Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Mối quan hệ giữa tội phạm với vi phạm trật tự quản lý kinh tế (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.83 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN PHƢƠNG NAM

Mèi quan hệ
giữa tội phạm với vi phạm trật tự quản lý kinh tế
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

LUN VN THC S LUT HC

H NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN PHƢƠNG NAM

Mèi quan hệ
giữa tội phạm với vi phạm trật tự quản lý kinh tế
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH QUỐC TOẢN

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Mối quan hệ giữa tội phạm với
vi phạm trật tự quản lý kinh tế (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn
thành phố Hải Phịng)” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS.TS Trịnh Quốc Toản. Các kết quả nêu trong luận văn chƣa
đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã hồn thành tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy, tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội xem xét để tơi có thể bảo vệ luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời cam đoan

NGUYỄN PHƢƠNG NAM


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ ........... 7
1.1.


Khái niệm trật tự quản lý kinh tế và trách nhiệm của Nhà
nƣớc bảo đảm trật tự quản lý kinh tế ............................................. 7

1.1.1.

Khái niệm trật tự quản lý kinh tế ........................................................ 7

1.1.2.

Trách nhiệm của Nhà nƣớc trong bảo đảm trật tự quản lý kinh tế
bằng pháp luật ..................................................................................... 9

1.2.

Tội phạm và vi phạm trật tự quản lý kinh tế ............................... 15

1.2.1.

Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ...................................... 15

1.2.2.

Vi phạm pháp luật về trật tự quản lý kinh tế..................................... 18

1.3.

Nội dung và hình thức của mối quan hệ giữa tội phạm và vi
phạm trật tự quản lý kinh tế .......................................................... 20

1.3.1.


Những đặc điểm chung giữa tội phạm và vi phạm trật tự quản lý
kinh tế ................................................................................................ 20

1.3.2.

Những đặc điểm riêng giữa tội phạm và vi phạm trật tự quản lý
kinh tế ................................................................................................ 23

1.3.3.

Hình thức thể hiện của quan hệ giữa giữa tội phạm với vi phạm
trật tự quản lý kinh tế ........................................................................ 28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33


CHƢƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA TỘI PHẠM VỚI
VI PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 2015; THỰC TIỄN XỬ LÝ CÁC VI PHẠM
VÀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN
LÝ KINH KẾ...................................................................................................34
2.1.

Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa các vi phạm trật tự quản lý
kinh tế trong Bộ luật hình sự năm 2015 ........................................ 34

2.1.1.

Thực trạng tội phạm hóa (các tội xâm phạm trật tự quản ý kinh tế) ...... 34


2.1.2.

Thực trạng phi tội phạm hóa (các vi phạm khơng đƣợc quy định
là tội phạm hoặc khơng cịn là tội phạm trong BLHS hiện hành). ... 43

2.2.

Thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế
và các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa
bàn thành phố Hải Phòng ............................................................... 46

2.2.1.

Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hải Phịng ............................... 46

2.2.2.

Tình hình vi phạm trật tự quản lý kinh tế và thực tiễn xử lý phi
hình sự các vi phạm trật tự quản lý kinh tế ....................................... 48

2.2.3.

Tình hình các tội XPTTQLKT và thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật hình sự về các tội XPTTQLKT ................................. 48

2.3.

Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn xử lý vi phạm và tội
phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành

phố Hải Phòng và nguyên nhân của chúng .................................. 53

2.3.1.

Những tồn tại, hạn chế ...................................................................... 53

2.3.2.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .......................................... 55

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 63
CHƢƠNG 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỘI PHẠM VỚI VI
PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ ...................................... 64


3.1.

Các yêu cầu nâng cao hiệu quả xử lý mối quan hệ giữa tội
phạm với vi phạm trật tự quản lý kinh tế ..................................... 64

3.1.1.

Yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN .......... 64

3.1.2.

Yêu cầu bảo vệ quyền con ngƣời, trong đó có quyền tự do kinh doanh...... 68

3.1.3.


Yêu cầu quy định về tội phạm, vi phạm trật tự quản lý kinh tế
đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế năng
động, sáng tạo.................................................................................... 70

3.1.4.

Yêu cầu xử lý hợp lý tội phạm, vi phạm trật tự quản lý kinh tế ....... 71

3.2.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý mối quan hệ giữa
tội phạm với vi phạm trật tự quản lý kinh tế ............................... 71

3.2.1.

Giải pháp lập pháp ............................................................................ 71

3.2.2.

Giải pháp áp dụng pháp luật ............................................................. 74

3.2.3.

Giải pháp khác................................................................................... 75

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCA

: Bộ Công an

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BTP

: Bộ Tƣ pháp

CTTP

: Cấu thành tội phạm

HSH

: Hình sự hóa

LHS

: Luật Hình sự

PHSH

: Phi hình sự hóa


PLHS

: Pháp luật hình sự

PTPH

: Phi tội phạm hóa

TANDTC

: Tịa án nhân dân tối cao

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TPH

: Tội phạm hóa

VKSNDTC

: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XPTTQLKT


: Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

So sánh số vụ án các tội xâm phạm TTQLKT đã đƣợc
khởi tố điều tra với tổng số vụ án hình sự đƣợc khởi tố
điều tra trong giai đoạn 2013-2017

49

Số liệu truy tố, xét xử các vụ án các tội xâm phạm
TTQLKT từ năm 2013 đến năm 2017

50

Bảng 2.2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nƣớc ta đã có những chuyển biến

mạnh mẽ để trở thành một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo” (khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013). Trong đó, Nhà
nƣớc có sự quản lý vĩ mô về kinh tế và tạo môi trƣờng lành mạnh cho các
quan hệ kinh tế phát triển theo đúng định hƣớng và mục tiêu. Cùng với những
phát triển vƣợt bậc, nền kinh tế nƣớc nhà cũng phải đối mặt với những mặt
trái nhƣ: các hành vi vi phạm trật tự quản lý diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt
là các tội phạm trong lĩnh vực này ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi. Để
bảo đảm duy trì trật tự quản lý kinh tế, Nhà nƣớc sử dụng nhiều cơng cụ,
phƣơng thức, trong đó có pháp luật hình sự. Bảo vệ sự tồn tại, phát triển của
các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế bằng pháp luật hình sự có ý nghĩa to
lớn đến sự vững mạnh của toàn bộ nền kinh tế đất nƣớc.
Về mặt lý luận, pháp luật hình sự của Nhà nƣớc ta vừa trải qua quá
trình sửa đổi, bổ sung mạnh mẽ và sâu rộng nhằm tiếp tục hoàn thiện để kịp
thời điều chỉnh những quan hệ mới, phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế cũng nhƣ những biến đổi khách quan của kinh tế - xã hội. Trong q
trình đó có hai hoạt động của các nhà xây dựng pháp luật luôn diễn ra song
hành, thể hiện mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật với tội phạm
XPTTQLKT đó là: cân nhắc đánh giá những hành vi vi phạm trật tự quản lý
kinh tế nào đến mức độ nguy hiểm đáng kể để trở thành tội phạm và quy định
vào trong BLHS và xác định những hành vi nào tuy có dấu hiệu của tội phạm
nhƣng mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể nên chỉ bị xử lý bằng các
pháp luật khác. Tuy nhiên, hoạt động này còn chƣa thực sự đạt hiệu quả khi
có nhiều hành vi thể hiện tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội, gây hậu quả

1


nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhƣng chƣa đƣợc kịp thời quy định trong
BLHS là tội phạm để làm căn cứ pháp lý xử lý. Ngƣợc lại, một số hành vi

khơng cịn mang tính nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể, khơng cịn phù
hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, rất ít xảy ra nhƣng lại
chƣa đƣợc nghiên cứu để phi tội phạm hóa.
Về mặt thực tiễn, hàng năm của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa
án đều nhận định các tội phạm XPTTQLKT xảy ra phổ biến, nghiêm trọng
trên các lĩnh vực, các ngành, nhất là những ngành và lĩnh vực trọng điểm
nhƣng số vụ án bị khởi tố cũng nhƣ số lƣợng bị can, bị cáo mà các cơ quan
tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Một số
hành vi xảy ra phổ biến, chiếm tỷ lệ ngày càng cao với phƣơng thức thủ đoạn
thực hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội
nhƣng lại chƣa có chế tài hình sự để xử lý. Những biểu hiện này cũng diễn ra
rõ nét trên địa bàn thành phố Hải Phịng, nơi có vị trí địa lý - kinh tế trọng yếu
và nhiều lĩnh vực kinh tế đặc trƣng. Xuất phát từ thực tiễn xử lý tội phạm trên
địa bàn, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và tội phạm
XPTTQLKT, từ đó góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng nhƣ
nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm trên thực tiễn có ý nghĩa
cấp thiết về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tội
phạm với vi phạm trật tự quản lý kinh tế (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa
bàn thành phố Hải Phịng)” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm vừa qua, đã có khơng ít các cơng trình nghiên cứu có
liên quan đến nội dung luận văn với nhiều hình thức khác nhau. Tiêu biểu có
thể kể đến: Sách chuyên khảo“Các tội XPTTQLKT trong Bộ luật hình sự”
của đồng tác giả Mai Bộ và Nguyễn Văn Duyên, Nxb Thống kê, năm 2002;

2


Sách chuyên khảo “Tìm hiểu các tội XPTTQLKT” của tác giả Nguyễn Quốc

Nhật, Nxb Lao động, năm 2003; Chuyên đề “Các tội XPTTQLKT - Một số
vướng mắc và hướng hoàn thiện” của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp,
số 9+10, năm 2004; “Pháp luật hình sự về các tội XPTTQLKT” của tác giả
Nguyễn Mai Bộ, Nxb Tƣ pháp, năm 2006,… Sách tham khảo của Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội (Nxb Cơng an nhân dân, năm 1997), trong đó, tác giả Trần
Văn Độ có bài viết “Hồn thiện các quy định của luật hình sự về các tội
phạm kinh tế trong điều kiện hiện nay”. Ngồi ra cịn có Đề tài khoa học cấp
cơ sở “Thực tiễn xét xử các vụ án về các tội XPTTQLKT tại Tòa án nhân dân
và một số kiến nghị” do TAND tối cao thực hiện năm 2003.
Một số bài viết trên các tạp chí có thể kể đến nhƣ: “Một số điểm mới
trong Chương các tội XPTTQLKT của Bộ luật hình sự năm 1999” (Tạp chí
luật học số 2/2000) và “Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự” (Tạp chí luật học, số 5/2010), đều của tác
giả Đỗ Đức Hồng Hà; tác giả Lê Thị Sơn có các bài viết nhƣ: “Một số điểm
mới trong Chương các tội XPTTQLKT của Bộ luật hình sự năm 1999” (Tạp
chí luật học số 2/2000) và “Những nội dung cơ bản trong Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự” (Tạp chí luật học, số 5/2010); hoặc bài
viết “Các tội XPTTQLKT trong Bộ luật hình sự Việt Nam” (Tạp chí dân chủ
và pháp luật số 6/2000), của tác giả Trần Văn Độ…
Ngoài các cơng trình nghiên cứu chung về nhóm tội XPTTQLKT nhƣ
đã nêu trên thì có những cơng trình nghiên cứu chun sâu về một nhóm hoặc
một tội phạm cụ thể trong nhóm tội phạm này. Có thể kể đến nhƣ: “Thực
trạng xét xử các vụ án về các tội XPTTQLKT” (Tạp chí TAND số 24/2004)
và “Cần sửa đổi, bổ sung các tội XPTTQLKT cho phù hợp với thực tiễn xét
xử” (Tạp chí TAND, số 02/2009), đều của tác giả Đinh Văn Quế; “Hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và vấn đề truy tố đối với các hành vi xâm

3



phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” (Tạp chí TAND, số 23/2006), của tác
giả Trần Đại Thắng; “Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và những vấn đề cần hồn
thiện” (Tạp chí TAND, số 20/2008) của tác giả Nguyễn Văn Trƣợng;“Mấy ý
kiến về vấn đề hình sự hóa các vi phạm liên quan tới hoạt động ngân hàng”
(Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật, số 8/2004), của tác giả Phạm Hồng Hải;“Tội
phạm trong lĩnh vực chứng khốn” (Tạp chí kiểm sát số 20/2006), của tác giả
Hồng Thị Quỳnh Chi…
Bên cạnh đó cịn có một số các cơng trình có đề cập đến mối quan hệ
giữa hành vi vi phạm và tội phạm XPTTQLKT nhƣ: Luận án tiến sĩ luật học
“Tội phạm hóa - phi tội phạm hóa, hình sự hóa - phi hình sự hóa những hành
vi XPTTQLKT trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam”, đƣợc nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thu Hƣơng bảo vệ năm 2011, tại trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ
Chí Minh; Luận án tiến sĩ luật học “Tội phạm hóa các hành vi XPTTQLKT
trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán Việt Nam”, đƣợc
nghiên cứu sinh Phan Anh Tuấn thực hiện năm 2013, tại Trƣờng Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên các cơng trình trên mới chỉ dừng lại ở mức phân tích, bình
luận về các quy định của BLHS mà chƣa làm sâu sắc các đặc điểm và nội
dung của mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và tội phạm XPTTQLKT.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu là lý luận về các hành vi vi phạm và
tội phạm XPTTQLKT để làm rõ đặc điểm, nội dung mối quan hệ giữa chúng.
Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn xử lý các tội phạm XPTTQLKT trên địa
bàn thành phố Hải Phịng
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu làm rõ những tồn tại, hạn chế và đề
xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình

4



sự bảo vệ trật tự quản lý của Nhà nƣớc ta về kinh tế; đồng thời, luận văn cũng
đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết nhóm tội phạm
này trên thực tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn có đối tƣợng nghiên cứu là:
- Các quan điểm khoa học luật hình sự về tội phạm XPTTQLKT, vấn
đề tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong nhóm tội phạm này;
- Các quy định của BLHS 2015 (SĐ, BS năm 2017) thể hiện hoạt động
tội phạm hóa và phi tội phạm hóa các tội phạm XPTTQLKT
- Các vấn đề thực tiễn có liên quan đến việc xử lý nhóm tội phạm này
trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Luận văn nghiên cứu các hành vi XPTTQLKT trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong 05 năm trở lại đây (từ năm 2014 đến 2018).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và Pháp luật,
những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta thể hiện trong Chính sách hình sự
về đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói
riêng; sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phân tích, tổng hợp,
lịch sử, thống kê, so sánh…
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu có ý nghĩa trong việc góp phần hồn thiện cơ
sở lý luận về TNHS đối với các tội XPTTQLKT ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay và có thể sử dụng để tiếp tục nghiên cứu, tham khảo bởi các giảng
viên, học viên, sinh viên chuyên ngành luật trong việc giảng dạy và học tập.
Luận án đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất
lƣợng sử lý các vụ án trên thực tế tại địa bàn thành phố Hải Phòng

5



7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tội phạm và vi
phạm trật tự quản lý kinh tế
Chương 2: Sự thể hiện mối quan hệ giữa tội phạm và vi phạm trật tự
quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự năm 2015; THực tiễn xử lý các vi phạm
và xét xử các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chương 3: Yêu cầu, quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử
lý mối quan hệ giữa tội phạm và vi phạm trật tự quản lý kinh tế.

6


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỘI PHẠM
VÀ VI PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
1.1. Khái niệm trật tự quản lý kinh tế và trách nhiệm của Nhà nƣớc
bảo đảm trật tự quản lý kinh tế
1.1.1. Khái niệm trật tự quản lý kinh tế
Theo Từ điển Bách khoa Tồn thƣ thì “trật tự là tình trạng ổn định, có
thứ bậc trên dưới, trước sau... [18] và “trật tự xã hội là trạng thái xã hội có
trật tự, kỉ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy
phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định” [18]. Từ hai định
nghĩa trên có thể thấy trật tự là tình trạng có thể đƣợc thiết lập bởi nhiều
phƣơng thức và trật tự quản lý của Nhà nƣớc đƣợc thiết lập thông qua các quy
phạm pháp luật nhất định. Và nhƣ vậy, hoạt động quản lý kinh tế của Nhà
nƣớc cũng là một trong những hoạt động nhằm bảo đảm trật tự xã hội.

Trật tự quản lý kinh tế là khái niệm thể hiện các đặc điểm sau:
Một là, trật tự quản lý kinh tế đƣợc thiết lập bởi chủ thể là Nhà nƣớc.
Hoạt động này chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế
trong và ngồi nƣớc, các cơ hội có thể có, đạt đƣợc các mục tiêu phát triển
kinh tế đất nƣớc đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lƣu quốc
tế. Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải
gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý nhà nƣớc về kinh
tế đƣợc thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà
nƣớc [13, tr.21]. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nƣớc về kinh tế đƣợc thực
hiện qua ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tƣ pháp của Nhà nƣớc. Theo
nghĩa hẹp, quản lý Nhà nƣớc về kinh tế đƣợc hiểu nhƣ hoạt động quản lý kinh
tế có tính chất nhà nƣớc nhằm điều hành nền kinh tế, đƣợc điều hành bởi cơ
quan hành hành pháp là Chính phủ [9, tr.51].

7


Hai là, bản chất của trật tự quản lý kinh tế là sự ổn định và hoạt động
theo quy luật của các quan hệ kinh tế nhằm bảo đảm cho các quan hệ này
phát triển ổn định và bền vững theo quy luật thị trƣờng. Trật tự quản lý kinh
tế không phải chỉ là sự sắp xếp theo thứ tự một cách cơ học mà nó thể hiện
các mối quan hệ hài hòa theo quy luật của các chủ thể khi tham gia và quan
hệ kinh tế nhất định. Về bản chất, Nhà nƣớc cũng sẽ là một chủ thể tham gia
vào các quan hệ này nhƣng lại giữ vai trò đặc biệt khi Nhà nƣớc tạo ra
những cơ chế nhất định buộc các chủ thể khác phải tuân thủ. Tuy nhiên, trật
tự quản lý kinh tế khơng mang tính chất đóng khung, gị bó bởi các áp đặt
của Nhà nƣớc mà những đƣờng lối, chính sách của Nhà nƣớc phải phản ánh
đƣợc nhu cầu và quy luật kinh tế. Nhà nƣớc quản lý điều hành nền kinh tế
bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn
trọng các quy luật thị trƣờng.

Ba là, trật tự quản lý kinh tế đƣợc Nhà nƣớc thiết lập thông qua việc sử
dụng các quyền lực pháp luật tác động tới các cá nhân, tổ chức tham gia vào
các mối quan hệ kinh tế. Một trong những công cụ hữu hiệu đƣợc Nhà nƣớc
sử dụng để quản lý kinh tế đó là pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói
riêng. Điều này cũng xuất phát từ tính giai cấp của Nhà nƣớc và đặc trƣng thể
chế chính trị của mỗi quốc gia. Đồng thời, nhận thức này cũng phù hợp với
nguyên lý của V.I. Lê-nin rút ra khi nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa
kinh tế và chính trị: “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Chính trị
khơng thể khơng chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế” [17, tr.122, 311-312].
Nhà nƣớc thiết lập trật tự quản lý kinh tế trên cơ sở “tăng cƣờng công tác
giám sát, nhất là giám sát thị trƣờng tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác
động tiêu cực của thị trƣờng, khơng phó mặc cho thị trƣờng hoặc can thiệp
làm sai lệch các quan hệ thị trƣờng” [6]. Nhƣ vậy, Nhà nƣớc chỉ quản lý về
kinh tế trên tầm vĩ mô, giải quyết những quan hệ vĩ mơ liên quan đến tồn bộ

8


nền kinh tế, mà không can thiệp vào công việc nội bộ của doanh nghiệp, cá
nhân kinh doanh.
Từ những phân tích trên có thể đƣa ra khái niệm trật tự quản lý kinh tế
nhƣ sau: Trật tự quản lý kinh tế là trạng thái ổn định và phát triển của các
quan hệ xã hội trong lĩnh lực kinh tế do Nhà nước định hướng bằng pháp luật
trên cơ sở tuân theo các quy luật thị trường.
1.1.2. Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm trật tự quản lý kinh
tế bằng pháp luật
1.1.2.1. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong việc bảo
đảm trật tự quản lý kinh tế
Trong quá trình bảo đảm trật tự quản lý kinh tế, mỗi Nhà nƣớc đều có
những mục tiêu nhất định phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của

quốc gia cũng nhƣ phù hợp với từng thời điểm nhất định. Các mục tiêu trong
quá trình bảo đảm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc ta bao gồm:
Thứ nhất, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, không gặp phải
những biến động xấu, tốc độ tăng trƣởng nhanh, tốc độ tăng trƣởng GDP hàng
năm từ 9 - 10%. Đƣa đất nƣớc cơ bản thốt khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu
tạo đà mạnh mẽ cho bƣớc phát triển mới vào những năm đầu thế kỷ XXI.
Tránh những cuộc khủng hoảng thiếu hoặc thừa, lạm phát, duy trì mức lạm
phát ở mức một con số. Đồng thời tạo việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ
thất nghiệp ở thành phố xuống 5%. Để đạt đƣợc những điều đó, Nhà nƣớc phải
chú trọng: thúc đẩy nhanh chóng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng
động. Ổn định kinh tế vĩ mơ, tích luỹ từ nội bộ kinh tế kìm hãm lạm phát, tích
cực huy động các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tăng
nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu và đảm bảo các quan hệ kinh tế quốc tế. Tạo
lập những điều kiện vững chắc về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật.

9


Thứ hai, Nhà nƣớc phải đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội. Nhà nƣớc sữa
chữa những khiếm khuyết của thị trƣờng để thị trƣờng hoạt động có hiệu quả
nhƣ: hạn chế ảnh hƣởng của độc quyền, tình trạng vơ chính phủ dẫn đến
khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, ơ nhiễm môi trƣờng. Cụ thể đối với các tổ
chức độc quyền, lợi dụng ƣu thế của mình có thể quy định giá cả để thu lợi
nhuận và do đó phá vỡ ƣu thế cạnh tranh hồn hảo. Vì vậy cần có sự can thiệp
của Nhà nƣớc để hạn chế độc quyền, đảm bảo tình trạng hiệu quả của cạnh
tranh thị trƣờng. Còn đối với những hoạt động tiêu cực bên ngồi cũng dẫn
đến khơng hiệu quả của hoạt động thị trƣờng nhƣ ơ nhiễm nguồn nƣớc và
khơng khí, khai thác đến cạn kiệt tài ngun khống sản và địi hỏi Nhà nƣớc
phải can thiệp. Vì vậy Nhà nƣớc phải sử dụng đến luật pháp để ngăn chặn

những tác động tiêu cực đó.
Thứ ba, cùng với các mục tiêu trên thì Nhà cịn có mục tiêu quan trọng
khác để giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh đó là giải quyết những vấn
đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. Nhƣ đã nói cơ chế thị trƣờng là
cơ chế tốt nhất để điều tiết một nền kinh tế có hiệu quả, tuy nhiên cơ chế thị
trƣờng có một loạt những khuyết tật vì vậy ở nƣớc ta nền kinh tế do cơ chế thị
trƣờng điều tiết phải có sự can thiệp của Nhà nƣớc vào kinh tế nhằm sửa chữa
những thất bại của thị trƣờng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu
quả và đạt đƣợc công bằng xã hội.
Để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên, Nhà nƣớc ta cần thực hiện đúng
các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu trong lĩnh vực quản lý về kinh tế nhƣ sau:
Một là, Định ra khuôn khổ pháp luật, đề ra hệ thống pháp lý, trên cơ
sở đó đặt ra những nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp và ngƣời tiêu
dùng trong mọi thành phần kinh tế phải tuân theo. Các khung pháp luật đó
phải đảm bảo đƣợc tính dân chủ sự bình đẳng các cơ may để mọi cơng dân
có thể tham gia các hoạt động thị trƣờng mà khơng ai bị ngăn cản. Ngồi ra,

10


Chính phủ cũng nhƣ chính quyền các cấp cịn lập nên một hệ thống các quy
định chi tiết nhằm tạo nên một môi trƣờng thuận lợi, lành mạnh và tạo nên
hành lang an tồn cho sự phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh tế xã hội.
Đối với Việt Nam, do hệ thống hoạt động kinh tế còn đơn sơ, chƣa tạo đƣợc
môi trƣờng kinh doanh lành mạnh nên chức năng này chƣa đƣợc thực hiện
đầy đủ. Do đó, chúng ta cần đổi mới việc xây dựng, ban hành và thực thi
luật pháp đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế xã hội. Đối với Việt Nam, do hệ
thống hoạt động kinh tế còn đơn sơ, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh
lành mạnh nên chức năng này chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Do đó, chúng ta
cần đổi mới việc xây dựng, ban hành và thực thi luật pháp đáp ứng yêu cầu

quản lý kinh tế xã hội theo cơ chế thị trƣờng, bảo đảm tính hệ thống của luật
và các văn bản dƣới luật, chú ý đến luật pháp và các thông lệ quốc tế, khẩn
trƣơng xây dựng và ban hành hệ thống luật kinh tế, luật bảo vệ mơi trƣờng
và phổ cập cho tồn dân.
Hai là, ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế. Cơ chế thị trƣờng có
thể tạo ra nhiều yếu tố cho nền kinh tế nhƣng nó cũng khơng tránh khỏi chu
kỳ kinh doanh dẫn tới lạm phát, thất nghiệp. Nếu Nhà nƣớc bng lỏng cho
thị trƣờng vận động thì biến động đó rất rõ, chẳng hạn thời kỳ siêu lạm phát ở
Đức năm 20 hay thời đại suy thoái của Mỹ những năm 30 của thế kỷ XX.
Những kinh nghiệm đó đã giúp chúng ta nhận ra một điều bổ ích rằng Nhà
nƣớc XHCN cần phải tìm ra mọi cách để kiểm soát và ngăn chặn những thăng
trầm của chu kỳ kinh doanh thơng qua các chính sách kinh tế nhƣ chính sách
tài chính và chính sách tiền tệ để giảm biên độ dao động của chu kỳ kinh
doanh, hạn chế thất nghiệp lạm phát. Ở nƣớc ta Chính phủ cần hoạt động có
hiệu quả, sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ tác động có lợi
đến sản lƣợng, việc làm, thu nhập và giá cả, tạo nên sự phát triển nhịp nhàng,
năng động của nền kinh tế.

11


Ba là, bảo đảm hiệu quả kinh tế. Cơ chế thị trƣờng có thể dẫn tới một
số thất bại, làm giảm hiệu quả của sản xuất và tiêu dùng. Do đó Nhà nƣớc cần
phân bổ tài nguyên và nguồn lực sao cho đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngăn chặn
những hành động bất chấp luật lệ, những tƣ tƣởng cạnh tranh khơng lành
mạnh, đồng thời có các chính sách và kết hoạch dẫn dắt nền kinh tế để giúp
nhà doanh nghiệp lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và phân phối
cho ai để sản xuất có hiệu quả cao nhất.
Bốn là, bảo đảm công bằng xã hội. Phân phối là một khâu không thể
thiếu đƣợc của q trình tái sản xuất. Nó nối liền sản xuất với tiêu dùng, phục

vụ và thúc đẩy sản xuất, nó phản ánh quan hệ giữa lợi ích của mỗi thành viên
và lợi ích của tồn xã hội. Cơ chế thị trƣờng có thể giúp chúng ta sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn, vật tƣ, sức lao động giúp các nhà doanh nghiệp sản xuất
những hàng hoá phù hợp với yêu cầu thị trƣờng. Nhƣng ngay cả trong trƣờng
hợp hoàn hảo nhƣ ngƣời ta mơ tả thì nó cịn có những hạn chế bởi vì hàng hố
đƣợc sản xuất và tiêu thụ theo tiếng gọi của lợi nhuận chứ không phải theo
ƣớc nguyện của mọi tầng lớp. Do đó trong xã hội sẽ nảy sinh rất nhiều những
sự bất bình đẳng lớn trong nền kinh tế về thu nhập, cơ may…, nhiều nghịch
cảnh còn tồn tại. Trong những trƣờng hợp này, thị trƣờng vẫn làm đúng chức
năng của nó là đặt hàng vào tay ngƣời có thể trả tiền nhiều nhất. Vì vậy Nhà
nƣớc cần có những biện pháp điều tiết để đạt đƣợc cơng bằng xã hội thơng
qua những chính sách những cơng cụ pháp luật.
Tóm lại, sự quản lý của Nhà nƣớc về kinh tế đóng vai trị quan trọng,
quyết định sự tồn tại và phát triển của một quốc gia. Trong mỗi giai đoạn lịch
sử nhất định thì Nhà nƣớc ln có sự điều chỉnh, thay đổi về chính sách,
đƣờng lối trong hoạt động quản lý về kinh tế nhằm đảm bảo phù hợp với khả
năng, điều kiện của đất nƣớc và xu thế chung của thế giới. Bên cạnh đó để
đảm đảm bảo sự ổn định, có trật tự của nền kinh tế thì Nhà nƣớc cũng đặt ra

12


những chế tài nghiêm khắc để trừng trị, răn đe những hành vi xâm phạm trật
tự quản lý về kinh tế. Tùy theo mức độ của hành vi xâm phạm thì sẽ có những
chế tài khác nhau. Đối với những hành vi XPTTQLKT có mức độ nguy hiểm
cao thì pháp luật hình sự sẽ điều chỉnh và sẽ bị cho là tội phạm XPTTQLKT.
1.1.2.2. Các phương thức để Nhà nước dùng pháp luật để bảo đảm trật
tự quản lý kinh tế
Đối với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nƣớc
ta, trong suốt quá trình hơn 30 năm đổi mới đã sử dụng 5 hệ thố ng công cụ

chủ yếu để quản lý nền kinh tế: (i) Hệ thống pháp luật nhằm tạo ra “luật chơi”
cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế; (ii) Công tác kế hoạch và
quy hoạch; (iii) Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mơ; (iv) Sử dụng lực lƣợng
vật chất của Nhà nƣớc để bổ khuyết thị trƣờng; (v) Cung cấp dịch vụ và hàng
hố cơng cộng; hành chính cơng; sử dụng các cơng cụ hỗ trợ [8]. Nhƣ vậy,
việc sử dụng pháp luật để bảo đảm trật tự quản lý kinh tế là một trong những
phƣơng thức quan trọng hàng đầu của Nhà nƣớc. Pháp luật là công cụ chủ yếu
để nhà nƣớc quản lý về kinh tế. Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc pháp quyền, thực
hiện sự quản lý của mình đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân
nói riêng, chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều 8 Hiến pháp nƣớc
CHXHCN Việt Nam năm 2013 khẳng định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".
Xuất phát từ khái niệm pháp luật và khái niệm trật tự quản lý kinh tế,
có thể phát biểu khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự quản lý kinh tế là: Hệ
thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nƣớc đặt ra, thực thi và bảo vệ
nhằm mục tiêu bảo đảm trật tự quản lý kinh tế.
Xét về mặt hình thức, pháp luật về bảo đảm trật tự quản lý kinh tế đƣợc

13


thể hiện dƣới dạng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng
quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật gồm: (1) Văn bản do Quốc
hội và Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết,
pháp lệnh, (2) Văn bản do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khác ở Trung
ƣơng ban hành để thi hành Việt Nam quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy
ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành: Lệnh, quyết định, chỉ thị, nghị quyết,
thông tƣ, (3) Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban

hành để thi hành các quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ
Quốc hội và của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên. Văn bản áp dụng quy phạm pháp
luật trong quản lý Nhà nƣớc về kinh tế là những quy phạm pháp luật đƣợc ban
hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đối với đối tƣợng cụ thể nhƣ các quyết
định bổ, miễn nhiệm, đề bạt, nâng lƣơng, khen thƣởng, kỷ luật, điều động
công tác đối với cán bộ công chức Nhà nƣớc
Xét về mặt phạm vi và phƣơng pháp điều chỉnh, pháp luật về bảo
đảm trật tự quản lý kinh tế bao gồm pháp luật hình sự, pháp luật hành
chính và pháp luật kinh tế với những phƣơng thức và tính chất, mức độ
điều chỉnh khác nhau. Vai trị bảo vệ trật tự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc
bằng các chế tài hình sự đƣợc thể hiện qua cách qui định tội phạm và hình
phạt áp dụng đối với ngƣời có hành vi xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế.
Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bất kỳ
Nhà nƣớc nào bởi chính sự tồn tại, phát triển của hệ thống những quan hệ
xã hội trong lĩnh vực này có ý nghĩa góp phần quyết định đến sự phát triển
của tồn bộ nền kinh tế đất nƣớc.
Do tính chất và đặc điểm của các hành vi XPTTQLKT luôn bị chi phối
bởi, biến động bởi chính sách kinh tế theo từng thời kỳ lịch sử của Nhà nƣớc,
nên trong giai đoạn đất nƣớc mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng thì, tình hình vi phạm trong lĩnh vực kinh tế nói chung, và

14


các hành vi XPTTQLKT nói riêng đang tiếp tục diễn biến phức tạp, thủ đoạn
ngày càng tinh vi. Các hành vi này xảy ra phổ biến, nghiêm trọng trên các lĩnh
vực, các ngành, nhất là những ngành và lĩnh vực kinh tế trọng điểm nhƣ Ngân
hàng, tài chính, quản lý đất đai, chứng khốn. Thực tế đó đã ảnh hƣởng
khơng nhỏ đến trật tự quản lý kinh tế của đất nƣớc, là rào cản tới sự ổn định,
phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Chế tài hình sự là cơng cụ sắc bén của Nhà nƣớc trong việc quản lý xã
hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của các tổ chức và của công
dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngồi chế tài hình sự, Nhà nƣớc có xây dựng các chế tài về hành chính
để bảo đảm trật tự quản lý kinh tế. Vai trò bảo vệ trật tự quản lý kinh tế của
Nhà nƣớc bằng các chế tài hành chính đƣợc thể hiện qua cách qui định các
hành vi vi phạm hành chính và các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính áp
dụng đối với ngƣời có hành vi xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế. Nhƣ vậy,
pháp luật hành chính trong bảo đảm trật tự quản lý kinh tế có mức độ ít
nghiêm khắc hơn so với pháp luật hình sự. Đồng thời, giữa tội phạm và vi
phạm trật tự quản lý kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau trong cả quá
trình xây dựng và áp dụng pháp luật với vai trị là cơng cụ của nhà nƣớc để
bảo đảm trật tự quản lý kinh tế
1.2. Tội phạm và vi phạm trật tự quản lý kinh tế
1.2.1. Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Trong khoa học Luật Hình sự Việt Nam, tội phạm XPTTQLKT đƣợc
đề cập dƣới góc độ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội XPTTQLKT của
Nhà nƣớc. Còn các tội phạm khác xâm phạm sở hữu, tội phạm về môi trƣờng

15


mặc dù cũng gây nguy hiểm đáng kể cho Nhà nƣớc trong các lĩnh vực quản lý
kinh tế nói chung nhƣng đƣợc quy định ở các chƣơng riêng khác. Từ đó, đa số
các quan điểm đều xác định khách thể loại của tội phạm này chỉ là các quan
hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc ta [1, tr.178-179].
Trong các giáo trình luật hình sự và tội phạm học hiện nay, khái niệm

các tội xâm phạm TTQLKT đƣợc đề cập đến một cách khá đơn giản và khá
thống nhất. Các thuật ngữ “trật tự quản lý kinh tế”, “cơ chế quản lý kinh tế”,
“quan hệ quản lý kinh tế” đều gắn với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nƣớc.
Một số quan điểm khoa học về khái niệm tội phạm XPTTQLKT có thể
tìm thấy nhƣ:
Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành
vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nƣớc, của các tổ chức,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm
các quy định của nhà nƣớc về quản lý nền kinh tế [4, tr.275].
Hoặc cũng có quan điểm cho rằng,
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đƣợc hiểu là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại trật tự quản lý kinh
tế của Nhà nƣớc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá
nhân [5, tr.77].
Nhƣ vậy, các khái niệm nêu trên đều thống nhất bản chất của tội phạm
XPTTQLKT là các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến cơ chế của
Nhà nƣớc về hoạt động quản lý, vận hành nền kinh tế, gây thiệt hại đáng kể
cho nền kinh tế, lợi ích của Nhà nƣớc, các chủ thể kinh tế và nhân dân.
Ngồi ra, trong q trình sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 (SĐ, BS 2017)

16


thì nhận thức mới về chủ thể của tội phạm đã ghi nhận thêm pháp nhân
thƣơng mại cũng có thể thực hiện các hành vi nêu trên. Từ những phân tích
trên, có thể phát biểu khái niệm các tội xâm phạm TTQLKT nhƣ sau: Các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, được

quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm các quy định
của Nhà nước trong quản lý kinh tế, xâm phạm cơ chế Nhà nước quản lý, vận
hành nền kinh tế, gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế, lợi ích của Nhà nước,
các chủ thể kinh tế và người tiêu dùng.
1.2.1.2. Các dấu hiệu pháp lý
- Khách thể của tô ̣i pha ̣m
Khách thể của tội phạm trong nhóm

tội này này xâm phạm là trâ ̣t tƣ̣

quản lý kinh tế của nhà nƣớc , đƣơ ̣c thể hiê ̣n trên nhiề u liñ h vƣ̣c khác nhau
nhƣ sản xuấ t , kinh doanh , lƣu thông , quản lý tài chính , tiề n tê ,̣ … gây ảnh
hƣởng đế n sƣ̣ ổ n đinh
̣ và phát triển kinh tế đất nƣớc.
- Mặt khách quan của tội phạm
Hầ u hế t các tô ̣i pha ̣m xâm pha ̣m trâ ̣t tƣ̣ quản lý kinh tế có cấ u thành
vâ ̣t chấ t, tƣ́c là các tô ̣i đƣơ ̣c coi là hoàn thành kể tƣ̀ khi thƣ̣c hiê ̣n mô ̣t hành vi
quy đinh
̣ trong điề u luâ ̣t với mô ̣t số lƣơ ̣ng , giá trị vật chất cụ thể . Tuy nhiên,
cũng có những tội cấu thành hình thức , tƣ́c là tơ ̣i này không cầ n có hâ ̣u quả
xảy ra thì tội phạm đã đƣơ ̣c coi là hồn thành.
Mơ ̣t số tô ̣i có quy đinh
̣ là đã bi ̣xƣ̉ pha ̣t hành chiń h , đã bi ̣kế t án về tô ̣i
quy đinh
̣ trong nhóm các tô ̣i xâm pha ̣m trâ ̣t tƣ̣ quản lý kinh tế chƣa đƣơ ̣c xoá
án tính mà cị n vi pha ̣m . Mô ̣t trong nhƣ̃ng d ấu hiê ̣u nêu trê n là dấ u hiê ̣u bắ t
buô ̣c trong cấ u thành tô ̣i pha ̣m.
Hầ u hế t các tô ̣i xâm pha ̣m trâ ̣t tƣ̣ quản lý kinh tế đƣơ ̣c biể u hiê ̣n
bằ ng nhƣ̃ng hành đô ̣ng cu ̣ thể , thể hiê ̣n bằ ng các thủ đoa ̣n khác n hau khi thƣ̣c

hiê ̣n tô ̣i phạm.

17


×