Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.73 KB, 173 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIỀU OANH

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC&CNDVLS
MÃ SỐ: 62 22 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHI
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học



Chủ tịch Hội đồng
đánh giá luận án tiến si

PGS.TS. Dương Văn Thịnh

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết luận
rút ra trong luận án là kết quả tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tác
giả luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Kiều Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới của luận án

4

5

6. Ý nghia lý luận và thực tiễn của luận án 5
7. Kết cấu của luận án

5

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về khoa học và công nghệ
hiện đại, về giá trị đạo đức truyền thống

6

1.1.1. Nghiên cứu về khoa học và công nghệ hiện đại 6
1.1.2. Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống..............................................12
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò
của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện
nay 16
1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 19
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI, VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG

28

2.1. Quan niệm về "Khoa học và công nghệ hiện đại", mối quan hệ giữa
khoa học và công nghệ hiện đại với đạo đức 28


2.1.1. Quan niệm về "Khoa học và công nghệ hiện đại"

28

2.1.2. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với đạo đức

38

2.2. Giá trị đạo đức truyền thống và việc phát huy các
giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay

42

2.2.1. Giá trị đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam
42
2.2.2. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong thời đại
hiện nay


53

2.3. Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị
đạo đức truyền thống

64

2.3.1. Khoa học và công nghệ hiện đại góp phần nhận thức và phát triển các
giá trị đạo đức truyền thống

64

2.3.2. Khoa học và công nghệ hiện đại góp phần hiện thực hóa các giá trị
đạo đức truyền thống

68

2.3.3. Khoa học và công nghệ hiện đại góp phần đấu tranh, cải tạo các phong tục,
tập quán lạc hậu và những chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp với
thời đại mới

72

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 75
Chương 3. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN
ĐẠI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT
RA

76


3.1. Thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
76
3.1.1. Thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với nhận thức
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
76


3.1.2. Thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc góp phần
hiện thực hóa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay

88

3.1.3. Thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc góp phần
đấu tranh, cải tạo những phong tục, tập quán lạc hậu và những chuẩn mực đạo đức
không còn phù hợp 98
3.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ
hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 105
3.2.1. Từ những hạn chế về mặt nhận thức, đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức
đúng và thường xuyên vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

105

3.2.2. Từ những hạn chế trong quá trình hiện thực hóa vai trò của khoa học và
công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
đòi hỏi phải nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của các chủ thể 111

3.2.3. Từ những hạn chế trong việc đấu tranh xóa bỏ những phong tục, tập quán
lạc hậu và các chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp đặt ra vấn đề điều chỉnh
hệ thống lợi ích và tạo môi trường thuận lợi

116

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 120
Chương 4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC VIỆT NAM 122
4.1. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nâng
cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong
giai đoạn hiện nay 122


4.1.1. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu phát
huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong chiến lược phát triển khoa học và
công nghệ

122

4.1.2. Tạo môi trường xã hội lành mạnh cho việc nâng cao vai trò của khoa học và
công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay125
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ
hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 129
4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của các chủ thể về vai trò của khoa học

và công nghệ đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

129

4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực hiện thực hóa vai trò của khoa học và
công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

134

4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh, cải tạo những phong tục tập quán
lạc hậu và những chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp với thời đại mới

141

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 148
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC 163



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH:

Chủ nghia xã hội

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

TNCS:

Thanh niên Cộng sản

XHCN:

Xã hội chủ nghia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã
tạo dựng nên một nền văn hiến lâu đời với những giá trị truyền thống tốt đẹp,
đặc biệt trong đó là những giá trị đạo đức truyền thống mang đậm tính nhân văn,
đặc trưng cho văn hóa, cốt cách của con người Việt Nam. Đây cũng chính là
nguồn sức mạnh nội tại giúp dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách để giữ
vững nền độc lập dân tộc và từng bước khẳng định mình với bạn bè quốc tế. Với

ý nghia đó, việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trở thành
một nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đặc biệt, khi xã hội càng phát triển hiện
đại, hội nhập giữa các quốc gia càng tăng cường, nếu không xây dựng được một
nền tảng tinh thần, đạo đức lành mạnh, bền vững trên cơ sở kế thừa và phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc thì xã hội không thể phát triển bền vững
được và mỗi con người cũng không thể tìm thấy những giá trị chân quý, hạnh
phúc đích thực của mình trong dòng xoáy của cuộc sống hiện đại.
Thời đại hiện nay là thời đại của khoa học và công nghệ hiện đại với sự
phát triển mang tính nhảy vọt đang tạo ra những thay đổi thần kỳ bộ mặt của các
quốc gia trên toàn cầu. Đồng thời, sự phát triển này cũng đang tạo ra sự thay đổi
mạnh mẽ và sâu sắc có tính chất "đảo lộn" đến quan niệm sống, lối sống của con
người hiện đại. Điều này đã được minh chứng bằng lịch sử phát triển vài trăm
năm qua của xã hội và càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi loài người bước
vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên mà mọi nguồn lực trí tuệ của
con người được phát huy tối đa. Chính vì vậy, khoa học và công nghệ hiện đại
ngày càng trở nên có “giá trị hàng đầu” trên thước đo giá trị của xã hội văn minh
hiện đại, và do vậy nó được thúc đẩy phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong
đời sống xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học và công nghệ được sử dụng như là một
công cụ hữu hiệu nhất để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất và sau đó là các
linh vực văn hóa, xã hội khác thì cũng là lúc con người nhận ra tính hai mặt của
1


nó. Nói cách khác, sử dụng khoa học và công nghệ không đồng nghia với phát
triển và tiến bộ xã hội; ngược lại, trong quá trình sử dụng khoa học và công nghệ
hiện đại, có thể gây ra những hậu quả khôn lường, nó có thể hủy diệt chính sự
sống của loài người, hoặc có thể biến con người thành những cỗ máy vô cảm, phi
nhân tính,… nếu chúng ta không nhận thức đúng mức vai trò của khoa học và
công nghệ hiện đại và đặc biệt không có cách thức kiểm soát và sử dụng nó một
cách hiệu quả. Những hậu quả phản nhân văn do khoa học và công nghệ hiện đại

bị lạm dụng vì những mục đích chính trị hẹp hòi, vì thủ đoạn của các loại tội
phạm, vì lợi ích kinh tế… đã để lại một mối lo ngại lớn cho loài người, trong đó
nguy cơ mai một, biến dạng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là một
vấn đề không thể xem nhẹ.
Từ thực tế trên đòi hỏi quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam ta cần phải huy động mọi yếu tố tích cực của
thời đại, đặc biệt là những yếu tố tác động tích cực mà khoa học và công nghệ
hiện đại mang lại. Ngày nay, vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với
việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống ngày càng được thể hiện rõ khi nó
đã góp phần làm cho nhận thức của con người về các giá trị đạo đức truyền
thống ngày càng đúng đắn, phù hợp với thời đại hơn, cung cấp cho con người
những công cụ, phương tiện hành động hiệu quả hơn để hiện thực hóa lý tưởng
đạo đức và đấu tranh, cải tạo những phong tục, tập quán lạc hậu cùng những
chuẩn mực giá trị đạo đức không còn phù hợp. Song, bên cạnh những kết quả
tích cực, sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại lại đang bị không ít cá
nhân, cộng đồng lợi dụng để phục vụ lợi ích riêng và đi ngược lại với các giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc. Điều này trở thành một lo ngại lớn khi hiện
tượng suy thoái đạo đức, đề cao tới mức tuyệt đối hóa công nghệ hiện đại, chạy
theo lối sống hiện đại mà coi nhẹ các giá trị đạo đức truyền thống ngày càng trở
thành xu hướng phổ biến trong xã hội.
Trên phương diện lý luận, đã có không ít công trình nghiên cứu về khoa
học và công nghệ hiện đại, cũng như giá trị đạo đức truyền thống. Tuy nhiên,
2


chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về mối
quan hệ giữa hai linh vực này, đặc biệt là về vai trò của khoa học và công nghệ
hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống.
Vấn đề đặt ra là cần làm rõ hơn vai trò của khoa học và công nghệ hiện
đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trên cả mặt lý luận và

thực tiễn để có những giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của khoa học và công
nghệ hiện đại trong quá trình trên.
Với mục đích nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Vai trò của
khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích:
Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của khoa học và công nghệ
hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt
Nam hiện nay; phân tích thực trạng của vấn đề trên; từ đó đề xuất một số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại
đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về khoa học và công nghệ hiện đại, về vai
trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Phân tích thực trạng vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với
việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Từ đó nhận diện một số vấn đề đặt ra từ thực trạng này.
- Nêu một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò
của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy giá trị

đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích vai trò của khoa học và công
nghệ hiện đại trong việc phát huy một số giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của
dân tộc Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay, từ đó tìm ra những giải
pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ
hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong giai
đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án:
Luận án dựa trên cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ nghia Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
khoa học và công nghệ, về xây dựng nền văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, luận án kế thừa có chọn lọc kết quả của
một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đã được công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghia duy vật biện chứng và
chủ nghia duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học khác như kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, so
sánh, hệ thống hóa, phương pháp điều tra xã hội học,... nhằm thực hiện mục đích
và nhiệm vụ của luận án đề ra. Cụ thể:
Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh được
sử dụng để làm rõ các khái niệm ở chương 2 như khái niệm khoa học, công
nghệ, giá trị đạo đức truyền thống,…
Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh,
phương pháp điều tra xã hội học còn được sử dụng trong đánh giá về thực trạng
4


vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo

đức truyền thống dân tộc.
5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ quan niệm về khoa học và công nghệ hiện đại và
vai trò của nó đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công
nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
trong thời đại mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận:
- Góp phần làm rõ quan niệm về khoa học và công nghệ hiện đại, về giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc.
- Góp phần làm rõ vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại trong việc
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công
nghệ hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
6.2. Về mặt thực tiễn:
- Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng chủ trương, chính sách
phát triển khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực cho sự phát triển không chỉ của
kinh tế mà của các linh vực văn hóa - xã hội khác, trong đó có linh vực đạo đức.
- Kết quả nghiên cứu luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan nghiên cứu, cho việc giảng dạy, học tập các môn khoa học như triết học,
đạo đức học ở các trường đại học, các học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết
cấu thành 4 chương, 11 tiết.

5



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về khoa học và công
nghệ hiện đại, về giá trị đạo đức truyền thống
1.1.1. Nghiên cứu về khoa học và công nghệ hiện đại
Đây là đề tài được bàn tới nhiều trong các công trình nghiên cứu cả ở
trong và ngoài nước. Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã tập trung
làm rõ các vấn đề như khái niệm về khoa học, công nghệ, cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, đặc điểm, bản chất cũng như những tác động của nó đến
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trên cả phương diện tích cực và tiêu cực.
Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu sau đây:
Các nhà nghiên cứu phương Tây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
khoa học và công nghệ trong cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Đặc
biệt, trong số đó có không ít công trình nhấn mạnh những tác động mang tính hai
chiều của nó đến con người và xã hội hiện đại.
Alvin Toffler, nhà tương lai học người Mỹ với bộ ba tác phẩm: "Cú sốc
tương lai" [113], "Thăng trầm quyền lực" [114], "Làn sóng thứ ba" [115]. Tác
giả đã tái hiện, phân tích một cách thẳng thắn, sâu sắc hiện thực với những thay
đổi đến mức kỳ lạ, làm đảo lộn lối sống, cách nghi của con người hiện đại mà
tiến bộ khoa học, công nghệ được xem là nhân tố quyết định hàng đầu. Công
trình giúp tác giả có cái nhìn sinh động nhưng cũng hết sức sâu sắc về sự tác
động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới đời sống xã hội loài
người trên nhiều linh vực của đời sống xã hội.
Daisaku Ikeđa (Nhật Bản) và Aurelio Peccei (Italia), trong tác phẩm
"Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI" [15] góp phần đánh thức con người
trước những thực trạng nguy hiểm do khoa học - công nghệ mang lại như nguy
cơ chiến tranh hủy diệt, tốc độ gia tăng dân số, sự cạn kiệt tài nguyên... Từ đó,
đòi hỏi con người cần phải thay đổi quan niệm và cách xử lý của mình trước
những vấn đề lớn của thời đại. Những thông tin cùng những phân tích của tác giả
6



trong công trình này giúp tác giả luận án có thêm những căn cứ để khẳng định
những tác động tiêu cực của khoa học và công nghệ hiện đại mang lại, mà
nguyên nhân căn bản nhất chính là từ nhận thức thiển cận của con người trong
quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại.
Jams Goldsmith trong tác phẩm ""Cạm bẫy” phát triển: Cơ hội và thách
thức" [33], Đỗ Đức Định dịch là sự trăn trở của một nhà khoa học khi nhân loại
trải qua những năm cuối cùng của thập kỷ 90 để chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI. Tác
phẩm cung cấp nhiều tài liệu góp phần đưa chúng ta đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi:
Dường như các quốc gia đang mải chú ý đến phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật
mà ít quan tâm đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và văn hóa? Cuốn sách
giúp tác giả hiểu rõ hơn về hệ quả của việc lạm dụng khoa học và công nghệ cho
mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà xem nhẹ các mục tiêu văn hóa, xã hội và môi
trường tự nhiên.
Thomas S.Kuhn với tác phẩm "Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa
học" [67], đã phân tích cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học, cấu trúc
các cộng đồng khoa học và sự phát triển của khoa học. Đồng thời, phân chia sự
phát triển của các khoa học thành các giai đoạn tương đối ổn định mà tác giả gọi
là khoa học thông thường, nhưng chúng luôn bị ngắt quãng bởi các thời kỳ được
gọi là cách mạng khoa học. Mỗi một cuộc mạng khoa học lại đem đến những thay
đổi lớn trong tư duy khoa học cũng như sự phát triển của hệ thống khoa học. Qua
công trình này giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn cấu trúc của các cuộc cách mạng
khoa học, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Thomas Friedman với những tác phẩm nổi tiếng như: "Thế giới phẳng"
[30], "Nóng, phẳng, chật" [31] cho chúng ta cách nhìn mới về thế giới hiện đại.
Mỗi tác phẩm đều thể hiện góc nhìn khác nhau về xã hội hiện đại nhưng qua đó
tác giả đã chỉ ra những thách thức không chỉ đối với nước Mỹ mà với cả thế giới
hiện đại cũng như trong tương lai phải đối mặt, đó là vấn đề khủng hoảng năng
lượng và môi trường. Theo ông, những vấn đề trên đều là hệ quả của quá trình

toàn cầu hóa, mà đồng hành với nó là những thành tựu khoa học và công nghệ
hiện đại đang được con người lạm dụng quá mức vì mục tiêu tăng trưởng. Các
7


công trình trên giúp tác giả luận án thấy rõ hơn sự cần thiết phải có sự cân đối
giữa mục tiêu tăng trưởng với mục tiêu tiến bộ xã hội mà trong đó yếu tố văn
hóa, đạo đức - nền tảng tinh thần của xã hội không thể không được tính đến.
Nhà nghiên cứu Hoàng Đình Phu trong cuốn "Khoa học và công nghệ
với các giá trị văn hóa" [90], tác giả coi “khoa học là hệ thống các kiến thức về
quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên những phương pháp được xác định
để thu nhận kiến thức” [90, tr.9]. Còn “công nghệ là sự ứng dụng của khoa học
để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt động của con người” [90, tr.10].
Theo tác giả, khoa học và công nghệ ngày càng có ý nghia to lớn về kinh tế, xã
hội nhưng mặt khác, tác giả cũng nhấn mạnh việc áp dụng lệch lạc những thành
tựu khoa học và công nghệ cũng đã gây ra những tác hại khôn lường đối với tự
nhiên và xã hội. Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề hết sức nghiêm túc về vai trò
của khoa học và công nghệ trong xã hội, về vai trò của lương tri con người và
các thể chế xã hội trong việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ.
Về mối quan hệ của khoa học và công nghệ với đạo đức, tác giả khai thác
ở ba nội dung cơ bản: Khoa học và công nghệ góp phần mở rộng phạm vi các linh
vực đạo đức trong xã hội; làm xuất hiện các vấn đề đạo đức mới, các giá trị đạo
đức mới và góp phần vào việc xác định các chuẩn mực đạo đức mới, các giá trị
đạo đức mới. Do đối tượng nghiên cứu quy định nên công trình tập trung vào mối
quan hệ giữa khoa học và công nghệ với đạo đức nói chung, không bàn sâu đến
các giá trị đạo đức truyền thống, song đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích trong
quá trình nghiên cứu của tác giả luận án.
Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm trong cuốn "Khoa học, công nghệ với nhận
thức, biến đổi thế giới và con người: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn" [116] đã chỉ
ra những đặc trưng cơ bản của khoa học, từ đó thấy được “cái cốt lõi của khoa học

– đó là hệ thống tri thức chân thực về tự nhiên, xã hội và tư duy” [116; tr.12]. Đối
với thuật ngữ “công nghệ”, tác giả cũng khẳng định, khó có một cách trả lời nào
bao hàm đầy đủ và chính xác, mà phụ thuộc vào quan điểm, cách tiếp cận mà
người ta có những cách giải đáp khác nhau. Tác giả cũng đưa ra khái niệm “công
nghệ theo nghia chung nhất có thể coi đó là tập hợp tất cả những sự hiểu biết của
8


con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con
người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp
các phương tiện vật chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con
người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm nào
đó cần thiết cho xã hội” [116; tr.56]. Công trình giúp tác giả tham khảo thêm
những cách tiếp cận khác nhau về thuật ngữ “khoa học” và “công nghệ”.
Ở một góc độ khác, trong công trình "Quan hệ giữa cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với con người hiện nay" [107], tác giả Nguyễn Thái Sơn đưa
ra khái niệm khoa học, công nghệ và cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại,
chỉ ra những tác động của nó đến con người hiện đại và đặt ra những yêu cầu
mới đối với con người. Công trình giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn về thuật ngữ
khoa học, công nghệ và tính từ “hiện đại” trong cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại để từ đó xây dựng quan niệm riêng về thuật ngữ “khoa học
và công nghệ hiện đại”.
Tác giả Đỗ Minh Hợp với công trình "Diện mạo triết học phương Tây
hiện đại" [51], khi tái hiện diện mạo của triết học phương Tây hiện đại, tác giả
đã làm rõ bối cảnh mà trên đó triết học hiện đại được hình thành, đó chính là thời
đại mà khoa học và công nghệ phát triển bao phủ khắp toàn cầu. Tác giả cũng
tập trung làm rõ khái niệm khoa học. Theo tác giả, quan niệm phổ biến nhất về
hiện tượng này gắn liền với cái gọi là mô hình “ba góc” về khoa học. Trong
khuôn khổ mô hình này, người ta tách biệt ba phương diện chủ yếu của khoa học,
đó là: khoa học như là một loại hoạt động đặc biệt, khoa học như là tổng thể
những tri thức, và khoa học như là một thiết chế xã hội gắn với các tổ chức giữ

một vị trí độc lập trong cơ cấu xã hội và phục vụ việc hoàn thành các chức năng
xã hội tương ứng. Công trình giúp tác giả luận án nhìn nhận khoa học từ nhiều góc
độ tiếp cận phong phú hơn.
Cuốn sách "Hiện đại hóa xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [42]
của tác giả Lương Việt Hải đề cập đến cách mạng khoa học - kỹ thuật với tư
cách là tiền đề, động lực của hiện đại hóa. Thuật ngữ “cách mạng khoa học - kỹ
thuật” được hiểu trước hết là sự hòa lẫn, kết hợp thành một quá trình duy nhất
9


các quá trình cách mạng trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trong đó các
quá trình cách mạng trong khoa học đi trước một bước, có vai trò dẫn đường và
quyết định các quá trình cách mạng trong kỹ thuật, công nghệ. Đặc biệt, tác giả
nhấn mạnh, ngày nay đang diễn ra sự thống hợp giữa khoa học, kỹ thuật, công
nghệ với sản xuất thành một hệ thống thống nhất “khoa học - kỹ thuật - sản
xuất”. Điều này tạo ra sức ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày
càng lớn đến nền sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội nói chung. Từ sự thống hợp
ngày càng chặt chẽ giữa khoa học và công nghệ được tác giả khẳng định và phân
tích trong tài liệu này giúp tác giả luận án có thêm cơ sở để đưa ra quan niệm về
khoa học và công nghệ hiện đại.
Tác giả Tạ Bá Hưng với công trình "Khoa học và công nghệ phục vụ
công nghiệp hóa và phát triển bền vững [57] đã chỉ ra bối cảnh và xu hướng
phát triển khoa học và công nghệ thế giới, từ đó làm rõ những đặc điểm của
khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 1996 - 2011 cùng những định
hướng phát triển đến năm 2020. Công trình trên giúp tác giả luận án có nhận
thức sâu sắc hơn về sự phát triển của khoa học và công nghệ thế giới cũng như
của Việt Nam, đặc biệt là những đóng góp của nó đối với sự nghiệp công
nghiệp hóa và phát triển bền vững ở nước ta.
Ngoài các công trình nghiên cứu chuyên khảo, trên các tạp chí cũng có rất
nhiều bài viết đề cập tới khoa học và công nghệ, cung cấp nhiều thông tin về các

thành tựu cũng như những ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Có thể dẫn
chứng bằng một số bài viết sau đây: Tác giả Trần Thanh Phương bàn về “Những
tác động lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới" [95], "Về cái gọi là
"đạo đức máy tính"" của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương [59]... Các tác giả trên tập
trung nghiên cứu những tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đối với con
người và xã hội phương Tây và khảo cứu những quan điểm của các trường phái triết
học phương Tây hiện đại về vấn đề này.
Tiêu biểu là bài viết của tác giả Lê Kim Châu: “Một số quan điểm của các
nhà triết học phương Tây về ý nghĩa xã hội của cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật hiện đại” [5] đã cung cấp một bức tranh về cuộc cách mạng khoa học - kỹ
10


thuật hiện đại và ý nghia xã hội của nó với nhiều góc nhìn khác nhau của các nhà
triết học phương Tây hiện đại. Tiêu biểu là ba khuynh hướng cơ bản, đó là
khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của khoa học trong đời sống xã hội thể hiện
trong chủ nghia duy khoa học (Scientism) hình thành trong thế kỷ XIX, sang thế
kỷ XX đã sinh ra chủ nghia kỹ trị (Technocratism). Đối lập với khuynh hướng
này là khuynh hướng bi quan, không tin tưởng vào vai trò của tiến bộ khoa học,
kỹ thuật được thể hiện rõ trong chủ nghia hiện sinh hữu thần của K.Giaxpe, chủ
nghia phi duy lý của Haiđơgơ, hay trong “thuyết phê phán xã hội” của trường
phái Frankfurt. Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghia Mác - Lênin cho rằng,
cần phải dựa trên những cơ sở xã hội để xác định nội dung, ý nghia của khoa
học, kỹ thuật, chứ không thể coi chúng như là cái có đời sống hoàn toàn độc lập,
có sức mạnh thống trị xã hội và con người.
Nhấn mạnh hơn tinh thần phê phán xã hội trong xã hội phương Tây hiện
đại của trường phái Frankfurt, tác giả Nguyễn Chí Hiếu đã có bài viết riêng về
trường phái này, đó là bài viết “Trường phái Frankfurt và ảnh hưởng chính trị
tại phương Tây" [47]. Theo tác giả, trường phái này đã có những đóng góp nhất
định trong việc tiếp thu tinh thần phê phán của C.Mác để phê phán nền văn minh

công nghiệp thông qua việc phân tích những tác động tiêu cực của cách mạng
khoa học - kỹ thuật. Theo đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật được các đại diện
của trường phái này nhìn nhận như là “quá trình làm cằn cỗi, bóp chết giới tự
nhiên và sản xuất, con người và xã hội bởi bản thân con người” [47; tr.98]. Vì
vậy, theo tác giả bài viết, nếu bỏ qua những hạn chế, thì những cảnh báo của
trường phái Frankfurt vẫn còn có ý nghia thời sự, là tiếng chuông cảnh tỉnh
chúng ta về những hệ quả nhân văn khôn lường do quá sùng bái tiến bộ khoa học
- kỹ thuật mà lãng quên giới hạn của nó.
Tác giả Nguyễn Đình Hòa trong bài viết “Khoa học, công nghệ và đạo đức
trong điều kiện kinh tế thị trường” [49]. Từ chỗ phê phán những quan điểm sai
lầm khi phủ nhận mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với đạo đức, tác giả đi
đến khẳng định, lý luận triết học macxit cũng như chính thực tế đã chứng minh
rằng, khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với việc làm thay đổi căn bản nền sản
11


xuất xã hội, nó cũng tác động đến sự phát triển của đạo đức. Những thành tựu mà
nó đạt được luôn là cơ sở, nền tảng cho sự hình thành, phát triển các giá trị đạo
đức chân chính của con người. Công trình này giúp tác giả luận án nhận thức rõ
hơn về mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hiện đại với đạo đức, cũng như
cơ chế tác động của nó là thông qua việc thay đổi nền sản xuất xã hội.
Bài viết "Đạo đức trong khoa học và công nghệ" của tác giả Lý Văn
Dưỡng [18] đã đưa ra 4 cách tiếp cận về định nghia khoa học nhưng trong đó tác
giả lựa chọn cách tiếp cận khoa học là một hình thái ý thức xã hội vì theo tác giả:
"trong lịch sử của mình, mối quan hệ giữa khoa học với các hình thái ý thức xã
hội khác (đạo đức, tôn giáo, ý thức pháp quyền, ý thức hệ chính trị) luôn là một
vấn đề nhức nhối và xuyên suốt của khoa học".
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi nhân loại bước vào giai đoạn đầu
của cách mạng công nghiệp 4.0, để có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc cách mạng
này, từ quá trình định hình, khái niệm, các động lực của cuộc cách mạng, những

thách thức và cơ hội, tới những tác động của nó đối với chính phủ, doanh nghiệp,
người dân, cũng như chiến lược và chính sách của một số nước trước cuộc cách
mạng này, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn Tổng luận “Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4” [118]. Phần cuối tài liệu đề cập một số khuyến nghị
chính sách cho Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng này. Thông qua tài
liệu này giúp tác giả luận án có cái nhìn tổng thể về cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của con người và xã hội
hiện đại.
Trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đây, khái niệm khoa học và
công nghệ được đề cập đến trên nhiều cách tiếp cận khác nhau, và hầu hết các công
trình đều chưa đưa ra quan niệm về “khoa học và công nghệ hiện đại” với tư cách là
một chỉnh thể có sự thống nhất chặt chẽ giữa khoa học và công nghệ.
1.1.2. Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống
Đây là đề tài được rất nhiều nhà lý luận quan tâm, nhất là đặt trong bối
cảnh đất nước ta đang tiến hành đổi mới mạnh mẽ, hội nhập quốc tế sâu rộng
và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
12


đại sẽ không tránh khỏi sự đụng độ, tương tác lẫn nhau giữa cái mới và cái cũ,
cái truyền thống với cái hiện đại. Điều này đặt ra hàng loạt những vấn đề trăn
trở của các nhà lý luận phải lý giải mối quan hệ đó và đặc biệt là đi tìm hiểu
quá trình hình thành các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, vị thế
của nó và nhất là sự biến đổi các giá trị này dưới tác động của điều kiện lịch sử
mới. Tiêu biểu như các công trình sau:
Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn "Giá trị tinh thần truyền thống của dân
tộc Việt Nam" [32] đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền
thống của người Việt Nam ở góc độ sử học và đạo đức học. Mặc dù nghiên cứu
về các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc nhưng theo tác giả, những giá trị
đó chính "là những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong nước thuộc các

thời đại, các giai đoạn lịch sử, đều dựa vào để phân biệt phải trái, để nhận định
nên chăng, nhằm xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ của dân tộc đó" [32; tr.50].
Về sự cần thiết của việc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống, tác giả nhấn
mạnh: "Giá trị truyền thống là một sức mạnh vi đại không thể xem thường. Huy
động các giá trị truyền thống để làm cách mạng và kháng chiến hiện đại, là huy
động sức mạnh của hàng mấy mươi thế kỷ, là mấy mươi thế kỷ tổ tiên ông cha
cổ vũ và trợ chiến cho con cháu hoàn thành sự nghiệp dân tộc" [32; tr.52]. Công
trình giúp tác giả có cơ sở để xác định những giá trị đạo đức truyền thống tiêu
biểu được hình thành và khẳng định trong lịch sử dân tộc.
Công trình "Một số vấn đề về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội"
do tác giả Huỳnh Khái Vinh chủ biên [129] đã đề cập đến những vấn đề cơ bản
của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội và việc kế thừa, phát huy nếp sống,
đạo đức, chuẩn giá trị xã hội truyền thống trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua những phân tích trong công trình nghiên cứu
này giúp tác giả có nhận thức sâu sắc hơn về tính cấp thiết của việc phát huy các
giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài KX-07-02: "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện
nay" [71] do Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ biên. Công trình giúp tác giả
luận án hiểu rõ hơn quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của các giá trị
13


truyền thống Việt Nam, đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu trong di sản
truyền thống và tham khảo những khuyến nghị được các tác giả đưa ra để giáo
dục, phát huy các giá trị truyền thống, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại.
Tác giả Mai Thị Quý trong công trình: "Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa
một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay"
[100]. Tác giả cũng góp phần làm sáng rõ các khái niệm giá trị, truyền thống và
giá trị truyền thống, phân tích sự biến động của giá trị truyền thống trước tác

động của toàn cầu hóa và chỉ ra những giá trị truyền thống dân tộc cần được kế
thừa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Mặc dù tiếp cận từ các giá trị truyền
thống nói chung nhưng những giá trị mà tác giả đề cập tới như truyền thống yêu
nước, truyền thống gia đình, truyền thống đoàn kết, truyền thống nhân văn, truyền
thống hiếu học, truyền thống cần cù, tiết kiệm luôn chứa đựng nội dung cốt lõi là
các phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Văn Lý trong cuốn: "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo
đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam"
[73]. Trên cơ sở đưa ra quan niệm giá trị và giá trị đạo đức, tác giả cho rằng "giá
trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc ta.
Trong hệ giá trị tinh thần, truyền thống Việt Nam, các giá trị đạo đức chiếm vị trí
nổi bật, tạo nên cốt lõi của nó" [73; tr.58]. Tác giả cũng khẳng định các giá trị
đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: Chủ nghia yêu nước, lòng
thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết cộng đồng, đức tính cần kiệm, lòng
dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan.
Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra sự cần thiết, những yêu cầu và nội dung kế thừa, đổi
mới các giá trị đạo đức truyền thống đó trong điều kiện hiện nay. Mặc dù bối
cảnh mà tác giả công trình đặt ra là nền kinh tế thị trường ở nước ta, nhưng
thông qua sự phân tích rất rõ ràng sự kế thừa, đổi mới đối với từng giá trị đạo
đức truyền thống, công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả luận án hiểu sâu sắc
hơn về các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh thời đại mới.
14


Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà với đề tài: "Giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay" [38] đã có những nghiên cứu, đánh giá sâu sắc về các giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đưa ra một hệ thống khái niệm như
giá trị, giá trị đạo đức, truyền thống, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ nội dung
của các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam như chủ nghia

yêu nước, lòng nhân ái, bao dung, tinh thần đoàn kết, truyền thống cần cù, tiết
kiệm, sáng tạo trong lao động, tinh thần lạc quan, lòng dũng cảm, bất khuất, tinh
thần hiếu học. Đây là những nội dung quan trọng mà tác giả luận án cần được
tham khảo trong quá trình nghiên cứu về các khái niệm công cụ cũng như về các
giá trị đạo đức truyền thống.
Nguyễn Ngọc Phú với công trình "Chuẩn mực đạo đức con người Việt
Nam hiện nay" [91]. Tác giả đã phân tích các tác động của nền kinh tế thị
trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự vận động, biến đổi các chuẩn mực
đạo đức của con người Việt Nam hiện nay. Theo tác giả luận án, các giá trị đạo
đức truyền thống cốt lõi cũng chính là một trong những chuẩn mực đạo đức mà
con người Việt Nam hiện nay cần giữ gìn và thực hiện trong cuộc sống hiện
đại. Vì vậy, những phân tích của công trình nghiên cứu này giúp tác giả có
nhận thức một cách tổng thể hơn về sự vận động, biến đổi của các chuẩn mực
đạo đức, trong đó có những chuẩn mực của đạo đức truyền thống trước tác
động của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, còn rất nhiều công trình khác nghiên cứu về chủ đề này, tiêu biểu
như bài viết của tác giả Trần Nguyên Việt, “Giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”
[127]; tác giả Lê Thị Lan với bài “Nội dung và vị thế của giá trị truyền thống Việt
Nam trong giá trị nhân loại” [68]; tác giả Đỗ Huy với bài“Giá trị truyền thống
Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa” [54];... và nhiều công trình khác.
Thông qua các công trình nói trên giúp tác giả hiểu sâu hơn về những cơ sở và tiền
đề hình thành giá trị truyền thống, về các khái niệm giá trị, truyền thống, giá trị
truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, sự chuyển
15


biến, xu hướng biến đổi của các giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu như: chủ
nghia yêu nước, lòng thương người, tinh thần đoàn kết cộng đồng, đức tính cần,
kiệm, hiếu học,… trước những tác động của bối cảnh thời đại.

Qua tham khảo các công trình tiêu biểu trên đây của các nhà nghiên cứu đã
giúp tác giả luận án có một cái nhìn phong phú, nhiều chiều cạnh về giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và sự tác động các yếu tố thời đại đang
làm biến đổi các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Các yếu tố thời đại
được nhiều tác giả quan tâm nhất đó là xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự
phát triển kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ
hiện đại. Những yếu tố này vừa có những tác động tích cực đồng thời bao hàm
cả những tác động tiêu cực đòi hỏi từ mỗi người dân Việt Nam đến đội ngũ
những nhà quản lý không được ảo tưởng, choáng ngợp trước những tác động của
chúng nhất là trên linh vực kinh tế mà phủ nhận hay xem nhẹ các giá trị đạo đức,
văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là xem nhẹ những tác động tiêu cực
của các yếu tố thời đại đến các giá trị này, bởi vì đây chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp, mai một ngày càng trầm trọng các giá trị
đạo đức truyền thống ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, hầu hết các công trình kể
trên chưa tập trung phân tích sâu những tác động của khoa học và công nghệ
hiện đại đến sự biến đổi các giá trị đạo đức truyền thống cũng như chỉ ra sự cần
thiết và những nội dung cần phát huy trong thời đại phát triển khoa học và công
nghệ hiện đại. Do vậy, cần có sự bổ sung nhiều công trình hơn nữa để làm rõ
những vấn đề này.
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò của khoa học
và công nghệ hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc Việt Nam hiện nay
Ngày nay, trước làn sóng phát triển và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của khoa
học và công nghệ hiện đại, đất nước ta cũng có nhiều biến đổi sâu sắc trên nhiều
linh vực, trong đó có linh vực đạo đức. Đó là những biến đổi ngày càng rõ rệt từ
trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người đối với các giá trị đạo đức
truyền thống. Chính vì vậy, cho đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu tập
16



trung làm rõ những vấn đề này nhằm chỉ ra thực trạng tác động của khoa học và
công nghệ hiện đại đến sự biến đổi các giá trị đạo đức truyền thống để trên cơ sở
đó tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của khoa học và công nghệ hiện đại đến quá trình phát huy các giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:
Công trình "Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu
hóa" [12] của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên. Hầu hết các
bài viết được tập hợp trong công trình này đều chỉ ra sự biến đổi của các giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới. Trong khi phân
tích những biến đổi đang diễn ra trong đời sống đạo đức của con người Việt
Nam hiện nay, những nguy cơ, thách thức làm mai một các giá trị đạo đức
truyền thống, sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ người dân Việt
Nam hiện nay trong bối cảnh xã hội mới, các tác giả đều thừa nhận có vai trò
không nhỏ của khoa học và công nghệ hiện đại. Bởi lẽ, không có yếu tố này
không thể nói đến toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường hay công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đang diễn ra trong thời đại ngày nay. Công trình giúp tác giả có
cách nhìn đa chiều hơn về sự biến đổi của các giá trị truyền thống, mà trong đó
giá trị đạo đức chính là nội dung cốt lõi.
Cuốn sách “Sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [3] do Nguyễn Duy Bắc chủ biên đã
chỉ ra thực trạng biến đổi các giá trị văn hóa, trong đó nhấn mạnh các giá trị đạo
đức truyền thống “chiếm vị trí nổi bật”. Tuy nhiên, để tập trung làm rõ các giá trị
văn hóa khác nên tác giả mới dành một phần nhỏ trong công trình của mình để
bàn đến sự biến đổi giá trị đạo đức.
Năm 2014, cuốn sách: Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây
dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” [4] do các tác giả Lương Gia Ban
và Nguyễn Thế Kiệt chủ biên được xuất bản. Có thể nói đây là một công trình
nghiên cứu công phu giúp tác giả luận án nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và
nội dung phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong xây dựng nhân cách
cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, công trình đã khái quát được thực

17


×