Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích các yếu tố của mô hình kinh doanh của Amazon.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.71 KB, 16 trang )

Lời Mở Đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển của hệ thống thanh toán thì thương mại điện
tử càng có vai trò quan trọng. Nó giúp gắn kết dễ dàng giữa người mua và người bán
mà không bị giới hạn về không gian và thời gian, bạn ngồi ở nhà hay bất kỳ đâu có
internet chỉ cần một các click chuột bạn đã có được thứ bạn cần, có người mang đến
tận nhà cho bạn mà không phải mất công ra cửa hàng để lựa chọn, mua rồi mang về
nhà. Nhận thấy được thương mại điện tử là một lĩnh vực kinh doanh có thể kiếm ra
siêu lợi nhuận, vì vậy nhiều nhà đầu tư đã nhảy vào lĩnh vực này cung cấp hàng loạt
các dịch vụ mới xây dựng nhiều mô hình kinh doanh trong TMĐT. Trong đó với
dòng máu kinh doanh chảy trong huyết quản cùng sự nhạy bén về xu hướng thị
trường cùng tốc độ phát triển của internet những năm đầu thập kỷ 90, Jeff Bezos đã
thành lập công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam
Mỹ với mục tiêu sử dụng internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức
nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất có thể. Làm thế nào mà
Amazoon đạt được thành công nhanh chóng? Mô hình kinh doanh của Amazon đã
được xây dựng như thế nào? Tại sao khách hàng lại chọn Amazoon mà không chọn
công ty khác? có rất nhiều câu hỏi về Amazon được mọi người quan tâm và chú ý.
Nhóm chúng tôi lựa chọn đi phân tích mô hình kinh doanh của Amazon để có thể trả
lời được một phần các câu hỏi trên, để hiểu biết thêm về TMĐT cũng như lợi ích
kinh doanh thông qua TMĐT.
Chương I: Một số lý luận chung về mô hình kinh doanh thương mại
điển tử.
1.1. Một số khái niệm mô hình kinh doanh:
- Là phương pháp tiến hành kinh doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều
kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị trường.
- Mô hình kinh doanh là cách bố trí, xắp xếp các dòng sản phẩm, dịch vụ và các dòng
thông tin, bao gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình kinh doanh và vai trò của nó
đối với kinh doanh; đồng thời mô tả nguồn doanh thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi
mô hình kinh doanh đó.
1.2. Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh:
- Mục tiêu giá trị: Tại sao khách hàng mua hàng của doanh nghiệp? Là cách mà sản


phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
- Mô hình doanh thu: Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào? Là cách thức để doanh
nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác.
- Cơ hội thị trường: Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? phạm vi của nó
như thế nào? Nhằm để chỉ tiềm năng thị trường của một doanh nghiệp và toàn bộ cơ
hội tài chính tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng thu được từ thị trường đó.
- Môi trường cạnh tranh: Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là ai? Nhằm nói
đến phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khác kinh doanh sản phẩm cùng loại
trên cùng thị trường.
- Lợi thế cạnh tranh: Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp trên thị trường đó là
gì? Là những điều kiệ thuận lợi liên quan đến nhà cung ứng, người vận chuyển,
nguồn lao động hoặc sự vượt trội về kinh nghiệm, tri thức hay sự trung thành của
người lao động.
- Chiến lược thị trường: Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
cần áp dụng để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình? Nghiên cứu các sản phẩm,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng; lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến
sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
- Cấu trúc tổ chức: các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp cần áp dụng để thực
hiện kế hoạch kinh doanh của mình? Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần có
một hệ thống tổ chức tốt đảm bảo thực thi có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược
kinh doanh.
- Đội ngũ quản trị: Những kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng của đội ngũ lãnh đạo
trong việc điều hành doanh nghiệp? Đội ngũ quản trị chịu trách nhiệm xây dựng các
mẫu công việc cho doanh nghiệp, đưa ra các quyết định thay đổi hoặc tái cấu trúc mô
hình kinh doanh khi cần thiết, góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn đối với các nhà
đầu tư bên ngoài và có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.3. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong kinh doanh TMĐT:
- Mô hình thương mại điện tử B2C là loại giao dịch trong đó khách hàng của các
doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến là những người tiêu dùng cuối cùng, mua hàng
với mục đích phục vụ tiêu dùng các nhân. Một số mô hình như: cổng thông tin, nhà

bán lẻ điện tử, nhà cung cấp nội dung, trung gian giao dịch, người tào nên thi trường,
nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp cộng đồng
- Mô hình thương mại điện tử B2B là laọi giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau,
đây là loại giao dịch quan trọng nhất chiếm tỷ trọng lớn nhất trên internet. Một số mô
hình: thị trường/sở giao dịch (trung tâm B2B), Nhà phân phối điện tử, nhà cung cấp
dịch vụ B2B, môi giới giao dịch B2B, trung gian thông tin.
- Mô hình kinh doanh giữa ngưới tiêu dùng với nhau C2C là cách mà người tiêu dùng
có thể sử dụng để bán các mặt hàngcủa mình cho người tiêu dùng khác với sự giúp
đỡ của một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
- Mô hình kinh doanh ngang hàng P2P hoạt động với mục tiêu liên kết những người
sử dụng, cho phép họ chia sẻ tệp tin và các tài nguyên khác trên máy tính mà khong
cần truy cập vào một máy chủ chung.
Chương II: Phân tích mô hình kinh doanh của Amazon
2.1. Giới thiệu khái quát về Amazon:
Khi biết tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm vào những năm đầu thập
kỷ 90, mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về
Internet nhưng Jeff Bezos – sau này là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc
điều hành của Amazon - đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng.
Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ
nhất Nam Mỹ ra đời với mục tiêu sử dụng Internet để chuyển hoạt động mua sách
sang một hình thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều ích lợi nhất có thể. Dù
lượng khách hàng và lượng sản phẩm bán ra tăng lên đáng kể trong những ngày đầu
kinh doanh thương mại điện tử, Amazon vẫn duy trì những cam kết ban đầu là luôn
cung cấp cho khách hàng sự thoả mãn tối đa.
Ngày nay, Amazon.com là nơi để mọi người đến tìm mua bất cứ thứ gì một
cách trực tuyến. Hàng triệu người ở trên khắp 220 quốc gia đã đánh giá Amazon là
website bán lẻ hàng đầu. Sản phẩm mà Amazon cung cấp bao gồm thiếp điện tử miễn
phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa DVD, đồ chơi và
trò chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp, máy tính và nhiều sản phẩm khác.
* Quá trình phát triển của Amazon:

- 7/1995 Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến.
- 15/5/1997 Amazon cổ phần hoá công ty.
- 3/1998Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi.
- 11/6/1998 Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD.
- 4/8/1998 Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll.
- 16/11/1998 Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng.
- 29/3/1999 Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay.
- 7/1999 Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử.
- 29/9/1999 Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com.
- Năm 2001, Amazon Marketplace ra đời với dịch vụ tạo khu chợ ảo để các khách
hàng bán lại những mặt hàng đã qua sử dụng. Ngày nay, đối thủ chính của Amazon
Marketplace là dịch vụ Half.com của eBay.
- 10/2003, Amazon đưa ra ứng dụng tìm kiếm nội dung trong sách “Search Inside the
book”, cho phép người mua tìm kiếm bằng những cụm từ chứa trong 33 triệu trang
sách của 120.000 cuốn sách thay vì tìm bằng tựa đề hoặc tên tác giả như trước đây.
- 01/2005 Amazon.com Inc đang nỗ lực để trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường
tìm kiếm web, với một danh mục chỉ dẫn các địa chỉ doanh nghiệp từng thành phố,
đồng thời bổ sung danh sách các địa chỉ và số điện thoại cùng với một bộ ảnh của 10
thành phố lớn nhất nước Mỹ. Với việc khai trương site tìm kiếm phụ A9.com thì 20
triệu ảnh các đường phố sẽ được hiển thị kèm theo các kết quả tìm kiếm nội địa.
- Ngày 12/12/2006,Amazon.com đã lựa chọn HP là nhà cung cấp giải pháp in màu kỹ
thuật số với công nghệ Indigo độc quyền nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng lĩnh vực
kinh doanh sách theo nhu cầu đang phát triển rất mạnh hiện nay.
- 16/5/2007, Amazon.com chính thức công bố mở một cửa hàng âm nhạc trực tuyến
với những ca khúc không sử dụng công nghệ chống sao chép DRM.
- 11/2007, Amazon cho ra đời đầu đọc sách điện tử không dây đen trắng có tên thương
mại Kindle cho phép người đọc có thể truy cập wireless với giá 399 đô la một chiếc.
- năm 2008, Amazon.com còn nhảy sang cả lĩnh vực sản xuất phim ảnh và hiện đang
cùng hãng 20th Century Fox làm bộ phim The Stolen Child.
- 04/2008, Amazon khai trương dịch vụ shopping bằng tin nhắn.

- 07/2009,Amazon đã thâu tóm thành công đối thủ Zappos với giá khoảng 900 triệu USD.
- 10/2009, Amazon ra mắt Kindle trên toàn thế giới.
Doanh thu quý đầu năm 2009 của Amazon tăng khá ấn tượng, đạt mức 18%
(4,89 tỉ USD). Doanh thu trên mỗi cổ phiếu tăng 17%, đạt 41 cent – tăng gần 10 cent
so với mức 34 cent một năm trước đây. Doanh thu của Amazon thậm chí còn cao hơn
mức dự đoán 4,75 tỉ USD (31 cent/cổ phiếu) của giới phân tích. Và như vậy kỳ vọng
của giới đầu tư vẫn được đáp ứng mặc cho những khó khăn kinh tế đã làm cho không
ít các hãng kinh doanh chùn bước. Theo comScore, Amazone có 60 triệu khách ghé
thăm trang mua sắm trực tuyến của hãng này, cao hơn 15% so với một năm trước
đây. Trong khi đó eBay có 70 triệu khách, giảm hơn 10% so với mức 80,1 triệu
khách một năm trước đây. Nhìn vào số liệu này có thể thấy rằng tương lai Amazon sẽ
qua mặt eBay để trở thành trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
2.2. Mục tiêu giá trị:
Với tư cách là hãng bán lẻ, Amazon cung cấp cho khách hàng phương thức
mua hàng với chi phí mua và giao dịch thấp hơn phương pháp truyền thống, có nhiều
phạm vi lựa chọn hơn, nhiều thông tin và chính xác nhanh chóng hơn, tiện lợi trong
mua, thanh toán và nhận hàng, được phục vụ 24x7 (24/24 giờ cả 7 ngày trong tuần).
Với những thông tin quí báu về thói quen tiêu dùng của khách hàng, Amazon sử dụng
những thông tin đó để giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng. Khi tung ra sản
phẩm chợ điện tử zShop.com, khách hàng của Amazon nhận được những giá trị mới
không giống như những gì mà Amazon cung cấp khi còn là hãng bán lẻ. Mặt khác,
khách hàng có thể có lượng lựa chọn sản phẩm lớn hơn. Thêm nữa, việc không phải
nhập đi nhập lại cùng một thông tin về mình cho mỗi lần mua một mặt hàng khiến
cho giá trị này càng trở nên “giá trị” hơn. Và cho tới nay, giá trị mà Amazon cung
cấp cho khách hàng vẫn được duy trì ở mức độ cao.
- Độ tin cậy: Khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ đáng tin cậy hơn khi họ
mua hàng từ Amazon, không phải lo lắng như khi mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ
không tên tuổi. Khi khách hàng yêu cầu một sản phẩm và cung cấp thông tin về thẻ
tín dụng của mình tại Amazon, họ có cảm giác an toàn và tuyệt đối tin tưởng.
- Bảo hành từ Amazon: Dịch vụ bảo hành từ A đến Z của Amazon bảo đảm cho

khách hàng bằng cách sẽ cấp một khoản tiền bảo đảm 250 đô la cho các giao dịch thông
thường và 1000 đô la cho các giao dịch thực hiện trên dịch vụ 1-Click của hãng này.
Ngoài cung cấp giá trị cho khách hàng, Amazon còn đem lại điều gì cho những
thành viên tham gia chợ điện tử? Đó là:
- Sự nhận biết thương hiệu: Bằng cách tiến hành kinh doanh dưới nhãn hiệu của
Amazon, các cửa hàng bán lẻ có lợi trong việc thu hút khách hàng những người đánh
giá cao độ tin cậy của Amazon.
- Tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn: Bằng cách hợp tác với Amazon, các cửa hàng
trong zShop.com có được mạng lưới phân phối rộng lớn, tiếp cận được nhiều khách
hàng mới.
- Tận dụng cơ sở của Amazon: Sẽ là quá tốn kém đối với một cửa hàng bán lẻ nhỏ
muốn mở trang web kinh doanh trực tuyến với những tính năng và tiện ích như của
Amazon. Bằng cách tham gia vào chợ điện tử, họ có thể giảm được các khoản chi phí
đầu tư công nghệ thông tin mà lại có thể tận dụng luôn những gì mà Amazon đã sẵn có.
- Sự bảo đảm và tính tin cậy: Mỗi một cửa hàng nhỏ trong chợ điện tử sẽ có được
mức độ tin cậy khi kinh doanh dưới nhãn hiệu Amazon. Ngoài ra, việc Amazon đảm
bảo cấp khoản bồi thường 1000 đô la cho mỗi giao dịch không thành công đem lại
cho các cửa hàng ở zShop một mức tin cậy cao.
- Tiếp cận cơ sở dữ liệu khách hàng của Amazon: các cửa hàng ở chợ điện tử có thể
chia sẻ thông tin về khách hàng do Amazon tập hợp và phân tích
* Ngành lĩnh vực kinh doanh chính:
- Kinh doanh sách trực tuyến, các loại đĩa DVD, CD,sách điển tử, âm nhạc, video, đồ
điện tử, đồ chơi, game, đồng hồ, trang sức, thể thao và sản phẩm giải trí, hàng trang
trí nội thất, phần mềm tin học, cho đến hiện nay hãng cung cấp 31 chủng loại hàng tại
7 nước. Ngoài ra, còn có dịch vụ cho thuê đĩa DVD, trong Marketplace và Z-Shop
các cá nhân hoặc các công ty có thể bán sản phẩm của họ qua Amazon.
- Chợ điện tử zShop.com: Amazon đã phát triển sản phẩm zShops. zShops là tập hợp
các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall). zShops cho phép các
công ty khác mở cửa hàng của mình dưới cái ô lớn của Amazon, và khách hàng của
Amazon có lợi từ việc được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn. zShop.com là một website

tập hợp các trang web tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm và bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Mỗi cửa hàng chỉ phải trả
một khoản thuê bao hàng tháng là 9,99 đô la, quá thấp so với mức chi phí thông
thường cho việc thuê chỗ, rồi trả khoản hoa hồng từ 1 đến 5% cho mỗi lần tiếp cận 12
triệu khách hàng của Amazon. Nếu các cửa hàng trong zShops quyết định chọn cách
thức thanh toán của Amazon, thì họ sẽ trả thêm một khoản phụ phí 4,75% tổng doanh
số bán hàng nữa.
- lĩnh vực cung ứng các dịch vụ máy tính đám mây trên thị trường doanh nghiệp và
tiêu dùng với dịch vụ Amazon EC Cloud.
- Với dịch vụ có tên Amazon Page, bạn sẽ không phải mua cả một cuốn sách về chỉ
để đọc vài trang nữa. Amazon.com đã đưa ra một quyết định có thể coi là cách mạng
trong văn hóa đọc: cho phép khách hàng mua "quyền đọc" một phần cuốn sách - hay
thậm chí chỉ vẻn vẹn một trang - qua mạng.
2.3. Mô hình doanh thu:
Quy mô kinh doanh của Amazon ban đầu và cho tới nay vẫn tập trung vào loại
hình giao dịch B2C. Khi là hãng bán lẻ, Amazon tăng cường quy mô kinh doanh của
mình bằng cách đa dạng hoá sản phẩm phục vụ (từ bán sách, thêm bán CD, bán đồ
chơi, đồ điện tử, v.v ). Khi có chợ điện tử, Amazon chỉ tận dụng những thuận lợi về
thương hiệu, giao diện với khách hàng và cơ sở hạ tầng công nghệ mà không phải là
tận dụng lượng thông tin về khách hàng, cơ sở nhà xưởng hay là sự chuyên nghiệp
trong khâu hậu cần nữa.
Thị trường của Amazon là toàn cầu, không giới hạn ở bất cứ đâu, ở bất cứ nơi
nào có kết nối Internet và không có những trở ngại về giao nhận vận tải, nơi đó
Amazon tiếp cận và triển khai kinh doanh.
Khi là hãng bán lẻ, doanh thu của Amazon lấy từ những người tiêu dùng cuối
(end-user consumer), đây là mô hình doanh thu bán hàng. Khi chuyển sang kinh
doanh hình thức môi giới, chợ điện tử, Amazon vẫn có được nguồn doanh thu từ các
cửa hàng trong chợ vì các cửa hàng trong chợ vẫn phải trả cho Amazon một khoản
phí cố định để được kinh doanh trên website của Amazon. Do đó, Amazon có thêm
hai nguồn doanh thu nữa ngoài nguồn doanh thu nêu trên, đó là: hoa hồng –

commission (tính trên phần trăm giá trị giao dịch tại mỗi giao dịch ở mỗi cửa hàng
trên zShop.com) và phí đăng kí – subscription (mức phí cố định mà mỗi cửa hàng
kinh doanh trên chợ phải trả cho Amazon).
2.4. Cơ hội thị trường:
Lúc đầu, Công ty chỉ chào bán sách và băng đĩa nhạc. Chỉ một tháng sau, thị
trường của Công ty đã mở rộng ra 50 bang của Mỹ và sang 45 nước khác. Hiện nay,
Amazon đang có các trang web riêng ở 7 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Trung
Quốc và Nhật Bản) với trên 1,7 triệu giao dịch mỗi ngày,khoảng 60 triệu khách hàng
mỗi năm đem lại doanh thu hàng năm khoảng 11 tỷ USD. Ngày nay thị trường sách
trực tuyến vẫn là nguồn thu chủ yếu cho công ty mỗi năm, ngoài ra công ty còn mở
rộng kinh doanh ra hàng loạt các thị trường nhằm tăng doanh thu và phát triển trong
môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Một số thị trường mà Amazon.com đang
kinh doanh.
Doanh thu từ sách, CD, DVD và các sản phẩm truyền thông tăng 17% lên 2,93
tỷ USD. Đồ điện tử và các mặt hàng tổng hợp cũng tăng 44% doanh thu lên 2,36 tỷ
USD. Không chỉ tại Mỹ mà các khu vực khác trên thế giới cũng rất ưa chuộng
Amazon. Dòng tiền từ các thị trường quốc tế rót cho trang web này đã tăng 33%
trong quý III năm nay. Thị trường sách trực tuyến: tại thị trường này amazon hiện là
“kẻ thống trị” chiếm đến 16% thị phần. Thị trường đồ dùng giành cho trẻ em: theo
ước lượng của chuyên gia phân tích Mark Rowen của Prudential Equity, Toys “R” Us
mang lại cho Amazon doanh thu hàng năm 100 triệu đô-la Mỹ, chiếm 10% lợi nhuận
của nhà bán lẻ trực tuyến Amazon.
2.5. Môi trường cạnh tranh:
- Ebay là đối thủ nặng ký nhất của Amazon, doanh thu quý đầu năm 2009 của eBay
đạt 2 tỉ USD, cao hơn chút xíu so với mức dự đoán 1,9 tỉ USD của giới Wall Street,
nhưng lại giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trên cổ phiếu của hãng này
chỉ đạt 39 cent/cổ phiếu – cũng cao hơn mức dự đoán 34 cent/cổ phiếu của Wall
Street, nhưng lại thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ bộ phận kinh
doanh đấu giá chính của eBay giảm 18% xuống còn 1,2 tỉ USD, chủ yếu do lượng
giao dịch tổng thể trên dịch vụ này giảm 20% trong quý đầu năm nay, mà nguyên

nhân không ai khác chính là khủng hoảng kinh tế. Mức giảm này vẫn tiếp diễn mặc
dù eBay đã thi hành nhiều chính sách ưu tiên và khuyến mại, chẳng hạn như giao
hàng miễn phí đối với gần 30% mặt hàng bày bán trên website này.
- Tình hình kinh doanh của PayPal lại sáng sủa hơn Ebay. Số người dùng đăng ký
dịch vụ tăng 22%, đạt 184 triệu người. Hiện đã có một số site thương mại điện tử thứ
ba sử dụng PayPal, chẳng hạn như Sears, và chắc chắn thời gian tới PayPal sẽ vẫn bá
chủ trong lĩnh vực này.
- Trong quý vừa qua số người dùng dịch vụ Netflix tăng gần 10% (10,3 triệu người)
so với quý trước. Đây là mức tăng lớn nhất trong lịch sử Netflix. Hãng này tuyên bố
sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đồ điện tử tiêu dùng, và hy vọng sẽ thiết lập
các mối quan hệ khăng khít trong lĩnh vực này vào vài năm tới. Tuy nhiên,
Netflixđang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các kiốt cho thuê DVD mà
Redbox điều hành. Những kiốt này tọa lọa trên các vị trí buôn bán sầm uất, và
Redbox chỉ thu phí duy nhất 1USD cho mỗi lần thuê phim. Netflix ý thức được mối
đe dọa này và thẳng thắn thừa nhận rằng nếu hãng không có động thái quyết liệt nào
thì những hệ thống kiốt thuê phim của Redbox sẽ tràn lan trong vòng 3 năm tới.
- Trên lĩnh vực lưu trữ trực tuyến, có thể nói Amazon là tên tuổi lớn nhất, nhưng
không phải duy nhất. Nirvanix là một đối thủ tuy mới xuất hiện nhưng được dự báo là
“đáng gờm” đối với “ông lớn” Amazon. Nirvanix, được bảo trợ bởi quỹ đầu tư Intel,
là dịch vụ lưu trữ hỗ trợ cho sự gia tăng không ngừng của nguồn phương tiện thông
tin số nhờ những ứng dụng phổ biến của Web 2.0. Nirvanix hướng tới một số đối
tượng khách hàng như các hãng điều hành ứng dụng Web 2.0, các doanh nghiệp quan
tâm đến vấn đề hỗ trợ dữ liệu, các nhà xuất bản và những người chuyên khai thác tư
liệu. Nirvanix hiện có khoảng 150 khách hàng là doanh nghiệp với đủ loại quy mô.
Phí sử dụng của Nirvanix là 0,18USD/ GB, cao hơn so với mức phí 0,15USD của
Amazon. Tuy nhiên CEO của Nirvanix lại khẳng định mức phí này thực chất là rẻ
hơn bởi trong khi Amazon thu thêm phí tra dữ liệu ngoài thì Nirvanix lại cung cấp
thêm các dịch vụ khác như email, hỗ trợ điện thoại, nâng cao khả năng tìm kiếm,
quản lý tài khoản cá nhân với dung lượng lớn nhất lên tới 256 GB so với chỉ 5 GB
của Amazon.

2.6. Lợi thế cạnh tranh:
Sức mạnh lớn nhất của Amazon.com có lẽ nằm ở việc đây là hãng đầu tiên bán
lẻ sách trên mạng Internet với dịch vụ hết sức ấn tượng “1-Click” shopping (mua
hàng chỉ cần một lần nhấp chuột) và lượng đầu sách khổng lồ. Luôn luôn cải tiến dịch
vụ, tính đến 23/10/2003, Amazon.com có trên 120.000 cuốn sách có mặt trong
catalogue tìm kiếm nội dung toàn phần (full-text searching).
Lợi thế cạnh tranh tiếp theo của Amazon là hệ thống quản lý kho hàng: Các
kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống mà được tin
học hoá cao độ. Các nhà kho của Amazon sử dụng công nghệ cao đến nỗi chúng đòi
hỏi rất nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không kém trang web của
Amazon. Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu thông qua mạng không
dây tới cho công nhân để họ biết cần phải lấy thứ gì xuống khỏi giá; sau đó họ đóng
gói mọi thứ theo trình tự để gửi đi. Trong quá trình gửi hàng, máy tính tạo ra vô số
dòng dữ liệu từ những sản phẩm bị đóng gói sai tới thời gian chờ đợi và các nhà quản
lý có nhiệm vụ phải theo dõi sát sao hệ thống dữ liệu này. bằng việc tái thiết kế hệ
thống chuyển hàng trên băng chuyền tự động, Amazon đã có thể tăng năng suất của
một kho lên 40%. Trong 3 năm qua, chi phí vận hành các nhà kho của Amazon đã
giảm từ 20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu. Thậm chí ngay cả ban
quản trị công ty cũng không thể tin được vào thành tích này. Các nhà kho của
Amazon vận hành hiệu quả đến nỗi tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho này
đạt 20 lần/năm. Tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số dưới 15 lần/năm
2.7. Chiến lược thị trường:
Quy luật muôn đời của kinh doanh là dựa trên tác động của truyền thông,
người chiến thắng là người nắm được thông tin tốt nhất. Trước đây, thông tin chỉ nằm
trong tay thương nhân, nhưng giờ đây những người mua hàng không dễ gì bị lừa. Chỉ
cần nhấn vài lệnh trên bàn phím, người mua hàng không chỉ có giá hàng của Amazon.com
mà còn có giá tham khảo của loại hàng đó thuộc hàng chục công ty khác. Đây là chiến
lược quan trọng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của Amazon.
Từ khi thành lập cho đến nay amazon xây dựng cho mình một chiến lược dài
hạn nhằm đảm bảo cho sự phát tiển bền vững. Từ việc bàn sách trực tuyến amazon đã

mở rộng các dịch vụ hàng hoá bán ra 31 loại hiện nay (sách, nhạc, máy tính, đồ dụng
gia đình, quần áo, giáy dép, trang sức, đồng hồ, đồ thể thao, zShop.com, search inside
the book, “1-click” shopping, ). Không chỉ dựng lại ở đa dạng hoá hàng hoá dịch vụ
mà Amazon còn nắm bắt được tấm lý khách hàng nên đã tiến hành chiến lược giá
linh hoạt với những chương trình khuyến mại giảm giá hấp dẫn.
Không phải ai cũng biết thành công của Amazon là kết quả của quá trình đầu
tư bền bỉ và tốn kém cho hạ tầng thông tin và công nghệ bán hàng qua mạng. Công ty
được đặt tại thành phố Seattle cũng bởi nơi đây tập trung nhiều nhân lực giỏi về công
nghệ, 10 nhân viên đầu tiên của công ty đều là các kỹ sư vi tính. Hàng năm, Amazon
dành ra khoảng 200 triệu USD cho công nghệ, đặc biệt là phát triển phần mềm. Đến
nay, tất cả các phần mềm TMĐT của Amazon đều do công ty tự viết. Công nghệ của
Amazon đã giúp công ty hoàn thiện quy trình kinh doanh và giảm chi phí. Các phần
mềm quản lý phân phối hàng của Amazon đã làm tăng số lượng hàng phân phối năm
2003 lên gấp 3 lần so với năm 1999. Với tỉ lệ lỗi ở khâu phân phối ít hơn, số lần phải
tiếp xúc với khách hàng tính trên mỗi đơn hàng cũng giảm một nửa so với năm 1999.
Chi phí ở bộ phận phân phối giảm từ 15% doanh thu năm 1999 xuống 7% năm 2003.
Đây là chiến lược ứng dụng và phát triển công nghẹ dựa vào sức của bản thân nhằm
tạo lợi thế cạnh tranh thông qua giảm chi phí dẫn đến giảm giá bán.
2.8. Cấu trúc tổ chức:
Amazon là một công ty kinh doanh trực tuyến được tổ chức theo cấu trúc công
ty cổ phần mà đướng đầu là tổng giám đốc Jeffrey Preston Bezos.
Amazon.com mở ra giống như một trung tâm mua sắm, hàng hóa được trưng
bày bằng các dòng chữ và chúng được kết nối với những sản phẩm tương ứng bằng
các đường dẫn. Các gian hàng xuất hiện phía bên trái và thanh menu được để phía
trên. Một lợi thế là chúng được download rất nhanh, kể cả với đường truyền dial-up
chậm chạp. Cách trình bày rõ ràng và mang đầy tinh chuyên nghiệp trong việc thu hút
khách hàng. Cách thiết kế và trình bày đó làm cho chúng ta nghĩ đến một cái siêu thị
hơn là một cái cửa hàng bách hóa hay một tạp chí thời trang. Sự vui nhộn hài hước
của của tạp chí và sự lắm lời của các cô nhân viên bán hàng không phải là thuộc tính
định vị của Amazon.com.

Trang web luôn tránh cấu trúc với nhiều flash và các đặc tính vui nhộn. Bởi vì
những thứ đó chỉ dành cho những người luớt web. Website của Amazon có cấu trúc
phức tạp hơn. Bằng cách phân tích những cú nhấp chuột của người truy cập,
Amazon.com có được một ngân hàng dữ liệu rất lớn về tiến trình tâm lý của khách
hàng. Chúng được sử dụng để hướng người truy cập tới những trang mà họ quan tâm.
Mặc dù kỹ thuật marketing này thỉnh thoảng được coi như là một điều cấm kị,
tuy nhiên nó đã đuợc điều chỉnh để thõa mãn yêu cầu của ngườI truy cập. Họ có thể
sử dụng mục “Giới thiệu”, mục này đã được tạo nên dựa trên đặc tính tự động. Một
vài phương pháp được giớI thiệu, hoặc là dựa trên những dữ liệu được ghi nhận trước
đây hoăc sử dụng danh sách trong mục những trang yêu thích. Những thay đổi trong
lựa chọn được ghi nhận ngay lập tức. Quan tâm đến từng chi tiết giúp trang web đạt
sự nhận biết cao về mức độ hữu dụng.
Lướt web là một cách để nâng cao kiến thức không phải nhọc công nhưng tốc
độ thì rất nhanh. Đặc tính tốc độ được kết hợp thông minh với “Shopping Cart“ (nó
gần giống như đơn đặt hàng), thậm chí nó còn nhanh hơn mục “1-click Ordering”,
mục có thể được bật hoặc tắt để tránh việc thực hiện lại đơn đặt hàng giống như lần trước.
Shopping Cart đưa ra một danh sách các phương pháp giao hàng, bao gồm các
gói quà và giao hàng trong ngày. Với những mặt hàng đặc biệt, thời gian giao hàng là
một đặc tính quan trọng. Trong tình huống đôi bên cùng có lợi, Amazon.com sẽ
được nhớ đến, khi một ai đó muốn tặng quà trong những ngày lễ hoặc sinh nhật, như
một ngườI đáng tin cậyLogo amazon.com đã tiếp cận với khách hàng qua màn hình 2
chiều, trong các quảng cáo, trên những thùng màu nâu truyền thống và thông qua các
sự kiện. Amazon sắp xếp chúng một cách hoàn hảo nhằm truyền tải những thông điệp
nhất định đến tòan thế giới.
2.9. Đội ngũ quản lý:
* Jeffrey Preston Bezos - Người sáng lập Amazon.com
- Quốc tịch: Hoa Kỳ.
- Ngày sinh: 12-01-1964
- Nơi sinh: Albuquerque,New Mexico, Hoa Kỳ
Jeff Bezos từng được tạp chí Time bình chọn là "nhân vật của năm 1999" và được

giới truyền thông tôn vinh là "vị vua của thương mại điện tử" (The king of e-commerce).
Châm ngôn của Bezos là "Phải vừa cứng rắn,vừa linh hoạt và phải biết khi nào
nên cứng rắn,khi nào nên linh hoạt".Có lẽ vì vậy mà người đứng đầu Amazon.com
vẫn còn đủ "linh hoạt" để có thời gian nhất định cùng con cái dạo phố và mua
sách trong một hiệu sách bình thường.
* Phong cách lãnh đạo Amazon:
* Thuê nhân viên giỏi: Ngay cả với những công việc chân tay, Bezos cũng chú trọng
đến năng lực. Ông sợ nhất là việc những nhân viên thuê người dưới quyền chỉ giỏi
ngang bằng hoặc kém hơn mình.
* Dựa vào số liệu: Thông tin tốt được chú trọng hơn là suy đoán. Các nhân viên mới
được khuyến khích rằng với các con số chắc chắn, họ có thể vẫn vượt qua xét đoán
của các nhân viên cũ.
* Nhân viên sở hữu: Cấp cổ phiếu cho nhân viên để khuyến khích họ làm việc.
* Vượt quyền của sếp: Nhân viên được khuyến khích ra quyết định mà không cần
phải xin phép sếp.
* Đầu tư vào công nghệ: Công nghệ giúp giảm chi phí trong tình hình mọi thứ đều
tăng giá.
* Suy nghĩ dài hạn: Bezos lờ đi những lời lẽ phê phán và luôn theo đuổi những ý
tưởng mới của mình.
Với phương thức phân quyền quản lý mới, trọng dụng người có năng lực, áp
dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh, Jeff Bezos đã xây dựng lên "huyền thoại
Amazon"; tạo ra mẫu hình kinh doanh mới trong nền kinh tế khoa học công nghệ.
* Phong cách "không uỷ quyền quản lý":
Một khi các tính toán được đưa vào, Bezos muốn thực thi theo cách của riêng
mình. Tất cả các thông cáo báo chí có trích dẫn lời của ông đều phải được ông đọc
duyệt kỹ lưỡng. Nếu Bezos không nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao
dưới quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất. Theo ông
thì một nhà lãnh đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không
thể nào theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế.
kết luận

Với việc vận dụng thành công mô hình kinh doanh B2C Amazon đã thật sự trở
thành một “tượng đài thương mại điện tử”. “Sự khác biệt lớn nhất giữa Amazon và
những công ty khác là ở chỗ Amazon đặc biệt chú ý đến khách hàng. Amazon có
những sản phẩm họ cần, họ chọn được và giá rất thấp và mong muốn của CEO của
Amazon là biến công ty thành công ty vì khách hàng nhất trên thế giới. Đây sẽ là nơi
để mọi người tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn mua trên mạng” đây chính là
điều mà Amazon đã và đang làm. Các công ty thương mại điện tử muốn tồn tại và
phát triển thành công phải xây dựng cho mình một sự khác biệt so với các công ty
khác và làm hài lòng đến cả những khách hành khó tính nhất như Amazon đã làm được.

×