Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Diễn ngôn trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam từ sau Đổi mới (Qua truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, Y Ban và Nguyễn Ngọc Tư)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 228 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HƢƠNG

DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HƢƠNG

DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Hà Văn Đức



PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi
nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Vũ Thị Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của Nhà trư ờng, các khoa, phòng ban, các thầy cô giáo, các
nhà khoa học tại Trường Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
và một số cơ quan khác như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện văn học, Thư
viện Quốc gia Việt Nam….Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của
cơ quan , đồ ng nghiê ̣p , gia điǹ h và ba ̣n bè . Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Nguyễn Th ị Bích Thu. Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tận tình trên, tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất.
Nhân dịp này, với lòng kin
́ h tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c , tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới quý thầy cô, gia đình, bạn bè.
Hà Nội, ngày..... tháng ...... năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Vũ Thị Hƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................6
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................7
6. Cấu trúc luận án......................................................................................................8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................9
1.1. Lịch sử các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ........................................9
1.1.1. Các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn ..........................................................9
1.1.2. Các nghiên cứu về tính dục và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học .....13
1.1.3. Các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn và diễn
ngôn tính dục...............................................................................................................16
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu về diễn ngôn tính dục của các tác giả, tác phẩm
được lựa chọn khảo sát ...............................................................................................17
1.2. Nội hàm các khái niệm mà luận án sử dụng....................................................24
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn .........................................................................................24
1.2.2. Khái niệm tính dục ............................................................................................30
1.2.3. Khái niệm diễn ngôn tính dục ...........................................................................32
TIỂU KẾT ...................................................................................................................35
Chƣơng 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGÔN TÍNH
DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .................................36
2.1. Cơ sở hình thành diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ....36
2.1.1. Các tiền đề khách quan .....................................................................................38
2.1.2. Các tiền đề chủ quan ........................................................................................44
2.2. Sự vận hành diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại .....58

2.2.1. Sự chuyển hóa các cặp đối lập tạo nghĩa của diễn ngôn tính dục ...................58
2.2.2. Cảm quan dục tính trong các kiểu dạng nhân vật ............................................66
TIỂU KẾT ...................................................................................................................75


Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA DIỄN NGÔN TÍNH DỤC
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...........................................77
3.1. Đặc điểm của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ....78
3.1.1. Tính dục - bản năng tự nhiên ............................................................................78
3.1.2. Tính dục - sự thăng hoa của tình yêu................................................................ 82
3.1.3. Tính dục - phương tiện giải tỏa cô đơn ............................................................85
3.1.4. Tính dục - thể hiện sự suy đồi của đạo đức xã hội ...........................................88
3.2. Chức năng của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ........92
3.2.1. Tính dục chứa đựng sức mạnh hóa giải............................................................92
3.2.2. Tính dục chứa đựng sức mạnh hủy diệt ............................................................96
3.2.3. Tính dục chứa đựng sức mạnh cứu rỗi ...........................................................101
3.2.4. Tính dục chứa đựng sức sống bất diệt ............................................................105
TIỂU KẾT .................................................................................................................108
Chƣơng 4. PHƢƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .........................................................109
4.1. Lớp ngôn ngữ thân thể ....................................................................................109
4.2. Nghệ thuật miêu tả ...........................................................................................116
4.2.1. Miêu tả hành vi tính giao, đụng chạm cơ thể .................................................116
4.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật ................................................................................121
4.3. Các kiểu không gian gắn liền với diễn ngôn tính dục .......................................128
4.4. Hệ thống biểu tƣợng tính dục .........................................................................132
4.4.1. Mẫu – biểu tượng của văn hóa Việt ................................................................134
4.4.2. Bộ ngực, bầu vú – sự nuôi dưỡng, khát vọng sinh sôi ....................................137
4.4.3. Thiên nhiên – vũ điệu giao hoan .....................................................................139
4.4.4. Giấc mơ - ẩn ức của tính dục..........................................................................142

TIỂU KẾT .................................................................................................................146
KẾT LUẬN ..............................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC DANH MỤC TÀI LIỆU
THAM KHẢO .........................................................................................................174
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1. Sau 1986, cùng với sự đổi mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn học
nghệ thuật Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một trong những
thay đổi trong cảm hứng và lối viết của văn học đương đại là đụng chạm đến các vấn
đề cấm kị. Phải thừa nhận rằng, không phải đến bây giờ, tính dục mới được nhắc
đến. Yếu tố tính dục đã xuất hiện từ rất lâu, trong ca dao, tục ngữ, trong thơ Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Du, trong Thơ mới, trong văn thơ của Tự lực văn đoàn, trong sáng
tác của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…Tuy nhiên, qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ, khi văn học trở thành một mặt trận phục vụ, cổ vũ chiến đấu thì vấn đề
tính dục dường như ít xuất hiện hơn.
Sau những kìm nén, cùng với cơn gió tự do của thời mở cửa, những trang văn
viết về tính dục trở nên ào ạt, nhiều cung bậc và đa sắc thái hơn bao giờ hết. Tính
dục trở thành một khuynh hướng và mở rộng đường biên. Tính dục có thể gắn liền
với tình yêu, sự thăng hoa của đôi lứa, hạnh phúc gia đình. Tính dục là văn hóa, là
nhân văn nhưng nó cũng có thể chỉ là những đòi hỏi đơn thuần của bản năng, là nhục
dục thậm chí là sự hủ bại, băng hoại của đạo đức, là hậu quả của lối sống dễ dãi,
buông thả…Cùng với sự cởi trói của tư tưởng, tính dục không còn là một vùng cấm
kị. Nó được thừa nhận như một nhu cầu tồn tại của xã hội loài người. Trong cách tiếp
cận đó, tính dục không chỉ đơn thuần mang những đặc tính về mặt sinh học mà trên
thực tế nó là văn hóa, là giá trị nhân văn, nhân bản. Tính dục vừa là đối tượng đề cập
vừa là phương tiện chuyển tải các ý đồ nghệ thuật. Chính sự đa dạng, đa chiều đó của
thực tiễn đời sống văn học đòi hỏi chúng ta về mặt nghiên cứu, học thuật cần phải có

những tìm hiểu, kiến giải tổng thể và thấu đáo hơn.
Tất cả ý nghĩa trên cho thấy tính dục là một hiện tượng phức tạp. Việc nghiên
cứu về tính dục không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Bởi vì trong văn học đương đại, tính dục đã trở thành một đột phá trong quan niệm
về con người đem lại nhiều ý nghĩa nhân văn và thẩm mỹ. Chức năng quan trọng
nhất của văn học là hướng con người vươn đến những giá trị chân thiện mỹ.
Để làm nên bức tranh đa dạng và sống động của đời sống văn học không chỉ
cần đến một lực lượng sáng tác đông đảo mà còn phải cần đến những cây bút đủ tầm

1


và đủ tâm, thực sự tài năng và bản lĩnh. Đặc biệt là khi tác giả đó chọn viết về tính
dục. Không phải ai cũng có đủ bản lĩnh viết về nó mà viết hay càng là vấn đề khó
hơn. Bởi vì văn học viết về tính dục luôn chấp chới trong ranh giới giữa một bên là
khiêu dâm, kích dục còn bên kia là biểu hiện của những khát khao hạnh phúc, chứa
đựng giá trị nhân văn và nhân bản, mang lại giá trị văn chương nghệ thuật.
2. Nghiên cứu về đề tài tính dục có thể sẽ có nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Có thể tiếp cận từ góc độ mỹ học, văn hóa học. Chúng ta cũng có thể tiếp cận tính
dục từ việc phân tích cấu trúc nội tại tác phẩm theo phương pháp thi pháp học hoặc
từ các lý thuyết khác như yếu tố hậu hiện đại, diễn ngôn, liên văn bản….
Ở Việt Nam, diễn ngôn đang trở thành lý thuyết được áp dụng nghiên cứu
ngày càng rộng rãi. Trong lĩnh vực văn học, diễn ngôn được vận dụng để lý giải một
hiện tượng văn học cụ thể. Việc nghiên cứu văn học từ lý thuyết diễn ngôn đang mở
ra nhiều hướng đi mới cho việc phân tích, giải mã tác phẩm văn học. Chúng ta sẽ tìm
ra mối quan hệ giữa văn học với ý thức xã hội và thời đại, sự chi phối của hệ thống
tri thức hiện thời và tính quyền lực của tri thức đó đối với văn học. Trong từng thời
kì lịch sử, văn học được kiến tạo theo những trường tri thức nhất định.
Tính dục trước đây từ một chủ đề thuộc vùng cấm kị đến văn học đương đại
lại được công khai bàn luận, thậm chí dành được sự quan tâm đặc biệt của mọi đối

tượng (cả người viết lẫn người đọc, cả các nhà quản lý văn hóa, độc giả thông
thường lẫn độc giả chuyên biệt). Hơn thế nữa, tính dục còn được đưa vào với những
chủ đích rõ ràng, có chú ý đến liều lượng, mức độ. Về mặt ý nghĩa, nó cũng vượt xa
ý nghĩa ban đầu là một yếu tố thuộc về bản năng, thuộc về đời sống con người. Điều
đó chứng tỏ diễn ngôn thời đại là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự ra đời và
vận hành của tính dục. Do vậy, nghiên cứu yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Việt
Nam từ lý thuyết diễn ngôn sẽ hứa hẹn mở ra nhiều ý nghĩa ẩn chứa phía sau những
con chữ tưởng như chỉ là vấn đề thuộc về thân xác.
Khảo sát trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi nhận thấy chưa có một
luận án, chuyên luận nào (ngoài một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu cụ thể về một tác
giả, tác phẩm, một số bài viết ngắn trên báo in, báo mạng) nghiên cứu về vấn đề này
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn tính dục. Do vậy chúng tôi

2


lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
chúng tôi hướng đến tìm ra các câu trả lời: Một là, cơ sở hình thành và vận hành của
diễn ngôn tính dục. Nó được hình thành dựa trên hệ thống giá trị nào, ý thức hệ nào.
Hai là, làm rõ sức mạnh của diễn ngôn tính dục. Ba là, làm rõ ý nghĩa của diễn ngôn
tính dục với vai trò là một phương tiện. Qua tính dục, các nhà văn muốn đề cập đến
những hệ giá trị khác trong quan niệm về hiện thực và con người.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hiện nay mặc dù lí thuyết diễn ngôn đã được giới thiệu khá rộng rãi ở Việt
Nam, được áp dụng vào nghiên cứu trong nhiều trường hợp văn học cụ thể nhưng
chúng tôi vẫn cần phải hệ thống hóa lại những quan niệm cơ bản về diễn ngôn. Trên

cơ sở tiếp thu những quan niệm đó, chúng tôi sẽ xác định nội hàm khái niệm diễn
ngôn làm điểm tựa lý luận cho luận án. Áp dụng lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi đi
vào tìm hiểu các vấn đề sau: cơ sở hình thành và vận hành, quyền lực, phương thức
tạo lập của diễn ngôn tính dục. Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ở phương diện
tư tưởng, thế giới quan, cách nhà văn kiến tạo thế giới bằng nghệ thuật. Do đó từ việc
làm rõ những đặc điểm của diễn ngôn tính dục, chúng tôi sẽ chỉ ra sự đổi mới tư duy
quan niệm về hiện thực và con người của các nhà tiểu thuyết đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc
nhìn diễn ngôn tính dục.
Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài của mình, phạm vi nghiên cứu trước hết của chúng tôi là lí luận về
diễn ngôn. Các lí thuyết về diễn ngôn, diễn ngôn tính dục sẽ là tiền đề lí luận cho
việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Mặc dù nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam
(một thể loại) trong giai đoạn đương đại (một thời kì văn học) nhưng giới hạn với
một luận án tiến sỹ chúng tôi không có tham vọng đi vào tất cả các tác giả, tác phẩm

3


thuộc giai đoạn này. Trong số lượng sáng tác đồ sộ như vậy, chúng tôi tuyển chọn
một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu phù hợp với khuynh hướng diễn ngôn tính dục
mà luận án nghiên cứu. Đặc biệt để những nhận định có tính khái quát cao, chúng tôi
chọn những tác giả, tác phẩm mang tính đại diện. Về tác giả, chúng tôi chọn Tô
Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh
Thái, Y Ban, Thuận.
Trong việc chọn "mẫu”, chúng tôi lựa nhóm tác giả trên bởi một số tiêu chí sau:
Một là, các tác giả phải có tính đại diện về thời đại lịch sử. Tô Hoài, Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân là những tác giả tiêu biểu trong tiến trình đổi mới

văn học Việt Nam đương đại, họ thuộc thế hệ nhà văn bước từ tiền đổi mới đến cao
trào đổi mới. Văn nghiệp của họ nối dài từ trước, trong và sau đổi mới 1986. Điều đó
cho thấy nỗ lực không mệt mỏi của các nhà văn trong hành trình tự đổi mới, vượt
qua chính mình, đặc biệt là cái bóng của mình (cả ba nhà văn đều là những cây bút
đã có thành công nhất định trước 1986) và có nhiều đóng góp quan trọng trong nền
văn học nước nhà. Nhóm tác giả Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Y Ban, Thuận
là thế hệ nhà văn mà sự nghiệp của họ nằm trọn vẹn trong thời kỳ đổi mới. Đây đều
là những cây bút sung sức, những hiện tượng đặc biệt trong văn đàn Việt Nam thời kì
đổi mới. Thứ hai, đại diện về phái tính. Chúng tôi chọn cả nhà văn nam lẫn nhà nữ để
thấy được cái nhìn đa chiều, những cảm nhận từ cả hai giới về vấn đề tính dục. Đồng
thời tránh cái nhìn áp đặt theo quan niệm của nam giới và khẳng định tiếng nói nữ
quyền. Thứ ba, trong quan niệm và cách viết của các tác giả trên về tính dục có cả
tương đồng và khác biệt. Qua đó cho thấy hệ thống giá trị, ý thức hệ đã chi phối đến sự
hình thành và vận hành diễn ngôn tính dục. Mặt khác, chính sự khác biệt sẽ tạo nên bức
tranh đa dạng và phức tạp về tính dục.
Về thể tài của tiểu thuyết, để đưa ra những nhận định mang tính phổ quát, khách
quan, chúng tôi chọn cả tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, chiến tranh, người lính lẫn tiểu
thuyết về đề tài đời tư – thế sự cùng những tác phẩm sử dụng tính dục như một “gia vị”
và những tiểu thuyết viết về tính dục như một chủ đề của tác phẩm.
Về tác phẩm, để việc phân tích được cụ thể, chi tiết chúng tôi tập trung chính
vào những tác phẩm của bảy tác giả trên. Đây là những sáng tác được dư luận, giới
nghiên cứu, phê bình đánh giá cao và có nhiều ý kiến thuận chiều cũng như trái

4


chiều. Danh sách tác phẩm được khảo sát nằm ở phần phụ lục. Trong việc phân tích
các dẫn chứng từ các tác phẩm này chúng tôi không sắp xếp theo một tiêu chí và
trình tự cố định, chỉ cơ bản dẫn một số tác phẩm của thế hệ nhà văn tiền đổi mới
(Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Tô Hoài...) lên trước, sau đó là các tác

phẩm của thế hệ Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương.
Ngoài ra, một số tác phẩm sẽ được chúng tôi dùng để liên hệ so sánh như các
sáng tác của Lê Lựu, Bảo Ninh, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Mộng Giác,
Dạ Ngân, Đào Thắng...
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, ở đây chúng tôi không bàn đến vấn đề
tính dục đồng tính. Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng thể hiện sự thay đổi trong
nhãn quan tiếp cận về tính dục trong văn học đương đại nhưng vấn đề này khá rộng.
Nếu chọn nghiên cứu chúng tôi sẽ cần bổ sung thêm một lượng lớn lí thuyết, quan
điểm về tính dục đồng giới cũng như danh sách tác phẩm khảo sát về chủ đề này.
Điều đó làm cho luận án bị dàn trải. Thêm nữa, theo chúng tôi được biết có một luận
án nghiên cứu chuyên sâu về tính dục đồng tính trong văn học Việt Nam do nghiên
cứu sinh Lê Thị Thủy (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội) đang trong quá trình thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ
Lai Thúy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không bàn đến bản thể giới trong nghiên cứu
của mình.
Đề tài luận án của chúng tôi là: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu) do vậy thiết tưởng cũng cần
phải giới thuyết quan niệm về tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Việt Nam cũng như
nhiều nước trên thế giới, lịch sử văn học thường được phân chia theo lịch sử xã hội.
Theo đó diễn ngôn văn học nói chung và diễn ngôn tiểu thuyết nói riêng qua các giai
đoạn đều có những đặc điểm khác nhau. Giai đoạn 1975 – 1985 được coi là thời kì
quá độ, khởi động cho một sự đổi mới toàn diện với dấu mốc là năm 1986. Trong đó
sự đổi mới của văn học thời kì này có nguyên nhân sâu xa từ sự đổi mới trường tri
thức thời đại – đại hội Đảng lần thứ 6 (1986). Từ đây, văn học bắt đầu thoát khỏi
mục đích minh họa, tuyên truyền. Môi trường dân chủ hóa, kinh tế thị trường phát
triển, giao lưu văn hóa rộng mở...đã tạo cơ hội cho nhà văn có điều kiện thể hiện
mình. Tất cả yếu tố khách quan và chủ quan đó góp phần hình thành một quy tắc

5



diễn ngôn của thời đại mới. Do vậy, phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại mà
chúng tôi sử dụng là giai đoạn văn học được đánh mốc từ năm 1986 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là đề tài có tính chất liên ngành do vậy luận án cần vận dụng, phối hợp
nhiều phương pháp. Trong đó năm phương pháp quan trọng nhất là: Phương pháp
phân tích diễn ngôn, phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương
pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp tiếp cận thi pháp học. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra
mối tương quan giữa ý thức hệ và quyền lực, sự mâu thuẫn, có thể ở dạng tiềm năng,
trong văn hóa – xã hội – kinh tế - chính trị. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến
việc tác giả sử dụng diễn ngôn tính dục như thế nào trong tác phẩm.
- Phương pháp loại hình: Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi phân loại các
hiện tượng văn học cùng nhóm theo một tiêu chí nào đó. Cụ thể khi nghiên cứu diễn
ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại phương pháp này giúp chúng tôi
khu biệt những tác phẩm có cùng một khuynh hướng diễn ngôn hoặc cùng chung
một quan điểm nào đó. Chẳng hạn nhóm tác phẩm coi tính dục là kết quả thăng hoa
của tình yêu hay khẳng định sức mạnh hủy diệt của tính dục.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại là một lát
cắt trong dòng chảy chung của nền văn học Việt Nam (về phương diện thể loại, bên
cạnh tiểu thuyết là truyện ngắn, thơ, kịch...; bên cạnh giai đoạn đương đại là văn học
dân gian, văn học trung đại, văn học giai đoạn giao thời, văn học cách mạng....). Do
vậy phương pháp tiếp cận hệ thống giúp chúng tôi có được cái nhìn xuyên suốt, toàn
diện, so sánh được đặc điểm diễn ngôn tiểu thuyết của giai đoạn này với diễn ngôn
của các giai đoạn văn học trước đó nhằm chỉ ra những tiếp biến, biến đổi, vận động
của tư duy tiểu thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Lí thuyết diễn ngôn bàn đến ý nghĩa
triết học và tư tưởng hệ. Do đó khi vận dụng lí thuyết này vào nghiên cứu tiểu thuyết
Việt Nam đương đại nghĩa là không chỉ nghiên cứu ở phương diện ý thức nghệ thuật
mà còn là ý thức xã hội, không chỉ ở cấp độ cá nhân mà cấp độ xã hội, quan điểm

văn hóa và quyền lực văn hóa. Do vậy, việc sử dụng phương pháp liên ngành sẽ giúp

6


chúng tôi tìm ra được bối cảnh lịch sử xã hội, cơ chế văn hóa, quyền lực tri thức chi
phối sự hình thành và vận hành diễn ngôn tính dục trong văn học thời kì này.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận từ góc độ diễn ngôn, bên cạnh
việc tìm ra mã diễn ngôn, sự hình thành và vận hành của tính dục trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cần chỉ ra các phương thức
kiến tạo diễn ngôn tính dục. Vì vậy phương pháp tiếp cận thi pháp học sẽ giúp chúng
tôi xác định được các phương tiện và phương thức nghệ thuật như thi pháp thể loại,
thi pháp nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ...được biểu hiện trong các
tác phẩm. Chính phương pháp này sẽ giúp chúng tôi khám phá đặc điểm nghệ thuật nổi
bật của tác phẩm, lí giải ý nghĩa của nó trong quá trình tạo lập diễn ngôn.
- Bên cạnh đó là các nguyên tắc phương pháp luận của một số lí thuyết như:
+ Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết diễn ngôn, cụ thể là các
quan điểm diễn ngôn của một số nhà nghiên cứu như M.Bakhtin, V.I.Chiupa,
M.Foucault…
+ Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết Phân tâm học, cụ thể là các
quan điểm của S. Freud, K. Jung …
+ Các nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết phê bình nữ quyền.
Ngoài ra các thao tác phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng hợp cũng
được vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý thuyết: Luận án là công trình khoa học chuyên biệt đầu tiên
nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ diễn ngôn tính dục. Từ góc độ
này cho thấy sự đổi mới tư duy nghệ thuật và lối viết của nhà văn đã góp phần làm
mới loại hình tiểu thuyết, phù hợp với sự vận hành, cơ chế văn hóa, môi trường văn
hóa trong thời kỳ đổi mới và toàn cầu hóa.

- Về mặt thực tiễn:
+ Thứ nhất, bên cạnh các hướng nghiên cứu khác như tự sự học, trần thuật
học, thi pháp học, văn hóa học…luận án góp phần bổ sung thêm một hướng nghiên
cứu mới về tiểu thuyết Việt Nam đương đại – diễn ngôn tính dục. Điều đó góp phần
khẳng định tính khả thi trong việc ứng dụng lý thuyết diễn ngôn tính dục vào nghiên cứu
trường hợp nào đó, có thể là giai đoạn văn học hay từng tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

7


+ Thứ hai, về mặt nhận thức luận: Phải thừa nhận rằng, ở xã hội Việt Nam
một vài thập kỉ gần đây, quan niệm về tính dục dường như đã thoáng hơn, cởi mở
hơn. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở một bộ phận nhỏ. Do vậy chúng tôi hy vọng
luận án này sẽ mang đến cách nhìn thấu đáo hơn về diễn ngôn tính dục.
Như vậy, với giá trị khoa học và thực tiễn trên luận án góp phần mở rộng
và bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức ở một số nội
dung cụ thể như: tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đổi mới, diễn ngôn, diễn ngôn tiểu
thuyết, diễn ngôn tính dục, văn hóa tính dục…
6. Cấu trúc luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGÔN
TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA DIỄN NGÔN TÍNH
DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
Chƣơng 4: PHƢƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TÍNH DỤC
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

8



Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Có thể nhận thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam, việc tiếp cận lí
thuyết diễn ngôn và áp dụng vào nghiên cứu trường hợp cụ thể đã trở nên phổ biến.
Khảo sát các nguồn tài liệu hiện có, chúng tôi nhận thấy các vấn đề diễn ngôn, diễn
ngôn tính dục và tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã nhận được sự quan tâm nhất
định của giới nghiên cứu.
1.1.1. Các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn
Về việc tiếp cận và áp dụng lí thuyết diễn ngôn hiện tại có ba xu hướng chính:
những ý kiến bàn về diễn ngôn trong ngữ học, lí luận văn học và xã hội học.
Trong lĩnh vực ngữ học, khái niệm diễn ngôn được giới thiệu qua một số công
trình dịch như: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan [122], Phân tích
diễn ngôn [24] của Gillian Brown, George, Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak
Halliday [51]....Các công trình này đã giải quyết một số câu hỏi cơ bản như: diễn
ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề ngữ cảnh và ý nghĩa
diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các
đường hướng phân tích diễn ngôn. Qua một số công trình trên, các nhà ngôn ngữ trên
đều thống nhất cách hiểu diễn ngôn là khái niệm dùng để chỉ ngôn ngữ đang hoạt
động, trong sử dụng và trong ngữ cảnh văn hóa.
Trong cuốn Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp [64],
Nguyễn Hòa đã bàn kĩ hơn về khái niệm này khi ông phân biệt nó với khái niệm văn
bản. Theo nhà nghiên cứu này diễn ngôn là sự kiện hoặc quá trình giao tiếp hoàn
chỉnh, thống nhất có mục đích, không có giới hạn. Nó được sử dụng trong từng hoàn
cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Đồng thời ông cũng nêu ra một số đường hướng chính
trong phân tích diễn ngôn như đường hướng dụng học, biến đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ
học xã hội tương tác, dân tộc học giao tiếp. Cuốn sách Giao tiếp diễn ngôn và cấu
tạo văn bản [12] của tác giả Diệp Quang Ban đã bàn đến hai vấn đề cơ bản của phân
tích diễn ngôn: một là, quá trình hình thành phân tích diễn ngôn với các nội dung như

mối quan hệ giữa diễn ngôn với thuật hùng biện và ngôn ngữ học, các giai đoạn của
việc nghiên cứu diễn ngôn, một số công cụ lí thuyết; hai là, vấn đề phân tích diễn
ngôn phê bình và ngôn ngữ học sinh thái.
9


Như vậy, theo nghiên cứu của các nhà ngữ học, diễn ngôn được phân tích ở
trạng thái đang hoạt động trong thực tiễn giao tiếp của ngữ cảnh văn hóa.
Đại diện cho hướng nghiên cứu về diễn ngôn trong lí luận văn học là
M.Bakhtin và một số học giả Nga như Davidovich Tamarchenco, Valeri Igorovich
Chiupa. Đây là những đại diện tiêu biểu trong việc xây dựng khái niệm diễn ngôn
thành một phạm trù của thi pháp học và tu từ học hiện đại. Trên tinh thần đối lập với
quan điểm của F.Sausure, M.Bakhtin chủ trương nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn
từ (phát ngôn, lời nói, văn bản) với đời sống và ý thức hệ. Một số công trình tiêu biểu
của ông như: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki [20], Sáng tác của François
Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung Cổ và Phục Hưng [21], Lí luận và thi pháp
tiểu thuyết [22], Vấn đề thể loại lời nói [23]. Bên cạnh M.Bakhtin, V.I.Chiupa là
người có đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện khái niệm diễn ngôn dưới góc nhìn
của thi pháp học và tu từ học. Nhà nghiên cứu này tập trung nghiên cứu diễn ngôn ở một
số khía cạnh như: thẩm quyền và hình thái diễn ngôn. Ba bài viết tiêu biểu của tác giả là:
Diễn ngôn, Thẩm quyền diễn ngôn, Hình thái diễn ngôn [30].
Người khởi xướng và đại diện tiêu biểu nhất cho hướng nghiên cứu thứ ba –
nghiên cứu diễn ngôn dưới góc nhìn xã hội học chính là M.Foucault. Tư tưởng của
ông trở thành một hiện tượng được nhắc nhiều nhất ở thể kỉ XX. Theo quan điểm của
nhà nghiên cứu này, thực tại khách quan chỉ có thể có nội dung, ý nghĩa cụ thể khi
thông qua diễn ngôn. Đó là một hệ thống các hạn chế, giới hạn đối với hoạt động
ngôn ngữ của con người. Trong đó ba yếu tố quan trọng tham gia tạo lập diễn ngôn
đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực của xã hội.
Chính những yếu tố này sẽ quy định ở hoàn cảnh lịch sử - xã hội nào người ta được
phép/ không được phép nói về điều gì và nếu nói thì nói như thế nào. Các công trình

tiêu biểu của M.Foucault về diễn ngôn là: Trật tự diễn ngôn [215], Khảo cổ tri
thức[45], Lịch sử tính dục [214]...
Như vậy, các nhà nghiên cứu như Bakhtin và Foucault đều không bàn diễn
ngôn về mặt ngữ học mà nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ. Theo họ, chính
hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con ngƣời và cơ chế quyền lực
trong xã hội đã trở thành logic thực tại, cái cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng

10


ngôn từ của con người. M.Bakhtin nhìn thấy quyền lực đã ngấm vào ngôn ngữ còn
M.Foucault cho rằng tri thức phải được tồn tại trong ngôn ngữ biểu đạt.
Ở Việt Nam, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Trần Văn Toàn đã dành
nhiều thời gian cho việc dịch, giới thiệu và áp dụng nghiên cứu lí thuyết này vào
nghiên cứu thực tiễn văn học nước nhà. Trần Đình Sử có một số bài viết như:
Bản chất xã hội, thẩm mĩ của diễn ngôn văn học [145], Khái niệm diễn ngôn
trong nghiên cứu văn học hôm nay [146], Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay hệ
hình nghiên cứu văn học [148], Khái niệm diễn ngôn [149]. Trong bài viết Bản chất
xã hội thẩm mỹ của ngôn từ văn học, tác giả đã có cái nhìn khá hoàn chỉnh về bản
chất của ngôn từ văn học. Tiếp thu quan điểm về diễn ngôn của M.Bakhtin và
M.Foucault, Trần Đình Sử khẳng định sự chi phối của cơ chế văn hóa, xã hội đối với
việc sử dụng ngôn từ của con người, khẳng định sự vận động của văn học suy cho
cùng là sự vận động của ngôn từ, hình thái ngôn từ này chống lại hình thức ngôn từ
có trước.
Bên cạnh Trần Đình Sử, Trần Văn Toàn cũng là nhà nghiên cứu quan tâm đến
lí thuyết diễn ngôn nói chung và diễn ngôn tính dục nói riêng. Nếu hướng nghiên cứu
của Trần Đình Sử chủ yếu theo định hướng tư tưởng của M.Bakhtin thì Trần Văn
Toàn lại thiên về tư tưởng diễn ngôn của Foucault. Tác giả có một số bài viết liên
quan đến lí thuyết này như: Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật (Trường hợp
của Dũng trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh) [190], Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của

M.Foucault và nghiên cứu văn học [191], Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư
cấu Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) [192], Phương Tây và sự hình thành diễn
ngôn về bản sắc Việt Nam (trường hợp Phan Bội Châu từ 1905 – 1908) [193].
Thêm vào đó là một số bài viết như: Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn
ngôn văn học, diễn ngôn thơ của Trần Thiện Khanh [88], Vài suy nghĩ về khái niệm
diễn ngôn trong nghiên cứu văn học của Nguyễn Thị Hải Phương [133]. Năm 2010,
khoa văn học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo về Diễn ngôn.
Tham gia hội thảo này có nhiều bài viết vận dụng lí thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu
các hiện tượng văn học. Trong bài viết Thử nhận diện diễn ngôn hậu thực dân qua
thực tiễn diễn giải văn học Việt Nam thời kì đổi mới [41], qua việc khảo sát một số
tác giả, tác phẩm thuộc văn học thời kì đổi mới như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy

11


Thiệp, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Đoàn Ánh Dương đặt ra vấn đề diễn ngôn hậu thực
dân (postcolonial discourse) quy định các biểu hiện văn hóa như thế nào trong đời
sống văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật và tâm thức của người dân Việt Nam. Bài
viết Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người Tình của M.Duras của Nguyễn
Thị Ngọc Minh [102] lại có hướng tiếp cận khác. Đó là tính nước đôi trong nhãn
quan về xứ thuộc địa. Bài nghiên cứu khẳng định: Diễn ngôn hậu thực dân không chỉ
ảnh hưởng một chiều đến xứ thuộc địa mà ngược lại, xứ thuộc địa cũng có những tác
động trở lại đến chính quốc. Gần đây một số luận văn, luận án đã sử dụng lí thuyết
diễn ngôn vào nghiên cứu trường hợp như: luận án Diễn ngôn hiện thực trong văn
học: những vấn đề lí thuyết và lịch sử của Trần Thiện Khanh [80], luận văn Tiểu
thuyết Vùng sâu của Tô Nhuận Vỹ từ góc nhìn diễn ngôn của Lê Thị Thanh Huyền [70],
luận văn Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội
thề của Nguyễn Quang Thân của Trương Thị Nhung [120].
Chọn đối tượng là truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 từ góc nhìn diễn ngôn,
luận án Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 như một trường diễn ngôn [49] đã tập

trung nghiên cứu ba phương diện thẩm quyền diễn ngôn (thẩm quyền sáng tạo, thẩm
quyền của cái được biểu đạt và thẩm quyền tiếp nhập) trong cả hai khu vực (trung
tâm và ngoại biên). Tập trung vào các tác phẩm thuộc giai đoạn 1945 – 1975, luận án
Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đi vào
nghiên cứu cơ chế kiến tạo diễn ngôn về giới nữ từ hai phương diện là chiến lược
giao tiếp và trật tự diễn ngôn. Bên cạnh việc tập trung làm rõ cơ chế kiến tạo của loại
hình diễn ngôn nữ giới trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1945 1975, tác giả luận án còn đi vào liên hệ, so sánh giai đoạn này với giai đoạn văn học
trung đại và đương đại. Trong đó có một tiểu mục so sánh việc đưa yếu tố nhục thể
và vấn đề tính dục vào tác phẩm. Theo người viết, mặc dù cả ba giai đoạn đều xuất
hiện yếu tố nhục dục thế nhưng chúng lại khác nhau về mức độ đặc biệt là mục đích
của nhà văn khi đưa yếu tố này vào tác phẩm: nếu văn học trung đại đề cập đến đời
sống bản năng tính dục của nữ giới theo cách đi vòng, văn học đương đại có xu
hướng nói trực diện thì văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa lại có xu hướng né tránh
miêu tả tình dục của người nữ” [9, tr.104]. Bên cạnh đó, luận án cũng luận giải lí do
tạo nên sự khác biệt này: “Sự khác biệt này giữa các giai đoạn văn học bắt nguồn từ

12


những yếu tố tham gia vào cơ chế kiến tạo diễn ngôn mà chúng tôi đã chỉ ra trong
quá trình phân tích đó là: hình thái ý thức xã hội, trang thái tri thức và cơ chế quyền
lực” [9, tr.104].
Khái niệm diễn ngôn, diễn ngôn văn học, các kiểu diễn ngôn (chấn thương,
lịch sử, văn hóa, thế tục…) đã xuất hiện trên các bài báo, tạp chí và một số công trình
nghiên cứu vừa mang tính giới thiệu lí thuyết vừa mang tính chất áp dụng vào nghiên
cứu các trường hợp cụ thể.
1.1.2. Các nghiên cứu về tính dục và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học
Thực tế tại Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa, văn học từ góc độ tính dục đã
từng được tiến hành trước năm 1975 nhưng chủ yếu phát triển ở miền Nam. Tuy
nhiên thời kì này do những biến động về mặt lịch sử cũng như hạn chế về mặt nhận

thức luận trong việc tiếp nhận lí thuyết Phân tâm học nên một số nhận định mang
tính khiên cưỡng, chủ quan. Ở miền Bắc, trước 1975 đáng chú ý nhất là công trình
nghiên cứu của Trương Tửu nhưng cũng giống như tình hình nghiên cứu ở miền
Nam, công trình này cũng đưa ra nhiều nhận định chưa thực sự thỏa đáng. Hai công
trình được đánh giá cao đó là Ca tụng thân xác của Nguyễn Văn Trung [197] và Tính
dục nhìn theo phương Đông của Hoàng Sơn và Hoàng Sĩ Quý [142]. Sau 1986, nhờ
không khí dân chủ đổi mới, hai công trình này được tái bản và lưu hành rộng rãi hơn.
Sự thực là ở nước ta các nguồn tài liệu được dịch cũng như các nghiên cứu về
tính dục trong tất cả các ngành khoa học chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau đổi
mới 1986. Đầu tiên là việc hàng loạt những công trình của lí thuyết phân tâm học
được dịch hoặc dịch lại ra tiếng Việt như Phân tâm học và văn hóa tâm linh [181],
Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật [182], Phân tâm học và tình yêu [183], Thăm
dò tiềm thức [75], Phân tâm học nhập môn [62]...Tiếp theo đó là các công trình
nghiên cứu về nhân chủng học, văn hóa học và huyền thoại học như Không gian văn
hóa nguyên thủy của R.Lowie [93], Cành vàng - Bách khoa thư về văn hóa nguyên
thủy [46] của J.Frazer...Từ các nguồn tài liệu được dịch này, các nhà nghiên cứu đã
áp dụng vào nghiên cứu trường hợp của văn học Việt Nam. Chẳng hạn công trình
Phân tâm học và phê bình văn học của Liễu Trương [199], Học thuyết Freud và sự thể
hiện của nó trong văn học Việt Nam của Trần Thanh Hà [54].

13


Trong thời gian gần đây xuất hiện càng nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
về đề tài tính dục như yếu tố tính dục, văn hóa tính dục, tính dục trong văn hóa, văn
chương về tình dục, dục tính trong văn chương, tính dục và tâm thức phản
kháng…Đối tượng khảo sát có thể là một tác phẩm, một tác giả cụ thể (trong thơ Hồ
Xuân Hương, trong Liêu trai chí dị, Truyền kì mạn lục, trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng, trong văn xuôi Y Ban, trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, tiểu thuyết của
Kundera…) hoặc phạm vi rộng hơn (trong văn hóa và nghệ thuật Việt, trong văn học

Việt Nam, các sáng tác ngôn từ dân gian người Việt …).
Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa, Trần Nho
Thìn đã đề cập nhiều đến vấn đề tính dục, thân xác, quan niệm về thân xác...trong
văn học trung đại. Đặc biệt là việc luận giải về cách ứng xử của con người với hai
phạm trù thân - tâm và đi vào phân tích một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu như
Truyện Kiều, Truyện kì mạn lục...Qua đó người viết làm rõ quan niệm về con người
trong văn học trung đại:
Nhiều học thuyết triết học, tư tưởng trong quá khứ chỉ quan tâm đến phương
diện vật chất, đến cái ăn cái mặc cho con người mà phủ nhận quyền sống về mặt bản
năng, phủ nhận đời sống nội tâm phong phú của con người đã vô tình nhân danh lí
tưởng nhân đạo mà làm nghèo nàn con người, thậm chí cấm đoán, thủ tiêu phương
diện tự nhiên của con người [173, tr.487].
Trong cuốn chuyên khảo Tự sự của trinh tiết: Nhân vật liệt nữ trong văn học
Việt Nam thế kỉ X – XIX (2016), sau khi chỉ ra một số vấn đề phụ nữ dưới ảnh hưởng
của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, Phạm Văn Hưng đã đi
vào tìm hiểu hình tượng nhân vật liệt nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua ba
giai đoạn: thế kỉ X – XV, thế kỉ XVI – XVIII và thế kỉ XIX. Khi phân tích mô hình
nhân vật này, tác giả đặc biệt chú ý đến hai vấn đề trinh tiết và thủ tiết. Theo người
viết, qua từng thời kì mô hình này có sự biến động ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện
cả kiểu nhân vật “phản liệt nữ” hay “liệt nữ nước đôi” tuy nhiên nó vẫn bảo lưu một
khuôn chuẩn. Một là, trinh tiết vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu: “Họ đủ mạnh mẽ
khi dùng mạng sống để bảo toàn trinh tiết song lại quá yếu đuối trong việc đi ngược
lại một tín điều đạo đức, đúng hơn là họ chưa bao giờ nghĩ đến việc phản biện lại
những tín điều vững chãi đó” [71, tr.220]. Hai là, người liệt nữ chỉ là một tiêu chuẩn

14


để tham chiếu: “Đặt trong mối quan hệ Liệt nữ - Trung thần, người liệt nữ được lấy
làm tiêu chuẩn tham chiếu để đánh giá nam giới, và lí lịch chính trị của chồng họ

không quan trọng bằng việc có thủ tiết với chồng hay không” [71, tr.220]. Người viết
cũng khẳng định thêm về tính quyền lực chi phối hình tượng nhân vật liệt nữ trong
văn học trung đại. Họ là “một sản phẩm được tạo thành bởi bối cảnh văn hóa – xã
hội hơn là điểm cuối của một quá trình sinh tạo tự nhiên” [71, tr.220].
Tháng 6 năm 2015, Nguyễn Thị Ngọc Hà bảo vệ thành công luận án tiến sỹ
với đề tài Văn hóa tính dục trong các sáng tác ngôn từ dân gian người Việt [53]
tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu về tính dục
trong sáng tác ngôn từ dân gian đặt ở bối cảnh tổng thể văn hóa tính dục tại Việt
Nam, khảo sát các thể loại văn học dân gian có yếu tố tính dục. Luận án làm rõ được
quá trình kiến tạo diễn ngôn tính dục của người Việt, lí giải sự tồn tại, biến đổi của
diễn ngôn này và chỉ ra những tác động của nó đến đời sống xã hội. Đây được đánh
giá là luận án đầu tiên nghiên cứu văn hóa tính dục trong sáng tác ngôn từ dân gian
người Việt một cách chuyên sâu và hệ thống.
Trong luận án Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt
Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu – 2013), Nguyễn Thị
Thanh Xuân khẳng định: "Tấn công vào lĩnh vực tình dục, các nhà văn nữ Việt Nam
đã mặc nhiên khẳng định sự bình đẳng giới trong cách ứng xử với một phần cuộc
sống thuộc về bản năng của con người [212, tr.98]. Còn trong luận án Truyện ngắn
các nhà văn nữ đương đại - tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại, khi phân tích
hình tượng nhân vật nữ với sự phá vỡ mẫu hình truyền thống, người viết khẳng định:
"Trong việc kiến tạo hình tượng người phụ nữ hiện đại, có lẽ thái độ và cách ứng xử
với vấn đề tính dục của nhân vật là yếu tố "cách tân" nhất tạo nên sự "giải quy
phạm", "giải truyền thống" đối với người phụ nữ Việt Nam" [138, tr.74].
Sử dụng lí thuyết về diễn ngôn tính dục vào nghiên cứu đến nay đã có một số
bài viết trên báo hoặc luận văn thạc sỹ như: Một cách hiểu về diễn ngôn tính dục
trong thơ Trần Dần [58], Sức mạnh diễn ngôn tính dục trong một số tiểu thuyết Mỹ
Latin hiện đại [196], Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Ba người khác của Tô
Hoài [69], Diễn ngôn tính dục trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp [136], Diễn
ngôn tính dục trong truyện ngắn của Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu [8].


15


Đáng chú ý nhất là bài nghiên cứu của tác giả Trần Văn Toàn Diễn ngôn về
tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945 [192]. Từ việc vận
dụng quan niệm của M.Foucault về tính dục, bài viết đã làm sáng tỏ những nguyên
nhân sâu xa của việc hình thành nên các diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu
đầu thế kỉ XX. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu những biểu hiện của diễn ngôn tính
dục, tác giả đã chỉ ra quan niệm mới về con người trong văn học thời kì này.
1.1.3. Các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn và
diễn ngôn tính dục
Từ góc độ diễn ngôn, tiểu thuyết giai đoạn này đã có một số nghiên cứu như:
Diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 của Lê Thị Thúy Hằng
[59], Quy ước diễn ngôn và văn chương giai đoạn 1986 – 1991 của Trần Thiện
Khanh [79], Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
đổi mới của Nguyễn Văn Hùng [68]. Năm 2012, cũng áp dụng lí thuyết diễn ngôn
vào nghiên cứu trường hợp qua các tác phẩm văn học cụ thể, nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hải Phương đã hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài Tiểu thuyết Việt
Nam đương đại – nhìn từ góc độ diễn ngôn [135]. Sau khi tổng thuật một số vấn đề lí
thuyết, tác giả đi vào nghiên cứu hai kiểu diễn ngôn nổi bật trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới là: diễn ngôn thế tục và diễn ngôn chấn thương.
Từ góc độ diễn ngôn tính dục, tuy chưa có một nghiên cứu trực tiếp lựa chọn
đối tượng là tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn tính dục nhưng
vấn đề tính dục đã được gợi ra trong một số bài viết. Chẳng hạn như trong Khuynh
hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 [7], khi bàn về cảm thức hiện
sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, tác giả Thái Phan Vàng Anh đã dẫn ra hai
biểu hiện cụ thể của khuynh hướng này: một là việc khẳng định nhân vị (mình là ai,
mình từ đâu đến) và hai là đề cao thân xác. Tác giả khẳng định tính dục không chỉ là
phương diện để tận hưởng hay trốn tránh thực tại mà còn là phương diện để nhận
diện chính mình. Trong bài viết Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ

XXI tác giả khẳng định tính dục là một trong bốn khuynh hướng của tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI. Người viết khẳng định thêm: “Cùng với sự trở lại của học
thuyết Freud, sự phì đại của dòng văn chương thân xác đầu thế kỉ XXI dẫn đến sự

16


xuất hiện một khuynh hướng tiểu thuyết lấy tính dục làm trung tâm cảm xúc, qua
tính dục để lí giải, cắt nghĩa những vấn đề cuộc sống và con người” [6].
Trong chương 2 nghiên cứu về diễn ngôn thế tục của luận án Tiểu thuyết
đương đại Việt Nam - nhìn từ góc độ diễn ngôn, Nguyễn Thị Hải Phương đã đề cập
đến khát khao dục tính khi phân tích kiểu nhân vật phụ nữ với sự trỗi dậy mạnh mẽ
của đời sống bản năng. Ở báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Một số khuynh hướng diễn ngôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới [134],
Nguyễn Thị Hải Phương cũng đã chỉ ra ba khuynh hướng cơ bản của diễn ngôn văn
học giai đoạn này là: diễn ngôn tính dục, diễn ngôn về đời thường và diễn ngôn về
chiến tranh.
Ngoài ra, một số luận án khác cũng đề cập đến con người bản năng, thái độ và
cách ứng xử với vấn đề tình dục, sự xuất hiện của ngôn ngữ tính dục chẳng hạn như
luận án Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới của Nguyễn Thị Kim
Tiến [187], Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng của Đoàn Tiến
Dũng [36]. Trong Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng, bằng
việc đi vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng, luận án đã làm rõ
đặc điểm và những đóng góp về mặt ngôn ngữ của nhà văn này đối với nền văn xuôi
Việt Nam đương đại. Trong phần ngôn ngữ trần thuật, tác giả đi vào phân tích một số
kiểu ngôn ngữ dục tính mà nhà văn đưa vào tác phẩm như ngôn ngữ thông tục, ngôn
ngữ cơ thể. Một số bài viết khác cũng có nhắc đến vấn đề tính dục trong tiểu thuyết
đương đại như: Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến
1996 của Nguyễn Thị Xuân Dung [35], Về dòng tiểu thuyết "thân xác" trong văn học
Việt Nam thập niên đầu TK XXI của Bùi Việt Thắng [164], Chiến tranh, tình yêu,

tình dục trong văn học Việt Nam đương đại của Đoàn Cầm Thi [172].
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu về diễn ngôn tính dục của các tác giả, tác phẩm
được lựa chọn khảo sát
Với các tác giả chính được lựa chọn để khảo sát chính, chúng tôi cũng tìm
thấy những khoảng trống trong nghiên cứu về các sáng tác của họ.
Trước hết, nghiên cứu về tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh
Sau thời gian dài vắng bóng, sự trở lại của nhà văn cùng với tiểu thuyết Hồ
Quý Ly (2000) ngay lập tức thu hút đông đảo độc giả và trở thành một hiện tượng

17


trong đời sống văn chương những năm 2000. Tiếp đó nhà văn trình làng hai tiểu
thuyết cũng gây sức hấp dẫn lớn là Mẫu Thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa
(2011). Ngay khi mỗi tiểu thuyết ra đời đều nhận được một lượng lớn ý kiến của độc
giả. Trong nghiên cứu chuyên sâu, hiện có rất nhiều các đề tài khóa luận, luận văn,
luận án, công trình nghiên cứu chọn tác giả và tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh
làm đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu này tập trung ở một số bình diện như góc
nhìn văn hóa, hình ảnh biểu tượng, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tư duy nghệ thuật
tiểu thuyết, nghệ thuật tự sự...Rải rác trong các công trình này cũng đã nhắc đến sự
xuất hiện và ý nghĩa của yếu tố tính dục.
Trong bài viết Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ cái nhìn văn hóa
tác giả Mai Anh Tuấn đã chỉ ra rằng tính dục là một trong những phương tiện để nhà
văn thể hiện được các giá trị nổi bật của tiểu thuyết như những mô tả về lễ hội,
những tạo tác thói quen tín ngưỡng và thăm dò tâm thức tôn giáo. Tác giả nhận xét
trong các tiểu thuyết này, tính dục không chỉ là yếu tố bản năng mà nó còn chứa
đựng giá trị văn hóa, chính trị:
Từ chỗ là dục tính thông thường, nguyên thủy, vô tận của người dân thường,
một cảm giác khỏe khoắn bền vững trong dân gian đến chỗ là năng lượng sinh học bị
chuyển hóa thành mục đích chính trị, xã hội (....) lấy tính dục như một kênh đi tới việc

nhìn nhận số phận, tính cách dân tộc trong cuộc va chạm, tiếp xúc bên ngoài [203].
Cùng suy nghĩ như vậy, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng “tính bản
năng và lòng khoan dung của các nhân vật nữ chứa đựng sức mạnh hóa giải những
mâu thuẫn tưởng như không thể xóa bỏ” [153]. Cũng phân tích tính dục từ góc độ
chính trị, văn hóa, khi bàn về vai trò của tục thờ Mẫu trong bài viết Văn hóa tại Mẫu,
nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “khả năng sinh sản, sự mềm dẻo
uyển chuyển, sự nhẫn nhịn năng lực hóa giải của người phụ nữ Việt Nam” [113].
Nhà văn Văn Chinh bổ sung thêm ý nghĩa của tính dục trong sáng tác của Nguyễn
Xuân Khánh là một ẩn dụ thể hiện sức sống của hồn và văn hóa Việt. Nó vượt lên
trên dục vọng đơn thuần, hàm chứa sức sống và nhân ái, không đơn thuần là sex. Từ
góc độ mĩ học, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Yên trong bài Có một nền văn hóa Mẫu như
thế đưa ra ý kiến:

18


Tác giả miêu tả tình cảm, dục vọng tự nhiên của con người một cách tài tình.
Ông đã miêu tả những cái bình thường trong đời sống và sinh hoạt của người phụ nữ
Việt Nam, ngay cả những sinh hoạt phòng the, chăn gối hay những cuộc tình vụng
trộm trên quan điểm của cái đẹp nên người đọc không cảm thấy thô tục [213].
Còn Nguyễn Thẩm Văn nhận xét:
Nét tươi trẻ thể hiện trong từng trang viết. Nhất là khi ông viết về sex, có thể
hấp dẫn hơn cả xem sex thật. Đọc thấy sức vóc ông (dĩ nhiên là qua nhân vật) hừng
hực như một gã chăn bò lang thang giữa những cô gái Digan trong đám dân du mục.
Nhưng việc mà ông dụng công tả sex đâu chỉ đơn thuần là câu khách mà còn gửi
gắm nhiều ý tưởng [208].
Trong luận án Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua trường hợp tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh, Phùng Phương Nga khẳng định: “Nguyễn Xuân Khánh
không chỉ viết về nhục cảm, viết về tâm linh mà còn tạo nên góc nhìn đối thoại giữa
tâm linh và nhục cảm, là nguồn giao cảm giữa đạo với đời và nguồn nuôi dưỡng tái

sinh” [108, tr.99]. Trong công trình này, các yếu tố tính dục trong sáng tác của
Nguyễn Xuân Khánh được soi chiếu từ góc nhìn văn hóa: “Mối quan hệ giữa tâm
linh và nhục cảm được nhìn nhận như sự đối thoại với nếp văn hóa của tiền nhân”
[108, tr.99].
Như vậy, vấn đề tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã được
nhắc đến nhưng chưa được đi sâu nghiên cứu thành một hệ thống và đánh giá hết
được giá trị của tính dục trong tác phẩm. Các nghiên cứu này cũng mới tập trung
nhắc đến yếu tố tính dục trong Mẫu thượng ngàn, hai tiểu thuyết còn lại là Hồ Quý
Ly và Đội gạo lên chùa thì chưa đề cập đến.
Thứ hai, nghiên cứu về tính dục trong sáng tác của Nguyễn Quang Thân
Nghiên cứu về Nguyễn Quang Thân và bốn tiểu thuyết lớn của ông đã có một
số công trình như: Nguyễn Quang Thân [72], Tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu [110],
Nguyễn Quang Thân – nốt trầm của tiểu thuyết thời đổi mới [105], Nhà văn Nguyễn
Quang Thân: Người khát sống [94], Hội thề - một cái nhìn giải minh lịch sử [95],
Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam [140],
Tiểu thuyết Nguyễn Quang Thân sau 1986 [186], Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân...[120].

19


×