Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng đối với các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.22 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒNG HẢI

THU THËP, B¶O QUảN Xử Lý VậT CHứNG
ĐốI VớI CáC Vụ áN XÂM PHạM TRậT Tự QUảN Lý KINH Tế
TRONG LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)

LUN VN THC S LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒNG HẢI

THU THËP, B¶O QUảN Xử Lý VậT CHứNG
ĐốI VớI CáC Vụ áN XÂM PHạM TRậT Tự QUảN Lý KINH Tế
TRONG LUậT Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ LAN CHI


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hồng Hải


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP, BẢO
QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM
PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÍ KINH TẾ .......................................... 8
1.1.


Khái niệm vật chứng và khái niệm thu thập, bảo quản, xử lý
vật chứng trong tố tụng hình sự........................................................ 8

1.1.1. Khái niệm vật chứng ............................................................................ 8
1.1.2. Khái niệm thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự .... 15
1.2.

Đặc điểm của thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong tố
tụng hình sự ...................................................................................... 19

1.2.1.

Đặc điểm của hoạt động thu thập vật chứng trong tố tụng hình sự ......... 19

1.2.2. Đặc điểm của hoạt động bảo quản vật chứng trong tố tụng hình sự ....... 24
1.2.3. Đặc điểm của hoạt động xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự ........ 27
1.3.

Chứng cứ, chứng minh và hoạt động thu thập, bảo quản, xử lý
vật chứng trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế......... 28

1.3.1. Khái niệm và một số đặc điểm pháp lý hình sự của các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế ............................................................... 28
1.3.2.

Một số đặc điểm chứng minh, chứng cứ trong các vụ án xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế ............................................................... 32

1.3.3. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với hoạt động thu thập, bảo
quản, xử lý vật chứng trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý

kinh tế ................................................................................................. 36


Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VỀ THU THẬP, BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM
TRẬT TỰ QUẢN LÍ KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG ........................................................................... 41
2.1.

Các quy định về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng của pháp
luật tố tụng hình sự ........................................................................... 41

2.1.1. Về hoạt động thu thập vật chứng ....................................................... 42
2.1.2. Về hoạt động bảo quản vật chứng ...................................................... 50
2.1.3. Về hoạt động xử lý vật chứng ............................................................ 60
2.2.

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về thu thâ ̣p , bảo quản và xử lý vật chứng trong các vụ án
xâm phạm trật tự quản lí kinh tế trên địa bàn thành phố Hải
Phịng giai đoạn 2013-2017 .............................................................. 65

2.2.1. Các ưu điểm, hạn chế, vướng mắc ..................................................... 65
2.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế, vướng mắc ........................................ 70
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ THU THẬP, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG
TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ
KINH TẾ ........................................................................................... 73

3.1.

Bối cảnh và định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định của
pháp luật về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong tố
tụng hình sự ...................................................................................... 73

3.2.
3.3.

Giải pháp hồn thiện pháp luật ......................................................... 75
Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong các vụ án xâm
phạm trật tự quản lí kinh tế ............................................................ 78

3.3.1. Giải pháp về áp dụng pháp luật .......................................................... 78


3.3.2. Giải pháp về nâng cao trình độ chun mơn, ý thức trách nhiệm,
đạo đức nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng ............................. 79
3.3.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả phối hợp, kiểm tra, kiểm soát
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ..................................................... 80
3.3.4. Giải pháp về nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và mức cấp tài chính .... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, sự ổn định và phát triển lành mạnh của

nền kinh tế phụ thuộc rất lớn và hiệu quả đấu tranh phòng chống và xử lý các
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đấu tranh, xử lý các tội phạm như bn
lậu, vận chuyển hàng hố qua biên giới, hàng cấm… luôn là một mặt trận cam
go, thử thách. Ngoài ra, những tội phạm mới như các tội phạm liên quan đến
đất đai, tài nguyên, môi trường, các tội phạm liên quan đến hoạt động kinh
doanh tiền tệ… cũng đặc biệt phức tạp về diễn biến, tính chất và đặt ra yêu
cầu đặc thù đối với hoạt động chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc xử lý tội phạm và người phạm tội địi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của hệ
thống chính trị và vai trò tiên phong, chuyên trách của các cơ quan bảo vệ
pháp luật, trên cơ sở một hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, minh bạch cả
trên phương diện luật nội dung và luật thủ tục để giải quyết vụ án một cách
chính xác, khách quan, tồn diện, hạn chế tối đa các thiệt hại về kinh tế, xã
hội mà tội phạm gây ra cho Nhà nước, xã hội, thể hiện qua việc thu thập, bảo
quản, xử lý vật chứng. Bởi lẽ, vật chứng trong các vụ án này đặc biệt nhạy
cảm, có khả năng đe doạ an ninh kinh tế, an ninh tiền tệ hoặc đem lại những
nguồn lợi bất chính lớn khơng những cho các chủ thể tội phạm mà còn cho rất
nhiều các đối tượng liên quan nếu không được giải quyết hợp lý, theo luật định.
Trong những năm vừa qua, nhiều vụ án kinh tế lớn, gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng cho nền kinh tế, gây thiệt hại hàng trăm, thậm chí hàng
nghìn tỷ đồng của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đã liên tục xảy ra và
bị phát hiện, xử lý. Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và diễn
biến phức tạp của tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hệ
thống pháp luật đã có nhiều sửa đổi bổ sung để cập nhật và từng bước hoàn
thiện. Việc tội phạm hoá các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được

1


ghi nhận trong BLHS năm 1985, năm 1999 và các lần sửa đổi, bổ sung BLHS
năm 1999, đặc biệt là BLHS năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm

2015 gần đây tháng 7 năm 2017 với “vai trò như một công cụ hữu hiệu để bảo
vệ trật tự quản lý kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và cá nhân…” [24, tr.316]. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tố tụng hình sự,
các quy định của BLTTHS đã quy định về vật chứng, về thu thập, bảo quản
xử lý vật chứng nhưng còn khá chung chung và chưa thật sự đầy đủ. Một số
bất cập, hạn chế trong các quy đinh về thu thập, bảo quản xử lý vật chứng đã
“trói tay” hoặc làm chậm tiến độ giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố
tụng, gây ra sự thiếu thống nhất, phối hợp thiếu hiệu quả giữa lực lượng cảnh
sát kinh tế với các cơ quan hải quan, quản lý thị trường, thuế và các cơ quan
quản lý nhà nước khác, đặc biệt với những vụ án xuất hiện yếu tố nước ngồi,
địi hỏi sự hợp tác, tương trợ từ nước ngoài. Mặt khác, sự thiếu đồng bộ với
các khâu bổ trợ tư pháp như giám định tư pháp, định giá tài sản, đấu giá…
cũng dẫn tới những thông tin chậm trễ, thiếu chính xác làm cơ sở cho hoạt
động đánh giá chứng cứ cho các chủ thể của trách nhiệm chứng minh, gây
thất thoát, hư hại tài sản trong vụ án.
Do đó, việc nghiên cứu về thu thập, bảo quản xử lý vật chứng trong luật
tố tụng hình sự mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là tiếp
cận giác độ thực tiễn của đề tài từ Hải Phòng, địa bàn phức tạp do đặc điểm
của một thành phố cảng năng động, có đường biên giới biển và cửa khẩu giao
thương sôi động, đầu mối xuất nhập khẩu chính của miền Bắc và do những
vấn đề đặc thù của tình hình tội phạm từ lịch sử để lại. Vì vậy, học viên lựa
chọn vấn đề “Thu thập, bảo quản xử lí vật chứng đối với các vụ án xâm phạm
trật tự quản lí kinh tế trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu
thực tiễn tại địa bàn thành phố Hải Phòng)” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật
hình sự và tố tụng hình sự của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, các nghiên cứu liên quan đến đề tài này ở Việt Nam có thể
được xếp thành hai nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, các nghiên cứu về chứng minh, chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự, tiêu biểu là:
Ở cấp độ luận án tiến sĩ, có “Những vấn đề lí luận và thực tiễn về chế
định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” (Luận án tiến sĩ luật học,
Khoa Luật, Đại học quốc gia, Hà Nội, 2014) của tác giả Vương Văn Bép …
Về cấp độ sách giáo trình, sách chun khảo, tham khảo có các cơng
trình nghiên cứu sau: (1) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) của tập thể tác giả do PGS. TS. Nguyễn Ngọc
Chí chủ biên; (2) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008) của tập thể tác giả do PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn
chủ biên; (3) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2014) của tập thể tác giả do TS. Đỗ Thị Phượng chủ biên; (4) "Bình luận khoa
học Bộ luật tố tụng hình sự" (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2012) của tập thể tác giả
do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên; (6) "Chứng cứ và chứng minh trong vụ án
hình sự" (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011) của TS. Đỗ Văn Đương; “Chế định
chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội, 2013) của TS Trần Quang Tiệp.
Ở cấp độ các cơng bố trên tạp chí khoa học pháp lý chun ngành có:
(6) "Hồn thiện chế định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự"
(Tạp chí Kiểm sát, số 9, 10/2008) của TS. Mai Thế Bày; “Bàn về sửa đổi, bổ
sung chế định chứng cứ và chứng minh trong Chương V Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003” (Tạp chí Kiểm sát, số 14, 07/2013) của Ths. Lê Minh Long;
“Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố
tụng hình sự” (Tạp chí Luật học, số 7/2008) của TS. Hoàng Thị Minh Sơn,

3



Nhóm các nghiên cứu về tội phạm, trách nhiệm hình sự và các vấn đề
liên quan đến phòng chống các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và giải
quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lí kinh tế. Có thể kể đến luận án tiến sĩ
"Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh
tế ở Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu sinh Bùi Minh Thanh bảo vệ năm
2003, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các nghiên cứu mang tính
định hướng trong xây dựng và áp dụng pháp luật đối với các tội XPTTQLKT
có các cơng trình tiêu biểu: Bài viết “Hồn thiện các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trước yêu cầu cải cách tư pháp” (Tạp chí khoa học (Chuyên
san kinh tế - luật) năm 2008), của tác giả Nguyễn Ngọc Chí; bài viết “Hồn
thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng quy định trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân” (Tạp chí luật học, số 5/2013), của tác giả Cao Thị Oanh.
Mới đây nhất là cơng trình: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế” luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Chí Cơng,
bảo vệ năm 2015, tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề lý luận và quy định
của pháp luật về hoạt động thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng theo luật tố
tụng hình sự Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: về lĩnh vực: trong lĩnh vực giải quyết các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017, về địa
điểm: trên địa bàn thành phố Hải Phịng
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là qua việc nghiên cứu các quy định của pháp
luật về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng và thực tiễn áp dụng trong giải
quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, luận văn đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy định này trong pháp luật tố tụng hình sự Việt

4



Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thu thập, bảo
quản, xử lý vật chứng trong thực tiễn thực hiện.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thu thập, bảo quản, xử
lý vật chứng như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, trong giải quyết vụ án hình sự
nói chung và giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng;
- Nghiên cứu những quy định cụ thể của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng, chỉ ra những tồn tại, hạn chế của
các quy định trong luật thực định cần khắc phục;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về thu thập, bảo
quản, xử lý vật chứng trong giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phịng, đồng thời phân tích, làm rõ những
tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân của nó;
- Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về
thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện
hành và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận từ phép duy vật biện chứng, phép duy vật
lịch sửTrong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp
so sánh và đối chiếu; phương pháp thống kê để tổng hợp các tri thức khoa học
và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Những điểm mới và đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện
lý luận và thực tiễn, vì đây là cơng trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ

5



luật học về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng, trong các vụ án xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý
luận và thực tiễn liên quan trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Về những
điểm mới cơ bản của Luận văn, có thể đây là một trong những cơng trình
nghiên cứu đầu tiên:
- Xây dựng khái niệm thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng, xác định các
đặc điểm của hoạt động thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong các vụ án
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
- Đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thu
thập, bảo quản, xử lý vật chứng;
- Làm sáng tỏ tình hình thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong
các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của cơ quan tiến hành tố tụng
trên địa bàn thành phố Hải Phòng những tồn tại, hạn chế của thực tiễn
pháp luật và thực tiễn thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng cũng như
những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó trong các vụ án xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế;
- Đề xuất pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp
dụng quy định của luật TTHS về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho các
nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên
cứu sinh, học viên cao học và sinh viên chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các
cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc
trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác
tại các CQĐT, Viện kiểm sát, Tịa án trong q trình giải quyết vụ án hình sự
bảo đảm khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.

6



7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thu thập, bảo quản, xử lý vật
chứng trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lí kinh tế.
Chương 2: Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, bảo
quản, xử lý vật chứng và thực tiễn áp dụng trong các vụ án xâm phạm trật tự
quản lí kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phịng.
Chương 3: Các giải pháp hồn thiện pháp luật tố tụng và nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định về thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong các vụ
án xâm phạm trật tự quản lí kinh tế.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP, BẢO QUẢN, XỬ LÝ
VẬT CHỨNG TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TRẬT TỰ
QUẢN LÍ KINH TẾ
1.1. Khái niệm vật chứng và khái niệm thu thập, bảo quản, xử lý
vật chứng trong tố tụng hình sự
1.1.1. Khái niệm vật chứng
Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự là quá trình tái hiện sự kiện,
hành vi phạm tội đã xảy ra với nội dung chính là tìm kiếm các chứng cứ để
xác định sự thật khách quan của vụ án, để làm sáng tỏ đối tượng chứng minh
trong vụ án là những sự kiện, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án,
làm sáng tỏ bản chất vụ án hành vi, con người phạm tội. Chứng cứ là phương
tiện chứng minh trong vụ án hình sự, khơng thể làm sáng tỏ sự thật của vụ án

nếu khơng có chứng cứ. Mọi hoạt động chứng minh đều phải dựa trên chứng
cứ, xung quanh vấn để chứng cứ. Chứng cứ là nền tảng, là cơ sở để giải quyết
vụ án hình sự, các quyết định giải quyết vụ án hình sự như quyết định khởi tố
vụ án, quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra đề nghị truy tố, quyết định
truy tố (bản cáo trạng), quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án hình sự sơ
thẩm, bản án hình sự phúc thẩm… đều phải dựa trên chứng cứ. Chứng cứ là
những gì có thật, những thơng tin có thật, được thu thập theo trình tự thủ tục
do pháp luật quy định và toà án dựa vào đó xác định sự thật của vụ án. Chứng
cứ được rút ra từ các nguồn chứng cứ, trong số các nguồn chứng cứ, vật
chứng là nguồn chứng cứ quan trọng, vì so với các nguồn chứng cứ khác, vật
chứng ít chịu sự chi phối của yếu tố chủ quan như ý chí, tình cảm của con
người nên vật chứng là nguồn chứng cứ có độ tin cậy cao. Mặc dù vậy, vật
chứng không phải là nguồn chứng cứ duy nhất nên cần được xem xét, đánh
giá trong mối quan hệ với các nguồn chứng cứ khác, và cũng không thể áp
dụng cứng nhắc tư duy “trong chứng hơn trọng cung” trong tố tụng hình sự.

8


Trong lịch sử nhân loại cũng như đối với đa số người dân trong xã hội,
vật chứng thường được coi là chứng cứ. Ví dụ, con dao, khẩu súng dùng để
giết người được coi là chứng cứ, đoạn băng ghi âm hai người bàn bạc kế
hoạch phạm tội được coi là chứng cứ. Ngay cả từ điển tiếng Việt cũng đưa ra
khái niệm chứng cứ theo hướng “đánh đồng” chứng cứ với những vật chứng
cụ thể: “Chứng cứ là những cái cụ thể như lời nói, việc làm, vật làm chứng,
tài liệu tỏ rõ điều gì đó có thật” [14, tr.186]. Như vậy, theo từ điểm tiếng Việt,
vật làm chứng cũng được coi là chứng cứ.
Tuy nhiên, vật chứng chỉ là một trong những nguồn của chứng cứ,
chứng cứ được rút ra từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vật chứng
dù vật chứng là nguồn chứng cứ có tính phổ biến, có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng. Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, là đối tượng tác động của
tội phạm, là tiền, vật mang dấu vết của tội phạm, Vật chứng là những vật khác
nhau của thế giới vật chất. Theo Lênin: “hết thảy mọi vật chất đều có một đặc
tính về bản chất gần giống như cảm giác, đặc tính phản ánh” [29, tr.104].
Triết học Mác Lênin với sự góp phần và phát triển của V.I. Lênin về phép
biện chứng duy vật đã tạo ra cơ sở lý luận cho hoạt động chứng minh trong
các lĩnh vực tư pháp, bao gồm tư pháp hình sự cho đến dân sự, hành chính...
Theo đó, thế giới thống nhất ở tính vật chất, mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới vật chất đều có mối liên hệ tác động qua lại với nhau, chuyển hoá cho
nhau. Thuộc tính phản ánh thể hiện qua các phản ánh vật chất và phản ánh
tinh thần. Những phản ánh vật chất cho thấy tính tất yếu của việc hiện hữu các
vật chứng phản ảnh sự việc đã từng xảy ra, tác động làm thay đổi ở một mức
độ nhất định các bộ phận của thế giới vật chất và quá trình chứng minh có thể
thu thập được các bộ phận đó cuả thế giới vật chất. Những bộ phận của thế
giới vật chất được thu thập có thể trở thành các vật chứng để cung cấp các
chứng cứ phục vụ cho quá trình chứng minh.

9


Từ xuất phát điểm về mặt nhận thức nêu trên, trong khoa học luật tố
tụng hình sự Việt Nam, các khái niệm về vật chứng được xây dựng tương đối
thống nhất theo đó khẳng định và định danh các loại vật chất trong mối quan
hệ với các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm. Khái niệm “vật” theo từ
điển tiếng Việt, được hiểu là “cái có hình khối, tồn tại trong khơng gian, có
thể nhận biết được” [30, tr. 1415].
Thuật ngữ “vật chứng” được quy định đầu tiên một cách gián tiếp tại
Công văn số 98-NCPL ngày 02/3/1974 của Tòa án nhân dân tối cao gửi Tòa
án các địa phương: “Biên bản thu thập vật chứng: Biên bản này ghi lại những
vật mà kẻ phạm tội đã dùng để thực hiện tội phạm như hung khí dùng để giết

người, búa kìm dùng để phá cửa, cạy tủ, v.v.” [27].
Ngồi ra, cịn có một số khái niệm vật chứng được đưa ra trong các bài
nghiên cứu, theo đó “Vật chứng là những vật được thu thập theo trình tự, thủ
tục do pháp luật TTHS quy định, chứa đựng các thơng tin được xác định là
chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội cũng như các tình
tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” [5] hoặc “Vật chứng là
vật có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội cũng như các tình tiết
khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” [21].
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh trong cuốn Sổ tay pháp luật của Điều
tra viên thì vật chứng là “Vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội;
vật mang dấu vết của tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền
bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội” [1]. Một số
các sách Bình luận khoa học BLTTHS, Giáo trình Luật TTHS Việt Nam cũng
có cách tiếp cận dựa trên luật thực định để đưa ra khái niệm về vật chứng. Theo
cách giải thích trong giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội thì “Vật chứng
là vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật TTHS quy định, chứa đựng
các thơng tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án” [28, tr.167]. Những khái

10


niệm này chưa chỉ ra được các đặc điểm pháp lý của vật chứng trong mối quan
hệ với chứng cứ cũng như đặc điểm tồn tại khách quan của vật chứng với tư
cách là một bộ phận của thế giới vật chất. Chúng tôi tán thành hơn với quan
điểm tiếp cận đặc điểm pháp lý dưới đây cho rằng: “Vật chứng là những vật thể
tồn tại ngoài thế giới khách quan có chứa đựng dấu vết của tội phạm được các
cơ quan THTT thu thập dùng làm căn cứ chứng minh tội phạm” [8, tr.224].
Vật chứng có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, vật chứng là một trong các nguồn chứng cứ quan trọng cần
được thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng trong quá trình chứng minh vụ án

hình sự. Như đã phân tích, vật chứng chỉ là nguồn chứng cứ mà không phải là
chứng cứ, vật chứng là nơi chứa đựng những thông tin về vụ án và từ nơi này,
thông tin được rút ra, nếu thoả mãn các thuộc tính khách quan, liên quan và
hợp pháp của chứng cứ thì có thể trở thành chứng cứ để chứng minh. Vì vậy,
vật chứng là nguồn chứng cứ vật chất, là các bộ phận của thế giới vật chất
đem lại những thơng tin có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. “Vật chứng là
phương tiện quan trọng để chứng minh tội phạm, giá trị chứng minh của vật
chứng cao hơn so với các nguồn chứng cứ khác” [8, tr.225].
Thứ hai, vật chứng là các chứng cứ vật chất, tồn tại hiện thực trong
thế giới khách quan. Điều này cho thấy đặc điểm khác biệt của vật chứng
so với các nguồn chứng cứ khác như lời khai của người tham gia tố tụng,
kết luận giám định, định giá, tương trợ tư pháp. Vật chứng là nguồn chứng
cứ thu được từ thế giới vật chất, có tính khách quan cao hơn. Ít bị chi phối
bởi các yếu tố chủ quan so với các nguồn chứng cứ khác. Ví dụ: lời khai
của người tham gia tố tụng là nguồn chứng cứ thu được từ nguồn phản ảnh
chủ quan vào não bộ của người tham gia vụ án và được thể hiện lại ra ngồi
qua lời khai. Q trình này bị tác động bởi các quy luật của trí nhớ, của
trình ộ nhận thức, của tình cảm cá nhân, của các toan tính, của sự hèn nhát,

11


dũng cảm… từ những người liên quan trong vụ án. Vì thế, lời khai của họ
ít nhiều mang yếu tố chủ quan, cảm tính, địi hỏi khi đánh giá chứng cứ cơ
quan tiến hành tố tụng phải sàng lọc, gạt bỏ các yếu tố chủ quan, cảm tính,
phải làm rõ tại sao họ biết được các thông tin mà họ cung cấp, mối quan hệ
giữa họ với những người khác, họ được gì, mất gì khi khai báo trung thực
hay khai báo gian dối…
Thứ ba, vật chứng là những vật có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án
do phản ánh dấu vết của tội phạm, được tội phạm sử dụng để thực hiện hành

vi phạm tội hoặc đối tượng của tội phạm. Vật chứng được coi là những “nhân
chứng câm” trong một vụ án hình sự, vật chứng góp phần làm rõ nội dung,
tính chất, q trình diễn biến của hành vi phạm tội, thời gian, địa điểm thực
hiện hành vi phạm tội, lỗi, phương thức thủ đoạn phạm tội. Việc phát hiện đầy
đủ cũng như khai thác triệt để các thông tin từ vật chứng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Vật chứng có thể là các dấu vết của tội phạm như dấu vết đường vân,
dấu vết cơ học, dấu vết súng đạn, dấu vết sinh học, dấu vết hơi, dấu vết hố
hình sự, dấu vết cắt, dấu vết trượt, dấu vết lõm, dấu vết khớp…“Dấu vết là cái
còn để lại do kết quả tác động của hiện tượng đã qua, dựa vào đó có thể nhận
biết được về hiện tượng ấy” [30, tr.330].
Vật chứng có thể là cơng cụ phạm tội, là những vật được tội phạm sử
dụng để tấn công, tác động đến đối tượng tác động của tội phạm từ những vật
sẵn có trong cuộc sống lao động, sinh hoạt như cuốc, xẻng, gậy, gộc, búa,
kìm, dao, kéo cho đến các hung khí, vũ khí được sử dụng với mục đích sát
thương như kiếm, mãu tấu, súng săn, súng trường hơi, súng hoa cải, súng và
các loại vũ khí quân dụng, các khí tài quân sự…
Vật chứng có thể là các phương tiện phạm tội: “Phương tiện phạm tội
là những vật, dụng cụ được người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm;

12


phương tiện phạm tội bao hàm cả công cụ phạm tội” [6, tr.181], là những vật
dụng được tội phạm sử dụng để phục vụ cho hoạt động phạm tội như phương
tiện giao thông, phương tiện liên lạc, phương tiện hỗ trợ như xe cộ, điện thoại,
bộ đàm, các thiết bị định vị, thiết bị âm thanh, ánh sáng mà tội phạm sử dụng.
Vật chứng cũng có thể là đối tượng tác động của tội phạm, về vấn đề
này, có ý kiến cho rằng: “Đối tượng tác động của tội phạm là những vật cụ thể
của thế giới bên ngoài, người ta còn gọi là vật thể củ tội phạm” [6, tr.162]; vật

chứng là tài sản mà tội phạm chiếm đoát như tiền, vàng, kim khí q, đá q,
giấy tờ có giá hoặc bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất là đối tượng làm
huỷ hoại, làm hư hỏng, làm thay đổi trạng thái do tội phạm tác động một cách
vô ý hoặc cố ý.
Thứ tư, vật chứng được phát hiện và thu thập trên cơ sở nhận thức chủ
quan của con người, vì vậy, cần phải được phát hiện, thu thập theo trình tự,
biện pháp phù hợp về nghiệp vụ cũng như phù hợp với quy định của pháp luật
để tôn trọng các giá trị chứng minh mà vật chứng có thể đem lại, bảo đảm yêu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như bảo đảm quyền con người, các
quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể liên quan trong quá trình phát
hiện và thu thập. Ví dụ, vật chứng là dấu vết máu là loại dấu vết sinh học rất
dễ bị phân huỷ, hư hỏng, do đó, phải tn theo quy trình lấy dấu vết máu của
kỹ thuật hình sự như với máu ướt, có nhiều, dùng xi lanh hút cho vào lọ sạch
bằng thuỷ tinh và ghi chú bên ngoài, với nạn nhân mới chết phải lấy máu tại
tim từ 5-10cc máu tại tĩnh mạch và bảo quản như với dấu vết máu ướt. Nếu
khơng, việc giám định sẽ khó đạt được kết quả mong muốn, giá trị chứng
minh thấp. Quy trình thu thập dấu vết phải tiến hành với các thao tác chụp
ảnh,mô tả vào biên bản, vẽ sơ đồ, thông qua các biện pháp điều tra luật định
như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân
thể, khám xét, thu giữ đồ vật tại hiện trường với chủ thể của các biện pháp

13


điều tra này là điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên…
Chính sự tuân thủ các điều kiện, yêu cầu về nghiệp vụ và yêu cầu về tố tụng
nêu trên bảo đảm các thuộc tính của chứng cứ sau này rút ra từ vật chứng
được thu thập.
Thứ năm, do vật chứng khơng chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ
án mà cịn có ý nghĩa đối với những người tham gia tố tụng và các chủ thể

liên quan khác do nó cịn có công năng, giá trị sử dụng nhất định, là tư liệu
lao động, tư liệu sản xuất, vì vậy, vật chứng phải được bảo tồn giá trị sử dụng,
ngoài giá trị chứng minh. Ngồi phục vụ giải quyết vụ án, cịn phải giải quyết
các yêu cầu chính đáng của các chủ thể liên quan quan với các phương thức
bảo quản và xử lý hiệu quả, kịp thời. Vật chứng có thể là các thiết bị, máy
móc, các phương tiện giao thơng dù giá trị không lớn nhưng trong mối quan
hệ với hoạt động sản xuất kinh doanh, lại là một bộ phận để duy trì và vận
hành bình thường các hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, nó có thể liên
quan đến cuộc sống mưu sinh, đời sống của những người khác. Vì vậy, các cơ
quan tiến hành tố tụng trong một nhà nước kiến tạo phát triển, còn phải bảo
đảm xử lí đúng đối với các vật chứng để không ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt là vật chứng trong các vụ án xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng…
Từ các phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng, “vật chứng là một trong
số nguồn chứng cứ quan trọng của vụ án, tồn tại hiện thực dưới dạng những
đồ vật, tài sản hoặc các bộ phận khác của thế giới vật chất, mang dấu vết của
tội phạm hoặc là đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội của người phạm
tội, được thu thập, bảo quản và xử lý theo trình tự, thủ tục luật định để đảm
bảo giá trị chứng minh, đảm bảo các yêu cầu giải quyết vụ án cũng như
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tố tụng hình sự”.

14


1.1.2. Khái niệm thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong tố tụng
hình sự
Thu thập vật chứng
Như đã đề cập, để thực hiện hoạt động chứng minh, các chủ thể chứng
minh trong tố tụng hình sự phải tiến hành thu thập chứng cứ mà cụ thể là thu
thập các loại nguồn chứng cứ. Từ các nguồn chứng cứ đó, các chủ thể chứng

minh rút ra những thông tin, những tình tiết có giá trị chứng minh, một trong
các loại nguồn chứng cứ đó là vật chứng.
Thu thập vật chứng là tổng hợp các hoạt động phát hiện, ghi nhận,
thu nhận vật chứng. Phát hiện vật chứng là hoạt động tìm kiếm vật chứng từ
các nguồn thơng tin khác nhau của vụ án: từ nguồn tin báo, từ lời khai của
người làm chứng, người bị hại, người bị tình nghi… để tìm ra nơi để vật
chứng, nơi cất dấu vật chứng… Đối với những vật chứng tồn tại dưới dạng
các dấu vết hình sự, việc thu thập được thực hiện qua các hoạt động nghiệp
vụ kỹ thuật hình sự từ đơn giản đến phức tạp để có thể phát hiện như dấu vết
đường vân, dấu vết chân, dày, dép… “Vật chứng là một dạng vật chất nên
cần phải được thu thập đầy đủ, kịp thời tránh mất mát, hư hỏng hay bị tiêu
huỷ hoặc đánh tráo” [8, tr.225].
Có ý kiến cho rằng phát hiện chứng cứ là hoạt động độc lập với thu
thập chứng cứ, tuy nhiên, trong thực tế, đối với nguồn chứng cứ là vật chứng,
đây là những hoạt động liền kề, liên tiếp, quan hệ biện chứng, phát hiện
chứng cứ được thực hiện trong quá trình thu thập vật chứng và không tách rời
các hoạt động khác để thu thập vật chứng. Ghi nhận chứng cứ là hoạt động
được thực hiện trong quá trình thực hiện các thao tác phát hiện hoặc ngay sau
khi phát hiện vật chứng. Việc ghi nhận chứng cứ được tiến hành bằng chụp
ảnh, ghi âm, ghi hình có âm thanh, vẽ sơ đồ, vẽ dấu vết hoặc theo cách truyền
thống là mô tả đặc điểm vào biên bản.

15


Thu nhận vật chứng là hoạt động tách lấy, mang vật chứng ra khỏi vị trí
vốn có để đưa vào hồ sơ vụ án hoặc nơi giữ vật chứng chuyên dụng như kho
vật chứng, kho bảo quản của cơ quan chuyên môn. Việc thu lượng vật chứng
thường được thực hiện sau khi phát hiện và ghi nhận vật chứng, phục vụ cho
việc bảo quản và giữ gìn giá trị chứng minh, giá trị sử dụng của chứng cứ. Vật

chứng phải được thu giữ trên cơ sở sự cân nhắc về việc nên để nguyên tại hiện
trường hay nên mang đi, nếu mang đi cần tránh việc gây xáo trộn, hư hỏng,
mất mát dấu vết, không gây nhiễu hiện trường hoặc đánh động người phạm
tội và đồng bọn khiến chúng manh động, bỏ trốn hoặc thực hiện các thủ đoạn
khác đối phó với cơ quan cơng an.
Bảo quản vật chứng
Bảo quản vật chứng là hoạt động tiếp theo được thực hiện ngay sau khi
thu thập vật chứng. Vật chứng được giữ gìn và duy trì trạng thái của vật chứng
để bảo tồn các giá trị chứng minh cũng như giá trị sử dụng (nếu vẫn còn giá trị
sử dụng) của vật chứng. Mặt khác, để tránh cho vật chứng bị biến đổi theo tác
động chủ quan của con người như làm sai lệch, lẫn lộn, huỷ hoại, vật chứng
phải được bảo quản cẩn thận như niêm phong và đưa vào hồ sơ vụ án, được gửi
giữ ở các cơ sở có biện pháp bảo quản chuyên dụng, được giao cho cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền, chính quyền địa phương trơng giữ, quản lý.
Như vậy,“bảo quản vật chứng là hoạt động quản lý vật chứng của các
cơ quan có thẩm quyền sau khi vật chứng được thu thập để bảo đảm giá trị
chứng minh của chứng cứ cũng như công năng, giá trị của vật chứng hoặc
bảo đảm cho vật chứng khơng có khả năng gây hại cho con người hay mơi
trường xung quanh”.
Bảo quản vật chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn các dấu
vết, các thơng tin về tội phạm mà vật chứng phản ánh. Vì thế, vật chứng phải
được bảo quản để có thể tiến hành giám định, định giá tài sản một cách chính

16


xác nhất. Bảo quản vật chứng cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về việc
niêm phong, đánh số, gắn nhãn để tránh lẫn lộn, bỏ sót hay thậm chí là đánh
tráo, thêm bớt để gia tăng hoặc giảm thiểu số lượng, thay đổi hàm lượng. Vật
chứng được bảo quản theo quy trình nhập kho, xuất kho, thẩm quyền nhập

kho, xuất kho vật chứng, mở niêm phong, kiểm đếm với sự giám sát, chứng
kiến của người thứ ba hoặc thậm chí là giám sát bởi các thiết bị khoa học kỹ
thuật nhằm đảm bảo tính khách quan của q trình chứng minh và giải quyết
vụ án hình sự.
Khơng những phải đáp ứng yêu cầu về tố tụng để bảo đảm giá trị chứng
minh, việc bảo quản vật chứng phụ thuộc vào tính chất của vật chứng. Nếu
vật chứng là vật có giá trị lớn như tiền bạc, kim khí q, đá quý thì cần được
bảo quản với yêu cầu cao về an toàn để tránh bị mất mát, chiếm đoạt hoặc làm
giảm giá trị của vật chứng. Đối với vật chứng là vũ khí, khí tài qn sự, vật
chứa thơng tin quan trọng, bí mật thì cần được bảo quản với yêu cầu cao về an
ninh, bí mật quân sự để phòng tránh các nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội. Đối với vật chứng là những dấu vết sinh học, sinh vật, bộ
phận cơ thể người, vi khuẩn gây hại, mau hỏng, dễ phân huỷ, phải đáp ứng
các yêu cầu đặc thù về bảo quản chất hữu cơ, tránh gây ra nguy cơ ô nhiễm
môi trường, lây truyền bệnh truyền nhiễm.
Xử lý vật chứng
Xử lý vật chứng là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng khi thụ lý vụ án hình sự, với nội dung là đưa ra quan điểm,
phương án giải quyết vấn đề quyền sở hữu, quyền quản lý hợp pháp hay sự
tồn tại thực tế của vật chứng. Ví dụ, vật chứng là tiền của bị can do phạm tội
mà có bị tịch thu sung cơng quỹ nhà nước, vật chứng là vật khơng cịn giá trị
sử dụng thì bị tịch thu và tiêu huỷ. Vật chứng được xử lý theo mối quan hệ
của vật chứng với hành vi phạm tội, theo mối quan hệ sở hữu với người tham

17


gia tố tụng, theo đặc điểm sinh, lý, hoá học của vật chứng. Các mối quan hệ
này buộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xử lý vật chứng với
các phương án phù hợp, tại thời điểm phù hợp.

Như vậy, “xử lý vật chứng là hoạt động quyết định quyền sở hữu của
vật chứng hoặc sự tồn tại thực tế của vật chứng do cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án”. Nói cách khác,
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ đưa ra các hình thức xử lý phù
hợp với đặc điểm pháp lý của vật chứng như khôi phục quyền sở hữu, quyền
quản lý hợp pháp, xoá bỏ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu bất hợp pháp. Cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ đưa ra các hình thức xử lý phù hợp
với đặc điểm thực tế của vật chứng như tiêu huỷ hoặc giao cho các cơ quan
chức năng sau khi có kết luận giám định nếu vật chứng là động vật hoang dã,
thực vật ngoại lai…
Xử lý vật chứng được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án với hai
loại thời điểm giải quyết: thứ nhất, khi kết thúc vụ án – vụ án được đình chỉ ở
các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc kết thúc bằng các bản án
sơ thẩm, phúc thẩm; thứ hai, được xử lý ngay nếu xét thấy không ảnh hưởng
đến việc giải quyết vụ án, nếu vật chứng là vật mau hỏng, là sinh vật sống
hoặc vật có ý nghĩa trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, liên
quan đến nhiều người thứ ba… Chủ thể xử lý vật chứng là cơ quan có thẩm
quyền điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra, là Viện kiểm sát trong giai
đoạn truy tố và Toà án trong giai đoạn xét xử. Quyết định xử lý vật chứng
phải bằng văn bản và có thể bị khiếu nại do liên quan đến quyền lợi kinh tế và
quyền lợi tinh thần của những người tham gia tố tụng và bên thứ ba. Do đó,
chủ thể xử lý vật chứng phải cân nhắc rất nhiều yếu tố để ban hành quyết định
xử lý phù hợp. Chủ thể xử lý vật chứng phải chịu trách nhiệm về quyết định
xử lý được ban hành, hạn chế tối đa các khiếu kiện, tranh chấp về giá trị, về
quyền sở hữu vật chứng…

18


1.2. Đặc điểm của thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng trong tố

tụng hình sự
1.2.1. Đặc điểm của hoạt động thu thập vật chứng trong tố tụng hình sự
(i) Về chủ thể hoạt động thu thập vật chứng
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các chủ thể thu thập nguồn chứng
cứ nói chung và vật chứng nói riêng được quy định tương đối rộng bao gồm
các chủ thể thuộc cả bên buộc tội và bên gỡ tội. Bên buộc tội là chủ thể chính
thu thập vật chứng, đây là trách nhiệm của họ xuất phát từ nguyên tắc trách
nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người bị
buộc tội có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ chứng minh. Việc thu thập các
loại nguồn chứng cứ là trách nhiệm, nghĩa vụ luật định và họ được pháp luật
quy định thẩm quyền, được trang bị phương tiện kỹ thuật để thu thập chứng
cứ bằng các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Cơ quan
tiến hành tố tụng được trang bị cơ sở vật chất, được trang bị con người, những
người được đào tạo về kỹ chiến thuật điều tra hình sự để thu thập chứng cứ.
Họ cũng có thể được sử dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng
chế với những trường hợp nhất định để bảo đảm việc thu thập vật chứng được
nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ vật chứng bị tiêu huỷ, cất dấu, chuyển
quyền sở hữu hoặc các nguy cơ khác gây khó khăn cho quá trình chứng minh
trong vụ án hình sự. Điều này còn xuất phát từ nhu cầu bảo vệ pháp luật, bảo
vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội mà các cơ quan tiến hành
tố tụng là những trụ cột quan trọng.
Tuy nhiên, chủ thể có nghĩa vụ thu thập vật chứng và các nguồn chứng
cứ khác nói chung chỉ nên là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành một số hoạt động điều tra mà không bao gồm tất cả các cơ
quan tiến hành tố tụng, bao gồm cả toà án. Toà án là chủ thể xét xử, thực hiện
chức năng xét xử, toà án xét xử trên cơ sở các chứng cứ mà bên buộc tội gỡ

19



×