Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 252 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

ĐẶNG HOÀNG NGÂN

ẢNH HƢỞNG CỦA TIÊU ĐIỂM KIỂM SOÁT
ĐẾN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

ĐẶNG HOÀNG NGÂN

ẢNH HƢỞNG CỦA TIÊU ĐIỂM KIỂM SOÁT
ĐẾN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN
C u

T
M s

ọc

62 31 04 01


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
PGS.TS. Nguyễ Si

P úc

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Chủ tịch Hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng

GS.TS. Trần Thị Minh Đức

HÀ NỘI – 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................................1
C ƣơ 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA TIÊU ĐIỂM KIỂM SOÁT
ĐẾN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC...................................................................................................7
1.1. Những nghiên cứu về khả năng dự báo của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc ...... 7
1.1.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của tiêu điểm kiểm soát bên trong, ảnh
hưởng tiêu cực của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài đến cảm nhận hạnh phúc ...........................8

1.1.2. Kết quả nghiên cứu trái chiều ........................................................................................13
1.1.3. Các nghiên cứu trong bối cảnh xuyên văn hóa ..............................................................17
1.2. Những nghiên cứu về cơ chế ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc .. 20
1.2.1. Ảnh hưởng thông qua stress ...........................................................................................20
1.2.2. Ảnh hưởng thông qua cách ứng phó ..............................................................................23
1.2.3. Những lý giải khác .........................................................................................................30
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................................... 31
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................................. 33
C ƣơ 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA TIÊU ĐIỂM KIỂM SOÁT ĐẾN CẢM
NHẬN HẠNH PHÚC.....................................................................................................................35
2.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................................................... 35
2.1.1. Tiêu điểm kiểm soát........................................................................................................35
2.1.2. Cảm nhận hạnh phúc .....................................................................................................44
2.2. Các tiếp cận lý thuyết lý giải ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc .. 53
2.2.1. Tiếp cận Phân tâm học ...................................................................................................53
2.2.2. Tiếp cận Nhận thức ........................................................................................................55
2.2.3. Tiếp cận Hành vi ............................................................................................................57
2.3. Ảnh hƣởng gián tiếp của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc.................................. 60
2.3.1. Ảnh hưởng gián tiếp thông qua stress ............................................................................60
2.3.2. Ảnh hưởng gián tiếp thông qua cách ứng phó ...............................................................61
2.3.3. Ảnh hưởng gián tiếp thông qua tính cá nhân – cộng đồng ............................................62
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................................................. 66
C ƣơ

3 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................67


3.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................................................... 67
3.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận ....................................................................................67
3.1.2. Giai đoạn 2: Thích ứng bộ công cụ................................................................................67

3.1.3. Giai đoạn 3: Thu thập thông tin .....................................................................................68
3.1.4. Giai đoạn 4: Viết luận án ...............................................................................................69
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 69
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................................................69
3.2.2. Các phương pháp phân tích thống kê và đánh giá.........................................................75
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................................................. 78
C ƣơ 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
TIÊU ĐIỂM KIỂM SOÁT ĐẾN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN ...................80
4.1. Thực trạng tiêu điểm kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.................................... 80
4.1.1. Thực trạng tiêu điểm kiểm soát của sinh viên ................................................................80
4.1.2. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên..............................................................82
4.2. Mức độ dự báo của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên .................... 85
4.2.1. Mức độ cần thiết của tiêu điểm kiểm soát trong dự báo từng tiếp cận cảm nhận hạnh
phúc ..........................................................................................................................................87
4.2.2. Vai trò của các dạng tiêu điểm kiểm soát đối với từng bình diện cảm nhận hạnh phúc 88
4.3. Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo các nhóm
nhân khẩu ........................................................................................................................................... 96
4.3.1. Theo giới tính .................................................................................................................96
4.3.2. Theo nơi lớn lên .............................................................................................................98
4.3.3. Theo thứ tự sinh trong gia đình....................................................................................100
4.3.4. Theo thành tích học tập ................................................................................................104
4.3.5. Theo tình trạng có việc làm thêm .................................................................................107
4.3.6. Theo tình trạng mối quan hệ ........................................................................................109
4.3.7. Theo tôn giáo................................................................................................................112
4.4. Các mô hình tác động đa biến .................................................................................................. 115
4.4.1. Ảnh hưởng thông qua tính cá nhân, cộng đồng ...........................................................116
4.4.2. Ảnh hưởng thông qua stress .........................................................................................120
4.4.3. Ảnh hưởng thông qua cách ứng phó ............................................................................122
4.5. Ứng dụng một số biện pháp nâng cao cảm nhận hạnh phúc thông qua tiêu điểm kiểm soát. 125
4.5.1. Một số ứng dụng đối với xây dựng các chương trình trong trường đại học ................126

4.5.2. Một số ứng dụng đối với hoạt động trợ giúp tâm lý với thân chủ là sinh viên.............129
Tiểu kết chƣơng 4 ............................................................................................................................ 134
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU...............................................137


1. KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 137
2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................................. 139
3. TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ...................................................142
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.....................................................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................143
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, luận án tiến sĩ “Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến
cảm nhận hạnh phúc của sinh viên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu
nghiên cứu định lƣợng đƣợc thu thập, xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính bảo
mật và quyền đƣợc thông tin của ngƣời tham gia nghiên cứu. Các dẫn chứng và kết
quả từ những nghiên cứu khác để so sánh, phân tích đều đƣợc chỉ rõ nguồn trích
dẫn. Kết quả trong phần nghiên cứu chính thức chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào từ trƣớc đến nay.

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2019
Tác giả luận án

Đặng Hoàng Ngân



LỜI CẢM ƠN

Từ ý tƣởng đến một công trình nghiên cứu, luận án này đã đƣợc thực hiện
với sự hƣớng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng và PGS.TS.
Nguyễn Sinh Phúc. Tất cả sự kính trọng của tôi dành cho Cô và Thầy, những nhà
khoa học đã giúp tôi lựa chọn đƣợc những phƣơng thức thực hiện khả thi nhất, cập
nhật các phƣơng pháp xử lý để kết quả nghiên cứu mang tính khách quan, trao đổi
để tôi liên tục xây dựng và thực hiện mọi ý tƣởng có thể trong luận án, tính tới thời
điểm này. Những buổi thảo luận cùng cô Nguyễn Thị Minh Hằng mang lại cho tôi
sự đam mê với nghiên cứu. Khi trao đổi với thầy Nguyễn Sinh Phúc, tôi nhận đƣợc
nhiều điều, trong đó, bài học lớn nhất mà tôi nhận đƣợc là, mọi nghiên cứu đều cần
xét đến tính khả thi. Thầy Cô không chỉ hƣớng dẫn tôi làm luận án, mà đã hƣớng
dẫn tôi học cách trở thành một ngƣời làm khoa học.
Quá trình đào tạo nghiên cứu sinh đã cho tôi cơ hội đƣợc học tập từ
PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng, PGS.TS. Lê Văn Hảo, GS.TS. Phạm Thành Nghị.
Nghiên cứu này không thể đƣợc hình thành nếu không nhận đƣợc những ý kiến về
việc trình bày nghiên cứu, mở rộng vấn đề, so sánh văn hóa, giản lƣợc một số chi
tiết để tập trung vào nội dung chính. Nhiều ý tƣởng tôi chƣa thực hiện đƣợc, nhƣng
những ý tƣởng này đã trở thành dự định thực hiện tiếp theo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thầy, những đồng nghiệp của tôi.
GS.TS. Trần Thị Minh Đức đã lắng nghe ý tƣởng nghiên cứu của tôi từ những
ngày đầu tiên và gợi ý những cách nhìn đa chiều hơn. PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thái
là ngƣời có ảnh hƣởng lớn đến tôi trong việc làm thế nào để các dữ liệu “nói” một
cách thuyết phục. Những phƣơng thức mà tôi chƣa áp dụng đƣợc trong luận án này
gợi mở cho tôi về những điều cần học tập trong thời gian sắp tới. Quá trình hoàn
thành luận án của tôi nhận đƣợc sự giúp đỡ, những lời khuyên hữu ích từ TS.
Trƣơng Quang Lâm và TS. Nguyễn Thị Anh Thƣ – những ngƣời đi trƣớc. Luận án
này ghi dấu sự biết ơn của tôi đối với những ngƣời thầy, những ngƣời đồng nghiệp
ấy.



Tôi cũng đã nhận đƣợc sự giúp đỡ từ những ngƣời không thuộc môi trƣờng
mà mình đƣợc đào tạo tiến sĩ – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Anh Nguyễn Cao Minh là ngƣời đầu tiên truyền cảm hứng đến tôi về việc, kết luận
cần dựa trên bằng chứng. Việc thu thập tài liệu của luận án sẽ ít thuận lợi hơn nếu
không có sự giúp đỡ của hai ngƣời bạn của tôi, Trung Kiên và Tiến Dũng.
Phần nghiên cứu thực tiễn của luận án này đã nhận đƣợc sự giúp đỡ từ các
bạn sinh viên Quý Minh, Minh Thu, Thu Giang, Quỳnh Châu, Tiểu Quyên trong
quá trình liên hệ và rải phiếu. Đồng thời, tôi xin đƣợc cảm ơn các bạn sinh viên từ
các trƣờng thành viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia vào các lần điều
tra của luận án. Sự nhiệt tình của họ đã tiếp thêm rất nhiều động lực cho tôi.
Sự biết ơn của tôi, xin đƣợc dành cho những ngƣời bạn thân thiết: Ngọc
Trang, Việt Sơn, Thu Huyền. Tiếng cƣời và sự hỗ trợ tinh thần trong những thời
điểm khó khăn nhất là nguồn lực giúp tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng và sâu sắc nhất, sự biết ơn lớn nhất của tôi dành cho bố mẹ của
mình. Những bài học lớn nhất trong cuộc sống, tôi đƣợc học cùng bố mẹ.

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2019
Tác giả luận án

Đặng Hoàng Ngân


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Kết quả kiểm định xuyên văn hóa mối quan hệ giữa tiêu điểm

18


kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc ở một số quốc gia


3 1: Thông tin nhân khẩu của khách thể

69



3 2: Độ tin cậy của các thang đo theo phân tích nhân tố khẳng

72

định
Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa các thành tố của tiêu điểm kiểm soát (N = 513)

74

Bảng 3.4: Tƣơng quan giữa các thành tố của thang cảm nhận hạnh phúc

74

tâm lý (N = 515)
Bảng 4.1: Sự khác biệt về tiêu điểm kiểm soát theo các biến nhân khẩu

81

Bảng 4.2: Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc theo các biến nhân khẩu

83


Bảng 4.3: Mô hình hồi quy đơn biến dự báo cảm nhận hạnh phúc

84

Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc
thông qua tính cá nhân bình đẳng

114


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1: Điểm trung bình của các dạng tiêu điểm kiểm soát

79

Biểu đồ 4.2: Điểm trung bình của các thành tố cảm nhận hạnh phúc tâm lý

82

Biểu đồ 4.3: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên trong và giới tính

95

đến sự hài lòng với cuộc sống
Biểu đồ 4.4: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài do ngƣời

97


khác và giới tính đến bình diện kế hoạch cuộc sống
Biểu đồ 4.5: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên trong và nơi lớn

98

lên đến bình diện chủ động tạo mối quan hệ tích cực
Biểu đồ 4.6: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên trong và thứ tự

99

sinh đến bình diện cởi mở với trải nghiệm mới
Biểu đồ 4.7: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên trong và thứ tự

100

sinh đến bình diện tự chấp nhận
Biểu đồ 4.8: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài do ngƣời

101

khác và thứ tự sinh đến bình diện tự chấp nhận
Biểu đồ 4.9: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài do ngƣời

101

khác và thứ tự sinh đến bình diện kế hoạch cuộc sống
Biểu đồ 4.10: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài do ngƣời

103


khác và thành tích học tập đến cảm nhận hạnh phúc tâm lý
Biểu đồ 4.11: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài may mắn

104

và thành tích học tập đến bình diện kế hoạch cuộc sống
Biểu đồ 4.12: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài may mắn

106

và tình trạng có việc làm thêm đến cảm nhận hạnh phúc tâm lý
Biểu đồ 4.13: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài may mắn và

106


tình trạng có việc làm thêm đến bình diện cởi mở với trải nghiệm mới
Biểu đồ 4.14: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên trong và tình

108

trạng mối quan hệ đến cảm nhận hạnh phúc tâm lý
Biểu đồ 4.15: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài do ngƣời

109

khác và tình trạng mối quan hệ đến bình diện chủ động tạo mối quan hệ
tích cực
Biểu đồ 4.16: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài do ngƣời khác


110

và tình trạng mối quan hệ đến bình diện cảm nhận đƣợc thuộc về một nhóm
Biểu đồ 4.17: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên trong và tôn giáo

111

đến bình diện cảm nhận bản thân trƣởng thành
Biểu đồ 4.18: Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài may mắn
và tôn giáo đến sự hài lòng với cuộc sống

111


MỞ ĐẦU
1 L do c ọ đề t i
Xã hội hiện đại với tiến bộ vƣợt bậc giúp con ngƣời có đƣợc cuộc sống tiện
ích, đảm bảo về sự an toàn vật chất, nhƣng cũng tiềm ẩn những thay đổi và xung
đột về hệ giá trị. Điều đó khiến cho con ngƣời nhìn nhận lại về những trải nghiệm
cuộc sống, sự tƣơng tác xã hội và sự trƣởng thành cá nhân của mình. Những câu
hỏi “Tôi có đang hạnh phúc không?”, “Làm thế nào để có đƣợc cuộc sống hạnh
phúc?” là những nỗ lực tìm kiếm căn bản của con ngƣời từ xa xƣa và dần trở thành
mối quan tâm hàng đầu của xã hội hậu hiện đại - xã hội bắt đầu bão hòa với các
tiến bộ công nghệ và quay trở lại hàn gắn những mối quan hệ mang tính nhân bản.
Xuất phát từ nhu cầu lý giải hiện tƣợng và chăm sóc tinh thần của con ngƣời hiện
đại, bắt đầu từ những năm 2000, các nghiên cứu của lĩnh vực tâm lý học tích cực
ngày càng đƣợc khai thác nhiều hơn (Noble & McGrath, 2008; Peterson, Park &
Sweeney, 2008). Đây là ngành khoa học của việc nghiên cứu các trải nghiệm tích
cực chủ quan, các đặc điểm cá nhân tích cực và thể chế tích cực hƣớng tới mục tiêu

nâng cao chất lƣợng cuộc sống và giúp can thiệp vào một số dạng bệnh tật tinh thần
(Seligman & Csikszentmihalyi, 2000). Lĩnh vực tâm lý học tích cực và tâm lý học
lâm sàng hòa nhập với nhau thông qua nghiên cứu vai trò cảm nhận hạnh phúc chủ
quan của cá nhân trong sức khỏe tinh thần (Leontopoulou, 2012). Nghiên cứu cảm
nhận hạnh phúc chủ quan càng ngày càng có ý nghĩa đặc biệt đối với xã hội dân
chủ mà trong đó, chúng ta mong muốn con ngƣời sống với sự thành đạt nhƣ bản
thân tự đánh giá, chứ không phải đơn giản là bị đánh giá bởi các tiêu chí chính sách
xã hội (Kulshrestha & Sen, 2006).
Cuộc sống là một giới hạn thời gian cho phép xảy ra một chuỗi những hành
vi đi tìm ý nghĩa cho bản thân mình và chia sẻ giá trị với những ngƣời khác. Cách
sinh viên – những ngƣời trẻ tuổi có học thức - đánh giá cảm nhận hạnh phúc liệu có
mối liên hệ với niềm tin củng cố sự nhìn nhận của họ về thế giới? Tiêu điểm kiểm
soát (Rotter, 1954, 1966) là một khái niệm ra đời trong lòng lý thuyết học tập xã
hội nhằm xác định niềm tin vào bản thân hay vào các yếu tố số phận, quyền lực bên
1


ngoài ảnh hƣởng đến hành vi của con ngƣời. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào
mối liên hệ giữa tiêu điểm kiểm soát với cảm nhận hạnh phúc. Các nghiên cứu
(Spector & cs, 2002; Parija & Shukla, 2013; Menon & Edward, 2014) gợi ý rằng cá
nhân càng tự chủ, kiểm soát hoàn cảnh, tin vào năng lực bản thân thì càng hạnh
phúc. Liệu điều này có đúng với nền văn hóa cộng đồng đặc trƣng nhƣ Việt Nam,
nơi hành vi của con ngƣời đƣợc giả định rằng chịu nhiều ảnh hƣởng từ niềm tin liên
cá nhân, niềm tin vào số phận?
Ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc đã đƣợc
nghiên cứu rộng rãi ở nƣớc ngoài nhƣng vẫn còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam.
Việc xây dựng một cách hệ thống khung lý luận, bƣớc đầu mô tả thực tiễn, chỉ ra
mối quan hệ giữa tiêu điểm kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc và các yếu tố ảnh
hƣởng đến mối quan hệ này là một nhiệm vụ cần thiết trong nghiên cứu tâm lý học
tại Việt Nam. Với những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, tôi chọn vấn đề “Ảnh

hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên” làm đề tài
luận án của mình. Đây là đề tài nghiên cứu chƣa từng đƣợc đề cập đến tại Việt Nam
từ trƣớc đến nay. Luận án kì vọng tìm ra định hƣớng về mặt nhận thức kiểm soát để
sinh viên – thế hệ tiên tiến về mặt học thức, giàu tiềm năng tạo ra các chuyển biến
trong xã hội – cảm thấy cuộc sống hạnh phúc. Cảm nhận hạnh phúc của họ phản
ánh cảm nhận hạnh phúc của thế hệ có sức mạnh thay đổi đất nƣớc theo hƣớng phát
triển và nhân văn hơn. Với sự hạnh phúc, họ có thể phát triển cái tôi toàn vẹn và
cống hiến vì cộng đồng.
2. Mục đíc

i

cứu

Nghiên cứu này có mục đích làm rõ xu hƣớng ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm
soát đến cảm nhận hạnh phúc thông qua một số đặc điểm nhân khẩu và yếu tố tâm
lý khác. Qua đó, đƣa ra các bằng chứng khoa học có thể ứng dụng trong hỗ trợ sinh
viên nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc qua điều chỉnh tiêu điểm kiểm soát và
một số yếu tố ảnh hƣởng mang tính gián tiếp.
3. Đ i tƣợng

i

cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ và cơ chế ảnh hƣởng của
tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc.
2



4. Nhiệm vụ

i

cứu

Các nhiệm vụ cụ thể sau đƣợc thực hiện trong luận án:
(1) Nghiên cứu lý luận:
 Tổng quan về các tiếp cận, xu hƣớng nghiên cứu, chỉ ra khoảng
trống trong nghiên cứu vấn đề tiêu điểm kiểm soát và cảm nhận
hạnh phúc.
 Làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài của luận án
 Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tiêu điểm kiểm soát
 Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về cảm nhận hạnh phúc
 Hệ thống hóa các lý luận về ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát
đến cảm nhận hạnh phúc
(2) Nghiên cứu thực tiễn:
 Mô tả thực trạng tiêu điểm kiểm soát và về cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên
 Chỉ ra mức độ dự báo của biến độc lập (tiêu điểm kiểm soát) đến các
thành tố của biến phụ thuộc (cảm nhận hạnh phúc tâm lý, sự hài lòng
với cuộc sống)
 Tìm hiểu ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh
phúc theo các nhóm khách thể với những đặc điểm nhân khẩu khác
nhau
 Tìm hiểu ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh
phúc và các thành tố của nó khi có sự tham gia điều tiết của các biến:
stress, cách ứng phó, định hƣớng giá trị cá nhân, cộng đồng
 Đề xuất ứng dụng một số kết quả của luận án nhằm nâng cao cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên.

5 K ác t ể v p ạ

vi

i

cứu

5.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là sinh viên đại học.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
3


Về khách thể:
 Mẫu điều tra của luận án là 515 sinh viên đang học tập tại Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trƣờng Đại học Công nghệ,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Về nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu thực tiễn ở các nội dung cụ thể:
 Nghiên cứu ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh
phúc đƣợc giới hạn bởi:
 Các kết quả phân tích đều dựa trên nghiên cứu cắt ngang. Do đó,
“ảnh hƣởng” đƣợc giới hạn theo nghĩa là khả năng dự báo của
tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc.
 Các biến có khả năng làm thay đổi ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm
soát đến cảm nhận hạnh phúc đƣợc giới hạn là: stress, cách ứng
phó, định hƣớng giá trị cá nhân, cộng đồng.
 Các biến đƣợc đo lƣờng trên bình diện nhận thức, không đánh giá
đƣợc trên bình diện hành vi do đặc thù của khái niệm cảm nhận hạnh
phúc chủ quan và tiêu điểm kiểm soát (niềm tin).

Về không gian: Luận án đƣợc tiến hành trên địa bàn Hà Nội.
6 C u ỏi

i

cứu

(1) Tiêu điểm kiểm soát có ảnh hƣởng hay không đến cảm nhận hạnh phúc?
Nếu có, ở mức độ nào?
(2) Có gì khác biệt về ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận
hạnh phúc ở các nhóm nhân khẩu khác nhau?
(3) Các biến stress, cách ứng phó, định hƣớng giá trị cá nhân, cộng đồng có
làm thay đổi ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc hay
không? Nếu có thì đó là ảnh hƣởng nhƣ thế nào?
7. Giả thuyết

i

cứu

(1) Tiêu điểm kiểm soát ảnh hƣởng đến cảm nhận hạnh phúc. Cụ thể tiêu
điểm kiểm soát bên ngoài làm giảm cảm nhận hạnh phúc, tiêu điểm kiểm soát bên
trong làm tăng cảm nhận hạnh phúc. Ở một số bình diện, tiêu điểm kiểm soát bên
ngoài làm tăng cảm nhận hạnh phúc.
4


(2) Tiêu điểm kiểm soát ảnh hƣởng đến cảm nhận hạnh phúc theo các chiều
hƣớng khác nhau khi có sự tham gia của các biến nhân khẩu.
(3a) Tiêu điểm kiểm soát ảnh hƣởng đến cảm nhận hạnh phúc thông qua sự

điều tiết của stress, cách ứng phó, tính cá nhân, cộng đồng.
(3b) Tiêu điểm kiểm soát điều tiết stress, cách ứng phó, tính cá nhân, cộng
đồng ảnh hƣởng lên cảm nhận hạnh phúc.
8 P ƣơ

p áp

i

cứu

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, nghiên cứu của luận án sử dụng
phối hợp các phƣơng pháp:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp điều tra bằng thang đo
Phƣơng pháp phỏng vấn (trong nghiên cứu thử nghiệm)
Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
9 Đó

óp mới của luậ á

Về lý thuyết:
 Tổng quan tài liệu điểm luận các xu hƣớng nghiên cứu về ảnh hƣởng
của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc đã có trên thế giới,
chỉ ra khoảng trống của chủ đề này khi nghiên cứu tại Việt Nam.
 Luận án hệ thống hóa các lý thuyết tiếp cận trên thế giới, bổ sung
thêm vào hệ thống nghiên cứu lý luận hiện mới chỉ bƣớc đầu đƣợc
nghiên cứu tại Việt Nam đối với hai khái niệm cảm nhận hạnh phúc
và tiêu điểm kiểm soát.
Về thực tiễn

 Bƣớc đầu thích ứng một số thang đánh giá có giá trị đối với những
ngƣời quan tâm nghiên cứu về chủ đề cảm nhận hạnh phúc, tiêu điểm
kiểm soát.
 Bổ sung thêm bằng chứng khẳng định khả năng dự báo tăng cƣờng
của tiêu điểm kiểm soát bên trong, giảm thiểu của tiêu điểm kiểm soát
bên ngoài đến cảm nhận hạnh phúc. Phát hiện một số đặc điểm đặc
thù liên quan đến yếu tố văn hóa, đó là, tiêu điểm kiểm soát bên ngoài
5


không gây đƣợc ảnh hƣởng đáng kể đến cảm nhận hạnh phúc, định
hƣớng giá trị cộng đồng làm tăng tiêu điểm kiểm soát bên trong, từ
đó tăng cảm nhận hạnh phúc.
 Chỉ ra nhiều kết quả phi tuyến tính nhƣng có ý nghĩa thống kê, gợi ý
rằng, sự tƣơng tác giữa tiêu điểm kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc là
đa chiều.
 Từ các số liệu thu đƣợc, đề xuất hai nhóm biện pháp tăng cƣờng cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên.
10. Cấu trúc của luậ á
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học
đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu về ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến
cảm nhận hạnh phúc
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm
nhận hạnh phúc
Chƣơng 3: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm
soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.


6


C ƣơ

1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA TIÊU ĐIỂM KIỂM SOÁT ĐẾN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC
Từ những năm 1950, các nhà tâm lý học đã tiến hành ngày càng nhiều các
nghiên cứu để cung cấp những bằng chứng khách quan về ảnh hƣởng của tiêu điểm
kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc. Đặc biệt, từ sau những năm 1980, khi có những
công cụ đánh giá về cảm nhận hạnh phúc đƣợc công nhận rộng rãi, các nghiên cứu
về vấn đề này càng trở nên phong phú. Cảm nhận hạnh phúc đƣợc hiểu là trạng thái
hài lòng với cuộc sống, trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực,
phát triển đƣợc tiềm năng cá nhân và hài hòa với môi trƣờng xung quanh. Tiêu
điểm kiểm soát là sự quy gán của cá nhân về các kết quả đến với mình. Ngƣời quy
gán cho bản thân là ngƣời có tiêu điểm kiểm soát bên trong. Ngƣời quy gán cho số
phận, may rủi, những ngƣời liên quan khác là ngƣời có tiêu điểm kiểm soát bên
ngoài.
Chƣơng này sẽ hệ thống hóa hai trục nghiên cứu chính về ảnh hƣởng của
tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc, đó là: (1) Những nghiên cứu về khả
năng dự báo của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc; (2) Những nghiên
cứu về cơ chế ảnh hƣởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc. Cuối
chƣơng, khoảng trống nghiên cứu sẽ đƣợc bàn luận.
11 N ữ
cả






i

cứu về k ả ă

dự báo của ti u điể

kiể

soát đế

p úc

Cảm nhận hạnh phúc nói lên cách con ngƣời trải nghiệm và đánh giá cuộc
sống nói chung, các bình diện cuộc sống và các hoạt động cuộc sống nói riêng. Các
nghiên cứu hiện đại đồng ý với luận điểm rằng cảm nhận hạnh phúc là một cấu trúc
đa chiều cạnh bao gồm ba bình diện: chủ quan (sự hài lòng, cảm xúc tích cực, tiêu
cực) (Bradburn, 1969; Diener & cs, 1985), tâm lý (Ryff, 1989) và xã hội (Keyes,
1998). Mỗi bình diện này cũng đều là các khái niệm đa chiều cạnh (Negovan,
2010). Khả năng dự báo của tiêu điểm kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc đƣợc làm
rõ trong những nghiên cứu chứa biến tiêu điểm kiểm soát và các biến sự hài lòng,
7


có các cảm xúc tích cực, vắng các cảm xúc tiêu cực nhƣ căng thẳng, lo âu, trầm
cảm, các bình diện tâm lý – xã hội của cảm nhận hạnh phúc. Xu hƣớng chính trong
những nghiên cứu này là chỉ ra tiêu điểm kiểm soát bên trong nâng cao, còn tiêu
điểm kiểm soát bên ngoài giảm thiểu hạnh phúc. Tuy nhiên, tồn tại một số ngoại lệ.
1.1.1. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của tiêu điểm kiểm soát

bên trong, ảnh hưởng tiêu cực của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài đến cảm nhận
hạnh phúc
Các nghiên cứu định lƣợng sau đây góp phần vào việc khẳng định ảnh
hƣởng tích cực của tiêu điểm kiểm soát bên trong, ảnh hƣởng tiêu cực của tiêu
điểm kiểm soát bên ngoài đến cảm nhận hạnh phúc. Tổng lƣợc kết quả định lƣợng
của các nghiên cứu này đƣợc trình bày tại Phụ lục B.2. Sau đây là những nhóm
nghiên cứu đƣợc phân theo các lĩnh vực sức khỏe, bệnh tật và theo lứa tuổi.
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên lĩnh vực sức khỏe và bệnh tật
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa tâm bệnh và cảm nhận hạnh
phúc, Greenspoon và Saklofske (2001) đã chỉ ra các yếu tố dự báo là khí chất, tiêu
điểm kiểm soát, các mối quan hệ liên cá nhân, khái niệm cái Tôi. Trong đó, 407 trẻ
em lớp 3 đến lớp 6 tại Canada đã đƣợc đánh giá về tâm bệnh và cảm nhận hạnh
phúc, sau đó, căn cứ vào điểm trung bình, 407 trẻ này đƣợc chia làm bốn nhóm:
nhóm 1: cảm nhận hạnh phúc cao, tâm bệnh thấp; nhóm 2: cảm nhận hạnh phúc
thấp, tâm bệnh cao; nhóm 3: cảm nhận hạnh phúc thấp, tâm bệnh thấp; nhóm 4:
cảm nhận hạnh phúc cao, tâm bệnh cao. Nhóm 2 có điểm tiêu điểm kiểm soát bên
ngoài cao, đi kèm với cảm nhận về giá trị bản thân thấp, tính nhiễu tâm cao. Từ
đây, các tác giả gợi ý hƣớng can thiệp nâng cao cảm nhận hạnh phúc và giảm tâm
bệnh, đó là nâng cao tiêu điểm kiểm soát bên trong. Các tác giả nhấn mạnh tính
ứng dụng trị liệu của kết quả này trong can thiệp, bởi lẽ thay đổi tiêu điểm kiểm
soát khả thi hơn thay đổi các đặc điểm nhân cách bền vững khác.
Klonowicz (2001) đã đánh giá ảnh hƣởng của hai đặc điểm nhân cách là tính
cách phản ứng (reactivity temperament) và tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh
phúc. Ngƣời có tính cách phản ứng mạnh là ngƣời hƣớng nội, nhiễu tâm. Ngƣời ít
có tính cách phản ứng là ngƣời hƣớng ngoại, cảm xúc ổn định. Nghiên cứu đƣợc
8


thực hiện trên 200 ngƣời trƣởng thành không có việc làm sống tại 7 thành phố lớn
của Ba Lan, tuổi từ 32 đến 44. Kết quả cho thấy tƣơng quan thuận giữa tiêu điểm

kiểm soát bên ngoài với cảm xúc tiêu cực và triệu chứng cơ thể, tƣơng quan nghịch
giữa tiêu điểm kiểm soát bên ngoài với cảm xúc tích cực. Tác giả gợi ý rằng tiêu
điểm kiểm soát bên ngoài ảnh hƣởng tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc thông qua
việc làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực.
Tiêu điểm kiểm soát bên trong là một trong bảy chỉ báo đánh giá chất lƣợng
cuộc sống của bệnh nhân ung thƣ tại Đức theo nghiên cứu của Kirchberger và cộng
sự (2004). Bảy chỉ báo đó là: sự hài lòng, cảm xúc tích cực – tiêu cực, tiêu điểm
kiểm soát, hi vọng, cảm nhận sức sống, các mối quan hệ xã hội, đau đớn thể chất.
Các tác giả nhận định rằng, tiêu điểm kiểm soát có ảnh hƣởng quan trọng đến tiến
triển của việc điều trị khi mà những ngƣời cho rằng bản thân ít có khả năng ảnh
hƣởng lên vấn đề sức khỏe (tiêu điểm kiểm soát bên ngoài) tiến triển chậm hơn khi
điều trị.
Nghiên cứu của Popova (2012) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa tiêu điểm kiểm
soát và các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe “bệnh tật của xã hội hiện đại”. Theo
đó, 239 ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi ở Bulgaria (19-30 tuổi) gồm sinh viên, ngƣời đi
làm đã tham gia vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy, tiêu điểm kiểm soát là chỉ báo
có ý nghĩa đối với sức khỏe con ngƣời. Những ngƣời trẻ có điểm kiểm soát bên
ngoài có các cách chăm sóc sức khỏe không phù hợp và gặp yếu tố nguy cơ đến sức
khỏe cao hơn (căng thẳng, thừa cân, hút thuốc). Nhóm ngƣời có điểm kiểm soát
bên trong cảm nhận hạnh phúc và thỏa mãn hơn trong cuộc sống so với nhóm kiểm
soát bên ngoài.
Ryan và Francis (2012) đã thực hiện một nghiên cứu trên 122 tín đồ Thiên
Chúa giáo từ 18 đến 80 tuổi để tìm hiểu vai trò của tiêu điểm kiểm soát đối với mối
quan hệ giữa niềm tin tôn giáo và sự khỏe mạnh tâm lý. Kết quả cho thấy, tiêu điểm
kiểm soát bên trong gia tăng 15% độ biến thiên của sự khỏe mạnh tâm lý. Tiêu
điểm kiểm soát bên ngoài giảm thiểu 24% độ biến thiên của sự khỏe mạnh tâm lý.
Một nghiên cứu khác đã so sánh tiêu điểm kiểm soát, cảm nhận hạnh phúc
và tính quả quyết trên ngƣời nghiện rƣợu (60 ngƣời) và ngƣời không lạm dụng
9



rƣợu (60 ngƣời) tại Ấn Độ (Menon & Edward, 2014) cho thấy ngƣời nghiện rƣợu
có điểm kiểm soát bên ngoài cao hơn ngƣời không lạm dụng rƣợu. Do nghiện rƣợu,
việc thiếu kiểm soát có thể là một cách thức khiến cho điểm kiểm soát bên ngoài
thắng thế. Các tác giả phát hiện rằng ngƣời có tiêu điểm kiểm soát bên trong có tính
quả quyết cao hơn, do vậy mà gặp ít vấn đề về sức khỏe hơn, cảm thấy hạnh phúc
hơn. Tính quả quyết đƣợc hiểu là là đặc điểm tâm lý cho phép con ngƣời hiện thực
hóa hành động với hứng thú lớn nhất, đứng lên bảo vệ bản thân mà không lo âu, thể
hiện quyền lợi của mình mà không phủ nhận quyền lợi của ngƣời khác, biểu đạt
cảm xúc và suy nghĩ một cách thẳng thắn và trực tiếp.
Griffin và Gore (2014) đã nghiên cứu trên 577 ngƣời tốt nghiệp ngành tâm
lý ở Mỹ. Các tác giả nhận định các thành tố cấu trúc của hạnh phúc tâm lý là tự
trọng, căng thẳng, trầm cảm. Tiêu điểm kiểm soát bên trong chỉ dự báo tăng cƣờng
3% tự trọng, 1% trầm cảm; 3% stress, nhƣng tiêu điểm kiểm soát bên ngoài lại dự
báo giảm thiểu đến 30% trầm cảm, 26% stress, 30% tự trọng. Điều này có nghĩa là
không phải điểm kiểm soát bên trong cao mà chính là điểm kiểm soát bên ngoài
thấp mới là yếu tố ảnh hƣởng đến hạnh phúc tâm lý. Trên bình diện lâm sàng, tự
trọng, trầm cảm, căng thẳng là các yếu tố cần xem xét trong quá trình trị liệu khi
mà thân chủ có mức độ kiểm soát bên trong cao, nhƣng vẫn trải nghiệm căng thẳng,
trầm cảm, bởi lẽ thân chủ đó có thể có điểm số cho kiểm soát bên ngoài cao.
Shojaee và French (2014) đã tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa tiêu điểm
kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc trên 172 sinh viên tuổi từ 19 đến 30 ngƣời
Canada. Ngƣời hạnh phúc và có sự khỏe mạnh tâm lý có cảm nhận bản thân kiểm
soát đƣợc tình huống. Vì vậy, họ có thể giảm thiểu các phản ứng cơ thể với căng
thẳng nhƣ mất tự chủ hay giải phóng các hormone gây stress. Sự tự chủ đƣợc giả
định là có khả năng tăng cƣờng hệ thống miễn dịch cũng nhƣ sức khỏe tâm lý
(Leotti & cs, 2010, theo Shojaee & French, 2014). Cảm giác về sự tự chủ đƣợc bắt
nguồn từ tiêu điểm kiểm soát, nó giúp cho sinh viên đại học nâng cao trạng thái sức
khỏe tâm lý và cảm nhận hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu định lƣợng chỉ ra rằng các
thành tố chỉ báo cảm nhận hạnh phúc nói riêng, cảm nhận hạnh phúc nói chung có


10


tƣơng quan thuận với tiêu điểm kiểm soát bên trong và tƣơng quan nghịch với tiêu
điểm kiểm soát bên ngoài.
1.1.1.2. Các nghiên cứu theo lứa tuổi
Trong một nghiên cứu về các yếu tố dự báo sự hài lòng với cuộc sống ở
thanh thiếu niên Bồ Đào Nha thuộc thế hệ thứ hai sinh trƣởng ở Pháp, do Neto
(1995) thực hiện, tác giả đã xem xét các yếu tố dự báo sự hài lòng của 519 thanh
thiếu niên Bồ Đào Nha (14-18 tuổi) sinh sống tại Paris. Kết quả quy đơn chỉ ra rằng
tiêu điểm kiểm soát bên trong đóng góp 32% mức độ biến thiên của sự hài lòng
cuộc sống. Trong số mƣời biến có khả năng dự báo sự hài lòng với cuộc sống (sự
cô đơn, sức khỏe, lo âu xã hội, tiêu điểm kiểm soát, sự gắn bó với hiệp hội ngƣời
Bồ Đào Nha, một số biến nhân khẩu khác), tiêu điểm kiểm soát đứng thứ ba về
mức độ ảnh hƣởng.
Huebner và cộng sự (2001) đã kiểm định mô hình mối quan hệ giữa trải
nghiệm sống, tiêu điểm kiểm soát và sự hài lòng học đƣờng trên 152 thanh thiếu
niên đang học phổ thông trung học tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh có
mức điểm tiêu điểm kiểm soát bên ngoài càng cao thì càng có nhiều trải nghiệm
tiêu cực và ít hài lòng trong đời sống học đƣờng. Nghiên cứu khẳng định vai trò
điều hòa của tiêu điểm kiểm soát trong mối quan hệ giữa trải nghiệm tiêu cực và sự
hài lòng. Niềm tin rằng những gì đến với mình là do kiểm soát bên ngoài khiến học
sinh có nhiều trải nghiệm tiêu cực hơn, từ đó giảm mức độ hài lòng với cuộc sống.
Karatas và Tagay (2012) đã tiến hành đánh giá cảm nhận hạnh phúc trên 318
sinh viên năm cuối Thổ Nhĩ Kỳ gồm 199 nữ và 119 nam. Nghiên cứu chỉ ra các yếu
tố dự báo cảm nhận hạnh phúc là lòng tự trọng, tiêu điểm kiểm soát, tính cầu toàn.
Tƣơng quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tiêu điểm kiểm soát bên ngoài ở mức
trung bình yếu. Tiêu điểm kiểm soát có khả năng dự báo 3.3% độ biến thiên của
cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Mức dự báo này lớn thứ hai sau tự trọng (28%).

Kulshrestha và Sen (2006) đã tiến hành một nghiên cứu về cảm nhận hạnh
phúc chủ quan trong mối quan hệ với trí tuệ cảm xúc và tiêu điểm kiểm soát 150
nhân viên hành chính Ấn Độ. Kết quả cho thấy, ngƣời có tiêu điểm kiểm soát bên
trong càng cao thì càng có nhiều cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực. Ngƣời có
11


tiêu điểm kiểm soát bên ngoài ít hài lòng với các bình diện của cuộc sống, đặc biệt
là ít hài lòng với những thành tựu đạt đƣợc, phong cách sống của bản thân, cuộc
sống cá nhân. Các tác giả giải thích rằng, những ngƣời kiểm soát bên trong cao chủ
động hơn trong việc xoay chuyển tình huống, trong khi đó, ngƣời kiểm soát bên
ngoài thụ động hơn. Ngƣời kiểm soát bên trong tin rằng bản thân quyết định chính
số phận của mình, vì thế mà họ ứng xử để kiểm soát tình huống, ngƣợc lại, ngƣời
kiểm soát bên ngoài thƣờng cảm thấy không có khả năng kiểm soát cả thành công
lẫn thất bại của mình, thể hiện là bị động và phòng vệ hơn.
Mellor và cộng sự (2008) trong một nghiên cứu trên 1219 ngƣời trƣởng
thành Öc từ 18 đến 88 tuổi về hoạt động thiện nguyện và cảm nhận hạnh phúc, đã
báo cáo mối tƣơng quan ở mức độ trung bình giữa tiêu điểm kiểm soát bên trong và
cảm nhận hạnh phúc. Kết quả chỉ ra rằng kiểm soát bên trong có vai trò điều hòa
mối quan hệ giữa hành động thiện nguyện và cảm nhận hạnh phúc.
Nghiên cứu của Myers và Booth (1999) đã cho thấy tiêu điểm kiểm soát có
liên hệ với sự căng thẳng và hài lòng trong hôn nhân. Tác giả đã tiến hành nghiên
cứu bổ dọc từ 1980 đến 1997. Năm 1980 có 2033 cặp vợ chồng tham gia nghiên
cứu, đến 1997 còn lại 1040 cặp. Kết quả cho thấy, tiêu điểm kiểm soát bên trong
cao liên quan đến sự hài lòng trong hôn nhân cao, các cảm xúc tiêu cực trong hôn
nhân thấp. Ảnh hƣởng này có tác động xuyên thời gian.
Trzcinski và Holst (2012) đã nghiên cứu sự khác biệt giới trong đánh giá
cảm nhận hạnh phúc chủ quan trên 12806 ngƣời trƣởng thành ở Đức (28-59 tuổi)
gồm bốn nhóm: ngƣời thất nghiệp, ngƣời không gia nhập thị trƣờng lao động, nhân
viên và ngƣời giữ chức vụ quản lý. Kết quả cho thấy, nam giới thất nghiệp có mức

độ cảm nhận hạnh phúc thấp nhất, tiếp sau đó là nam giới chƣa có việc làm, nam
giới giữ chức vụ quản lý có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao nhất. Đối với nữ giới,
không có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa phụ nữ làm quản lý, làm nhân
viên hay nội trợ. Nam giới và nữ giới ở vị trí quản lý có tiêu điểm kiểm soát bên
trong cao nhất. Điều này gợi ý rằng, cần tính đến yếu tố giới, vị trí công việc khi
đánh giá mối quan hệ giữa tiêu điểm kiểm soát và cảm nhận hạnh phúc.

12


Những bằng chứng trên ủng hộ đóng góp nâng cao cảm nhận hạnh phúc của
tiêu điểm kiểm soát bên trong và đồng ý rằng tiêu điểm kiểm soát bên ngoài làm
giảm cảm nhận hạnh phúc. Xu hƣớng phổ biến này dẫn đến mẫu nhận thức rằng,
tiêu điểm kiểm soát bên trong có ích, còn tiêu điểm kiểm soát bên ngoài có hại. Tuy
nhiên, thực sự thì tiêu điểm kiểm soát bên ngoài làm giảm cảm nhận hạnh phúc,
hay những trải nghiệm ít hạnh phúc khiến con ngƣời có tiêu điểm kiểm soát bên
ngoài? Hơn nữa, liệu trong mọi trƣờng hợp, tiêu điểm kiểm soát bên ngoài đều là
tiêu cực? Những trƣờng hợp trái chiều sau đây sẽ tiếp tục đƣợc bàn luận.
1.1.2. Kết quả nghiên cứu trái chiều
Bên cạnh rất nhiều bằng chứng chỉ ra khả năng dự báo tích cực của tiêu
điểm kiểm soát bên trong, khả năng dự báo tiêu cực của tiêu điểm kiểm soát bên
ngoài đến cảm nhận hạnh phúc, có những nghiên cứu lý luận và định lƣợng cho
thấy, mô hình dự báo trên không phải là duy nhất.
Khi xây dựng thang đo Tiêu điểm kiểm soát Bên trong, Bên ngoài do ngƣời
khác, Bên ngoài may mắn (thang IPC), Levenson (1973/1981) đã nhận định rằng,
cách nhìn nhận sự kiểm soát đến từ những ngƣời quyền lực là cách nhìn thực tế
trong một số trƣờng hợp đặc thù hoặc do rào cản, chế ƣớc văn hóa. Nếu cá nhân tin
rằng mình có trách nhiệm đối với ngay cả những tình huống mà hệ quả vƣợt quá
khả năng chịu đựng của bản thân, có lẽ lại là điều không phù hợp. Cách nhìn nhận
rằng ngƣời có quyền đang kiểm soát có thể cho phép những ngƣời thuộc nhóm dễ

tổn thƣơng có đƣợc các hành vi hiệu quả và đổi mới hơn. Levenson (1981) cho
rằng, tập trung vào khía cạnh tích cực của tiêu điểm kiểm soát bên ngoài có giá trị
không chỉ với tƣơng tác cá nhân, mà còn với tƣơng tác xã hội. Những ngƣời nhìn
“hệ thống” hay những ngƣời khác nhƣ đang kiểm soát kết quả hành vi có thể cố
gắng thay đổi hệ thống thành một nơi riêng tƣ, cá nhân và kiểm soát hơn. Khía
cạnh kiểm soát bên ngoài có thể tạo điều kiện cho những hành vi có mục đích và
lòng tự trọng.
Gardner và Helmes (1999) đã nghiên cứu khả năng dự báo của tiêu điểm
kiểm soát và việc học tập hƣớng vào bản thân đối với cảm nhận hạnh phúc của
ngƣời cao tuổi. Khách thể gồm 117 ngƣời cao tuổi Öc (60 đến 89 tuổi). Mô hình
13


hồi quy 8 biến dự báo cảm nhận hạnh phúc phát triển gồm các biến: hài lòng với tài
chính, thể trạng sức khỏe yếu, thể trạng sức khỏe đảm bảo, trình độ học vấn, tiêu
điểm kiểm soát bên ngoài may mắn, tiêu điểm kiểm soát bên ngoài do ngƣời khác,
tiêu điểm kiểm soát bên trong, học tập hƣớng vào bản thân Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tiêu điểm kiểm soát bên ngoài có khả năng dự báo cảm nhận hạnh phúc phát
triển, về những kì vọng phát triển và độc lập của cá nhân trong tƣơng lai, nhƣng rất
ít có khả năng dự báo cảm nhận hạnh phúc tại thời điểm hiện tại (tuổi già), về cảm
giác cô đơn, niềm vui sƣớng hay thái độ tích cực với tuổi già. Có lẽ tiêu điểm kiểm
soát bên trong liên quan nhiều đến các mục tiêu, nếu nhƣ mục tiêu không đạt đƣợc,
cá nhân lại không điều chỉnh kì vọng về mục tiêu và khả năng thực sự có của bản
thân thì có thể rơi vào cảm giác kém hạnh phúc.
Trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của Chƣơng trình Học bằng Trải nghiệm
(Adventure Programming), Hans (2000) phân tích rằng, tiêu điểm kiểm soát không
phải lúc nào cũng mang tính ổn định, bất biến mà hoàn toàn có thể học tập đƣợc.
Có nghĩa là, tiêu điểm kiểm soát có thể là một đáp ứng đối với hoàn cảnh. Trong
những hoàn cảnh mà môi trƣờng không củng cố hành vi của con ngƣời, những
ngƣời có tiêu điểm kiểm soát bên ngoài có thể thƣ giãn, dễ bỏ qua và dễ hài lòng

hơn.
Lang và Heckhausen (2001) tiến hành xem xét sự đóng góp của cảm nhận về
kiểm soát đối với cảm nhận hạnh phúc theo các lứa tuổi thông qua ba nghiên cứu.
Nghiên cứu thứ nhất thực hiện trên 480 ngƣời trƣởng thành Đức từ 20 đến 90 tuổi,
cho thấy ngƣời có cảm nhận bản thân kiểm soát cao hơn ít trải nghiệm các cảm xúc
tiêu cực hơn, điều này đúng với ngƣời trẻ tuổi và trung niên, còn ngƣời già thì
không. Kết quả này gợi ý rằng khi còn trẻ, cảm nhận bản thân kiểm soát giúp con
ngƣời chống lại sự suy sụp do các trải nghiệm gây ra cảm xúc tiêu cực mang lại,
bảo vệ cá nhân khỏi những thất bại. Ngƣời trẻ tuổi và trung niên khi gặp thất bại
hay mất mát, nếu có cảm nhận bản thân kiểm soát mạnh, sẽ lựa chọn những chiến
lƣợc thay đổi môi trƣờng để giảm thiểu cảm xúc tiêu cực. Ngƣợc lại, ngƣời cao tuổi
có cảm nhận bản thân kiểm soát mạnh có thể sẽ sử dụng các chiến lƣợc thay đổi
chính bản thân họ. Tiếp đó, nghiên cứu bổ dọc trong 6 tháng đƣợc thực hiện trên 42
14


×