Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ THANH HIỀN

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ
MẬT KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN
CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ THANH HIỀN

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ
MẬT KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN
CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI

Chuyên ngành

: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số

: 8380101.04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Vũ Thị Thanh Hiền


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SHTT

Sở hƣ̃u trí tuê ̣

BMKD

Bí mâ ̣t kinh doanh

TTBM

Thông tin bí mâ ̣t

EU


Liên minh châu âu

FTA

Hiê ̣p đinh
̣ Thƣơng ma ̣i tƣ̣ do

EVFTA

Hiê ̣p đinh
̣ Thƣơng ma ̣i tƣ̣ do Viê ̣t Nam – Liên minh châu âu

TPP

Hiê ̣p đinh
̣ Đố i tác xuyên Thái Biǹ h Dƣơng

CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng.

WTO

Tổ chƣ́c thƣơng ma ̣i thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI BMKD VÀ

BẢO HỘ BMKD TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ
MỚI ........................................................................................................................ 9
1.1. Khái niệm và đặc điểm của bí mật kinh doanh .............................................. 9
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm: ................................................................................................... 14
1.2. Nhƣ̃ng nô ̣i dung cơ bản của pháp luâ ̣t về bảo hô ̣ quyề n SHCN đố i với
BMKD.................................................................................................................. 16
1.2.1. Điề u kiê ̣n bảo hô ........................................................................................
16
̣
1.2.2. Nô ̣i dung bảo hô ̣ quyề n SHCN đố i với BMKD......................................... 20
1.2.3. Chủ thể quyền SHCN đối với BMKD ....................................................... 25
1.2.4. Bảo vệ quyền SHCN đối với BMKD ........................................................ 30
1.3. Khái quát chung về bảo hộ BMKD trong các Hiệp định thƣơng mại tự do
thế hê ̣ mới............................................................................................................. 40
1.3.1. Bảo hộ quyền SHTT trong các Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới .. 40
1.3.2. Các yêu cầu bảo hộ BMKD trong các Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ
mới ....................................................................................................................... 45
CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ TƢƠNG THÍCH GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỚI CÁC CAM KẾT TRONG CÁC
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH ............................... 50
2.1. Điề u kiê ̣n bảo hô ̣ BMKD .............................................................................. 50
2.2. Xác định hành vi xâm phạm BMKD ............................................................ 52
2.3. Thƣ̣c thi quyề n SHCN đố i với BMKD ......................................................... 55
2.3.1. Nghĩa vụ chung. ......................................................................................... 56
2.3.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin ...................................................................... 58
2.3.3. Thủ tục và chế tài dân sự ........................................................................... 60
2.3.4.Thủ tục và chế tài hành chính ..................................................................... 71
2.3.5. Thủ tục và chế tài xử lý hình sự ................................................................ 72



CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH
DOANH TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI
TỰ DO THẾ HỆ MỚI. ........................................................................................ 76
3.1. Hoàn thiện pháp luật ..................................................................................... 77
3.1.1. Hoàn thiện các quy định về phạm vi đối tƣợng bảo hộ và điều kiện để một
thông tin đƣợc bảo hộ với tƣ cách là bí mật kinh doanh. .................................... 77
3.1.2. Hoàn thiện các quy định về việc xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh
doanh. ................................................................................................................... 78
3.1.3. Hoàn thiện quy định về xử lý hành vi xâm phạm BMKD bằng biện pháp
dân sƣ̣ ................................................................................................................... 79
3.1.4. Bổ sung quy đinh
̣ về xƣ̉ lý hành vi xâm pha ̣m BMKD bằ ng biê ̣n pháp hình
sƣ̣. ......................................................................................................................... 83
3.1.5. Kết hợp giữa pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật
kinh doanh với một số lĩnh vực pháp luật khác. .................................................. 85
3.2. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức ................................................................... 85
3.3. Nâng cao năng lực của Toà án và tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyề n
SHCN bằng biện pháp dân sự .............................................................................. 86
3.4. Mô ̣t số giải pháp bảo vê ̣ BMKD đố i với doanh nghiê ̣p................................ 87
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 94


MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu đề tài

Kể từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam

đã liên tục theo đuổi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng để hỗ trợ tăng trƣởng kinh
tế. Nhiều văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của hội nhập quốc tế nhƣ một phƣơng tiện để phát triển đất
nƣớc. Vào tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22NQ/TW về hội nhập quốc tế, khẳng định “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Những định hƣớng nhƣ
vậy đã dẫn tới chính sách thƣơng mại quốc tế khá tự do của Việt Nam trong hơn
hai thập niên qua. Nhiê ̣m vu ̣ đầ u tiên và quan tro ̣ng trong quá triǹ h hô ̣i nhâ ̣p
quố c tế đó chin
̀ h là hoàn thiê ̣n hê ̣ thông pháp luâ ̣t nói chung và hoàn thiê ̣n pháp
luâ ̣t SHTT nói riêng. Bởi SHTT - ngày nay đƣợc các nhà kinh tế học hiện đại coi
là động lực cơ bản để phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia. Vai trò của SHTT ngày càng đóng vai trò h ết sức quan trọng đối với phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện nhƣ hiện
nay.
Từ năm 1995, Việt Nam đã xây dựng Chƣơng trình hành động về SHTT
nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định của Tổ chức Thƣơng mại thế giới
(WTO) về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền SHTT (Hiệp định
TRIPS). Thực thi đầy đủ các quy định của Hiệp định TRIPS là nghĩa vụ bắt buộc
đối với các thành viên WTO, vì vậy, Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn của
Hiệp định TRIPS ngay tại thời điểm gia nhập. Việc triển khai Chƣơng trình hành
động nêu trên đã mang lại những kết quả tích cực. Hệ thống bảo hộ SHTT của ta
đã đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ của Hiệp định TRIPS. Đối với APEC, Việt
Nam đã tham gia Nhóm chuyên gia APEC về sở hữu trí tuệ; tham gia triển khai
các hoạt động tập thể về SHTT của APEC và tham gia xây dựng Chƣơng trình

1



hành động quốc gia về SHTT của Việt Nam trong APEC. Trong ASEAN, Việt
Nam chính thức là thành viên Nhóm công tác về hợp tác SHTT giữa các nƣớc
ASEAN (AWGIPC) từ năm 1995 và luôn chủ động, tích cực cùng các thành
viên khác triển khai các hoạt động chung của ASEAN nhƣ dự án hợp tác, chia sẻ
kết quả thẩm định đơn sáng chế; triển khai các chƣơng trình hợp tác về SHTT
giữa ASEAN với các đối tác khác., Quan hệ hợp tác song phƣơng về SHTT
không ngừng đƣợc mở rộng. Bên cạnh các đối tác truyền thống nhƣ Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Liên minh châu Âu, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc, Thái Lan…thìMĩ là một cƣờng quốc hùng mạnh , mô ̣t đố i tác lớn có mô ̣t
thị trƣờng đầy tiềm năng . Vì vậy Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ
(BTA) đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc
gia đă ̣c biê ̣t là sƣ̣ ra đời của Luâ ̣t Sở hƣ̃u trí tuê ̣ 2005
Trong nhƣ̃ng năm gầ n đây, Việt Nam đã có sƣ̣ theo đuổ i quyế t liê ̣t đối với
các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) đa phƣơng lẫn song phƣơng với nhiều đối
tác khác nhau và vừa rồi ký một loạt hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng
với những nƣớc nhƣ Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc và những hiệp định trong
khuôn khổ ASEAN với Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, Nhật, v.v....Trong số đó
có 2 hiệp định quan trọng, có thể là một bƣớc ngoặt lớn cho công cuộc hội nhập
đó là Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định đố i tác
Thƣơng mại Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP - Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement) và gần đây nhất ngày 12/11 vƣ̀a qua Viê ̣t Nam đã chí nh
thƣ́c phê chuẩ n Hiê ̣p đinh
̣ Đố i tác Toàn diê ̣n và Tiế n bô ̣ xuyên Thái Bình Dƣơng
không có sƣ̣ tham gia của Hoa Kỳ . Đây đƣợc xem là nhƣ̃ ng hiệp định sẽ có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đối với kinh tế của Việt Nam, một cột mốc quan trọng trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
TPP, CPTPP và EVFTA đƣợc coi là những FTA có những đặc điểm mới
so với các hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i mà Viê ̣t Nam đã ký kế t trƣớc đây


. Bên ca ̣nh

nhƣ̃ng cam kế t về thƣơng ma ̣i hàng hoá , thƣơng ma ̣i di c̣ h vu ,̣ thƣơng ma ̣i điê ̣n
tƣ̉, lao đô ̣ng – công đoàn , môi trƣờng... thì SHTT là lĩnh vực mà các nƣớc tham
2


gia Hiê ̣p đinh
̣ và có những đòi hỏi cao mà đáng chú ý nhấ t là các điề u khoản về
bảo hộ BMKD. Việc tham gia các điều ƣớc quốc tế, một trong những điều kiện
để hội nhập kinh tế quốc tế, chính là cam kết của Việt Nam, cả phía chính quyền
lẫn khối doanh nghiệp, về việc tuân thủ những yêu cầu rất chặt chẽ trong thực thi
các quy định có liên quan đến SHTT. Tuy nhiên, nhận thức về SHTT, nhất là với
đố i tƣơ ̣ng bảo hô ̣ là BMKD, của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn nhiều vấn
đề vƣớng mắc.
Trong lịch sử nhân loại, bảo mật là một phần của hoạt động kinh doanh đã
xuất hiện cách đây hàng ngàn năm trƣớc. Trên thế giới, vấn đề bảo hộ BMKD đã
đƣợc chú ý đến từ năm 1883, từ khi "Công ƣớc Paris về bảo hộ sở hữu công
nghiệp" có hiệu lực. Năm 1994, "Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới
thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ"(TRIPS) ra đời cũng đã quy định về việc
bảo hộ thông tin bí mật tại Điều 39, Mục 7, các Hiệp định song phƣơng nhƣ
Hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i Viê ̣t Nam – Hoa Kỳ năm 2000...Các quốc gia hầu nhƣ đều
có các quy định nhằm bảo hộ cho BMKD đă ̣c biê ̣t là các quố c gia phát triể n nhƣ
Anh, Mỹ, Pháp, Đức... Còn tại VN, Nghị định 54/2000/NĐ-CP có hiệu lực từ
ngày 3/10/2000 sau đó là Luâ ̣t Sở hƣ̃u trí tuê ̣ 2005 sƣ̉a đổ i bổ sung năm 2009 đã
quy định về bảo hộ BMKD.
Với nhƣ̃ng hiê ̣p đinh
̣ FTA v ừa ký kết, một thị trƣờng khổng lồ và nhiều

hứa hẹn đã đƣợc mở ra với Việt Nam. Thị trƣờng này rất tiềm năng, nhƣng đòi
hỏi của nó cũng rất cao và cạnh tranh trên thị trƣờng cũng khốc liệt. Các doanh
nghiê ̣p muố n tồ n ta ̣i trong thi ̣trƣờng này phải luôn vâ ̣n đô ̣ng, biế n đổ i để ta ̣o cho
mình một vị trí và chiếm lĩ nh nhƣ̃ng phầ n thi ̣trƣờng nhấ t đinh
̣ . Sƣ̣ ca ̣nh tranh
gay gắ t đòi hỏi ho ̣ phải xây dƣ̣ng cho đƣơ ̣c mô ̣t chiế n lƣơ ̣c ca ̣nh tranh có hiê ̣u
quả để đứng vững . Bên ca ̣nh các yế u tố cơ bản về nguồ n vố n

, nhân lƣ̣c , môi

trƣờng đầ u tƣ...viê ̣c bảo vệ các thông tin bí mật là một yếu tố tạo năng lực cạnh
tranh của doanh nghiê ̣p , góp phần vào thành công của doanh nhân . Vì vậy, vấ n
đề về bảo hộ BMKD ngày càng trở nên đáng quan tâm . Đây là mô ̣t biê ̣n pháp
nhằ m thúc đ ẩy khả năng sáng tạo trong kinh doanh , đảm bảo ca ̣nh tranh lành
3


mạnh giữa các đối thủ kinh doanh , thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
nói riêng và của cả một nền kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung.
Tuy nhiên các H iê ̣p đinh
̣ FTA đều có những tiêu chu ẩn cao về bảo hộ
SHTT nói chung và bảo hộ BMKD nói riêng, bao gồm quy định phải thực hiện
thủ tục tố tụng và chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ quy
mô thƣơng mại, điều đƣợc coi là nghiêm ngặt hơn các quy định trong khuôn khổ
WTO mà Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p cách đây 10 năm. Pháp luât Việt Nam đã đƣợc xây
dƣ̣ng và hoàn thiê ̣n với tố c đô ̣ nhanh ch óng nhìn chung tƣơng thích với chuẩn
mƣ̣c quố c tế (Hiê ̣p đinh
̣ TRIPS). Nhƣng TRIPS chỉ đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ
mang tin
̣ hƣớng cơ bản cho mỗi quố c gia xây dƣ̣ng pháp luâ ̣t

́ h chấ t khung , đinh
SHTT của min
̀ h . các quy định chung của TRIPS đã đƣợc tiếp nhận trong Luật
SHTT năm 2005 không thể đủ sức giải quyết các tranh chấp quyền SHTT vô
cùng đa dạng, phong phú trong đời sống. Hơn nƣ̃a, Luâ ̣t Sở hƣ̃u trí tuê ̣ 2005 bô ̣c
lô ̣ rõ nhƣ̃ng điể m bấ t câ ̣p và chƣa tƣơng thích với các hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i mới
mà Việt Nam tham gia hiện nay .Tại thời điểm hiện tại Việt Na m đã chính thƣ́c
phê chuẩ n CPTPP , Hiê ̣p đinh
̣ này dƣ̣ kiế n sẽ có hiê ̣u lƣ̣c vào cuố i tháng

12 vì

vâ ̣y việc hoàn thiện pháp luật SHTT theo các tiêu chuẩn tiên tiến của các Hiệp
đinh
̣ này là rất cần thiết. Trong đó , viê ̣c hoàn thiê ̣n chế đinh
̣ bảo hô ̣ BMKD trở
thành vấn đề cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển
kinh tế hiện nay, nó ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong dài hạn, việc bảo hộ BMKD tốt
hơn đƣợc kỳ vọng là sẽ giúp các doanh nghiệp có động lực mạnh mẽ hơn để đầu
tƣ vào các ngành công nghiệp sáng tạo mà Việt Nam đang tìm cách phát triển.
Xuấ t phát tƣ̀ nhƣ̃ng lý do trên , tôi xin cho ̣n “Bảo hộ quyền sở hữu công
nghiê ̣p đố i với bí mật kinh doanh trong bối cảnh thực

hiê ̣n các hiệp định

thương maị tự do thế hê ̣ mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình , với mong
muố n đi sâu tìm hiể u các cam kế t


về bảo hô ̣ BMKD trong mô ̣t số FTA song

phƣơng và đa phƣơng mà Viê ̣t Nam tham gia đánh giá sƣ̣ tƣơng thích của pháp

4


luâ ̣t Viê ̣t Nam với các cam kế t trên tƣ̀ đó đƣa ra nhƣng giải pháp phƣơng hƣớng
hoàn thiện pháp luật cụ thể.
Luâ ̣n văn đƣơ ̣c nghiên cƣ́u ở thời điể m Luâ ̣t Sở hƣ̃u trí tuê ̣ 2005 đã đƣơ ̣c
sƣ̉a đổ i bổ sung năm 2009. Tƣ̀ đó đế n nay có rấ t it́ các tài liê ̣u nghiên cƣ́u về bảo
hô ̣BMKD. Chủ yếu các tài liệu này ở dƣới dạng bài viết trên các tạp ch í, hay là
mô ̣t phầ n nhỏ trong các đề tài nghiên cƣ́u hay nhƣ̃ng cuố n sách về bảo hô ̣ quyề n
sở hƣ̃u công nghiê ̣p . Số lƣơ ̣ng luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cƣ́u về vấ n đề này còn
rấ t it́ nhƣ : Bài viết “Một số vấ n đề về bảo hộ bí mậ t kinh doanh và hoàn thiê ̣n
pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thi ̣Quế
Anh đăng trên ta ̣p chí khoa ho ̣c Đa ̣i ho ̣c quố c gia Hà Nô ̣i , chuyên san Kinh tế –
Luâ ̣t số 3 năm 2004, hoă ̣c trong cuố n sách “Quyề n sở hữu trí tuê ̣” của TS. Lê
Nế t nhà xuấ t bản Đa ̣i ho ̣c quố c gia TP Hồ Chí Minh năm 2006 có dành chƣơng 7
để nói về bí mật kinh doanh ; luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ luâ ̣t ho ̣c “Bảo hộ quyề n sở hữu
công nghiê ̣p đố i với bí mật kinh doanh theo

pháp luật Việt Nam”

của ThS

Trƣơng Thi ̣Ánh Tuyế t năm 2011.
Thêm vào đó , viê ̣c Viê ̣t Nam tham gia kí kế t các FTA là một vấn đề mang
tính thời sự nóng bỏng và bảo hộ BMKD trong pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam đƣơ ̣c đánh
giá là còn nhiều quy định còn chƣa phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay


. Vì

vâ ̣y, luâ ̣n văn có thể đƣơ ̣c coi là tài liê ̣u đầ u tiên tâ ̣p trung nghiên cƣ́u về vấ n đề
bảo hộ BMKD trong bố i cả nh hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế hiê ̣n nay , để từ đó có
đƣơ ̣c nhƣ̃ng phƣơng hƣớng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về vấ n đề này.
1. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Vấ n đề về bảo hô ̣ quyề n SHTT nói chung và bảo hộ BMKD nói riêng đã
đƣơ ̣c quy đ ịnh tro ng Luâ ̣t Sở hƣ̃u trí tuê ̣ 2005. Ngoài ra , pháp luật về bảo hộ
BMKD trên thế giới đã đƣơ ̣c ghi nhâ ̣n ở pháp luâ ̣t của rấ t nhiề u các quố c gia tiế n
bô ̣ tƣ̀ rấ t sớm ví du ̣ nhƣ Pháp , Đức...ghi nhâ ̣n bởi các Điề u ƣớc quố c tế
tham gia của mô ̣t số nƣớc trong pha ̣m vi khu vƣ̣c

có sự

. Trong khuôn khổ luâ ̣n văn

thạc sĩ, luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cƣ́u quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về bảo
5


hô ̣ BMKD và cam kết giữa các quốc gia về bảo hộ bí mật kinh doanh trong mô ̣t
số FTA song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng mà Viê ̣t Nam tham gia ký kế t và đƣơ ̣c
đánh giá là có tầ m ảnh hƣởng sâu sắ c tới nề n kinh tế Viê ̣t Nam khi chính thƣ́c
gia nhâ ̣p.
Thông qua viê ̣c nghiên cƣ́u trong pha ̣m vi luâ ̣n văn đƣơ ̣c đ ề ra ở trên , tác
giả mong muốn cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn mới nhất

, tổ ng quan nhấ t về


bảo hộ BMKD trong pháp luâ ̣t SHTT Viê ̣t Nam cũng nhƣ trong các FTA mà Việt
Nam tham gia ký kế t . Qua đó rút ra đƣơ ̣c nhƣ̃ng bấ t câ ̣p cầ n p hải hoàn thiện của
pháp luật Việt Nam so với Hiệp định quốc tế.
2. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
Để có thể đa ̣t đƣơ ̣c mu ̣c đić h đề ra khi nghiên cƣ́u đề tài , đòi hỏi luâ ̣n văn
phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thƣ́ nhấ t , đề cập khái quát nội dung về bảo hộ

BMKD trong pháp luâ ̣t

SHTT Viê ̣t Nam, cũng nhƣ các cam kết về bảo hộ BMKD trong mô ̣t số FTA
Thƣ́ hai , đánh giá và chỉ ra đƣơ ̣c nhƣ̃ng nô ̣i dung tƣơng thích và chƣa
tƣơng thích của các quy đinh
̣ về bảo hô ̣ BMKD trong Luâ ̣t Sở hƣ̃u trí tuê ̣ 2013
với các cam kế t trong mô ̣t số FTA mà Việt Nam tham gia.
Thƣ́ ba, tƣ̀ nhƣ̃ng đánh giá trên đƣa ra nhƣ̃ng đề xuấ t , phƣơng hƣớng hoàn
thiê ̣n pháp luâ ̣t về bảo hô ̣ BMKD Viê ̣t Nam trong bố i cảnh thƣ̣c thi các FTA đó
BMKD còn là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam . Nhƣng trong bố i cảnh
đấ t nƣớc đang trên đà phát triể n , hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế nhƣ hiê ̣n nay , thƣơng
trƣờng nhƣ chiế n trƣờng là điề u tấ t nhiên không thể tránh khỏi ; thì nghiên cứu
về vấ n đề bảo hô ̣ BMKD ngày càng trở nên cấp thiết . Bởi nó không chỉ thúc đẩ y
khả năng sáng tạo của các chủ doanh nghiệp , mà còn tạo nên một môi trƣờng
cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy kinh tế đất nƣớc phát triển.
3. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
6


Để đa ̣t đƣơ ̣c mu ̣c tiêu nghiên cƣ́u đề tài đã đă ̣t ra


, luâ ̣n văn sƣ̉ du ̣ng các

phƣơng pháp nghiên cƣ́u cơ bản sau:
Phƣơng pháp luâ ̣n nghiên cƣ́u khoa ho ̣c duy vâ ̣t biê ̣n chƣ́ng

và duy vật

lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đ ƣờng lố i quan
điể m của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam . Theo đó , ngƣời viế t đă ̣t các vấ n đề về bảo
hô ̣ BMKD trong pháp luâ ̣t SHTT Viê ̣t Nam trong mố i liên hê ̣ với các cam kế t về
bảo hộ BMKD trong mô ̣t số FTA mà Việt Nam tham gia , đồ ng thời có sƣ̣ so
sánh để có đƣợc những phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Mô ̣t số phƣơng pháp chủ yế u đƣơ ̣c áp du ̣ng
Phƣơng pháp phân tić h , diễn giải : đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng để làm rõ quy đinh
̣ của
pháp luật Việt Nam cũng nhƣ những trong mô ̣t số FTA mà Việt Nam tham gia về
bảo hộ BMKD
Phƣơng pháp đánh giá , so sánh: đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng để ngƣời viế t đƣa ra ý kiế n
nhâ ̣n xét quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành trong mố i tƣơng quan với các cam kế t
trong các FTA về bảo hô ̣ BMKD có tƣơng thích hay không
Phƣơng pháp quy na ̣p , diễn dich
̣ : đƣơ ̣c vâ ̣n du ̣ng để triể n khai hiê ̣u quả
các đánh giá bên trên để đƣa ra và phân tích các phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp
luâ ̣t hiê ̣n hành về bảo hô ̣ BMKD trong bố i cảnh đấ t nƣớc gia nhâ ̣p và thƣ̣c thi
các FTA.
4. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của luận văn
Kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c của luâ ̣n văn góp phầ n làm sáng tỏ phƣơng diê ̣n lý luâ ̣n
về bảo hô ̣ BMKD trong Luâ ̣t sở hƣ̃u trí tuê ̣ 2005, cũng nhƣ trong các FTA. Tƣ̀

đó đƣa ra đƣơ ̣c nhƣ̃ng giải pháp hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về bảo hô ̣
BMKD trong bố i cảnh thƣ̣c thi các Hiê ̣p đinh
̣ đó . Viê ̣c này đƣ́ng trƣớc nhƣ̃ng cơ
hô ̣i lớn cũng nhƣ nhƣ̃ng thách thƣ́c không hề nhỏ.

7


Nhƣ̃ng giải pháp , phƣơng hƣớng hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t mà luâ ̣n văn đề câ ̣p
đến chính là cơ sở để cơ qu an có thẩ m quyề n trong pha ̣m vi chƣ́c năng , quyề n
hạn của mình sửa đổi bổ sung pháp luật cho phù hợp với việc thực thi các FTA.
Luâ ̣n văn sẽ là tài liê ̣u tham khảo cho ho ̣c viên , sinh viên có nhƣ cầ u nghiên cƣ́u
khoa ho ̣c trong liñ h vƣ̣c SHTT cũng nhƣ các cán bộ nghiên cứu và công tác
trong liñ h vƣ̣c này.
5. Cơ cấ u của luâ ̣n văn
Ngoài lời nói đầu , kế t luâ ̣n. Danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , nô ̣i dung chính
của luận văn gồm 3 chƣơng cu ̣ thể :
Chƣơng I:Khái quát chung quyề n SHCN đố i vớ i BMKD và bảo hộ
BMKD trong các Hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i tƣ̣ do thế hê ̣ mới.
Chƣơng II:Đánh giá sƣ̣ tƣơng thić h giƣ̃a các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t Viê ̣t
Nam hiê ̣n hành với các Hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i tƣ̣ do thế hê ̣ mới về bảo hô ̣ quyề n
SHCN đố i với BMKD
Chƣơng III: Hoàn thiện các quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về
bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD trong bối cảnh thực thi các Hiệp định
thƣơng ma ̣i tƣ̣ do thế hê ̣ mới

8



CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI
BMKD VÀ BẢO HỘ BMKD TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TƢ̣ DO THẾ HỆ MỚI
1.1. Khái niệm và đặc điểm của bí mật kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Tƣ̀ khi xuấ t hiê ̣n công cu ̣ lao đô ̣ng, con ngƣời đã biế t tƣ̣ làm ra của cải , vâ ̣t
chấ t phu ̣c vu ̣ cho đời số ng của mình nhờ hoa ̣t đô ̣ng lao đô ̣ng

, sản xuất , kinh

doanh, buôn bán . Khi xã hô ̣i ngày mô ̣t phát triể n , trình độ sản xuất ng ày một
nâng cao, con ngƣời ngoài làm ra đƣơ ̣c các giá tri ̣vâ ̣t chấ t còn ta ̣o ra đƣơ ̣c giá tri ̣
tinh thầ n . Trong hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t kinh doanh đã xuấ t hiê ̣n bí quyế t nghề
nghiê ̣p, bí quyết sản xuất lao động riêng . Đây chiń h là yế u tố đem la ̣i lơ ̣i ić h
riêng cho cá nhân ngƣời sở hƣ̃u nó . Vì vậy những bí quyết đó là yếu tố bí mật ,
không đƣơ ̣c công khai . Trải qua thời gian , ngƣời ta lƣu giƣ̃ nó bằ ng cách truyề n
miê ̣ng cho nhau tƣ̀ đời này sang đời khác tr

ong mô ̣t pha ̣m vi nhấ t đinh
̣ chƣ́

không thể đƣơ ̣c công bố mô ̣t cách rô ̣ng raĩ .
Hoạt động kinh doanh và thƣơng mại cũng nhƣ các hoạt động xã hội khác,
nếu muốn thành thạo, muốn đạt hiệu quả tối ƣu thì con ngƣời cần phải có kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động. Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
của con ngƣời thƣờng đƣợc hình thành dần dần và đƣợc tích luỹ từ đời này sang
đời khác. Quyền tƣ hữu đối với sản phẩm lao động do mình tạo ra đã dẫn đến
việc con ngƣời thƣờng chỉ truyền lại kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho con

cháu mình hoặc những ngƣời thân thuộc với mình. Trong kinh doanh, kiến thức,
kinh nghiệm và kỹ năng đó ngƣời ta gọi là bí quyết. Mặt khác, nhằm đạt lợi
nhuận tối đa trong kinh doanh, thƣơng mại con ngƣời cũng luôn phải tìm tòi,
sáng tạo ra những cách thức, những phƣơng pháp sản xuất hoặc kinh doanh mới
hoặc tạo ra các thông tin có ić h khác

. Vì lợi ić h c ủa mình những cách thức,

9


phƣơng pháp này cũng đƣợc các thƣơng nhân giữ bí mật để sử dụng riêng. Đó là
cội nguồn của bí mật kinh doanh.
Trên thực tế kinh doanh hiện nay, các thƣơng nhân có thể coi nhiều loại
thông tin khác nhau là bí mật kinh doanh. Đó có thể là các thông tin khoa học
nhƣ: hƣớng nghiên cứu phát triển khoa học của doanh nghiệp, các kết quả
nghiên cứu khoa học, các báo cáo phúc trình về hoạt động nghiên cứu, sáng tạo
của doanh nghiệp…; cũng có thể là thông tin công nghệ, kỹ thuật nhƣ: các công
thức hoặc thành phần phối liệu, tỷ lệ hàm lƣợng vật liệu, các phƣơng pháp, quy
trình sản xuất, cấu trúc của sản phẩm, mã nguồn và các chƣơng trình máy tính,
tài liệu thiết kế, thông số kỹ thuật, sơ đồ kiến trúc…; có thể là các thông tin
thƣơng mại, nhƣ: danh sách các nhà cung cấp, danh sách khách hang, nhu cầu,
ƣớc muốn, thái độ, cơ cấu tiêu dùng của khách hang, đặc điểm của khách hàng
thân thiết, phƣơng án cung ứng, lƣu trữ chăm sóc khách hang, kế hoạch, chiến
lƣợc kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo, ý tƣởng kinh doanh, kết quả nghiên cứu,
khảo sát thị trƣờng….Đó cũng có thể là các thông tin tài chính: cấu trúc giá
thành, phƣơng án đầu tƣ, chính sách hoa hồng, chi phí…Ngoài ra, các bí mật về
sơ suất hay thất bại của doanh nghiệp cũng đƣợc coi là bí mật kinh doanh:
nguyên nhân thất bại trong giải pháp khắc phục kỹ thuật, nguyên nhân thất bại
trong sản xuất một sản phẩm mới, kinh nghiệm sai sót trong marketing, các

khiếu nại, tranh chấp đƣợc xử lý kín… Tấ t cả nhƣ̃ng thông tin này đề u có giá tri ̣
rấ t lớn, rấ t có ý nghiã đố i với hoa ̣t đô ̣ng của doanh nghiê ̣p trong viê ̣c ta ̣o ra lơ ̣i
thế ca ̣nh tranh riêng của chủ sở hƣ̃u bí mâ ̣t kinh doanh, của doanh nghiệp này so
với nhiề u doanh nghiê ̣p là đố i thủ ca ̣nh tranh khác.
Ngày nay, khi nói đến các đối tƣợng sở hƣ̃u trí tuê ̣ thông thƣ ờng chúng ta
thƣờng nghĩ tới các đối tƣợng phổ biến nhƣ quyền tác giả, sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, nhãn hiệu mà ít chú ý đến đối tƣợng thƣờng xuyên xuất hiện trong
hoạt động kinh doanh đó là “bí mật kinh doanh”.Ngoài thuật ngữ bí mật kinh
doanh (Trade secrets) thì còn tồn tại một số thuật ngữ có liên quan đến bí mật
kinh doanh nhƣ “thông tin bí mật” (confidential information) và “thông tin
10


không đƣợc tiết lộ”, có thể hiểu nhƣ là những thông tin liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh, đƣợc giữ bí mật và các thông tin đó mang lại cho ngƣời
nắm giữ những lợi ích kinh tế nhất định. Ngoài ra trong kinh doanh, muốn đạt
hiệu quả tối ƣu thì cần có những kiến thức, kỹ năng và cả những kinh nghiệm
đƣợc tích lũy, ngƣời ta gọi đó là bí quyết hay “know- how”.[16]
Bí mật thƣơng mại (Trade Secret) hay có thể gọi là bí mật kinh
doanh(Trade secret), khác với Việt Nam, pháp luật một số nƣớc quy định tƣơng
đối rõ ràng về BMKD cụ thể nhƣ:
Ở Mỹ, theo khoản 4 Điều 1 của Luật thƣơng mại thống nhất (The Uniform
Trade Secret Act – gọi tắt là UTSA) đƣợc ban hành vào năm 1979[1], quy định:
“Bí mật thương mại là các thông tin bao gồm công thức, mẫu hình, sưu tập các
thông tin, chương trình, phương sách, biện pháp, công nghệ hoặc quy trình,
những thông tin mà:
- Đem lại giá trị kinh tế độc lập cho dù là hiện hữu hay tiềm năng khi các
thông tin đó không trở thành hiểu biết chung hoặc không dễ dàng tiếp cận
bằng các biện pháp tiếp cận trung thực bởi những người có thể thu được
giá trị kinh tế từ việc tiết lộ hoặc sử dụng thông tin đó.

- Là đối tượng của sự cố gắng để bảo mật thông tin bằng cách phù hợp
hoàn cảnh” [15]
Tƣơng tự, ở Nhật Bản trong “Luật ngăn ngừa cạnh tranh không lành
mạnh” năm 1993 (The Unfair Competition Prevention Act) định nghĩa: “Bí mật
thương mại được định nghĩa là bất kỳ phương pháp sản xuất nào, hệ thống bán
hàng, thông tin kỹ thuật hay hoạt động hữu ích khác liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp được doanh nghiệp bảo mật và không được bộc lộ ra ngoài”.
Để đƣợc gọi là bi mật thƣơng mại theo Luật ngăn ngừa cạnh tranh không lành
mạnh Nhật Bản thì phải đầy đủ 3 yếu tố:
- Bí mật phải đƣợc kiểm soát;

11


- Bí mật phải quan trọng và hữu ích;
- Bí mật thƣơng mại không đƣợc nhiều ngƣời biết đến trong một trạng thái
công khai sẵn có hay dễ dàng tiếp cận [2]
Ở Trung Quốc trong “Luật chống cạnh tranh không bình đẳng 1993”
(The Unfair Competition law) định nghĩa: “Bí mật thƣơng mại có thể hiểu là
những thông tin kỹ thuật hay hoạt động mà không đƣợc công chúng biết đến, có
tiềm lực kinh tế và tính khả dụng của chúng trên thực tế[3]”.
Theo Điều 10 Nghị định số 240/96 ngày 31 tháng 1 năm 1996 của Pháp
thì thông tin bí mật đƣợc bảo hộ là tổng thể những những thông tin mang tính kỹ
thuật công nghiệp hoặc thƣơng mại có tính chất mật, hữu ích và đƣợc ngƣời nắm
giữ thông tin đó bảo mâ ̣t bằ ng biê ̣n pháp phù hơ ̣p. [17]
Những quy định trên đƣợc xem nhƣ là một định nghĩa khá đầy đủ và
chi tiết về bí mật thƣơng mại. Theo đó, một số loại thông tin mật đƣợc xem là
bí mật thƣơng mại đã đƣợc liệt kê tƣơng đối đầy đủ và rõ ràng.
Nhƣ vậy, các hệ thống pháp luật trên thế giới nhƣ luật của Mỹ, Nhật
Bản cũng nhƣ Trung Quốc quy định khá rõ về bí mật thƣơng mại hay có thể

gọi là bí mật kinh doanh. Mặc dù, ở các nƣớc cũng có một số điểm khác nhau
nhƣng điểm chung nhất của các định nghĩa về bí mật thƣơng mại tại các hệ
thống pháp luật thông thƣờng những điều kiện đó là:
 Thông tin bí mật đó phải đảm bảo tính bímật;
 Thông tin bí mật phải đƣợc chủ sở hữu áp dụng các biện pháp bảomật;
 Thông tin bí mật phải có giá trị trong thƣơng mại và mang lại lợi thế

cạnhtranhcho các chủ sở hữu nắm giữ thông tin đó.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Hiệp định TRIPS, thông tin bí mật
là một trong các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ mà các nƣớc thành viên
của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WTO) có nghĩa vụ bảo hộ. Tuy nhiên, các
quy định của Hiệp định TRIPS chƣa có quy định nào giải thích cụ thể về bí
12


mật thƣơng mại, thay vào đó Hiệp định chỉ đƣa ra các điều kiện để bảo hộ.
Theo hƣớng dẫn của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về thực hiện Hiệp định
TRIPS [4], khi giải thích về Điều 39, văn bản có nêu rõ“thông tin bí mật” có
thể đƣợc gọi là “bí mật thương mại”[15]. Hay tại Điều 2 khoản 1 của Hiệp
định Việt – Mỹ thì thông tin bí mật đƣợc giải thích “thông tin bí mật bao gồm
bí mật thương mại, thông tin độc quyền, các thông tin không bị tiết lộ khác
chưa trở thành đối tượng phải bị tiết lộ công khai cũng không hạn chế theo
quy

định

của

phápluật”[5].Trênthựctế,khôngcómộtđịnhnghĩathốngnhấtởtrêntoànthếgiớivềđố
i tƣợng này. Theo từ điển bách khoa toàn thƣ, bí mật kinh doanh đƣợc giải

thích là “phương thức, quy trình, thiết kế, công cụ, mẫu hình hoặc sự tập hợp
các thông tin được sử dụng bởi một doanh nghiệp để có được một lợi thế hơn
các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp hoặc trong cùng
một lĩnh vực chuyên môn.” Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới lại đƣa ra một định
nghĩa khái quát hơn về bí mật thƣơng mại, theo đó bí mật thƣơng mại là “bất
kỳ thông tin kinh doanh bí mật nào cung cấp cho doanh nghiệp một ưu thế
cạnh tranh đều được coi là bí mật thương mại. Bí mật thương mại bao gồm
những bí mật về sản xuất về công nghiệp và những bí mật về kinh doanh.”[15].
Nhìn chung các bí mật thƣơng mại có thể là:[18]
- Liên quan đến kinh doanh: kế hoạch và chiến lƣợc kinh doanh, mô

hình hoạt động đƣợc lựa chọn, kế hoạch tiếp thị, danh sách khách hàng, thông
tin tài chính, hồ sơ nhân sự, các phƣơng pháp, các quy trình và thời gian biểu
vận hành côngviệc.
- Liên quan đến kỹ thuật: kế hoạch và chiến lƣợc nghiên cứu phát triển

tài liệu hƣớng dẫn, thiết kế, công thức, bí quyết sản xuất, quy trình sản xuất
hoặc sửa chữa, kỹ thuật, nguyên liệu và bản mô tả kỹ thuật, các thuật toán và
phƣơng pháp đƣợc thực hiện trong chƣơng trình máy tính, bản vẽ kiến trúc,
các cơ sở dữ liệu độc quyền, phƣơng pháp tìm tài liệu, bản vẽ, mô hình, vật
mẫu, bản thiết kế và sơđồ.
13


Dƣới góc độ pháp luật Việt Nam thì theo khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh
tranh 2005 [8], bí mật kinh doanh là những thông tin không phải là hiểu biết
thông thƣờng, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi đƣợc sử dụng sẽ
tạo cho ngƣời nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với ngƣời không nắm giữ
hoặc không sử dụng thông tin đó, đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện
pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cậnđƣợc.

Theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 [10], bí mật
kinh doanh đƣợc giải thích là “thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính,
trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.Theo khái
niệm này, một bí mật kinh doanh có 3 dấu hiệu cơ bản:
+ Là kết quả của quá trình đầu tƣ, nghiên cứu, sáng tạo thể hiện qua các tri thức,
thông tin;
+ Chƣa đƣợc bộc lộ đến mức những ngƣời khác có thể dễ dàng có đƣợc;
+ Có khả năng tạo ra những giá trị kinh tế khi sử dụng trong kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm:
Mặc dù đa dạng về loại hình nhƣng tựu chung lại bí mật kinh doanh gồm
những đặc điểm sau:
Đặc điểm về tính thông tin của bí mật kinh doanh.
Tính thông tin của bí mật kinh doanh thể hiện ở chỗ bí mật kinh doanh
phải mang đến cho những ngƣời có khả năng tiếp cận nó những nhận thức,
những hiểu biết nhất định về một sự vật, một hiện tƣợng nào đó trong thế giới
khách quan. Thông tin là bí mật kinh doanh có thể tồn tại hoặc đƣợc thể hiện
dƣới những dạng vật chất hữu hình, cụ thể nhƣ tài liệu, sách vở chứa đựng thông
tin, mô hình, mẫu vật… nhƣng bí mật kinh doanh không đồng nhất với những
vật chất đó. Bí mật kinh doanh, một mặt, là kết quả của hoạt động nhận thức, trí
tuệ của con ngƣời đƣợc thể hiện, tái tạo lại thông qua các vật chất hữu hình nói
trên, mặt khác, con ngƣời muốn biết, muốn nhận thức đƣợc bí mật kinh doanh
14


thì phải thông qua hoạt động nhận thức của trí tuệ. Chính vì vậy, bí mật kinh
doanh là một loại tài sản trí tuệ của ngƣời kinh doanh.
Đặc điểm về tính bí mật của thông tin.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất và có tính chất quyết định của bí mật kinh
doanh. Nếu một loại thông tin mà không có tính bí mật thì không thể đƣợc xem
là bí mật kinh doanh đƣợc cho dù nó có thể có chức năng thông tin, có thể có giá

trị đối với hoạt động kinh doanh.
Thông tin có tính chất bí mật nghĩa là phạm vi những ngƣời biết đến thông
tin rất hạn chế. Mặt khác, những ngƣời quan tâm đến thông tin cũng không thể
dễ dàng lấy thông tin ở những nguồn thông tin công cộng.
Điểm a – Khoản 2 – Hiệp Định TRIPS giải thích về tính bí mật nhƣ sau:
“có tính chất bí mật với nghĩa là nó không được biết đến nói chung trên nguyên
tắc, đối với nội dung hoặc trong hình thể chính xác hoặc sự kết hợp của các
thành phần thông tin, trong số hoặc bởi những người thường xuyên tiếp cận
hoặc thường xuyên xử lý loại thông tin đó.”
Tuy nhiên, tính bí mật không có nghĩa là phải hoàn toàn bí mật. Bí mật
kinh doanh cũng có thể đƣợc biết bởi các nhân viên, ngƣời lao động trong công
ty, những ngƣời có liên quan đến việc sử dụng thông tin hoặc những ngƣời khác
có cam kết bảo mật.
Đặc điểm về tính giá trị của thông tin.
Thông tin bí mật đƣợc ngƣời kinh doanh coi là bí mật kinh doanh phải là
thông tin có giá trị. [16] Đặc điểm này xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh
doanh. Trong quá trình hoạt động của mình, các chủ thể kinh doanh phải thu
thập, lƣu giữ rất nhiều loại thông tin nhằm đƣa ra các quyết định kinh doanh có
hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận. Trong vô số các thông tin mà các chủ thể
kinh doanh thu thập đƣợc, họ chỉ giữ lại những thông tin có giá trị.

15


Tính giá trị cuả thông tin thể hiện trên nhiều khía cạnh. Giá trị của thông
tin có thể thể hiện ở khoản tiền, vốn mà ngƣời có đƣợc thông tin đã đầu tƣ để tạo
ra hoặc có đƣợc thông tin đó. Giá trị của thông tin cũng có thể thể hiện ở mức độ
đầu tƣ thời gian, công sức để tạo ra hoặc thu thập thông tin. Giá trị của thông tin
cũng có thể thể hiện ở những khoản lợi mà chủ sở hữu thu đƣợc khi biết và sử
dụng thông tin. Đôi khi, giá trị của thông tin là bí mật kinh doanh còn thể hiện ở

sự mất mát, thiệt hại mà chủ sở hữu phải gánh chịu hoặc khoản lợi mà ngƣời
không phải là chủ sở hữu đƣợc hƣởng nếu thông tin đó bị tiết lộ, bị ngƣời khác
biết hoặc sử dụng.
Đặc điểm về khả năng sử dụng của thông tin.
Thông tin đƣợc coi là BMKD không những mang đặc điểm về giá trị, về
công sức thu thập của chủ sở hữu mà còn phải có tính năng sử dụng trong thực
tế. Khi đƣợc đƣa vào sản xuất kinh doanh phải phát huy hết những lợi thế mà
thông tin đó có th ể mang lại, phải tạo ra sản phẩm về mặt vật chất là những sản
phẩm hoặc dịch vụ là đối tƣợng trực tiếp trong quá trình sản xuất, kin doanh.
Nếu thông tin bí mật không thể hiện đƣợc giá trị hoặc không còn mang lại lợi thế
cho ngƣời nắm giữ thì sẽ không đƣợc bảo hộ với tƣ cách BMKD.[22]
Tóm lại B MKD là một loại tài sản trí tuệ có giá trị vì nó tạo ra lợi thế
riêng của chủ sở hữu BMKD so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đối với mỗi
một doanh nghiệp các BMKD vô cùng quan trọng, nó ảnh hƣởng đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp nhất là trong thời buổi kinh tế cạnh tranh nhƣ
hiện nay.
1.2. Nhƣ̃ng nô ̣i dung cơ bản của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với
BMKD
1.2.1. Điều kiê ̣n bảo hộ
Trong thời đại ngày nay, những thông tin là sản phẩm của hoạt động trí
tuệ con ngƣời đƣợc pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên không phải bất kỳ thông tin nào
16


cũng đƣợc bảo hộ với danh nghĩa là bí mật kinh doanh. Sản phẩm trí tuệ chỉ
đƣợc bảo hộ với tƣ cách là bí mật kinh doanh khi nó đáp ứng các điều kiện do
pháp luật quy định. Việc tìm hiểu các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.
Theo quy định tại Điều 84 – Luật SHTT một thông tin đƣợc bảo hộ với
danh nghĩa là một bí mật kinh doanh nếu thông tin đó đáp ứng các điều kiện

sau:
Thứ nhấ t, thông tin là bí mâ ̣t kinh doanh k hông phải là hiểu biết thông
thƣờng và không dễ dàng có đƣợc.Điều kiện này đƣợc ghi nhận trong Luật sở
hữu trí tuệ và trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ nhƣng không
đƣợc quy định tại Hiệp định TRIPs.
Với tƣ cách là một đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ bí mật kinh doanh
chỉ đƣợc bảo hộ khi nó là sản phẩm của hoạt động trí tuệ. Hơn nữa, sản phẩm trí
tuệ này không phải là hiểu biết thông thƣờng, có nghĩa là chủ sở hữu bí mật kinh
doanh biết mà một ngƣời có kiến thức trung bình trong lĩnh vực đó không thể
biết đƣợc. Mặt khác, để biết đƣợc thông tin đó con ngƣời phải đầu tƣ về mă ̣t
công sƣ́c, thời gian, nỗ lực của bản thân, kinh nghiệm vố n có và cả tiền bạc mới
có thể tạo ra thông tin đó.
Với nghĩa nhƣ vậy kiến thức chung và kiến thức phổ thông có trong các
sách giáo khoa, giáo trình hoặc các sách báo có bán rộng rãi trên thị trƣờng
không phải là bí mật kinh doanh.Kiến thức mà bất kỳ một ngƣời nào quan tâm
đến kiến thức đó cũng có thể dễ dàng tìm thấy trong các nguồn thông tin, tƣ liệu
công cộng cũng không phải là bí mật kinh doanh.Tuy nhiên, một kiến thức mới
đƣợc tạo ra từ những kiến thức chung hoặc kiến thức phổ thông hoặc tạo ra từ
nhiều nguồn thông tin, tƣ liệu công cộng thể hiện sự nỗ lực, công sức và trí tuệ
của ngƣời tạo ra nó cũng có thể đƣợc bảo hộ với tƣ cách là BMKD.
Trên thực tế, điều kiện này là một điều kiện rất khó áp dụng để xem xét
một thông tin có phải là hiểu biết thông thƣờng hay không hoặc có dễ dàng có
17


đƣợc hay không. Có nhiều lý do dẫn đến sự khó khăn này. Trƣớc hết, đây là một
điều kiện có tính chất định tính, nó khá chung chung và mơ hồ nên sẽ gây ra sự
khó khăn cho việc áp dụng.Hai là, điều kiện này cho phép các thẩm phán hoặc
những ngƣời áp dụng pháp luật xem xét theo ý chí chủ quan của mình về khả
năng có phải là kiến thức thông thƣờng hay không và về sự dễ dàng hay khó

khăn để có đƣợc nó. Thực tế, các thẩm phán không phải là ngƣời có kiến thức
sâu rộng trong mọi lĩnh vực để có thể dễ dàng đánh giá một tập hợp kiến thức có
phải là hiểu biết thông thƣờng hay không. Hơn nữa, trình độ các thẩm phán ở
nƣớc ta chƣa đồng đều giữa các vùng miền khác nhau.Vì vậy, khi xem xét điều
kiện này dễ gây ra sự không thống nhất trong áp dụng luật.
Thứ hai, thông tin khi đƣợc sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho ngƣời
nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với ngƣời không nắm giữ hoặc không sử
dụng bí mật kinh doanh đó.
Một trong những đặc điểm cơ bản của bí mật kinh doanh là tính giá trị.
Giá trị của bí mật kinh doanh có thể đƣợc thể hiện trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên giá trị của bí mật kinh doanh sẽ chẳng là gì cả nếu nó không
trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra cho chủ sở hữu hoặc ngƣời sử dụng nó một lợi thế
nào đó so với các đối thủ cạnh tranh khác hoặc so với các chủ thể kinh doanh
khác trên thị trƣờng. Chính vì vậy, bí mật kinh doanh chỉ đƣợc bảo hộ nếu nó tạo
ra lợi thế cho chủ sở hữu hoặc những ngƣời biết và sử dụng nó.
Lợi thế mà bí mật kinh doanh mang lại có thể là lợi thế trực tiếp hoặc gián
tiếp, có thể thấy ngay trƣớc mắt nhƣng cũng có thể lợi thế mang tầm chiến lƣợc
lâu dài. Một bí mật kinh doanh về công thức pha chế nƣớc giải khát, nƣớc hoa,
rƣợu, bia có thể mang lại một lợi thế trực tiếp trên cơ sở chất lƣợng vƣợt trội của
sản phẩm.Chẳng hạn công thức pha chế nƣớc hoa Chanel 5 của Pháp hay công
thức pha chế rƣợu vang Pháp là những ví dụ điển hình về chất lƣợng vƣợt trội
nhờ bí mật kinh doanh trong công thức pha chế sản phẩm.Một bí mật kinh doanh
về nhu cầu, ƣớc muốn, thói quen tiêu dùng của khách hàng trên thị trƣờng có thể
làm cho doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hơn và thu đƣợc lợi nhuận cao hơn.
18


Một bí mật kinh doanh trong việc quảng cáo thƣơng hiệu có thể tạo ra một dấu
ấn của doanh nghiệp đối với khách hàng, từ đó nâng cao đƣợc lơ ̣i nhuâ ̣n của
doanh nghiệp. Một bí mật kinh doanh trong chiến lƣợc kinh doanh có thể tạo ra

thói quen, tập quán tiêu dùng của khách hàng đối với hàng hoá, sản phẩm, thậm
chí có thể tác động đến cả chính sách, pháp luật của nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, trên thực tế, mỗi bí mật kinh doanh có thể tạo cho chủ sở hữu
hoặc những ngƣời sử dụng nó một hoặc nhiều lợi thế khác nhau. Nhƣng nhìn
chung, bí mật kinh doanh có thể tạo ra các loại lợi thế sau:lợi thế về chất lƣợng
của sản phẩm,chất lƣợng của dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại; lợi
thế về giá thành của sản phẩm, dịch vụ; lợi thế về giá cả của nguyên, nhiên vật
liệu đầu vào;lợi thế về thị phần của sản phẩm, dịch vụ; lợi thế về thƣơng hiệu;lợi
thế về ấn tƣợng của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng; lợi thế trong chiến lƣợc,
chính sách đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lợi thế về cơ hội kinh
doanh;các lợi thế khác...[23]
Thứ ba, thông tin đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết
để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận đƣợc.Một
điều kiện khác để bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ đó là chủ sở hữu BMKD phải
tiến hành các biện pháp bảo mật cần thiết để cho bí mật kinh doanh đó không bị
tiết lộ và không dễ dàng bị xâm hại.Trên thực tế, các chủ sở hữu bí mật kinh
doanh là ngƣời áp dụng các biện pháp bảo mật nhằm đảm bảo quyền sở hữu của
mình đối với BMKD và tránh sự xâm phạm bấ t hơ ̣p pháp . Tuy nhiên, các biện
pháp bảo mật mà chủ sở hữu áp dụng phải đủ cần thiết nhằm bảo vệ BMKD của
mình.
Tính cần thiết của các biện pháp bảo mật cần đƣợc xem xét trong từng
trƣờng hợp cụ thể. Một vấn đề cần lƣu ý để có thể xem xét tính cần thiết của các
biện pháp bảo mật đã đƣợc áp dụng đó là mối tƣơng quan giữa giá trị của bí mật
kinh doanh và những lợi thế mà bí mật kinh doanh mang lại cho chủ sở hữu với
các biện pháp đã áp dụng. Tấ t nhiên giá trị và lợi thế mà bí mật kinh doanh càng
cao thì bí mật kinh doanh càng quan trọng và cần phải có những biện pháp bảo
19



×