CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP.
2.1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, con
người ln tìm kiếm một phương thức hoạt động có trí tuệ hơn, mang lại nhiều lợi
ích và hiệu quả hơn. Các phương thức hoạt động ấy bao gồm: Hoạt động sản xuất,
hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành các hoạt động
đó có rất nhiều các chủ thể khác nhau như: cá nhân, tập thể, Nhà nước...mà người
ta gọi chung là các doanh nghiệp. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh
nghiệp, nhưng theo nghĩa chung nhất thì Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Hoạt động sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào như: nguyên vật
liệu, lao động, đất đai…để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hướng vào thị
trường tức là đưa sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra để bán hoặc cung cấp dịch vụ với
mục đích lợi nhuận tối đa.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khâu từ
sản xuất đến tiêu thụ và được tiến hành thường xuyên liên tục, đa dạng và phức
tạp.
Vì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn được tiến hành một
cách thường xuyên liên tục, phong phú, phức tạp đồng thời cũng là nhân tố trực
tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp cho nên trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, con người luôn phải quan
sát thực tế, tìm hiểu, phân tích tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp và phải
nhận thức chúng một cách đầy đủ, chính xác kịp thời để tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình được tốt hơn
2.1.2. Các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều giai đoạn
khác nhau từ sản xuất sản phẩm, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, đưa sản phẩm
tới tay người tiêu dùng đáp ứn thị hiếu. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được
thuận lợi thì trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải thực hiện tốt
từng công đoạn sau:
Giai đoạn dự trữ: Là giai đoạn doanh nghiệp mua nguyên vật liệu (các yếu tố
đầu vào) dự trữ trong kho chuẩn bị cho khâu sản xuất. Quá trình này muốn thực
hiện tốt cần phải xác định sao cho số lượng dự trữ hợp lý, đảm bảo đầy đủ cả về số
lượng và chất lượng, tránh ứ động vốn trong kho.
Giai đoạn sản xuất sản phẩm: Đây là giai đoạn doanh nghiệp tiến hành các
hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh
doanh. Trong hoạt đông sản xuất muốn tồn tại và phát triển cần phải đảm bảo 3
nguyên tắc: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất bao nhiêu và cho ai?. Để
đạt được kết quả cao nhất trong giai đoạn này doanh nghiệp phải khai thác triệt để
năng lực sản xuất kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm chi phí để
hạ giá thành sảp phẩm. Đó là kết quả bước đầu giúp quá trình tiêu thụ diễn ra
nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Giai đoạn tiêu thụ sản phẩm: Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ
thuộc rất nhiều vào quá trình tiêu thụ, quá trình tiêu thụ nhanh nghĩa là sản phẩm
bán ra với tốc độ và khối lượng lớn thì tái sản xuất càng được đẩy mạnh. Do đó,
tiêu thụ quyết định quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi
là tiêu thụ khi và chỉ khi doanh nghiệp đã thu được tiền hay người mua chấp nhận
trả tiền và đó chính là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ba giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nằm trong một tổng thể
thống nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, có dự trữ
các yếu đầu vào thì mới có thể sản xuất sản phẩm, sản phẩm hàng hoá được sản
xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng mới thúc đẩy sản suất phát triển. Khi sản phẩm
sản xuất ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người thị trường, giá thành hạ,
giá bán giảm đủ sức cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ thúc đẩy q trình tiêu thụ
sản phẩm được nhanh chóng, từ đó chúng ta phải dự trữ các yếu tố đầu vào để
chuẩn bị cho giai đoạn sản xuất sau. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hố được sản
xuất ra khơng tiêu thụ được sẽ làm cho quá trình sản xuất bị ngừng trệ, các yếu tố
dự trũ không được sử dụng để sản xuất dẫn đến ứ đọng vốn. Do đó trong quá trình
sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tìm những biện pháp thích hợp để sao cho
các q trình này được diễn ra một cách liên tục và hợp lý.
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP .
2.2.1. Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các
quá trình và các kết quả sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên
cơ sở đó, bằn các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút
ra tính quy luật và xu hướng phát triển của hiên j tượng nghiên cứu.
Phân tích hoạt đơng sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) là một q trình nghiên
để đánh giá tồn bộ q trình và kết quả của HĐSXKD ở doanh nghiệp, nhằm làm
rõ chất lượng của HĐSXKD và những tiềm năng cần được khai thác. Trên cơ sở đó
đề ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp.
Trước đây khi trong điều kiện sản xuất kinh doanh còn chưa phát triển, thông
tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp nên việc phân tích được tiến hành chỉ là
những phép tính cộng, trừ đơn giản. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng
phát triển, việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp ngày càng phức tạp
và khoa học, thì vai trị của người quản trị ngày càng đóng vai trị quan trọng và
các thơng tin, số liệu cần được phân tích ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp với
nhiều loại khác nhau. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như
một mơn khoa học độc lập đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích hoạt động kinh doanh với vai trò là một ngành khoa học độc lập,
nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những biện pháp
được áp dụng trong doanh nghiệp mà đem lại hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó việc
phân tích HĐSXKD luôn đi trước và là cơ sở cho việc ra quyết định sản xuất kinh
doanh một cách đuúng đắn nhất. Thực hiện được chiến lược kinh doanh có hiệu
quả nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Ngoài việc phân tích các điều kiện trong
doanh nghiệp về vốn, lao động, vật tư...doanh nghiệp còn phải qun tâm phân tích
sự ảnh hưởng, tác động của những yếu tố bên ngoài như: thị trường, thị hiếu của
khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở phân tích HĐSXKD của doanh nghiệp
lập ra kế hoạch ngăn ngừa những rủi ro bất trắc xảy ra.
Như vậy, phân tích HĐSXKD là q trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh
doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu
của các quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.2.2. Đối tượng - vai trị của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
a) Đối tượng
Nền kinh tế ngày nay càng phát triển mạnh mẽ, do đó địi hỏi trình độ quản lý
nền kinh tế quốc dân phải khơng ngừng được nâng cao và phức tạp trong nền kinh
tế thị trường, phân tích kinh doanh được hình thành và khơng ngừng hồn thiện với
hệ thống lý luận độc lập. Vì vậy, do là một mơn khoa học độc lập, nằm trong hệ
thống các môn khoa học quả lý kinh tế, nên phân tích kinh doanh cũng có đối
tượng nghiên cứu riêng của mình. Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động
kinh doanh là q trình và kết quả cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế
trong mối quan hệ tác động của các nhân tố kinh tế. Ở đó:
*Q trình kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là các hoạt động kể từ
khâu chuẩn bị cho một đối tượng kinh doanh cho đến khâu kết thúc đối tượng kinh
doanh đó. Q trình kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp có đặc thù khác
nhau:
- Đối với doanh nghiệp sản xuất như: Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây đựng
cơ bản…q trình kinh doanh có thể được phân thành các khâu (hay giai đoạn )
chủ yếu sau:
HĐ chuẩn bị
HĐ sản xuất
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm,
cho SXKD
ra sản phẩm
thu hồi vốn kinh doanh.
- Đối với các doanh nghiệp dịch vị như: Thượng mại, du lịch, Khoa học,…
quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp của các doanh nghiệp này có thể được
phân thành hai khâu cơ bản:
HĐ chuẩn bị cho
KD dịch vụ
Hoạt động thực hiện dịch vụ,
thu hồi vốn kinh doanh
* Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng nghiên cứu của phân tích có thể là kết
quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn riêng biệt của quá trình sản xuất kinh
doanh như : khối lượng (hay giá trị) dự trữ các yếu tố sản xuất, khối lượng ( hay
giá trị) sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, hoặc nó có thể là kết quả tổng hợp của cả
quá trình sản xuất kinh doanh hay kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp
(lợi nhuận). Các kết quả này được xác định cụ thể cho từng thời kỳ gồm kết quả dự
kến đạt tới và kết quả thực tế đạt được trong kỳ.
Những kết quả cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế cùng với sự tác
động của các chỉ tiêu đó. Trong đó mỗi chỉ tiêu phản ánh một nội dung và phạm vi
của kết quả kinh doanh (tương ứng theo các khái niệm chỉ tiêu). Để phản ánh và
phân tích kết quả kinh doanh cần phải sử dụng 1 hệ thống chỉ tiêu, tuỳ theo mục
dích và nội ung phân tích các chỉ tiêu trong hệ thống có thể được tính bằng đơn vị
hiện vật hoặc đơn vị tiền tệ. Tuỳ theo phương pháp tính tốn, các chỉ tiêu trong hệ
thống có thể bao gồm các chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu bình
quân.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được phân
tích trong sự tác động của các nhân tố kinh tế (còn được gọi là các nhân tố ảnh
hưởng). Trong phân tích HĐKD, một trong các mục tiêu chủ yếu đặt ra là phải
lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức tăng (giảm) của chỉ
tiêu phân tích. Bởi những thông tin này phản ánh chất lượng của hoạt động kinh
doanh và rất cần thiết cho việc soạn thảo các phương án và giải pháp hiệu chỉnh
hành vi kinh doanh của doanh nghiệp ở quá trình sau. Để đáp ứng được mục tiêu
trên, người làm công tác phân tích phải nắm vững cách phân loại các nhân tố ảnh
hưởng.
* Theo tính chất của các nhân tố: Người ta phân biệt nhân tố số lượng và nhân
tố chất lượng.
* Theo tính tất yếu của nhân tố: Người ta phân biệt nhân tố khách quan và
nhân tố chủ quan.
* Theo tính xu hướng tác đơng của các nhân tố: Người ta phân biệt nhân tố
tích cực và nhân tố tiêu cực.
v.v….
Việc phân loại các nhân tố và việc xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
phân tích với các nhân tố ảnh hưởng chỉ có ý nghãi tương đối trong từng trường
hợp cụ thể.
b) Va i trị
Phân tích hoạt động kinh doanh ln chiếm một vị trí quan trọng trong quá
trình hoạt động của bất cứ một doanh nghiệp nào.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơng cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà
các doanh nghiệp đã sử dụng, nó đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế chuyển sang
cơ chế thị trường. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là điều kiện tất yếu để doanh
nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường, đủ sức cạnh tranh với những doanh
nghiệp khác, vừa có điều kiện để tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh, vùa
đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động vừa làm tròn nghĩa vụ với nhà
nước. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra giám
sát, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Phân tích HĐSXKD nhằm đánh giá xem xét việc thực hiện quá trình sản xuất,
các chỉ tiêu kinh tế như thế nào?. Các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp đã được
thược hiện đến đâu. Qua đó có thể rút ra những tồn tại yếu kém của doanh nghiệp
và những nguyên nhân gây ra những tồn tại yếu kém đó mà đề ra biện pháp khắc
phục để tận dụng triệt để những thế mạnh của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích
HĐKD khơng chỉ là điểm kết thúc của một chu kỳ sản xuất kinh doanh mà còn là
điểm khởi đầu của một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới.
Kết quả phân tích của thời kỳ sản xuất kinh doanh trước và đưa ra những dụ
báo trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là những căn cứ quan trọng để
giúp doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và những phương án
kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích HĐKD gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có
tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích
từng mặt của hoạt động của doanh nghiệp như: công tác chỉ đạo sản xuất, công tác
sản xuất lao động và tiền lương, cơng tác thu mua quản lý tài chính. Các hoạt động
đó được thực hiện một cách đồng nhất, đồng bộ thể hiện cụ thể ở chức năng của
các phòng ban, từng dươn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tất cả những hoạt động
đó đèu nhằm một mục đích đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất cho doanh
nghiệp.
Phân tích HĐKD thơng thường được thực hiện theo từng mốc thời gian như:
tháng, quý, năm, đặc biệt theo từng thời điểm giúp doanh nghiệp kịp thời điều
chỉnh những bất hợp lý xảy ra trong hoạt động nhằm đạt được mục tiêu ban đầu đặt
ra.
- Không chỉ dừng lại ở sự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp và
không chỉ đánh giá việc thực hiện và chấp hành luật pháp, các chế độ chính sách
của Nhà nước phân tích HĐKD cịn phát hiện ra những điểm chưa phù hợp, khơng
hồn chỉnh chủ chế độ chính sách, đưa ra những kiến nghị để Nhà nước kịp thời
sửa đổi bổ sung để tạo điều kiên thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế đất nước bởi vì sự trì trệ của cơ chế, chính sách đã gây ra tác động rất xấu
đối với nền kinh tế nước ta trong thời gian qua. Do đó phân tích HĐKD khơng chỉ
là cơng việc phải tiến hành thường xuyên sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh mà
cịn được dùng để phân tích trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh như phân tích
dự án và tính khả thi của nó, các kế hoạch của bảng thuyết minh, phân tích dự tốn,
phân tích các luận chứng kinh tế kỹ thuật. Chính hình thức phân tích kinh tế này sẽ
giúp các nhà đầu tư xác định hướng đầu tư, các dự án đầu tư cũng như lựa chọn
phương án sản xuất khinh doanh tối ưu.
- Phân tích HĐKD cịn đặc biệt quan trọng trong thời kỳ kinh tế mở cửa với
chủ trương kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta đối với những ngành:
xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác dầu khí, cơng nghiệp chế biến, phát triển thương
mại dịch vụ...Các nhà đầu tư nước ngồi ln chú ý đến rủi ro, khả năng thu hồi
vốn, khả năng sinh lời. Như vậy, phân tích HĐKD có thể đáp ứng mọi địi hỏi của
các nhà đầu tư nước ngồi vì thơng qua đó họ mới có thể quyết định đúng đắn
trang việc hợp tác đầu tư, cho vay …với doanh nghiệp hay khơng?.
Tóm lại, phân tích HĐKD là điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết đối với
mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp, nó cịn là cơ sở của nhiều quyết định quan
trọng liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp và còn là kim chỉ nam cho
hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.
2.2.3.Yêu cầu - Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
a.Yêu cầu
Muốn cơng tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh mang ý nghĩa thiết
thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả các hoạt động kinh doanh của mình thì cần phải thực hiện các u cầu sau:
Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích khơng chỉ phụ thuộc nhiều vào sự
đầy đủ nguồn tài liệu sưu tập: những số liệu thống kê phản ánh tình hình kinh
doanh ở những thời kỳ trước, hiện tại mà phải có đầy đủ tài liệu dự báo về thị
trường, giá cả, mơi trường kinh tế tài chính: lạm phát, tỉ giá hối đối, lãi suất tín
dụng trong tương lai…để phục vụ cơng tác phân tích đánh giá nhận định. Tính đầy
đủ cịn thể hiện phải tính tốn đầy đủ các chỉ tiêu.
Tính chính xác: Chất lượng của cơng tác phân tích phụ thuộc nhiều tính chính
xác về nguồn số liệu khai thác, phụ thuộc vào sự chính xác lựa chọn phương pháp
phân tích chỉ tiêu dùng phân tích. Do đó nguồn số liệu phải chính xác mới có kết
quả tốt.
Tính kịp thời: Sau mỗi thời vụ hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh phải kịp thời
tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động để nắm bắt những mặt mạnh, mặt
yếu trong kinh doanh để đề xuất giải pháp cho thời kinh doanh có hiệu quả hơn.
b.Nhiệm vụ
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một công cụ quan trọng trong quá
trình nhận thức HĐSXKD là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Vì
vậy phân tích HĐSXKD có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là: Dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng: trước hết là đánh giá và kiểm tra khái
quát giữa kết quả đạt được so với kế hoạch đã đề ra ban đầu, so với dụ toán, định
mức kinh tế - kỹ thuật. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để khẳng định tính
đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng dựa trên một số mặt chủ yếu. Ngồi ra
cị xem xét tình hình thực hiện các quy định, các thể lệ thanh tốn trên cơ sở tơn
trọng luật pháp của Nhà nước và Luật kinh doanh quốc tế.
Hai là: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân
gây nên và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó.
Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên,
do đó ta phải xác định các trị số của các nhân tố và tìm ra nguyên nhân gây nên
biến động của trị số nhân tố đó.
Ba là: Đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm khai thác tối đa các tiềm năng vốn
có của doanh nghiệp và khắc phục những khâu còn yếu kém, còn tồn tại ở doanh
nghiệp. Từ đó thúc đẩy sự phát triểu ổn định và vững chắc của doanh nghiệp.
Bốn là: Xây dựng phương án kinh doanh trên mục tiêu đã định có hiệu quả
nhất. Qua quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giúp doanh
nghiệp biết được tiến độ thực hiện, những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngồi ra
cịn giúp doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu kiểm
tra đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và đề ra
các giải pháp tiến hành trong tương lai.
Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét, dự báo, dự tốn có thể đạt được tương
lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là
thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.4. Nội dung của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh .
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơng cụ cung cấp thông tin để điều hành
hoạt động kinh doanh, những thơng tin này thường khơng có sẵn trong các báo cáo
tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có những thơng tin này
người ta phải thơng qua q trình phân tích phù hợp. Nội dung phân tích hoạt động
kinh doanh là phân tích theo quá trình sản xuất kinh doanh: từ phân tích chi phí để
sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đến tiêu thụ và cuối cùng là phân tích
doanh thu và lợi nhuận đạt được.
2.2.4.1. Phân tích chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh
Để tiến hành được các hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp
phải bỏ ra nhiều loại chi phí. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh đều
có mục đích tối đa hố lợi nhuận, chính vì vậy họ ln tìm mọi cách để giảm chi
phí. Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố
là cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó ban quả trị sẽ có các quyết
định tối ưu hơn.
2.2.4.2. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
Sau khi sản phẩm sản xuất ra, chúng phải được tiêu thụ. Bởi vì có tiêu thụ
được sản phẩm hàng hố thì doanh nghiệp mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở
rộng, nâng cao đời sống của cácn bộ cơng nhân viên…Phân tích tiêu thụ sản phẩm
hàng hố sẽ xác định được đúng dắn những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp
tích cực nhằm đưa q trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giá bán cao,
thị trường ổn định và thu được lợi nhuận cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
2.2.4.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả riêng biệt của tổng khâu, tổng giai đoạn của quá
trình sản xuất kinh doanh như mua hàng, bán hàng, sản xuất ra hàng hố hoặc có
thể là kết quả tổng hợp của cả q trình sản xuất kinh doanh. Đó là kết quả tài
chính cuối cùng của doanh nghiệp. Phân tích kết quả kinh doanh là phân tích các
chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ,
lợi nhuận…Các chỉ tiêu này được phân tích trong mối quan hệ với chỉ tiêu về diều
kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai…
* Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chỉ tiêu này là cơ sở để
xác định lãi (lỗ) sau một quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó,
muốn tiêu thụ nhanh chóng khối lượng hàng hố, sảm phẩm dịch vụ, doanh nghiệp
phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Đồng thời, doanh nghiệp cần quan
tâm đến nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm hàng hố…
Khi phân tích phải tìm ra nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
(khối lượng hàng bán, giá bán, cơ cấu hàng bán…) đến doanh thu để có biện pháp
tích hợp, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận…
* Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Do đó, hiểu được nội dung, dặc điểm của tổng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt
cơng tác phân tích lợi nhuận. Khi phân tích lợi nhuận trước hết ta đánh giá tình
hình lợi nhuận của tổng bộ phận và tồn phần, sau đó phân tích nguyên nhân và
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. Từ
đó đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không
ngừng nâng cao lợi nhuận.
2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Có rất nhiều chỉ tiêu kinh tế khác nhau phản ánh tính hình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể có thể lựa chọn những
chỉ tiêu phân tích thích hợp.
- Theo tính chất của chỉ tiêu có: chỉ tiêu số lượng phản ánh quy mô của kết quả hay
điều kiện của kinh doanh; chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu
suất sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh.
- Theo phương pháp tính tốn, có: Chỉ tiêu tuyệt đối thường dùng để đánh giá quy
mô sản xuất và kết quả, chỉ tiêu tương đối thường được ding trong phân tích các quan hệ
kinh tế giữa bộ phận cơ cấu, hay xu hướng phát triển của các chỉ tiêu, chỉ tiêu bình quân
phản ánh trình độ phố biến của hiện tượng nghiên cứu.
- Tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích có thể dùng chỉ tiêu đơn vị hiện vật, dơn
vị giá trị.
+ Chỉ tiêu bằng đơn vị hiện vật : Số lượng sản phẩm sản xuất ra, hệ số tiêu thụ sản
phẩm, mức cung ứng tổng loại nguyên vật liệu, cơ cấu sản phẩm…
+ Chỉ tiêu bằng đơn vị giá trị như: Tổng giá thành sản phẩm hàng hoá, tổng doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng chi phí sản xuất…
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là tồn bộ số tiền bán sản phẩm hàng
hố, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ và được
khách hàng chấp nhận thanh tốn. Trong đó:
Doanh thu từ
HĐKD
Số lượng hàng bán
=
hoặc dịch vụ cung ứng bán
Giá
x
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Bao gồm những khoản thu do hoạt động dầu tư
tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại.
- Doanh thu khác là doanh thu từ các hoạt động kinh doanh ngoài các hoạt động kể
trên, như: Thu từ nhựng bán, thanh lý tài sản cố định, thu từ các khoản vi phạm hợp
đồng kinh tế, thu từ các khoản nợ khó địi đã xử lý…
- Chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ
phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại. Nó là chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận từ
Doanh thu
=
HĐX|SXKD
Giá vốn
-
thuần
Chi phí
-
hàng bán
Chi phí
-
bán hàng
quản lý
2.3.2.2.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh, cần phải xây dựng
chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như
sức sinh lợi của từng yếu tố và của từng loại vốn. Và phải thống nhất với công thức
đánh giá hiệu quả chung:
Hiệu quả
=
kinh doanh
Kết quả đầu ra
———————
Yếu tố đầu vào
(*)
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Số lượng sản phẩm, giá trị tổng
sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận thuần… còn yếu tố đầu vào bao gồm: Lao
động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, tiền vốn…
Công thức (*) phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lợi của các chỉ tiêu phản
ánh đầu vào, nghĩa là cứ 1 đồng chi phí đầu vào thì thu được bao nhiêu đồng đầu
ra. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm:
1-Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (%) :
Tỷ suất lợi nhuận
VCSH
Lợi nhuận sau thuế
= ———————————————
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
x 100
Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu, cứ 100
đ VCSH bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
2- Tỷ suất lợi nhuận vốn (%) :
Tỷ suất lợi nhuận
vốn
Lợi nhụân trước thuế
= ——————————————— x 100
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của 100 đồng vốn kinh doanh sử
dụng trong kỳ thù thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
3- Tỷ lệ lãi so với doanh thu thuần (%) :
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ lãi so với doanh thu thuần = ———————— x 100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết 100 đ doanh thu thuần tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau
thuế.
4-Hiệu suất sử dụng chi phí (%) :
Hiệu suất
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
= —————————————————
x 100
sử dụng chi phí
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thu
được trên 100 đồng tổng chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh.
5- Tỷ lệ doanh thu so với tổng chi phí (%) :
Tổng doanh thu
Tỷ lệ doanh thu so với tổng chi phí = ——————— x 100
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ảnh mức doanh thu đạt được trong 100 đ chi phí bỏ ra.
6-Lợi nhuận/100 đồng chi phí (%)
Lợi nhuận
Lợi nhuận/100đ chi phí = ————— x 100
Chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đ chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
7- Hiệu suất sử dụng lao động
Năng suất
=
lao động
Tổng doanh thu
———————
Tổng lao động
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của 1 lao động.
8 - Tỷ suất sinh lời bình quân 1 lao động
Lợi nhuận/1 lao động
Lợi nhuận
= ——————
Tổng lao đông
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.4. THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ
SINH HỌC
2.4.1. Sản phẩm Công nghệ sinh học và vai trị của nó
a. Sản phẩm Cơng nghệ sinh học
Sản phẩm công nghệ sinh học là những sản phẩm được tạo ra từ kết quả của
công nghệ sinh học nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các ngành kinh tế như
nông - lâm – ngư nghiệp và công nghiệp …
b. Vai trị của các sản phẩm Cơng nghệ sinh học
Hiện nay, Công nghệ sinh học trên thế giới phát triển với tốc độ chưa từng
thấy, nhiều thông tin đã được áp dụng ngay vào việc phát triển kinh tế xã hội và
bảo vệ môi trường, các vacxin thế hệ mới thành tựu về nghiên cứu hệ gen
(genome), gen cấy lúa và con người, đem lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới
quanh cúng ta, đặc biệt việc ứng dụng sinh học chuyển gen tính đến 2003 hơn 60
triệu ha gieo trồng bằng các cây chuyển gen như: ngô, đậu tương, bông, hướng
dương, khoai tây...Cũng như hầu hết các thuốc kháng sinh và vacxin thế hệ mới
đều là sản phẩm trực tiếp của Cơng nghệ sinh học. Nó đem lại những lợi ích khổng
lồ cho những quốc gia có nền cơng nghiệp Cơng nghệ sinh học. Đồng thời giảm
được việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, phân bón hố học làm suy kiệt tài ngun
thiên nhiên và phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu tồn
cầu.
Trong những năm cuối của thế kỷ 20, Cơng nghệ sinh học đã có những bước
phát triển vượt bậc, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong các ngành kinh tế đặc
biệt là nông, lâm ngư nghiệp, y tế, đồng thời bổ sung và hoàn thiện thêm về nhận
thức và hiểu biết về thế giới đang tồn tại trên hành tinh chúng ta, tạo ra được những
sản phẩm có ích và ít độc hại.
Tạo ra cơng nghệ sản xuất các loại phân sinh học, đặc biệt chú trọng công
nghệ sản xuất các loại phân vi sinh vật cơ định Nitơ, phân giải lân, các chất kích
thích sinh trưởng, các chế phẩm vi sinh vật bảo vệ cây trồng là một trong những
yêu cầu của công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Do đó
việc sản xuất ra các sản phẩm phân bón sinh học là rất quan trọng trong việc hướng
tương lai của nông nghiệp bền vững để nhằm làm giảm bớt tác hại của việc sử
dụng không cân đối các loại phân hố học, việc làm ơ nhiễm mơi trường và việc
chi phí quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón.
2.4.2.Thực tiễn sản xuất kinh doanh các sản phẩm phân bón sinh học
Ngày nay các nước trên thế giới đang rất quan tâm đế việc sử dụng phân sinh
học đó là phân hữu cơ, bao gồm phân chuồng, phân ủ, phân xanh và phân vi sinh
và các chế phẩm từ nó. Đặc biệt là việc sản xuất và sử dụng phân phức hợp hữu cơ
đây là loại phân gồm hỗn hợp có chứa cân đối phân vô cơ, hữu cơ, phân vi lượng
và các chủng vi sinh vật hữu ích đảm bảo cho hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.
a. Trên thế giới
Hiện nay hầu như ở tất cả các nước trên thế giới đều có một hoặc vài cơ sở
sản xuất các chất điều hoà sinh trưởng, phân vi lượng và các chế phẩm tăng năng
suất cây trồng. Ví dụ một số cơ sở sản xuất như Phylaixia của Hungari, Kiowa của
Nhật Bản, Kurgan của Liên Xô cũ, Plat – Power 2003 của Đức, Đặc Da Thu của
Trung Quốc…Việc bón phân vi lượng vào đất trồng đã được thực hiện bằng các
phương tiện cơ giới hoá, máy bay phổ biến ở các nước như Mỹ, Anh, Nhật.Đức…
Ngày nay trên thế giới việc sản xuất phân bón sinh học phổ biến khắp nơi, với
các loại phân vi sinh, phân hữu cơ, các chất điều hồ kích thích sinh trưởng, các
chế phẩm vi sinh vật bảo vệ cây trồng…Như ở ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng
3.000 tấn phân vi sinh bón cho 3,2 triệu ha cây đậu đõ ăn hạt, Ở Trung Quốc sử
dụng phân hữu cơ từ các nguồn phân chuồng, rơm ra, phân xanh, khô dầu. Ở một
số nước, riêng chế phẩm phân vi sinh cố định đạm cho cây họ đạu dược sản xuất
hàng năm rất nhiều: Mỹ – 134.000 tấn, Ba Lan 6.700 tấn, Úc – 34 tấn, chưa kể chế
phẩm phân vi sinh cho cây trồng khác.
Bên cạnh phân NPK, phân hữu cơ, phân vi lượng và các chất kích thích sinh
trưởng cũng được sử dụng rộng rãi, góp phần tăng năng suất cây trồn. Mỹ được
đánh giá là quốc gia sử dụng nhiều loại phân bón vi lượng nhất. Theo thống kê,
vào năm 1969 tổng lượng phân vi lượng sử dụng là 21.000 tấn, thì đến năm 2000
đã đạt tới con số 1.000.000 trong đó có tới 50% đưa vaov cùng với phân phức hợp.
b. Ở nước ta
Từ trước năm 1990 có rất ít cơ sở sản xuất các chế phẩm kích thích sinh
truởng, tăng năng suất cây trồng và phân vi lượng, đó là chưa kể một số cơ quan
nghiên cứu cũng đưa ra thị trưòng hàng loạt dsản phẩm thử nghiệm. Ở Miền Nam
chủ yếu là sản phẩm của các Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty tư nhân như :
Thiên Quý, Trang nơng…Ở Miền Bắc có sảm phẩm của trường ĐHNNI, Viện Hố
học cơng nghiệp, Trung tâm khoa học tự nhiên và Cơng nghệ quốc gia, Xí nghiệp
liên doanh khoa học và sản xuất Fitohoocmon (nay là Công ty Cổ phần Công nghệ
sinh học), sản phẩm của Thiên nơng…Trước đó cũng có nhiều đơn vị sản xuất
nhưng do sản phẩm không được chấp nhân nên đã không tồn tại. Không những thế
một số sản phẩm được sản xuất trong nước nhưng được in bằng tiếng nước ngoài
làm người sử dụng nhầm là của nước ngồi.
Nói chung ở nước ta có nhiều đơn vị đang sản xuất và kinh doanh phân bón
sinh học dưới nhiều tên gọi và hình thức khác nhau: Phân hữu cơ, Pnân vi sinh,
phân hữu cơ vi sinh, phân phức hợp hữu cơ vi sinh.v.v…Nhưng có một số đơn vị
chỉ tồn tại được thời gian rất ngắn, do sản phẩm không tiêu thụ được hoặc do chất
lượng kém.
Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học là đơn vị đã đạt được kết quả tốt vì đã
biết liên kết giữa khoa học với sản xuất kinh doanh, luôn nghiên cứu khoa học
công nghệ nhưng biết cách quản lý sản xuất kinh doanh để sản phẩm luôn đứng
vững trên thị trường.