Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tập hợp bài van biểu cảm người thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.42 KB, 24 trang )

Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để
chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao
giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?
Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh
chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình
ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm
tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác.
Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong
sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa
chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh
tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại
xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe
mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay:
Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là
một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng
lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn
mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm
mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy
nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều
phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù
bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số
mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm
yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng
sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt
trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong
sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình
thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ


có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì
những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng
to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích
cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố
vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua
đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có
được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó
như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như
vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố.
Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà
bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố
như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố
ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình
thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay
biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được
vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ
muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy
sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được
tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc
chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới
những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn
học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng
tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ
học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày
dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống,

cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc
hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh
ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm
một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng
dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi
trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi
một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn,
chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ
luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để
noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang,
là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn
bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời
gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và
chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh
tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào
mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang
trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài
có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó
luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những
yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo
và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.
Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với
bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng
điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố
luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể
làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.

Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia
đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì
bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế
giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được
gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và
đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai
nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình
không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con
cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó
chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng
những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh
mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của
mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi
bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn
bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy
yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn
thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng
mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ
trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho
con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của
mình.
Bà nội của tôi yêu tôi lắm, bà rất hay để phần cho tôi những
thứ bà đi chùa hay đi chợ mua được, đôi khi chỉ là những cái
kẹo thôi. Trẻ con thì thường hay ăn kẹo với anh chị em,
nhưng tôi ăn kẹo và ăn những thứ gì mà tôi có được cùng
với bà của tôi. Bà vui lắm, tôi nhìn thấy điều đó trong ánh
mắt của bà. Tôi cũng không hiểu sao lại là như thế, nhưng có
gì ngon, có gì mà tôi cho rằng chỉ tôi mới được ăn, tôi đều

muốn chờ bà về và bà cháu tôi cùng ăn với nhau, có lẽ bà
hiểu được điều gì đó, nên bà cũng đối với tôi như thế, bà vui
và kể với mọi người ngay trước mặt tôi, tôi thấy vui và tự
hào, thấy mình lớn lắm.
Tôi chỉ ở với bà nội của tôi cho đến năm tôi học hết lớp 5,
nhưng tất cả những gì mà tôi có được với bà nội sẽ mãi ở
trong trí nhớ non nớt của tôi.
Bà nội, nhưng lại không phải bà nội, vì sao thế ? Tôi hay gọi
là bà nội nuôi, và tôi có thêm bà nội đẻ. Như thế là tôi có tới
6 ông bà, hai ông bà nội nuôi, hai ông bà nội đẻ và hai ông
bà ngoại. Tôi thật hạnh phúc phải không ?
Vì bà chỉ là bà nội mà đã nuôi bố tôi trưởng thành từ bé. Khi
bé, bố tôi được cho bà từ ông bà nội đẻ, và ở đây bố tôi trở
thành con cả. Bố tôi sống và được bà nội nuôi nuôi từ bé, từ
khi lọt lòng ấy. Còn ông bà nội đẻ thì ở xa hơn, phải đi xe
đạp mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, như thế với trẻ con chúng
tôi cũng là xa lắm, chỉ Tết thì tôi mới được về ông bà nội đẻ
để chơi thôi. Trong trí óc non nớt của tôi, cũng hình thành
một điều rất lạ, ai nuôi bố tối, ai dạy dỗ bố mẹ tôi, đó là
người gần với tôi nhất, đó là bà nội nuôi của tôi, sau này tôi
chỉ gọi là bà nội, mặc dù bà nội đẻ cũng là bà nội.
Bà nội và ông nội cũng rất khổ, vì nhà nghèo, cũng vất vả và
gian truân lắm. Ông nội ngoài việc đồng ruộng, còn kiêm
thêm cả nghề đánh chim ngói, đây chính là quãng tuổi thơ
đẹp nhất của tôi, vì tôi có ông, tôi có ông ngắn ngủi lắm, chỉ
khoảng 5 năm thôi, ông mất khi tôi mới 5 tuổi.
Bà nội có tướng khổ và tất bật, tôi cũng chưa bao giờ thấy
bà được sướng như người ta vẫn nói, có chăng chỉ là những
giây phút ngắn ngủi khi mà trong nhà có những sự kiện vui
diễn ra, còn lại là những ưu tư và phiền muộn.

Bà nội khỏe lắm, không biết ai cho bà sức khỏe, nhưng tôi
không bao giờ thấy bà ốm cả, bà luôn dậy rất sớm và làm
việc đến rất muộn mới đi nghỉ. Mẹ tôi là nàng dâu trẻ, nhưng
cũng chỉ làm được đến như bà thôi, tôi yêu bà hơn yêu mẹ,
đơn giản vì thấy bà khổ hơn mẹ tôi, trẻ con đôi khi là thế.
Bà nội cũng hay cười lắm, bà ăn trầu, răng đen nhánh, mặc
áo nâu quanh năm và chiếc áo len màu xanh cánh chả mỗi
khi đông về. Khi tôi thấy bà diện nhất thì đó chỉ là khi bà đi
chùa hay có cưới các cô/chú.
Bà nội càng khổ hơn khi ông nội tôi mắc bệnh ung thư, hai
chú đi bộ đội, ở nhà chỉ còn hai cô và mẹ tôi, cùng tôi và chị
tôi, bố tôi đi làm xa ít khi về lắm. Nhà hầu như toàn là phụ
nữ. Bà làm hết cả mọi việc của ông, của bố và của các chú.
Cho đến khi chú thứ hai giải ngũ và lấy vợ, thì đại gia đình
đã đông hơn, cũng phiền phức hơn, nhưng cũng vui hơn. Bà
cười nhiều hơn, nhưng cũng ưu tư nhiều hơn.
Khi tôi chuyển ra Hà nội ở và theo học ở đó cùng với bố, mẹ
và chị, tôi vẫn không quên ánh mắt của bà ngày đó. Bà buồn.
Trong những năm đầu khi tôi xa bà, bà vẫn giữ thói quen là
có gì ngon, từ cái kẹo,… bà đều vẫn để dành cho tôi, khi tôi
về, bà lại mang ra cho tôi, đôi khi là những cái kẹo đã chảy
nước vì để quá lâu.
Mỗi năm được về nhà vào dịp tết, tôi vui lắm vì lại được gặp
bà, gặp người thân trong gia đình.
Tôi nhớ mãi hình ảnh bà ngồi tráng bánh đa, không thể quên
được, với tôi, đó là hình mẫu của người lao động đẹp nhất
mà tôi được biết, cần mẫn lắm, thành thục lắm,…. đời
thường lắm. Tôi còn nhớ, trong chương trình học cấp 1, có
một lần có đề tài miêu tả và kể về một kỷ niệm mà em nhớ
nhất với người thân, với người mà em yêu quý. Tôi đã kể về

bà của tôi, về một tai nạn nhỏ khi bà lao động – xay bột làm
bánh. Bài văn đó được điểm thấp vì tôi kể rất lủng củng và
hình như không có gì hay ho cả vì nó là việc quá tầm
thường, nhưng tôi nhớ mãi, sẽ còn nhớ rất lâu, vì đó là điều
rất thật về bà của tôi. Hồi bé, cô giáo hay phê vào bài văn
của tôi là lủng củng, bây giờ chắc vẫn thế !
Bà nội cũng hay ăn trầu, nhổ bã trầu và nước vào ống bơ để
chân giường, mấy lần tôi làm đổ, đỏ lòe loẹt dây khắp nhà,
bà lại đi lấy tro để rắc và quét.
Với ông nội, tôi chẳng nhớ được gì nhiều, bây giờ chỉ còn
nhìn qua ảnh thờ và tưởng tượng thôi. Tôi không nhớ được
mặt ông, nhưng nhớ được dáng ông, vì tôi hay được chú cho
theo ông và chú đi đánh chim mà. Chim ngói ấy, ông là một
trong số ít người trong làng đánh chim rất giỏi. Cách đánh
chim cũng rất đơn giản. Ông làm một cái lều giống như một
đống rơm ở giữa đồng vậy, bằng lá. Và tất nhiên là có khung
lưới kèm theo chim mồi được đặt trên những cái lạt cứng
uốn cong cắm xuống đất. Chân chim có buộc dây, khâu mắt.
Khâu mắt chim để chúng bay theo chủ ý của người điều
khiển. Khi nhìn thấy từ xa đàn chim ngói chuẩn bị bay về
đồng để ăn lúa, ông sẽ ngồi trong lều ướm tầm đàn chim có
thể nhìn thấy chim mồi khi
Tuổi thơ của tôi êm đềm trôi qua với lời kể của thầy cứ như
là những giấc mơ huyền ảo. Từ những nhân vật của kho
truyện cổ tích dân gian đến các nhân vật lịch sử như: Lê Văn
Hưu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Tuệ
Tĩnh, Nguyễn Bạt Tụy, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... tôi
đã được biết ngay từ thời thơ dại ấy. Nhớ về thầy, tôi lại giật
mình kinh ngạc về trí nhớ tuyệt vời của thầy. Sau mỗi câu
chuyện, thầy đều phân tích, lý giải và rút ra những bài học

đạo đức theo cách riêng của thầy - rất nhẹ nhàng, dí dỏm và
dễ hiểu. Điều độc đáo và thú vị của thầy Khỏa là những điều
thầy kể thật gần gũi, không vay mượn điển tích phong kiến
phương Bắc như một số bậc được gọi là túc nho ở làng tôi
thuở ấy. Những điều thầy kể đều đậm dấu ấn Việt, hàm ý
nhắc nhở về cội nguồn dân tộc, những giá trị đạo lý truyền
thống đất nước xưa nay mà sử sách đã ghi chép.
Tôi yêu môn sử từ những câu chuyện của thầy. Rồi khi lớn
lên, ra đời, tôi quyết định chọn làm cô giáo dạy sử và những
kiến thức từ thầy đã theo tôi cho đến tận bây giờ. Năm rồi,
dễ hơn ba mươi năm, tôi mới có dịp về quê. Mái trường xưa,
con đường xưa, dòng sông xưa, tất cả quá đỗi thân quen và
những kỷ niệm thời thơ ấu hiện về trong trí nhớ. Một đêm
thao thức trằn trọc với bao ý nghĩ chồng chất lẫn lộn. Sáng
hôm sau, tôi lặng lẽ đi về phía cồn, nơi có một nghĩa trang
nhỏ của làng. Ôi! Thầy Khỏa của tôi! Nén hương thành kính
con xin được đốt lên tưởng nhớ thầy - người đã dạy những
bài học đạo đức đầu tiên để chúng con khôn lớn thành
người...
Trước khi chính thức trở thành một người thầy, tôi cũng đã
trải qua những năm tháng thời học sinh.
Có rất nhiều người thầy, người cô đã để lại trong lòng tôi
những ấn tượng tốt đẹp về lòng yêu thương, tận tụy... Cha
tôi cũng là một người thầy trong số đó. Tất cả đã nhen thành
ngọn lửa, cho hôm nay tôi tự hào được nối tiếp truyền thống
gia đình và được đứng trong hàng ngũ của những người
thầy!
Tôi thật khó chọn ra một ai đó để bày tỏ hết lòng tri ân và
kính trọng của mình. Đó có thể là cô giáo có cái bớt ở tay,
người cô đầu tiên khi tôi học lớp chồi. Cũng có thể là cô

giáo lớp một, người đã đánh tôi rất đau và cũng là người lần
đầu cho tôi biết nắn nót từng nét chữ... Đó có thể là thầy dạy
toán suốt bốn năm tôi học cấp 2, là con người sống nghĩa
tình nhất mà tôi được biết. Hiện thầy đã nghỉ hưu, có cuộc
sống sung túc, có hai con gái đã định cư ở nước ngoài. Đó có
thể là thầy.
Ngày xửa ngày xưa " chắc những lời kể chuyện của mẹ cứ
văng vẳng trong đầu mỗi người, không ai quên đc. " Con hãy
nhớ rằng nếu con chân thật với mọi người, con sẽ được mọi
người yêu quí" những câu giảng nghiêm khắc nhưng chứa
chan mong muốn con hiểu được sự hiểu biết cũng chẳng
quên được phải không? Nhưng đối với tôi người tôi thương
yêu nhất của tôi không phải là họ mà là người ông thân
thương của tôi. Nếu từ xa tôi có thể thấy được một cái bóng
gầy gò, nho nhỏ tôi co thể cất lên tiếng gọi : " Ông ơi! "
Đôi mắt ông đẹp biết bao! Nó nở ra cái nhìn nhân hậu, tràn
đầy yêu thương, những lúc tôi vui đạt điểm cao đôi mắt ấy
lại sáng lên như một vì sao! Còn những lúc tôi buồn đạt
điểm thấp, đôi mắt ấy lại rơi xuống 1 vài giọt nước mắt, tôi
nhìn mà cứ như những giọt máu trong trái tim ông đang rơi.
Nụ cười tươi của ông làm tan bao mệt mỏi của tôi mỗi lần
tôi đi học về. Ông đã già rồi, giọng nhỏ lắm, người khác
nghe vào chỉ nghe đc liu xiu thôi. Nhưng tôi thì khác, dường
như tôi với ông có một mối liên kết nào đó, dù là tiếng nhẹ
như cơn gió dịu tôi cũng có thể nghe thấy cả. Bàn tay ông
rám nắng, nổi lên những đường gân xanh bởi dấu ấn thời
gian nhưng chính bàn tay xấu xí đó đả nuôi tôi trưởng thành,
dạy tôi biết bao điều. Mỗi lần tôi dựa vào vòng tay đó tôi
cảm giác ấm áp, tràn trề niềm vui, hạnh phúc.
Rồi một ngày kia, ngày vực thẩm của tôi mở ra, người ông

của tôi đã ra đi . " Ông ơi! Sao ông ra đi mà không cho cháu
nói lời từ biệt,có phải là tại cháu chăng ,cháu nhớ ông lắm
ông ơi! Ông có nhớ những lần cháu vấp ngã trên con đường
cuộc đời ông đã nhẹ nhàng nâng niu cháu lên, ông có nhớ
những lần cháu và ông chơi với nhau không ! Cháu nhớ ông
lắm ông ơi!"
Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra, trước
khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà : Món quà
của sự trí thức, tuy ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn
ông đang ở bên cháu. Còn món quà kia một góc vườn nhỏ
mà ông cho cháu trồng cây ô-mai. Đã có lần cháu ước mong
nó nở ra thực nhanh để cháu có thể tặng nó bằng chính bàn
tay mình, nhưng giờ thì đã không còn nữa rồi, chị còn linh
hồn người ông dưới mái vườn ô-mai.
Mẹ ơi "Mẹ có biết con thương mẹ nhiều lắm không"
MẸ tiếng gọi thân thương ấy mỗi lần cất lên, là trong con
đầy cảm xúc, tự hào và vui sướng, tự hào vì con sung sướng
vì được làm con của mẹ, được chính mẹ sinh ra nuôi nấng,
và ấp ủ cho con thành người, hạnh phúc đâu có gì là xa xôi
phải không mẹ, khi con được gọi mẹ thì con biết con còn
hanh phúc biết nhường nào, bởi vì con chưa phải là đứa trẻ
mồ côi, con biết rằng mình vẫn còn may mắn. Tiếng gọi mẹ
thật giản đơn mà sao thiêng liêng và mầu nhiệm vô cùng,
giản đơn là vì bất cứ ai cũng gọi mẹ, thanh âm trong trẻo đầu
tiên của những đứa trẻ, cũng là gọi mẹ, mẹ như là bồ tát
quán thế âm hiện hữu trong đời cho con được gọi mẹ, con
vui cũng gọi mẹ, buồn hay đau khổ cũng gọi mẹ. con ốm
đau, bệnh hoạn hay vấp ngã trên đường đời thì đôi tay mềm
mại của mẹ xoa dịu và nâng đỡ cho con bước tiếp, mỗi khi
con được ngồi cạnh mẹ thì con cảm thấy bình yên, an ổn và

hạnh phúc nhất trần đời, trong cuộc sống của mỗi con người
thiếu vắng mẹ là một thiệt thòi to lớn nhất, ai cho con gọi
những thanh âm đầu tiên trong cuộc sống, ai cho con gọi
những lúc đói khát, ốm đau, ai nâng bước chân con trên
ngang, dọc cuộc đời, và ai sẽ ôm con mỗi lần con vấp ngã,
ấy vậy mà trong mỗi chúng ta ai hiểu và yêu thương mẹ,
sống trong hạnh phúc mà ta đâu có biết, đâu có trân trọng.
Mẹ như bồ tát có nghĩa vụ, bổn phận lo lắng, chăm sóc và
yêu thương ta, ta có bao giờ ngắm nhìn khuôn mặt mẹ, có
bao giờ hiểu những khó khăn vất vả, lo toan của mẹ. có bao
giờ nói mẹ con yêu mẹ lằm hay không. Chúng ta chỉ biết đòi
hỏi, biết giận hờn, trách móc vì để đạt được mục đích của
mình mà không hay đã làm cho mẹ của ta buồn và xin thêm
n hiều giọt nước mắt của mẹ hơn thôi.
Mẹ bấy lâu nay con vẫn cao ngạo tự hào, về thành tích về
những cái gọi là bản lĩnh của tuổi trẻ, có vốn kiến thức rộng,
có nghề nghiệp, địa vị cao trong xã hội, ta có trong tay
những công nghệ máy móc đắt tiền, những cái có thể làm ta
giàu có để ngẩng mặt nhìn đời chứ không phải tự ti, mặc
cảm, con vẫn nghĩ mình tài giỏi tuổi trẻ và tài năng của con
là đâu phải tự con mà có, tất cả những thứ đó được đổi bằng
mồ hôi, nước mắt của mẹ, đổi bằng những gánh vác đã trĩu
nặng trên đôi vai của mẹ và những nếp nhăn hằng sâu trên
khuôn mặt của mẹ, bằng tất cả những đau thương mà mẹ âm
thầm chịu đựng, với mẹ chỉ đơn giản một điều là mong con
của mình được hạnh phúc.
Mẹ con nghĩ mình đã đủ to lớn vững chắc trước những giông
bảo cuộc đời, những kiêu hãnh tự hào của con khi có được
chút thành công nho nhỏ, thật đáng hổ thẹn biết bao giống
như "thân trùm bưởi" lớn lên nhờ hút những nhựa sống từ

những cây đại thụ, con cũng lớn lên bằng "chất nhựa" sống
màu nhiệm của mẹ, con hút công sức, hút tình thương bao la
của mẹ, để có thể lớn lên và tỏa sáng, không có mẹ thì tất cả
mọi thứ sẽ không còn gía trị, không còn những khúc hát ngọt
ngào yêu dấu cho con.
Mẹ vẫn là niềm yêu thương của con nơi con vẫn gục vào
mỗi khi giông bão, những lúc mệt mỏi bất an, con lại quay
về bên mẹ. Con đã về với miền yêu thương của con để con
vẫn còn cảm nhận một điều vô giá," mẹ là điều vô giá trong
con", về để nhìn lại mẹ, để nắm đôi bàn tay đã in những nếp
nhăn cho sự trưởng thành của con cái, và để hôn lên đôi trán
mẹ, đôi măt thẩm sâu chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến
của mẹ.Mẹ mỗi lần con nhớ mẹ con lại ngắm đôi bàn tay của
mình và tự nhủ đây là đôi bàn tay của mẹ, mẹ hiện hữu một
cách mầu nhiệm trong con, trong từng tế bào, trong từng hơi
thở, trong đôi bàn tay của con, con thấy bóng hình của mẹ,
thấy trái tim của mẹ đập từng nhịp yêu thương ấm áp, con
thấy nụ cười đẹp dịu hiền của mẹ, khi đôi tay của mẹ ôm con
vào lòng con đã hiểu ra rằng mẹ là tất cả trong con. Là tất cả
những gì an lành và đẹp nh ất.
Vu lan năm nay con dâng lên mẹ lời tri ân sâu sắc, cảm ơn
cuộc đời, cảm ơn đức phật đã mang mẹ tới cho đời con, và
cảm ơn mẹ bởi vì đơn giản nhất là mẹ là mẹ của con. Mẹ là
tất cả thiện, lành, là yêu thương, là ánh sáng trong con. Xin
ngàn lần cảm ơn mẹ.
Một năm với 365 ngày dài. Mặc dù con phải vất vả để có
được cuộc sống ổn định và đóng góp một phần cho xã hội.
Hôm nay, con xin tạ lỗi vì chỉ có dịp này nhân ngày 8-3 cùng
với lòai người trên hành tinh này: cho phép con được nhớ và
nghĩ về Mẹ - người phụ nữ Việt Nam sinh ra và lớn lên trong

những ngày quê hương ngập tràn khói lửa.
Con luôn biết ! Mẹ ơi, những ngày ấy, mẹ đã sống trong
thiếu thốn, trong lo toan, trong muôn vàn những bất hạnh và
đau khổ, mất mát nhất. Những năm tháng nghèo khó ấy, Mẹ
vất vả trăm bề với phận làm dâu nhà chồng cũng nghèo khó.
Trên đồng ruộng đất trắng khô cằn thế mà sức người phụ nữ
vì chồng, vì con, Mẹ đã phải bám theo sức vóc trai tráng của
cha để một nắng hai sương xây dựng mái ấm, cái ăn, cái mặc
để chúng con lớn lên.
Bao giọt mồ hôi mẹ đã đổ xuống mảnh ruộng bạc màu để
biến thành nhựa sống cho lúa trổ bông, cho rau xanh lá, cho
hoa thơm nở, cho trái lành kết thành ngon ngọt nuôi con lớn
lên trên quê hương không giờ phút yên bình. Hết đàn anh,
đàn chị, rồi đến chúng con, đứa nào cũng chắt lấy chắt để
bầu sữa thơm ngọt mà không biết rằng sức mẹ cũng cạn
theo. Mẹ già đi lúc nào chúng con cũng không biết, thế mà
Mẹ chỉ mong cho chúng con lớn lên từng ngày. Nụ cười thỏa
mản khi thấy chúng con khóai chí, vui đùa trong bộ quần áo
mới qua biết bao cái Tết mà không hề nghĩ đến mẹ đã rất
nhiều những nỗi lo toan. Dấu chân mẹ không còn in lại trên
lối mòn bụi trắng, nhưng bóng dáng người đàn bà quang
gáng, với chiếc nón lá bạc thếch, bờ vai áo mòn rách dưới
chiếc đòn gánh mòn vai, lưng áo bạc màu…tất cả đè nặng
lên đôi chân bùn đất, nứt nẻ thế mà cả đời không bao giờ mẹ
mang được dù chỉ đôi dép hai quai. Hơi ấm của mẹ chỉ để ấp
ủ cho những đứa con của mẹ lớn lên thành người mặc dù
những đêm đông lạnh giá thiếu chăn, không mùng.
Điệu ca dao mà mẹ dốc hết trong đầm thắm đã đi vào từng
huyết quản rồi lưu lại trong đầu óc của mỗi đứa. Cả đời thế
mà chưa hề nghe mẹ than thở hồi nào và dỉ nhiên sẽ có trong

những đêm khuya trằn trọc, có thể chúng con không thể
nghe được khi chúng con say giấc. Hình ảnh người đàn bà
lam lũ, vì chồng vì con mà luôn ngọt ngào trong câu nói yêu
thương, hiền hậu trong ứng xử với bên chồng và trìu mến
mỗi khi mẹ về với ngọai…Tất cả cái gì của mẹ cũng để
chúng con thành người.
Hôm nay, chính trong từng huyết quản mà mẹ đã hun đúc
cho con, mồ hôi, lời ca, giọng hát, từng tiếng vỗ về kể cả
trách mắng xưa kia của mẹ như thong thả được khơi nguồn
và tỏa sáng trong con. Cám ơn mẹ đã từng chở che bom đạn
dưới hầm cho con nguyên vẹn hình hài. Cám ơn mẹ cho hình
thành trong tâm hồn con nhiều lắm yêu thương và xúc cảm
trước hình ảnh đáng thương và can đảm tự tin trên mọi nẽo
đường đời.
Tại sao trong mật năm dài để chỉ có một ngày 8-3 con nhớ
về mẹ - người phụ nữ thời kỳ chiến tranh, nuôi chồng, nuôi
con trong điều kiện ngặt nghèo, thiếu thốn, bệnh tật và muôn
vàn thảm cảnh hẩm hiu cho thân phận yếu đuối mà không
gục ngã dù mẹ là đàn bà.
Cám ơn đời đã dành cho mẹ tôi và những bà mẹ, người vợ,
người chị và những đứa em gái một ngày để tưởng nhớ, để
tôn vinh công ơn sinh thành, dưỡng dục cho thế hệ mai sau.
Phận chúng con, dù trai hay gái cũng là con của mẹ. Thời
buổi yên bình, nhiều tiện ích, ít lo toan, dư cái ăn, thừa cái
mặc, muốn đi đâu cũng có xe máy, ô tô…thế mà ngôi mộ
chưa xây được ấm cúng cho mẹ chỉ trong năm dài vào ngày
25 tháng Chạp âm lịch chỉ còn một mình con chở theo cháu
nội của mẹ về thăm mộ và thỉnh cầu mẹ về ăn Tết với gia
đình chúng con. Bởi vì, các anh em của con tất cả đều đã về
cùng mẹ sau trận bom tàn khốc của quân thù. Bây giờ, trước

di ảnh của mẹ, không hiểu sao tất cả những gì thuộc về mẹ
lại lần lượt chảy về trong trí nhớ của con. Con phải làm gì
cho những người đàn bà còn lại trên thế gian này được hạnh
phúc phải không mẹ. Vì họ cũng như mẹ ngày xưa, phận đàn
bà chỉ biết khóc khi bị ức hiếp, chỉ biết vì con mà xã thân
trong tất cả mọi công việc để mang lại sự sống mà chính mẹ
đã tạo ra. Đối với con, người đàn bà – người mẹ nào cũng
đáng trân trọng và tự nhũ lòng không làm cho mẹ phật ý đối
với người đàn bà hiện là một nửa của con. Nhân ngày này,
con không có gì để tưởng nhớ mẹ bằng những dòng tâm
huyết và lời hứa tất cả phải vì một nửa của con, đại diện cho
hình tượng người phụ nữ đáng quý nhất trên đời này.
Con cố gắng làm mẹ vui lòng dù biết rằng thân xác của mẹ
trong mấy chục năm qua đã trở về cát bụi, nhưng con tin ánh
mắt dịu hiền của mẹ vẫn dõi theo con đến suốt cuộc đời. Bởi
vì giọng nói thiết tha, điệu ca vằng vặc của người đàn bà
hiện hữu với cháu ngọai, cháu nội của người ấy sao cũng
giống mẹ vô cùng.
Con xin dâng đóa hoa sứ trắng lên mẹ. Còn đây là đóa hồng
con xin tặng người đàn bà là một nửa đời con. Và đây là
những đóa hoa ly ly màu hồng phấn con sẽ trao lại những
đứa con gái và nhắc về cuộc đời của Mẹ - Người đàn bà đen
đúa, tay lắn chân bùn mà đối với con bao giờ cũng là hình
ảnh đẹp nhất trên cõi đời này.
Con của Mẹ.
Ngày xửa ngày xưa, trái đất tưới thắm hót ca chào mừng một
cô giáo tương lai ra đời...Thiên sứ đã giao nhiệm vụ cho cô
giáo ấy phải đưa những cô, cậu bé lần lượt lên đò sang bờ
bên kia củ kiến thức và đỉng cao của thành đạt.... Đều đặn
hằng năm cô giáo ấy lại đón rồi đưa, lại chắp thêm đôi cánh

cho mấy đứa nhóc tẹo vừa ngoan vừa dễ thương và hãy còn
ngây ngô khờ khạo bay vào trời xanh...
(trích lưu bút)
Thế đấy các bạn ạ...Thầy cô của chúng ta hàng năm đều
thầm lặng đưa đò, đưa chúng ta đến đỉnh cao của thành
đạt...nhưng có bao giờ khi thành đạt xong chúng ta đã quay
lại thăm hỏi thầy cô chưa? Phần lưu bút ở trên là của cô giáo
lớp 5 viết cho mình...bạn sẽ không biết được niềm vui của
những người thầy, người cô khi thấy học trò mình thành
đạt...và bạn sẽ càng không thể biết được cảm giác hạnh phúc
của thầy cô khi thấy những chuyến đò đã qua sông rồi nhưng
vẫn luôn nhớ đến chuyến đò năm cũ...
Nhiều khi những cử chỉ nhỏ bé của bạn thôi nhưng cũng đủ
kết thành vòng hoa tô thắm cho cái nghề cái nghiệp của thầy
cô...
20/11 lại sắp đến rồi...năm nay tôi không thể về thăm trường
được nhưng vẫn muốn gửi một chút tấm lòng theo gió, theo
mây vượt ngàn dặm để gửi đến thầy cô những lời biết ơn
trân tình nhất.....
Vượt gió, vượt mây
Vượt ngàn đại dương
Con đến bên Người......những chuyến đò thầm lặng....
"Nhất tự vi sư.. bán tự vi sư.."
Quay tới quay lui, lại một mùa 20/11 nữa về.
Từ giảng đường thênh thang bâng khuâng nhìn lại mái
trường xưa... Cuộc đời em là mười hai mùa 20/11, 12 mùa
mưa nắng, 12 mùa buồn vui.. còn thầy chỉ là cả đời đưa đò..
thầm lặng..
Em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời.. biết đứng lên
khi té ngã.. biết nhặt lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn

chân những người đi sau.
Em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống.. biết yêu gia
đình và yêu quê hương..
Thầy dạy em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng
trong sạch.. để ngẩng cao đầu với bạn bè..
Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức..
Dòng sông vẫn cứ êm trôi.. tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại
nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ.. bao
nhiêu người khách đã sang sông ? bao nhiêu khát vọng đã
vào bờ ? bao nhiêu ước mơ thành sự thực.. ? Có mấy ai sang
bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi..
Xin dành riêng nơi đây để chúng em nhìn lại dòng sông xưa,
nhìn lại thầy, nhìn lại chính bản thân mình. Và gởi tới thầy
cô lời biết ơn trân trọng nhất.

×