hàng kí quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán
(Điều 7 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐNHNN ngày 26/06/2006). Sau khi xem xét các điều kiện và giới hạn bảo lãnh trên, việc
chấp nhận bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh là quyền của các tổ chức tín dụng.

c) Bên nhận bảo lãnh:
Bên nhận bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng là các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Ví dụ trong bảo lãnh
hợp đồng tín dụng, bên nhận bảo lãnh chính là người cho vay (tổ chức tín dụng); trong
bảo lãnh dự thầu, bên nhận bảo lãnh chính là bên mời thầu (chủ thầu);…

Về nguyên tắc, khi tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bên nhận bảo lãnh cũng phải
thỏa mãn một số điều kiện nhất định, bao gồm:
Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một
nghĩa vụ cần được đảm bảo.
9

9


Trên thực tế, điều kiện này thường do bên bảo lãnh đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi của
mình khi giao kết hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.

2. Các loại bảo lãnh:
a) Theo bản chất của bảo lãnh:
Bảo lãnh đồng nghĩa vụ:ngân hàng và người được bảo lãnh được xem là đồng nghĩa
vụ, tuy nhiên, khách hàng có nghĩa vụ đầu tiên, cịn ngân hàng có nghĩa vụ bổ sung,
nghĩa vụ bổ sung được thực hiện khi có các bằng cớ nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.
Bảo lãnh độc lập: cơ chế hoạt động của loại bảo lãnh này dựa trên hai quy tắc là độc
lập và hoàn tồn phù hợp. Theo đó nghĩa vụ của ngân hàng hoàn toàn tách rời với
nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện,
điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn. Tuy nhiên, tính độc lập
của loại bảo lãnh này khơng hồn tồn tuyệt đối mà phụ thuộc vào các điều kiện thanh
toán đã được quy định trong văn bản bảo lãnh.

b) Theo mục đích bảo lãnh:
Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả
nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy
đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.


10

10


Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ
thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn của mình khi đến hạn.
Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm
nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do
vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên
mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh,
bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã
ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi
thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên
nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng
của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng
vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không
thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo
lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng
đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải
hồn trả tiền ứng trước mà khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ thì tổ chức tín
dụng sẽ thực hiện thay.
“Bảo lãnh đối ứng” là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo
lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên
11


11


bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng
với bên nhận bảo lãnh.
“Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh)
đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của
bên bảo lãnh đối với khách hàng.
Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
(Điều 5 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐNHNN ngày 26/06/2006)

c) Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh:
Bảo lãnh trực tiếp: là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành bảo
lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Sau khi ngân hàng bồi thường cho
người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng trực tiếp đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp: là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng
thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành)
đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Trong loại bảo lãnh này, người
được bảo lãnh khơng bồi hồn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính
ngân hàng chỉ thị sẽ bồi hồn cho ngân hàng phát hành thông qua một cam kết gọi là
bảo lãnh đối ứng do chính ngân hàng này đưa ra. Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung
và các điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị
lại có thể truy đòi từ người được bảo lãnh.
Đồng bảo lãnh: để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh
trong một số dự án có giá trị lớn. Trong trường hợp này, một ngân hàng đứng ra đóng
12

12



vai trị đầu mối phát hành bảo lãnh chính nhưng có sự tham gia của nhiều ngân hàng
đồng minh khác. Nếu phải chi trả cho người thụ hưởng, ngân hàng chính có thể địi bồi
hồn từ các ngân hàng đồng minh theo tỷ lệ tham gia của họ dựa trên các bảo lãnh đối
ứng do các ngân hàng phát hành. Đến lượt mình, các ngân hàng này lại tiến hành truy
đòi từ người được bảo lãnh.

d) Theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh:
Bảo lãnh theo yêu cầu: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh tốn của nó là người thụ
hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành.
Bảo lãnh kèm chứng từ: điều kiện thanh tốn là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ
ba (thường là một bên có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận)

3. Phạm vi bảo lãnh ngân hàng:
- Là giới hạn của nghĩa vụ tài sản mà bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng) cam kết thực
hiện thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) đối với bên có quyền.
- Phạm vi bảo lãnh phải do bên bảo lãnh tự quyết định và phải được ghi rõ trong văn
bản bảo lãnh.
- Tổ chức tín dụng có quyền quyết định bảo lãnh cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
tài sản của khách hàng được bảo lãnh đối với bên có quyền. Các nghĩa vụ tài sản có thể
được bảo lãnh bởi tổ chức tín dụng bao gồm:
1. Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay;
13

13


2. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hố, máy móc, thiết bị và các khoản
chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư, phương án sản xuất,
kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống;

3. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà
nước;
4. Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu;
5. Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh,
như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng
trước;
6. Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận
(Điều 6 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐNHNN ngày 26/06/2006)
- Pháp luật quy định tổng giá trị các nghĩa vụ bảo lãnh vượt q 15% vốn tự có của tổ
chức tín dụng thì tổ chức tín dụng bảo lãnh phải u cầu khách hàng đề nghị các tổ
chức tín dụng khác cùng đứng ra bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh của mỗi tổ chức tín dụng
tuỳ theo sự thỏa thuận của các tổ chức.

4. Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh ngân hàng:
- Về phương diện hình thức, pháp luật quy định việc bảo lãnh phải được lập thành văn
bản, thơng thường có 2 loại: giấy đề nghị bảo lãnh và cam kết bảo lãnh. Các văn bản
này có thể phải chứng thực nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

14

14


+ Giấy đề nghị bảo lãnh là văn bản do tổ chức cá nhân có nhu cầu được bảo lãnh lập
theo mẫu quy định của tổ chức tín dụng và được gửi cho tổ chức tín dụng( hành vi này
có thể xem như hành vi đề nghị giao kết hợp đồng). Tuy nhiên ngồi tài liệu giao dịch
chính là giấy đề nghi bảo lãnh, giữa tổ chức tín dụng và khách hàng cịn kí kết với nhau
văn bản hợp đồng dịch vụ bảo lãnh/ hợp đồng cấp bảo lãnh để chứng minh sự thỏa
thuận của các bên.
+ Cam kết bảo lãnh là văn bản do tổ chức tín dụng lập theo thể thức luật định, đó có

thể là cam kết đơn phương, song phương hoặc đa phương. Nếu là cam kết đơn phương
thì gọi là thư bảo lãnh. Cịn nếu là cam kết song phương hoặc đa phương giữa tổ chức
tín dụng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và khách hàng được bảo lãnh thì được gọi là
hợp đồng bảo lãnh.
- Về phương tiện nội dung, cả hợp đồng dịch vụ bảo lãnh( hợp đồng cấp bảo lãnh) và
cam kết bảo lãnh đều phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Đối với hợp đồng dịch vụ bảo lãnh, phải có đủ các nội dung chủ yếu như tên, địa
chỉ của tổ chức tín dụng bảo lãnh và khách hang được bảo lãnh; giá trị nghĩa vũ được
bảo lãnh, số tiền bảo lãnh và mức phí bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh; mục đích bảo lãnh;
hình thức bảo lãnh bằng tài sản cho nghĩa vụ hoàn lại đối với người bảo lãnh; quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ bảo lãnh…
+ Đối với cam kết bảo lãnh (bao gồm thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh và các hình
thức khác của cam kết bảo lãnh phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế), phải hội tụ
các nội dung chủ yếu như tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng bảo lãnh, khách hang được
bảo lãnh và số tiền bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh. Ngồi ra, cam kết bảo lãnh cịn có thể bổ sung các nội dung khác như quyền và
nghĩa vụ các bên; việc giải quyết các tranh chấp phát sinh và chuyển nhượng quyền,
nghĩa vụ cho người thứ ba…
15

15


(Điều 11 Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐNHNN ngày 26/06/2006)
-Về nguyên tắc, các nội dung nêu trên của giao dịch bảo lãnh ngân hàng có thể được
sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu các bên liên quan có thỏa thuận.

5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng:

Các bên

Bên bảo lãnh
(tổ chức tín
dụng thực hiện
nghiệp vụ bảo
lãnh)

Quyền lợi
@ yêu cầu khách hàng cung cấp các
tài liệu, thơng tin về khả năng tài
chính và tài liệu liên quan đến giao
dịch được bảo lãnh.

@ thực hiện cam kết đối
với người nhận bảo lãnh
khi người được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ nghĩa
@ yêu cầu khách hàng phải có đảm
vụ.
bảo cho việc bảo lãnh của mình.
@ hồn trả tài sản đảm bảo
@ thu phí bảo lãnh theo thỏa thuận
( nếu có ) , các giấy tờ có
nhưng đúng quy định của NHNN.
liên quan cho khách hàng
@ chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp khi thanh lý hợp ðồng.
bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên
bảo lãnh đối ứng.
@ kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ
của người được bảo lãnh.

@ chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ
cho TCTD khác nếu được các bên liên

16

Nghĩa vụ

16


quan đồng ý bằng văn bản.
@ khởi kiện theo quy định của pháp
luật khi các bên có liên quan vi phạm
nghĩa vụ đã cam kết.
@ đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác
nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh
của mình cho khách hàng.
Bên bảo lãnh
đối ứng
( tổ chức phát
hành bảo lãnh
đối ứng)

@ yêu cầu khách hàng cung cấp các @ thực hiện nghĩa vụ bảo
tài liệu, thông tin về khả năng tài lãnh theo cam kết.
chính và tài liệu liên quan đến giao
dịch được bảo lãnh.

( nếu có) và các giấy tờ có


@ yêu cầu khách hàng phải có đảm liên quan cho khách hàng
bảo cho việc bảo lãnh của mình.
@ thu phí bảo lãnh theo thỏa thuận.
@ chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ
cho TCTD khác nếu được các bên liên
quan đồng ý bằng văn bản.
@ chấp nhận hoặc từ chối đề nghị
phat hành bảo lãnh đối ứng.
@ đề nghị bên bảo lãnh bảo lãnh cho
các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo
lãnh thay cho khách hàng của mình.
@ yêu cầu khách hàng trả tiền cho

17

@ hoàn trả tài sản đảm bảo

17

khi thanh lý hợp đồng.


bên bảo lãnh.
@ khởi kiện theo quy định của pháp
luật khi các bên có liên quan vi phạm
nghĩa vụ đã cam kết.

Bên xác nhận
bảo lãnh
(tổ chức xác


@ đồng ý hoặc từ chối đề nghị xác @ thực hiện nghĩa vụ bảo
nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh, lãnh theo cam kết.
khách hàng.

@ hoàn trả tài sản đảm bảo

nhận, đảm bảo

@ yêu cầu khách hàng, bên bảo lãnh ( nếu có) và các giấy tờ có

khả năng thực

cung cấp tài liệu, thơng tin có liên liên quan cho khách hàng

hiện nghĩa vụ

quan đến giao dịch được bảo lãnh.

của bên bảo
lãnh đối với bên
nhận bảo lãnh)

@ yêu cầu khách hàng phải có đảm
bảo cho việc xác nhận bảo lãnh của
mình.
@ khởi kiện theo quy định của pháp
luật khi các bên có liên quan vi phạm
nghĩa vụ đã cam kết.
@ chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ

cho TCTD khác nếu được các bên liên
quan đồng ý bằng văn bản.
@ thỏa thuận với các bên liên quan về

18

18

khi thanh lý hợp đồng


nghĩa vụ, phí, trình tự thủ tục xác
nhận bảo lãnh.
@ yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả số
tiền bên xác nhận đã trả thay.

19

19


Bên được bảo
lãnh
( khách hàng
của TCTD cấp
bảo lãnh )

@ đề nghị TCTD cấp bảo lãnh.
@ yêu cầu TCTD thực hiện đúng cam
kết bảo lãnh.


@ cung cấp ðầy ðủ, chính
xác, trung thực tài liệu,
thơng tin có liên quan theo
u cầu của bên bảo lãnh.

@ khởi kiện khi TCTD vi phạm điều
khoản đã cam kết.

@ thực hiện đầy đủ, đúng
hạn nghĩa vụ đã cam kết.

@ chuyển nhýợng quyền, nghĩa vụ
nếu các bên liên quan chấp thuận
bằng vãn bản.

@ thanh toán đầy đủ, đúng
hạn phí cho bên bảo lãnh
theo cam kết.
@ hồn trả cho TCTD gốc,
lãi, chi phí phát sinh khác
mà TCTD đã trả thay.
@ chịu sự kiểm soát của
bên bảo lãnh đối với hoạt
động có lien quan đến
nghĩa vụ được bảo lãnh.

20

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO



Giáo trình Luật Ngân hàng



Luật các TCTD



Luật NHNN



Pháp lệnh Ngoại hối 2005

 Nghị định 160/2006/NĐ-CP, ban hành ngày 28/12/2006, hiệu lực ngày 27/01/2007
 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, ban hành ngày 29/12/2006, hiệu lực ngày 27/01/2007
 Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN, ban hành ngày 26/06/2006

21

21




×