Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích các nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Cho ví dụ cụ thể ở từng nguyên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.16 KB, 10 trang )

Họ và tên: Đỗ Hoàng Dương
Mã học viên: K16FCQ086
Lớp: K16F
CÂU 4
Phân tích các nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Cho
ví dụ cụ thể ở từng nguyên nhân
MỞ ĐẦU
Chuẩn mực xã hội xuất hiện là một phương tiện để điều chỉnh hành vi của
con người cho phù hợp. Và chính con người đã xác lập và tạo dựng hệ thống các
quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đó
cũng xuất hiện chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì chuẩn
mực xã hội không phải lúc nào cũng được tuân thủ nghiêm chỉnh mà vẫn có
những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI
1. Khái niệm chuẩn mực xã hội.
Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối
với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhất nhiều sự chính xác
về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không
được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người,
nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội.
2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội.
2.1. Định nghĩa.
Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở 2 góc độ sau:
- Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi
phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội (hành vi sai lệch).
- Sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể
của cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố phá vỡ sự tác động của các chuẩn
mực xã hội (tình huống sai lệch).

1




Trong nghiên cứu xã hội học tội phạm, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan
tâm và nghiêm cứu về sự sai lệch chuẩn mực xã hội theo ý nghĩa thứ nhất – hành
vi sai lệch.
2.2. Hậu quả của hành vi sai lệch.
Khi xem xét hậu quả của hành vi sai lệch nào đó, chúng ta cần căn cứ vào
một số yếu tố sau:
- Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành
vi đó.
- Căn cứ vào các điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội cụ thể.
- Căn cứ vào địa điểm và thời gian thực hiện hành vi đó.
Những căn cứ trên cho phép chúng ta nhận thức và đánh giá đúng đắn hậu
quả cảu một hành vi sai lệch. Hậu quả của hành vi sai lệch có thể được nhìn
nhận trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất
tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của
các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động đang kìm hãm phát triển
của các cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi
nhận thức chung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng
đồng.
Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang lại nội dung
và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu nó vi phạm,
phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến
bộ, đang phát triển, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội, Trong
trường hợp này, hành vi sai lệch đó phải bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc
đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của
pháp luật.
3. Các yếu tố cấu thành sai lệch chuẩn mực xã hội
3.1. Những sai lệch thuộc hệ thống giá trị.

Giá trị là những khách thể, những thuộc tính mà tất cả đều cần thiết cho
con người, tất yếu, có lợi cho giai cấp hay xã hội nào đó cũng như của một cá
nhân riêng lẻ với tư cách phương tiện thỏa mãn nhu cầu và các lợi ích của họ;
đồng thời cũng là những tư tưởng, ý định với tư cách là chuẩn mực, mục đích
hay lí tưởng.
Hệ thống giá trị trong xã hội được hình thành qua các thời kì lịch sử nhất
định nên nó mang tính chất lịch sử, có những giá trị mất đi khi nó không còn
2


phù hợp và có những giá trị mới ra đời, bổ sung, làm phong phú thêm cho hệ
thống giá trị . Các giai cấp, nhóm xã hội khác nhau có thể tiếp nhận các giá trị
một cách khác nhau tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của các giá trị đó đối với nhu
cầu, lợi ích giai cấp, nhóm xã hội như thế nào; nhưng về cơ bản, có nhiều giá trị
mang tính chất phổ quát, tính nhân loại.
Trong hệ thống giá trị bao gồm nhiều loại giá trị khác nhau như giá trị đạo
đức, giá giá trị pháp luật, giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật… có thể dẫn đến các
hành vi vi phạm các giá trị, chuẩn mực xã hội, tạo nên hành vi sai lệch.
3.2. Sự rối loạn các thiết chế xã hội.
Các thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh, điều hòa hành vi của
con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội, ngăn chặn và kiểm soát các hành
vi sai lệch. Chúng được thiết lập dựa trên các nhu cầu xã hội cơ bản. Mọi thiết
chế xã hội đều được đặc trưng bởi sự hiện diện của mục đích hành động, bởi
những chức năng cụ thể để đảm bảo cho việc đạt được mục đích; bởi sự tập hợp
các địa vị và các vai trò xã hội điển hình cho thiết chế đó; bởi những chế tài bảo
đảm cho cái cầm có, cái được phép và ngăn chặn các lệch lạc, cái không được
phép. Sự tồn tại của mọi xã hội, tính ổn định và sự phát triển của nó không thể
có được nếu không có quản lí xã hội và kiểm soát xã hội.
Trong xã hội nhất định có nhiều loại thiết chế, trong đó các thiết chế quan
trọng nhất là thiết chế chính trị, thiết chế kinh tế, thiết chế gia đình, thiết chế

giáo dục…Thiết chế chính trị đảm bảo việc thiết lập và giữ vững quyền lực
chính trị. Thiết chế kinh tế đảm bảo quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối lợi
ích và các dịch vụ. Thiết chế pháp luật bảo đảm trật tự, công bằng xã hội và
kiểm soát xã hội. Thiết chế gia đình điều hòa hành vi tình cảm, tình dục và nuôi
dạy con cái. Thiết chế giáo dục truyền thụ những tri thức văn hóa cho thế hệ trẻ
và kế thừa, phát triển các tri thức khoa học nói chung của nhân loại.
Thiết chế xã hội thực hiện chức năng quản lí và kiểm soát xã hội. Nếu
không có các thiết chế xã hội chặt chẽ thì sẽ không có trật tự, kỉ cương xã hội;
rối loạn các thiết chế xã hội sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội. Chẳng hạn, khi thiết
chế chính trị rối ren thì thiết chế pháp luật sẽ bị buông lỏng, do đó, tình trạng vi
phạm pháp luật sẽ gia tăng. Bởi vậy, bất kì sự đổ vỡ, rối loạn của thiết chế xã
hội nào cũng đều trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và đưa tới các hành vi sai
lệch.
3.3. Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội.
3


Trong đời sống xã hội, chuẩn mực xã hội là những quy ước chung của cả
cộng đồng xã hội hay nhóm hạn hẹp, có thể công khai hoặc ngầm ẩn, được mọi
người chia sẻ về mặt hành vi. Với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn
mực xã hội điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực quan hệ của con người, chỉ ra và quy
định mỗi người cần phải xử sự như thế nào trong mỗi tình huống cụ thể. Chuẩn
mực xã hội bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với địa chỉ và vai trò xã hội của mỗi
người. Sự lãng quên bổn phận, thực hiện sai vai trò của mỗi người có thể đưa tới
hành vi sai lệch.
Chuẩn mực xã hội có thể biến đổi. Có chuẩn mực mang tính phổ biến, có
khả năng chi phối hành vi của đại đa số các thành viên xã hội, có chuẩn mực
mang tính cục bộ, chỉ được tuân thủ trong nhóm người nào đó. Lại có chuẩn
mực của nơi này, lúc này nhưng không phải chuẩn mực của nơi khác, lúc khác.
Khi chuẩn mực xã hội bị hiểu sai, bị xuyên tạc (biến đổi) hoặc áp dụng không

đúng vị trí tác động của nó sẽ đưa tới hành vi sai lệch.
3.4. Sự thay đổi các quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thiết
lập trong quá trình cùng nhau hoạt động vật chất và tinh thần. Do sản xuất của
cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội nên các quan hệ sản xuất
(bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lí lao động, quan hệ phân
phối sản phẩm) đóng vai trò quan trọng nhất, chi phối các quan hệ xã hội khác.
Sự vận động, phát triển của quan hệ sản xuất sẽ kéo theo sự thay đổi của các
quan hệ xã hội. Chuẩn mực xã hội vừa phản ánh các quan hệ xã hội, vừa điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Khi các quan hệ xã hội bị xáo trộn, bị thay đổi sẽ làm
cho hệ thống các chuẩn mực không còn phù hợp ở nơi này hay nơi khác, điều đó
dẫn đến các hành vi sai lệch nhất định.
II. PHÂN LOẠI CÁC HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI
Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm
phạm gồm có hành vi sai lệch ít tiêu cực và hành vi sai lệch tiêu cực.
- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi
phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn
phù hợp với thực tế xã hội.
- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá
vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ
biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
4


Thứ hai, căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi
sai lệch gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động.
- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực
tiếp hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội, dù chuẩn
mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn tiến bộ.

- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn vi
phạm, phá vỡ ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội.
III. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN
MỰC XÃ HỘI.
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác các
nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội.
Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu do các cá
nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu
kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng các quy tắc, yêu
cầu của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức…do đó họ đã thực hiện
những hành vi sai lệch nhất định.
Ví dụ: Trên đường có biển báo đường một chiều, nhưng do thiếu kiến thức
và hiểu biết về luật giao thông đường bộ, nên người tham gia giao thông vẫn
thực hiện hành vi đi vào đường một chiều. Như vậy, người đó đã thực hiện hành
vi sai lệch, vi phạm pháp luật giao thông.
2. Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn
một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán
đoán phi logic…
Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã
hội, do thói quen suy diễn sai nên các cá nhân và nhóm xã hội thường nhầm lẫn
hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào lĩnh vực khác, do đó đã vi
phạm một số chuẩn mực nào đó.
Ví dụ: A và B là hàng xóm của nhau. A sang nhà B chơi, khi A về thì B
kêu mất 1 triệu đồng trong nhà; B nghi cho A ăn trộm tiền của mình và chạy
sang nhà A tự ý khám xét nhà A để tìm tiền. Ở đây thì B đã thực hiện hành vi sai
lệch, vi phạm pháp luật.
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội
không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn
khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành.
5



Tức là trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực đạo đức,
chuẩn mực phong tục, tập quán…được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều
hòa các quan hệ xã hội nhất định; thể hiện được vai trò, hiệu lực của nó. Tuy
nhiên cùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử
- xã hội, có những chuẩn mực dần tỏ ra lạc hậu, lỗi thời; trái với các quy tắc đạo
đức, pháp luật đang phổ biến, thịnh hành trong xã hội hiện nay. Vậy nhưng vẫn
có những cá nhân, tập thể nào đó do không biết, hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực
hiện, áp dụng các quy tắc đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã
hội hiện hành trong xã hội.
Ví dụ: Việc đốt pháo vào dịp lễ tết ngày xưa là việc làm thường xuyên và
được coi là tục lệ. Nhưng nhận thức được sự nguy hiểm nên đã được Nhà nước
cấm. Tuy nhiên nhiều cá nhân vẫn thực hiện hành vi sai lệch đó là buôn bán, vận
chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo, thuốc nổ.
4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch.
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm,
quan niệm chỉ có ý nghĩa thực tiễn, được coi là đúng trong các xã hội cũ trước
đây; còn trong xã hội hiện nay chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi như là
quan niệm sai lệch về cả nội dung và tính chất. Mặc dù vậy, vẫn có những cá
nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi
phạm chuẩn mực xã hội hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch.
Chẳng hạn trong xã hội nông thôn truyền thống có quan niệm “phép vua
thua lệ làng”. Quan niệm này chỉ phù hợp với trong điều kiện xã hội phong kiến
trước đây, còn trong xã hội hiện nay, quan niệm này bị coi là quan niệm sai lệch
cả về nội dung và tính chất. Một mặt, quan niệm này đề cao vị trí của “lệ làng”
(trong khi nhiều quy định của “lệ làng” không phù hợp với đạo đức hiện nay,
trái với quy định của pháp luật hiện hành). Mặt khác, quan niệm “phép vua thua
lệ làng” hạ thấp uy tín, vai trò của hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành; cản
trở công tác thực thi, đưa pháp luật vào đời sống xã hội nông thôn, ảnh hưởng

tiêu cực đến ý thức pháp luật của người dân nông thôn. Nếu cộng đồng làng xã
nào đó vận dụng quan niệm “phép vua thua lệ làng” trong giải quyết các vấn đề
xã hội hiện nay thì rất có thể điều đó sẽ đưa họ tới hành vi vi phạm pháp luật.
5. Những khuyết tật về tâm - sinh lí của con người dẫn tới hành vi sai
lệch.
Trong xã hội có những cá nhân do bị di tật bẩm sinh hoặc các tai nạn mắc
phải (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) khiến cho họ phải mạng trên mình
6


những khuyết tật nhất định về tâm - sinh lí. Đó có thể là những khuyết tật về cơ
thể như biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết tật ngoại
hình khác…Đó cũng có thể là các khuyết tật về trí lực như biểu hiện ở những
người bị mắc chứng thần kinh căng thẳng, rối loạn, hoang tưởng hoặc mắc các
chứng bệnh tâm thần…Những khuyết tật đó làm cho những cá nhân mang
khuyết tật bị mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các
quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội, khiến họ vi phạm các chuẩn mực xã hội
mà không biết hoặc không tự kiềm chế được hành vi của bản thân.
Ví dụ: Một người tâm thần trong khi phát bệnh thì đã gây thương tích cho
một người bình thường. Đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật nhưng nó
là một hành vi sai lệch.
6. Cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch.
Đây là trường hợp đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc
thực hiện một hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân - quả mà chủ thể có
thể không biết, hoặc biết nhưng vẫn cứ thực hiện. Trong đó, hành vi sai lệch thứ
nhất được coi là nguyên nhân, dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp.
Ví dụ: Việc nghiện hút, sử dụng chất ma túy là một hành vi sai lệch, vi
phạm pháp luật. Từ hành vi sai lệch đó một người nghiện có thể thực hiện hành
vi trộm cướp để có tiền sử dụng chất ma túy. Đây lại tiếp tục một hành vi sai
lệch xuất phát từ hành vi sai lệch ban đầu là sử dụng chất ma túy.

IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC CƠ
CHẾ CỦA HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI ĐỐI VỚI LĨNH
VỰC PHÁP LUẬT.
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc,
yêu cầu của chuẩn mực xã hội.
Từ chỗ thiếu hiểu biết pháp luật mà họ đã thực hiện những hành vi sai
lệch nhất định. Từ cơ chế này thì vấn đề được đặt ra đó là trong trường hợp hành
vi vi phạm xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu các thông tin, kiến
thức, hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng
khác cần phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt
động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng
lớp nhân dân về những nguyên tắc, quy định của các bộ luật, các văn bản quy
phạm pháp luật; giúp cho người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất
định về pháp luật. Qua đó góp phần hạn chế những hành vi phạm pháp, phạm tội
xảy ra có nguyên nhân là do thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.
7


2. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội
thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic.
Từ cơ chế này chúng ta cần nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp
suy nghĩ sai lầm của một bộ phận dân cư trong xã hội thường là nông dân khiến
cho họ nhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của pháp luật.
Chính vì thế, khi xây dựng pháp luật các nhà làm luật cần phải hết sức lưu ý và
phải cân nhắc nội dung của các ngôn từ, thuật ngữ pháp lý được sử dụng. Từng
quy phạm pháp luật đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy đủ, rõ
ràng và chính xác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai.
3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội
không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn
khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành.

Tim hiểu các cơ chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống
công tác thực hiện pháp luật. Cần nhận thức rõ rằng, pháp luật phải luôn luôn
bám sát và phù hợp với thực tiễn xã hội. Vì vậy, khi trong thực tiễn xã hội có
những quy phạm pháp luật tỏ ra lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với thực
tiễn xã hội hoặc đã hết hiệu lực thi hành thì Nhà nước cần sớm thay đổi, bổ sung
hoặc tuyên bố chấm dứt hiệu lực của chúng một cách kịp thời. Điều đó có ý
nghĩa ngăn chặn, không tạo ra những khe hở để kẻ xấu có thể lợi dụng vào các
mục đích phạm pháp, phạm tội.
4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội.
Cơ chế này cho thấy, khi phát hiện có những quan niệm sai lệch về đặc
điểm, nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ phận hay văn bản quy
phạm pháp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi
phạm pháp, thì các cơ quan chức năng của Nhà nước phải có những biện pháp
định hướng, giải thích, điều chỉnh lại các quan niệm sai lệch đó để kịp thời ngăn
chặn những hành vi phạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phàn hình thành
những hành vi cư xử hợp pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành
những hành vi cư xử hợp pháp, hợp với đạo đức của công dân.
5. Những khuyết tật về tâm – sinh lý của con người là cơ chế dẫn đến
hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.
Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành vi
phạm pháp, phạm tội có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ
những nguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp cho
8


các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo từng trường hợp phạm pháp cụ thể mà đưa
ra những kết luận đúng đắn về nguyên nhân, mục đích hay động cơ phạm pháp,
phạm tội; từ đó mà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử
lý, áp dụng các khung hình phạt phù hợp. Thực hiện nguyên tắc không xử oan

người vô tội, người bị coi là tội phạm; đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm
tội; đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
6. Cơ chế mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch.
Các cơ chế này cho thấy, thông thường cá nhân nào đó thực hiện liên tiếp
các hành vi phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân quả
nhất định. Vì vậy, khi một hành vi vi phạm pháp luật, nhất là phạm tội xảy ra,
các cơ quan chức năng phải tùy trường hợp cụ thể mà sớm áp dụng các biện
pháp ngăn chặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể
xảy ra.
KẾT LUẬN
Để nâng cao mục đích của chuẩn mực xã hội là điều chỉnh các hành vi của
con người cho phù hợp với quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội thì cần phải có
những biện pháp ngăn ngừa sai lệch chuẩn mực xã hội. Biện pháp cụ thể như:
tiếp cận thông tin; biện pháp tiếp cận phòng ngừa xã hội; biện pháp áp dụng
hình phạt, biện pháp tiếp cận y-sinh học; biện pháp tiếp cận tổng hợp, kế hoạch
hóa xã hội.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb CAND,
Hà Nội 2010.
2. TS Ngọ Văn Nhân, Xã hội học Pháp luật, Nxb Tư pháp.

10




×