Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 198 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân

NGUYễN VĂN HồI

CHíNH SáCH TRợ GIúP Xã HộI TRONG
CHĂM SóC SứC KHỏE TÂM THầN TạI VIệT NAM
Chuyên ngành : khoa học quản lý

Mã số

: 62340410

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS. Lấ TH VN ANH
PGS.TS. NGUYN KHC BèNH

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌN VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................. 6
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần ........................................ 6
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần .......... 8
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần ..... 10


1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 15
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần ...................................... 15
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ........ 16
1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần ..... 18
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 20
1.3.1. Một số vấn đề đạt được sự nhất trí cao ...................................................... 20
1.3.2. Khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo ............................................... 21
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH
SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN ..... 22
2.1. Trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .................................... 22
2.1.1. Sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần ................................... 22
2.1.2. Trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.................................... 26
2.2. Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .................. 31
2.2.1. Khái niệm chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .. 31
2.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần ..................................................................................................... 33
2.2.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần ..................................................................................................... 36
2.2.4. Các chính sách bộ phận của chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần ..................................................................................................... 38
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần ..................................................................................................... 42


2.3. Kinh nghiệm về chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm
thần tại một số nước trên thế giới ....................................................................... 45
2.3.1. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Mỹ ........................................ 45
2.3.2. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Úc ......................................... 47
2.3.3. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Thụy Điển ............................. 49
2.3.4. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Pháp ...................................... 51

2.3.5. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Châu Phi ............................... 53
2.3.6. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Châu Á .................................. 54
2.3.7. Bài học rút ra cho Việt Nam về chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc
sức khỏe tâm thần ............................................................................................... 55
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 58
3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 58
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin .................................................... 60
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp ...................................... 60
3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin sơ cấp ........................................ 60
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ
HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI VIỆT NAM ........ 69
4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần tại
Việt Nam .............................................................................................................. 69
4.1.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần tại Việt Nam .............................................. 69
4.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam ................................... 71
4.2. Thực trạng chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
tại Việt Nam ......................................................................................................... 74
4.2.1. Chính sách trợ cấp xã hội .......................................................................... 75
4.2.2. Chính sách phát triển cơ sở bảo trợ xã hội ................................................. 84
4.2.3. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm ................................................... 92
4.2.4. Chính sách phát triển các dịch vụ công tác xã hội ..................................... 96
4.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội ......... 102
4.3.2. Đánh giá chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại
Việt Nam theo các chính sách bộ phận ............................................................. 117
CHƯƠNG V: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI
VIỆT NAM ................................................................................................. 130
5.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe
tâm thần của Nhà nước đến năm 2025 ............................................................. 130



5.1.1. Mục tiêu trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của Nhà nước
đến năm 2025 ................................................................................................... 130
5.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe
tâm thần của Nhà nước đến năm 2025 .............................................................. 132
5.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe
tâm thần tại Việt Nam ....................................................................................... 133
5.2.1. Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội....................................................... 133
5.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở bảo trợ xã hội ............................. 137
5.2.3. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm ................................ 139
5.2.4. Hoàn thiện chính sách phát triển các dịch vụ công tác xã hội .................. 142
5.2.5. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội145
5.2.6. Một số giải pháp khác ............................................................................. 147
5.3. Một số kiến nghị.......................................................................................... 150
KẾT LUẬN ................................................................................................. 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

AP

Tổ chức từ thiện Đại Tây Dương


ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BNTT

Bệnh nhân tâm thần

BNV

Bộ Nội vụ

BTXH

Bảo trợ xã hội

BVTT

Bệnh viện tâm thần

BYT


Bộ Y tế

CSSKTT

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

CTXH

Công tác xã hội

ICD

Phân loại quốc tế về Bệnh tật

ICF

Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

INGO

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài

LĐTBXH

Lao động, thương bình - xã hội


NCS

Nghiên cứu sinh

NCVĐTT

Người có vấn đề tâm thần

NKT

Người khuyết tật


Chữ viết tắt

Ý nghĩa

NTT

Người tâm thần

NGO

Tổ chức phi chính phủ

PHCN

Phục hồi chức năng


QLNN

Quản lý nhà nước

RNTT

Rối nhiễu tâm trí

RTCCD

Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng

SKTT

Sức khỏe tâm thần

TCXH

Trợ cấp xã hội

TGXH

Trợ giúp xã hội

TTBTXH

Trung tâm bảo trợ xã hội

UBND


Ủy ban nhân dân

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc

VNGO

Tổ chức phi chính phủ trong nước

VUSTA

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sự thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khỏe ..................................... 25
Bảng 3.1: Mô tả mẫu thứ nhất ......................................................................... 61
Bảng 3.2: Nội dung điều tra đối với cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội ....... 62
Bảng 3.3: Mô tả mẫu thứ hai ........................................................................... 63
Bảng 3.4: Nội dung điều tra đối với các Trung tâm BTXH và Trung tâm nuôi

dưỡng người tâm thần ..................................................................................... 63
Bảng 3.5: Mô tả mẫu thứ ba ............................................................................ 65
Bảng 3.6: Nội dung điều tra đối với các cán bộ, nhân viên làm CTXH ............... 65
Bảng 3.7: Mô tả mẫu thứ tư ............................................................................. 66
Bảng 3.8: Nội dung điều tra đối với các hộ gia đình .......................................... 67
Bảng 4.1: Số người rối loạn tâm trí tại Việt Nam năm 2015 .............................. 70
Bảng 4.2: Tình hình NTT nặng ở Việt Nam năm 2015 ...................................... 71
Bảng 4.3: Tỷ lệ giường bệnh tâm thần: so sánh Việt Nam và một số nước trên thế
giới giai đoạn 2010-2015 ................................................................................ 72
Bảng 4.4: Khả năng tham gia công việc nhà và chăm sóc bản thân của đối tượng
bệnh nhân tâm thần ......................................................................................... 73
Bảng 4.5: Chế độ trợ cấp hàng tháng (trợ giúp thường xuyên) dành cho NTT ..... 76
Bảng 4.6: Quy trình thực hiện chi TCXH dành cho NTT ................................... 78
Bảng 4.7: Thống kê tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần người được hưởng TCXH
thường xuyên giai đoạn 2011-2015 .................................................................. 80
Bảng 4.8: Sự khác biệt giữa “kinh phí được duyệt theo kế hoạch” và kinh phí thực
cấp trong dự án CSSKTT cộng đồng của BYT giai đoạn 2011-2015 .................. 81
Bảng 4.9: Định mức chi tiêu trung bình cho cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần
tuyến tỉnh của một số địa phương trong giai đoạn 2011-2015 ............................ 82
Bảng 4.10: Đánh giá chính sách TCXH đối với NTT theo quan điểm của cán bộ
quản lý ........................................................................................................... 84
Bảng 4.11: Quy hoạch mạng lưới các cơ sở chăm sóc và PHCN cho NTT, người
RNTT giai đoạn 2012-2020 ............................................................................. 87
Bảng 4.12: Ngân sách đầu tư phát triển các cơ sở chăm sóc và PHCN cho NTT,
người RNTT giai đoạn 2011-2015 ................................................................... 89
Bảng 4.13: Đánh giá chính sách phát triển cơ sở BTXH theo quan điểm của cán
bộ quản lý ...................................................................................................... 92
Bảng 4.14: Ước lượng số bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tâm thần được dạy nghề



và tạo việc làm trên phạm vi cả nước giai đoạn 2011-2015 ................................ 94
Bảng 4.15: Đánh giá chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho NTT theo quan
điểm của cán bộ quản lý .................................................................................. 95
Bảng 4.18: Đánh giá chính sách phát triển các dịch vụ CTXH theo quan điểm của
cán bộ quản lý .............................................................................................. 101
Bảng 4.19: Tình hình cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2015 ............................................................................................ 104
Bảng 4.20: Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác TGXH
theo quan điểm của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm CTXH ............................... 107
Bảng 4.21: Thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên làm CTXH tại Trung tâm
CTXH thuộc Bộ LĐTBXH ............................................................................ 110
Bảng 4.22: Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác TGXH
theo quan điểm của cán bộ quản lý ................................................................ 111
Bảng 4.23: Tình hình NTT được hưởng chính sách TGXH .............................. 112
Bảng 4.24: Diễn biến bệnh tình của đối tượng được hưởng chính sách TGXH .. 113
Bảng 4.25: Tình hình tạo việc làm cho NTT, người RNTT .............................. 114
Bảng 4.26: Đánh giá Mức độ tuân thủ chính sách của các cơ quan, đơn vị trong tổ
chức thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT ................................... 115
Bảng 4.27: Đánh giá mức độ hưởng ứng, tham gia của cộng đồng đối với chính
sách TGXH trong chăm sóc SKTT ................................................................. 116
Bảng 4.28: Đánh giá sự hài lòng của các đối tượng chính sách ........................ 117
Bảng 4.29: Đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách TGXH trong CSSKTT ....... 118
Bảng 4.30: Đánh giá hiệu quả thực thi chính sách TGXH trong CSSKTT ......... 120
Bảng 4.31: Đánh giá mức độ tiếp cận thông tin chính sách TGXH trong CSSKTT .......... 121
Bảng 4.32: Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của chính sách TGXH trong
CSSKTT ...................................................................................................... 122
Bảng 4.33: Đánh giá sự hỗ trợ của cấp trên đối với các cơ sở BTXH trong quá
trình thực thi chính sách TGXH trong CSSKTT .............................................. 124
Bảng 4.34: Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách TGXH trong
chăm sóc SKTT đến gia đình các đối tượng chính sách ................................... 125

Bảng 4.35: Đánh giá tính kinh tế của chính sách TGXH trong CSSKTT........... 126


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT ...................................................... 24
Hình 2.2: Hệ thống TGXH trong CSSKTT ....................................................... 31
Hình 2.3: Cây mục tiêu của chính sách CSSKTT .............................................. 34
Hình 3.1: Quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu ...................................... 58
Hình 3.2:
Hình 4.1:
Hình 4.2:
Hình 4.3:

Khung lý thuyết nghiên cứu luận án .................................................. 59
Những hỗ trợ từ cộng đồng các gia đình hiện nay nhận được .............. 74
Hệ thống dịch vụ CTXH ở Việt Nam ................................................ 98
Mô hình các dạng dịch vụ CSSKTT của Tổ chức Y tế Thế giới ........ 100

Hình 4.4: Khó khăn của các cán bộ BTXH ..................................................... 107
Hình 4.5: Tình hình NTT được hưởng chính sách TGXH ................................ 113


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
(CSSKTT) là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu và giải pháp về mặt xã hội trong
chăm sóc sức khỏe tâm thần. Việt Nam hiện nay đang thiếu một chính sách quốc gia
về chăm sóc sức khỏe tâm thần đúng nghĩa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng trong thời gian qua chưa có được một sự gắn nối chặt chẽ giữa hệ thống do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý với hệ thống do Bộ Y tế quản lý, ở cả tầm

phát triển các hướng dẫn quy chuẩn quốc gia và thực thi cụ thể ở tuyến địa phương. Việc
ra đời Đề án 32 và Đề án 1215 của Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tạo một khung cảnh mới thúc đẩy cho sự hợp tác giữa các bên,
đặc biệt giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.
Với định hướng chăm sóc sức khỏe của Đảng Cộng Sản Việt Nam và khuyến cáo
của WHO về CSSKTT ở các nước đang phát triển vào thập niên đầu thế kỷ 21, thì toàn
bộ hệ thống đều ở trong tình trạng thiếu hụt đáng kể các nguồn lực cơ bản đáp ứng với
yêu cầu CSSKTT ở cả hai loại hình cơ sở BTXH và tại cộng đồng. Trong đó loại hình
cơ sở BTXH tuyến tỉnh thuộc tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nguồn lực. Chất
lượng nhân lực đạt yêu cầu về nhiệt tình nghề nghiệp, nhưng đội ngũ này hoàn toàn
không được đào tạo cơ bản về phương pháp làm việc và kiến thức, kỹ năng chuyên
môn trong chăm sóc và PHCN cho người bệnh tâm thần. Hạ tầng cơ sở không được
thiết kế, trang bị và vận hành theo nguyên tắc của một cơ sở chăm sóc và PHCN cho
bệnh nhân tâm thần, với quan điểm lấy bệnh nhân là trung tâm phục vụ và đảm bảo
tôn trọng quyền cơ bản của người bệnh. Toàn bộ các cơ sở đánh giá đều nằm trongtình
trạng thiếu các hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cụ thể, thiếu mối quan hệ và hợp tác
chuyên môn giữa các cấp trong hệ thống cũng như với các hệ thống liên quan, đặc biệt
với hệ thống do Bộ Y Tế vận hành. Thêm vào đó, nguồn tài chính ở trong tình trạng chỉ
có thể đáp ứng với yêu cầu giữ bệnh nhân hơn là chăm sóc và PHCN cho bệnh nhân.
Trong 5 năm qua, hệ thống do Bộ LĐTBXH quản lý được vận hành với mục tiêu
cụ thể là triển khai thực hiện các Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị
định 13/2010/NĐ-CP ban hành ngày 27/02/2010 về chính sách trợ giúp các đối tượng
BTXH, trong đó có người bệnh tâm thần. Xét đến thời điểm 2011, toàn bộ hệ thống thực
hiện tương đối tốt Nghị định 13/NĐ-CP cho bệnh nhân tâm thần. Có khoảng 10.000
người tâm thần nặng đang được chăm sóc và PHCN trong hệ thống các cơ sở BTXH; giải
quyết trợ cấp hàng tháng cho 102.210 người năm 2008, tăng lên gần 200.000 người năm
2010. Tuy nhiên, do định nghĩa “người bệnh tâm thần” bị bó hẹp ở đối tượng bệnh nhân

1



điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, nên sự bỏ lọt đối tượng của bên y tế cũng
trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của bên hệ thống LĐTBXH quản lý.
Nhìn tổng thể, hệ thống CSSKTT của Bộ LĐTBXH và cả của Bộ Y tế đều mới
chỉ tập trung vào nhóm bệnh loạn thần và bỏ lọt các nhóm đối tượng tâm thần phổ biến
khác như trầm cảm, lo âu, sang chấn sau stress, rối loạn tâm thần do rượu và đặc biệt
các nhóm bệnh tâm thần ở phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, trẻ em và trẻ vị thành niên.
Các nội dung trợ giúp khác đặc thù cho người tâm thần chưa được triển khai vì rất nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính đến từ thiếu vắng hệ thống tuyên truyền
hiểu biết trong cả đội ngũ thực thi hệ thống và dân chúng nói chung về kiến thức cơ bản
trong dự phòng, điều trị và chăm sóc PHCN cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng.
Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội trong CSSKTT đang được nâng cấp thông
qua hai Đề án quốc gia: “Đề án 32/QĐ-TTg về phát triển nghề công tác xã hội” và “Đề
án 1215/QĐ-TTg về trợ giúp xã hội và phục hồi cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm
trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020”. Điều này phản ánh một sự chuyển động
tích cực từ Bộ LĐTBXH và một quyết tâm chính trị cao của Nhà nước Việt Nam trong
hai năm qua vì mục tiêu công bằng và an sinh xã hội nói chung và vì người bệnh tâm
thần nói riêng.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thiếu hụt trầm trọng các nguồn lực, thiếu sự hợp tác
giữa các bộ ngành liên quan và hai Đề án 32 và Đề án 1215 mới ở giai đoạn đầu của tiến
trình xác định mô hình, nên tình trạng chung cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi đáng
kể so với thời điểm nhóm.
Đứng trước những yêu cầu của đổi mới, đòi hỏi nghiên cứu cũng phải làm rõ
các cơ sở khoa học của chính sách trợ giúp xã hội trong CSSKTT tại Việt Nam để có
căn cứ rõ ràng cho việc đánh giá thực trạng chính sách.
Như vậy, xuất phát từ những lý do đã nêu trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Chính
sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam” làm đối tượng
nghiên cứu luận án tiến sĩ với mục tiêu là tìm kiếm giải pháp hoàn thiện nhóm chính
sách này tại Việt Nam trong điều kiện phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng chính sách TGXH
trong CSSKTT tại Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu, có căn cứ khoa
học rõ ràng nhằm hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam định
hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

2


2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về chính sách TGXH trong
CSSKTT. Xác định những chính sách cơ bản, những nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách, đồng thời làm rõ những tiêu chí để đánh giá chính sách.
Thứ hai, phân tích thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam trong
giai đoạn từ năm 2011 (là năm Đề án 1215 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành) đến
hết năm 2015. Từ đó, chỉ rõ những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của chính sách,
lý giải nguyên nhân dẫn tới những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện chính sách
TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam phù hợp với điều kiện nguồn lực trong nước và
bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Hệ thống chính sách TGXH trong CSSKTT bao gồm những chính sách bộ
phận cơ bản nào?
- Các yếu tố nào tác động đến chính sách TGXH trong CSSKTT?
- Phương pháp nào được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chính
sách bộ phận thuộc chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam?
- Thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam hiện nay như thế
nào? Điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân của những điểm mạnh,
điểm yếu?

- Cần phải có những giải pháp và kiến nghị nào nhằm hoàn thiện chính sách
TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Chính sách TGXH trong CSSKTT tại
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt
Nam là một hệ thống các chính sách khá phức tạp, có mối liên hệ khá mật thiết với nhau.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ tập trung đi sâu vào 05 chính sách cơ bản sau:

3


+ Chính sách trợ cấp xã hội;
+ Chính sách phát triển cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm;
+ Chính sách phát triển các dịch vụ công tác xã hội;
+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách
TGXH trong CSSKTT trên phạm vi toàn quốc.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng chính
sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015; đưa ra quan
điểm, định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
5. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết về chính sách
TGXH trong CSSKTT.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu và tiến hành phân tích thực trạng chính sách
TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015; đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách
TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam.

Bước 3: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng, đề xuất một số định hướng và
giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025.
6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu với khung nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương III.
7. Các kết quả nghiên cứu
7.1. Về mặt khoa học
Luận án bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu chính sách TGXH trong
CSSKTT dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
trước đây về vấn đề này, cụ thể là:
Thứ nhất, xác định được 05 chính sách bộ phận cơ bản trong chính sách TGXH
trong CSSKTT, bao gồm: Chính sách trợ cấp xã hội; Chính sách phát triển cơ sở bảo

4


trợ xã hội; Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm; Chính sách phát triển các dịch vụ
công tác xã hội; Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội. 05
chính sách này là 05 chính sách cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu chung của chính sách TGXH trong CSSKTT.
Thứ hai, luận án xác định những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, sự
phù hợp của chính sách TGXH trong CSSKTT; từ đó làm cơ sở khoa học trong đánh
giá chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam.
Thứ ba, luận án xác định 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chính sách TGXH
trong CSSKTT, bao gồm: Nhóm yếu tố khách quan; Nhóm yếu tố chủ quan.
7.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế của chính sách
TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015; Đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chính sách đến năm 2020.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu tiếp theo về chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận án được chia thành 05 chương:
Chương I: Tổng quan các công trình nghiên cứu.
Chương II: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách trợ giúp xã hội
trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Phân tích thực trạng chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần tại Việt Nam.
Chương V: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong
chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam.

5


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trên thế giới hiện nay cứ 04 người thì có
01 người mắc phải 01 hay nhiều rối loạn tâm thần hoặc rối loạn hành vi trong suốt
cuộc đời. Hiện trên thế giới có khoảng 450 triệu có các rối loạn tâm thần, trong đó 120
triệu bệnh nhân trầm cảm, 50 triệu bệnh nhân động kinh và 40 triệu bệnh nhân tâm
thần phân liệt...
Ở Việt Nam với sự phát triển của nền kinh tế thị trường mở cửa, và sự phát
triển nhanh của tiến bộ kỹ thuật thông tin đã tác động mạnh mẽ đến SKTT. Chỉ tính
riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn
lo âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, chậm phát triển
tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy thì có

khoảng 15% dân số, tương đương với khoảng 13 triệu người (Bộ Y tế - 2014). Gần
đây một số nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ các rối loạn tâm thần khoảng
20 - 30%. Hiện SKTT được WHO xếp hạng thứ 4 trong các vấn đề sức khỏe, dự kiến
đến năm 2020 SKTT sẽ được xếp hạng thứ 2 sau các bệnh về tim mạch. Nguyên nhân
theo WHO là do những yếu tố sau: điều kiện cuộc sống (nghèo khổ kéo dài), thiếu
điều kiện giáo dục, ăn ở, triển vọng công ăn việc làm; công việc quá tải; các thay đổi
nhanh chóng về kinh tế xã hội, xung đột chính trị; và ảnh hưởng của thiên nhiên đặc
biệt là sau các thảm họa.
Tuy nhiên, đối với các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế chưa
phát triển một cách toàn diện như Việt Nam thì việc nghiên cứu ban hành và triển khai
các chính sách đối với người tâm thần hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Vấn đề này
cũng được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lựa chọn. Trong đó, có thể đề
cập đến các nghiên cứu tiêu biểu sau.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần
(i) “Bản đồ SKTT 2011 (Mental Health Atlas 2011)” của Tổ chức Y tế thế giới
- WHO là một công trình lớn tiêu biểu. Atlas là một dự án mà WHO đã triển khai từ
nhiều năm, bắt nguồn từ 2001, sau đó được tiếp tục cập nhật 2005. Atlas 2011 là phiên
bản mới nhất hiện nay. Dự án này được chủ trì bởi tổng hành dinh của WHO tại
Geneva và được giám sát, điều phối bởi Shekhar Saxena - người phụ trách bộ phận

6


SKTT trong Tổ chức Y tế Thế giới. (WHO, 2011)
Atlas 2011 đã khẳng định những phát hiện từ những công trình trước đó rằng
các nguồn lực hiện vẫn không đủ đáp ứng so với sự bùng phát của những rối loạn thần
kinh tâm trí. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn lực không đồng đều nhau và khoảng cách
giữa nguồn lực và nơi tập trung bệnh là rất lớn tại những nước đang phát triển. Bên
cạnh đó, những phát hiện tích cực cho thấy số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần

đang giảm đi tại hầu hết các quốc gia. Phát hiện này có thể chỉ ra rằng các nước đang
giảm chăm sóc tập trung mà thay thế bằng chăm sóc tại cộng đồng theo đúng khuyến
cáo của WHO.
(ii) “Chương trình hành động SKTT 2013-2020” (công bố tháng 5/2013) của
WHO. Trong đó, WHO nhấn mạnh: “Các yếu tố ảnh hưởng tới SKTT không chỉ bao
gồm các đặc điểm cá nhân như khả năng kiểm soát tư duy, cảm xúc, hành vi và tương
tác với người khác, mà còn bao gồm các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, và
môi trường, như chính sách quốc gia, bảo trợ xã hội, mức sống, điều kiện làm việc, và
các trợ giúp xã hội từ cộng đồng”. WHO và hầu hết các nước đều thừa nhận sự ưu việt
của mô hình CSSKTT dựa vào cộng đồng và ủng hộ việc xây dựng một hệ thống
CSSKTT toàn diện trong đó có chăm sóc xã hội song song với chăm sóc y tế, thường
thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care) và qua hệ thống cơ sở y
tế cộng đồng. (WHO, 2013)
(iii) Văn bản “Hướng dẫn về SKTT và trợ giúp tâm lý - xã hội” của WHO năm
2007. WHO đưa ra định nghĩa trợ giúp tâm lý xã hội trong SKTT là “bất cứ hoạt động
hỗ trợ nào từ địa phương hoặc bên ngoài, với mục đích bảo vệ và tăng cường sức khỏe
tâm lý - xã hội và/hoặc ngăn ngừa, điều trị các rối loạn tâm thần”. Các chính sách này
cung cấp các dịch vụ trợ giúp trong một số lĩnh vực chính: Trị liệu, tư vấn tâm lý - xã
hội; Trợ giúp về giáo dục - đào tạo; Lao động - việc làm - thu nhập; Nhà ở - chăm sóc
tại gia; Giao thông - đi lại; Giải trí - nghệ thuật - vui chơi - thể dục thể thao; Hòa nhập
xã hội. (WHO, 2007)
(iv) Bài viết “SKTT Thế giới: Một năm nhìn lại”của tác giả Vikram Patel và cộng
sự, đăng trên tạp chí Lancet, số 372, năm 2008. Trong bài viết này, các tác giả điểm lại
phản ứng của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các nhà nghiên cứu, và người thực hành
trong lĩnh vực SKTT một năm sau khi Tạp chí Lancet đăng một loạt 5 bài về tình trạng
CSSKTT trầm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo các tác giả, chỉ trong 1 năm,
sự chú ý đến SKTT đã tăng nhiều; các tổ chức quốc tế như WHO và các chính phủ đã sử
dụng các dữ liệu mà Lancet cung cấp để xây dựng chính sách, chương trình CSSKTT.
Một trong các chiến lược mà các xã hội sử dụng để có thể nhân rộng dịch vụ CSSKTT


7


là các dịch vụ trợ giúp xã hội, bao gồm: thúc đẩy các hình thức hỗ trợ nhà ở, việc làm,
liên kết xã hội, hòa nhập người bệnh tâm thần vào cộng đồng, xây dựng các chương
trình CSSKTT trong trường học, bao gồm cả các chương trình phát hiện sớm lẫn giáo
dục SKTT cho trẻ em, giám sát sự tôn trọng nhân quyền cho người bệnh tâm thần, vận
động quyền cho người bệnh tâm thần... (Vikram Patel, 2007)
(v) Nghiên cứu “Reform of the MOLISA Centres for persons with severe mental
disorders”của tác giả Harry Minas năm 2009, đã đề cập rối loạn tâm thần là một bệnh
có thể chẩn đoán được, nó gây nên những biến đổi căn bản về tư duy, cảm xúc và hành
vi và làm suy yếu năng lực làm việc và năng lực thực hiện các quan hệ cá nhân thông
thường của người bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có nhiều loại khác nhau của rối
loạn tâm thần, một số thể loại thường gặp như các rối loạn trầm cảm, lo âu, một số
không thường gặp lắm như bệnh tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc; tuy nhiên tất
cả các bệnh tâm thần đều gây suy giảm chức năng trầm trọng đối với người bệnh, điều
này thường ít khi được những người chưa bao giờ mắc bệnh tâm thần coi trọng. (Harry
Minas, 2009)
(vi) Bài viết “SKTT và chương trình nghị sự thế giới”của các tác giả Anne
Becker và Arthur Kleinman, đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine,
tháng 7 năm 2013. Bài này là một bản tổng kết các kết quả nghiên cứu mới nhất về
SKTT thế giới trong những năm gần đây và chỉ ra chương trình nghị sự trong thời gian
tới. Nổi bật nhất, các tác giả chỉ ra hơn 75% người có các rối loạn tâm thần nặng ở các
nước chậm phát triển không được điều trị, đặc biệt ở các nước thuộc nhóm thu nhập
thấp và trung bình. Các tác giả cũng chỉ ra ở các nước này thiếu trầm trọng đội ngũ
nhân lực làm việc trong CSSKTT và mô hình chăm sóc tại các bệnh viện (chủ yếu là
khám, phát thuốc) vừa “không thực tế” vừa “không hợp lý”. Các tác giả cho rằng cần
phát triển mô hình chăm sóc hợp tác (collaborative care) trong cộng đồng, có phân bổ
trách nhiệm, chia sẻ công việc giữa các nhân viên khác nhau - bác sĩ, nhà tâm lý, y tá,
trị liệu việc làm, nhân viên CTXH. Đây cũng là các khuyến cáo của WHO và là mô

hình mà các nước phát triển đang hướng tới. (Anne Becker và Arthur Kleinman, 2013)
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
(i) Báo cáo “Lồng ghép SKTT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu” (xuất
bản năm 2008) và báo cáo “Cải thiện hệ thống y tế và dịch vụ SKTT” (xuất bản năm
2009) của WHO kết luận rằng có một nghịch lý trong việc cung cấp dịch vụ CSSKTT
trên thế giới, đó là: ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, lẽ ra người có vấn đề về
SKTT nên nhận được điều trị thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary
care) thì họ lại thường được điều trị ở các cơ sở CSSKTT chuyên biệt. Trong khi đó, ở

8


các nước phát triển (Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha), số người được chăm sóc trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ngang với số được chăm sóc ở hệ thống chuyên
biệt. (WHO, 2008, 2009)
(ii) Tài liệu “Lồng ghép SKTT vào chăm sóc sức khỏe ban đầu”của WHO xuất
bản năm 2008. Trong tài liệu này, WHO trình bày các cơ sở lý luận cho việc lồng ghép
CSSKTT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; và minh họa bằng các chương
trình lồng ghép ở 11 quốc gia khác nhau (Argentina, Úc, Belize, Brazil, Chile, Ấn Độ,
Uganda, Nam Phi, Anh, Ả Rập Xê Út, vv...). Trong khuyến nghị về cách thức lồng
ghép ở mỗi nước, WHO khẳng định rằng CSSKTT qua hệ thống chăm sóc sức khỏe
ban đầu phải bao gồm cả các dịch vụ y tế lẫn các dịch vụ trợ giúp xã hội, phải có sự
phối hợp để chuyển tuyến, giới thiệu người bệnh từ các cơ sở y tế tới các dịch vụ can
thiệp tâm lỹ xã hội và dịch vụ cộng đồng khác nhau. (WHO, 2008)
(iii) Nghiên cứu “Mental health, Pearson Education Inc-Allyn and Bacon” của
các tác giả Jerry L.Johnson và George Grant, Jr năm 2005. Tại nhiều quốc gia phát
triển trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp đã chuyển hướng xây dựng các Trung tâm tâm
thần lớn tập trung hàng mấy ngàn giường thay thế bằng xu hướng phân tán ra nhiều
trung tâm quy mô nhỏ ở các địa phương để làm cho việc điều trị, chăm sóc và PHCN
cho người bệnh tâm thần gần gũi với cộng đồng và gia đình hơn. Đó là các dịch vụ tư

vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu, trợ giúp học nghề, việc làm, giải quyết trợ cấp xã
hội và trợ giúp khác tại cộng đồng. (Jerry L. Johnson và George Grant. Jr, 2005)
(iv) Bài viết “SKTT ở Malaysia: Lịch sử, vấn đề hiện tại và hướng phát triển
tương lai” của các tác giả Sheu Tsuey Chong, M. S. Mohamad, và A. C. Er, đăng trên
tạp chí Asian Social Sciences, Số 9, quyển 6, năm 2013. Các tác giả cho biết, Malaysia
đã có các Luật SKTT từ đầu thế kỷ 20 dựa trên các luật của Anh và Ấn Độ. Năm 2001,
Bộ Y tế Malaysia đưa ra Luật SKTT Quốc Gia. Trong Luật này, Malaysia bắt đầu đưa
các hoạt động trị liệu tâm lý xã hội vào CSSKTT để bù đắp cho hướng điều trị tập
trung chủ yếu vào khám và phát thuốc trước đây. Tuy nhiên, các tác giả không chỉ rõ
các dịch vụ trợ giúp xã hội tại cộng đồng là gì, nên được thực hiện như thế nào ở
Malaysia. (Sheu Tsuey Chong và ctv, 2013).
(v) Báo cáo “Mental health and integration - Provision for supporting people
with mental illness: A comparison of 15 asia pacific countries” theo The Economist
Intelligence Unit (EIU) (2016). EIU đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ
cam kết của 15 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong vấn đề chăm
sóc người tâm thần tại các quốc gia này. Báo cáo tập trung vào kết quả nghiên cứu Chỉ
số tích hợp y tế tâm thần Châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở các bài học từ Chỉ số

9


hội nhập sức khoẻ tâm thần Châu Âu năm 2014 của EIU, so sánh mức độ nỗ lực của
mỗi nước trong việc thực hiện các chỉ số liên quan đến việc hội nhập các cá nhân mắc
bệnh tâm thần vào xã hội.
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần
(i) Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chính sách SKTT” của WHO (xuất bản năm
2004) đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các nước để xây dựng chính sách SKTT và kế
hoạch SKTT. Về chính sách SKTT, tài liệu này chỉ ra 7 bước cơ bản để xây dựng
chính sách là: (1) Đánh giá nhu cầu trong dân số, (2) Thu thập bằng chứng về các
chiến lược hiệu quả, (3) Mời tư vấn và thương lượng, (4) Trao đổi với các quốc gia

khác, (5) Đặt ra tầm nhìn, giá trị, nguyên lý và mục tiêu cho chính sách, (6) Xác định
các lĩnh vực hành động, (7) Xác định vai trò và trách nhiệm chính của các thành phần
khác nhau. Trong tài liệu này, WHO khẳng định rằng chỉ có một vài nước có chính
sách xã hội trong đó có đề cập riêng biệt tới SKTT, và thường thì tập trung vào việc
thúc đẩy hiểu biết xã hội về SKTT. Ở một số nước, chính sách TGXH nằm dưới dạng
quy định về ngân sách khung ở cấp Trung ương cho các dịch vụ xã hội hoặc dịch vụ y
tế; và để cho các cấp địa phương xin ngân sách rồi tự xây dựng chương trình TGXH.
Chính vì thế, tuy không có chính sách TGXH rõ ràng nhưng các dịch vụ và chương
trình TGXH cho nhóm đối tượng có vấn đề về SKTT thì tồn tại ở hầu hết các nước và
rất đa dạng, nhất là các nước có thu nhập cao. (WHO, 2004)
(ii) Báo cáo “Bản đồ SKTT thế giới” của WHO (xuất bản năm 2011) cho biết ở
184 nước thì 110 nước (gần 60%) có chiến lược hoặc chính sách quốc gia về SKTT dù
mức độ phát triển của các chính sách này khác nhau - có nước có chính sách chi tiết và
cập nhật, có nước vẫn dùng chính sách đã xây dựng từ thập kỷ 60. Trong tổng số này,
khoảng 77% các nước có thu nhập cao có chính sách quốc gia, so với tỷ lệ 50% ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Tương tự, xét về mặt luật pháp, 77% các
nước thu nhập cao có luật về SKTT trong khi chỉ có 38% các nước thu nhập thấp và
47% các nước có thu nhập trung bình thấp có luật về SKTT. Tuy nhiên, trong báo cáo
này không đề cập đến chính sách TGXH. Báo cáo này cũng khẳng định nếu xét riêng
về chính sách TGXH trong chăm SKTT, hầu hết các nước không có văn bản pháp luật
hay chính sách riêng biệt cho vấn đề này, mà thường nằm rải rác trong các văn bản
chung về các vấn đề xã hội có liên quan đến ngườ có vấn đề về SKTT, ví dụ như thông
qua luật giáo dục, luật về người khuyết tật, luật ASXH, luật bảo hiểm xã hội, luật trợ
giúp người nghèo và người cao tuổi, các văn bản về nhân quyền, v.v... (WHO, 2011)
(iii) Bài viết “Cải cách dịch vụ SKTT ở Nhật”của các tác giả Hiroto Ito và Lloyd
Sederer, đăng trên tạp chí Harvard Review of Psychiatry, số 7, quyển 4, năm 1999.

10



Trong bài viết này, các tác giả trình bày các yếu tố kinh tế và xã hội đưa đến cải cách
dịch vụ SKTT ở Nhật. Theo các tác giả, Luật CSSKTT đầu tiên ở Nhật là Luật Quản
chế và bảo vệ NTT, được thông qua năm 1900. Đến năm 1950, Nhật thông qua Luật vệ
sinh tâm thần, theo đó bắt buộc những người có rối loạn tâm thần phải đi viện điều trị,
nhờ đó chấm dứt tình trạng giam lỏng tại nhà đối với người có rối loạn tâm thần. Một
loạt các scandal vào những năm 1980 khiến Nhật đưa ra Luật SKTT vào năm 1995.
Luật này thúc đẩy khái niệm “bình thường hóa” bằng cách lần đầu tiên thừa nhận người
bệnh tâm thần được coi là có khuyết tật, giống như những người có khuyết tật thể chất.
Những biện pháp chăm sóc mới bao gồm phá bỏ trại tâm thần tập trung, phân loại dịch
vụ, đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ một cách công bằng, phá bỏ các kỳ thị trong xã hội.
Về cơ bản, Nhật cũng đi theo hướng chung của thế giới là tăng cường CSSKTT dựa vào
cộng đồng, tăng cường các hoạt động TGXH thay vì chỉ khám chữa bệnh bằng thuốc
hoặc quản thúc bệnh nhân tại các cơ sở. (Hiroto Ito và Lloyd Sederer, 1999)
(iv) Cuốn “Khỏe hơn nhưng không khỏe mạnh: Chính sách SKTT của Mỹ từ
năm 1950”của các tác giả Richard Frank và Sherry Glied năm 2006. Cuốn sách này có
mục đích tổng kết về chính sách SKTT của Mỹ từ năm 1950 tới 2005. Các tác giả kết
luận rằng từ năm 1950, tỷ lệ người có vấn đề về SKTT trong tổng dân số Mỹ tương
đối ổn định. Cũng kể từ thập kỷ 1950, nước Mỹ đã phát triển thêm nhiều chính sách và
dịch vụ CSSKTT, đặc biệt phải kể đến việc ứng dụng khoa học và các công nghệ hiện
đại vào việc tạo ra các thiết bị trợ giúp cho người có vấn đề về SKTT cũng như các
chính sách bảo hiểm khuyết tật và phúc lợi như Medicaid và chương trình Hỗ trợ thu
nhập an sinh SSI trong Bộ Luật ASXH. Ở chương cuối, các tác giả cho rằng nước Mỹ
cần cải cách thêm nữa cách tiếp cận chính sách và dịch vụ cho người có vấn đề về
SKTT, mà cụ thể là phải dừng việc tách họ thành nhóm đối tượng đặc biệt trong chăm
sóc; thay vì thế, nên chăm sóc theo hướng hòa nhập và phải thay đổi các loại hình
chăm sóc. (Richard Frank và Sherry Glied, 2006)
(v) Cuốn “Chính sách và thực hành SKTT ở Châu Âu: Hướng đi tương lai
trong CSSKTT”của các tác giả Martin Knapp, David McDaif, Elias Mossialos, và
Graham Thornicroft năm 2007. Cuốn sách này gồm 18 chương, mỗi chương là một
nghiên cứu độc lập có mục đích thảo luận về các vấn đề nổi cộm trong quá trình xây

dựng chính sách SKTT ở châu Âu, nhằm tạo ra một hệ thống CSSKTT công bằng và
hiệu quả hơn ở châu Âu. Trong các chương này, đặc biệt có Chương 3 (Giải quyết vấn
đề cô lập xã hội ở châu Âu), Chương 10 (Các cải cách trong chăm sóc sức khỏe tại
cộng đồng: cân bằng giữa CSSKTT tại bệnh viện và tại cộng đồng), Chương 12 (Nhà
ở và việc làm), Chương 13 (Xây dựng chính sách SKTT: một cách tiếp cận từ hướng

11


nhân quyền), Chương 16 (Gia đình và người chăm sóc của người có vấn đề về SKTT)
đề cập trực tiếp tới các chính sách và chương trình TGXH cho người có vấn đề về
SKTT ở các nước châu Âu. (Martin Knapp và ctv, 2007)
(vi) Luận án tiến sĩ “Chính sách SKTT và Nhà nước phúc lợi: Nghiên cứu về
cách Thụy Điển, Pháp, và Anh phục vụ các nhóm mục tiêu”của tác giả Anna Melke,
bảo vệ tại Đại học Gothenburg, năm 2010. Tác giả Melke cho biết năm 2006, Thụy
Điển có một làn sóng các chương trình CSSKTT nhằm vào 4 mục tiêu cho năm 2015,
đó là: tất cả những người có vấn đề về SKTT dạng nặng phải (1) có nhà ở hợp lý, (2)
phải có một công việc có nghĩa, dù là việc làm có thu nhập, việc làm không thu nhập
hay học nghề, (3) phải được chăm sóc và trợ giúp đầy đủ theo nhu cầu, và (4) được hỗ
trợ để hòa nhập vào xã hội đẩy đủ và có một mạng lưới quan hệ xã hội như họ mong
muốn. Để thực hiện điều này, Thụy Điển tăng cường các TGXH về nhà ở, quản lý ca,
trợ giúp cá nhân, trợ giúp việc làm, đồng thời tăng phúc lợi, đẩy mạng PHCN, các hoạt
động điều phối dịch vụ chăm sóc khỏe tâm thần, nghiên cứu, đánh giá, và trợ giá.
Chính quyền trung ương xây dựng các văn bản khung như Luật dịch vụ xã hội, Luật
khuyết tật; các tiểu bang (state) và hạt (county) là nơi xây dựng và triển khai các
chương trình CSSKTT cũng như tự chi trả cho các dịch vụ này. Ước tính 70% ngân
sách cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đóng góp từ thuế của hạt và tiểu bang.
Người bệnh chỉ phải đóng góp rất ít (khoảng 3%). (Anna Melke, 2006)
(vii) Báo cáo “Thay đổi hướng đi, thay đổi cuộc đời: Chiến lược SKTT của
Canada” do Ủy ban SKTT Canada xuất bản năm 2012. Theo báo cáo thì hàng năm, cứ

5 người Canada thì có một người có vấn đề về SKTT. Tuy nhiên, cho đến năm 2007,
Canada là nước duy nhất trong khối G8 không có một chiến lược quốc gia về SKTT.
Vì thế, năm 2007, Chính phủ Canada thành lập Ủy Ban SKTT Canada, một tổ chức
NGO với nhiệm vụ xây dựng chiến lược này. Tháng 5-2012, Ủy Ban này công bố
chiến lược quốc gia về SKTT, theo đó yêu cầu chính phủ tăng ngân sách cho SKTT từ
7% lên 9%, chú trọng đặc biệt vào các chính sách và dịch vụ phòng ngừa. Xét về
TGXH trong CSSKTT, Canada không có một chính sách riêng mà chỉ có các chương
trình TGXH được xây dựng dựa trên Chiến lược quốc gia về SKTT. Khi xây dựng các
chương trình này, Canada đặc biệt nhấn mạnh vào hai điểm: (1) TGXH ở tất cả các
giai đoạn trong vòng đời, tại các môi trường gia đình, trường học, và nơi làm việc; (2)
chú trọng phòng ngừa và can thiệp sớm với SKTT. (Mental Health Commission of
Canada, 2012)
(viii) Bài viết “Luật SKTT mới của Trung Quốc”của tác giả Michael Phillips và
các cộng sự, đăng trên tạp chí American Journal of Psychiatry, số tháng 6 năm 2013.

12


Trong bài báo này, các tác giả bàn về Luật SKTT mới thông qua vào tháng 11-2012
của Trung Quốc. Theo luật này, Trung Quốc áp dụng quyền tự nguyện điều trị cho các
bệnh nhân bị tâm thần nặng thay vì cho phép người nhà có thể ép người bệnh tâm thần
vào các bệnh viện hoặc trại tâm thần như trước đây. Mặt khác, luật quy định chỉ các
bác sĩ chuyên khoa tâm thần mới được kê đơn, ngay cả các bác sĩ đa khoa thông
thường hoặc các nhà tâm lý lâm sàng cũng không được phép. Trung Quốc thông qua
luật này để chuyển gánh nặng CSSKTT từ các bệnh viện tâm thần chuyên biệt về hệ
thống chăm sóc sức khỏe ban đầu và hệ thống y tế cộng đồng. Trong bài báo này, các
tác giả tiếp cận việc TGXH cho CSSKTT từ góc độ quyền của người bệnh tâm thần
trong xã hội. Các tác giả chỉ ra những bất cập trong mô hình CSSKTT hiện tại cho
việc trao quyền tự quyết cho người bệnh tâm thần đối với bệnh của chính mình, do đó
vận động Trung Quốc cần có thêm các chính sách hỗ trợ; nhưng các tác giả vẫn khẳng

định rằng chủ trương bảm đảo quyền công dân, quyền con người của người bệnh tâm
thần là chủ trương đúng, bao gồm cả quyền tự quyết đối với việc điều trị bệnh của bản
thân. (Michael Phillips, 2013)
(ix) Báo cáo “Dịch vụ SKTT ở Australia” do Viện Sức khỏe và phúc lợi
Australia xuất bản xuất bản năm 2013. Theo báo cáo thì mỗi năm khoảng 3 triệu người
(tương đương 1 trong 5 người Úc) có các biểu hiện rối loạn tâm thần, trong số này, chỉ
1/3 những người có vấn đề về SKTT tiếp cận các dịch vụ CSSKTT, chủ yếu thông qua
hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở cấp quốc gia, Australia có hai chương trình
chính sách cơ bản về CSSKTT là Chiến lược Quốc gia về SKTT (National Mental
Health Strategy) và Chương trình hành động Quốc gia về SKTT (National Action Plan
on Mental Health). Đây là các chương trình khung về chính sách cho CSSKTT. Ngoài
ra, Úc có Thỏa thuận Quốc gia về chăm sóc sức khỏe (National Healthcare
Aggreement) và Thỏa thuận Quốc gia về hệ thống y tế và bệnh viện để hướng dẫn các
hoạt động của chính phủ trong CSSKTT. Dựa trên các chính sách khung trên, Úc triển
khai các chính sách và chương trình TGXH trong CSSKTT cho nhiều đối tượng tham
gia vào việc CSSKTT: trợ giúp cho người bệnh (ví dụ, các dịch vụ chi trả toàn bộ hoặc
một phần việc khám chữa bệnh, các loại trị liệu, các dịch vụ giáo dục, việc làm, hòa
nhập cộng đồng, vấn đề quyền), trợ giúp cho gia đình người bệnh và cộng đồng, cũng
như trợ giúp cho hệ thống CSSKTT (ví dụ trả tiền cho các bác sĩ muốn nâng cao hiểu
biết về SKTT). (Australian Institute of Health and Welfare, 2013)
Đối với các dịch vụ TGXH trong CSSKTT thông qua kênh chăm sóc sức khỏe
ban đầu (tức kênh y tế), chương trình cơ bản nhất của Úc là chương trình Medicare tức chương trình phúc lợi y tế toàn dân (universal healthcare system). Trong chương

13


trình này có hai chương trình cơ bản là Chương trình phúc lợi chăm sóc y tế Medicare
(Medicare Benefits Schedule - MBS) và Chương trình phúc lợi Dược (Pharmaceutical
Benefits Scheme - PhBS). Chương trình Medicare tập trung vào các trợ giúp liên quan
tới dịch vụ y tế và xã hội; còn chương trình Dược tập trung vào các trợ giúp liên quan

tới thuốc như kê đơn thuốc, trợ giá thuốc, vân vân... Đối với chương trình Medicare,
chính phủ Úc trợ cấp toàn bộ hoặc một phần chi phí cho người có vấn đề SKTT trong
một loạt các dịch vụ y tế, mà lớn nhất (43,5%) là các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm
lý - xã hội với các bác sĩ tâm lý và nhân viên trị liệu khác như nhân viên CTXH (trị
liệu cá nhân, trị liệu gia đình, các trị liệu chuyên biệt như trị liệu việc làm, trị liệu giao
tiếp, vv...). Cụ thể hơn, MBS có 3 chương trình chính: trợ giá toàn bộ hoặc một phần
cho các dịch vụ tâm - thần kinh với bác sĩ thần kinh (MBS - subsidized psychiatrist
services) như dịch vụ khám, tham vấn, tâm lý trị liệu, tư vấn ca, và trị liệu sốc điện; trợ
giá toàn bộ hoặc một phần cho các dịch vụ tâm lý (MBS - subsidised psychologist
services) như dịch vụ tham vấn, trị liệu với các bác sĩ tâm lý có giấy phép trị liệu lâm
sàng (tức có bằng tiếng sỹ về tâm lý học lâm sàng hoặc bằng thạc sỹ về tâm lý học lâm
sàng và 1 năm thực tập dưới sự hướng dẫn của một bác sĩ tâm lý lâm sàng); trợ giá
toàn bộ hoặc một phần cho các dịch vụ với các chuyên gia SKTT khác như nhà trị liệu
việc làm, điều dưỡng SKTT, nhân viên CTXH.
(x) Nghiên cứu “Mental Health in the Asia-Pacific Region: An Overview.
International Journal of Behavioral Science 2015” của Alexander Lourdes Samy,
ZaIlraFazli Khalaf, và Wah-Yun Low (2015). Các tác giả đánh giá, các vấn đề về sức
khỏe tâm thần đang gia tăng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và nó thường bị bỏ
qua hoặc không được chú ý. Tỷ lệ mắc các rối loạn và bệnh tật về sức khoẻ tâm thần
đang gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển và đang phát triển như Nhật Bản,
Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Singapore... Để giảm thiểu vấn đề này, các tác giả cho
rằng, việc phát hiện sớm những người có vấn đề sức khoẻ tâm thần là điều vô cùng
quan trọng. Các chính phủ cần chú trọng đến chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở khu vực
nông thôn, các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ cần phải được đẩy mạnh nhằm tăng cường hệ thống chăm sóc sức
khoẻ tâm thần, tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các vấn đề sức khoẻ tâm
thần và xây dựng các chính sách có hiệu quả hơn nữa để giải quyết vấn đề này.
(xi) Nghiên cứu “The Political Economy of Mental Health in Vietnam: Key
Lessons for Countries in Transition. Asia and the Pacific Policy Studies” của Kelley
Lee et. Al (2015). Nghiên cứu này khẳng định nhu cầu cấp thiết về chăm sóc sức khoẻ

tâm thần tại các quốc gia có sự chuyển đổi nhanh chóng do toàn cầu hoá. Kinh

14


nghiệm của Việt Nam trong những thập kỷ gần đây cho thấy cần phải hiểu rõ hơn bản
chất của quá trình chuyển đổi, chứ không chỉ là cách chuyển đổi xã hội, mà còn ảnh
hưởng đến nhu cầu sức khoẻ tinh thần của người dân. Nền kinh tế chính trị ở Việt
Nam cho đến nay đã đặt ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc hội nhập với
nền kinh tế thế giới và cải cách khu vực công. Bài báo này kết luận quá trình chuyển
đổi ở Việt Nam đặt ra cả mối đe dọa tiềm ẩn đối với việc chăm sóc người có nhu cầu
sức khoẻ tâm thần, cũng như cơ hội để phát triển mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần
phù hợp với bối cảnh của quốc gia.
Tựu chung lại, các đề tài, nghiên cứu nước ngoài liên quan đến lĩnh vực xã hội
trong CSSKTT có nhiều. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào đánh giá mô hình hoạt
động của các cơ sở chăm sóc NTT ở những khía cạnh khác nhau, có nghiên cứu thì
nghiên cứu khía cạnh tâm lý phục hồi, có nghiên cứu sâu vào hệ thống quản lý tổng
hợp, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về chính sách TGXH trong CSSKTT.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Từ trước đến nay các tài liệu trong nước nghiên cứu lĩnh vực xã hội trong
CSSKTT không nhiều. Một vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế kéo
theo đó là hệ lụy như tệ nạn xã hội, bệnh tật, nghèo đói và đặc biệt là tình trạng người
mắc bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí ngày càng gia tăng. Do đó gần đây trong
nước cũng xuất hiện một số các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý, chăm sóc
người tâm thần cũng như chính sách TGXH trong CSSKTT như:
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần
(i) Dự án “Phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tâm trí từ các ví dụ
điển hình tích cực tại cộng đồng” do Grand Challenges Canada tài trợ với sự hợp tác
của Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang - năm 2012-2013. Dự án tập trung củng cố phương
pháp “chăm sóc không chính thức” (không sử dụng ngân sách nhà nước), qua việc hỗ

trợ hội phụ nữ vận động người dân học hỏi những điển hình tích cực về tự chăm sóc và
chăm sóc dựa vào cộng đồng. Mục đích của hệ thống chăm sóc không chính thức là
sàng lọc sớm, chăm sóc, PHCN và dự phòng tại cộng đồng. Ba mục tiêu chính của dự
án là: (1) tăng cường áp dụng phương pháp chăm sóc sức khoẻ tâm trí không chính
thức tại cộng đồng; (2) Giảm kỳ thị và ngược đãi đối với người mắc bệnh tâm
thần/người rối nhiễu tâm trí; (3) Duy trì mô hình chăm sóc sức khoẻ không chính thức
có chất lượng bởi Hội phụ nữ tại cộng đồng sau khi dự án kết thúc. (Grand Challenges
Canada và Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang, 2012)

15


(ii) Một số nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng
đồng (RTCCD): (1) Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở bà mẹ và trẻ em tại năm tỉnh dự án Young
Lives (2001-02) (Dự án Young Lives tại Việt Nam - DFID); (2) Gánh nặng rối nhiễu
tâm trí trong dân chúng Đà Nẵng, Khánh Hòa (2006-07) (Dự án phát triển hệ thống
CSSKTT dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng, Khánh Hòa (tài trợ AP/VVAF); (3) Rối
nhiễu tâm trí ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, Quảng Ninh (2009-2010) (Nghiên cứu
đánh giá can thiệp chăm sóc giảm nhẹ tại Quảng Ninh, FHI 360 - kinh phí USAID);
(4) Rối nhiễu tâm trí ở mẹ thời kỳ chu sinh và ảnh hưởng đên sức khỏe và phát triển
của con (2008-2010) - Dự án hợp tác đại học Melboume - RTCCD; kinh phí Hội đồng
nghiên cứu Australia (ARC). Những nghiên cứu này đã đạt được những kết quả như:
(RTCCD, 2006, 2008, 2009, 2011)
Xác định gánh nặng rối nhiễu tâm trí trong các nhóm đối tượng nằm ngoài can
thiệp của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm trí hiện hành;
Xác định bằng chứng dịch tễ học phụ vụ hình thành chính sách can thiệp phòng
chống rói nhiễu tâm trí cho phụ nữ trong thời gian mang thai.
(iii) Bên cạnh đó còn có một số bài viết trên các tạp chí khoa học trong nước
như: (1) tác giả Nguyễn Khắc Viện với bài viết “Tâm lý học lâm sàng trẻ em Việt
Nam” Nxb Y học năm 1999; (2) tác giả Nguyễn Công Khanh với bài viết “Tâm lý học

trị liệu” NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000; (3) tác giả Nguyễn Minh Tuấn với
bài viết “Các rối loạn tâm thần: Chẩn đoán và điều trị” NXB Y học năm 2002. Tuy
nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào các kỹ thuật đơn lẻ để cải thiện sức khỏe tinh
thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân. Tâm lý trị liệu chữa trị
các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương pháp sử dụng lời nói hoặc các công cụ giao
tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ. Trong khi đó, nghiên cứu về tâm lý học lâm
sàng lại tìm hiểu, phòng tránh và giải toả tâm trạng buồn bực và hoạt động sinh lý bất
bình thường dựa trên cơ sở tâm lý, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển lành mạnh của
con người. Các chủ đề ví dụ bao gồm: tâm lý liệu pháp và đánh giá mức độ tâm lý.
Tâm lý học lâm sàng tập trung vào các khía cạnh trí tuệ, tình cảm, sinh học, xã hội,
hành vi của chức năng tâm lý con người trong suốt cuộc đời, ở các nền văn hoá khác
nhau và ở các tầng lớp xã hội khác nhau. (Nguyễn Khắc Viện, 1999; Nguyễn Công
Khanh, 2000)
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
(i) Báo cáo “Khảo sát các mô hình CSSKTT phát triển bởi các tổ chức phi chính
phủ ở Việt Nam” được thực hiện bởi Cục BTXH-Trung tâm RTCCD năm 2010. Nghiên

16


×