Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.42 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ LAN ANH

CƠ CHẾ THỎA THUẬN TRƢỚC
VỀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA)
TRONG CHỐNG CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
FDI- KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh

Hà Nội – 2018


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, sau ba thập niên đổi mới, đến nay đã đạt được những
thành tựu to lớn, tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực này thì khu
vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực, gây
nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế. Năm 2016, qua thanh tra, kiểm tra, ngành
thuế đã buộc các doanh nghiệp phải giảm lỗ lên đến 7.780 tỷ đồng, đã truy thu,
truy hoàn và phạt 1.638,95 tỷ đồng. Nhiều biện pháp nghiệp vụ về kinh tế
cũng như sự tham gia vào cuộc của các cơ quan chức năng về các biện pháp
chống chuyển giá gây thất thu thuế, tuy nhiên hiệu quả vẫn chỉ dừng lại ở
mức truy thu hoàn thuế ở mức hạn chế và vẫn chưa xử lý triệt để được vấn đề


này. Một cơ chế được hiểu là một hình thức “hợp đồng” do cơ quan thuế và
người nộp thuế cùng tham gia xây dựng và yêu cầu các bên cùng tôn trọng
thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc xác định mức giá phù hợp của những giao
dịch liên kết được gọi là cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá
tính thuế (APA) . Theo OECD thì việc áp dụng APA trong quản lý thuế đối
với các bên có quan hệ liên kết đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với
những trường hợp mà cách thức quản lý thuế truyền thống bằng thanh tra
kiểm tra khó áp dụng.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã và đang thực hiện APA
trong hoạt động chống chuyển giá điển hình là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện
tượng “lỗ giả lãi thật” của các DN FDI thông qua hành vi chuyển giá đã làm
cho ngân sách hàng năm của mỗi quốc gia này thất thu một khoản thuế lớn
lên tới hàng tỷ USD. Xuất phát từ những lý do trên,tác giả lựa chọn đề tài:
“Cơ chế thỏa thuận trƣớc về phƣơng pháp xác định giá tính thuế (APA)
trong chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI- kinh nghiệm quốc
tế và hàm ý cho Việt Nam”
2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Trung Quốcvề áp dụng
cơ chế giá thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong
chống chuyển giá. Trên cơ sở đó rút ra hàm ý chính sách cho việc thực hiện APA
tại Việt Nam.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
1)
Cơ chế giá thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế
(APA) trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI là gì? Quy trình, phân
loại, điều kiện, tác động và các yếu tổ ảnh hưởng đến việc thực hiện
APAtrong chống chuyển giá của DN FDI ?
1



2)
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thực hiện APA như thế nào? Đã đạt được
những thành tựu và hạn chế gì trong việc áp dụng APAđể chống chuyển giá
của các doanh nghiệp FDI ở 02 quốc gia trên?
3)
Từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đưa ra hàm ý chính
sách gì cho Việt Nam để có thể thực hiện APA trong chống chuyển giá của
các doanh nghiệp FDI ?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI tại Hoa Kỳ và Trung Quốc.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu cơ chế giá thỏa thuận trước về phương pháp
xác định giá tính thuế (APA) trong chống chuyển giá ở các doanh
nghiệp FDI tại Hoa Kỳ và Trung Quốc tập trung nghiên cứu 03 nội
dung chính là qui trình thực hiện, điều kiện áp dụng và tác động của
việc thực hiện APA trong công tác chống chuyển giá cả mỗi quốc gia
từ đó đưa ra hàm ý cho việc áp dụng APA trong chống chuyển giá của
các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
- Về không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm chống chuyển giá tại Hoa Kỳ
nước thuộc nhóm các nước phát triển và là quốc gia đầu tiên ban hành
cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế trong
chống chuyển giá của doanh nghiệp FDI; và Trung Quốc - thuộc nhóm
các nước đang phát triển đồng thời là quốc gia nhận lượng lớn đầu tư
FDI.
4.
Về thời gian
Tác giả nghiên cứu về hoạt động chuyển giá và sử dụng APA tại Hoa

Kỳ và Trung Quốc từ năm 2005-2017
5.
Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã nghiên cứuqui trình và điều kiện áp dụng APA, phát hiện
những thành tựu, hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện APA tại Trung
Quốc và Hoa Kỳ

Rút ra được một số hàm ý chính sách cho việc áp dụng APA tại Việt Nam
6.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được chia thành ba
chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về cơ chế
thỏa thuận trƣớc về phƣơng pháp xác định giá tính thuế (APA) trong
chống chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2


Chƣơng 3: Thực hiện cơ chế thỏa thuận trƣớc về phƣơng pháp xác định
giá tính thuế (APA) trong chống chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI tại
Hoa Kỳ và Trung Quốc
Chƣơng 4. Một số hàm ý cho việc thƣc hiện APA trong chống chuyển giá
của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ và
Trung Quốc
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ THỎA THUẬN TRƢỚC VỀ PHƢƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ APA TRONG CHỐNG CHUYỂN GIÁ

Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Công trình nghiên cứu về chuyển giá và cơ chế thỏa thuận trước về
phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trên thế giới
JohannesBecker (2017) “The economics of advance pricing agreements”
nghiên cứu về APA xác định giá chuyển nhượng cho các giao dịch nội bộ
trước khi nộp thuế. Bài báo này trình bày mô hình trong đó các hợp đồng này
giải quyết vấn đề về mức thuế phải nộp của Dn FDI và những cam kết với
chính phủ nước nhận đầu tư.
Susan C.Borkowski (2008) “The history of PATA and its effect on
advance pricing arrangements and mutual agreement procedures. Đây là
nghiên cứu về lịch sử của PATA và ảnh hưởng của nó đối với các thỏa thuận
về định giá trước và thủ tục thỏa thuận lẫn nhau.
Justin M. Nielsen (2015) “Advance Pricing Agreements: The What,
Why, and How from the Valuation Analyst Perspective”. Bài nghiên cứu đưa
ra quan điểm về định giá chuyển khoản giữa các công ty là một vấn đề lớn về
thuế thu nhập đối với các tập đoàn đa quốc gia. Điều này đã dẫn đến sự phổ
biến ngày càng tăng của các thỏa thuận định giá trước.APA có thể giúp giảm
thiểu nguy cơ hình phạt về thuế của cơ quan thuế có liên quan đến giao dịch
bất động sản hoặc dịch vụ giữa các công ty.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về việc thực hiện APA tại Hoa Kỳ và
Trung Quốc
1.1.2.1 Hoa Kỳ
International Transfer pricing (2013) “The importance of the US rules
on transfer pricing”. Chương này dành cho một phác thảo rộng rãi về các quy
định về giá chuyển nhượng của Hoa Kỳ và các quy định về hình phạt kèm
theo.
Elizabeth A. Sweigart ( 2013). “Facilitating successful Advance
Pricing Agreements for US-based multinational enterprises”Nghiên cứu đưa
ra ý kiến các công ty trên thế giới đang tìm kiếm sự chắc chắn và minh bạch

3


trong các giao dịch của họ với các cơ quan thuế liên quan đến giá cả và cơ cấu
(APA) cho phép các doanh nghiệp đa quốc gia giải quyết các vấn đề về giá cả
chuyển tiếp trong một cách hợp thức và hợp tác với một hay nhiều cơ quan
thuế.
1.1.2.2 Trung Quốc
Trương Lỗi (2016) 中国预约定价安排年度报告”- Báo cáo tổng kết
năm về hoạt động thực hiện thỏa thuận định giá trước (APA) tại Trung Quốc
năm 2016. Năm 2016 được coi là năm bắt đầu công tác quy hoạch cải cách về
chính sách thuế, công tác quản lý thuế và đưa ra quy định mới đối với người
nộp thuế cũng như cơ quan ban ngành quản lý việc thu thuế.
Phùng Tiểu Thuận (27/3/2010) “中国预约定价安排的政策” – Bài
nghiên cứu khoa học về chính sách thực hiện cơ chế thỏa thuận trước về
phương pháp xác định giá tính thuế APA tại Trung Quốc của tác giả đăng
trong tạp chí Tài chính toàn cầu.
Đường Bích (2016) “国家税务总局完善预约定价安排管理程序和流
程”- Bài nghiên cứu khoa học về hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình
thực hiện cơ chế giá thỏa thuận về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
tại Trung Quốc của tác giả Đường Bích đăng trên tạp chí Hội báo Tài chính
ngày 18/10/2016 đã đưa ra những điểm mới về APA.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về việc thực hiện APA tại Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Anh (2013) “Chuyển giá và chống chuyển giá của
các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam của tác giả đã đi sâu phân
tích về một số hình thức và điều kiện thực hiện chuyển giá của các TNCs và
tác động từ hoạt động chuyển giá của TNCs ở Việt Nam, từ đó đề xuất 03 giải
pháp chống chuyển giá chính bao gồm: xây dựng và hoàn thiện các văn bản
pháp lý làm cơ sở xác định giá; lưu giữ và cung cấp dữ liệu, chứng từ về
phương pháp xác định giá thị trường và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi

cần thiết.
Nguyễn Thanh Hà (2013) “Chuyên đề về chuyển giá doanh nghiệp FDI
- Kỳ II. Các công cụ pháp lý kiểm soát chuyển giá” – Tác giả đã giới thiệu về
phương pháp các định giá tính thuế APA thông qua các thông tư và nghị định
sửa đổi công nhận một phương pháp chống chuyển giá đã được công nhận tại
Việt Nam.
1.1.4. Điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
1.1.4.1. Điểm kế thừa

Cơ bản đã nêu ra những vấn đề lý luận về chuyển giá và kiểm soát hoạt
động chuyển giá

Một số nghiên cứu đã đi vào khắc họa khá đầy đủ về bản chất của
chuyển giá và thủ thuận chuyển giá của các doanh nghiệp FDI- chi nhánh
TNCs tại Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.
4



Các nghiên cứu nêu khái quát các biện pháp có thể sử dụng trong hoạt
động chống chuyển giá tại Việt Nam.

Nghiên cứu đưa ra một số ví dụ tương ứng với những mục tiêu mà các
công ty đa quốc gia hướng đến khi sử dụng công cụ “giá chuyển giao” ở Việt
Nam và đưa ra một số kiến nghị về giải pháp hạn chế hoạt động chuyển giá ở
Việt Nam.

Các nghiên cứu cũng phân tích quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc
tế trong quá trình điều chỉnh chuyển giá, phân tích và xác lập cơ chế pháp lý
phối hợp, hỗ trợ để có thể triển khai các quy phạm chuyển giá vào thực tiễn ở

Việt Nam.
1.1.4.2. Khoảng trống
Thứ nhất, về Hoa Kỳ và Trung Quốc các công trình trên đã còn chưa đi
sâu nghiên cứu qui trình, điều kiện áp dụng APA ở giai đoạn nào? Mức độ
nghiên cứu sâu thế nào?
Thứ hai, những nghiên cứu trước về thực trạng chuyển giá và hoạt động
chống chuyển giá ở Việt Nam tuy có tương đối nhiều nhưng thường dừng lại
ở mức độ nghiên cứu và đánh giá ở góc độ khái quát, chưa có nghiên cứu nào
đi sâu nghiên cứu qui trình và điều kiện thực hiện APA trong chống chuyển
giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về chuyển giá và việc áp
dụng phương pháp APA trong chống chuyển giá, luận văn đã tập trung phân
tích về khoảng trống nhằm khai thác ba nội dung chính của APA là quy trình
thực hiện, điều kiện áp dụng và tác động của việc áp dụng APA trong chống
chuyển giá của hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc. Từ đó đưa ra đánh giá về
khả năng áp dụng APA tại Việt Nam, phân tích bài học kinh nghiệm và hàm ý
thực hiện APA tại Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI
1.2.1.1Khái niệm
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, hoạt động chuyển giá được
hiểu như sau:“Chuyển giá là hành vi mang tính chủ quan của các chủ thể kinh
tế có quan hệ liên kết (như các thành viên trong một tập đoàn kinh tế) hoặc
các chủ thể kinh tế độc lập nhưng có cùng lợi ích trong một mối quan hệ xác
định nào đó, thực hiện thông qua việc định giá không theo giá thị trường đối
với các hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển giao cho nhau trong giao
dịch mua bán hoặc trong hành vi góp vốn đầu tư khi thành lập doanh nghiệp,
nhằm phân bổ lại thu nhập từ nơi chịu thuế cao sang nơi chịu thuế thấp để
giảm thiểu nghĩa vụ thuế về tổng thể và tối đa hóa lợi nhuận sau thuế”.
1.2.1.2 Phạm vi chuyển giá


5


Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên
hành vi phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết.
Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai
doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi:
i. Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào
doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
ii. Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể
(entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian”.
1.2.1.3 Các phương thức chuyển giá
a. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
b. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương
hiệu…(các tài sản vô hình) [21].
c. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao chi phí quản lý, đào
tạo[03].
d. Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa
e. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công
ty mẹ
g. Chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn
1.2.1.4 Tác động của chuyển giá
a. Đối với Doanh nghiệp FDI
Tác động tích cực
Chuyển giá sẽ tác động đến các quyết định về tài chính của
doanh nghiệp FDI có hoạt động liên kết
Doanh nghiệp FDI nhờ chuyển giá sẽ giảm được số thuế phải
nộp, gia tăng lợi nhuận tổng thể.

Chuyển giá thông qua định giá cao tài sản (hữu hình và vô
hình) khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp vốn đầu tư sẽ giúp cho
doanh nghiệp FDI và công ty mẹ nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hữu
hình và vô hình của mình.
Chuyển giá giúp doanh nghiệp FDI và công ty mẹ có thể tránh
được rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển
Doanh nghiệp FDI nhờ có lợi thế về giá trị tài sản góp vốn thông
qua chuyển giá sẽ lợi thế trong quản lý, lợi nhuận được chia từ đó thao túng
được doanh nghiệp liên doanh, tiến tới thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp, biến
doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Chuyển giá giúp cho doanh nghiệp FDI linh hoạt, năng động hơn
trong xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược tài chính trong môi
trường toàn cầu hóa kinh tế.
Tác động tiêu cực
6


Doanh nghiệp FDI có khả năng bị cơ quan thuế nước sở tại xử
phạt khi bị phát hiện có hành vi chuyển giá.
Ở doanh nghiệp FDI chuyển giá, kết quả hạch toán phản ánh
không trung thực kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực hiện chuyển giá sẽ làm cho hoạt động tài chính của toàn tập
đoàn phức tạp hơn vì chính sách thuế của mỗi quốc gia khác nhau và có sự
thay đổi, dẫn đến chiến lược chuyển giá của công ty cũng phải thay đổi theo.
Hành vi chuyển giá có ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh
nghiệp, từ đó tác động tiêu cực đến hình ảnh và kết quả tiếp cận thị trường
của doanh nghiệp.
b. Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư
Tác động tích cực
Trong trường hợp nước tiếp nhận vốn đầu tư có thuế suất thuế

thu nhập doanh nghiệp thấp hơn nước sở hữu doanh nghiệp FDI, thì doanh
nghiệp FDI có thể sẽ chuyển giá theo hướng chuyển lợi nhuận đến nước tiếp
nhận đầu tư để đóng thuế. suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức thấp hoặc
là “thiên đường thuế”. [26]
Với mục tiêu thu hút FDI bằng mọi giá, việc không quan tâm
nhiều đến hành vi chuyển giá cũng sẽ giúp nước tiếp nhận đầu tư dễ dàng thu
hút nguồn vốn FDI hơn để giải quyết những vấn đề khác như tăng vốn đầu tư,
tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, tiếp thu khoa học – công nghệ,
phát triển công nghiệp phụ trợ.
Tác động tiêu cực
Chuyển giá theo hướng chuyển lợi nhuận đi sẽ làm cho nước sở
tại mất một nguồn thu đáng kể từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp, vô hiệu
hóa phần nào quyền đánh thuế hợp pháp của quốc gia này đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp FDI.
Chuyển giá với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch
phân bổ nguồn lực xã hội của nhà nước.
Trong trường hợp doanh nghiệp FDI chuyển giá thông qua việc
mua nguyên liệu, thiết bị hoặc chi phí sử dụng tài sản vô hình với giá cao thì
nước tiếp nhận đầu tư sẽ mất thêm nguồn ngoại tệ và làm sai lệch cán cân
thương mại.
Chuyển giá thông qua khai khống giá trị tài sản cao gấp nhiều
lần khi thành lập mới doanh nghiệp FDI hoặc góp tài sản liên doanh giúp
doanh nghiệp FDI khấu hao tài sản ở mức cao hơn thực tế
Do đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận từ chuyển giá, doanh
nghiệp FDI sẽ không coi trọng, dồn sức đầu tư để nâng cao hiệu quả quản lý,
năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phát huy
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cắt giảm chi phí…
7



Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI sẽ dẫn đến sự cạnh tranh
không lành mạnh, thiếu bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp
trong nước.
Doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư khi liên doanh với nước
ngoài có thể bị phía đầu tư nước ngoài thâu tóm, biến thành doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài.
Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI phản ánh sai lệch kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chuyển giá của doanh nghiệp FDI dưới hình thức nâng cao giá
nguyên liệu, sản phẩm mua vào làm cho thị trường nước tiếp nhận đầu tư phải
chịu mức giá cao bất hợp lý.
Hành vi chuyển giá làm tăng chi phí quản lý thuế của nước sở tại.
c. Đối với quốc gia đầu tư
Tác động tích cực
Thu hút được nhiều công ty đa quốc gia đăng ký hoạt động (chi
nhánh, công ty con hoặc trụ sở chính), kích thích sự phát triển các ngành nghề
phục vụ cho mục tiêu chuyển giá như nghiên cứu phát triển, dịch vụ quảng
cáo, dịch vụ bán hàng, dịch vụ tư vấn - quản lý - huấn luyện cán bộ…
Có cơ hội phát triển thị trường nguyên liệu và phát triển sản xuất
các sản phẩm trung gian có hàm lượng tri thức/sở hữu trí tuệ cao để cung cấp
cho các công ty đa quốc gia.
Trong trường hợp đây là nước có thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp song quy mô (lớn) của các “khoản thu nhập chịu thuế” từ nơi khác
chuyển đến có thể sẽ làm cho nguồn thu thuế nhiều hơn
Tác động tiêu cực
Trong dài hạn, sẽ phải đương đầu với các khó khăn tài chính do nguồn
thu thuế dựa trên lợi nhuận có được từ chuyển giá không bền vững và nguồn
thu này không phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế
1.2.2. Chống chuyển giá thông qua cơ chế thỏa thuận giá trước về phương
pháp xác định giá tính thuế (APA)

1.2.2.1. Khái niệm về APA
Theo OECD thì APA là thoả thuận bằng văn bản, được thực hiện trước
khi các giao dịch liên kết xảy ra, để xác định một nhóm các nhân tố (như
phương pháp tính, các điều chỉnh và so sánh thích hợp, các giả định trọng yếu
sẽ xảy ra trong tương lai…) làm cơ sở cho việc xác định mức giá phù hợp của
những giao dịch liên kết của người nộp thuế trong một khoảng thời gian nhất
định. Có thể hiểu APA là một hình thức “hợp đồng” do cơ quan thuế và người
nộp thuế cùng tham gia xây dựng và phải các bên đều phải tôn trọng thực hiện.
Cũng theo quan điểm của OECD thì việc áp dụng APA trong quản lý thuế đối
với các bên có quan hệ liên kết đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với
8


những trường hợp mà cách thức quản lý thuế truyền thống bằng thanh tra,
kiểm tra khó áp dụng.
1.2.2.2.Phân loại APA
Có 3 hình thức APA là APA đơn phương, APA song phương và APA
đa phương.
 APA đơn phương: là hình thức thỏa thuận được xác lập giữa người nộp
thuế và cơ quan thuế của một nước.

APA song phương là hình thức thỏa thuận được xác lập giữa 2 cơ quan
thuế trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế tại mỗi nước.

APA đa phương: là thoả thuận giá trước có sự tham gia của nhiều hơn 2 cơ
quan thuế (có thể nói APA đa phương là tập hợp của nhiều APA song phương).
1.2.2.3 Đặc điểm APA
a. APA là quá trình tự nguyện
b.APA đề cao sự hợp tác giữa các bên:
c. APA quy định những điều khoản áp dụng cho tương lai:

d.APA có tính linh hoạt:
e.APA chỉ tập trung vào một số giao dịch nhất định:
1.2.2.3Quy trình thực hiện APA
Theo quy định chung về quy trình đàm phán APA của tổ chức OECD,
quy trình đàm phán APA trên thế giới là khá tương đồng, thường bao gồm các
bước sau:
Bƣớc 1: Họp trước khi nộp hồ sơ.
Bƣớc 2: Đề xuất chính thức.
Bƣớc 3: Thẩm định hồ sơ
Bƣớc 4: Đàm phán và ký kết chính thức.
Bƣớc 5: Giám sát thực hiện:
Bƣớc 6: Sửa đổi, hủy bỏ hoặc gia hạn APA:
1.2.2.4 Tác động của việc thực hiện APA
a) Lợi ích của APA:
a.1) Đối với cơ quan thuế:

Tham gia APA giúp cơ quan thuế chủ động hơn trong việc hành thu
trong một khoản thời gian nhất định. Điều này cũng đem lại lợi ích tương tự
như đối với người nộp thuế.

APA cũng giúp cơ quan thuế giảm chi phí tuân thủ thuế. Khi APA
được ký kết, cơ quan thuế sẽ thực hiện quản lý người nộp thuế thông qua
những quy định đã được ký kết.

9



APA cũng làm giảm các rủi ro liên quan đến việc kiện tụng trong
trường hợp có sự không nhất trí về quyết định thanh tra của cơ quan thuế.

Kiểm soát chuyển giá trên cơ sở thanh tra thuế thường dẫn tới sự không

APA giúp củng cố mối quan hệ giữa các cơ quan thuế và giữa cơ quan
thuế với người nộp thuế. APA tạo ra một môi trường kinh doanh mang tính
đối đầu hợp tác và tin tưởng lẫn nhau.
a.2) Đối với người nộp thuế:

Tham gia vào APA với cơ quan thuế đem lại cho người nộp thuế một
môi trường thuế thuận lợi cho việc kinh doanh.

Tham gia vào APA với cơ quan thuế cũng đồng nghĩa với việc hợp
thức hóa việc chuyển giá của người nộp thuế

APA giúp người nộp thuế loại bỏ các rủi ro liên quan đến việc kiện
tụng trong trường hợp có sự không nhất trí về quyết định thanh tra của cơ
quan thuế.

Tham gia vào các APA song phương hoặc đa phương giúp người nộp
thuế loại bỏ nguy cơ bị đánh thuế hai lần.
b) Hạn chế của APA:
b.1) Đối với cơ quan thuế:
Việc thực hiện APA đơn phương có thể đem lại nhiều rủi ro cho cơ
quan thuế hơn là đối với APA song phương hoặc đa phương. Những rủi ro
này có thể là:

Rủi ro về tham nhũng: khác với APA song phương hoặc đa phương,
APA đơn phương chỉ bao gồm đại diện của cơ quan thuế và người nộp thuế.

Tạo ra sự bất đồng giữa các cơ quan thuế và không làm giảm rủi ro của
việc đánh thuế trùng: APA là thỏa thuân giữa cơ quan thuế và người nộp thuế

trong cùng 1 quốc gia.

Về bản chất, các điều khoản của APA được dựa trên dự báo và kỳ vọng
của các bên về các sự kiện xảy ra trong tương lai.

Thực hiện APA đòi hỏi rất lớn về nguồn dữ liệu bởi đây là cơ sở
cho việc thẩm định đề nghị APA của cơ quan thuế.
b.2) Đối với người nộp thuế:

APA là một quá trình tự nguyện tuy nhiên khi tham gia vào APA,
người nộp thuế có nghĩa vụ phải giải trình và cung cấp các tài liệu có liên
quan đến công việc kinh doanh của họ theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Trong trường hợp việc đàm phán APA thất bại thì rất dễ dẫn đến khả
năng cơ quan thuế sử dụng các biện pháp chống chuyển giá khác với người
nộp thuế như thanh tra chuyển giá và sử dụng luôn những thông tin do người
nộp thuế cung cấp khi đề nghị đàm phán APA để chống lại họ.

Bảo mật thông tin cũng là một rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp.
Thông thường người nộp thuế tham gia vào APA sẽ phải cung cấp nhiều
10


thông tin nhạy cảm cho cơ quan thuế, nếu không có những quy định về việc
bảo mật thông tin thì sẽ dẫn đến việc tiết lộ thông tin cho bên thứ 3.
1.2.2.5 Điều kiện áp dụng APA
Theo quy định của tổ chức OECD, để áp dụng APA, các bên liên quan cần
thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau:
 Là đối tượng nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật đi kèm.

 Thực hiện kê khai thuế theo phương pháp: thu nhập tính thuế × thuế suất;
 Thực hiện giao dịch kinh doanh với bên có quan hệ liên kết;
 Có đơn đề nghị áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá
tính thuế trước khi thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho năm đầu tiên
của giai đoạn đề nghị áp dụng phương pháp này.
 Các cơ quan có trách nhiệm chịu trách nhiệm trong việc áp dụng APA
 Thời gian tiến hành và chi phí thực hiện APA
1.2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng APA
- Về đội ngũ nguồn nhân lực cơ quan thuế: APA là một thỏa thuận rất
phức tạp nên đòi hỏi khả năng chuyên môn cao của cán bộ thuế, chưa kể cần
thiết phải có các chuyên gia trong các lĩnh vực đặc thù.
- Vấn đề nguồn kinh phí để thực hiện APA
- Vấn đề lợi ích thuế của quốc gia nhận đầu tư
- Vấn đề bảo mật thông tin
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng nhằm phân tích nguyên
nhân các TNCs sử dụng giá chuyển giao như một công cụ để tối đa hóa lợi
nhuận, chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa hoạt động chuyển giá của các
2.1.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp thống kê về hoạt động chuyển giá,
việc áp dụng APA của Trung Quốc và Hoa Kỳ từ năm 2005 đến năm 2017,
được áp dùng để tập hợp, phân tích số liệu và thông tin nhằm thu được những
dữ liệu cần thiết, phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để chỉ ra những
điểm tương đồng khác biệt của Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc nhằm
rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
2.1.4 Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn chính thống, đáng tin cậy như:
kênh thông tin khoa học Sience Direct, Wenku.baidu (Trung Quốc) số liệu từ
11


Tổng cục Thuế, Cục Thuế địa phương, đề tài khoa học cấp bộ, luận văn luận
án trong và ngoài nước. Từ đó tác giả đưa ra những phân tích, so sánh, đối
chiếu để có đánh giá chính xác.
2.2 Qui trình nghiên cứu
Nghiên cứu của luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết và
thực trạng về hoạt động chuyển giá và phương pháp chống chuyển giá APA
đang được Hoa Kỳ và Trung Quốc thực hiện, việc thực hiện APA của 02 quốc
gia này đã đem lại những kết quả nhất định và cho thấy được những tác động
tích cực trong việc áp dụng cơ chế APA trong chống chuyển giá.
2.3 Các bƣớc nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu lý thuyết
2.3.2 Nghiên cứu thực tế
Giai đoạn 1: Tiếp cận báo cáo tổng kết hàng năm về hoạt động chống
chuyển giá của Hoa Kỳ và Trung Quốc về việc áp dụng cơ chế APA trong
chống chuyển giá của doanh nghiệp FDI
Giai đoạn 2: Tìm hiểu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam và thực trạng công tác chống chuyển giá của chính phủ Việt Nam.
Giai đoạn 3: Đánh giá thực tiễn và rút ra kinh nghiệm áp dụng APA
của Trung Quốc và Hoa Kỳ từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CHƢƠNG 3. CƠ CHẾ THỎA THUẬN TRƢỚC VỀ PHƢƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ (APA) TRONG CHỐNG CHUYỂN GIÁ
Ở CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
3.1 Tổng quan về chuyển giá và hoạt động chống chuyển giá ở Hoa Kỳ và
Trung Quốc
3.1.1 Tổng quan hoạt động chuyển giá ở Hoa Kỳ và Trung Quốc

3.1.1.1 Hoa Kỳ
Hành vi chuyển giá ở Hoa Kỳ diễn ra phổ biến đến mức Ủy ban điều
tra Thượng viện Mỹ (PSOI) trong một báo cáo công bố vào tháng 9/2012 đã
khẳng định hầu như tất cả tập đoàn đa quốc gia hoạt động ở Hoa Kỳ đều dùng
các thủ thuật chuyển giá để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Cũng theo báo
cáo trên, có hơn 1.700 tỷ USD lợi nhuận của các công ty đa quốc gia của Mỹ
ở nước ngoài đã không bị đánh thuế thu nhập. Một phân tích khác cho thấy, tỷ
trọng đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách các bang tại Mỹ
giảm sâu, từ khoảng 32% nguồn thu thuế Liên bang những năm đầu của thập
kỷ 50, xuống còn khoảng 8 - 9% hiện nay. Theo trang web tài chính Nerd
Wallet, 10 công ty ăn nên làm ra nhất ở Hoa Kỳchỉ đóng mức thuế trung bình
12


9% trong năm 2011, thấp hơn nhiều so với mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 35%. Mỗi năm, ngành thuế Hoa Kỳ bị thất thu vài trăm tỷ USD do
hành vi chuyển giá ở các tập đoàn có hoạt động liên kết
3.1.1.2 Trung Quốc
Với mục tiêu thu hút vốn, khoa học - công nghệ từ các nước phát triển,
Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn nên số
lượng công ty đa quốc gia đầu tư vào Trung Quốc tăng nhanh. Những năm
trước năm 2000 có khoảng 140.000 doanh nghiệp, đến năm 2004, lên đến
490.000 doanh nghiệp và hiện nay khoảng 1 triệu doanh nghiệp FDI đang
hoạt động. Trung bình mỗi năm Trung Quốc thu hút khoảng 80 - 100 tỷ đô la
Mỹ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc gia tăng số
lượng doanh nghiệp FDI đầu tư vào Trung Quốc thì tình hình chuyển giá ở
nước này cũng rất phức tạp. Hệ quả là tình trạng các doanh nghiệp FDI báo
cáo thua lỗ diễn ra một cách phổ biến. Để thực hiện chuyển giá, các doanh
nghiệp FDI ở Trung Quốc đã điều chỉnh giá xuất, nhập khẩu thiết bị, hàng hóa
một cách phù hợp, qua đó chuyển lợi nhuận sang một doanh nghiệp liên kết ở

quốc gia có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn.
3.1.2 Hoạt động chống chuyển giá
3.1.2.1 Hoa Kỳ
Theo báo cáo của IRS, tù năm 2005 đến 2016, khoảng 2/3 công ty tại
Hoa Kỳ và khoảng 72% các công ty nước ngoài có vốn FDI hoạt động kinh
doanh tại Hoa Kỳ trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc chuyển một
lượng lớn thu nhập ra nước ngoài để tránh một khoảng tiền thuế lên đến 11 tỷ
USD mỗi năm. Theo quy định của cơ quan Thuế nội địa Mỹ, thuế suất ở Mỹ
khoảng 40% - 50%, cao hơn rất nhiều quốc gia khác như Macedonia 7.4%;
Qatar 11.3%, Georgia 16.4%... Con số trên giải thích vì sao hiện tượng
chuyển giá của các tập đoàn FDI hoạt động tại Hoa Kỳ lại diễn ra phổ biến
như vậy. Nhằm chống lại hiện tượng tiêu cực trên, Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều
biện pháp nghiêm ngặt trong hoạt động chống chuyển giá. Đạo luật cơ bản và
đầy đủ nhất về chống chuyển giá Hoa Kỳ ban hành đó là đạo luật IRS Sec,
đạp luật này quy định nguyên tắc cơ bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện
định giá chuyển giao giữa các TNCs với nhau trên cơ sở chiết tách lợi nhuận.
Những chế tài nghiêm ngặt được đưa ra nhằm xử lý hành vi chuyển giá như:
phạt chuyển giá trong giao dịch là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể
trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định
IRS Sec 482, hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế
của nghiệp vụ phát sinh.
3.1.2.2 Trung Quốc
Trung Quốc đã thực hiện chính sách cứng rắn đối với vấn đề chuyển
giá, phù hợp với quan điểm của các nước phát triển trên thế giới. Không
13


giống như các nước Châu Á láng giềng khác, Trung Quốc ban hành các quy
định về chống chuyển giá và kế hoạch kiểm toán đặc biệt. Đồng thời, Trung
Quốc cũng đào tạo hơn 500 viên chức thuế quan để thực hiện việc thanh tra

hoạt động chuyển giá.
- Một là, nghĩa vụ thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, một tập
đoàn đa quốc gia đầu tư thành lập một vài công ty con tại nước này có thể sẽ
chịu thanh tra về chống chuyển giá nhiều lần.
- Hai là, các điều chỉnh về định giá chuyển giao được cơ quan thuế
Trung Quốc đưa ra không chỉ áp đặt để tính thuế thu nhập mà còn tính thuế
giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác nếu có liên quan.
- Ba là, ở Hoa Kỳ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế
lập nên dựa trên các nguồn thông tin mà mọi người đều biết, kể cả đối tượng
nộp thuế.
- Bốn là, các cơ quan thuế ở Trung Quốc thích áp dụng phương pháp
chiết tách lợi nhuận trong việc xác định giá theo nguyên tắc thị trường hơn là
các cơ quan thuế ở Hoa Kỳ.
3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế thỏa thuận giá trƣớc về phƣơng pháp
xác định giá tính thuế (APA) tại Hoa Kỳ và Trung Quốc
3.2.1 Thực trạng thực hiện APA
3.2.1.1 Hoa Kỳ
Vào tháng 2 năm 2012, chức năng APA đã được chuyển ra khỏi Văn
phòng Cố vấn trưởng của IRS và kết hợp với Văn phòng Hiệp ước Thuế của
IRS trong Bộ phận Kinh doanh & Quốc tế Lớn (LB & I) của IRS. Kết hợp
mới này tổ chức đã được đổi tên thành Chương trình Thỏa thuận Tương lai và
Giá cả (APMA). Tổ chức APMA kết hợp mới được thiết kế để cung cấp nền
tảng mạnh mẽ và hiệu quả hơn để giải quyết các vấn đề về chuyển giá. Một
sáng kiến tuyển dụng chính đã mang lại thêm nhiều nhân viên bổ sung cho tổ
chức APMA, tăng cường các nguồn lực IRS có sẵn để đàm phán và xử lý các
APA. Ngoài ra, tổ chức APMA mới được phép để tinh giản quy trình APA
trong các trường hợp song phương. Kết quả của văn phòng APMA năm 2012,
năm hoạt động đầu tiên, cho thấy tổ chức mới đang thực hiện lời hứa của
mình. Số liệu thống kê các trường hợp đóng cửa cho năm 2012 cho thấy rằng
chương trình APMA đã thi hành kỷ lục 140 APA cao kỷ lục trong năm 2012,

sau khi chỉ có 43 APA được ký kết vào năm trước. Thời gian trung bình để
hoàn thành APA cũng giảm [58]..
3.2.1.2 Trung Quốc
Luật APA của Trung Quốc quy định rằng báo cáo sớm nhất đã xuất
hiện trong Cục Thuế Nhà nước năm 1998 về “Quy định về quản lý thuế giữa
các doanh nghiệp liên kết. Sau đó, vào năm 2002, 2004 và 2008, chúng được
đưa vào Quy tắc chi tiết để thực thi Luật quản lý thu thuế của Cộng hòa Nhân
14


dân Trung Hoa, Quy tắc thực hiện cho việc bổ nhiệm định giá các giao dịch
kinh doanh liên kết và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Quy tắc thực hành APA của Trung Quốc đã phát triển nhanh
chóng và nó đã trình bày bốn tính năng sau.
a.
APA đơn phương chiếm tỷ lệ lớn hơn so với APA đa phương
b.
Hầu hết APA được ký kết bởi các ngành sản xuất
c.
Giao dịch liên quan đến APA chủ yếu dựa trên việc mua và bán
tài sản hữu hình
d.
Phương thức lợi nhuận ròng của giao dịch là phương thức định
giá chuyển khoản thông dụng nhất đã được APA ký.
3.2.2 Quy trình thực hiện
3.2.2.1 Hoa Kỳ
Theo quy định của Sở nội vụ IRS quy định, quy trình đàm phán APA
tại Hoa Kỳ: gồm 5 bước [60].
Các bước
1. Họp trước khi nộp hồ sơ

2. Nộp hồ sơ chính thức

Cơ quan thực hiện
Cơ quan phụ trách APA

3. Kiểm tra và đánh giá
4. Đàm phán

Cơ quan có thẩm quyền

5. Chấp thuận và ký kết

Cơ quan phụ trách APA

3.2.2.2 Trung Quốc
Quy trình thực hiện APA tại Trung Quốc bao gồm 6 bước ( theo quy
định của Tổng cục Thuế nhà nước nước Cộng hoà xã hội dân chủ nhân dân
Trung Hoa) [62].
Bước 1 Họp trước khi nộp hồ sơ
Bước 2 Nộp hồ sơ chính thức
Bước 3 Kiểm tra và đánh giá
Bước 4 Đàm phán giữa cơ quan thuế và NNT
Bước 5 Thoả thuận và ký kết
Bước 6 Thực hiện và giám sát
3.2.3 Điều kiện thực hiện
3.2.3.1 Hoa Kỳ
a. Văn bản quy phạm pháp luật:

15



Chương trình APA được ban hành bởi Cơ quan thuế nội địa thông qua
Quy trình thuế, thẩm quyền ban đầu là ở cấp quản lý, ban hành không có sự
can thiệp pháp lý của Quốc hội hoặc quy định của Bộ Tài chính Mỹ.
b. Cơ quan có trách nhiệm chính trong chương trình APA:
- Cơ quan phụ trách APA và Cơ quan có thẩm quyền.
+ APA đơn phương: Cơ quan phụ trách APA.
+ APA song phương: Cơ quan có thẩm quyền và Cơ quan phụ trách APA.
- Nguồn lực chuyên môn: luật sư hoặc các nhà kinh tế học.
c. Thống kê chương trình APA đã thực hiện:
- Năm giới thiệu APA: 1991.
Số lượng APA ký kết trong 2 năm đầu và những năm gần đây:
Năm 1991: 1 thoả thuận.
Năm 1992: 9 thoả thuận
Năm 2008: 65 thoả thuận
Năm 2009: 63 thoả thuận.
Thời hạn áp dụng APA: tối thiểu 5 năm.
Mối quan hệ giữa APA với nội luật: APA đóng vai trò là giải pháp
thay thế cho quá trình thanh kiểm tra truyền thống.
Phí tham gia APA: DN tham gia phải nộp phí cố định là 50.000 đô la Mỹ.
Khả năng áp dụng hồi tố: tự nguyện. - Gia hạn APA:
+ Thời gian nộp hồ sơ gia hạn: 90 ngày trước khi APA hết hạn.
+ Phí gia hạn: 35.000 đô la Mỹ.
3.2.3.2 Trung Quốc
a. Văn bản quy phạm pháp luật:
APA được quy định tại Điều 42 Luật thuế TNDN, Điều 113 Quy định
về thực hiện luật thuế TNDN: Điều 42 Chương 6 “Điều chỉnh về thuế trong
trường hợp đặc biệt”
b. Cơ quan có trách nhiệm chính trong chương trình APA:
APA đơn phương: được đàm phán và ký kết tại cấp cơ quan thuế địa

phương với sự tham gia hướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan quản lý thuế
Trung Quốc.
APA song phương và đa phương: Phòng thuế quốc tế của Cơ quan
quản lý thuế Trung Quốc là cơ quan có thẩm quyền.
c. Thống kê chương trình APA đã thực hiện:
Trong 5 năm (từ 2005 đến 2009): ký 53 APA (41 APA đơn phương và
12 APA song phương; trong 12 APA song phương: Châu Á: 9, Châu Âu: 2,
Mỹ: 1). Năm 2009: ký 7 APA song phương, 5 APA đơn phương.
d. Một số vấn đề khác:
Thời hạn áp dụng APA: từ 3 đến 5 năm.
Phí tham gia APA: không thu phí.
Gia hạn APA: không phải nộp phí.
Thông tin yêu cầu trong hồ sơ APA:
16


3.3 Đánh giá chung về thực hiện APA tại Hoa Kỳ và Trung Quốc
3.3.1 Hoa Kỳ
3.3.1.1. Kết quả đạt được
Tổng số nhân viên của IRS đã giảm dần trong những năm qua, mặc dù
có sự kết hợp tương tự. Số lượng các nhà kinh tế giảm nhẹ trong năm 2017
(17 người) so với năm 2016 (20 người) và 2015 (21 người), số lượng lãnh đạo
nhóm (kết hợp của luật sư và kế toán) giảm từ 62 người năm 2016 xuống còn
55 người vào năm 2017. Các nhà quản lý quản lý một nhóm, thường là những
chuyên gia giàu kinh nghiệm, đã liên tục công tác ở mức 10 trong ba năm qua.
Trong năm 2017, 101 đơn xin APA đã được nộp và 116 APA đã được
hoàn tất. Số lượng APA hoàn thành trong năm 2017 là số cao nhất kể từ đỉnh
cao đạt được trong năm 2013. Ngoài ra, đã có ý nghĩa quan tâm đến APA
song phương với Ấn Độ trong hai năm qua (đại diện cho 21% và 34% hồ sơ
APA song phương trong năm 2017 và 2016 tương ứng), như sau sự cải thiện

gần đây trong quan hệ giữa IRS và Ấn Độ về thẩm quyền quản lý thuế. [39].
3.3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
Tại Hoa Kỳ, để xác định một trường hợp chuyển giá phải nghiên cứu
và theo dõi một thời gian rất dài, khoảng 7 năm; vì vậy thời gian để phát hiện
ra hành vi chuyển giá cũng như thời gian áp dụng các biện pháp nghiệp vụ
chống chuyển giá mà cụ thể là APA cần một quá trình dài và đội ngũ luật sư,
đội ngũ cơ quan quản lý thuế chuyên nghiệp để thực hiện việc hoàn tất thủ tục
và áp dụng APA trong phát hiện và phòng chống hoạt động chuyển giá của
các doanh nghiệp FDI.
3.3.2. Trung Quốc
3.2.2.1. Kết quả đạt được
Để thúc đẩy việc chuẩn hóa quản lý giá thuê bao trên toàn quốc, từ năm
2005, Cục Quản lý Nhà nước đã triển khai hệ thống giám sát và quản lý APA,
các cơ quan thuế địa phương phải báo cáo với Tổng cục Thuế trước và sau khi
ký APA đơn phương và đồng thời yêu cầu Các cơ quan thuế phải ổn định
trước việc định giá các cuộc hẹn và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên
quan để tăng mức độ tiêu chuẩn hóa các APA. APA của Trung Quốc đã bước
vào một giai đoạn mới của sự phát triển pháp lý. Vào tháng 4 năm 2005,
Trung Quốc và Nhật Bản đã ký APA song phương đầu tiên trong lịch sử
Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc và Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các nước khác đã
đạt được thỏa thuận định giá trước song phương. Trong bốn năm từ 2005 đến
2008, 41 hiệp định APA đã được ký kết, trong đó có 36 APA đơn phương và
5 APA song phương.
3.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Việc thực hiện APA ở Trung Quốc cần phải đối mặt với nhiều vấn đề
từ chính APA, các tập đoàn đa quốc gia và cơ quan thuế.
17


a.

b.
c.
d.
e.

Khó tránh vấn đề xung đột thuế
Phạm vi ứng dụng hạn chế
Tồn tại ngưỡng ràng buộc
Khó khăn trong việc cung cấp tài liệu trong thời gian ký kết APA
Có nguy cơ rò rỉ bí mật thương mại

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆC THỰC HIỆN APA TRONG
CHỐNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI
VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC
4.1. Một số vấn đề trong thực hiện APA để chống chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
4.1.1. Tổng quan hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá tại Việt Nam
Thống kê những năm qua cho thấy, cả nước có khoảng 50% DN FDI kê
khai lỗ, trong đó nhiều DN thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp. TP. Hồ
Chí Minh có tới gần 60% trong số trên 3.500 DN FDI thường xuyên kê khai
lỗ trong nhiều năm; Tương tự tại tỉnh Lâm Đồng với 104/111 DN FDI báo
cáo lỗ liên tục; tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thu hút được nhiều dự
án FDI, cũng có đến 50% DN FDI báo cáo lỗ từ năm 2006 – 2011.
Trường hợp điển hình có những biểu hiện “đáng ngờ” về chuyển giá,
phải nói đến Công ty Coca-Cola Việt Nam. Trong hơn 20 năm đầu tư, kinh
doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011
của công ty này đã lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là
2.950 tỷ đồng.
4.1.2.Khả năng thực hiện APA tại Việt Nam
Có thể thấy APA là một công cụ có tác dụng hạn chế chuyển giá trong

một số giao dịch liên kết của các công ty đa quốc gia và đã được áp dụng ở
một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Tại Việt
Nam, hiện chúng ta đang thí điểm một vài tập đoàn như Intel, Samsung do sự
đề nghị từ phía các tập đoàn này nhằm tạo sự chủ động về thuế. Là một phần
của việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về xác định giá thị trường của VN, Bộ
Tài chính vừa ban hành Thông tư số 201/2013/TTBTC cung cấp hướng dẫn
chính thức về thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA),
bao gồm khung pháp lý quản lý, quy trình, vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng
chung của người nộp thuế và cơ quan có thẩm quyền của VN trong việc nộp
hồ sơ xin áp dụng, đàm phán và thực hiện APA.
a. Quy trình thực hiện
Theo thông tư số 201/2013/TT-BTC hướng dẫn về việc áp dụng thoả
thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý
thuế quy định về quy trình thực hiện APA tại Việt Nam bao gồm 5 giai
đoạn chính :
18


1
2

Giai đoạn thực hiện
Tham vấn trước khi nộp hồ sơ chính thức
Nộp hồ sơ chính thức

3

Thẩm định hồ sơ APA

4


Trao đổi, đàm phán các nội dung APA

5

Ký kết và lưu hành APA

STT

b. Điều kiện áp dụng
 Đối tượng tham gia ký kết :
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là
người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp và thực hiện khai thuế theo phương pháp
- Người nộp thuế là đối tượng áp dụng APA thực hiện theo quy định tại
Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
- Cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng
APA trong quản lý thuế.
 Đơn đề nghị áp dụng: theo quy định của thông tư 201/2013/TT-BTC
hướng dẫn việc áp dụng thảo thuận trước về phương pháp xác định giá
tính thuế APA trong quản lý thuế
 Các cơ quan có trách nhiệm chịu trách nhiệm trong việc áp dụng APA
- Bộ Tài chính phê duyệt phương án đàm phán, ký kết, sửa đổi, gia hạn,
thu hồi, hủy bỏ APA.
4.1.3 Một số hạn chế trong việc thực hiện APA tại Việt Nam
4.1.3.1 Đối với chính phủ Việt Nam
Việt Nam hiện đã bước vào một sân chơi lớn với việc ký kết hàng loạt
hiệp định thương mại song phương và đa phương. Điều đó cũng đồng nghĩa
với việc giải quyết các vụ việc phải tuân thủ pháp luật trong nước cũng như

tương thích với luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó là sự xuyên suốt, thống nhất
của hệ thống văn bản pháp luật. Vấn đề chống chuyển giá cũng đang không
nằm ngoài điều này.
4.1.3.2 Đối với cơ quan thuế
Một khó khăn khác trong triển khai thực hiện APA trong thực tiễn nằm
ở chính ưu điểm của APA so với các phương pháp khác: APA áp dụng trên
nguyên tắc tự nguyện, bởi vậy cơ quan thuế không thể ép doanh nghiệp phải
thực hiện.
4.1.3.3 Đối với doanh nghiệp
Một trong những khâu yếu, tồn tại trong một thời gian dài của ngành
công nghiệp Việt Nam, là công nghiệp hỗ trợ phát triển quá chậm.
19


4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện APA tại Hoa Kỳ và
Trung Quốc cho Việt Nam
Từ việc so sánh quy định áp dụng APA trong chống chuyển giá tại Hoa
Kỳ và Trung Quốc, cũng như bài học kinh nghiệm từ thành công và hạn chế
trong công cuộc chống chuyển giá của hai quốc gia trên, ta rút ra được những
kinh nghiệm trong việc áp dụng APA tại Việt Nam như sau:
Một là, cần nghiên cứu hướng dẫn của OECD để hoàn thiện khung
chính sách quốc gia, hoàn thiện khung quy định và điều kiện áp dụng thực
hiện APA tại Việt Nam.
Hai là, xây dựng hệ thống chế tài về APA trong chống chuyển giá, yêu
cầu xây dựng hệ thống chế tài đầy đủ, phù hợp, nghiêm minh và tổ chức thực
hiện nghiêm túc, có chế tài xử phạt cụ thể với những hành vi không tuân thủ
theo ký kết.
Ba là, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai toàn bộ thông tin cần thiết
cho cơ quan thuế, đặc biệt là trách nhiệm kê khai thông tin liên quan về các
mối quan hệ kinh tế liên kết

Bốn là, xây dựng đội ngũ nhân lực với chất lượng cao, yêu cầu có sự
cập nhập về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về việc ký kết
thương thảo hợp động liên kết liên quan đến vấn đề thương lượng giá chuyển
giao.
4.3. Rào cản và đề xuất giải pháp tạo điều kiện thực hiện APA để chống
chuyển giá ở Việt Nam
4.3.1. Đối với chính phủ Việt Nam
Thứ nhất, cần đưa ra thêm quy định về giới hạn thời gian cụ thể cho
từng bước thực hiện APA.
Thứ hai, quy định các tiêu chí, điều kiện cụ thể của giao dịch liên kết có
thể áp dụng APA.
Thứ ba, các quy định mà cơ quan thuế đặt ra không nên quá khắc
nghiệt, gây khó khăn và bất lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký APA.
Thứ tư, trước mắt các cơ quan thuế nên lựa chọn thỏa thuận APA đơn
phương, nhưng về lâu dài thì nên thiết lập các thỏa thuận APA song phương
và đa phương
4.3.2. Đối với cơ quan thuế
a. Hoàn thiện bộ máy thực hiện APA
b. Xây dựng CSDL về đối tượng nộp thuế để phục vụ cho việc đàm
phán APA
20


c. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các doanh nghiệp áp dụng APA
d. Tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ quan thuế nước ngoài thông
qua ký kết các Hiệp định thuế
4.3.3. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất: để doanh nghiệp tự giác tham gia APA thì điều quan trọng là cơ
quan thuế phải có năng lực chứng minh được việc kê khai thuế của các doanh
nghiệp liên kết là đúng hay sai, từ đó khiến các doanh nghiệp dần tự nguyện

tham gia thỏa thuận APA với cơ quan thuế.
Thứ hai: Đề xuất đưa ra quy định và chế tài xử lý trong trường hợp những
thông tin được coi là bí mật của DN bị lộ lọt gây ảnh hưởng đến uy tín, sự
phát triển và sức cạnh tranh trên thị trường của DN.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về APA trong chống chuyển giá, tác giả
đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện APA trong chống chuyển giá
của Hoa Kỳ và Trung Quốc theo ba nội dung chính là quy trình thực hiện,
điều kiện áp dụng và tác động của việc thực hiện APA trong công tác chống
chuyển giá của mỗi quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trên cơ sở luận và bài học kinh nghiệm thực hiện APA của Trung Quốc, Hoa
Kỳ và những hạn chế trong thực hiện APA tại Việt Nam, tác giả đề xuất 02
nhóm giải pháp đối với chính phủ liên quan đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý
và xác định rõ định hướng ký kết loại hình ký kết APA; 04 nhóm giải pháp
với cơ quan thuế đó là hoàn thiện bộ máy thực hiện APA; xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu đầy đủ đáng tin cậy về đối tượng nộp thuế để phục vụ cho việc
đàm phán APA; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến với doanh nghiệp trong
việc thực hiện APA và cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế với các cơ
quan thuế nước ngoài thông qua ký kết các hiệp định về thuế. Về phía doanh
nghiệp, tác giả đề xuất 02 nhóm giải pháp đó là để doanh nghiệp có niềm tin
và tự nguyện đề xuất tham gia hợp tác đàm phán APA với cơ quan thuế thì
yêu cầu cơ quan thuế cần có đủ năng lực chứng minh tính chính xác việc kê
khai thuế của doanh nghiệp và đồng thời trong quá trình trao đổi thông tin cần
phải có quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mỗi bên tham
gia, có chế tài xử lý nếu trường hợp lộ lọt thông tin của doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tài liệu, luận văn vẫn đang dừng lại ở
việc nghiên cứu 03 trong số 07 nội dung chính của việc áp dụng APA trong
chống chuyển giá của 2 quốc gia là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Những nội dung
cần tiếp tục nghiên cứu là phân loại, đặc điểm và những yếu tố ảnh hưởng của

việc thực hiện APA trong chống chuyển giá tại những quốc gia khác là nội
dung cần thiết cần được nghiên cứu trong thời gian tới.
21



×