Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

giáo án sinh 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.43 KB, 63 trang )

Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
Ngày soạn: 24/08/2008 Phần bốn: SINH HỌC CƠ THỂ
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Tiết: 1 Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Qua bài học này học sinh cần :
- Trình bày được đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối
khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thu nước và các ion khoáng ở rễ cây.
-Trình bày được mối tương quan giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thu nước và các ion khoáng.
2.Kỹ năng :
Rèn luyện một số kĩ năng :
- Khai thác kiến thức trong hình vẽ.
- Tư duy logic.
- hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Có niềm tin vào khoa học, vận dụng kiến thức sinh học vào việc giải thích các vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống, như trồng cây chăm sóc cây trồng cho phù hợp
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ về: cấu tạo ngoài của hệ rễ, lông hút của rễ, con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng
vào rễ
- Phiếu học tập:
Chỉ tiêu so sánh Hấp thụ nước Hấp thụ ion khoáng
1, Cơ chế hấp thu
2, điều kiện xảy ra sự hấp thu
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc sách giáo khoa bài 1.


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Cho sơ đồ sau:
MT ? ? MT
Hãy điền thông tin thích hợp vào dấu “ ? ”
Như vậy cây xanh tồn tại phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường sự trao đổi chất đó diễn ra như
thế nào?
Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung : Sự hấp thu nước và muối khoáng ở rễ.GV nêu một số câu hỏi sau:
-Cây hấp thu nước và khoáng bằng cách nào? ( Cây hút nước và các ion khoáng qua miền lông hút của rễ,
một số cây thủy sinh hấp thu qua toàn bộ bề mặt của cây
-Rễ có đặc điểm gì phù hợp với chức năng hấp thu nước và ion khoáng
- Tiến trình bài dạy:
Cây xanh
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
19’ Hoạt động I: Tìm hiểu cấu tạo
của rễ
GV: Cho học sinh quan sát
tranh vẽ cấu tạo bên ngoài của
hệ rễ và lông hút của rễ (Hình
1.1 và 1.2 SGK)
-Yêu cầu HS mô tả cấu tạo bên
ngoài của rễ cây trên cạn.
GV: dựa vào H
1
.

2
tìm mối liên
hệ giữa nguồn nước trong đất và
sự phát triển của hệ rễ?
GV: Cho HS nghiên cứu mục
2 và xem hình 1.1.
GV nêu câu hỏi:
- Rễ thực vật ở cạn phát triển
thích nghi với chức năng hấp
thụ nước và muối khoáng như
thế nào?
- Tế bào lông hút có cấu tạo
thích nghi với chức năng hút
nước và khoáng như thế nào?
- Môi trường ảnh hưởng đến sự
tồn tại và phát triển của lông hút
như thế nào?
- HS: Xem hình vẽ SGK tìm
hiểu, mô tả được cấu tạo bên
ngoài của rễ cây trên cạn ( Rễ
chính, rễ bên, lông hút, miền
sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh
trưởng. Đặc biệt là miền lông
hút phát triển
- HS : Rễ cây phát triển
hướng tới nguồn nước.
- HS: Rễ đâm sâu, lan rộng và
sinh trưởng liên tục hình
thành nên số lượng khổng lồ
các lông hút làm tăng diện

tích bề mặt tiếp xúc với đất.
VD: SGK
- HS: Tế bào lông hút có
thành tế bào mỏng, dể lấy
nước vàg muối khoáng.
I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ
NƯỚC VÀ ION KHOÁNG
1. Hình thái của hệ rễ:
- Rễ chính, rễ bên, lông hút, miền
sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh
trưởng. Đặc biệt là miền lông hút
phát triển.
- Rễ cây phát triển hướng tới
nguồn nước.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề
mặt hấp thu:
-Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh
trưởng liên tục hình thành nên số
lượng khổng lồ các lông hút làm
tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với
đất giúp cây hấp thu được nhiều
nước và muối khoáng.
- Tế bào lông hút có thành tế bào,
không thấm cutin, có áp suất thẩm
thấu lớn.
- Lông hút dễ gẫy và tiêu biến
trong môi trường quá ưu truơng,
quá chua hay thiếu ôxi.
15’ Hoạt động II: Tìm hiểu cơ
chế hấp thụ nước và các ion

khoáng ở rễ cây:
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin
ở mục 1 và điền các thông tin
đúng vào phiếu học tập, phát
phiếu học tập cho HS.
GV đặt câu hỏi:
- Đặc điểm khác nhau cơ bản
giữa cơ chế hấp thụ nước và cơ
chế hấp thụ ion khoáng là gì?
GV: cho HS quan sát Hình 1.3
SGK
- HS:thực hiện theo nhóm.
Từng nhóm cử đại diện lên
nêu kết quả.
II.CƠ CHẾ HẤP THỤ MƯỚC
VÀ ION KHOÁMG Ở RỄ
1. Hấp thụ nước và ion khoáng
từ đất vào tế bào lông hút:
a. Hấp thụ nước:
- Nước được hấp thu liên tục từ
đất vào tế bào lông hút luôn theo
cơ chế thẩm thấu: Nước di chuyển
từ nơi có thế nước cao trong đất
vào tế bào lông hút có thế nước
thấp.
b. Hấp thụ muối khoáng:
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế
bào rễ cây một cáh chọn lọc theo
hai cơ chế :
Thụ động: Khuếch tán từ nơi có

nồng độ cao đến nồng độ thấp.
Chủ động: Di chuyển ngược chiều
građien nồng độ và cần năng
lượng.
2. Dòng nước và các ion khoáng
đi từ đất vào mạch gỗ của rễ:
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
GV nêu câu hỏi:
- Nước và các ion khoáng sau
khi đi vào lông hút của rễ sẽ
được vận chuyển như thế nào?
- Vì sao nước từ lông hút vào
mạch gỗ của rễ theo một chiều?
- HS chỉ ra được 2 con đường
vận chuyển là: qua gian bào
và tế bào chất các tế bào
- HS: nêu được sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu của tế bào
theo hướng tăng dần từ ngoài
vào
Gồm 2 con đường:
+ Từ lông hút

khoảng gian bào

tế bào chất các tế bào nội bì
----> mạch gỗ.
+ Từ lông hút

tế bào chất của

các tế bào

mạch gỗ.
5’ Hoạt động II: Tìm hiểu ảnh
hưởng của các tác nhân môi
trường đối với qúa trình hấp
thu nước và ion khoáng ở rễ
GV nêu câu hỏi
- Hãy cho biết môi trường có
ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
nước và muối khoáng của rễ cây
như thế nào?
GV cho HS thảo luận:
- Hệ rễ ảnh hưởng đến môi
trường không. Ý nghĩa của vấn
đề này trong thực tiễn.
- HS: Nêu được các yếu tố
ảnh hưởng: Nhiệt độ, ôxy,
pH…
- HS: nêu được hệ rễ cây có
tác dụng làm giảm ô nhiễm
môi trường…
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN
TỐ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION
KHOÁNG Ở RỄ CÂY:
-Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình hấp thụ nước và các ion
khoáng là: áp suất thẩm thấu của
dung dịch đất, pH, độ thoáng của

đất ...
-Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi
trường.
4. Củng cố : (2’)
- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh? Giải thích
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thu nước và muối khoáng? Làm thế nào để cây có thể hấp thụ nước và muối
khoáng thuận lợi nhất?
5.Dặn dò: (2’)
- Trả lời câu hỏi trang 8 SGK
- Cắt ngang qua thân cây cà chua hãy quan sát hiện tượng xảy ra giải thích?
- Đọc Mục “Em có biết”
- Chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
Ngày soạn: 25/08/2008
Tiết: 2 Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:
- Con đường vận chuyển,
-Thành phần của dịch được vận chuyển.
-Động lực đẩy dòng vận chuyển.
2.Kỹ năng :
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa, hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Học sinh vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tiễn trong trồng trọt, từ đó có niềm tin vào

khoa học, vận dụng kiến thức vào trong thực tế đời sống một cách có hiệu quả
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ cấu trúc mạch gỗ, mạch rây.
- Tranh vẽ các con đường của dòng mạch gỗ trong cây, sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch rây
- Phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1
Tiêu chí so sánh Quản bào Mạch ống
Giống nhau
Khác nhau
Phiếu học tập số 2
Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây
Cấu tạo
Thành phần dịch
Động lực
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu bài 2 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV treo sơ đồ hình 1.3, yêu cầu 1học sinh lên chú thích các bộ phận cũng như chỉ ra con đường xâm
nhập của nước và muối khoángtừ đất vào mạch gỗ?
- Hãy phân biệt cơ chế hấp thu nước với cơ chế hấp thu muối khoáng ở rễ cây.
- Giải thích vì sao các cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn.
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
GV yêu cầu giải thích sơ đồ sau:
Nước Rễ Thân Lá Dạng hơi .
Sau khi nước và các ion khoáng di chuyển vào mạch gỗ thì chúng được vận chuyển trong thân như thế

nào?
GV giới thiệu trong cây có hai dòng vận chuyển :
- Dòng mạch gỗ ( còn gọi là dòng nhựa nguyên hay dòng đi lên)
- Dòng mạch rây ( còn gọi là dòng nhựa luyện hay dòng đi xuống)
- Tiến trình bài dạy:
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
20’ Hoạt động I: Tìm hiểu dòng
mạch gỗ
GV yêu cầu học sinh quan sát
hình 2.1và hình 2.2
GV nêu câu hỏi:
- Hãy mô tả con đường của
dòng mạch gỗ trong cây ?
- Điền thông tin vào phiếu học
tập số 1
GV nhận xét, đánh giá
GV nêu câu hỏi: thành phần
của dịch mạch gỗ bao gồm
những thành phần nào?
GV yêu cầu HS quan sát hình
2.3, 2.4 SGK
GV yêu cầu HS trả lời lệnh ở
trang 11 SGK
- HS quan sát tranh vẽ, thảo
luận nhóm trả lời câu hỏi và
hoàn thành phiếu học tập số1
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nghiên cứu thông tin trả
lời câu hỏi

- HS quan sát hình 2.3- 2.4 trả
lời câu hỏi
I. DÒNG MẠCH GỖ:
1. Cấu tạo của mạch gỗ :
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết là
(quản bào và mạch ống) nối kết
tiếp nhau tạo tạo thành con đường
vận chuyển nước, ion khoáng từ
rễ lên lá
- Quản bào và mạch ống có điểm
giống và khác nhau:
+ Giống nhau:
Đều là các tế bào chết, chúng
không còn màng và các bào quan.
Chúng trở nên những ống rỗng, có
thành thứ cấp được linhin hóa bền
chắt. Trên thành đều có các lỗ bên
là các vi miền, nơi không có thành
thứ cấp thì mỏng và thủng lỗ.
Các quản bào cũng như mạch
ống xếp sít nhau theo cách: lỗ bên
của quản bào (mạch ống) này
ghép sít vào lỗ bên của quản bào
(mạch ống) khác tạo nên cặp lỗ là
con đường vận chuyển ngang
+ Khác nhau:
Quản bào là những tế bào dài,
sắp xếp thành hàng thẳng đứng
gối đầu lên nhau
Mạch ống ngắn hơn, rộng hơn,

có các thành hai đầu đục lỗ tạo
nên những tấm đục lỗ tại mỗi đầu
của tế bào, các mạch ống xếp đầu
kế đầu tạo thành mạch dẫn dài
rộng ---> dòng vận chuyển trong
mạch ống nhanh hơn trong quản
bào
2. Thành phần của dịch mạch
gỗ:
- Gồm chủ yếu là nước, các ion
khoáng, và các chất hữu cơ (axit
amin, amit, xitôkinin, …) được
tổng hợp ở rễ
3. Động lực dòng mạch gỗ:
- Động lực của dòng mạch gỗ là
sự phối hợp của ba lực: Lực đẩy
(áp suất rễ), lực hút do sự thoát
hơi nước ở lá, lực liên kết giữa
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
các phân tử nước với nhau và với
thành tế bào mạch gỗ
15’ Hoạt động II: Tìm hiểu dòng
mạch rây
GV cho HS quan sát hình 2.2
và hình 2.5, đọc thông tin mục
II và yêu cầu học sinh
- Mô tả cấu tạo của mạch rây?
- Thành phần của dịch mạch gỗ
- Động lực vận chuyển của dòng
mạch rây ?

- Hoàn thành phiếu học tập số 2
GV nhận xét, bổ sung
- HS quan sát tranh, nghiên
cứu thông tin, thảo luận nhóm
hoàn thành phiếu học tập số 2
- Đại diện nhóm trình bày,
nhóm khác bổ sung
II. DÒNG MẠCH RÂY:
1. Cấu tạo của mạch rây:
- Gồm các tế bào sống là ống rây
(tế bào hình rây) và tế bào kèm
2. Thành phần của dịch mạch
rây:
- Gồm đường saccarôzơ, axít
amin, vitamin, hoocmon, ATP…
3. Động lực của dòng mạch rây:
- Sự chênh lệch áp suất thảm tháu
giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan
nhận (mô)
4. Củng cố : (2’)
- Vì sao khi bóc vỏ quanh cành cây thì sau một thời gian phía trên chỗ vỏ bóc phình to ra ?
- Sự hút nước và muối khoáng ở rễ khác ở cây như thế nào ?
- Sự hút nước từ rễ lên lá qua những giai đoạn nào ?
5.Dặn dò: (2’)
- Làm bài tập 1,2,3,4 SGK và đọc phần em có biết
- Đọc bài 3
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 30/08/2008
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
Tiết: 3 Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
- Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi
nước.
2.Kỹ năng :
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa, hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Giải thích được cơ sở của vấn đề tưới nước hợp lý cho cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 SGK.
- Bảng kết quả thực nghiệm của Garô.
- Thí nghiệm chứng minh cây xanh thoát hơi nước.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK bài 3 (trang 15).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Động lực nào giúp dòng nước và các muối khoáng di chuyển được từ rễ lên lá?
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Động lực đầu trên giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá là sự thoát hơi nước ở lá.
Vậy quá trình thoát hơi nước diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu cơ chế thoát hơi nước ở lá.

- Tiến trình bài dạy:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
14’ Hoạt động I : Tìm hiểu vai trò
của quá trình thoát hơi nước.
GV cho HS đọc mục I
GV nêu câu hỏi:
+ Nước có vai trò gì trong cây?.
GV cho HS quan sát thí
nghiệm về hiện tượng thoát hơi
nước
GV nêu câu hỏi:
+ Hãy cho biết thoát hơi nước là
gì?
+ Vai trò của thoát hơi nước?
+ Trong 3 vai trò trên vai trò
nào quan trọng nhất? Vì sao?
HS nghiên cứu thông tin SGK
trả lời câu hỏi
HS Nghiên cứu thông tin, và
xem kết quả thí nghiệm trả lời
câu hỏi:
+ Đó là hiện tượng mất nước
qua bề mặt lá và các bộ phận
khác của cây tiếp xúc với
không khí.
+ Nêu được vai trò của thoát
hơi nước.
I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH
THOÁT HƠI NƯỚC:
1. Lượng nước cây sử dụng và

vai trò của nó trong cây:
- Khoảng 2% lượng nước cây hấp
thụ được sử dụng để tạo vật chất
hữu cơ, bảo vệ cây khỏi hư hại
bởi nhiệt độ không khí, tạo môi
trường trong lành.
2. Vai trò của thoát hơi nước
đối với đời sống của cây:
+ Tạo lực hút đầu tiên.
+ Hạ nhiệt độ của lá cây vào
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
+ Vai trò thứ ba là quan trọng
nhất. Vì sự thoát hơi nướclàm
cho khí khổng mở ra, khí CO
2
khuếch tán vào lá làm nguyên
liệu cho quá trình quang hợp.
những ngày nắng nóng.
+ Khí khổng mở cho CO
2
vào
cung cấp cho quang hợp.
10’ Hoạt động II: Tìm hiểu sự
thoát hơi nước qua lá
GV yêu cầu HS quan sát hình
vẽ cấu tạo trong của lá rồi mô tả
cấu tạo lá?
GV: Cho hs đọc số liệu ở
bảng 3 ? Số liệu trong bảng cho
ta biết diều gì về cấu tạo trong

của lá ?
GV yêu cầu HS quan sát hình
3.1, 3.3 và bảng 3 SGK
GV nêu câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về tốc độ
thoát hơi nước ở mặt trên và
mặt dưới lá ?
+ Từ đó cho biết có mấy con
đường thoát hơi nước ?.
GV yêu cầu HS đọc mục II.2,
và quan sát hình 3.4
GV nêu câu hỏi:
+ Hãy giải thích cơ chế đóng
mở của khí khổng?
+ Có khi nào khí khổng đóng
hoàn toàn không? Vì sao?
HS quan sát tranh vẽ trả lời:
+ Mặt trên và mặt dưới của lá
có tế bào khí khổng.
HS đọc số liệu và trả lời:
+ Số lượng tế bào khí khổng
mặt dưới của lá lớn hơn nhiều
so với mặt trên
HS quan sát tranh và nghiên
cứu thông tin trả lời câu hỏi:
+ Mỗi loài khác nhau thì số
lượng thì số lượng khí khổng
trên lá là khác nhau
+ Sự thoát hơi nước liên quan
đến số lượng khí khổng.

+ có loài mặt trên lá không có
khí khổng nhưng vẫn có sự
thoát hơi nước.
+ có 2 con đường thoát hơi
nước :Tầng cutin, khí khổng.
HS quan sát hình và nghiên
cứu thông tin SGK trả lời câu
hỏi
+ Độ mở của khí khổng phụ
thuộc hoàn toàn vào hàm
lượng nước trong các tế bào
khí không ( tế bào hạt đậu)
+ Khí khổng không bao giờ
đóng hoàn toàn vì tế bào hạt
đậu không bị mất nước hoàn
toàn.
II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ.
1. Cấu tạo của lá thích nghi với
chức năng thoát hơi nước.
- Thoát hơi nước chủ yếu qua khí
khổng phân bố ở mặt dưới của lá.
- Thoát hơi nước có 2 con đường:
+ Tầng cutin
+ Khí khổng.
2. Cơ chế điều tiết sự thoát hơi
nước qua cutin và qua khí
khổng.
- Sự đóng mở khí khổng phụ
thuộc vào hàm lượng nước trong
tế bào khí khổng.

+ Khi no nước khí khổng mở.
+ Khi mất nước khí khổng đóng.
10’ Hoạt động III: Tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
thoát hơi nước.
GV cho HS nghiên cứu mục
III SGK
GV nêu câu hỏi:
+ Quá trình thoát hơi nước của
cây chịu ảnh hưởng của nhân tố
nào?
HS đọc SGK và nêu được:
Các yếu tố ảnh hưởng đó là:
Nước, ánh sáng, nhiệt độ…
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI
NƯỚC:
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nước: thông qua việc điều tiết
sự đóng mở khí khổng
+Ánh sáng: độ mở khí khổng tăng
khi cường độ chiếu sáng tăng
+ Nhiệt độ, gió, một số ion
khoáng….
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
+ Trong các tác nhân trên thì tác
nhân nào quan trọng nhất vì
sao?
+ Vậy cần làm gì để đảm bảo
hàm lượng nước trong cây?

+ Thế nào là tưới tiêu hợp lí?
Hàm lượng nước trong tế bào
khí khổng
Tưới tiêu hợp lý
IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI
TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
-Cân bằng nước khi A = B
lượng nước do rễ cây hút vào (A)
và lượng nước thoát ra ở lá (B)
-Dựa vào đặc điểm di truyền, pha
sinh trưởng, pha phát triển của
giống và loài cây , đặc điểm của
đất và thời tiết.
4. Củng cố : (2’)
-Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
( Vật liệu xây dựng hấp thu nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi
trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng oi bức mát hơn so với
không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng)
- Cơ sở khoa học của các biên pháp kỉ thuật tưới nước hợp lí cho cây? Giải thích?
- Em hiểu ý nghĩa tết trồng cây mà Bác Hồ phát động như thế nào?
- Theo em những cây trồng ở vùng đất có độ ẩm cao với cây mọc nơiđồi núi khô hạn khác nhau về cường
độ thoát hơi nước như thế nào? Vì sao?
5.Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị câu hỏi từ 1,2,3,4 sách giáo khoa.
- Quan sát cây trồng ( cùng loại) trong vườn nhà khi ta bón phân với liều lượng khác nhau.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 01/09/2008

Tiết: 4 Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
-Nêu được khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng và
vi lượng.
- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu và nêu được vai
trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
- Liệt kê được các nguồn dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ đươc.
2.Kỹ năng :
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa, hoạt động cá nhân, làm việc với SGK, hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Ứng dụng trong việc bón phân hợp lí cho cây trồng, bón đúng và đủ liều. Phân bón phải ở dạng hòa tan
cây dễ hấp thu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình 4.1, 4.2, 4.3, và hình 5.2 sách giáo khoa.
- Bố trí thí nghiệm 1 Sách giáo khoa.
- Bảng 4.1, 4.2 sách giáo khoa.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài 4 trang 20 – 24 sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
Thoát hơi nước có vai trò gì? Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Trong bài 1 chúng ta học sự hấp thu các khoáng ở rễ và qua bài 2 chúng ta đã biết các con đường di chuyển

của các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các cơ quan khác của cây. Trong bài 4 này, các em sẽ tìm hiểu cây
hấp thụ và vận chuyển các ngtố dinh dưỡng khoáng để làm gì.
- Tiến trình bài dạy:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
10’ Hoạt động I: Tìm hiểu nguyên
tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
trong cây
GV yêu cầu HS quan sát hình
4.1 SGK
GV nêu câu hỏi:
+ Hãy mô tả thí nghiệm nêu
nhận xét, giải thích?
+ Nguyên tố dinh dưỡng thiết
yếu là gì?
+ Thế nào là nguyen tố đại
lượng, vi lượng ?
HS nghiên cứu SGK và quan
sát hình
Mô tả được cách tiến hành thí
nghiệm và nhận xét: thiếu kali
cây sinh trưởng kém, không ra
hoa.
-Vì Kali là nguyên tố dinh
dưỡng thiết yếu.
+ Nguyên tố dinh dưỡng thiết
yếu là nguyên tố mà thiếu nó
cây không thể hoàn thành chu
trình sống.
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG

CÂY
+ Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu
là nguyên tố mà thiếu nó cây
không thể hoàn thành chu trình
sống.
+ Không thể thiếu hoặc thay thế
bằng một nguyên tố nào khác.
+ Trực tiếp tham gia vào trao đổi
chất của cơ thể.
14’ Hoạt động II: Tìm hiểu Vai
trò của các nguyên tố dinh
dưỡng trong cơ thể thực vật
GV nêu câu hỏi: Dựa vào
mô tả của H-4.2 và H-5.2, hãy
HS quan sát hình trả lời câu
hỏi
II.VAI TRÒ CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
TRONG CƠ THỂ THỰC VẬT:
1. Dấu hiệu thiếu các nguyên tố
dinh dưỡng.
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
giải thích vì sao thiếu Mg lá có
vệt màu đỏ, thiếu N lá có màu
vàng nhạt?
GV yêu cầu HS hoàn thành
phiếu học tập
GV yêu cầu HS nghiên cứu
bảng 4, trang 22 SGK gợi ý HS
chia nhóm nguyên tố theo vai

trò.
HS điền vào phiếu học tập
Nguyên
tố
Dấu hiệu
thiếu
Vai
trò
Nitơ
Phôtpho
Magiê
Canxi
HS chia 3 nhóm nguyên tố
theo vai trò
1, N, P, K
2, Ca, Mg, S
3, Fe, Mn, Bo, Cl…
Hs ghi nhớ vai trò của mỗi
nguyên tố trong cơ thể thực
vật.
HS học theo phiếu học tập
2. Vai trò của các nguyên tố
khoáng:
- Vai trò:
+ Tham gia cấu tạo chất sống
+ Điều tiết quá trình trao đổi chất.
10’ Hoạt động III: Nguồn cung
cấp các nguyên tố dinh dưỡng
khoáng cho cây
GV yêu cầu HS nghiên cứu

thông tin mục III SGK
GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao nói đất là nguồn chủ
yếu các nguyên tố dinh dưỡng
khoáng cho cây?
GV giới thiệu:
- Hàm lượng khoáng ở dạng
không tan gọi là hàm lượng
tổng số.
- Hàm lượng khoáng ở dạng tan
gọi là hàm lượng dễ tiêu.
Sự chuyển hoá từ dạng không
tan sang dạng tan phải chịu
nhiều yếu tố đặc biệt là hệ VSV
đất.
GV: Cho HS phân tích sơ đồ
4.3
GV hỏi: Bón phân hợp lí là gì?
HS đọc mục III.1 trả lơì
HS phải phân tích được:
+ Bón ít cây sinh trưởng kém
+ Nồng độ tối ưu cây strưởng
tốt.
+ Quá mức gây độc hại cho
cây
III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC
NGTỐ KHOÁNG CHO CÂY
1. Đất là nguồn chủ yếu cung
cấp các nguyên tố dinh dưỡng
khoáng cho cây

Các muối khoáng tồn tại trong
đất ở dạng không tan và hoà tan,
cây hấp thụ được muối khoáng ở
dạng hoà tan.
2. Phân bón cho cây trồng

Phân bón là nguồn cung cấp
dinh dưỡng quan trọng của cây
trồng.
Bón không hợp lí sẽ gây độc
cho cây, ô nhiễm nông phẩm và
môi trường. Tuỳ vào loại phân
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
bón, giống cây trồng để bón liều
lượng cho phù hợp
4. Củng cố : (2’)
- Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu?
- Giải thích vì sao khi bón phân người ta thường nói “ trông trời, trông đất, trông cây”?
- Chọn đáp án đúng:Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam, vàng, tím là do cây thiếu nguyên tố :
a. Nitơ b. Kali  c. Magiê d. Mangan
** ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Nguyên tố Dấu hiệu thiếu Vai trò
Nitơ Các lá già hóa vàng cây còi cọc chết sớm Thành phần của prôtêin, axit nuclêic
Phôtpho Lá có màu lục sẫm, các gân lá màu huyết
dụ, cây còi cọc
Thành phần của axit nuclêic,ATP,
phôtpholipit, côenzym
Magiê Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam,
vàng, tím
Thành phần của diệp lục

Canxi Trên phiến lá có các vệt màu đỏ, da cam,
vàng, tím
Thành phần của vách tế bào và màng tế
bào, hoạt hóa enzym.
5.Dặn dò: (2’)
- Đọc em có biết trang 24 SGK, làm bài tập và đọc bài 5 SGK sinh học 11
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 04/09/2008
Tiết: 5 Bài 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
Qua bài này học sinh cần phải:
- Nêu được vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ.
- Trình bày được các quá trình đồng hoá nitơ trong mô thực vật.
2.Kỹ năng :
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa, hoạt động cá nhân, làm việc với SGK, hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của nguyên tố nitơ để có thể ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình 5.1; 5.2 a, b SGK
- Phiếu học tập được sử dụng trong bài học
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
+ Thế nào là nguyên tố thiết yếu trong cơ thể thực vật? Kể tên 1 số loại nguyên tố đó.
+ Vì sao phải bón phân hợp lí? 1 số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng khó tan
thành dạng ion dễ hấp thụ.
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Trong sản xuất nông nghiệp,người ta thường sử dụng phân đạm, lân, kali để bổ sung thêm dinh dưỡng cho
cây hoặc hỗn hợp phân khoáng được sử dụng phổ biến nhất là NPK.Vậy, nguyên tố nitơ có vai trò như thế
nào đối với đời sống thực vật, đó là nội dung cơ bản của bài học này.
- Tiến trình bài dạy:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
14’ Hoạt động I: Tìm hiểu vai trò
sinh lí của nguyên tố nitơ
GV cho HS quan sát hình
5.1;5.2
GV: nêu câu hỏi
+ Nhận xét vai trò của nitơ đối
với sự phát triển của cây?
+ Vậy nitơ có vai trò gì đối với
cây?
HS quan sát và nêu được
nhận xét: thiếu nitơ cây phát
triển không bình thường
(chậm lớn, không ra hoa).
HS: - Nitơ có trong thành
phần các hợp chất của cây
như protêin, axit nucleic,
ATP...

- Nitơ còn điều tiết quá trình
TĐC
I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA
NGUYÊN TỐ NITƠ
 Vai trò chung:
Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng
thiết yếu.
 Vai trò cấu trúc:
- Nitơ có vai trò quan trọng bậc
nhất đối với thực vật, tham gia
vào cấu tạo các phân tử prôtêin,
enzim, axit nucleic, ATP...
 Vai trò điều tiết:
Nitơ là thành phần cấu tạo chất
điều tiết các quá trình TĐC trong
cơ thể: enzim, côenzim và chất
cung cấp năng lượng như ATP...
20’ Hoạt động II: Tìm hiểu quá
trình đồng hoá nitơ ở thực vật
GV: cho HS đọc SGK phần
II.1
GV: Nêu câu hỏi
So sánh dạng nitơ cây hấp thụ HS hoàn thành phiếu học tập
II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ
NITƠ Ở THỰC VẬT.
Gồm 2 quá trình: khử nitrat và
đồng hoá amôni.
1. Quá trình khử nitrat:
- Quá trình chuyển hoá NO
3

-
thành
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
từ môi trường ngoài với dạng
nitơ trong cơ thể thực vật rồi
thực hiện phiếu học tập sau:
Các
chất
Nitơ từ
môi
trường
vào cây
Nitơ
trong
cây
NH
4
+
,
NO
3
-
X
NH
3
X
Prôtêin
-enzim
X
Axit-

nucleic
X
GV lưu ý HS: Quá trình này
thực hiện trong mô rễ và mô lá
có các nguyên tố vi lượng ( Mo,
Fe) là các cofactor hoạt hoá quá
trình khử trên.
GV: cho HS đọc mục 2
GV: Nêu câu hỏi
+ NH
3
trong mô thực vật được
đồng hoá như thế nào?
+ Hình thành amit có ý nghĩa
gì?
và phải nắm được:
Nitơ trong NO
3
-
ở dạng ôxi
hóa, nitơ hữu cơ trong cơ thể
TV tồn tại ở dạng khử như
NH, NH
2
. Do vậy, phải
chuyển nitơ dạng ôxi hóa
thành dạng khử hay đó là khử
nitrat.
HS nêu được NH
3

trong mô
thực vật được đồng hoá theo
3 con đường:
- Amin hoá trực tiếp.
- Chuyển vị amin.
- Hình thành amit.
HS: - Giải độc cho cây khi
NH
3
tích luỹ nhiều.
- Nguồn dự trữ nhóm amin
cần cho quá trình tổng hợp a.a
trong cơ thể thực vật khi cần
thiết.
NH
3
trong mô thực vật được thực
hiện theo sơ đồ sau:
NO
3
-
(nitrat)NO
2
-
(nitrit) NH
3
- Quá trình này thực hiện trong
mô rễ và mô lá có các nguyên tố
vi lượng ( Mo, Fe) là các cofactor
hoạt hoá quá trình khử trên.

2.Quá trình đ ồng hoá NH
3
trong
mô thực vật.
- Amin hoá trực tiếp:
Axit xeto + NH
3
 axitamin
- Chuyển vị amin:
a.a + axit xetô  a.a mới + a. xetô
mới
- Hình thành amit:
a.a đicacbôxilic + NH
3
 amit
* Vai trò:
+ Giải độc cho cây khi NH
3
tích
luỹ nhiều.
+ Nguồn dự trữ nhóm amin cần
cho quá trình tổng hợp a.a trong
cơ thể thực vật khi cần thiết.
4. Củng cố : (2’)
- Nitơ có vai trò gì đối với cây xanh?Nêu mối quan hệ giữa nitơ môi trường với thực vật?
- Nêu tên các quá trình đồng hoá amôn trong mô thực vật?
5.Dặn dò: (2’)
-Trả lời câu hỏi cuối bài trong SGK
- Đọc trước bài học số 6 trong SGK, Đọc Mục “Em có biết”.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: 06/09/2008
Tiết: 5 Bài 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (Tiếp Theo)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Qua baì này học sinh cần phải :
- Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây, các dạng nitơ cây hấp thụ từ đất.
- Trình bày được các con đường cố định nitơ và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh
học đôí với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt.
- Trình bày được mối quan hệ giữa phân bón và cây trồng.
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
2.Kỹ năng :
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa, hoạt động cá nhân, làm việc với SGK, hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Học sinh lĩnh hội kiến thức và ứng dụng vào trong thực tiễn sản xuất
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình vẽ 6.1 SGK và một số hình ảnh về vi khuẩn cố định nitơ sống tự do hoặc vi khuẩn sống kí sinh ở
nốt sần rễ cây ho Đậu
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở nhà trang 28 – 31
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Vì sao nitơ được coi là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu của thực vật?
- Nêu các con đường đồng hoá nitơ trong mô thực vật?
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Ở bài học trước các em đã biết được vai trò quan trọng của nitơ trong dinh dưỡng thực vật, vậy nguồn

nitơ này Thực vật lấy từ đâu để cung cấp cho hoạt động sống, đó là nội dung của bài học này.
- Tiến trình bài dạy:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
7’ Hoạt động I: Tìm hiểu nguồn
cung cấp nitơ tự nhiên cho cây
GV yêu vầu HS đọc mục III
trong SGK
GV nêu câu hỏi:
+ Nitơ được coi là nguyên tố cơ
bản của sự sống.Vậy, trong tự
nhiên nitơ tồn tại ở đâu?
GV lưu ý cho HS về vai trò
của đất như là nguồn chủ yếu
cung cấp nitơ cho cây.
GV nêu câu hỏi: Trong đất có
những dạng nitơ nào, loại nitơ
mà cây có thể hấp thụ được là
gì?
HS trả lời:
- Nitơ tồn tại trong thạch
quyển và trong khí quyển:
HS đọc mục I.2 SGK để trả
lời:
- Nitơ khoáng và nitơ hữu cơ
- Cây hấp thụ được ở dạng
nitơ khoáng NH
4
+
, NO
3

-
III. NGUỒN CUNG CẤP NITƠ
TỰ NHIÊN CHO CÂY
Gồm:
- Nitơ trong không khí: chiếm
khoảng 80%, nhờ VSV cố định
nitơ chuyển hoá thành NH
3
.
- Nitơ trong đất: là nguồn cung
cấp chủ yếu nitơ cho cây.
+ Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng:
nitơ vô cơ trong các muối khoáng
và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
+ Cây không trực tiếp hấp thu
được nitơ hữu cơ trong xác sinh
vật mà chỉ hấp thụ nitơ ở dạng
NH
4
+
và NO
3
-
.
20’ Hoạt động II:Tìm hiểu quá
trình chuyển hoá nitơ trong đất
và cố định nitơ
GV cho HS quan sát hình 6.1
GV nhắc lại cho HS về sự cần
thiết phải xảy ra quá trình

chuyển nitơ trong xác sinh vậy
IV. QUÁ TRÌNH CHUYỂN
HOÁ NITƠ TRONG ĐẤT
1.Qúa trình chuyển hoá nitơ
trong đất
Nitơ trong đất chủ yếu tồn tại
trong xác SV, do đó để cây hấp
thụ được nitơ trong đất cần phải
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
thành nitơ dạng ion khoáng vì
cây chỉ hấp thụ nitơ dạng ion
NH
4
+
, NO
3
-
.
GV: Cho HS trả lời câu hỏi
SGK phần IV.1
GV: Cho HS trả lời câu hỏi
SGK phần IV.2
GV: nêu câu hỏi
+ Trong 2 con đường trên, con
đường nào diễn ra chủ yếu?
+ Các nhóm VSV nào tham gia
vào quá trình chuyển hoá nitơ?
Vì sao chúng có khả nămg đó?
HS đọc SGK và trả lời câu
hỏi.

HS đọc SGK phần II.2 trả lời
câu hỏi.
HS đọc SGK trả lời: chủ yếu
là con đường sinh học.
Nhóm VSV cố định nitơ gồm:
+VSV sống tự do: VK lam
+ VSV sống cộng sinh: VK ở
rễ cây họ Đậu
Do trong cơ thể của chúng có
enzim nitrôgenaza.
nhờ đến VSV chuyển hoá nitơ qua
quá trình amôn hoá và nitrat hoá.
2. Quá trình cố định nitơ phân
tử:
- Con đường hoá học:
N
2
+ 3H
2
3NH
3
- Con đường sinh học:
nhờ khả năng cố định nitơ của 2
nhóm VSV:
+ nhóm VSV sống tự do
+ nhóm VSV sống cộng sinh.
Pt: N
2
+3H
2

3 NH
3
Trong môi trường nước, NH
3
chuyển thành NH
4
+
.
7’ Hoạt động III: Tìm hiểu phân
bón với năng suất cây trồng và
môi trường
GV cho HS đọc thông tin mục
V.1
GV nêu câu hỏi:
+ Thế nào là bón phân hợp lí?
+ Có bao nhiêu phương pháp
bón phân? Nội dung từng
phương pháp?
+ Việc sử dụng phân bón không
hợp lí sẽ ảnh hưởng tới môi
trường như thế nào?
-HS đọc SGK và trả lời.
HS: có 2 phương pháp bón:
qua rễ và qua lá.
HS đọc phần V.3 và gắn với
thực tiễn để rút ra kiến thức
cơ bản.
V. PHÂN BÓN VỚI NĂNG
SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI
TRƯỜNG

1.Bón phân hợp lí và năng suất
cây trồng.
Để tăng năng suất cây trồng cần
phải bón phân hợp lí theo nhu cầu
của cây về từng loại nguyên tố
dinh dưỡng theo thời kì sinh
trưởng và phát triển của cơ thể
thực vật, theo đặc điểm đất, thời
tiết và thời vụ.
2.Các phương pháp bón phân.
-Bón phân qua rễ: dựa vào khả
năng của rễ hấp thụ các ion
khoáng từ đất.Gồm : bón lót và
bón thúc.
- Bón phân qua lá: dựa vào sự hấp
thụ các ion khoáng qua khí khổng.
3. Phân bón và môi trường
Khi bón phân dư thừa không
những gây ô nhiễm nông phẩm
mà còn gây ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí, có hại cho
đời sống của con người và động
vật.
4. Củng cố : (2’)
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
- Chứng minh qui luật về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng, giữa các cơ quan với nhau thể hiện ở
cây.
- Vai trò của nước đối với sự hấp thụ khoáng của cây.
- Vì sao khi trồng các loại cây họ đậu người ta chỉ bón một lượng phân đạm rất ít.
5.Dặn dò: (2’)

- Nắm vững phần in nghiêng trong SGK.
- Chuẩn bị câu hỏi 1,2,3,4 trang 29 SGK
- Đọc trước bài thực hành.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 12/09/2008
Tiết: 6 Bài 7: THỰC HÀNH:
THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ
THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Sau khi học xong bài học này, học sinh cần phải:
- Biết sử dụng giấy coban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở hai mặt lá
- Biết bố trí thí nghiệm về phân bón NPK đối với cây trồng.
2.Kỹ năng :
- Rèn cho HS kỹ năng làm thực hành, nắm vững quy trình và quan sát chính xác, đồng thời biết cách pha
chế phân bón sử dụng trong trồng trọt.
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
3.Thái độ:
- Giúp HS có khả năng ứng dụng thực tế từ kiến thức của bài thực hành và tính trung thực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Các loại dụng cụ, dung dịch và mẫu vật cần thiết, đầy đủ để tiến hành bài thí nghiệm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc SGK ở nhà để nắm rõ quy trình tiến hành thí nghiệm.
- Mỗi nhóm mang theo 1 cây trong chậu có phiến lá lớn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )

- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nuớc ở lá? Thoat hơi nước được thực hiện bởi những cơ chế
nào?
- Bón phân hợp lí có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.?
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Chúng ta đã tìm hiểu trong bài học về vai trò của thoát hơi nước và vai trò của phân bón đối với đời sống
thực vật. Làm thế nào để biết chính xác điều này chúng ta cùng thực hiện bài thực hành sau.
- Tiến trình bài dạy:
Hoạt động I: SO SÁNH TỐC ĐỘ THOÁT HƠI NƯỚC Ở HAI MẶT LÁ
Mục tiêu: Thấy được sự thoát hơi nước có sự khác nhau giữa 2 mặt lá.
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

20’ GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6-
7 học sinh và phân chia dụng cụ đồng thời
phân công công việc trong từng nhóm.
GV yêu cầu HS phải đạt được:
- Trình bày được quy trình tiến hành thí
nghiệm.
- Tính thời gian và quan sát được sự khác
nhau giữa 2 bề mặt lá .
GV quan sát cả lớp động viên, nhắc nhở,
hướng dẫn những HS còn yếu trong thao tác.
GV kiểm tra kết quả của HS ngay trên mẫu
thí nghiệm. Đặt một vài câu hỏi để hỏi các
nhóm xem xét việc nắm được kiến thức từ
bài thực hành.
- Thời gian chuyển màu xanh sang màu đỏ ở
bề mặt nào của lá diễn ra nhanh hơn?

- Vì sao lại có sự khác nhau trong quá trình
thoát hơi nước ở 2 bề mặt lá?
- HS thực hiện theo phân công của GV và
nhận dụng cụ thực hành. Mỗi nhóm cử 1 HS
làm thư kí ghi chép kết quả.
- Đại diện của từng nhóm trình bày các bước
thí nghiệm như trong SGK trang 33,34 và
phải : quan sát và nêu được sự khác nhau về
màu sắc giữa 2 bề mặt lá.
- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
HS lập bản ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian.
Nhóm Ngày, giờ Tên cây, vị trí
của lá
Thời gian chuyển màu của giấy
cobanclorua
Mặt trên Mặt dưới
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
Hoạt động II: NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NPK
Mục tiêu: Thấy được vai trò của phân bón đối với đời sống thực vật.
TL Hoạt động của thầy Nội dung
14’ GV yêu cầu HS phải đạt được:
- Trình bày được quy trình tiến hành thí
nghiệm.
- Quan sát, đo chiều cao của cây trong các
chậu thí nghiệm và chậu đối chứng.
GV hướng dẫn HS quan sát mẫu thí
nghiệm để thu được kết quả chính xác.GV
lưu ý cho HS phải cẩn thận khi bón phân và
chon hạt nảy mầm gần giống nhau để đảm
bảo cây mầm đồng đều, cách sắp xếp hạt

nảy mầm, cách đặt chậu thí nghiệm theo
đúng vị trí để đảm bảo điều kiện thí nghiệm.
GV quan sát và kiểm tra kết quả của HS
ngay trên mẫu thí nghiệm.
GV đặt câu hỏi cho HS trả lời nắm kiến
thức.
- Vì sao phải có chậu nước sạch để trồng
cây?
- Cây trồng trong chậu nào sinh trưỏng
nhanh hơn? vì sao?
- HS phải nắm quy trình thí nghiệm. Đại diện
từng nhóm trình bày các bước trong quy
trình đẻ nhóm thực hiện.
- HS quan sát chính xác, thực hiện từng bước
cẩn thận: nêu sự khác nhau ở 2 chậu cây.
Đại diện các nhóm trả lời.
Với thí nghiệm này HS phải theo dõi trong
thời gian dài vào mỗi buổi học và ghi lại kết
quả thí nghiệm
Bảng ghi kết quả thí nghiệm
Tên cây Công thức thí nghiệm Chiều cao ( cm/cây) Nhận xét
Mạ lúa Chậu đối chứng
( chứa nước)
Chậu thí nghiệm
( chứa NPK)
4. Củng cố : (2’)
- Gv nhận xét, đánh giá giờ thực hành
- GV yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo mẫu.
- HS dọn vệ sinh sau thực hành
5.Dặn dò: (2’)

- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Đọc trước bài mới: Quang hợp ở thực vật.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
Ngày soạn: 14/09/2008
Tiết: 7 Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Sau khi học xong bài học này, học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm quang hợp, vai trò của quang hợp.
- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp, các sắc tố quang hợp và chức năng
chủ yếu của các sắc tố quang hợp đó.
2.Kỹ năng :
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa, hoạt động cá nhân, làm việc với SGK, hoạt động nhóm
3.Thái độ:
- Biết yêu thiên nhiên, môi trường và con người
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phóng to hình vẽ SGK 8.1, 8.2, 8.3 , phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài 8 sinh học 11 ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- HS báo cáo kết quả thực hành
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Nguồn thức ăn và năng lượng cần thiết để duy trì sự sống của Trái Đất bắt nguồn từ đâu? Nhờ đâu thực vật
có khả năng thực hiện quá trình quang hợp? Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ điều này.
- Tiến trình bài dạy:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
10’ Hoạt động I: Tìm hiểu khái quát
về quang hợp ở thực vật
GV yêu cầu HS quan sát hình
8.1 SGK và hãy cho biết quang
hợp là gì?
GV lưu ý cho HS về các điều
kiện cần để quang hợp xảy ra
(diệp lục, ánh sáng, nước, khí
CO
2
) và sản phẩm của quang
hợp ( C
6
H
12
O
6
cùng dẫn xuất của
nó là tinh bột , đường saccarôzơ
và O
2
)
GV cho HS viết phương trình

tổng quát của quá trình quang
hợp.
GV cho HS đọc mục I.2
GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết
vai trò của quang hợp?
- HS nêu được quang hợp là
quá trình tổng hợp chất hữu
cơ nhờ ánh sáng mặt trời xảy
ra ở thực vật.
- HS đọc SGK kết hợp kiến
thức đã học để trả lời.
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG
HỢP Ở THỰC VẬT
1. Quang hợp là gì?
Quang hợp ở cây xanh là quá
trình trong đó năng lượng ánh
sáng Mặt trời được diệp lục hấp
thụ để tạo ra cacbohidrat và oxi từ
khí cacbonit và nước.
Pt tổng quát:
CO
2
+ H
2
O
as’
dl
C
6
H

12
O
6
+ O
2
2. Vai trò của quang hợp
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh
vật, nguyên liệu cho xây dựng và
nguồn dược liệu.
- Cung cấp nguồn năng lượng duy
trì hoạt động sống của sinh giới.
- Điều hoà không khí: hấp thụ
CO
2
và giải phóng O
2
24’ Hoạt động II: Tìm hiểu về cơ
quan quang hợp
GV cho HS quan sát hình 8.2
SGK và mô tả được những đặc
điểm bên ngoài, bên trong lá
HS thảo luận và điền vào
phiếu học tập các nội dung
trên và trả lời lệnh trong SGK
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG
HỢP
1. Hình thái, giải phẫu của lá
thích nghi với chức năng quang
hợp.
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn

thích nghi với chức năng quang
hợp qua phiếu học tập.
Tên cơ
quan
đặc
điểm
cấu tạo
chức
năng
Bề mặt lá
Phiến lá
Lớp biểu bì
dưới
Lớp cutin
Lớp TB mô
dậu
Lớp TB mô
khuyết
GV hướng dẫn HS trả lời lệnh
mục II.1: Các TB chứa diệp lục
phân bố trong mô giậu và mô
xốp. Mô giậu chứa nhiều TB
chứa diệp lục hơn và nằm bên
dưới lớp TB biểu bì mặt trên của
lá. Mô xốp phân bố mặt dưới của
lá tạo các khoảng rỗng tạo điều
kiện cho trao đổi khí.
GV hướng chú ý của HS vào
sự phù hợp giữa cấu trúc và chức
năng của quang hợp

GV yêu cầu học sinh quan sát
hình 8.3 trả lời lệnh ở mục II.2
SGK sinh 11
GV hướng HS phân tích cấu
tạo phù hợp với chức năng
GV nêu câu hỏi
+ Nguyên nhân làm cho lá cây
có màu xanh ?
+ Kể tên các sắc tố quang hợp và
vai trò của nó
mục II.1
- HS dựa vào kiến thức đã
học ở lớp 10 và hình 8.3 trả
lời lệnh
- HS khác bổ sung
- HS trả lời câu hỏi
 Về hình thái:
Diện tích bề mặt lớn để hấp thu
tia sáng, biểu bì có nhiều khí
khổng để khí CO
2
khuếch tán vào
bên trong.
 Về giải phẫu:
Hệ gân lá có mạch dẫn đưa
nước, các ion khoáng đến từng
TB để quanh hợp và mang sản
phẩm quang hợp ra khỏi lá.
Trong lá chứa nhiều lục lạp là
bào quan chứa sắc tố quang hợp,

đặc biệt là diệp lục.
2. Lục lạp là bào quan quang
hợp
-Lục lạp có màng kép.Bên trong
là các túi tilacoit xếp chồng lên
nhau gọi là grana- nơi xảy ra
quang phân li nước và quá trình
tổng hợp ATP trong quang hợp.
-Nằm giữa màng trong của lục lạp
và màng tilacoit là chất
nền(stroma) là nơi diễn ra các
phản ứng của pha tối quang hợp
3. Hệ sắc tố quang hợp:
- Gồm diệp lục và carôtenôit
- Các sắc tố quang hợp hấp thụ
năng lượng ánh sáng và truyền
năng lượng đã hấp thụ được vào
phân tử diệp lục a ở trung tâm
phản ứng quang hợp:
Carôtenôit -->diệp lục b --> diệp
lục a
- Chỉ có diệp lục a tham gia trực
tiếp vào sự chuyển hóa quang
năng thành hóa năng trong phân
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
tử ATP và NADPH
4. Củng cố : (2’)
- Nêu cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp ?
- Trong các sắc tố quang hợp, sắc tố nào làm nhiệm chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác ?
5.Dặn dò: (2’)

- Đọc em có biết trang 39, làm bài tập 1 – 6 SGK sinh 11 trang 39
- Đọc trước bài 9 SGK sinh học 11
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 16/09/2008
Tiết: 8 Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C
3
, C
4
, CAM
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Học xong bài này HS cần phải:
- Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nội dung sau: Sản phẩm, nguyên liệu, nơi xảy ra
- Phân biệt các con đường cố định CO
2
trong pha tối ở những nhóm thực vật C
3
, C
4
, CAM
- Giải thích được sự thích nghi của thực vật C
4
và thực vật CAM đối với môi trường sống
2.Kỹ năng :
Rèn một số kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa, hoạt động cá nhân, làm việc với SGK, hoạt động nhóm
3.Thái độ:

- Thấy được sự đa dạng trong hoạt động sống của thực vật, từ đó học sinh yêu thích thiên nhiên và có ý
thức bảo tồn sự đa dạng sinh học
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ hình 9.1,9.2,9.3,9.4 SGK sinh học 11 phóng to
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài 9 SGK sinh học 11 ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút )
- Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Trình bày cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp ?
3.Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1phút)
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu khái quát về quang hợp, còn bản chất của quá trình quang hợp diễn ra như
thế nào ? Bài học này chúng ta tìm hiểu các pha trong quá trình quang hợp
- Tiến trình bài dạy:
TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
14’ Hoạt động I: Tìm hiểu thực vật
C
3

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin
mục I và quan sát hình 9.1 SGK
trang 40
GV: Yêu cầu HS thảo luận
nhóm trả lời các câu hỏi sau
- Pha sáng của quang hợp là gì?
- Pha sáng quang hợp diễn ra ở

đâu? Quá trình quang phân li
nước diễn ra ở đâu và có ý
nghĩa gì?
- Nguồn gốc O
2
tạo ra trong
quang hợp có từ đâu ?
- Nguyên liệu và sản phẩm tạo
thành của pha sáng quang hợp ?
GV: Nhận xét đánh giá
GV: Em hãy quan sát hình 9.1
cho biết sản phẩm nào trong pha
sáng quang hợp chuyển sang
pha tối
GV: ATP, NADPH sử dụng
trong giai đoạn nào của pha tối
chúng ta tìm hiểu mục 2.I
GV: Yêu cầu HS quan sát
hình 9.2 và đọc thông tin mục
2.I trả lời các câu hỏi sau:
- Pha tối là gì? Diễn ra ở đâu ?
- Nguyên liệu tham gia trong
-Quan sát hình 9.1 và đọc
thông tin mục I thảo luận
nhóm và thống nhất trả lời
câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày,
nhóm khác bổ sung
- ATP, NADPH
- HS đọc thông tin và quan sát

hình 9.2 trả lời các câu hỏi
- Một số HS trình bày, HS lớp
bổ sung
I. THỰC VẬT C
3
:
1. Pha sáng:
- Pha sáng của quang hợp là pha
chuyển hóa năng lượng của ánh
sáng đã được diệp lục hấp thụ
thành năng lượng của các liên kết
hóa học trong ATP và NADPH
- Diễn ra ở tilacôit
- Nguyên liệu: ánh sáng và nước
- Diễn biến:
+ Diệp lục a bị mất e để truyên e
cho các chất khác ---> ATP
+ Quang phân li nước:
H
2
O ----> 4 H
+
+ 4e + O
2

+ e trong quá trình này đến bù lại
e của diệp lục a đã bị mất
+ H
+
đến khử NADP

+
-> NADPH
- Sản phẩm: ATP, NADPH, O
2

2. Pha tối:
Trường THPT Nguyễn Du Bùi Hữu Tuấn
pha tối ?
- Trình bày các giai đoạn của
chu trình Canvin? Sản phẩm của
pha tối ?
- ATP, NADPH tham gia vào
giai đoạn nào trong chu trình
Canvin?
- Tại sao chu trình này còn gọi
là chu trình C
3
?
GV: tùy thuộc vào đặic điểm
sinh thái mà có các con đường
cố định CO
2

khác nhau, như con
đường C
4
, CAM
- Pha tối là pha cố định CO
2
để

tổng hợp cacbohiđrat
- Diễn ra trong chất nền của lục
lạp
- Nguyên liệu: CO
2
, ATP,
NADPH
- Diễn biến: Gồm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn cố định CO
2
+ Giai đoạn khử ( trong giai đoạn
này có sự tham gia của ATP,
NADPH)
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận
( có sự tham gia của NADPH)
- Sản phẩm: Cácbohiđrat, ADP,
NADP
- Thực vật C
3
gồm rêu cho đến
các cây gỗ lớn ở trong rừng phân
bố khắp mọi nơi trên trái đất.
10’ Hoạt động II: Tìm hiểu thực
vật C
4

GV: Nhóm thực vật C
4
bao
gồm những nhóm thực vật nào?

Quan sát hình 9.2 và hình 9.3
hãy rút ra những điểm giống
nhau và khác nhau về quang
hơp giữa thực vật C
3
và thực vật
C
4
?
GV: Thực vật C
3
hay C
4

năng suất quang hợp cao hơn ?
Vì sao?

GV nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời
+ Một số loài thực vật sống ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới: mía, rau dền, ngô, cao
lương, kê ….
+ Cả hai chu trình đều có chu
trình Canvin để thực hiện
tổng hợp cacbohđrat
+ Khác nhau: Về chất nhận
CO
2
, sản phẩm ổn định đầu

tiên, tiến trình
- Thực vật C
4
có năng suất
cao hơn thực vật C
3
vì cường
độ quang hợp cao hơn, điểm
bù CO
2
thấp hơn, điểm bão
hòa ánh sáng cao hơn, nhu
cầu nước thấp hơn, thoát hơi
nước thấp hơn, không có hô
hấp sáng, có chu trình cố định
bổ sung CO
2
trước mỗi chu
trình C
3

II. THỰC VẬT C
4
:
- Gồm: Một số loài thực vật sống
ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới:
mía, rau dền, ngô, cao lương, kê..
- Chu trình C
4
có phản ứng thích

nghi với cường độ ánh sáng mạnh
- Thực vật C
4
có các ưu việt hơn
thực vật C
3
: cường độ quang hợp
cao hơn, điểm bù CO
2
thấp hơn,
điểm bão hòa ánh sáng cao hơn,
nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi
nước thấp hơn. Nhờ vậy thực vật
C
4
có năng suất cao hơn thực vật
C
3
.
10’ Hoạt động III: Tìm hiểu thực
vật CAM
GV: Yêu cầu HS đọc mục III,
quan sát hình 9.3 và 9.4 trả lời
các câu hỏi sau
- Nêu điểm khác nhau giữa chu
trình C
4
và chu trình CAM?
- Chỉ ra đặc điểm nào trong chu
- HS đọc thông tin và quan sát

hình SGK
- HS trả lời câu hỏi
+ Về không gian, về thời gian
+ Lấy CO
2
vào ban đêm và
thực hiện tổng hợp
III. THỰC VẬT CAM:
- Gồm các loài cây mọng nước
sống ở hoang mạc khô hạn
- Khí khổng mở vào ban đêm để
tránh mất nước--->sẽ không
quang hợp được. Để tránh khỏi
tình trạng này chúng cố định CO
2

vào ban đêm ---> C
4
---->CO
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×