Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

5 biện pháp của lãnh đạo nhà trường giúp xây dựng ý thức tham gia phong trào tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường_SKKN QLGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.15 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT …………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Quản lí giáo dục
5 BIỆN PHÁP CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG GIÚP XÂY DỰNG Ý THỨC THAM
GIA PHONG TRÀO TỰ HỌC, TỰ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP
VỤ CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
Người viết: Họ và tên
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường
Tháng 3 – Năm 2015


1
5 BIỆN PHÁP CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG GIÚP XÂY DỰNG Ý THỨC THAM
GIA PHONG TRÀO TỰ HỌC, TỰ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP
VỤ CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Lý do chọn đề tài :
Thực hiện chỉ thị 40/TW của Ban Bí thư về việc nâng cao chất
lượng đội ngũ Cán bộ quản lý và Giáo viên trong giai đoạn hiện nay,
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Đồng thời để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa đất nước đòi hỏi mọi người chúng ta phải thực hiện nhiều yêu cầu
mới, nhiệm vụ mới. Trong đó nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược vô cùng
quan trọng đó là việc đào tạo nhân sự, vì trong mọi lĩnh vực yếu tố con
người luôn là yếu tố quyết định. Làm thế nào để đào tạo được những con
người tự chủ, năng động, sáng tạo… có thể giải quyết vấn đề một cách tự
tin, có đủ phẩm chất năng lực để thực hiện công cuộc xây dựng, phát triển
và bảo vệ đất nước.
Bên cạnh đó, Thông tư 35 của Bộ Nội vụ cũng yêu cầu mỗi cá nhân


phải chuyên môn hóa nghiệp vụ bản thân để nâng cao chất lượng công
tác.
Riêng đối với huyện Nhơn Trạch, trong tương lai sẽ trở thành một
thành phố công nghiệp hiện đại càng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi
dào hơn, đạt chất lượng cao hơn nữa, nghĩa là phải nhiều về số lượng và
mạnh về chất lượng.
Mặt khác, trước sự phát triển siêu tốc của xã hội hiện nay đòi hỏi
con người không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ học thức
để có thể tiếp cận những thành tựu mới về mọi mặt của thế giới để đưa ra
những giải pháp tốt nhất, hợp với thực tiễn nhất góp phần xây dựng đất
nước giàu đẹp.
Trong hoàn cảnh nước ta vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO chính là một điều kiện thuận lợi trong công cuộc việc phát triển
2
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đây cũng là yếu tố buộc mọi
người phải nâng cao trình độ bản thân để thúc đẩy nhanh quá trình Hội
nhập toàn cầu.
Là người làm công tác quản lý nhà trường, sau nhiều năm điều tra
quan sát tôi nhận thấy: cho dù được thúc đẩy, được tạo mọi điều kiện
thuận lợi để học hỏi, nhưng nếu mỗi người trong chúng ta không có ý
thức tự học – tự rèn sẽ khó có thể nâng cao trình độ, kiến thức bản thân.
Vì vậy, việc xây dựng ý thức tự học – tự rèn cho giáo viên trong
giai đoạn hiện nay là điều hết sức cần thiết, cấp bách để đáp ứng được các
yêu cầu của thời đại. Đó là lý do chọn đề tài : “Xây dựng ý thức tự học
nâng cao trình độ của giáo viên”.
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp đề tài :
1. Thuận lợi :
Nguồn tài liệu phục vụ cho việc tự học hiện nay trong xã hội rất đa
dạng, phong phú cả về thể loại lẫn mức độ. Riêng đối với ngành Giáo dục
trong những năm gần đây, số lượng sách tham khảo có giá trị cao dành

cho giáo viên được đầu tư rất nhiều.
Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là yếu tố đòi hỏi
giáo viên phải nghiên cứu tài liệu nhiều hơn nhằm hoàn thiện tiết dạy của
mình.
Chương trình đào tạo từ xa được các trường Đại học tổ chức thông
qua hình thức học liên thông hệ tại chức đã giúp giáo viên có cơ hội nâng
cao trình độ.
2. Khó khăn :
Trường xxx có xxx CB – GV – NV (trong đó có xxx nữ), giáo viên
dạy lớp: xxx lớp. Với một tập thể Sư phạm hầu hết là nữ lại tương đối lớn
tuổi nên việc tự học cũng gặp không ít khó khăn.
3
3. Số liệu thống kê :
Thống kê so sánh số lượt mượn sách tham khảo nghiệp vụ và tạp
chí, sách báo nơi Thư viện ở thời điểm đầu năm và thời điểm hiện tại
(tháng 2/2012) cho kết quả như sau:
Số lượt GV mượn
sách bình quân trong
1 tháng
Sách
Nghiệp
vụ
Tạp chí Giáo
dục, nhật báo tin
tức thời sự …
Sách tham khảo
khoa học khác,
truyện…
Đầu năm
269 lượt 126 lượt 95 lượt 48 lượt

Thống kê số giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ kết quả như
sau:
Năm học
Tổng số
GV
THSP CĐSP ĐHSP
2007-2008 15 15 0 0
2008-2009 16 8 2 6
2009-2010 24 11 4 9
2010-2011 28 8 4 16
III. Nội dung đề tài :
1. Cơ sở lý luận :
Có thể nói, hiện nay nguyện vọng được học trong mọi người thể
hiện rõ rệt chưa từng thấy và mỗi năm nó càng thể hiện rõ nét hơn. Chính
4
cuộc sống đang đòi hỏi mỗi người phải trang bị cho mình những kiến
thức, hiểu biết cần thiết để có thể nắm bắt, hòa nhập vào cuộc sống có
chất lượng cao.
Trước khi nói đến tự học ta cần tìm hiểu xem: “Thế nào là người
có học thức?”. Vì trong cuộc sống rất cần kiến thức chuyên môn, phải có
một nghề nhất định để sống và góp phần vào việc tạo ra của cải cho xã hội
để tồn tại, nhưng để phân biệt được những vấn đề xảy ra xung quanh ta thì
lại cần đến mặt bằng kiến thức chung bằng con đường tự học. Tự học
không chỉ là xem sách mà phải biết so sánh cái viết trong sách với thực tế
cuộc sống, biết so sánh cái khoa học với cái không khoa học, biết liên hệ
giữa các môn khoa học. Không nên sợ việc bất đồng ý kiến với người
khác, không nghiên cứu chung chung nhưng phải nghiên cứu những vấn
đề của thời đại, cập nhật thông tin, mở rộng tầm nhìn cho bản thân…
Muốn sống cần có kiến thức chuyên môn, nhưng cũng cần phải có
kiến thức chung, phải biết phân tích các vấn đề xảy ra trong cuộc sống,

muốn làm được việc đó phải hiểu và phải biết suy nghĩ, cần có tầm hiểu
biết và sự phát triển trí tuệ nhất định. Đó chính là người có học thức.
Kiến thức chuyên môn chỉ đem lại cho mỗi người một phạm vi kiến
thức và những thói quen làm việc nhất định. Còn kiến thức chung mang
lại cho mỗi chúng ta một thế giới quan rộng lớn, đầy đủ, nó làm cho con
người hiểu những mặt khác nhau của cuộc sống. Cả hai loại kiến thức này
đều cần thiết và có sự tương tác bổ sung lẫn nhau giúp con người ngày
càng phát triển trình độ nhận thức, mở rộng kiến thức.
Sự quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống xã hội, đến các hiện
tượng của cuộc sống, đến những thành tựu trong các lĩnh vực khoa học,
kinh tế, chính trị v.v… đang dần hình thành và phát triển nơi mọi người.
Hiện nay, đa số tự đáp ứng nhu cầu trình độ văn hóa cho mình bằng
những phương pháp khác nhau. Tất cả những phương pháp ấy chung qui
lại có thể gọi là phương pháp tự học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
5
Để xây dựng ý thực tự học trong giáo viên tôi đã thực hiện như sau:
2.1. Giúp giáo viên xác định ý nghĩa, giá trị và sự cần thiết của việc
nâng cao trình độ bản thân trong giai đoạn hiện nay:
Qua các buổi thảo luận chuyên môn giúp giáo viên nhận thức được
việc học tập nâng cao trình độ bản thân trong giai đoạn hiện nay là
việc làm hết sức cần thiết, vì khi trình độ được nâng cao thì nhận thức
bản thân về mọi phương diện cũng được nâng cao. Qua đó, cách nhìn,
cách đánh giá, chọn lựa, giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống sẽ
mang tính khách quan, chính xác hơn và đó là cơ sở giúp ta giải quyết
tốt mọi việc.
2.2. Xác định mục tiêu cụ thể cần đạt (về môn học hoặc vấn đề nào đó)
Làm việc gì cũng phải xác định mục tiêu, mục tiêu càng cụ thể
chừng nào thì tỉ lệ thành công càng cao chừng nấy.
Một kế hoạch bài dạy nếu được chuẩn bị tốt, xác định đúng mục

tiêu cần đạt qua bài học xem như đã thành công phân 50%, phần còn
lại tùy thuộc vào nghệ thuật thể hiện của giáo viên khi đứng lớp.
Do vậy, giáo viên phải xác định rõ ràng mục tiêu học tập của mình
trong từng giai đoạn là gì để lập kế hoạch học tập cho hợp lý.
Ví dụ: Giáo viên cần thống kê xem ở thời điểm này bản thân cần
nghiên cứu, học tập môn học nào, vấn đề nào? Mỗi môn học, mỗi vấn
đề dự kiến sẽ học tập nghiên cứu trong thời gian bao lâu? Cần tài liệu
bổ trợ gì từ sách, từ băng đĩa? Cần trao đổi với những ai trong quá
trình học tập? Kinh phí học tập…
Qua đó phấn đấu thực hiện để đạt mục tiêu đề ra trong từng giai
đoạn học tập.
2.3. Phân tích các điều kiện thuận lợi và khó khăn của bản thân để phát
huy và vượt qua khi tiến hành tự học.
6
Mỗi người đều có những điều kiện thuận lợi – khó khăn khác nhau
do hoàn cảnh cá nhân khác nhau. Vì vậy tùy hoàn cảnh từng người để
phân tích các điều kiện đó nhằm sắp xếp thời gian học tập cho hợp lý.
Ngoài ra, mỗi người có một tính cách khác nhau, nên cách học của
mọi người cũng khác nhau (có người học tốt nhất vào buổi sáng, có
người làm việc hiệu quả vào ban đêm…), tuy nhiên cần tham khảo
cách học của nhiều người để chọn cho mình một cách học phù hợp và
hiệu quả nhất.
Một hiện tượng tâm lý thường thấy trong quá trình tự học là một số
người khi gặp khó khăn trong việc tự học thường tỏ ra chán nản, dễ
buông xuôi, bỏ cuộc và đưa ra nhiều lý do biện minh cho sự bỏ cuộc
là: “Thời của chúng ta đã qua rồi!” “Không còn sức để học nữa!” hoặc
“Đầu óc đã chai sạn”…
Thực ra việc tự học luôn là việc khó khăn chứ không đơn giản, tuy
nhiên đã có biết bao nhiêu người thành công nhờ sự tự học. Vì vậy ta
cần phải tự tin vào sức mình, tin vào việc mình đang làm để phấn đấu

đạt được mục tiêu đề ra.
2.4. Ban Giám hiệu phải làm gương trong việc tự học, tự nghiên cứu:
Trong mọi thời điểm, Ban Giám hiệu phải là người đi đầu trong
việc tự học để làm gương cho mọi người, thường xuyên nghiên cứu để
nắm bắt thông tin, cập nhật kiến thức thời sự, chính trị, kinh tế của khu
vực, của đất nước.
Đặc biệt Ban Giám hiệu phải chú trọng đến việc nghiên cứu nắm
vững tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để có hướng chỉ đạo thực hiện
đúng đắn các chủ trương của ngành, để cải tiến nâng cao trình độ quản
lý chuyên môn cũng như khả năng tác nghiệp trong các hoạt động Sư
phạm.
2.5. Tạo điều kiện cho giáo viên tự học – tự rèn nâng cao tay nghề
7
Ban Giám hiệu luôn chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự
học hoặc tham gia học tập các lớp Bồi dưỡng nâng cao trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn. Động viên giáo viên tham gia các lớp từ xa
đào tạo trên chuẩn, thường xuyên cập nhật kiến thức qua sách báo và
các nguồn thông tin khác trong cuộc sống.
Khi xác định được mục đích của việc tự học cần tuân theo các
nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc thứ nhất:
Phải bắt tay vào việc tự học không phải bằng sách vở mà phải bắt
đầu từ cuộc sống. Vì cuộc sống bao giờ cũng dạy cho chúng ta nhiều
hơn bất cứ loại sách vở nào. Sách chẳng qua chỉ là phương tiện giúp
chúng ta đạt được mục đích. Không nên kiểm nghiệm thực tế bằng
những lý luận trong sách mà phải làm ngược lại.
2. Nguyên tắc thứ hai:
Phải biết nhìn các hiện tượng trong cuộc sống từ nhiều mặt.
Lý luận trong sách khác thực tế vì nó phiến diện hơn thực tế. Thực
tế dẫn con người đến sự va chạm trực tiếp với cuộc sống, qua thực hành

giúp ta nắm bắt vấn đề một cách triệt để và nhớ lâu hơn.
3. Nguyên tắc thứ ba:
Khi tiến hành tự học, phải cố gắng thực hiện đúng lịch học đã sắp
xếp. Phải kiên trì trong suốt quá trình học tập, mạnh dạn trao đổi, chia sẻ
với người khác về những vấn đề chưa hiểu rõ, chưa nắm bắt được.
IV. Kết quả:
Qua từng năm học, với cách thực hiện như trên, tôi nhận thấy ý
thức tự học – tự nghiên cứu của giáo viên tiến bộ rất nhiều so với những
năm học trước, thể hiện nơi sự quan tâm cập nhật kiến thức cuộc sống
hàng ngày, kiến thức chuyên môn qua các phương tiện thông tin như báo
đài, tài liệu tham khảo và đặc biệt trên mạng Internet. Giáo viên đã tích
8
cực tham gia đăng ký theo học các lớp đào tạo từ xa nhằm chuyên môn
hóa nghề nghiệp và nâng cao trình độ bản thân.
Kết quả cụ thể như sau:
Số lượt GV
mượn sách bình
quân trong 1
tháng
Sách Nghiệp vụ Tạp chí
Giáo dục, nhật
báo tin tức thời
sự …
Sách tham khảo
khoa học khác,
truyện…
Đầu năm
269 lượt 126 lượt 95 lượt 48 lượt
Tháng 2/2012
418 lượt 152 lượt 190 lượt 76 lượt

Số lượt mượn sách tăng lên cho thấy ý thức tự học nâng cao trình
độ của giáo viên đã được nâng cao hơn.
Thống kê sau 5 năm học, sau khi được Ban Giám hiệu động viên
tạo ý thức tự học – tự rèn, số giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ
đã tăng lên rất đáng kể, cụ thể như sau:
Năm học
Tổng số
GV
THSP CĐSP ĐHSP
Tỉ lệ
trên
chuẩn
2007-2008 15 15 0 0 0
2008-2009 16 8 2 6 50%
24 11 4 9
9
2009-2010 54.2%
2010-2011 28 8 4 16 71.4%
2011-2012 35 8 6 21 77.1%
Ở năm học 2007-2008 chưa có giáo viên đạt trình độ trên chuẩn và
chỉ có xxx giáo viên trình độ xxx tham gia các lớp xxxx chiếm tỉ lệ 33.3%
số giáo viên tham gia đào tạo trên chuẩn.
Đến năm học 2011-2012 (sau 5 năm) đã có xxx giáo viên đạt trình
độ trên chuẩn chiếm tỉ lệ xxx số giáo viên còn lại (xxx giáo viên và cả
xxx giáo viên trình độ ) cũng đang theo học các lớp xxx tại trườngxxxx.
Ngoài ra, Ban Giám hiệu luôn khuyến khích giáo viên tham gia học
các lớp Tin học cơ bản, mua máy vi tính để sử dụng trong việc soạn
giảng, dạy học, tự học và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
Sau 5 năm học, số GV có máy tính và có khả năng ứng dụng CNTT
vào nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ và giảng dạy như sau:

Năm học
Giáo viên
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Có trình độ A
Tin học
1/15
6.7
1/16
6.3
26/26
100
28/28
100
35/35
100
26/26 28/28 35/35
10
Có máy vi tính
để bàn
7/15
46.7
12/16
75.0 100 100 100
Có Laptop 0 0
1/26
3.8
4/28
14.3
6/35
17.1

Kết nối mạng
Internet
1/15
6.7
5/16
31.3
8/26
30.8
15/28
53.6
32/35
91.4
Được tập huấn
soạn bài giảng
điện tử
1/15
6.7
3/16
18.8
6/26
23.1
18/28
64.3
35/35
100
Số GV sử dụng
giáo án soạn
bằng vi tính
15/15
100

16/16
100
26/26
100
28/28
100
35/35
100
Số GV biết sử
dụng bài giảng
điện tử
1/15
6.7
2/16
12.5
7/26
26.9
18/28
64.3
35/35
100
Số GV có khả
năng soạn bài
giảng điện tử
1/15
6.7
2/16
12.5
3/26
11.5

5/28
17.9
9/35
25.7

11
V. Bài học kinh nghiệm:
Để giúp giáo viên có ý thức tự học Ban Giám hiệu cần thường
xuyên trao đổi, giúp giáo viên nhận thức được ý nghĩa, giá trị và tầm quan
trọng của việc tự học tự rèn nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Phải giúp giáo viên xác định đúng đắn mục tiêu tự học của bản
thân.
Ban Giám hiệu và Công đoàn phải luôn quan tâm động viên, tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên tham gia tự học.
Bản thân Ban Giám hiệu và Công đoàn phải nêu gương trong việc
tự học, tự rèn về mọi mặt.
VI. Kết luận:
Hoạt động học tập là một hoạt động không có điểm dừng, như câu
nói mang giá trị bất hủ của Lê-nin : “Học – Học nữa – Học mãi”.
Mọi người đều có thể học ở mọi nơi, có thể học trong mọi thời
điểm tùy hoàn cảnh, có thể học mọi thứ theo nhu cầu phát triển của chúng
ta… Bác Hồ chính là một mẫu gương tự học đáng để chúng ta noi theo.
Qua thời gian thực hiện những việc nói trên, tập thể giáo viên
trường tôi đã có ý thức tốt hơn trong việc tham gia tự học - tự rèn. Đã
mạnh dạn đăng ký tham gia học tập các lớp từ xa, quan trọng hơn hết là
toàn thể giáo viên đã tích cực tham gia tự học để hoàn thành tốt Chương
trình Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III do Bộ GD&ĐT ban hành.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc xây dựng ý
thức tự học nâng cao trình độ giáo viên trong giai đoạn hiện tại.

Trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất cần đến
sự góp ý, chia sẻ của các cấp Lãnh đạo.
Xin chân thành cám ơn.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tự học như thế nào? (Tác giả : N. A. RUBANKIN - Anh Côi dịch –
Nhà xuất bản TRẺ ).
2. Tâm lý học đại cương ( Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn: chủ biên –
Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành – NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội)
3. Giáo dục học đại cương (Tác giả : Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê
- Nhà xuất bản Giáo dục ).
4. Tài liệu hướng dẫn tự học BDTX chu kỳ III 2003-2007 (NXB Giáo
dục )
13

×