Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuyên đề: “ Các cuộc cải cách, cải tổ ở Liên xô, Trung Quốc trong thập kỷ 70, 80 và bài học với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.92 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI ĐẠI HỌC
MÔN: LỊCH SỬ

Tên chuyên đề: “ Các cuộc cải cách, cải tổ ở Liên xô, Trung
Quốc trong thập kỷ 70, 80 và bài học với Việt Nam”

Người thực hiện chuyên đề: ………..
Chức vụ: Giáo viên
Trường THPT ………..
Đối tượng bồi dưỡng: Lớp 12 Trường ………….
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 4 tiết
Hệ thống kiến thức sử dụng: SGK, SGV Lịch sử lớp 12; Các đề thi và
đáp án chính thức của BGD&ĐT từ 2009-2014 và các tài liệu liên quan.

1


Chuyên đề: “ Các cuộc cải cách, cải tổ ở Liên xô, Trung Quốc trong
thập kỷ 70, 80 và bài học với Việt Nam”
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
Giúp học sinh ôn tập và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức về:
- Hoàn cảnh, nội dung và những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa từ
sau 1978 ở Trung Quốc
- Hoàn cảnh, Nội dung và kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên xô
- Rút ra bài học từ thành công của Trung quốc và thất bại của Liên xô cho
công cuộc đổi mới mở cửa ở Việt Nam
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải đề, phân tích, tổng hợp , liên hệ, so sánh...
3. Giáo dục: giáo dục thế giới quan khoa học về các skls, rút ra bài học kinh
nghiệm cho quá trình phát triển của VN
II. Chuẩn bị


1. Giáo viên:
- Các sách và tài liệu tham khảo. Sưu tầm các dạng đề đã thi đại học và các
dạng câu hỏi của các trường
2. Học sinh: Sưu tầm các tài liệu liên quan, làm bài tập...
III.Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: : Trong quá trình học
3. Tiến trình tổ chức dạy và học

A. Kiến thức cơ bản:
I. của công cuộc cải cách mở cửa từ sau 1978 ở Trung Quốc:
1. Hoàn cảnh:
- Thế giới: cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 kéo theo khủng hoảng về các
mặt kinh tế, chính trị, tài chính...Những cuộc khủng hoảng đó đặt nhân loại đứng
trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng ô nhiễm về môi trường,
tình trạng tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, bùng nổ dân số...,
Yêu cầu các nước phải tiến hành đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi
với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kĩ thuật và sự giao lưu, hợp
tác quốc tế ngày càng tăng. Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất
cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích ứng.
- Trong nước: 20 năm đất nước lâm vào khủng hoảng, không ổn định về kinh
tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “3 ngọn cờ hồng” nền kinh tế
Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống
2


nhân dân gặp nhiều khó khăn... Trong nội bộ Đảng và Nhà nước TQ diễn ra những
bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại
cách mạng văn hóa vô sản”.
Về đối ngoại: TQ thi hành chính sách đối ngoại ủng hộ phong trào đấu tranh

của nhân dân VN chống Mĩ, đối đầu với Liên Xô...
Trong bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi TQ tiến hành cải cách sâu rộng để phù hợp
với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát khỏi tình trạng không ổn
định...
2. Nội dung:
Tháng 12-1978, Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách, đến
đại hội XII (1982), XIII (10-1987), được nâng lên thành đường lối chung của
Đảng:
- Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính
dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản TQ, chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Mao trạch Đông)
- Phát triển kinh tế là trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa , chuyển từ
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường x· héi chñ nghÜa, nhằm
hiện đại hóa và xây dựng x· héi chñ nghÜa mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung
Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
3. Thành tựu:
* Kinh tế: sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới, đất nước có những biến đổi cơ bản,
kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
( GDP tăng 8%), đạt 7974 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới.
- Năm 2000, GDP vượt ngưỡng 1000 tỷ USD, đạt 1080 USD,cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch: nông nghiệp chiếm 16%, công nghiệp chiếm 51% và dịch vụ chiếm
33%, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. Đời sống nhân dân đươc cải thiện rõ rệt.
*Nền khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao
( năm 1964, thử thành công bom nguyên tử, chương trình thám hiểm không gian
được thực hiện từ năm 1992. Từ năm 1992 đến 2003, TQ phóng thành công 4 tàu
thần châu vào vũ trụ. 10/2003 phóng thành công tàu “Thần Châu 5” cùng với nhà
du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian đưa TQ trở thành nước thứ ba trên thế
giới có người và tàu bay vào vũ trụ)
*. Về đối ngoại: Chính sách đối ngoại có nhiều thay đổi, vai trò và địa vị quốc
tế của TQ được nâng cao trên trường quốc tế:

- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải
quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
- Vai trò vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế, thu hồi chủ
quyền Hồng Kông (1997), Ma cao (1999
II Công cuộc cải tổ ở Liên Xô :
3


1. Hoàn cảnh
Thế giới: Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới bùng nổ, báo hiệu
bước khởi đầu của cuộc khủng hoảng chung đối với thế giới trên nhiều mặt: kinh
tế, chính trị, tài chính. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ nhiều vấn đề bức thiết
như tình trạng ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ về dân số....trên thế giới.
Nó đặt ra yêu cầu phải cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự
phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kĩ thuật và sự giao lưu, hợp tác
quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trong nước: Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Liên Xô lại cho rằng quan
hệ xã hội chủ nghĩa không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế
giới, hơn nữa các nguồn tài nguyên của Liên Xô lại dồi dào nên đã chậm đề ra
đường lối đổi mới.
+ Mô hình CNXH ở LX lại chứa đựng những thiếu xót, sai lầm vốn được tích lũy
từ lâu. Điều đó cản trở sự phát triển của đất nước. Xã hội LX lâm vào tình trạng
thiếu dân chủ, thiếu công bằng, vi phạm pháp chế XHCN, sản xuất tăng chậm,
năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và ngày càng thua kém các
nước phương tây về khoa học kĩ thuật. Nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, đời
sống nhân dân khó khăn.
2. Nội dung
Tháng 3/1985, Goocbachop lên nắm quyền đã đưa ra đường lối cải tổ. Mục
đích của công cuộc cải tổ được tuyen bố là nhằm đổi mới mọi mặt của đời sống xã

hội, sửa chữa những thiếu xót, sai lầm trước đây, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
trì trệ và xây dựng CNXH đúng như bản chất của nó.
Về kinh tế: chủ trương đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu mới về khoa học
kĩ thuật, đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất thế giwosi về
năng suất lao động xã hội... xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, đảm bảo
cơ cấu tối ưu về tính cân đối của nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Về chính trị- xã hội: mở rộng chế độ tự quản XHCN của nhân dân, củng cố
kỉ luật và trật tự, mở rộng tính công khai phê bình và tự phê bình, đảm bảo mức độ
mới về tính phúc lợi nhân dân, thực hiện triệt để nguyen tắc phân phối theo lao
động.
3. Kết quả:
- Trong năm đầu thực hiện cải tổ, đông đảo nhân dân phấn khởi ủng hộ và chờ
đợi. Nhưng qua 6 năm thực hiện, tình hình lại chuyenr biến phức tạp theo chiều
hướng xấu. Do tác động tiêu cực của những sai lầm trước đây, do chưa chuẩn bị
đầy đủ, lại mắc phải nhiều sai lầm mới trầm trọng hơn, nên công cuộc cải cách
ngày càng bế tắc và xa rời những nguyen tắc của chủ nghĩa xã hội.
- 12/90, công cuộc cải tổ về kinh tế thất bại. sự cải tổ về chính trị đã thiết lập
quyền lực của tổng thống và chuyển sang chế độ đa đảng. Xã hội lâm vào rối loạn

4


với những xung đột gay gắt giữa các dân tộc và các phe phái trong toàn Liên bang.
1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ.

B. Các dạng đề liên quan:
Câu 1: Thực hiện đường lối cải cách, từ năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc
đã có những biến đổi căn bản như thế nào ?
* Hướng dẫn trả lời:
1. Đường lối đổi mới.

- Tháng 12 - 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho
công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc.
- Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối
này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung
Quốc.
- Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
· Con đường xã hội chủ nghĩa.
· Chuyên chính dân chủ nhân dân.
· Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Mao Trạch
Đông.
- Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội
chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
2. Thành tựu.
- Kinh tế : Từ khi mở cửa và cải cách kinh tế, Trung Quốc được xếp vào một trong những
quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, GDP tăng trung bình quanh mức 10%
mỗi năm từ 1978 đến 2013. Năm 2010 nước này vượt mặt Nhật Bản trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
- Chính trị - xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng
Kông (7 - 1997) và Ma Cao (12 - 1999)
- Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm
1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5”
vào không gian)
- Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…,
mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ
tranh chấp quốc tế.
- Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình
hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
5



Câu 2. Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của
Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo anh/chị, đường lối nào là đóng vai trò
quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ?
* Hướng dẫn trả lời:
Trong các đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà
nước Trung Quốc thì đường lối đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công
cuộc cải cách là : Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
- Con đường xã hội chủ nghĩa
- Chuyên chính dân chủ nhân dân.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng
Mao Trạch Đông.
Bởi vì:
- Trước năm 1978, do đường lối “ba ngọn cờ hồng” đã làm cho kinh tế Trung Quốc
khủng hoảng (nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sản
xuất ngưng trệ, tụt hậu so với thế giới)
- Kinh tế là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, chính
trị, quân sự...Vì vậy trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, việc phát
triển kinh tế được lấy làm yếu tố trung tâm..
Câu 3: Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta có thể vận
dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?
* Hướng dẫn trả lời:
Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có
thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đó là:
- Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
- Kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đường lối xây dựng CNXH.
- Thực hiện cải cách mở cửa nhưng phải trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền
của dân tộc.
- Xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với ổn định chính trị, xã hội, giữ

gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân.
Câu 4: Tại sao Liên Xô phải tiến hành công cuộc cải tổ? Nội dung và kết quả
của công cuộc cải tổ?
*Hướng dẫn trả lời:
1. Liên Xô phải tiến hành công cuộc cải tổ vì:
Hoàn cảnh thế giới: Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới bùng
nổ, báo hiệu bước khởi đầu của cuộc khủng hoảng chung đối với thế giới trên
6


nhiều mặt: kinh tế, chính trị, tài chính. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ nhiều vấn
đề bức thiết như tình trạng ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ về dân số....trên thế
giới.
Nó đặt ra yêu cầu phải cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự
phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kĩ thuật và sự giao lưu, hợp tác
quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Hoàn cảnh trong nước: Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Liên Xô lại
cho rằng quan hệ xã hội chủ nghĩa không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng
chung toàn thế giới, hơn nữa các nguồn tài nguyên của Liên Xô lại dồi dào nên đã
chậm đề ra đường lối đổi mới.
+ Mô hình CNXH ở LX lại chứa đựng những thiếu xót, sai lầm vốn được tích lũy
từ lâu. Điều đó cản trở sự phát triển của đất nước. Xã hội LX lâm vào tình trạng
thiếu dân chủ, thiếu công bằng, vi phạm pháp chế XHCN, sản xuất tăng chậm,
năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và ngày càng thua kém các
nước phương tây về khoa học kĩ thuật. Nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, đời
sống nhân dân khó khăn.
2. Nội dung
Tháng 3/1985, Goocbachop lên nắm quyền đã đưa ra đường lối cải tổ. Mục
đích của công cuộc cải tổ được tuyen bố là nhằm đổi mới mọi mặt của đời sống xã
hội, sửa chữa những thiếu xót, sai lầm trước đây, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng

trì trệ và xây dựng CNXH đúng như bản chất của nó.
- Về kinh tế: chủ trương đẩy nhanh việc ứng dụng thành tựu mới về khoa học kĩ
thuật, đưa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất thế giwosi về
năng suất lao động xã hội... xây dựng nền kinh tế thị trường có điều tiết, đảm bảo
cơ cấu tối ưu về tính cân đối của nền kinh tế quốc dân thống nhất.
- Về chính trị- xã hội: mở rộng chế độ tự quản XHCN của nhân dân, củng cố kỉ
luật và trật tự, mở rộng tính công khai phê bình và tự phê bình, đảm bảo mức độ
mới về tính phúc lợi nhân dân, thực hiện triệt để nguyen tắc phân phối theo lao
động.
3. Kết quả:
Trong năm đầu thực hiện cải tổ, đông đảo nhân dân phấn khởi ủng hộ và chờ
đợi. Nhưng qua 6 năm thực hiện, tình hình lại chuyenr biến phức tạp theo chiều
hướng xấu. Do tác động tiêu cực của những sai lầm trước đây, do chưa chuẩn bị
đầy đủ, lại mắc phải nhiều sai lầm mới trầm trọng hơn, nên công cuộc cải cách
ngày càng bế tắc và xa rời những nguyen tắc của chủ nghĩa xã hội.
- 12/90, công cuộc cải tổ về kinh tế thất bại. sự cải tổ về chính trị đã thiết lập quyền
lực của tổng thống và chuyển sang chế độ đa đảng. Xax hội lâm vào rối laonj với
những xung đột gay gắt giữa các dân tộc và các phe phái trong toàn liên bang.
1991, liên bang Xô Viết sụp đổ.

7


Câu 5: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam sau thất bại của Liên Xô?
*Hướng dẫn trả lời:
- Phải tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế, xã hội
- Cần nhạy bén trước những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước để
tiến hành đổi mới
- Khi tiến hành đổi mới cần tiến hành trên các lĩnh vực nhưng lấy kinh tế làm
trọng tâm

- Đổi mới phải kiên định con đường XHCN, giữ vứng vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản.
Câu 6: Đường lối cải cách của Trung Quốc (năm 1978) và cải tổ của Liên Xô
(năm 1985) có những điểm gì giống và khác nhau ? – Cho biết kết quả của
công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.
*Hướng dẫn trả lời:
Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng,
tiến kịp với xu thế thời đại, Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa (12 – 1978),
Liên Xô tiến hành cải tổ (3 – 1985)…
+ Điểm giống :
Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh
tế là trung tâm.
Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa có sự điều tiết của nhà nước…
Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
+ Điểm khác :
Liên Xô
– Liên Xô chủ trương đẩy mạnh
ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ
thuật đưa kinh tế phát triển theo
chiều sâu, đạt mức cao nhất của

Trung Quốc
– Trung Quốc cải cách – mở cửa, xây dựng
nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh
hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, biến Trung
8



thế giới về năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm và hiệu quả
(nóng vội, chưa phù hợp với điều
kiện của Liên Xô…).
– Liên Xô thực hiện chế độ tổng
thống, đa nguyên chính trị, dân
chủ công khai…

Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ,
văn minh (phù hợp với hoàn cảnh, Đặc điểm,
bản sắc của Trung Quốc…)
– Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: chủ
nghĩa xã hội ; chuyên chính dân chủ nhân
dân; Đảng Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

+ Kết quả:
Liên Xô
– Sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi
đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa
Mác – Lênin… nên đất nước khủng
hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng
Cộng sản mất quyền lãnh đạo…, tháng
12 – 1990 cải tổ thất bại -> Liên bang
CHXHCN Xô viết tan rã…

Trung Quốc
– Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế Trung

Quốc có bước phát triển nhanh (GDP
tăng…, bình quân đầu người tăng…, tỉ
trọng xuất nhập khẩu tăng…; khoa học –
kĩ thuật, văn hóa – giáo dục đạt nhiều
thành tựu…; chính trị ổn định, địa vị
nâng cao trên trường quốc tế…

+ Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam :
Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ
ở Liên Xô ta rút ra những bài học kinh nghiệm:
– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu
đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm
vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm
gốc…
– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị
phải thận trọng…
Câu 6: Giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô có điểm giống và khác nhau với
Trung Quốc và Việt Nam:
* Giống nhau: cùng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử thế giới giống nhau đó là xuất
phát từ khủng hoảng năng lượng kéo theo cuộc khủng hoảng trên tất cả các lĩnh
vực dẫn tới yêu cầu đổi mới là tất yếu...

9


- Diễn ra trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước và xã hội gặp nhiều khó khăn do
những thiếu xót và sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH mang lại
- Giống nhau về mục đích: muốn đưa đất nước phát triển dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản

* Khác nhau:
- Thời gian: Trung Quốc đổi mới vào năm 1978, VN năm 1986, LX năm 1985
- Cách tiến hành, nội dung: Việt Nam và TQ tiến hành đổi mới lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm, nền tảng sau đó mới tiến hành đổi mới trên các lĩnh vực khác.
- Kết quả: Liên Xô thất bại dẫn tới sự sụp đổ của liên bang Xô Viết
Công cuộc đổi mới ở VN và TQ thành công. Trung Quốc trong những năm cuối
XX, đầu XXI trở thành nước có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới. VN có
những biến đổi to lớn

B. Dạng câu hỏi tương tự :
1. Cho biết công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Từ đó, anh/chị
hãy trình bày những suy nghĩ của bản thân về công cuộc đổi mới hiện nay tại Việt
Nam ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)
2. Những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở
Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh/chị, công cuộc cải cách kinh tế, xã hội
hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)
3. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI có viết: “... Những nỗ
lực gian khổ và những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta giành được đã thu hút sự
chú ý của toàn thế giới và nhất định sẽ ghi vào sử sách vinh quang về sự phục hưng
vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.
Bằng những kiến thức lịch sử, anh/chị hãy cho biết:
- Những thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật và ngoại giao mà Đảng Cộng sản
và nhân dân Trung Quốc giành được sau hơn 20 năm cải cách.
- Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam có thể vận dụng được
những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thái Bình, năm 2010)
4. Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội ở
Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay (2000). Qua đó, hãy cho biết ý nghĩa của
những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XIX ?

5. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của đất nước Trung
Quốc từ cuối năm 1978 đến nay ?
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên – Huế, năm 2006)

10



×