Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

thiết kế công nghệ và nhà máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 36 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI:

THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG CHO
NHÀ MÁY ĐƯỜNG MÍA
(ĐỊA ĐIỂM GIẢ ĐỊNH)
GVHD: NGUYỄN HỮU QUYỀN
SVTH: NHÓM 14

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2019


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI:

THIẾP LẬP TỔNG THỂ MẶT BẰNG CHO
NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG (ĐỊA ĐIỂM GIẢ ĐỊNH)
GVHD: NGUYỄN HỮU QUYỀN
SVTH: NHÓM 14
STT

HỌ VÀ TÊN



MSSV

LỚP

1

NGUYỄN THỊ THU TRANG

2005160253

07DHTP5

2

VÕ THÚY HẰNG

2005160056

07DHTP2

3

TRẦN THỊ NGỌC LAN

2005160107

07DHTP2

4


PHAN THỊ KIM DUNG

2005160026

07DHTP4


Contents
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ........................................................................................... 1
1.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƯỜNG: ...................................................... 1

1.2.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG: ....................................... 1

1.2.1.

Quy trình công nghệ: .................................................................................. 1

1.2.2.

Thuyết minh quy trình: .............................................................................. 3

CHƯƠNG II: THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG CHO NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG .. 15
2.1.

Chọn địa điểm: ................................................................................................. 15


2.1.1. Địa hình: ....................................................................................................... 16
2.1.2. Khí hậu: ........................................................................................................ 17
2.1.3. Nguồn cấp điện: ............................................................................................ 17
2.1.4. Nguồn cung cấp nước: .................................................................................. 18
2.1.5. Thông tin liên lạc: ......................................................................................... 18
2.1.6. Giao thông: ................................................................................................... 18
2.2. Cơ sở thiết kế: ..................................................................................................... 19
2.2.1. Đặc điểm khu đất: ........................................................................................ 19
2.3. Tính xây dựng: .................................................................................................... 20
2.3.1. Tính nhân lực lao động: ............................................................................... 20
2.3.2. Các công trình xây dựng của nhà máy: ....................................................... 25
2.3.3.

Tính khu đất xây dựng nhà máy: ............................................................. 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 32


0


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƯỜNG:

Đường có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng của cơ thể người. Đường là hợp phần
chính không thể thiếu được trong thức ăn của người. Đường còn là hợp phần quan trọng
của nhiều ngành công nghiệp khác như: đồ hộp, bánh kẹo, dược, hoá học... Chính vì vậy

mà công nghiệp đường trên thế giới và nước ta không ngừng phát triển. Việc cơ khí hoá
toàn bộ dây chuyền sản xuất, những thiết bị tự động, áp dụng những phương pháp mới như:
phương pháp trao đổi ion, phương pháp khuếch tán liên tục đang được sử dụng trong các
nhà máy đường.
Ở nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên thích nghi cho việc trồng và phát triển cây
mía. Đây là tiềm năng về mía, thuận lợi cho việc sản xuất đường. Nhưng trong những năm
gần đây, ngành mía đường đang gặp tình trạng mất ổn định về việc quy hoạch vùng nguyên
liệu, về đầu tư chưa đúng mức và về thị trường của đường.Vì thế sản phấm đường bị tồn
đọng, sản xuất thì cầm chừng làm cho nông dân trồng mía không bán được phải chuyển
giống cây trồng khác làm thu hẹp dần nguồn nguyên liệu mía.
Với mục tiêu và tầm quan trọng nhƣ thế thì việc thiết lập một nhà máy đường hiện đại với
năng suất cao là cần thiết. Nó giải quyết được nhu cầu tiêu dùng của con người, giải quyết
được vùng nguyên liệu, tạo công ăn việc làm cho người nông dân trồng mía, góp phần phát
triển nền kinh tế nước nhà.
1.2.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG:

1.2.1. Quy trình công nghệ:

1


Nguyên liệu

Vận chuyển

Xử lý xơ bộ
Cân – băng chuyền


Xử lý mía trước khi ép
Ép dập
Nước

Ép kiệt nhiều lần



Nước mía hỗn hợp
Làm sạch
Cô đặc

Nấu đường và kết tinh

Ly tâm

Sấy

Đường

2

Mật rĩ


1.2.2. Thuyết minh quy trình:
1.2.2.1

Vận chuyển:


Mía thu hoạch ở vùng nguyên liệu, vận chuyển bằng các loại phương tiện vận chuyển,chủ
yếu là dùng xe tải. Qua cân để xác định khối lượng và lấy mẫu để phân tích chất lượng
đường. Sau đó được cẩu lên bàn lùa và dùng máy khoả bằng để phân phối mía xuống băng
chuyền chuyển vào bộ phận xử lý mía.

1.2.2.2

Xử lý sơ bộ:

Mục đích: làm sạch mía, loại bỏ tạp chất, cặn bã bán trên thân cây mía.
Thiết bị: vòi phun nước.
1.2.2.3

Cân- băng chuyền:

Mía được xử lý hợp lý, tạo điều kiện tốt cho quá trình ép mía được dể dàng hơn.
Nâng cao được năng suất và hiệu suất ép.
Mía từ bàn lùa đổ xuống băng chuyền và được đưa vào hệ thống xử lý .Tại máy băm số 1
chuyển động cùng chiều với băng chuyền đưa đến máy băm số 2 cùng chiều với băng
chuyền. Mục đích là băm mía thành những mảnh nhỏ, phá vở tế bào mía, tạo lớp mía ổn
định.
1.2.2.4

Xử lý mía trước khi ép:
3


Mục đích:
Nhằm tạo điều kiện cho quá trình ép dễ dàng hơn, nâng cao năng suất và hiệu suất ép. Hệ
thống xử lí mía trước khi ép bao gồm các quá trình sau:

- San bằng mía: Do đưa xuống băng tải, mía ở trạng thái lộn xộn, không đồng đều, do dó
cần phải san bằng lớp mía trên băng tải, đảm bảo độ đồng đều của lớp mía, tăng mật độ
mía.
- Băm mía: Mía được băm thành từng mảnh nhỏ nhằm phá vỡ lớp vỏ cứng của cây mía làm
tế bào mía lộ ra, đồng thời san mía thành lớp ổn định trên băng tải và nâng cao mật độ mía
trên băng tải.
- Đánh tơi: Sau khi qua máy băm, lượng mía chưa được băm nhỏ còn nhiều nên chúng cần
phải qua máy đánh tơi để phá vỡ hơn nữa tổ chức tế bào của cây mía, và làm tăng mật độ
mía đưa vào máy ép. Nếu dùng máy đánh tơi, hiệu suất ép có thể tăng khoảng 1%.
1.2.2.5

Ép dập:

Mục đích:
Ép dập vừa có tác dụng lấy nước mía ra từ cây mía (khoảng 60 – 70%), vừa làm cho mía
giập vụn hơn. Đồng thời thu nhỏ thể tích lớp mía, cung cấp mía đều đặn cho các máy ép
sau, tạo điều kiện cho các máy ép sau làm việc ổn định, làm tăng năng suất, hiệu suất ép và
giảm bớt công suất tiêu hao.
Thiết bị: Máy ép dập:
Mục đích: Lấy nước mía ra từ cây mía vừa làm cho mía dập vụn hơn, thu nhỏ thể tích lớp
mía để cho hệ thống máy ép sau làm việc ổn định.
Thiết bị: Sử dụng máy ép dập hai trục, trục máy chế tạo kiểu Krajewski, trục có những rãnh
cong hình chữ Z dọc theo chiều dài trục cách đều nhau 15 cm.
Khi lắp trục phải đặt rãnh của hai trục ăn lệch nhau sao cho đỉnh răng nọ ăn với chân răng
trục kia.

4


Giá máy có độ nghiêng từ 60 – 750, sao cho mía vào máy làm với đường nối giữa tâm hai

trục một góc khoảng 750 để mía vào máy và nước thoát ra được dễ dàng.
1.2.2.6. Ép kiệt:
Mục đích:
Lấy kiệt lượng nước mía có trong cây mía tới mức tối đa cho phép.
Phương pháp ép:
Phương pháp ép khô
Đây là phương pháp ép lấy nước mía mà không sử dụng nước thẩm thấu, chỉ dùng áp lực
làm vở tế bào để lấy nước mía, do đó hiệu suất lấy đường thấp (khoảng 92 – 95%) và một
lượng nhỏ đường còn nằm trong tế bào không thể lấy ra được.
Phương pháp ép ướt
Ép mía có cho nước thẩm thâu vào bã. Gồm 3 phương pháp nhỏ:
+ Ép thẩm thấu đơn: cho nước thẩm thấu vào bã nhưng không cho nước mía loãng hoàn
lưu về giàn ép.
+ Ép thẩm thấu kép: cho nước thẩm thấu và có hoàn lưu nước mía loãng về giàn ép.
+ Ép thẩm thấu kết hợp: phương pháp này áp dụng ở các nhà máy có số bộ máy ép từ 5 bộ
trở lên, dùng cho các nhà máy muốn nâng cao công suất ép.

1.2.2.7 Làm sạch nước mía:
 Mục đích: Nước mía sau khi được trích ra khỏi cây mía có tính acid với pH=4-5,5
và chứa nhiều tạp chất khác. Làm sạch giúp trung hoà nước mía hỗn hợp, ngăn ngừa
sự chuyển hoá đường. Ngoài ra còn giúp diệt trùng, ngăn ngừa sự phát triển của vi
sinh vật.
 Phương pháp vôi hóa

5


Phương pháp vôi sử dụng để sản xuất đường phèn, đường cát vàng. Sản phẩm thu
được qua làm sạch nước mía dưới tác dụng của nhiệt và vôi.
Thiết bị gia vôi sơ bộ:

Chọn thiết bị cho vôi sơ bộ: Thân trụ, có lắp mô tơ cánh khuấy.

 Gia nhiệt 1
Nâng nhiệt độ dung dịch lên 90-1000C để tăng tốc độ phản ứng tạo keo tụ, kết tủa.
Ngay sau đó, gia vôi lần 2 nâng pHdung dịch lên 7,2-7,5. Ở pHnayf xảy ra hàng loạt
phản ứng keo tụ.
 Gia nhiệt 2
Nâng nhiệt độ dung dịch lên 103-1050C để tiếp tục tạo kết tủa và giảm độ nhớt dung
dịch, tăng tốc độ lắng.
 Phương pháp sunfit hóa và gia vôi trung hòa:
Phương pháp sunfit hóa thường sử dụng SO2 xông vào nước mía kết hợp với vôi hóa
để làm sạch. Có thể chia làm 2 dạng sau:
+ Phương pháp sunfit hóa acid: Nước mía hỗn hợp được gia vôi sơ bộ đến pH=6,26,6 và nhiệt độ 50-600C. Sau đó, SO2 được xông vào để làm giảm pH xuống 3,4-4
đi qua pH đại diện nên có nhiều keo ngưng kết. Đồng thời, SO2 phản ứng với Ca2+
tạo ra muối CaSO3. Thời gian xông SO2 rất ngắn, vì ngay sau khi tạo kết tủa sữa vôi
6


đucợ cho vào một mặt tạo thêm muối CaSO3, đồng thời trung hòa dịch đường, tránh
sự chuyển hóa đường trong điều kiện nhiệt độ cao và pH thấp.
+ Phương pháp sunfit hóa kiềm nhẹ: Nước mía hỗn hợp được gia nhiệt lên 70-750C,
và thêm sữa vôi vào nâng pH dung dịch lên 8-8,3 để tạo nhiều nhân Ca2+. Sau đó
tiến hành xông SO2 làm giảm pH đến 6-6,5. Trrong điều kiện nhiệt độ cao và nhân
Ca2+ đã hình thành trước, phản ứng tạo kết tủa CaSO3 xảy ra nhanh và mạnh mẽ.
Mục đích trung hoà:
Trung hoà nước mía hỗn hợp, ngăn ngừa sự chuyển hoá đường vì ở môi trường axit đường
dể bị chuyển hoá.
Thiết bị:
Quá trình thông SO2 làm pH giảm mạnh, ở pH này đường sẻ chuyển hoá rất lớn nên ta phải
trung hoà nhanh. Vì thế ta chọn thiết bị thông SO2 lần 1 và thiết bị trung hoà chung một

thiết bị.
*Sơ đồ thiết bị thông SO2 và trung hoà:

7


 Lắng:
Mục đích: Nhằm tách các chất cặn, bùn ra khỏi nước mía.
Thiết bị: Dạng hình trụ đáy chóp, trong thiết bị có chia các ngăn và nghiêng so với mặt
phẳng ngang 150. Bên trong có bộ phận răng cào có tác dụng đưa bã vào tâm thiết bị. Bộ
phận răng cào quay rất chậm khoảng 0,025-0,5vòng/phút.
Sơ đồ thiết bị lắng:

*Nguyên lí quá trình lắng trong nước mía:
Nước mía ở trạng thái tỉnh, khi cho chất điện li vào tạo kết tủa cặn thì chúng sẽ chịu tác
dụng của 2 lực
-

Trọng lực: kéo kết tủa đi xuống

-

Lực acsimet: đẩy kết tủa đi lên

Khi trọng lực > lực acsimet thì kết tủa sẽ lắng xuống, tốc độ lắng phụ thuộc vào sự chênh
lệch độ lớn của 2 lực, hay nói cách khác tốc độ lắng phụ thuộc vào chênh lệch về trọng
lượng giữa chất rắn (cặn) và trọng lượng chất lỏng (nước mía).
*Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng
8



-

Khối lượng riêng của các hạt lắng

-

Nhiệt độ

-

pH

 Lọc bùn
Mục đích: Nhằm mục đích thu lượng đường sót trrong bùn. Thông thường người ta sử dụng
thiết bị lọc khung bản hoặc thiết bị lọc chân không thùng quay.
Nguyên lý:
Dùng lớp lọc có nhiều lỗ để dung dịch có thể chui qua các lỗ nhỏ, bã được giữ lại trên lớp
lọc, dung dịch chui qua lớp lọc dưới áp suất dư so với áp suất bên dưới vật ngăn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc
-

Chất kết tủa.

-

Áp lực lọc hoặc độ chân không.

-


Độ dính và nhiệt độ lớp bùn.

 Tẩy màu
Mục đích: Tẩy màu nhằm mục đích hoàn thiện, loại bỏ các chất màu trong dung dịch, nhằm
chuẩn bị để dung dịch đường được trong suốt và quá trình kết tinh diễn ra dễ dàng hơn.
Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp hóa lý: Nước đường được bổ sung than hoạt tính. Than sẽ hấp phụ các chất
màu phân tán trong dung dịch ở dạng keo.
+ Phương pháp hóa học: Dựa vào khả năng oxy hóa các chất màu của khí SO2, người ta sục
khí SO2 vào nước mía sau cô đặc, các gốc mang màu sẽ bị oxy hóa làm cho nước mía mất
màu.
1.2.2.8 Cô đặc
Mục đích: Nhằm bốc hơi nước, đưa nồng độ của nước mía hỗn hợp từ 13-150Bx đến nồng
độ 60- 650Bx để tạo điều kiện cho quá trình kết tinh đường.
Các biến đồi của nguyên vật liệu:

9


+Nồng độ dung dịch tăng do sự bốc hơi nước, saccharose bị caramel hóa gây sẫm màu nước
đường.
+ Ở nhiệt độ cao, saccharose sẽ chuyển hóa thành đường glucose và fructose. Các đường
khử này bị thủy phân thành các chất màu và acid hữu cơ.
+ Một số chất không đường trong qúa trình cô đặc bị thủy phân tạo thành acid.
+ Sự tạo cặn trong thiết bị do một phần khoáng chưa được loại bỏ.
Phương pháp thực hiện:
+ Quá trình cô đặc được thực hiện ngay sau quá trình lắng lọc. Do nồng độ đường trước và
sau quá trình cô đặc khác nhau nhiều nên để giảm bớt sự biến đổi của đường và tiết kiệm
năng lượng, cần sử dụng thiết bị cô đặc nhiều nồi liên tiếp nhau. Hơi thứ (hơi nước do nước
mía bốc lên) của nồi trước sẽ được tận thu làm hơi đốt của nồi sau.

+ Trong quá trình cô đặc, nhiệt độ sôi của dung dịch đường thay đổi theo áp suất, nồng độ
đường saccharose và độ tinh của nước mía hỗ hợp. Ngoài ra, trong các nhà máy công
nghiệp, cần lưu ý đến tổn thất áp suất áp suất thủy tĩnh gây ra bởi chiều cao cột nước. Thông
thường tổn thất nhiệt của nồi trước qua nồi sau là 1-1,50C.
+ Áp suất trong nồi cô đặc giảm dần từ hiệu đầu có áp suất cao đến hiệu cuối có độ chân
không đến 580-650mmHg. Do đó, nhiệt độ trong các nồi giảm dần từ 1200C xuống 650C.

 Lọc kiểm tra (lọc ống):
Mục đích:
Tách cặn mới sinh ra và cặn còn sót. Làm tăng độ tinh khiết của mật chè, tạo điều kiện tốt
cho công đoạn sau (nấu, kết tinh, ly tâm).
Thiết bị: Máy lọc ống có dạng hình trụ đáy côn và nắp hình cầu.

10


Nguyên tắc: Nước vào từ (2) nhờ áp lực bơm đi qua lớp ống lọc (từ ngoài vào trong).Bên
ngoài ống lọc có phủ lớp trợ lọc kizengua nước mía trong chảy lên phần trên và ra ngoài
theo (4). Áp lực lọc phụ thuộc bề dày lớp bùn, có thể tăng 4-5at.
Sơ đồ thiết bị lọc ống:

1. Cửa tháo dung dịch
4. Ống tháo nước mía ra

2. Ống tháo nước vào
5. Nắp máy

6. Kính quan sát

3. Thân máy

7. Ống lọc

1.2.2.9 Nấu đường- trợ tinh:
Mục đích:
Tách nước ra khỏi mật chè, đưa dung dịch đến trạng thái quá bão hoà để thực hiện quá trình
kết tinh đường.Sản phẩm sau khi nấu đường là đường non và mật cái.
Cấu tạo thiết bị nấu đường:
Yêu cầu thiết bị:
-

Nồi kết tinh phải có đủ diện tích gia nhiệt để bảo đảm trong thời gian quy định xử lý
nguyên liệu đưa đến cần hòan thành quá trình nấu đường.

-

Kết cấu mặt gia nhiệt phải đảm bảo cho đường non tuần hoàn bình thường.

-

Hiệu suất truyền nhiệt cao và làm cho đường non nấu xong dễ thoát ra.

-

Ở phía dưới của bộ phận gia nhiệt không để các góc chết sẽ ảnh hưởng đến thao tác và
tuần hoàn.
11


Lỗ thoát đường non phải có kích thước vừa đủ (bằng khỏang 1/6-1/8 đường kính nồi)


-

để dỡ đường được nhanh, van của lỗ phải đảm bảo kính và dễ mở.
Đỉnh nồi cần phải có máy thu hơi đường để đường non hoặc nước đường không theo

-

hơi nước đi vào máy ngưng tụ làm thất thoát đường.
Trên nồi phải có ống hơi nước, ống hơi đường, ống nạp liệu, ống nước nóng lạnh, ống

-

thoát nước ngưng tụ và ống amoniac có kích thước cần thiết, van khóa của các ống phải
lắp ở chỗ dễ thao tác.
Quy định chung về thiết kế:
-

Tỷ suất tuần hoàn:2-5.

-

Tỷ số dung tích hữu hiệu giữa diện tích gia nhiệt và nồi kết tinh F /V=4-10.

-

Đường kính ống rút nước trung tâm: 1/2-1/4 đường kính nồi.

-

Tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính nồi: 0,8-2.


-

Bộ phận nạp liệu phải đều từ nhiều phía để sau khi nạp hòa đều nhanh.

Cấu tạo thiết bị kết tinh làm lạnh:
Yêu cầu công nghệ:
- Thùng trợ tinh phải có dung tích đầy đủ để trong thời gian quy định hoàn thành quá
trình trợ tinh.
- Thiết bị làm lạnh: diên tích làm lạnh phải đảm bảo trong thời gian nhất định làm lạnh
đường non đến nhiệt độ cần thiết, phải đảm bảo đường non được làm lạnh đồng đều.
- Bộ phận khuấy trộn phải có độ cứng vững đầy đủ và khuấy trộn đồng đều, tốc độ quay
khoảng 0,36-0, 5 vòng/phút.
Quá trình kết tinh: Nước làm lạnh cho vào ngược chiều. Thùng 1 làm lạnh tự nhiên
trong 12h; thùng 2, 3, 4 trong khoảng 20-22h, nhiệt độ giảm đều xuống 45oC, thùng
cuối nâng nhiệt độ lên 50-55oC trước khi ly tâm 4h.
Thiết bị trợ tinh:
Để li tâm đạt hiệu quả thì thì nhiệt độ của đường non là: 550C
+ Li tâm A, B là li tâm gián đoạn, vân tốc quay V=960vòng/phút.
12


+ Đối với li tâm non C thì dùng li tâm siêu tốc: V=1450-1870 vòng/phút.

1.2.2.10

Ly tâm

Mục đích: Quá trình ly tâm nhằm tách tinh thể đường ra khỏi mật đường bằng lực ly tâm.
Phương pháp thực hiện:

+ Máy ly tâm sinh lực ly tâm làm cho mật văng ra qua lưới ly tâm bên thành máy, còn
đường cát hạt to không lọt qua lưới nằm lại trên bề mặt lưới. Khả năng tách mật phụ thuộc
vào loại đường non và tính năng làm việc của máy ly tâm.
+ Quá trình ly tâm được chia thành hai giai đoạn:
 Giai đoạn đầu: Khi đường non đã được phân phối đều trong thùng thì tăng tốc độ máy
lên cực đại. Nhờ lực ly tâm phần lớn mật được tách ra gọi là mật nguyên. Thời gian tách
phụ thuộc vào bề dày lớp đường non, độ nhớt.
 Giai đoạn 2: Khi thấy mật rỉ thoát ra ngoài quá ít và thấy đường non còn dính nhiều mật,
cần dùng nước để rửa đường. Lượng nước được tách ra lúc này gọi là mật loãng.
Thiết bị ly tâm có hai dạng thông dụng là dạng gián tiếp và dạng liên tục.
1.2.2.11 Sấy:
Mục đích: Sấy nhằm mục đích tách lớp nước trên bề mặt hạt đường, tăng thời gian bảo
quản và tạo độ bóng sáng cho thành phẩm.
13


Nguyên lí làm khô: Đường cát sau khi ly tâm, nếu có rửa nước thì độ ẩm khoảng 1,7-2%.
Trường hợp dùng hơi nóng để rửa thì độ ẩm khaongr 0,7-1%. Cần phải có quá trình sấy để
làm giảm độ ẩm của đường. Độ ẩm cuối của đường thành phẩm là 0,2-0,2%. Nhiệt độ sấy
đường càng thấp thì chất lượng đường càng cao.
Thiết bị sấy: Có 3 dạng thiết bị sấy đường thường được sử dụng là thiết bị sấy thùng quay,
sấy tầng sôi và tháp sấy mâm.
Dùng thiết bị sấy thùng quay: Cấu tạo gồm 2 phần: phần sấy và phần làm nguội.

1.2.2.12

Bảo quản đường:

Mục đích:
-


Tạo điều kiện tốt cho quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối, buôn bán.

-

Bảo quản đường trong kho khô ráo, xếp thành từng dãy, có thể xếp cao 4-5m, độ ẩm
trong phòng 60%.

14


CHƯƠNG II: THIẾT LẬP TỔNG MẶT BẰNG CHO NHÀ MÁY MÍA ĐƯỜNG
2.1. Chọn địa điểm:

Địa điểm
đặt nhà
máy

Qua tham khảo các nguồn tài liệu địa điểm để xây dựng nhà máy đường đặt tại
tỉnh Tây Ninh bởi những lý do sau:
15


Vùng nguyên liệu mía tại xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Theo các công ty mía đường tại tỉnh Tây Ninh, chuẩn bị cho vụ chế biến 2017-2018, các
công ty, nhà máy đường đã ký hợp đồng trồng mới và chăm sóc được trên 24.500 ha mía,
tăng gần 4.000 ha so với vụ mùa 2015-2016.
Ngoài diện tích trồng mía lớn thì Tây Ninh còn có nhiều điều kiện thuận lợi, dưới đây chỉ
nêu một số thuận lợi như sau:
2.1.1. Địa hình:

Như các tỉnh thành Đông Nam Bộ khác, Tỉnh Tây Ninh cũng là vùng có địa hình chuyển
tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối
bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái
của vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình
núi,ùng gò đất và đồi thấp đỉnh rộng và bằng có lượn sóng yếu dao động từ 15 m ở các
huyện phía nam đến 115 m tại thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng và rải rác trên Huyện Tân
Châu (tuy nhiên độ cao trung bình toàn tỉnh chỉ trong khoảng 35m), vùng có địa hình bằng
16


phẳng, vùng thung lũng bãi bồi cao khoảng 1m...nhìn chung địa hình của Tây Ninh bằng
phẳng hơn so với các tỉnh Đông Nam Bộ khác trừ TP. HCM.
2.1.2. Khí hậu:
DỮ LIỆU KHÍ HẬU CỦA TỈNH TÂY NINH (1953-2019)

tháng

tháng

thán

tháng

tháng

tháng

tháng

tháng


tháng

tháng

tháng

tháng

1

2

g3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

30,5

32,2

34 ° 35 °

34,6

33,4

32 °

32 °

32 °

31,7

31,2

31 °

°C

°C

C


o

C

°C

C

C

C

°C

°C

C

20,5

21,7

23 ° 24,5

24 °

24 °

24,3


24 °

23,5

22,8

22,4

21,2

°C

°C

C

C

C

°C

C

°C

°C

°C


°C

13m

11m

24m 104

203

265

257

234

353

314

139

48m

m

m

m


mm

mm

mm

mm

mm

mm

mm

m

Ngày

Đêm

Lượn
g
mưa

C

°C

mm


2.1.3. Nguồn cấp điện:
Chỉ tiêu cấp điện theo quy chuẩn nhà nước đối với từng loại đô thị và theo từng thời kỳ:
- Năm 2010: Tổng điện năng đạt 1.626 x 106 KWh/năm. Tổng công suất đạt 428.499 KW.
- Năm 2020: Tổng điện năng đạt 2.925 x 106 KWh/năm. Tổng công suất đạt 855.000 KW.
Dùng nguồn điện quốc gia qua 2 tuyến 220 KV lấy từ trạm 220KV Hóc Môn về trạm
220KV Trảng Bàng dẫn tới. Trạm 220/110KV-250MVA Trảng Bàng kết nối với lưới quốc
gia thông qua đường dây 220KV Tân Định - Trảng Bàng dài 40km.
Hệ thống phân phối: Tất cả vùng tỉnh đều dùng tuyến trung thế ở cấp điện áp 22KV, tuyến
hạ thế dùng cáp điện áp 0,4KV.
17


Trạm giảm áp 110/22 KV: Đến 2010, nâng cấp 3 trạm hiện hữu, lắp đặt thêm 5 trạm chuyên
dụng. Đến năm 2020, tiếp tục nâng cấp các trạm hiện hữu, xây thêm 2 trạm mới. Tất cả
các trạm 110KV đều được nối mạch vòng.
Ngay từ bây giờ tất cả các tuyến trung thế đều được xây dựng ở cấp điện áp 22KV
2.1.4. Nguồn cung cấp nước:
Chỉ tiêu cấp nước theo từng loại đô thị như Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg. Nhu cầu dùng
nước sinh hoạt: Vào năm 2010, các đô thị cần 54.000m³/ngày/đô thị; vùng dân cư nông
thôn cần 63.500 m³/ngày/vùng dân cư. Vào năm 2020, các đô thị cần 108.720 m³/ngày,
vùng nông thôn cần 8.320 m³/ngày/vùng. Nhu cầu nước công nghiệp năm 2010 cần
113.500m³/ngày, năm 2020 cần 154.500m³/ngày.
2.1.5. Thông tin liên lạc:
Năm 2020, chỉ tiêu máy điện thoại 200 máy/1.000 người dân (140.000 máy), 100% gia
đình có máy. Toàn tỉnh có 100 điểm bưu cục chất lượng cao. Cáp quang hóa và ngầm hóa
100% mạng truyền dẫn nội tỉnh (300 km).
2.1.6. Giao thông:
Giao thông đường thủy gồm:
- Hệ thống các sông, kênh trung ương: Sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông.

- Hệ thống kênh rạch trong tỉnh: Đảm bảo cho tàu 50- 250 tấn lưu thông.
- Xây dựng thêm cảng và bến phà và bến vận chuyển hàng hóa trên sông rạch.
Giao thông đường bộ gồm:
- Đường Xuyên Á đi theo quốc lộ 22 và đường tránh theo đường tỉnh 782 .
- Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài đi phía Bắc thị trấn Trảng Bàng, Gò
Dầu, cách quốc lộ 22 hiện hữu khoảng 3 km, nhập vào quốc lộ 22 trước khi tới Mộc Bài
tại xã An Thạnh.
- Đường Hồ Chí Minh dự kiến tới Tây Ninh theo đường tỉnh 782, tránh thị trấn Trảng
Bàng phía Tây để nhập vào đường N1 đi Long An, Đồng Tháp.
18


- Dọc các quốc lộ xây dựng đường song hành cho dân cư. Xây dựng nút giao khác cốt giữa
đường bộ khác với đường cao tốc. Dải cách ly đường cao tốc trên 50 m.
- Đến 2020, các đường tỉnh cần có mặt đường tráng nhựa rộng 10- 12 m, nền rộng 12 14m. Bảo đảm khoảng cách ly 10 m theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Xây dựng
giải phân cách trên đường tỉnh 785, 795, 786… Xây dựng một số tuyến mới ven biên giới.
- Hệ thống đường huyện cần làm mặt đường nhựa rộng 5-6 m. Đường xã, đường nông
thôn có mặt đường nhựa rộng 3,5- 4,5 m. Toàn bộ cầu được bê tông hóa.
- Mạng lưới đường trong các đô thị, trung tâm xã xây dựng theo quy hoạch được duyệt,
phải thấp hơn và thu nước khu đất xây dựng hai bên.
2.2. Cơ sở thiết kế:
2.2.1. Đặc điểm khu đất:
Yêu cầu: Ngoài những yêu cầu về nhiên, nguyên, vật liệu, đường giao thông, nguồn lao
động …Việc lựa chọn địa điểm đặt nhà máy phải tuân theo yêu cầu sau:
2.2.1.1. Địa hình:
Mặt bằng phải bằng phẳng, độ dốc không quá 1 %, khu đất không trũng để tránh sự đọng
và gây ngập nước trong mùa mưa, lũ. Có kích thước và hình dáng thích hợp cho việc mở
rộng trong tương lai.
2.2.1.2. Địa chất:
Khu đất cần phải tốt, không cần đến biện pháp gia cố đất. Yêu cầu đất có độ chịu lực nền

2,5 KG/cm2 trở lên, nên xây dựng nhà máy ở vùng đất đồi có mực nước ngầm thấp, tránh
khu vực có khoáng sản ở phía dưới.
2.2.1.3. Vệ sinh công nghiệp:
Khu xây dựng nhà máy phải ở cuối hướng gió chủ đạo để không ảnh hưởng đến khu dân
cư, khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư thích hợp để sự hoạt động của nhà máy ít ảnh
hưởng đến sinh hoạt của ngƣời dân.
Cần trồng cây xanh để tạo bóng mát, giảm bụi, điều hoà không khí, đảm bảo sức khỏe của
cán bộ công nhân viên lao động trong nhà máy.

19


2.3. Tính xây dựng:
2.3.1. Tính nhân lực lao động:
2.3.1.1. Chế độ làm việc của nhà máy:
Ở nước ta, do điều kiện khí hậu chỉ thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển trong
thời gian nhất định nên việc trồng mía và thu hoạch mía được làm theo mùa vụ. Vì vậy,
tất cả các nhà máy đường đều tiến hành sản xuất theo mùa vụ, mỗi vụ khoảng từ 7 - 8
tháng: từ tháng 11 năm này đến tháng 5 - 6 năm sau.
Trong thời gian hoạt động của nhà máy, công nhân làm việc với chế độ 3 ca/ngày, mỗi
tháng nghỉ 2 ngày để sửa chữa định kỳ. Sau mỗi vụ sản xuất, nhà máy có kế hoạch tu bổ,
sửa chữa lớn.
2.3.1.2. Thời gian làm việc của nhà máy:
- Thời gian làm việc của máy móc thiết bị tạo ra sản phẩm:
Tlv = Tsx - (T1 + T2 )
Tsx : thời gian sản xuất của nhà máy theo lịch ,Tsx = 360 ngày/năm.
T1 : thời gian ngưng sản xuất để kiểm tra định kì và sửa chữa, T1 = 16 ngày/năm. T2 : thời
gian ngưng sản xuất do kỹ thuật, T2 = 18 ngày/năm
Vậy thời gian làm việc tạo ra sản phẩm: Tlv = 360 - (16 + 18) = 326 ngày/năm
K=


Hệ số điều tiết của công nhân (K) được tính như sau:

𝑇𝑠𝑥
𝑇𝑠𝑥𝑡𝑡

Tsxtt: thời gian sản xuất thực tế
Trong một năm sản xuất thời gian được nghỉ theo quy định:
+ Nghỉ tết Nguyên Ðán: 8 ngày.
+ Nghỉ chủ nhật: 48 ngày.
+ Nghĩ lễ và các lý do khác: 10 ngày
20


K=

360

= 1,224

360−(8+48+10)

2.3.1.3. Số công nhân phân bố cho mỗi khu vực sản xuất trong phân xưởng:
a. Số công nhân làm việc theo ca ngày:
Mỗi ngày
Mỗi ca
(người)

Nhiệm vụ


TT

Số ca

(người)

1

Cân mía

2

2

4

2

Cẩu mía

4

3

12

3

Phục vụ sân mía


4

3

12

5

3

15

4

Khu vực ép – khuếch tán

5

Bơm nước mía hỗn hợp

1

3

3

6

Kiểm tra các khu vực


5

3

15

7

Hòa vôi và gia vôi

3

3

9

8

Bốc hơi gia nhiệt

4

3

12

9

Lọc chân không


2

3

6

10

Lắng trong

2

3

6

11

Lọc ống

2

3

6

12

Phân tích nước ngưng


1

3

3

13

Nấu đường

5

3

15

14

Trợ tinh đường non

2

3

6

15

Ly tâm A,B,C


9

3

27

16

Hồi dung C và hồ B

2

3

6

17

Sấy đường

2

3

6

21



×