Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bai tieu luan kinh te phat trien TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.29 KB, 18 trang )

Lời mở đầu:
Cơ sở lý luận:
Tăng trưởng và hiệu quả là hai vấn đề lớn của quá trình phát triển kinh tế.
Nội dung của mỗi vấn đề rất rộng và phong phú. Dựa vào các tư liệu có được,
đặc biệt là kết quả lập bảng I/O (Input-Output) năm 2000 của thành phố Hồ Chi
Minh và hệ thống số liệu thống kê tổng hợp những năm gần đây, hy vọng sẽ
cung cấp thêm cho người đọc những ý kiến tham khảo về các mối quan hệ kinh
tế lớn tác động qua lại của tăng trưởng, đầu tư, và hiệu quả.
Mặt khác, Thành phố Hồ Chi Minh nằm trong Vùng Phát triển Kinh Tế
Trọng Điểm Phiá Nam (gồm: Thành phố Hồ Chi Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương), đây là một cực phát triển của nền kinh tế cả nước,
có tác động lôi kéo cả khu vực phia Nam cùng phát triển. Thời gian qua Vùng
Kinh tế Trọng điểm Phiá Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trên cơ sở
dựa vào các lợi thế và nguồn lực sẵn có cộng với tác động tich cực của công
cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế trên phạm vi cả nước. Dựa vào Quy hoạch
phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phia Nam (KTTĐPN), Thành phố Hồ
Chi Minh đã, đang và sẽ là vai trò trung tâm, đồng thời là Trung tâm lớn của cả
nước. Thành phố Hồ Chi Minh chiếm 0,6% diện tich và 6,6 % dân số so với cả
nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phia Nam, là trung tâm kinh tế của cả
nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Thành phố Hồ Chi Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu
trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng
trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của
thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước . Có thể nói thành phố là hạt nhân trong
vùng Kinh tế trọng điểm phia Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam
Bộ. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chi Minh luôn khẳng
định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chinh, thương mại, dịch vụ của cả
nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phia Nam, một trong ba vùng
kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát
1



triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
Nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan hơn về tình hình kinh tế
của Thành phố Hồ Chi Minh trong những năm vừa qua và qua đó rút kinh nghiệm để
hoàn thiện hơn trong các chinh sách nhằm thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế đạt hiệu
quả hơn, chúng tôi đã thực hiện bài nghiên cứu đề tài này.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
CHƯƠNG II: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Cơ sở lý thuyết giải thích việc tăng trưởng kinh tế ở Thành phố
Hồ Chí Minh:
 Mô hình Harrod-Domar (1940)
Luận điểm cơ bản:
Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn
sản xuất tăng thêm (K, Capital).
Khi vốn sản xuất thay đổi, sản
lượng quốc gia sẽ thay đổi.

(∆K) ⇒ (∆Y)

ICOR (Incremental Capital - Output Rate), Hệ số gia
tăng vốn- đầu ra.

∆K
= ICOR
∆Y

∆K = ICOR. ∆Y (1)
∆K từ đâu?


2


Còn đầu vốn sản xuất tăng thêm là do
thực hiện các họat động đầu tư hàng
I = ∆K
năm.
I (Investment, vốn đầu tư)
I = ∆K = ICOR. ∆Y (2)
I từ đâu?
Vốn đầu tư quốc gia
còn nguồn gốc từ tiết
kiệm.

s=

S
Y

Tiết kiệm là nguồn
gốc của đầu tư

∆Y
s
=
Y
ICOR

Tiết kiệm là phần giành

lại từ tổng sản lượng
quốc gia.
S = s.Y
(3)

S=I

s.Y = ICOR. ∆Y

gY =

s
ICOR

(5)

Tốc độ tăng trưởng đầu ra phụ thuộc:
(1) Tỷ lệ tiết kiệm hoặc tỷ lệ đầu tư quốc gia (s)
(2) Hệ số gia tăng vốn đầu ra (ICOR)
(3) Phụ thuộc đồng thời vào(s) và (ICOR

3

(4)


Ứng dụng trong họach định chính sách kinh tế:
(1). Các nước đang phát triển sẽ gặp trở ngại trong
tăng trưởng GDP
Để tăng nhanh tăng

trưởng cần tăng
nhanh tỷ lệ tiết kiệm
(s)
GNP/người đang thấp
Khó mà nâng cao
(s)

Ñếu tăng trưởng càng giảm
ICOR
Công trình nghiên cứu WB
cho thấy đối với các nước
đang phát triển, trung
bình chung ICOR = 3-4,
đối với các nước phát
triển hệ số này là 5.
ICOR thường cố định trong
ngắn hạn.

Nâng cao tỷ lệ tiết kiệm nước
ngoài (FDI)

KẾT LUẬN: Tăng gY chủ yếu là tăng tỷ lệ tiết kiệm

(2). Dới bào tăng trưởng
(1) Tốc độ tăng trưởng GDP

gY =

s
ICOR


(2) Vốn đầu tư cho một giai đọan

ICOR =

∆K I
=
∆Y ∆Y

I = ICOR.∆Y

4


(3) Qui moâ GDP của một thời điểm t bất kỳ
∆Y = Yt – Yo

∆Y =

Yo + ∆Y

Yt =

I
ICOR

Y =Y
t

+

o

(1)

I
ICOR

(4) Qui mô GDP hằng năm

∆Y t = Y t − Y t −1 =

Y =Y
t

t −1

+

I

I

t −1

− α K t −1

ICOR

t −1


ICOR

2.2. Phân tích sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian vừa qua:
 Tình hình kinh tế thành phố Hồ Chí Minh qua các năm:
 Năm 2005: Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành
phố Hồ Chi Minh chiếm 0,6% diện tich và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng
chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9%
dự án nước ngoài.
Tỷ trọng GDP của Thành phố, VKTTĐPN (Vùng kinh tế trọng điểm phia
Nam) so với cả nước vào năm 2005:

2005
Thành phố Hồ Chi Minh

19,1%

VKTTĐPN

40,3%

5


 Năm 2006: Tinh đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công
nghiệp Thành phố Hồ Chi Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó
có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và
19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm
2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ

USD.
 Năm 2007 & 2008: Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt
2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm. Chỉ
số giá tiêu dùng ước tinh tăng 18,08% so tháng 12/2007 (cùng kỳ tăng 14,7%).
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 410.273 tỷ đồng, tăng 12,1%
(cùng kỳ tăng 14,1%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 8,3% (cùng kỳ
tăng 11,7%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,9% (cùng kỳ tăng 19,4%).
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 117.602 tỷ đồng, chiếm 40,5% GDP, tăng
9,53% (cùng kỳ tăng 10,0%).
Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn
lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản chỉ chiếm 1,2%.
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản cả năm đạt 5.643 tỷ đồng (giá thực
tế), tăng 7,9% (cùng kỳ tăng 6,2%). Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt
3.795 tỷ đồng, chiếm 1,3% GDP, tăng 1,5% (cùng kỳ tăng 5,0%).

6


Tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao, nhưng hầu hết các hoạt
động sản xuất kinh doanh của thành phố đều duy trì đà phát triển, kết quả
chung là tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt mức tăng trưởng bằng với cùng
kỳ năm trước. GDP quý I/08 ước thực hiện 54.621 tỷ đồng (theo giá thực tế),
tăng 11% so cùng kỳ năm 2007 (tốc độ tăng của năm 2006: 9,5%, năm
2007:11%). Trong mức tăng chung 11% của GDP:
- Khu vực thương mại dịch vụ đóng góp 6,61% (chiếm 60%);
- Khu vực công nghiệp-xây dựng đóng góp 4,36% (chiếm 39,6%);
- Khu vực nông lâm thủy đóng góp 0,06% (chiếm 0,4%).
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP)


Tổng số
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp và xây
dựng
Công nghiệp
Xây dựng
Dịch vụ
Thương nghiệp
Khách sạn-nhà
hàng
Vận tải-bưu điện
Các ngành khác

GDP Quý 1/2008

Tốc độ phát triển quý I

(Tỷ đồng)
Giá so sánh Giá thực tế
22.865
54.621
252
492

so cùng kỳ (%)
2006 2007 2008
109,5 111,0 111,0
98,2 107,3 104,9

9.419

8.220
1.199
13.195
3.479

24.277
21.962
2.315
29.852
7.794

109,9
110,8
104,0
109,5
113,0

110,4
110,0
113,0
111,5
113,2

110,5
111,0
107,5
111,5
112,7

1.636

2.790
5.290

4.010
5.609
12.439

110,6 110,3
105,9 114,0
109,0 109,5

110,0
111,9
111,0

Khu vực nông lâm thủy đạt 492 tỷ tăng 4,9% ; khu vực công nghiệp-xây
dựng ước thực hiện 24.277 tỷ, tăng 10,5%, chiếm 44,4% GDP; khu vực dịch vụ
chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của nền
kinh tế: 29.852 tỷ đồng, chiếm 54,7% tăng 11,5%. Trong đó một số ngành có tỷ
trọng lớn duy trì được tốc độ tăng như: thương mại tăng 12,7%, khách sạn-nhà
hàng tăng 10% và vận tải bưu điện 11,9%.

7


Mức tăng trưởng sản xuất của toàn ngành công nghiệp Quý I/2008 đạt là
13% (cao hơn mức tăng quý 1/2007 là 12%). Trong đó; công nghiệp nhà nước
có mức tăng thấp nhất (4,5%), và tăng cao nhất là khu vực đầu tư nước ngoài
(17,3%). Xét theo ngành: có 23/27 ngành sản xuất tăng, trong đó có 12 ngành
tăng cao hơn mức bình quân chung. Bốn ngành giảm: khai thác than, chế biến

gỗ, sản xuất kim loại và tái chế. Giá trị sản xuất công nghiệp trung ương 3
tháng đạt 15.812 tỷ đồng tăng 4,5% so cùng kỳ (quý 1/2007 tăng 5,9%).
Ước tinh giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản qui I/2008 tăng
5,3% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng cuả qui I/2007 là 0,3%), riêng giá trị
thủy sản tiếp tục giảm do chi phi đánh bắt và thức ăn đầu vào cuả sản phẩm
tăng cao.
Giá trị sản xuất nông nghiệp

GTSX qui I/2008
(Tỷ đồng – giá so
sánh)
Tổng số
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản

604,6
456,9
7,2
140,5

% So sánh
Qui I/2007
Qui I/2008
với qui

với qui

I/2006
100,3

108,9
97,8
82,0

I/2007
105,3
109,0
102,9
94,9

Diện tich gieo trồng luá đông xuân đạt 6.979 ha, giảm 8,9% so với cùng
kỳ năm trước. Diện tich rau đạt 4.000 ha, tăng 8,1% và diện tich hoa kiểng đạt
1.012 ha, tăng 20,6%.
Sản lượng thủy hải sản qui I ước thực hiện 10.609 tấn, xấp xỉ sản lượng
cùng kỳ năm trước. Sản lượng đánh bắt 2.450 tấn, giảm 40,2%. Sản lượng nuôi
trồng 8.159 tấn, tăng 25,5% và chủ yếu tăng ở loại sản phẩm có giá trị thấp
(nuôi trồng nghêu, chiếm 62,1% sản lượng).
Từ đầu năm đến ngày 18/3/2008, có 95 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
được cấp phép với tổng vốn đăng ký 1.847 triệu USD, vốn bình quân mỗi dự
án đạt 19,4 triệu USD. Trong đó, liên doanh 27 dự án với vốn đăng ký 889,3
triệu USD (48,2%), 68 dự án 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký 957,6 triệu
USD (51,2%). Tổng vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới và điều chỉnh
8


tăng vốn đến ngày 18/3/2008 đạt 1.917,5 triệu USD (cùng thời điểm năm 2007
là 103,1 triệu USD, năm 2006 là 693,3 triệu USD).
Từ 18/2 tới ngày 18/3 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép thành lập mới
1.618 doanh nghiệp ngoài nhà nuớc, với số vốn đăng ký là 9.289 tỷ đồng. Như
vậy từ đầu năm đến nay, đã có 3.952 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn

đăng ký là 12.084 tỷ đồng; trong đó: 320 doanh nghiệp tư nhân, 725 công ty cổ
phần và 2.907 công ty TNHH. So với cùng kỳ năm 2007 số doanh nghiệp cấp
mới tăng 32,2% (962 doanh nghiệp) với nguồn vốn đăng ký họat động tăng
77,8% (5.288 tỷ đồng).
Giá tiếp tục tăng và đã tăng 1,92% so với tháng 2 (tháng 3/2007 giảm
1,56% so tháng 2); khu vực thành thị tăng 1,76 %, khu vực nông thôn tăng
3,08%. Trừ nhóm hàng hoá khác giảm 6,45% còn lại 9 nhóm hàng đều có mức
tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2008
So với

So với

%
So với tháng

tháng 2/2008

tháng

tháng 3/2007

12/2007
9


1. Chỉ số chung
Ăn và dịch vụ ăn uống
Trong đó: Lương thực

Thực phẩm
Uống và thuốc lá
May mặc, mũ nón giày dép
Nhà ở, điện, nước , chất đốt và

101,92
101,88
110,82
99,80
100,67
102,49

107,20
110,87
119,62
108,44
102,61
103,71

119,82
130,75
136,35
128,78
106,47
116,06

VLXD
Thiết bị và đồ dùng gia đình
Dược phẩm và dịch vụ y tế
Đi lại và bưu điện

Trong đó: Bưu chinh viễn

103,22
102,51
100,57
104,50

107,42
103,65
100,17
106,00

121,99
110,80
110,41
110,31

thông
Giáo dục
Văn hoá và giải tri
Hàng hóa và dịch vụ khác

99,70
100,19
100,67
93,55

90,68
100,19
105,82

103,90

86,88
100,60
110,14
115,61

So với tháng 3/2007 chỉ số giá tiêu dùng tăng 19,82% (cùng kỳ năm trước
tăng 6,99%). Một số nhóm, mặt hàng có mức tăng cao hơn mức tăng chỉ số
chung là: thóc, gạo tăng 24,37%; thịt gia súc tươi sống tăng 59,11%; thủy hải
sản tươi sống tăng 24,13%; bơ, sữa tăng 22,77%; dịch vụ nuớc sinh hoạt tăng
41,15%; gas và các loại chất đốt tăng 33,2%; xăng dầu tăng 27,4% .
So với tháng 12/2007, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,2%, cao hơn mức tăng
2,63% cuả qui I/2007 (bình quân 1 tháng tăng 2,34%, cùng kỳ là 0,87%).
Trong qui I, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 5.113,2 triệu
USD, tăng 26,8% so với qui I/2007; Loại trừ trị giá dầu thô, tổng kim ngạch
xuất khẩu ước thực hiện 2.594,7 triệu USD, tăng 14,4% (cao hơn mức tăng
mức tăng 4,8% của cùng kỳ năm trước).
 Năm 2009: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố năm 2009 đạt hơn
18,3 tỷ USD, chiếm khoảng 32,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo báo cáo bổ sung tình hình kinh tế năm 2009, được chinh thức công bố
ngày 26/4/2010, GDP năm 2009 của Thành phố Hồ Chi Minh đã đạt tốc độ
tăng là 8,5%, cao hơn mức ước tinh đã công bố trước đây là 0,5%. Kinh tế
Thành phố Hồ Chi Minh đứng trước những khó khăn và thách thức gay gắt.
Mặc dù đã phấn đấu với nỗ lực và quyết tâm cao nhưng trước sức ép của lạm
10


phát tăng cao và sau đó là khủng hoảng tài chinh và suy thoái kinh tế toàn cầu
diễn ra từ năm 2008, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nói chung

và Thành phố Hồ Chi Minh nói riêng đều rơi vào tâm điểm của khủng hoảng.
Đầu năm 2008 Chinh phủ đã rất chủ động, kịp thời ban hành 8 nhóm giải pháp
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng kinh tế thành phố từ quý IV2008 đến đầu năm 2009 vẫn suy giảm mạnh. Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
trên địa bàn quý I-2009 chỉ tăng 4%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần
đây.
Đầu năm 2008 Chinh phủ đã rất chủ động, kịp thời ban hành 8 nhóm giải
pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng kinh tế thành phố từ quý
IV-2008 đến đầu năm 2009 vẫn suy giảm mạnh. Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
trên địa bàn quý I-2009 chỉ tăng 4%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần
đây.
Tháng 1-2009 Chinh phủ đã tiếp tục ban hành thêm “gói giải pháp kich
thich kinh tế” bao gồm 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm, ổn định
kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Nổi
bật trong đó có chinh sách tài khóa và chinh sách tiền tệ linh hoạt nhằm kich
cầu đầu tư và tiêu dùng, tháo gỡ cho sản xuất và xuất khẩu, mở rộng và tạo sức
mua cho thị trường trong nước,... từ đó đã mang lại hiệu quả rất tich cực.
Ngay từ đầu năm 2009, thực hiện Nghị quyết số 30 của Chinh phủ và nghị
quyết của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch chỉ
đạo, điều hành kinh tế - xã hội và kịp thời quyết định điều chỉnh, bổ sung
chương trình kich cầu của thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp
ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ các biện pháp kịp
thời và triển khai đồng bộ, quyết liệt cùng với những nỗ lực của cả hệ thống
chinh trị, sự năng động vốn có của gần 400.000 doanh nghiệp và hộ sản xuất,
kinh doanh, quý II-2009 kinh tế thành phố bắt đầu phục hồi và lấy lại đà tăng
trưởng, các ngành kinh tế chuyển biến theo hướng tich cực. GDP trên địa bàn
quý II-2009 tăng 5,2%; quý III tăng 8,5% và quý IV tăng 10,4%, nâng mức
11


tăng cả năm 2009 là 8% và bằng 1,53 lần mức tăng bình quân của cả nước.

Năm 2009, trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của thế giới và trong
nước, kinh tế của Thành phố đạt được những kết quả rất có ý nghĩa và mở ra
triển vọng khả quan cho năm 2010.
 Năm 2010: Thành phố có số dân trên 7 triệu người vào năm 2010 và
mức sống tương đối cao (thu nhập bình quân/ đầu người vào năm 2010 là trên
3.000USD). Trong 4 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế-xã hội tại Thành phố
Hồ Chi Minh tiếp tục chuyển biến tich cực, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, các
khu vực kinh tế đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm
2009, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5%. Trong khu vực dịch vụ,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 22,3%, tăng trưởng gần
bằng mức tăng của 4 tháng đầu năm 2008. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,02%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn ở mức tăng từ 1,44 - 1,53 lần so
với kinh tế cả nước và đáng mừng là mức tăng quý sau đều cao hơn quý trước
(quý một là 4%; quý hai: 5,2%; quý ba: 8,5%; quý tư: 10,3% và cả năm ước đạt
từ 7,5%-8%). Thu ngân sách 128.477 tỷ đồng, tăng 3,87%. Mặc dù phải chịu
ảnh hưởng không nhỏ từ suy thoái kinh tế thế giới nhưng hàng xuất khẩu của
thành phố chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thủy
hải sản, may mặc, giày da... nên xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao. Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn đạt 32,162 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt
18,381 tỷ USD. Nếu không tinh dầu thô, vẫn đạt 12,13 tỷ USD, tăng 2,1%. Giá
trị sản xuất công nghiệp tăng 7,5%. Hầu hết các ngành công nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn của thành phố đều tăng so với cùng kỳ, trong đó bốn ngành công
nghiệp trọng yếu của thành phố đều có mức tăng trưởng khá: cơ khi chế tạo
tăng 10,1%; điện tử, công nghệ - thông tin: 6,7%; hóa chất cao-su: 11%; chế
biến lương thực - thực phẩm: 13,3%. Thành phố tiếp tục thực hiện chương trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
thực hiện chương trình khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật... nên giá trị sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp vẫn đạt mức tăng 3,2%, gần gấp hai lần so với
năm trước.
12



Năm 2010 có tầm quan trọng đặc biệt, là năm kỷ niệm 120 năm Ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chi Minh, 80 năm thành lập Đảng, 65 năm thành lập nước, 35
năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, là năm cuối
của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010, là mốc đánh giá kết
quả thực hiện Nghị quyết số 20 của Bộ Chinh trị về thành phố để đề ra chiến
lược phát triển Thành phố Hồ Chi Minh giai đoạn 2011 - 2020,... Trong bối
cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dần sang thời kỳ “hậu khủng hoảng”,
cần nắm bắt thời cơ để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, thực hiện một
chương trình tổng thể tổ chức lại nền sản xuất theo hướng nâng cao sức cạnh
tranh, có những biện pháp cụ thể, khả thi để khắc phục những tồn tại yếu kém
của cơ cấu kinh tế ngay trong năm 2010, tạo bước khởi đầu vững chắc cho giai
đoạn tiếp theo. Từ cách nhìn nhận vấn đề như vậy, bên cạnh nhiệm vụ thường
xuyên để bảo đảm sự phát triển hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, thành phố đang tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau
đây:
- Tiếp tục thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế vững chắc. Tập trung cải
thiện về chất lượng tăng trưởng hơn là tăng nhanh số lượng theo hướng duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng trong giai
đoạn sau suy giảm. Tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả đầu tư và phân bố nguồn lực của nền kinh tế.
Gắn nhiệm vụ này với việc thực hiện “Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế” và “Công trình xây dựng khu công nghệ cao thành phố” đã triển khai
thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII. Cụ thể,
phấn đấu GDP năm 2010 tăng cao hơn khoảng 1,5 lần mức tăng bình quân của
cả nước. Tich cực và chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương có liên
quan trong việc quản lý thị trường tài chinh và thị trường hàng hóa, nhất là phối
hợp trong việc chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần cùng cả
nước giữ vững ổn định kinh tế; phòng ngừa nguy cơ tái lạm phát.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và bổ sung điều chỉnh chương trình kich

cầu đầu tư của thành phố. Ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đầu tư
13


các ngành công nghiệp phụ trợ, di dời doanh nghiệp ô nhiễm. Đầu tư cho địa
bàn nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp thực hiện
chương trình nhà ở xã hội. Tập trung xây dựng khu nông nghiệp công nghệ
cao, nghiên cứu phương án mở rộng diện tich, hình thành một khu sản xuất
kiểu mẫu công nghệ cao, hướng tới hình thành Trung tâm sản xuất giống cho
toàn vùng.
- Nắm bắt kịp thời chủ trương và chinh sách mới của Chinh phủ về tài
chinh và tiền tệ, các biện pháp hỗ trợ tái cấu trúc kinh tế; hỗ trợ doanh nghiệp
thực hiện có hiệu quả chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt
Nam”. Thực hiện mạnh mẽ công tác cải cách hành chinh, cắt giảm it nhất 30%
thủ tục hành chinh theo chủ trương của Chinh phủ nhằm cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh, hấp thụ nhanh nguồn vốn, tạo chuyển biến có ý nghĩa về
chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Tổng kết tình hình kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ
2000–2010:

Thu nhập bình quân đầu người
Năm
GDP/người
2000
1.3635USD
2005
> 2.000 USD
2010
> 3.000 USD

Tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp và dịch vụ của TPHCM,
VKTTĐPN và cả nước giai đoạn 2001 – 2010:

2001-2005

2006-2010
14


TPH VKTT
CM

Cả nước

ĐPN

TP

VKT

HC

TĐPN

Cả nước

M
1. Tốc độ tăng

11%


12%

7%

13%

13%

15%

10%

12,7

8%

GDP
2. Tốc độ tăng
trưởng công

14%

11%

%

nghiệp
3. Tốc độ tăng


9,6%

10%

13,5

dịch vụ

15%

%

Dựa vào Quy hoạch phát triển của Vùng KTTĐPN, Thành phố Hồ Chi
Minh đã, đang và sẽ là vai trò trung tâm, đồng thời là Trung tâm lớn của cả
nước.
Các lợi thế so sánh một số ngành của Thành phố Hồ Chí Minh so với
các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như so với cả
nước.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, Thành phố Hồ Chi Minh tiếp tục giữ vị tri
quan trọng trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Phia Nam.

15


Năm

Năm

2005


2010

1. Giá trị sản

57,6

52,5%

xuất công

%

nghiệp của
Thành phố so
với VKTTĐPN
2. Dịch vụ của

81% - 80%

Thành phố so

82%

với VKTTĐPN

2.3. Kết luận:
Những kết quả mà Thành phố Hồ Chi Minh đạt được đã đóng góp tich cực vào
mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh
xã hội của cả nước. Có thể nói, trong tình hình khó khăn chung vừa qua, địa
phương đã thể hiện và tiếp tục phát huy truyền thống năng động, sáng tạo của

mọi tầng lớp nhân dân và của cả hệ thống chinh trị để vượt qua khó khăn, tạo
sự chuyển biến theo hướng tich cực; tạo được niềm tin của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
16


Đối với Thành phố Hồ Chi Minh, tuy kinh tế đang khởi sắc trở lại nhưng vẫn
còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải tập trung mọi nỗ lực để giải quyết. Trong đó,
ngoài những yếu tố mới xuất hiện do tác động của cuộc khủng hoảng tài chinh
và suy thoái kinh tế toàn cầu, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại có tinh chất dài hạn.
Đó là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh
tranh, chất lượng và hiệu quả, tăng trưởng bền vững và vấn đề bất cập của kết
cấu hạ tầng đô thị. Do tinh chất đô thị nên nhiệm vụ kinh tế của Thành phố Hồ
Chi Minh không thể tách rời với quản lý và phát triển đô thị. Thực tế trong
những năm gần đây cho thấy, chinh sự bất cập của kết cấu hạ tầng đô thị, nhất
là giao thông, ngập nước, vệ sinh môi trường đang là rào cản đối với tăng
trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
3.1. Giảng dạy học phần:
3.1.1. Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên:
3.1.2. Cơ sở vật chất:
3.1.3. Tính hữu ích, thiết thực môn học:
3.1.4. Nhận xét khác:
3.2. Đề xuất biện pháp:

Tài liệu tham khảo:
-
-
- />- />17



- />- />- />-
-
- />-
-
-
-
-
-
-
-
-

18



×