Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Nghiên cứu các bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỷ XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.95 MB, 247 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHẠM VÂN DUNG

NGHIÊN CỨU CÁC BỘ THI TUYỂN HÁN VĂN
VIỆT NAM THẾ KỶ XV

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHẠM VÂN DUNG

NGHIÊN CỨU CÁC BỘ THI TUYỂN HÁN VĂN
VIỆT NAM THẾ KỶ XV
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số:

62 22 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM VĂN KHOÁI
Xác nhận đã sửa chữa:


Chủ tịch Hội đồng

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh

PGS.TS. Phạm Văn Khoái

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với PGS.TS. Phạm Văn Khoái
(Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội), người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là
cơ sở đào tạo tôi qua các cấp và cũng là nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thành viên trong các Hội đồng đánh giá
luận án đã góp ý, giúp tôi có thể hoàn thiện luận án tốt hơn.
Và vô cùng biết ơn gia đình, những người thân đã luôn ở bên động viên,
giúp đỡ để tôi có thể vững tâm học tập và công tác.
NGHIÊN CỨU SINH

Phạm Vân Dung


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công
trình nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một
cách trung thực, cẩn trọng trong luận án.
NGHIÊN CỨU SINH

Phạm Vân Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

1. Lí do lựa chọn đề tài

4

2. Mục đích nghiên cứu

5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi tư liệu

5

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


5

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Cấu trúc của luận án

7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG

9

TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ba bộ thi tuyển

9

1.1.1. Các hướng tiếp cận, nghiên cứu

9

1.1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu

21

1.2. Hướng triển khai đề tài luận án


22

Tiểu kết Chương 1

29

Chương 2: TÌNH HÌNH VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC

31

CỦA VIỆT ÂM THI TẬP, TINH TUYỂN CHƯ GIA LUẬT THI, TRÍCH
DIỄM THI TẬP
2.1. Tình hình văn bản hiện tồn và việc xác định, mô tả văn bản được lựa

31

chọn nghiên cứu
2. 1.1. Văn bản Việt âm thi tập

31

2.1.2. Văn bản Tinh tuyển chư gia luật thi

36

2. 1.3. Văn bản Trích diễm thi tập

39

2.2. Phương thức tổ chức của ba bộ thi tuyển


41

2. 2.1. Cấu trúc nội bộ của Việt âm thi tập

41

2. 2.2. Cấu trúc nội bộ của Tinh tuyển chư gia luật thi

47

2.2.3. Cấu trúc nội bộ của Trích diễm thi tập

51

2.3. Ba bộ thi tuyển trong mối liên hệ tương quan

56

1


Tiểu kết Chương 2

64

Chương 3: VIỆT ÂM THI TẬP: THI TUYỂN QUỐC GIA, “SẮC TỨ

65


SAN HÀNH”
3.1. Danh xưng tác phẩm, soạn giả, niên đại biên tập và qui mô sách

65

3.2. Hai cơ sở thi học chữ Hán cho sự biên tập Việt âm thi tập

70

3.2.1. Cơ sở tham chiếu từ thi học cổ điển

72

3.2.2. Cơ sở tham chiếu từ thi học lịch đại

75

3.3. Truyền thống thi học Đại Việt: đối tượng cho sự biên tập

76

3.3.1. Nhận thức về sự tự thành thi học Đại Việt qua tựa và biểu

77

3.3.2. Biên tập thi học Đại Việt cho mục đích minh trưng quốc gia Đại

81

Việt văn hiến

3.4. Ba tiêu chí có tính định hướng cho việc biên tập Việt âm thi tập

84

3.4.1. Tinh thần “bản quốc”

85

3.4.2. Đề cao “ phong hóa”

91

3.4.3. Chú trọng về thi luật

94

Tiểu kết Chương 3

100

Chương 4: TINH TUYỂN CHƯ GIA LUẬT THI, TRÍCH DIỄM THI TẬP

102

VÀ TIẾN TRÌNH BIÊN TẬP THI TUYỂN CHỮ HÁN ĐẠI VIỆT THẾ
KỶ XV
4. 1. Tinh tuyển chư gia luật thi : chuyên tập theo luật thi

102


4. 1.1. Danh xưng tác phẩm, soạn giả và niên đại biên tập

102

4.1.2. Số quyển, số tác giả, số bài thơ

105

4.1.3. Tính chuyên tập luật thi và các tác giả được tuyển

107

4.1.4. Các chủ đề thơ được thu thập

109

4. 2. Trích diễm thi tập: chuyên tập thơ tuyệt cú

118

4.2.1. Soạn giả, niên đại biên tập và quy mô số quyển

118

4.2.2. Quan niệm thi học của Hoàng Đức Lương qua Trích diễm thi tập tự

120

4. 2.3. Tính chuyên tập tuyệt cú và các tác giả được tuyển


128

2


4. 2.4. Các chủ đề thơ được thu thập

129

4.2.5. Thơ được Hoàng Đức Lương chọn lại từ Việt âm thi tập

131

4.2.6. Thơ của Hoàng Đức Lương trong Trích diễm thi tập

133

4. 3. Tiến trình biên tập thi tuyển chữ Hán Đại Việt thế kỷ XV

137

4.3.1. Các cơ sở chủ yếu cho sự nhận thức thi học

137

4. 3.2. Khẳng định sự tự thành thi học Đại Việt

137

4.3.3. Các tiêu chí cơ bản cùng cơ chế “hai trong một”


142

4.3.4. Ba bộ thi tuyển và nền thi học Đại Việt thế kỷ XV

143

Tiểu kết Chương 4

145

KẾT LUẬN

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

151

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

167

3



MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Sau võ công dẹp bằng giặc Minh (1427), nhà Lê đã sớm bắt tay vào xây
dựng nền văn trị cho một quốc gia độc lập tự chủ. Trong bối cảnh ấy, quốc gia Đại
Việt đã xuất hiện nhiều công trình có tính minh trưng cho một quốc gia Đại Việt có
văn hiến trên nhiều lĩnh vực như quốc sử, văn từ và đặc biệt là sự ra đời liên tiếp ba
bộ sưu tập thơ chữ Hán Đại Việt, đó là: Việt âm thi tập 越 音 詩 集; Tinh tuyển chư
gia luật thi 精 選 諸 家 律 詩; Trích diễm thi tập 摘 艷 詩 集 .
Sự xuất hiện nối liền nhau ba bộ sưu tập thơ ca đầu tiên trong một thế kỷ có
tính chất bản lề của lịch sử trung đại Việt Nam, thế kỷ XV, như là một dấu mốc
đánh dấu sự tổng kết nền thi học năm thế kỷ đầu của thời kỳ lập quốc, năm thế kỷ
tiếp nhận chữ Hán làm quốc tự, học và xây dựng Hán văn làm quốc văn.
Ba bộ thi tuyển đóng vai trò, vị trí mở đầu cho lịch sử biên soạn thơ ca chữ
Hán nước Việt, đã trở thành những tư liệu nguồn cho việc biên soạn, nghiên cứu,
tìm hiểu thơ ca chữ Hán của nước nhà sau này. Không chỉ là những tập hợp thơ ca,
tập hợp nguồn tư liệu, ba bộ thi tuyển còn mở ra những phương thức tổ chức biên
tập với những định hướng, tầm độ, quy mô có tính khuôn mẫu, có tính ứng dụng
thực tiễn cho những bộ thi tuyển về sau. Đặc biệt hơn, ba bộ thi tuyển còn chứa
đựng những tư tưởng thi học qua những phát biểu hiển ngôn cũng như sự tổ chức
thi tập mang tính hàm ngôn. Chúng đã trở thành những viên gạch xây nền mang
tinh thần thời đại, có tính định hướng cho cả truyền thống thi học chữ Hán Đại Việt,
nhằm xây dựng cái căn bản cho học vấn nước nhà. Ba bộ thi tuyển cần được nghiên
cứu cấu trúc nội tại, đồng thời cần được xem xét trong mối liên hệ vận động, tác
động lẫn nhau giữa bản thân chúng. Việc nghiên cứu này nhằm góp phần xác định
một số đặc trưng chủ yếu của thi học thế kỷ XV. Do vậy, luận án lựa chọn ba bộ thi
tuyển chữ Hán Việt Nam thế kỷ XV làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, luận án nghiên cứu ba bộ thi tuyển từ phương diện văn bản học
nhằm xác định văn bản nghiên cứu.


4


Thứ hai, luận án nghiên cứu ba bộ thi tuyển cả về cấu trúc nội tại và cấu trúc
tương quan các văn bản nhằm xác định phương thức tổ chức của từng thi tập và mối
tương quan giữa chúng, làm cơ sở phân nhóm các bộ thi tuyển chữ Hán thế kỷ XV.
Thứ ba, luận án nghiên cứu từng bộ thi tuyển cụ thể nhằm làm sáng rõ đặc
trưng thi tuyển học của mỗi bộ thi tuyển; đồng thời đặt chúng trong mối liên hệ
tương quan nhằm làm sáng tỏ sự tiếp nối, vận động phát triển của thi tuyển học chữ
Hán Đại Việt thế kỷ XV.
Những mục đích nghiên cứu trên hơn hết đều nhằm làm sáng tỏ vai trò, vị trí
của ba bộ thi tuyển trong lịch sử biên soạn thơ ca chữ Hán dân tộc và vai trò “minh
trưng” cho một quốc gia Đại Việt có văn hiến, xây dựng cái căn bản cho nền học
vấn nước nhà, rút ra những đặc trưng của thi tuyển chữ Hán Việt Nam thế kỷ XV
trên phương diện tổ chức cũng như phương diện tư tưởng thi học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi tư liệu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: là ba bộ thi tuyển chữ Hán Việt
Nam thế kỷ XV: Việt âm thi tập; Tinh tuyển chư gia luật thi; Trích diễm thi tập.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Chủ yếu nghiên cứu ba bộ thi tuyển
chữ Hán Việt Nam thế kỷ XV từ góc độ thi tuyển học, thông qua nghiên cứu cấu
trúc nội tại, xem xét liên hệ tương quan để rút ra tiến trình biên tập thi tuyển chữ
Hán Đại Việt thế kỷ XV.
3.3. Phạm vi tư liệu của luận án: tập trung chủ yếu vào các văn bản của ba
bộ thi tuyển chữ Hán Việt Nam thế kỷ XV như sau: Việt âm thi tập (với văn bản
mang kí hiệu A. 1925); Tinh tuyển chư gia luật thi (với hai văn bản mang kí hiệu A.
574 và A. 2657 đều lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm); Trích diễm thi tập (với
văn bản R.2248 lưu trữ tại Thư viện Quốc gia). Ngoài ra, luận án cũng bao quát
những văn bản khác của ba bộ thi tuyển hiện khảo được tại các thư viện lớn (như
Thư viện Quốc gia, Viện Thông tin khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm,

Viện Sử học, Viện Văn học…) cùng những tư liệu thư tịch cổ có liên quan khác.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5


Về phương diện lý luận, luận án có ý nghĩa đưa ra một cách tiếp cận với một
loại hình thư tịch Hán văn, đó là nghiên cứu tổ chức của các bộ thi tuyển chữ Hán,
từ đó rút ra những đặc điểm về phương thức tổ chức, về cấu trúc nội tại của từng bộ
thi tuyển chữ Hán nói riêng và của thi tuyển học chữ Hán nói chung.
Về phương diện thực tiễn, nghiên cứu ba bộ thi tuyển có tính mở đầu cho
nền thi tuyển Việt Nam sẽ đem lại ứng dụng thực tiễn cho việc biên soạn thi tuyển
về sau.
Nghiên cứu ba bộ thi tuyển chữ Hán Việt Nam thế kỷ XV nhằm thông giải
những giá trị tư tưởng cũng như những thành tựu của một bộ phận tư liệu văn hiến
trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt mang tính khởi phát cho lịch sử biên soạn thi
tuyển nước nhà. Điều đó có ý nghĩa mang tính tiếp nối nhằm bảo tồn, phát huy
những giá trị của di sản văn hiến dân tộc từ truyền thống tới hiện đại, góp phần vào
công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước trước bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu
hóa ngày nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học: được áp dụng để xác định nguồn tư
liệu cho sự nghiên cứu.
- Phương pháp văn hiến học cổ điển: là phương pháp được sử dụng nghiên
cứu, chỉnh lý văn hiến cổ điển, nhằm nghiên cứu nguyên lưu, sự tích tụ, tản mát, thể
thức điển tịch của văn hiến, chỉnh lý bao gồm biện ngụy, văn bản học, tập dật, phân
loại, mục lục, chú thích1. Việc biên soạn ba bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỷ
XV cũng hàm chứa những công việc trên, do vậy, luận án áp dụng phương pháp
nghiên cứu theo hướng này.

- Phương pháp phân tích thành tố để tìm các giá trị theo quan hệ: sử dụng
phân tích cấu trúc nội bộ mỗi thi tuyển, từ một chỉnh thể tách thành các thành tố nhỏ

1

Vương Dư Quang và các cộng sự, 2010, tr. 362.

6


hơn với 4 cấp độ đơn vị, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các thành tố và với chỉnh thể
mỗi thi tuyển, giữa các thi tuyển với nhau.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Được dùng để khảo sát, nghiên cứu
những văn bản thi tuyển đại diện, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển những
giả thuyết nghiên cứu về thi tuyển và rộng hơn là vấn đề kiến tạo văn hiến.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Đối với nghiên cứu Hán Nôm, lĩnh vực
có đối tượng chính là di sản Hán Nôm chứa đựng những nội dung mang tính phức
hợp, đa dạng. Để khai thác triệt để những giá trị của nguồn di sản này đòi hỏi phải
vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành. Với đối tượng,
phạm vi nghiên cứu của luận án, đây cũng là phương pháp tỏ ra thích hợp khi có thể
vận dụng phối hợp những phương pháp thuộc các chuyên ngành khác như Văn học,
Sử học, Ngôn ngữ học, Văn tự học, Văn bản học, Văn hóa học …
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có cấu
trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài luận
án:
Chương này đề cập đến các hướng nghiên cứu cũng như những kết quả mà
học giới đã đạt được về ba bộ thi tuyển, từ đó nêu ra hướng triển khai của đề tài
luận án.

Chương 2: Tình hình văn bản và phương thức tổ chức của Việt âm thi tập,
Tinh tuyển chư gia luật thi, Trích diễm thi tập:
Chương này đề cập đến tình hình văn bản hiện tồn của ba bộ thi tuyển, tiến
hành phân tích văn bản học, nhằm xác định các văn bản được lựa chọn nghiên cứu;
làm sáng tỏ phương thức tổ chức của ba bộ thi tuyển qua phân tích cấu trúc nội bộ
và cấu trúc tương quan theo 4 cấp độ để phân nhóm chúng, phục vụ cho việc trình
bày các chương sau của luận án.
Chương 3: Việt âm thi tập: Thi tuyển quốc gia, “sắc tứ san hành”:

7


Chương trước đã cho thấy tính tổng hợp và bao trùm của Việt âm thi tập về
mặt tổ chức bộ thi tuyển. Chương này sẽ đề cập đến Việt âm thi tập trên các phương
diện như: tên gọi tác phẩm, soạn giả, niên đại biên tập, quy mô sách, tiến trình biên
tập, các cơ sở thi học, đối tượng và các tiêu chí cho sự biên tập bộ thi tuyển quốc
gia này.
Chương 4: Tinh tuyển chư gia luật thi, Trích diễm thi tập và tiến trình biên
tập thi tuyển chữ Hán Đại Việt thế kỷ XV:
Chương này sẽ đi vào phân tích Tinh tuyển chư gia luật thi và Trích diễm thi
tập từ góc nhìn thi học chữ Hán, đồng thời đặt chúng trong cái nhìn đối sánh với bộ
thi tuyển đầu tiên để nhằm tìm ra sự tiếp nối, thể hiện những điều căn bản của tiến
trình biên tập thi tuyển chữ Hán Đại Việt thế kỷ XV.

8


Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG
TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Luận án có đối tượng nghiên cứu là ba bộ thi tuyển Hán văn Việt Nam thế kỷ
XV(Việt âm thi tập; Tinh tuyển chư gia luật thi; Trích diễm thi tập). Do vậy, tổng
quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài sẽ đề cập đến các hướng nghiên
cứu cũng như những kết quả mà học giới đã đạt được trong việc nghiên cứu ba bộ
thi tuyển nói trên, để từ đó nêu ra hướng triển khai của đề tài luận án.
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ba bộ thi tuyển
Ba bộ thi tuyển đã được học giới cả trong truyền thống và hiện đại quan tâm
đến. Tổng quan tình hình nghiên cứu đó sẽ hướng đến các nhóm vấn đề như: những
nghiên cứu thư mục học; những nghiên cứu văn bản học; những nghiên cứu ngữ
văn học, thi học; những nghiên cứu về cấu tạo nội tại của các thi tuyển đó; tình hình
phiên dịch thơ trong các thi tuyển.
1.1.1. Các hướng tiếp cận, nghiên cứu
1.1.1.1. Những nghiên cứu mang tính thư mục học
Những nghiên cứu mang tính thư mục học thường nhằm giới thiệu chung về
tác giả, tác phẩm của ba bộ thi tuyển đó. Do tầm quan trọng và vị trí của ba bộ thi
tuyển trên nên chúng đã được đề cập đến trong nhiều công trình biên mục thư tịch,
văn tịch, nhất là các công trình của Lê Quý Đôn (1726 – 1784) và Phan Huy Chú
(1782 - 1840).
Công trình đầu tiên phải kể đến là Đại Việt thông sử 大 越 通 史 của Lê Quý
Đôn 黎 貴 惇 (biên soạn năm Cảnh Hưng thứ 10, tức năm 1749). Mục Hiến chương
loại 憲 章 類 ghi chép về ba bộ thi tuyển như sau: “Việt âm thi tập: 6 quyển. Sử
thần Phan Phu Tiên biên tập, Nguyễn Tử Tấn phê điểm.2; Cổ kim thi gia tinh tuyển:
15 quyển. Dương Đức Nhan biên thứ, Lương Như Hộc giám định.3; Trích diễm thi
2

越 音 詩 集 六 卷 .史 臣 潘 孚 先 編 輯 .阮 子 晉 批 點 .[Văn bản kí hiệu A.1389 tại Viện Nghiên cứu Hán
Nôm, tr.69b].
3
古 今 詩 家 精 選 十 五 卷 .楊 德 顏 編 次 ,梁 如 鵠 鑑 定 .[Văn bản kí hiệu A.1389 tại Viện Nghiên cứu
Hán Nôm, tr.70b].


9


tập: 15 quyển. Hoàng Đức Lương soạn, tập hợp thơ của các danh công thời Trần
cho tới Quốc sơ (đầu nhà Lê).4
Trong Lệ ngôn 例言 của Toàn Việt thi lục 全 越 詩 錄, Lê Quý Đôn còn trích
dẫn tựa của Tinh tuyển chư gia luật thi, Trích diễm thi tập.
Không chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu từng bộ sách, trong Kiến văn tiểu lục
見聞小錄, mục Thiên chương 篇章, quyển 4, Lê Quý Đôn đã nhận xét về sự tiếp
nối, kế thừa mang tính thống hệ về ba bộ thi tuyển nêu trên như sau:
“ 國初潘孚先編次陳朝帝王卿大夫使客篇什及本朝高帝文帝
御 製 與 諸 儒 臣 吟 詠 為 越 音 詩 集 . 楊 德 顏 又 纂 孚 先 集 中 所無 者 為 精
選 詩 集 .黃 德 良又 纂 二 集 中 所 欠 者 為 摘 艷 詩 集 .合 三 詩 集 讀 之 ,南 國
詩 章 可 得 而 全 矣” [Văn bản kí hiệu VHv.1322/1, tr. 140 – 141]: Buổi đầu triều
(triều Lê), Phan Phu Tiên biên sắp được một số thơ của các vua quan, sứ thần triều
Trần, cùng các bài ngự chế của đức Cao đế (Thái Tổ), Văn đế (Thái Tông), và các
bài ngâm vịnh của các nho thần bản triều để làm thành sách Việt âm thi tập. Dương
Đức Nhan lại biên soạn thêm những bài thơ không có trong tập thơ của Phan Phu
Tiên soạn, làm thành Tinh tuyển thi tập. Hoàng Đức Lương lại soạn những bài còn
thiếu ở trong hai tập trên, làm thành sách Trích diễm thi tập. Gộp cả ba tập ấy lại mà
đọc thì có thể thấy được toàn bộ thơ của nước Nam”.
Bài Tiểu dẫn ở đầu bộ Hoàng Việt thi tuyển皇 越 詩 選 của Bùi Huy Bích 裴
輝 璧 (1744 – 1818) có viết:
“昔 潘 公 孚 先 始 錄 有 陳 與 國 初 諸 名 作 為 越 音 詩 集 ,李 公 子 晉 就
加 評 點 . 繼 有 楊 公 德 顏 精 選 集 ,黃 公 德 良 摘 艷 集 .吾 業 師 延 河 先 生
又 奉 編 全 越 詩 錄, 溯 有 李 距 洪 德 蒐 采 特 備.” [Văn bản lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu VHv49/1, tr.8]:Ngày trước ông Phan Phu Tiên bắt
đầu chép thơ của các danh gia từ đời Trần cho đến đầu triều ta (Lê) làm thành bộ
Việt âm thi tập, Lý Tử Tấn bình điểm thêm. Kế tiếp có bộ Tinh tuyển tập của

4

摘 艷 詩 集 十 五 卷 .黃 德 良 撰 ,輯 陳 辰 及 國 初 諸 名 公 詩 .[Văn bản kí hiệu A.1389 tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, tr.73a].

10


Dương công Đức Nhan, bộ Trích diễm tập của Hoàng công Đức Lương. Thầy học
tôi là Diên Hà tiên sinh (tức Lê Quý Đôn) lại vâng chỉ biên soạn bộ Toàn Việt thi
lục, trở về trước từ đời Lý đến đời Hồng Đức, tìm tòi thu lượm rất đầy đủ”.
Gần một thế kỷ sau, Lịch triều hiến chương loại chí 歷 朝 憲 章 類 誌 của
Phan Huy Chú (1782 – 1840), một bộ bách khoa thư thế kỷ XIX (1821) với mục
Văn tịch chí ghi chép về Việt âm thi tập và Trích diễm thi tập hoàn toàn trùng khít
với cách ghi của Lê Quý Đôn nói trên [Văn bản kí hiệu VH982/3 tại Viện Nghiên
cứu Hán Nôm, tr. 91, tr.99]. Về Tinh tuyển chư gia luật thi, những ghi chép của ông
vẫn thống nhất với Lê Quý Đôn về người biên thứ và người giám định, nhưng khác
lệch về số quyển (5 quyển), cung cấp thêm về số lượng tác giả, đối tượng tác giả và
số lượng thơ tuyển chọn (13 tác giả, từ Nguyên Đán, Trung Ngạn cuối Trần về sau;
thảy 472 bài)5.
Sang thời hiện đại, việc giới thiệu về ba bộ thi tuyển ngày càng được chú ý
tới nhiều hơn.
Năm 1977, Bộ Thư mục Hán Nôm – Mục lục tác giả (in rô – nê – ô), Dương
Thái Minh cung cấp thông tin về ba bộ thi tuyển với các kí hiệu thư viện (Việt âm
thi tập A. 1925; Tinh tuyển chư gia luật thi A. 574; Trích diễm thi tập VHv. 2573)
kèm một số thông tin ngắn gọn về soạn giả (của Dương Đức Nhan, Hoàng Đức
Lương) [Dương Thái Minh, 1977, tr.34, tr.81]. Với tính chất của một thư mục còn
sơ giản, những thông tin ở đây dừng lại ở việc cung cấp một số nguồn tư liệu cụ thể
đang được lưu trữ tại thư viện của Ủy Ban Khoa học Xã hội.
Thực sự mang dấu ấn nghiên cứu về ba bộ thi tuyển phải kể đến hai công

trình của nhà sử học, nhà thư mục học lớn Trần Văn Giáp: Lược truyện các tác gia
Việt Nam và Tìm hiểu kho sách Hán Nôm. Không chỉ mang tính chất thư mục, hai
công trình còn sử dụng những thao tác phân tích văn bản học nên đã đem lại những
thông tin khá sâu về văn bản. Lược truyện các tác gia Việt Nam cung cấp khá chi
tiết về lực lượng biên soạn, quá trình biên soạn, mô tả văn bản hiện có, thống kê

5

詩 家 精 選 五 卷, 楊 德 顏 編 次 , 梁 如 鵠 監 定 , 錄 自 晚 陳 元 旦 ,忠 彥 以 下, 十 三 家 , 凡 四 百 七 十 二 首”
[Văn bản kí hiệu VH982/3 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tr. 95]

11


mục lục sách, thống kê số quyển, số tác giả, số bài thơ của văn bản hiện lưu giữ
được. Riêng Trích diễm thi tập chỉ được nhắc đến với ít dòng trong mục giới thiệu
về Hoàng Đức Lương: Trích diễm thi tập (sưu tập) (văn), 15 quyển [Trần Văn Giáp,
1971, tr.225]. Trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 2, công trình cuối cùng của
tác giả6 đã cung cấp những thông tin sâu về Trích diễm thi tập, đồng thời bổ sung
đầy đặn hơn những thông tin về Việt âm thi tập và Tinh tuyển chư gia luật thi. Với
phương pháp làm việc “có phân tích và phê phán một số sách cần thiết” (như dòng
chú thích ngay trang 2 của sách), Trần Văn Giáp không chỉ tiến hành khai thác
những thông tin từ nguồn văn bản hiện có mà còn đối chiếu, so sánh với những
thông tin từ những nguồn sử liệu khác để đưa lại những kết quả nghiên cứu làm
nguồn tham khảo quan trọng cho học giới. Cả ba bộ thi tuyển đều được Trần Văn
Giáp cung cấp nguồn tư liệu phong phú hơn hẳn các công trình trước đó, chủ yếu
được khảo sát tại Viện Khoa học Xã hội, Thư viện Quốc gia. Mỗi thi tuyển đều
được nêu rõ nguồn tư liệu, mô tả chi tiết về văn bản. Căn cứ vào đặc điểm của mỗi
văn bản, Trần Văn Giáp đã soi rọi nhiều thông tin về tác phẩm, đồng thời cũng có
nhiều phát hiện, nhận xét, đánh giá rất quan trọng, gợi mở cho những hướng nghiên

cứu về sau.
Năm 1993, trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – thư mục đề yếu, Trần Nghĩa,
Francoi Gos (đồng chủ biên) cũng cung cấp về nguồn văn bản của ba bộ thi tuyển
hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. So với bộ Thư mục trên, ở đây, số văn
bản của Việt âm thi tập thêm một kí hiệu chép tay là A.3038 chép lại thời Tự Đức;
Tinh tuyển chư gia luật thi thêm kí hiệu bản in A.2657. Các văn bản ở đây có thông
tin về số trang, số quyển hiện còn, hình thức chế bản, kích thước văn bản, nhưng
những thông tin về đội ngũ biên soạn, số lượng bài thơ tuyển chọn còn chưa đầy đủ,
chưa chính xác.
1.1.1.2. Nghiên cứu về ba bộ thi tuyển dưới góc độ văn bản học
Từ mục đích sưu tầm, công bố thơ văn giai đoạn Lý – Trần, nhóm biên soạn
Thơ văn Lý – Trần đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của ba bộ thi tuyển thế kỷ XV
6

Tập 1 in năm 1970, ông mất năm 1973, và tới 1990, tập 2 của sách mới xuất bản.

12


này, và việc trước tiên được chú ý giải quyết là khâu khảo luận văn bản. Nội dung
này do nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đảm nhận. Phần khảo luận được thực hiện
công phu bởi những thao tác văn bản học cẩn trọng về văn bản ba bộ thi tuyển với
những vấn đề niên đại, soạn giả, tên tác phẩm, qui mô tác phẩm (số quyển, số thi
phẩm), có nhiều biện luận thống nhất với Trần Văn Giáp và cũng có một số phát
hiện mới, nhưng chỉ chú trọng ở những tác giả, thi phẩm thuộc giai đoạn Lý – Trần
chứ chưa phải toàn bộ tác giả, thi phẩm trong ba bộ thi tuyển.
Trong Thông báo Hán Nôm học năm 2004, Nguyễn Thanh Tùng có bài “Phát
hiện mới về văn bản Việt âm thi tập”. Tác giả giới thiệu thêm một văn bản Việt âm
thi tập chép tay, mang kí hiệu R.1629 lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội. Qua
khảo sát những hiện tượng viết kị húy, đối chiếu với bản A.1925, bản mới này có

nhiều thiếu hụt, nhầm lẫn nên tác giả “nghi ngờ về độ tin cậy của bản chép tay này”,
và chỉ coi là “một hiện tượng cần chú ý” cho “biết thêm về diện mạo của Việt âm thi
tập ngoài những gì chúng ta đã biết” [Nguyễn Thanh Tùng, 2005, tr. 496 – 508].
Cũng Nguyễn Thanh Tùng trong Thông báo Hán Nôm học năm 2005 có bài
“Về hiện trạng văn bản của Tinh tuyển chư gia luật thi”. Bài viết xuất phát từ sự băn
khoăn về vấn đề văn bản học của bộ thi tuyển “chưa được giải quyết ổn thỏa” do sự
mất mát, thiếu sót về tư liệu dẫn đến những kết quả khảo sát, nghiên cứu khác nhau,
nổi bật là của Trần Văn Giáp với Nguyễn Huệ Chi. Điều đó khiến Nguyễn Thanh
Tùng đã tiến hành khảo sát lại hai văn bản đó và cho ra kết quả: bản A.574 có 409
bài, cộng với số bài chỉ bản A.2657 mới có (73 bài) thì được 482 bài của 12 tác giả.
So với mô tả của Phan Huy Chú thì thiếu 1 tác giả và lại thừa ra 10 bài thơ. Tác giả
cũng đưa ra hai giả thiết để lý giải về sự chênh lệch đó. Sau bài viết, tác giả còn đưa
ra hai phụ lục: Danh mục tác giả (12 tác giả) và số lượng bài thơ ở hai bản chép tay
(409 bài), bản in (223 bài); Bảng thống kê các bài thơ thời Lê sơ chỉ có ở bản in với
3 tác giả và 73 bài.
Bài “Một số vấn đề về văn bản bài “Tựa Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức
Lương” trong Thông báo Hán Nôm học năm 2013, Nguyễn Thanh Tùng đã căn cứ
vào một số thông tin trong cuốn Gia Nghiệp đường tàng thư chí 嘉 業 堂 藏 書 志

13


của Mậu Thuyên Tôn 繆 荃 孫 (Trung Quốc) và cho rằng “dòng lạc khoản của bài
tựa ở bản Trích diễm thi tập của Vụ BTBT không thực sự đáng tin cậy”; “phần cuối
bài tựa còn tồn tại một số vấn đề gây hoài nghi, chưa thật sự xác định, cần có sự
khảo sát, tìm hiểu kĩ lưỡng hơn” [Nguyễn Thanh Tùng, 2014, 892 – 900].
Về Việt âm thi tập, trong Thông báo Hán Nôm học năm 2015, Nguyễn Thanh
Tùng lại có bài “Phát hiện mới về văn bản Việt âm thi tập (II)”. Bài viết giới thiệu
văn bản Việt âm thi tập nữa mang kí hiệu [ISSI] HN.445 hiện được lưu tàng tại
Viện Thông tin khoa học xã hội Việt Nam. Đây là văn bản chép tay được tác giả

đoán định chép vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, bị mất quyển I, quyển IV,
bảo lưu được một phần quyển V, chép thiếu thơ của một số tác giả, chép thiếu tên
tác giả dẫn đến hiểu nhầm, phần Phụ bổ di quyển III khác với bản A.1925, có một
số xuất nhập về chữ nghĩa so với các bản khác. Tác giả kết luận văn bản này “đã
được sao chép lại từ một bản Tân san Việt âm thi tập không đầy đủ, có lẽ bị rách
nhiều. Người sao chép có vẻ như cũng không được cẩn thận, ít tra cứu tường tận
nên dẫn đến sự “nhảy cóc” và đôi khi “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Đây được coi
như một dị bản có giá trị tham khảo. [Nguyễn Thanh Tùng, 2016, tr. 687 – 693]
Nghiên cứu riêng về Việt âm thi tập từ phương diện văn bản học một cách
khá chuyên sâu có khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Hán Nôm, trường Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010 với đề tài
Nghiên cứu văn bản Việt âm thi tập của Nguyễn Mạnh Sơn do PGS.TS. Phạm Văn
Khoái hướng dẫn. Khóa luận gồm hai chương: Chương 1 thực hiện phân tích văn
bản các bản Việt âm thi tập với các nội dung mô tả bốn văn bản; tìm hiểu các chữ
húy xuất hiện; lập bảng thống kê số lượng tác giả, các bài thơ; sơ đồ hóa quá trình
truyền bản của ba văn bản, và kết luận hai bản chép tay A.3038, R.1629 sao chép từ
bản in A.1925. Chương 2 thực hiện phân tích dị văn giữa ba bản trên và kết luận
“bản trùng san năm Bảo Thái thứ 10 in lại hầu như nguyên vẹn bản in lần đầu năm
Diên Ninh thứ 6”, “tái hiện được hầu hết toàn bộ bộ mặt thơ thời Trần Hồ” [Nguyễn
Mạnh Sơn, 2010, tr. 136].

14


1.1.1.3. Nghiên cứu về ba bộ thi tuyển dưới góc độ ngữ văn học, thi học chữ
Hán
Ở phương diện này, các nghiên cứu chủ yếu đi theo hướng nhận định chung
về ba bộ thi tuyển trên phương diện giá trị tư tưởng của tác phẩm, hoặc tập trung
khai thác quan niệm văn học, thi học chữ Hán của các soạn giả từ các bài tựa, biểu
trong tác phẩm.

- Nghiên cứu dưới góc độ ngữ văn học nói chung:
Trong các bộ văn học sử, nếu như ở Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng
Hàm mới nhắc tới ba bộ thi tuyển với tính chất như giới thiệu nguồn tư liệu thơ ca,
thì ở những công trình thuộc thế hệ sau như Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế
kỷ XVIII, các soạn giả còn chú ý nhấn mạnh hơn về tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước, niềm trân trọng đối với di sản văn hóa của tổ tiên và ý thức bảo vệ di sản ấy
để truyền lại cho con cháu đời sau, ý nghĩa to lớn đối với lịch sử văn hóa, lịch sử
văn học của nước ta. [Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, 1978,
tr.270- 271].
Trong hai bộ Từ điển văn học và Từ điển văn học (bộ mới), cả ba mục từ về
ba bộ thi tuyển đều do Nguyễn Huệ Chi viết, nên những thông tin về soạn giả, quá
trình biên soạn, số bài thơ, số tác giả được tuyển chọn, những phân tích về văn bản
học đều thống nhất với phần Khảo luận văn bản trong Thơ văn Lý – Trần (tập 1)
cũng của chính tác giả. Ngoài ra, ba bộ thi tuyển còn được chú ý tới cách thức sắp
xếp trật tự tác giả, trật tự thơ theo quan điểm Nho giáo hay theo quan niệm thể loại,
thơ hay, đặc biệt đề cao tinh thần dân tộc, tinh thần tự chủ, lòng yêu quý di sản văn
hóa dân tộc của các nhà biên soạn.
Bài tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương cũng được ông quan tâm
đặc biệt trong bài “Tìm hiểu Trích diễm thi tập, bộ sách kết thúc một giai đoạn
nghiên cứu, sưu tập thơ văn Lý – Trần” [Nguyễn Huệ Chi, 1972, tr.122 – 136], và
mục từ Trích diễm thi tập trong hai bộ Từ điển Văn học đều do Nguyễn Huệ Chi
chấp bút. Ông phân tích ý nghĩa, giá trị của bài Tựa và cho rằng nó đã đề cập Trưng miếu; 34. 魚 父Ngư phủ ; 35.山 中 有 景 Sơn trung hữu
cảnh; 36.城 東 居 Thành đông cư; 37.宿 春 盎 寺 Túc Xuân Áng tự; 38.到 家 Đáo
gia; 39.宮 怨 Cung oán;40.懷 故 人Hoài cố nhân;41,42.賞月 偶 成 (二 首
)Thưởng nguyệt ngẫu thành;43.寄 友 人Kí hữu nhân;44.早 秋 Tảo thu;45.秋
懷 Thu hoài;46.早 梅 Tảo mai;47.八 月 梅 Bát nguyệt mai.
卷 之 六 :七 言 絕 句 以 下 Quyển chi lục: thất ngôn tuyệt cú dĩ hạ (Quyển
6: dưới đây là thơ thất ngôn tuyệt cú):
1.題 豐 功 寺 Đề Phong Công tự;2. 題 趙 飛 燕 姊 妹 相 倚 圖 Đề Triệu
Phi Yến tỉ muội tương ỷ đồ;3.九 曲 迷 樓 Cửu khúc mê lâu ;4.漂 母 祠 Phiếu

Mẫu từ;5.鄧 禹 策 Đặng Vũ sách;6.范 蠡 遊 五 湖 Phạm Lãi du ngũ hồ;7,8.落

227


花 (二 首 )Lạc hoa (nhị thủ);9,10.客 中 送 春 (二 首 )Khách trung tống xuân
(nhị thủ);11,12,13.春 宮 詞 (三 首 )Xuân cung từ(tam thủ);14,15.春 宮 怨
(二 首 )Xuân cung oán (nhị thủ);16. 詠 梅 Vịnh mai;17.憶 舊 Ức cựu; 18.經
梅 村 Kinh mai thôn ;19.橫 山 驛 Hoành sơn dịch;20.古 寺 Cổ tự;21.中 秋 賞
月Trung thu thưởng nguyệt; 22,23.明 皇 思 貴 妃 (二 首 )Minh Hoàng tư Quý
Phi (nhị thủ);24.除 夕 偶 成 Trừ tịch ngẫu thành;25.春 日 即 事 Xuân nhật tức
sự;26,27.夏 日 即 事 (二 首 )Hạ nhật tức sự (nhị thủ); 28.对 竹Đối trúc
;29.石 假 山 Thạch giả sơn;30.水 邊 白 鳥 Thủy biên bạch điểu ;
拙 作 (附 以 下 : 七 言 絕 句 )Chuyết tác (Phụ dĩ hạ: thất ngôn tuyệt
cú): Sáng tác vụng về - của Hoàng Đức Lương (Phụ dưới đây: thất ngôn tuyệt cú):
31.客 中 Khách trung; 32.黃 塘 夜 泊 Hoàng Đường dạ bạc;33.題 采
石 謫 仙 樓 Đề Thái Thạch Trích Tiên lâu; 34.題 淮 陰 庙 Đề Hoài Âm
miếu;35.歌 風 臺 Ca Phong đài;36.曉 立 晚 成 Hiểu lập vãn thành.
3.3. 摘 艷 詩 集 序
詩 不 盡 傳 於 世 有 以 也.古 人 於 詩 有 以 膾 炙 喻 之,有 以 錦 繡 喻
之.膾 炙,天 下 之 絕 味;錦 繡,天 下 之 絕 色.凡 有 口 眼 者 皆 知 貴 重,不 輕
屑 越 . 至 如 詩 者 乃 色 外 之 色 , 不 可 以 常 目 視; 味 外 之 味 , 不 可 以 常口
念.此 詩 人 為 能 覩而 甘 之.此 詩 之 不 盡 傳 於 世 者 一 也.
自 李 陳 建 國 以 來,素 稱 文 獻.騷 人 才 子 各 挾 所 能所以 鳴 于 世,
豈 無 其 人?而 名儒鉅公 居 館 閣,或 以 事 不 暇 乎 編 集.其 官 散 職 卑 及
困 于 場 屋 者,皆 以 事 其 事.此 詩 之 不 盡 傳 於 世 者 二 也.
其 間 或 有 好 事者,人 病 其 重 力 弱,率 皆 半 途.此 詩 之 不 盡 傳 於
世 者 三 也.
李 陳 之 書 籍見 行 于 世 者,惟 禪 家 事 為 多.豈 崇 儒 不 如 釋 之 深
哉 ? 蓋 禪 家 無 禁 , 皆 得 鋟 梓 . 詩 文 非 得 窺 聖 旨 不 敢刊 行 . 此 詩 之 不 盡

傳 於 世 者 四 也.

228


夫 以 四 者 所 拘,歷 三 代 之 久,雖 金 石 之 器,鬼 為 之 呵,神 為 之 護
,猶 散 落 淪 沒.況 遺集薄 紙,在 篋 笥 之 下,經 兵 火 之 餘,而 能 保 其 無
122

隱 乎?德 良 詩 學,惟視 唐 之 百 家,若 李 陳 之 世 無 所 考 訂.其 或 得 一
聯 半 句 於 殘 編 散 壁 者 , 經 經 撫 卷 興 嘆 , 竊 追 咎 當 時 之 賢 者. 嗚 呼 ! 豈
有 文 獻 之 邦, 建 國 已 數 千 年 , 無 書 可 徵 而 反 追 誦 於 唐 世 諸 家 , 豈 不
憫 哉!
改 過 之 不 自 量,忘 其 無 徵 不 信 之 略,任 重 力 弱 之 煩,旁 搜 廣 訪,
其 所 得 者 乃 千 百 中 之 一 二.仍 博 采 在 朝 諸 公,擇 其 粹 者 類 次 於 篇,
獲 六 卷 集,名 曰 摘 艷.逐 卷 之 末,竊 附 以 拙 作,用 為 家 庭 之 訓.且 文 衡
之 好 事 者,以 廣 其 傳,庶 免 後 人 之 咎 今,猶 今 之 咎 昔 者 也.
洪 德 二 十 八 年 春.
戊戌科進士花郎參議嘉林黃德良序
(Trích diễm thi tập tự theo văn bản chụp lại của Thư viện Quốc gia, kí hiệu
R.2248, tr 11- 13)
Phiên âm:
Trích diễm thi tập tự
Thi bất tận truyền ư thế hữu dĩ dã. Cổ nhân ư thi hữu dĩ khoái chá dụ chi,
hữu dĩ cẩm tú dụ chi. Khoái chá, thiên hạ chi tuyệt vị; cẩm tú, thiên hạ chi tuyệt sắc.
Phàm hữu khẩu nhãn giả giai tri quý trọng, bất khinh tiết việt. Chí như thi giả nãi
sắc ngoại chi sắc, bất khả dĩ thường mục thị, vị ngoại chi vị bất khả dĩ thường khẩu
niệm. Thử thi nhân vi năng đổ nhi cam chi. Thử thi chi bất tận truyền ư thế giả nhất
dã.
Tự Lý Trần kiến quốc dĩ lai, tố xưng văn hiến. Tao nhân tài tử các hiệp sở

năng sở dĩ minh vu thế, khởi vô kỳ nhân?Nhi danh nho cự công cư quán các, hoặc
dĩ sự bất hạ hồ biên tập. Kỳ quan tán chức ti cập khốn vu trường ốc giả, giai dĩ sự
kỳ sự. Thử thi chi bất tận truyền ư thế giả nhị dã.
122

Huệ Chi cho đây là chữ chép nhầm từ chữ 恙

229


Kỳ gián hoặc hữu hiếu sự giả, nhân bệnh kỳ trọng lực nhược, suất giai bán
đồ. Thử thi chi bất tận truyền ư thế giả tam dã.
Lý Trần chi thư tịch kiến hành vu thế giả, duy Thiền gia sự vi đa. Khởi sùng
Nho bất như Thích chi thâm tai? Cái Thiền gia vô cấm, giai đắc tẩm tử. Thi văn đắc
khuy thánh chỉ bất cảm san hành. Thử thi chi bất tận truyền ư thế giả tứ dã.
Phù dĩ tứ giả sở câu, lịch tam đại chi cửu, tuy kim thạch chi khí, quỷ vị chi
ha, thần vị chi hộ, do tán lạc luân một. Huống di tập bạc chỉ, tại kiếp tứ chi hạ, kinh
binh hỏa chi dư, nhi năng bảo kỳ vô ẩn hồ? Đức Lương thi học, duy thị Đường chi
bách gia, nhược Lý Trần chi thế vô sở khảo đính. Kỳ hoặc đắc nhất liên bán cú ư
tàn biên tán bích giả, kinh kinh phủ quyển hưng thán, thiết truy cữu đương thời chi
hiền giả. Ô hô! Khởi hữu văn hiến chi bang, kiến quốc dĩ sổ thiên niên, vô thư khả
trưng nhi phản truy tụng ư Đường thế chư gia, khởi bất mẫn tai!
Cải quá chi bất tự lượng, vong kỳ vô trưng bất tín chi lược, nhậm trọng lực
nhược chi phiền, bàng sưu quảng phỏng, kỳ sở đắc giả nãi thiên bách trung chi
nhất nhị. Nhưng bác thái tại triều chư công, trạch kỳ túy giả loại thứ ư thiên, hoạch
lục quyển tập, danh viết: Trích diễm. Trục quyển chi mạt, thiết phụ dĩ chuyết tác,
dụng vi gia đình chi huấn. Thả văn hành chi hảo sự giả, dĩ quảng kỳ truyền, thứ
miễn hậu nhân chi cữu kim, do kim chi cữu tích giả dã.
Hồng Đức nhị thập bát niên xuân.
Mậu Tuất khoa Tiến sĩ hoa lang, Tham nghị, Gia Lâm Hoàng Đức Lương tự.

Dịch nghĩa123:
Bài tựa sách Trích diễm thi tập
Thơ không truyền hết ở đời là có lý do vậy. Người xưa đối với thơ có khi
dùng nem chả để ví với nó, có khi dùng gấm thêu để ví với nó. Nem chả là vị tuyệt
ngon trong thiên hạ, gấm thêu là sắc tuyệt đẹp trong thiên hạ. Phàm người có
miệng, mắt đều biết quý trọng, không xem thường, bỏ qua. Đến như thơ là màu sắc
ở ngoài mọi màu sắc, không thể dùng con mắt thông thường để xem xét, là mùi vị ở
ngoài mọi mùi vị, không thể dùng cái miệng thông thường mà thưởng thức. Như
123

Dịch lại có tham khảo bản dịch của Huệ Chi trong Thơ văn Lý Trần tập I [Đào Phương Bình và các cộng
sự, 1977, tr.18- 19]

230


vậy, chỉ thi nhân là có thể nhìn thấy mà cảm nhận được vị ngon của nó. Đó là lý do
thứ nhất mà thơ không truyền hết được ở đời.
Từ thời Lý, Trần dựng nước tới nay, (nước ta) vốn xưng là nước văn hiến.
Các bậc tao nhân tài tử đều có khả năng để tiếng vang ở đời, há không có những
người đó? Nhưng các bậc danh nho quan lớn ở nơi quán gác, có khi vì bận việc mà
không rảnh biên tập. Những người quan xa chức thấp và những kẻ lận đận chốn
trường ốc đều lo phụng sự cho công việc của mình. Đó là lý do thứ hai mà thơ
không truyền hết được ở đời.
Thảng hoặc có người ham thích việc đó thì lại bị người chê là trách nhiệm
nặng nề, sức lực hèn yếu, rốt cuộc đều bỏ dở giữa chừng. Đó là lý do thứ ba mà thơ
không truyền hết được ở đời.
Sách vở thời Lý, Trần được lưu hành ở đời chỉ có chuyện của Thiền gia là
nhiều. Há đâu lòng sùng chuộng Nho không sâu sắc bằng sùng chuộng Phật chăng?
Có lẽ vì (sách) nhà Phật không bị cấm nên đều được khắc in. Còn thơ văn nếu

không ngó thấy thánh chỉ thì không dám san hành. Đó là lý do thứ tư mà thơ không
được truyền hết ở đời.
Ôi, bị bó buộc bởi bốn lý do, trải qua ba đời dài dặc, dẫu là đồ vàng đá, được
quỷ giúp, thần giùm cũng còn bị tan tác, đắm chìm. Huống chi tập sách còn sót lại,
tờ giấy mỏng manh dưới đáy rương hòm, vương lại sau cơn binh lửa, mà có thể giữ
gìn không việc gì sao? Đức Lương đối với thi học, chỉ biết trông vào trăm nhà thời
Đường, còn như các đời Lý, Trần thì không có chỗ khảo đính. Thảng hoặc được
một vế, nửa câu ở nơi sách tàn vách nát, thường thường vỗ quyển cất lời than, trộm
truy lỗi cho các bậc hiền đương thời. Than ôi! Há nước có văn hiến, dựng nước đã
mấy nghìn năm, không có sách có thể làm bằng mà phải quay lại truy tụng các nhà
đời Đường, lẽ nào không đau xót sao?
Sửa lỗi không tự lượng sức, quên đi điều sơ lược là không có bằng chứng thì
không tin, nỗi phiền hà nhiệm vụ nặng nề mà sức lực hèn yếu, tìm xa hỏi rộng, cái
thu được chỉ là một, hai trong trăm nghìn phần. Vẫn tìm rộng ở các vị tại triều, chọn
cái tinh túy, phân loại, sắp xếp các bài, thu được 6 quyển, đặt tên là Trích diễm. Đến

231


cuối quyển, trộm phụ vào những sáng tác vụng về, dùng làm lời dạy trong gia đình.
Vả lại, cân nhắc văn chương là việc tốt đẹp để truyền bá rộng rãi, cơ hồ tránh khỏi
việc người đời sau trách lỗi đời nay, giống như đời nay trách lỗi đời xưa vậy.
Mùa xuân, năm thứ 28 niên hiệu Hồng Đức (1497).
Bài tựa của Hoàng Đức Lương, người Gia Lâm, là Tham nghị, Tiến sĩ hoa
lang khoa Mậu Tuất.
3.4. Bảng thống kê tác giả, thi phẩm sắp xếp theo thể loại trong chính văn
6 quyển Trích diễm thi tập (văn bản R.2248).

232



Stt
1

Số
quyển
1

Thể thơ

五言絕
句 Ngũ
ngôn
tuyệt cú

Tác giả
1.阮忠彥 Nguyễn Trung
Ngạn

Tác phẩm
1.即事 Tức sự

2.湘中即事 Tương Trung tức sự (Tức sự trước cảnh Tương Trung)

2. 陳 廷琛 Trần Đình Sâm
3. 陳元旦 Trần Nguyên
Đán
4. 僧法螺 Tăng Pháp Loa
5. 符叔宏 Phù Thúc Hoành
6. 馮碩 Phùng Thạc

7. 黎蘇 Lê Tô

8. 阮夏蕙 Nguyễn Hạ Huệ

附五言
絕句
Phụ ngũ
ngôn
tuyệt cú.

9. 拙作 Chuyết tác (tức
sáng tác vụng về của Hoàng
Đức Lương)

3.登陽州城 Đăng Dương Châu thành (Lên thành Dương Châu)
1.題秋江送別圖 Đề thu giang tống biệt đồ (Đề lên bức tranh cảnh tiễn biệt bên dòng sông mùa thu)
1. 題玄天觀 Đề Huyền Thiên quán (Đề quán Huyền Thiên)
1. 入俗恋青山 Nhập tục luyến thanh sơn (Vào cõi tục quyến luyến non xanh)
1. 古意 Cổ ý (Ý xưa)
2. 野行 Dã hành (Đi ngoài đồng)
1. 題鳴鴈 圖 Đề minh nhạn đồ (Đề bức tranh chim nhạn hót)
1. 醉 後偶成 Túy hậu ngẫu thành (Ngẫu nhiên thành thơ sau cơn say)
2. 冬 節即興 Đông tiết tức hứng (Hứng thơ trong tiết đông)
3. 書堂即事Thư đường tức sự (Tức sự chốn thư phòng)
1.采蓮曲二絕 Thái liên khúc nhị tuyệt (Khúc hát hái sen- Hai bài)
2. 又 體 Hựu thể.
1. 樹下觀書 Thụ hạ quan thư (Đọc sách dưới bóng cây)

2.春光睡覺偶成 Xuân quang thụy giác ngẫu thành (Ngẫu nhiên thành thơ khi ngủ dậy vào ngày xuân)
3. 道上 Đạo thượng (Trên đường)

4. 村 居二絕 Thôn cư nhị tuyệt (Ở nơi rừng núi- hai bài)
5. 又 體 Hựu thể (Bài thứ hai)

233


×