Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tinh huong sư phạm trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.5 KB, 19 trang )

1. Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi vui vẻ, bỗng có 02 bé trai
tranh giành nhau 1 chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường ai, cô sẽ sử lý tình
huống này như thế nào ?
Cô lại gần 2 bé và dỗ dành các con đang chơi trò gì vậy? Cô có thể chơi chung với
các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi đơn giản như đố về màu sắc của
xe và các bộ phận của xe nhưng 2 bé sẽ oản tù tì trước để ai thắng sẽ được cầm ô tô
chỉ và hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ là trọng tài. Khi
các con đã có thể vui vẻ trở lại thì hai bé sẽ tự chơi thôi.
2. Trong giờ chơi cướp cờ bé hoa cứ giành chơi mai, cô nhắc nhở thì bé bảo:
bố mẹ con nói gia đình con có nhiều đóng góp cho nhà trường nên con phải
được ưu tiên chơi nhiều. Nếu là giáo viên trong tình huống này bạn sẽ xử lý
như thế nào?
Cô sẽ đến bên bé Hoa, xoa đầu bé và kể cho bé nghe 1 câu truyện về sự biết chia sẻ
đồ chơi của bác Gấu cho các bạn Thỏ Trắng, Thỏ Nâu, Cáo….thế nên trò trơi đã
thực sự vui hơn và ai cũng yêu quý bác Gấu. Trong tình huống này gđ của bé Hoa
là mấu chốt của vấn đề vì vậy gv nên gặp trực tiếp bố mẹ của bé Hoa và nói
chuyện với họ để họ hiểu đc dạy con như vậy là họ đã hại con mình sống ích kỉ. Và
để họ hiểu đc lỗi của mình trong tình huống này.
3. Hiệu trường được phụ huynh phản ánh con họ bị giáo viên đánh và để lại
dấu vết trên người. Họ muốn hiệu trưởng kỷ luật người giáo viên kia. Hiệu
trưởng sẽ xử lý như thế nào
Hiệu trưởng nhận được thông tin giáo viên đánh học sinh:
Xem thông tin đó từ ai? Nếu từ phụ huynh phản ánh thì xem xét mức độ chấn
thương, kể cả chấn thương tâm lý của em bé để đưa ra cách xử lý.
Nếu không trầm trọng, hãy bằng mọi cách làm mọi việc nhẹ đi.
Nói chuyện với giáo viên, phân công giáo viên khác kèm cặp cô giáo đó sự kiềm
chế và năng lực sư phạm.
4. Cô Lan là giáo viên mầm non, cô phụ trách lớp mẫu giáo nhỏ cùng với một
người nữa. Người đồng nghiệp của cô thường xuyên đi ra ngoài với lý do này



lý do nọ. Sau khi lớp ổn định trật từ thường là chị đi ra ngoài . Cô Lan nên
góp ý với đồng nghiệp như thế nào ?
Hãy nói với cô kia: “Em trông học trò một mình không ngại vất vả, nhưng có
những lúc em phải làm các việc khác như dọn vệ sinh, lấy đồ ăn mà không quán
xuyến được tất cả thì em lo nếu có xảy ra chuyện gì đó cho các bé. Bởi vậy, nếu chị
cần làm việc a b c… chị cố gắng đi giờ nghỉ trưa, em sẵn lòng trông lớp để chị đi.
Nói như vậy vừa cứng lại vừa mềm, vẫn tạo điều kiện giúp chị bạn khó khăn vất
vả, mà vẫn trói buộc chị ta với trách nhiệm công việc. Giáng tiếp nói cho chị ấy
biết nếu có việc gì xảy ra thì bắt buộc phải báo cáo chị đã vằng mặt với BGH
5. Cô Lan hôm nay dạy học về các lại trái cây. Trong lúc chuẩn bị đồ dùng dạy
học là các loại quả tươi, cô có đi ra ngoài và khi quay lại các học trò đã ăn mất
hoa quả cô chuẩn bị. Cô nên xử lý như thế nào ?
Nếu trẻ ăn mất trong lúc chưa dạy học về quả:
Dùng tranh hoặc các học liệu khác như video, hình trên internet để dạy.
Hãy nói việc nếm trái cây sẽ làm vào hôm khác (Nếu cô giáo sẵn lòng bỏ tiền mua
lại)
Hoặc trẻ nếm nó ở nhà, giờ học sau sẽ hỏi lại.
6. Trong tiết mỹ thuật, cô giáo yêu cầu cả lớp vẽ con thuyền trên biển. Bé Tuấn
Anh lại vẽ con gà. Dù cô giáo đã nhắc nhở những bé vẫn tiếp tục vẽ con gà và
không thực hiện theo yêu cầu của cô giáo. Cô nên xử lý như thế nào trong
trường hợp này
Bé Tuấn Anh ko thích vẽ cái cô bắt vẽ cũng có lý của bé. Đừng ép buộc bé. Tiêu
chí về môn tạo hình bé đã đạt, Tuy nhiên bạn có thể trò chuyện với trẻ rằng con vẽ
con gà cũng đẹp đấy và buổi sau con sẽ vẽ hình giống các bạn cho cô xem nhé.
7. Phụ huynh muốn cho con đi học thêm ngay từ khi đang học mầm non để
chuẩn bị cho bé vào lớp một. Cô giáo nên xử lý như thế nào.
Phụ huynh muốn cho con đi học thêm để chuẩn bị vào lớp 1


Bạn hãy nói với phụ huynh .bạn sẽ làm tròn trách nhiệm về chương trình giáo dục

mầm non. Trong lứa tuổi mầm non trẻ không nên học quá nhiều, hãy để trẻ phát
triển một cách tự nhiên, và để chúng chơi, vận động đúng với lứa tuổi của chúng
8. Bé trai bị bé gái tát vì hôn bạn trong lớp, cô giáo sẽ xử lý như thế nào.
Nếu tát ko có đau lắm. Hãy bảo bé trai lần sau muốn hôn bạn phải xin phép. Bạn
đồng ý mới được hôn.
Nếu bé gái hơi quá tay thì cần nói chuyện với bé gái: Con làm vậy là đúng rồi,
nhưng bạn ấy yêu quý con mới làm vậy, đừng mạnh tay bạn sẽ đau và không yêu
con nữa đâu, có thể còn ghét con nữa đấy. Hãy để các bé làm lành với nhau và biết
cách bộc lộ tình cảm “vừa phải”.
9. Bạn muốn đóng góp cho nhà trường về phương pháp dạy và học, bạn muốn
đưa ra những sáng tạo của mình nhưng bị nhiều đồng nghiệp lâu năm hơn dị
nghị, bị nói là “ngựa non háu đá”. Nên xử trí như thế nào
Hãy xem lại cách bạn trình bày, nếu bạn quá tự tin thì đó là bài học kinh nghiệm
cho bạn.
Mới ra trường, bạn còn chưa có kinh nghiệm, chưa giỏi giang, hãy khiêm tốn học
tập. Những vấn đề bạn đưa ra có thể bạn rất tâm đắc, nhưng các gv đi trước có thể
đã biết mà không tìm ra cách giải quyết vấn đề. Hãy tìm hiểu tất cả trước khi bộp
chộp đưa ra lời nhận xét hay phát biểu gì đó về chuyên môn.
10. Có một bé tên là Nam bị các bạn trong lớp xa lánh, không ai chơi cùng.
Cháu thường ko tham gia các trò chơi với các bạn và đôi khi không nghe cả
lời cô giáo. Nên xử trí như thế nào ?
Trong trường hợp này các cô nên tìm hiểu bằng cách quan sát kỹ hơn cháu Nam
hàng ngày để tìm ra nguyên nhân những biểu hiện đó. Thường có 2 nguyên nhân:
Nguyên nhân do sự cư xử của bé với các bạn có vấn đề. Hai là bé có vấn đề về tâm
lý
Về cư xử có thể bé thường hay tranh giành đồ chơi, đồ ăn với các bạn. Không
nhường nhịn chia sẻ với các bạn. Hay là nói tục, đánh bạn. Giáo viên có thể hướng
trẻ hòa đồng bằng cách khuyên nhủ, tổ chức trò chơi tập thể , trẻ sẽ dần có cảm
tình hơn với các bạn và tự nhiên sẽ chia sẻ với các bạn



Nếu vấn đề là từ tâm lý cần nói chuyện với phụ huynh để phát hiện kịp thời. Có thể
ở nhà trẻ không có không gian vận động, thường xuyên xem tivi, đồ chơi công
nghệ quá nhiều, hay bố mẹ trẻ thường mắng mỏ…
1. Phát hiện trẻ bị đau mắt
Tình huống:
Trong khi rửa mặt cho các trẻ tầm 24-36 tháng, cô giáo phát hiện một trẻ bị đau
mắt. Trong trường hợp này, nếu là bạn thì bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết:


Bạn hãy rửa mặt cho các trẻ khác và để lại trẻ rửa sau cùng. Sau khi rửa
xong cho trẻ này, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, rồi
luộc qua nước sôi và đem phơi nắng.



Bạn cũng quên rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh việc
lây nhiễm sang các trẻ khác.



Dùng thuốc nhở mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với các trẻ khác.



Khi đến giờ ra về, bạn nên gặp phụ huynh và trao đổi với họ về tình trạng
của trẻ để cùng đưa ra phương án tốt nhất (có thể cho trẻ nghỉ học để tránh
lây sang các bạn khác).


2. Gặp trẻ bướng bỉnh
Tình huống:
Ở lớp mẫu giáo, trong giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho các trẻ chơi với cát và
nước. Đến khi hết thời gian chơi, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để có thể chuyển
sang hoạt động khác. Nhưng có một bé nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi,
vẫn tiếp tục nghịch cát, mặc cho cô gọi tới 3 - 4 lần. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt
động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào khi gặp tình huống này?
Cách giải quyết:


Đầu tiên giáo viên nên biết rằng, đây là biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi
lên ba. Ở độ tuổi này, cái tôi trong các trẻ sẽ xuất hiện. Đây là hành động cho
thấy trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Thêm vào đó, trẻ lại rất thích chơi


với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi, thế nên khi cô yêu cầu trẻ vệ
sinh thì trẻ lại làm ngược lại. Vậy nên, đừng la mắng trẻ vì như thế rất dễ
làm tổn thương trẻ. Để xử lý tình huống này, các cô giáo nên:


Nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt
động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi hay hơn (cô có thể đưa ra một vài
ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo).



Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần và
cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ được chơi tiếp (nhưng phải là nói
thật nhé, đừng nói dối vì trẻ con nhớ rất dai và chúng sẽ giận bạn nếu như
phát hiện bạn nói dối).




Nếu đứa trẻ này vẫn bướng bỉnh không nghe lời, thì các cô hãy giao hẹn với
trẻ rằng :''Khi rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu, cô
cháu mình hãy cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn nhé!''. Việc này sẽ
kích thích tính hiếu thắng trong trẻ và khiến trẻ quên đi việc đùa nghịch với
cát.

3. Một số trẻ không chịu đi ngủ
Tình huống:
Trong giờ ngủ trưa, có một số bé không chịu đi ngủ hay vẫn chưa ngủ được. Bé thì
nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, còn có bé thì nằm mãi cảm thấy thừa
chân, thừa tay cấu véo bạn bên cạnh để bạn khóc ré lên om sòm, có bé thì lại khóc
thút thít đòi về với mẹ… Là một giáo viên mầm non, trong trường hợp này bạn sẽ
xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các bé khác?
Cách giải quyết:


Khi lần đầu tiên tới lớp, các cô cần tạo cho trẻ thói quen đi ngủ khi đến giờ
ngủ.



Cô có thể kể vài câu chuyện cổ tích cho bé nghe, không nên kể to mà hãy kể
nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cô
cũng có thể hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.





Trong trường hợp, bé không muốn ngủ thì bạn cũng không nên ép buộc trẻ,
hãy tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh chẳng hạn
như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo rằng
cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.

4. Trẻ bị đau bụng và khóc to trong giờ học
Tình huống:
Trong giờ kể chuyện, cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, thì bỗng một bé kêu
đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp học không bị xáo trộn và
làm ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn có thể chăm sóc được bé đó?
Cách giải quyết:


Trong tình huống này, bạn đừng quá bối rối mà hãy thật bình tĩnh và giải
quyết theo từng bước sau:



Bạn hãy đến bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn,
đồng thời yêu cầu cả lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.



Bạn hãy giao nhiệm vụ cho lớp trưởng rằng: cho cả lớp đọc thơ, hát hay có
thể chỉ định các bạn hát, đọc thơ…



Sau khi ổn định lớp, bạn hãy đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải

chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn những thức ăn gì và bạn có thể xoa dầu cho
bé, đồng thời theo dõi tình trạng của bé.



Nếu thấy bé không đỡ, bạn hãy nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý
lớp hộ mình và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi để xử lí kịp
thời, hợp lí nhất.

5. Trẻ không chịu vẽ tranh theo chủ đề cô giáo cho
Tình huống:
Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ con gà) chủ đề “Động vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, chỉ
có bé Nam ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Nam không vẽ đi, các
bạn vẽ rất đẹp và gần xong hết rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu
là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?


Cách giải quyết:


Bạn hãy thử khen trẻ và hướng trẻ vào chủ đề bài vẽ: “cô thấy Nam vẽ rất
đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp cơ. Con hãy thử vẽ nhé, nếu con thấy khó
cô sẽ vẽ cùng con”.



Nếu Nam vẫn bướng bỉnh không vẽ, bạn hãy giúp trẻ bằng cách gợi ý hay
giải thích trình tự, cũng như cách trình bày mẫu… tùy thuộc vào khả năng
của trẻ.




Nếu trẻ vẫn nhất quyết không vẽ, bạn hãy hỏi: ''Thế Nam thích vẽ gì?'' Rồi
đưa ra các mẫu ví dụ như con lợn cho con vẽ (nhằm thực hiện mục đích của
giờ vẽ theo mẫu), nếu trẻ vẽ xong theo sở thích thì cô hãy động viên trẻ thực
hiện bài học trên.



Cuối giờ, khi nhận xét bài vẽ của cả lớp, thì bạn hãy giành ít thời gian nhận
xét bài vẽ của Nam (tùy sản phẩm của cháu, 1 hoặc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ
nhàng để nam thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.

6. Trẻ quấy khóc, biếng ăn
Tình huống:
Đến giờ ăn trưa, có một số trẻ quấy khóc, không chịu ăn và làm ảnh hưởng đến các
bạn xung quanh. Là một giáo viên mầm non, bạn sẽ giải quyết tình huống này như
thế nào?
Cách giải quyết: Đối với trẻ biếng ăn, thì bạn nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ biếng ăn
để từ đó có những lời động viên cũng như khuyến khích sao cho phù hợp. Ngoài
ra, bạn cũng có thể đưa ra các phần thưởng với mục đích động viên trẻ khi nào kết
thúc phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phải đưa ra
các hình phạt nhẹ nhàng chẳng hạn như phê bình, yêu cầu trẻ giúp cô dọn bàn ăn
nếu như không chịu ăn,...
7. Trẻ làm không đúng yêu cầu của cô giáo
Tình huống:
Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ từ 18 tới 24 tháng) với nội dung
“Chọn đồ chơi màu xanh”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con hãy chọn cho cô chiếc



nơ màu xanh” thì có một số trẻ chọn nơ màu đỏ. Nếu gặp tình huống này, là một
giáo viên mầm non thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Cách giải quyết:
Tình huống này xảy ra có thể là 3 nguyên nhân sau:


Trẻ chưa chú ý và không nghe yêu cầu của cô



Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ



Trẻ thích làm ngược lại với yêu cầu của cô.

Đừng bối rối vì trường hợp này, bạn có thể giải quyết theo 2 cách sau:


Hãy đến gần và hỏi trẻ trên tay bé đang cầm nơ màu gì và nhắc lại yêu cầu
của mình để trẻ chọn đúng. Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ nhắc lại yêu cầu
hoặc cầm nơ màu xanh lên để trẻ so sánh.



Nếu trẻ không tìm được, bạn có thể giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng bạn
màu sắc của nơ bạn và trẻ vừa tìm được.

8. Trẻ để đồ chơi lung tung
Tình huống:

Trẻ chơi đồ chơi cùng bạn xong, nhưng đến khi giáo viên yêu cầu sắp xếp lại đồ
chơi vào đúng vị trí hệt như ban đầu thì trẻ lại không chấp hành và làm theo. Trong
trường hợp đó thì giáo viên mầm non sẽ giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết: Điều đầu tiên bạn cần làm là đừng nóng lên và quát mắng trẻ, mà
hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ. Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh không
nghe lời thì bạn có thể đưa ra một số quy định cũng như hình phạt dành cho những
ai không chịu sắp xếp đồ chơi đúng vị trí như ban đầu. Làm như thế, bạn có thể rèn
cho trẻ tính kỷ luật, cũng như tuân thủ theo các quy định trong lớp học.
9. Trẻ chê cô giáo hát sai
Tình huống:
Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, trong giờ dạy hát, cô giáo giới thiệu về tên bài
hát chuẩn bị học và hát thử cho trẻ nghe một đoạn. Cô đang hát bỗng một bé đứng


lên nói: “Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa được không, cô hát sai hết cả rồi”, làm cho cô
giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi. Là giáo viên cùng nhóm
thực tập đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết:
Đến gần cô giáo thực tập rồi nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ rằng: “Hôm
nay cô Hằng dạy lớp mình hơi mệt, nên cô Hằng bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Hằng
dạy lớp mình bài hát này nha”.
Sau đó, bạn hãy khen bé trai vì đã biết được giai điệu bài hát, nhưng cũng nên nhắc
nhở bé rằng: ''Lần sau nếu muốn phát biểu thì các bé hãy giơ tay xin phát biểu
không được nói leo như thế nhất là khi cô giáo đang hát và các con nên nói nhỏ
vào tai cô thôi vì có khi cô giáo hôm ấy bị ốm, mà vẫn cố gắng để dạy cả lớp
mình''.
Đồng thời, bạn cũng nên góp ý với cô giáo trong nhóm là nên chuẩn bị chu đáo
trước khi đi dạy trẻ, nếu hát chưa hay thì hãy cố gắng phải hát đúng để đảm bảo
chất lượng giờ dạy.
10. Trẻ xảy ra xung đột, cãi nhau

Tình huống:
Trong quá trình chơi đùa với bạn, có một số bé xảy ra xung đột với nhau, rồi thì
đánh nhau, cãi nhau nhưng khi cô giáo phát hiện thì trẻ lại không chịu nhận lỗi và
xin lỗi bạn.
Cách giải quyết:
Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột, hỏi từng trẻ
nguyên nhân tại sao lại gây ra xung đột. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân thì bạn
hãy nhẹ nhàng phân tích cho trẻ biết những điểm sai của mình, cách xin lỗi, cũng
như giúp trẻ giải quyết những vấn đề đó một cách hay nhất.
1. Khi xảy ra xung đột
Cô giáo vừa ở ngoài sân bước vào lớp thì thấy hai cháu Nam và Tuấn mặt đỏ gay
đang túm áo đánh nhau. Chị lựa chọn cách nào trong các cách sau đây? Vì sao?


Cách 1: Cô chạy đến kéo mỗi cháu ra một nơi, rồi nghiêm nghị tuyên bố phạt cả
hai cháu đứng úp mặt vào tường.
Cách 2: Cô chạy đến tách hai cháu ra rồi giao cho mỗi cháu một việc, cháu thì kê
ghế, cháu thì kê bàn chuẩn bị giờ ăn.
Cách 3: Tách hai cháu ra hỏi rõ nguyên nhân, cháu nào mắc lỗi nặng hơn yêu cầu
cháu xin lỗi cô và bạn, nhắc cháu kia lần sau có gì nói với cô, không được đánh
nhau, xin lỗi cô, nhắc nhở hai cháu cùng nhau chơi, cùng học không được đánh
nhau.
Cách 4: Tách hai cháu ra và yêu cầu hai cháu đứng trước lớp nói rõ lỗi của mỗi
cháu. Cho hai cháu xin lỗi nhau, xin lỗi cô và các bạn
2. Chào "Chị" thôi.
Cô Loan giáo viên thực tập tại lớp mẫu giáo lớn. Cô vào lớp nét mặt vui vẻ, niềm
nở: "Cô chào các cháu" để làm quen với lớp. Cả lớp đồng thanh: "Chúng cháu chào
cô ạ!". Cháu Lâm, mặt lầm lì, ngồi im một lúc rồi nói: "Chị thôi. Em chào chị",
"Chị ấy ở trọ cạnh nhà tớ, tớ vẫn gọi là chị". Là cô giáo Loan, bạn sẽ chọn cách
nào trong các cách sau đây và giải thích vì sao chọn cách đó.

Cách 1: Yêu cầu cháu Lâm đứng lên và chào cô, vì cô là cô giáo nên cháu phải
chào cô, không được gọi là chị. Nếu không cô sẽ phạt đứng góc tường, không được
chơi cùng các bạn.
Cách 2: Cô coi như không nghe thấy gì và tiếp tục trò chuyện với cả lớp. Cuối giờ
cô nói với cháu Lâm cháu gọi thế nào cũng được nhưng Lâm phải ngoan và nghe
lời "chị" nhé.
Cách 3: Cô vui vẻ giới thiệu tên mình với cả lớp và kể cho trẻ nghe; Hồi bé cô
cũng ở gần nhà cô giáo của cô, ở nhà cô cũng gọi cô giáo là chị, nhưng khi đến lớp
cả lớp chào bằng cô nên cô cũng chào là cô như các bạn trong lớp. Cô rất ngoan
phải không cả lớp.
3. Cháu không thích học cô đâu
Nhóm thực tập của cô giáo Hường hôm nay chuyển nhóm sang chủ nhiệm lớp mẫu
giáo lớn. Công việc của cô giáo Mầm non thật vui nhưng cũng thấm mệt bởi là


giáo viên thực tập, chưa thực sự quen với công việc, nên hôm nay cả ba cô giáo
của nhóm dậy hơi muộn không kịp trang điểm. Vừa bước chân vào lớp, một số
cháu trong lớp ồn ào: "Eo ôi ba cô này xấu thế, không biết trang điểm, cháu không
thích học cô đâu?" Là ba cô giáo đó, chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau đây?
Vì sao lại chọn cách đó?
Cách 1: Quát trẻ không được ồn ào, không được chê cô giáo. Nếu bạn nào còn mất
trật tự cô sẽ phạt, không được ra sân tập thể dục với các bạn khác.
Cách 2: Bình tĩnh ổn định lớp và chọn trò chơi vận động nhẹ nhàng chuẩn bị cho
trẻ ra sân tập thể dục (làm đoàn tàu, một cô là người lái tàu, một cô đi sau quan sát
trẻ, cô còn lại trang điểm nhanh và luân phiên nhau trang điểm trong giờ cháu tập
thể dục sáng).
Cách 3: Nhắc cả lớp trật tự, trò chuyện với trẻ: cô thấy cả lớp mình không bạn nào
trang điểm những cháu nào cũng rất xinh, cô yêu tất cả các cháu. Sau giờ tập thể
dục cô cháu mình cùng trang điểm để chơi trò chơi đóng kịch "Chú dê đen" (làm
quen tác phẩm văn học hoặc tuỳ thuộc vào nội dung bài học để gợi cho trẻ hoạt

động tiếp theo, và cô tranh thủ trang điểm cho mình) nhé, các cháu thích không?
4. Dạy thêm cho trẻ mẫu giáo
Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi do nhóm thực tập của cô giáo Lan chủ nhiệm. Một số phụ
huynh đến gặp các cô đề nghị dạy thêm cho các cháu đọc, viết, làm tính của
chương trình lớp một vào thứ 7 và họ mang sách đến cho các cô. Là những giáo
viên đó, chị sẽ chọn cách nào trong các cách sau? Vì sao?
Cách 1: Giải thích cho các phụ huynh đó hiểu sự phát triển của trẻ có quy luật của
nó. Nếu dạy trước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đoạn sau và tính cách của
trẻ như: tự cao, tự đại, chủ quan vì cho rằng cái gì mình cũng biết rồi nếu dạy trước
chương trình lớp một từ tuổi mẫu giáo. Và tuổi mẫu giáo chỉ chuẩn bị những kĩ
năng cơ bản cần thiết về đọc, viết, làm quen chữ cái, nên gia đình không cần phải
cho trẻ đi học thêm
Cách 2: Nhận lời phụ huynh và sẽ dạy cho trẻ vào giờ sinh hoạt chiều. Các cháu
không cần đi học ngày thứ 7, không cần nộp học phí để tạo được mối quan hệ hài
hoà với phụ huynh và hoàn thành công tác phối hợp với phụ huynh trong công tác
chủ nhiệm của mình.


Cách 3: Nhận lời dạy vào thứ 7 vì có thêm thu nhập và làm vừa lòng phụ huynh, vì
dù sao đó là yêu cầu của phụ huynh và công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm
trong đợt thực tập.
5. Tật nói lắp
Một bà mẹ phàn nàn rằng con trai 3 tuổi của chị khoẻ mạnh, ăn ngủ chơi bình
thường, nhưng lại mắc tật nói lắp, càng uốn nắn nó càng nói lắp nhiều hơn, thậm
chí khi giận dỗi thì nó chỉ nói lắp bắp trong miệng. Sợ mai kia lớn lên tật này ảnh
hưởng đến sự phát triển và giao tiếp của cháu. Chị chọn cách giải thích nào trong
các cách sau? Tại sao chọn cách đó?
Cách 1: Đây là hiện tượng hay gặp ở trẻ lên 3. Tật này xảy ra khi trẻ buộc phải nói
hay làm một việc gì đó như thấy chưa thuận. Nếu tính dễ bị kích thích cũng ảnh
hưởng đến việc nói năng của trẻ, thời kì trẻ tập nói vốn từ nghèo, hoặc do tính

bướng bỉnh. Người lớn cần kiên trì, lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân để sửa cho trẻ
sẽ sửa được.
Cách 2: Không sao đâu. Trẻ con đứa nào chả nói lắp, cứ kệ nó lớn lên nó sẽ hết tật
nói lắp chị ạ. Chị chỉ cần chú ý cho cháu ăn uống điều độ để cháu không bị còi
xương suy dinh dưỡng là được.
Cách 3: Thế à chị! Tốt nhất là chị giữ cháu vào "Trung tâm phục hồi chức năng"
của tỉnh, ở đó có biện pháp giáo dục đặc biệt phù hợp với cháu để cháu phát triển
theo kịp các bạn. Một hai năm nếu cháu không nói lắp nữa chị hãy cho cháu đi học
ở trường Mầm non.
6. Bệnh Tự kỉ
Trong đợt thực tập khi nhận lớp chủ nhiệm, cô giáo chủ nhiệm lớp và gia đình trao
đổi: Cháu Hoàng Chi, mắc chứng bệnh "Tự kỉ" trong hành vi. Chi thường tỏ ra
hung hăng, bướng bỉnh, hay đánh bạn, giằng đồ chơi, phá các "công trình xây
dựng" mà các bạn vừa xây xong và hay ngồi một mình, ít tham gia các hoạt động,
nhưng lại rất thích đi học (đặc biệt là trong giờ hoạt động góc). Chị chọn phương
án giáo dục nào trong các phương án sau đây? Vì sao chọn cách đó?


Cách 1: Đến giờ hoạt động góc, tách Hoàng Chi ra ngồi một chỗ quan sát các bạn
khác chơi, cô ngồi bên cạnh kèm hoặc cho cháu ngồi chơi một mình với đất nặn, tô
màu tranh.. để tránh xảy ra xung đột với các bạn trong lớp.
Cách 2: Cho cháu tham gia chơi cùng các bạn. Lúc nào mắc lỗi cô phạt đứng úp
mặt vào tường, để cháu nhớ và dần không vi phạm nữa. Giờ đón và trả trẻ trao đổi
với phụ huynh để cùng "thống nhất" phương pháp giáo dục cô đang sử dụng đối
với cháu và nhắc gia đình "thỉnh thoảng" cho cháu nghỉ một buổi để cháu bớt tính
hung hăng (Chi rất thích đi học).
Cách 3: Trao đổi với gia đình để nắm bắt được những biểu hiện bất thường mới
xuất hiện trong hành vi của trẻ và những biểu hiện của trẻ ở nhà và đồng thời thông
báo với gia đình những biểu hiện thất thường trong hành vi của cháu để cùng phối
hợp giáo dục. Lựa chọn phương pháp giáo dục hoà nhập trẻ một cách hợp lí, tìm

hiểu đặc điểm tâm lí trẻ mắc chứng bệnh "Tự kỉ" để tư vấn, hỗ trợ với gia đình và
chăm sóc giáo dục cháu đạt hiệu
CÂU HỎI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM KHỐI MẦM
NON
Tình huống 1:
Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ,
bé Tuấn ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Tuấn không vẽ đi, các
bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là
giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết:
– Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: “cô thấy Tuấn vẽ rất đẹp,
đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”.
– Nếu Tuấn vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự
hoặc trình bày mẫu… tùy theo khả năng của trẻ.
– Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Tuấn thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mẫu ví dụ
như nấm linh chi cho con vẽ (thực hiện mục đích của giờ vẽ theo mẫu), nếu trẻ vẽ
xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên.
– Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và dành thời gian nhận xét bài vẽ của
Tuấn (tùy sản phẩm của cháu, 1 hoặc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ nhàng để Tuấn thực
hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
Tình huống 2:
Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có một số trẻ
không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại… Cô giáo phải làm gì để trẻ có cảm
nhận và vỗ tay đúng được theo nhịp.


Cách giải quyết:
– Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một đến
hết bài.
– Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô cho trẻ đứng vòng tròn hoặc đứng hàng

dọc, bước nhún vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép
nhạc.
Tình huống 3:
Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể
chuyện cho trẻ nghe, bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế
nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc
được bé đó ?
Cách giải quyết:
– Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của
bạn và yêu cầu lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.
– Cô giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn
hát, đọc thơ…
– Cô đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn
những thức ăn gì, có thể xoa dầu cho bé và theo dõi.
– Nếu thấy cháu không đỡ cô nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp và
cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi và xử lí kịp thời, hợp lí.
Tình huống 4:
Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa
đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế
dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang
ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại
nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa… Nếu là bạn tổ
chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Hoa?
Cách giải quyết:
– Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bênh và rủ bé Hoa đi cùng.
– Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác
sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì?… Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào
bác sĩ và ra về cố nhắc bệnh nhân Hoa vào khám.
– Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai
bệnh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”.

Tình huống 5:
Trong khi rửa mặt cho trẻ 24-36 tháng, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cần xử lí
như thế nào?
Cách giải quyết:
– Để lại cháu đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho cháu đó, khăn mặt phải để
ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng.


– Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm sang các
bé khác.
– Dùng thuốc nhở mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với trẻ khác.
– Giờ trả bé trao đổi với gia đình để cùng phối hợp (có thể cho trẻ nghỉ học để
tránh lây sang các bạn khác).
Tình huống 6:
Ở lớp mẫu giáo, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi dịch vụ sửa nhà với
cát và nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt
động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, tiếp tục nghịch
cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ
xử lí như thế nào?
Giải thích:
Biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ
đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và
ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại.
Cách giải quyết:
– Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt
động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt
động tiếp theo).
– Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng)
và cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này).
– Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm vào giao hẹn với cháu khi cô rửa

tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa
tay, chân xem ai rửa sạch hơn…
Tình huống 7:
Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở
góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình “trường mầm non của bé”. Cô giáo
đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa?“, trẻ trả lời: “Thưa cô, xong
rồi ạ”. Cô giáo đứng ngắm công trình nhà xinh của trẻ một lát rồi đi làm việc khác.
Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo và chờ đợi cô… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn
xử lý như thế nào ?
Cách giải quyết:
– Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của
trẻ.
– Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ,
cái gì được cô động viên, khuyến khích, cái gì chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh
nghiệm.
– Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình
đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tùy theo thời gian thực hiện chủ
đề để gợi ý) và có chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi.


Tình huống 8:
Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, cô chuẩn bị dạy trẻ bài hát: “Em thêm một
tuổi” (Chủ đề tết và mùa xuân), cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát và hát cho
trẻ nghe. Cô đang hát bỗng 1 bé trai đứng lên nói: “Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa, cô
hát sai hết cả rồi”, làm cô giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi.
Là giáo viên cùng nhóm thực tập, bạn sẽ làm thế nào?
Cách giải quyết
– Đến gần cô giáo nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ: “Hôm nay cô Nga dạy
lớp mình hơi mệt, nên cô Nga bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Nga dạy lớp mình bài
hát này nhé”.

– Cô khen bé trai đã biết được giai điệu bài hát nhưng lần sau nếu muốn phát biểu
các bé giơ tay xin phát biểu không được nói leo nhất là khi cô giáo đang hát và con
nói nhỏ vào tai cô thôi vì có khi cô giáo hôm đó bị ốm nhưng vẫn cố gắng để dạy
cả lớp mình để không ảnh hưởng tới các bạn khác.
– Góp ý với cô giáo trong nhóm nên chuẩn bị chu đáo trước khi đi dạy trẻ, nếu hát
chưa hay nhưng phải hát đúng để đảm bảo chất lượng giờ dạy.
Tình huống 9:
Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn
trọc suốt buổi trưa, bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm
bên cạnh để bạn khóc ré lên, có bé thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí
như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác?
Cách giải quyết:
– Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ ngủ.
– Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi
vào giấc ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
– Trường hợp bé không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng
khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ
huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.
Tình huống 10:
Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18 – 24 tháng) với nội dung “Chọn
đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có
một số trẻ chọn nơ màu xanh. Hãy giải thích tình huống trên và nêu cách xử lí của
mình.
Có thể do 3 nguyên nhân:
– Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô.
– Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ.
– Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô.
Cách xử lí:
– Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay bé đang cầm nơ màu gì và nhắc lại yêu cầu để trẻ
chọn đúng. Hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cầm nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh.



– Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của
nơ cô và trẻ vừa tìm được.
Tình huống 1: Trẻ bướng bỉnh không rửa tay sau khi chơi trò chơi
Khi trẻ bướng bỉnh, giáo viên cần bình tĩnh, nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu...
=>Cách giải quyết:

Cần phải hiểu đây chính là biểu hiện bướng bỉnh ở độ tuổi lên ba. Do vậy,
giáo viên cần nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý
cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi hay hơn.

Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh, giáo viên có thể giao hẹn với trẻ như: “Khi rửa tay,
chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu, cô cháu mình hãy cùng thi
rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn nhé!”. Việc này sẽ kích thích tính hiếu
thắng trong trẻ và khiến trẻ quên đi việc đùa nghịch với cát.
Tình huống 2: Phát hiện trẻ bị đau mắt trong lúc rửa mặt
=> Cách giải quyết:

Rửa mặt cho trẻ khác, để trẻ bị đau mắt rửa sau cùng, khăn mặt phải để ở
chậu riêng, giặt bằng xà phòng, rồi luộc qua nước sôi và đem phơi nắng.
Dùng thuốc nhở mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với các trẻ khác.

Hết giờ, gặp phụ huynh trao đổi về tình hình của bé để có phương án tốt
nhất.
Tình huống 3: Một số trẻ không chịu đi ngủ
=>Cách giải quyết:

Kể vài câu chuyện cổ tích cho bé nghe, không nên kể to mà hãy kể nhè nhẹ
để trẻ trật tự, im lặng nghe và đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Cô giáo

cũng có thể hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.

Trường hợp, bé không muốn ngủ cũng không nên ép buộc, hãy tách trẻ sang
phòng khác cho trẻ chơi những trò chơi tĩnh, đồng thời trao đổi với phụ
huynh để đảm bảo trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.
Tình huống 4: Trẻ bị đau bụng và khóc to trong giờ học
=>Cách giải quyết:

Bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn, đồng thời
yêu cầu cả lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.

Đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn
những thức ăn gì, có thể xoa dầu cho bé và theo dõi tình trạng của bé.

Nếu thấy bé không đỡ, cần nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp
hộ và cho cháu xuống phòng y tế để xử lí kịp thời, hợp lí nhất.
Tình huống 5: Trẻ quậy khóc, biếng ăn
Nếu trẻ biếng ăn, cô giáo cần tìm hiểu lý do để động viên trẻ...
=>Cách giải quyết:


Nếu trẻ biếng ăn cần tìm hiểu lý do để động viên cũng như khuyến khích sao
cho phù hợp. Ngoài ra, nên đưa ra các phần thưởng với mục đích động viên
trẻ khi nào kết thúc phần ăn giỏi nhất và sạch sẽ nhất.

Có thể đưa ra các hình phạt nhẹ nhàng như phê bình, yêu cầu trẻ giúp cô dọn
bàn ăn nếu như không chịu ăn,...
Tình huống 6: Trẻ để đồ chơi lung tung
=>Cách giải quyết:


Tuyệt đối không được quát mắng trẻ, nên nhẹ nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào
đúng chỗ. Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh, có thể đưa ra quy định cũng như hình phạt
dành cho những ai không chịu sắp xếp đồ chơi đúng vị trí như ban đầu. Làm
như thế, có thể rèn cho trẻ tính kỷ luật, cũng như tuân thủ theo các quy định
trong lớp học.
Tình huống 7: Trẻ chê cô giáo thực tập hát sai
=>Cách giải quyết:

Khéo léo dạy thay cô giáo thực tập và nói với các trẻ là cô giáo thực tập hơi
mệt nên bị mất giọng.

Khen bé đã biết được giai điệu bài hát, nhưng cũng nhắc nhở bé rằng: “Lần
sau nếu muốn phát biểu thì các bé hãy giơ tay xin phát biểu không được nói
leo như thế nhất là khi cô giáo đang hát và các con nên nói nhỏ vào tai cô
thôi vì có khi cô giáo hôm ấy bị ốm, mà vẫn cố gắng để dạy cả lớp mình”.
Tình huống 8: Trẻ xảy ra xung đột, cãi vã
=>Cách giải quyết:

Trong trường hợp này, nên nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột, hỏi từng trẻ
nguyên nhân tại sao lại gây ra xung đột. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân thì
hãy nhẹ nhàng phân tích cho trẻ biết những điểm sai của mình, cách xin lỗi,
cũng như giúp trẻ giải quyết những vấn đề đó một cách hay nhất.
Tình huống 9: Trẻ không chịu vẽ tranh theo chủ đề cô giáo
=>Cách giải quyết:

Thử khen trẻ và hướng trẻ vào chủ đề bài vẽ

Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh, hãy giúp trẻ bằng cách gợi ý hay giải thích trình tự,
cũng như cách trình bày mẫu… tùy thuộc vào khả năng của trẻ.


Nếu trẻ vẫn nhất quyết không vẽ, hãy hỏi trẻ thích vẽ gì. Sau đó, đưa các
mẫu cho bé vẽ, nếu trẻ vẽ xong theo sở thích thì cô hãy động viên trẻ thực
hiện bài học trên.

Cuối giờ, khi nhận xét bài vẽ của cả lớp, giành ít thời gian nhận xét bài vẽ
của bé và nhắc nhở nhẹ nhàng để bé thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các
bạn trong lớp.
Tình huống 10: Trẻ làm không đúng yêu cầu của cô giáo
Trong giờ chơi tập có chủ đích với nội dung “Chọn đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo
yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có một số trẻ chọn nơ sai màu.



=>Cách giải quyết:
Tình huống này xảy ra có thể là 3 nguyên nhân sau:

Trẻ chưa chú ý và không nghe yêu cầu của cô

Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ

Trẻ thích làm ngược lại với yêu cầu của cô.
Giáo viên có thể giải quyết theo 2 cách sau:

Đến gần và hỏi trẻ trên tay bé đang cầm nơ màu gì và nhắc lại yêu cầu của
mình để trẻ chọn đúng. Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc
cầm nơ màu xanh lên để trẻ so sánh.

Nếu trẻ không tìm được, bạn có thể giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng bạn
màu sắc của nơ bạn




×