Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển hệ thống bán lẻ của thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÝ KIM NGỌC

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÝ KIM NGỌC

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên

Hà Nội - 2015




MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i
Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... ii
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ................................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm và phân loại hệ thống thương mại bán lẻ ..................... 10
1.2.2. Vai trò của hệ thống thương mại bán lẻ trong nền kinh tế ........... 13
1.2.3. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế .......................................... 155
1.2.4. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của hệ thống thương mại
bán lẻ ........................................................................................................ 18
1.2.5. Khái quát về hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam hiện nay.
................................................................................................................ 233
CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 28
2.1. Khung phân tích .................................................................................... 28
2.1.1. Phát triển hệ thống theo chiều rộng ............................................... 28
2.1.2. Phát triển hệ thống thương mại bán lẻ theo chiều sâu .................. 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 311
2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................. 322



2.2.2. Phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu ...................................... 344
2.2.3. Phương pháp so sánh ................................................................... 377
2.2.4. Phương pháp case study................................................................. 39
2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT....................................................... 39
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 43
3.1. Khái quát thị trường bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh ................................. 43
3.1.1. Đặc điểm thị trường tiêu dùng của Tp Hồ chí Minh ...................... 43
3.1.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh ..... 43
3.2. Khái quát hệ thống thương mại bán lẻ tại Tp Hồ Chí Minh ................. 47
3.2.1. Về quy mô hệ thống thương mại bán lẻ Tp. Hồ chí Minh .............. 47
3.2.2.. Về các hình thức bản lẻ ................................................................. 50
3.3. Phân tích tình hình phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ TP.Hồ
Chí Minh ...................................................................................................... 52
3.3.1. Sự gia tăng số lượng chợ và mạng lưới phân bố chợ .................... 52
3.3.2. Sự gia tăng số lượng siêu thị, trung tâm thương mại và mạng lưới
phân bố siêu thị, trung tâm thương mại ................................................... 58
3.3.3. Về chất lượng hoạt động thương mại bán lẻ TP. Hồ Chí Minh ..... 63
3.4. Xu hướng mới của thương mại bán lẻ của Việt Nam ảnh hưởng đến
việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của TPHCM ........................... 71
3.4.1. Xu hướng mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp................. 711
3.4.2. Bùng nổ thương mại điện tử ......................................................... 722
3.4.3. Kết hợp chức năng vừa là bán lẻ vừa là bán buôn ...................... 733
3.4.4. Tăng thêm các dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng .................... 733
3.4.5. Hướng về thị trường nông thôn .................................................... 744
3.4.6. Sự phát triển về nhượng quyền thương mại ................................. 744
CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 75


4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống thương mại bán

lẻ TP. Hồ Chí Minh ................................................................................... 755
4.1.1. Quan điểm phát triển.................................................................... 766
4.1.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 ............................................... 777
4.1.3. Định hướng phát triển .................................................................... 79
4.2. Phân tích SWOT hệ thống thương mại bán lẻ Tp Hồ Chí Minh ........ 811
4.2.1. Những cơ hội và thách thức đối với hệ thống thương mại bán lẻ TP.
Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO...................................... 811
4.2.2. Điểm mạnh và điểm yếu của ngành thương mại bán lẻ TP. Hồ Chí
Minh.......................................................................................................... 85
4.3. Một số giải pháp phát triển hệ thống thương mại bán lẻ tại Tp. Hồ Chí
Minh ............................................................................................................. 87
4.3.1. Nhóm các giải pháp đối với ngành thương mại Thành phố .......... 87
4.3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ................................................ 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 1000


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chữ viết tắt
AEC
BTM

ENT

TPHCM
TTTM
WTO

Nguyên nghĩa
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Bộ Thương Mại
Kiểm tra nhu cầu kinh tế
Quyết định
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm thương mại
Tổ chức thương mại thế giới

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
1
2

Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2

3
4


Bảng 3.1
Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7
8
9

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7

10

Bảng 3.8

11

Bảng 3.9

Nội dung
Số lượng siêu thị của Việt Nam

Số lượng trung tâm thương mại của Việt
Nam
Dân số của TPHCM
Thu nhập bình quân đầu người của dân cư
TPHCM
Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng mức
bán lẻ hàng hóa thời kỳ 2000 – 2014
Mối tương quan giữa tổng mức bán lẻ hàng
hóa và GDP của TPHCM thời kỳ 2000 –
2014
Số lượng chợ phân bố tại TPHCM
Mật độ chợ theo quận, huyện của TPHCM
Danh sách các siêu thị hình thành và hoạt
động giai đoạn 1996 - 1998
Số lượng siêu thị và TTTM tại TPHCM
giai đoạn 2007 - 2013
Mật độ siêu thị theo quận huyện của
TPHCM

ii

Trang
24
25
43
44
47
50
55
57

59
60
61


DANH MỤC HÌNH

STT
1
2

Hình
Hình 2.1
Hình 3.1

Nội dung
Mô tả phương pháp SWOT
Cơ cấu mức bán lẻ theo khu vực (% )

iii

Trang
42
49


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại thế

giới (WTO), chính sự kiện gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam có nhiều
cơ hội trong việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội
và triển vọng phát triển kinh tế xã hội thì Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt
những thách thức trong việc gia nhập WTO. Đây là sân chơi lớn, khi tham gia
vào sân chơi đó đòi hỏi các nước phải xóa bỏ các rào cản, mở cửa tự do hóa
các ngành dịch vụ trong đó có dịch vụ phân phối đặc biệt là dịch vụ phân phối
bán lẻ, điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ
trong nước và ngoài nước.
Cụ thể, ở Việt Nam, ngay khi gia nhập WTO, đã có nhiều tập đoàn bán
lẻ nước ngoài đến Việt Nam điều tra, nghiên cứu, đầu tư mở rộng phát triển
thị trường như Big C, Metro cash&carry, Parkson, Lotte....các tập đoàn này
đều lựa chọn và tập trung đầu tư tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí
Minh (TPHCM) và Hà Nội. Điều này đã đặt ra cho các nhà bán lẻ Việt Nam
nhiều thách thức, phải cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp nước ngoài
ngay trên thị trường của mình. Trong đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các
doanh nghiệp bán lẻ của thành phố Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp nước
ngoài là điều không tránh khỏi bởi Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong
những địa chỉ đầu tiên được các tập đoàn đầu tư bán lẻ nước ngoài nghiên
cứu, mở rộng và đầu tư phát triển khi đến Việt Nam.
Thật vậy, với những lợi thế về môi trường đầu tư, dân số đông, sức
mua cao, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và đặc biệt có các
chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài khi quyết định đầu
tư đã làm cho TPHCM trở thành một thị trường đầy tiềm năng và có sức thu
hút lớn mà các nhà bán lẻ nước ngoài không thể bỏ qua cơ hội đầu tư phát
1


triển. Điều đó đã được chứng minh thông qua sự đổ bộ ào ạt vào TPHCM của
hàng loạt đại gia bán lẻ nước ngoài trong thời gian qua và chính sự phát triển
một cách nhanh chóng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã tạo nên sự cạnh

tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ của thành phố với các doanh
nghiệp nước ngoài. Vậy, đứng trước những khó khăn, thách thức và cơ hội
phát triển của quá trình hội nhập kinh tế ngành thương mại thành phố Hồ Chí
Minh làm thế nào để tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ nội địa có thể phát triển
vươn lên, nâng cao năng lực phân phối, cạnh tranh với các nhà doanh nghiệp
thuộc hệ thống thương mại bán lẻ nước ngoài.
Do đó việc lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Phát triển Hệ thống bán lẻ của
Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức
cần thiết. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Phát triển hệ thống bán lẻ của Thành
phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế làm đề tài nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
- Thực hiện đề tài này, nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Tại sao cần phát triển hệ thống thương mại bán lẻ nói chung và hệ
thống thương mại bán lẻ của TPHCM nói riêng trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập kinh tế Quốc tế?
2. Thực trạng hệ thống thương mại bán lẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay như thế nào? Nó có những điểm mạnh và điểm yếu gì? Những cơ hội và
thách thức đặt ra đối với hệ thống thương mại bán lẻ Thành phố Hồ Chí Minh
là gì?
3. Ngành thương mại TPHCM cần phải làm gì để có thể phát triển hệ
thống thương mại bán lẻ phù hợp với bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
2


- Nghiên cứu thực trạng hệ thống thương mại bán lẻ ở Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2007 đến 2014. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của TPHCM cũng như nâng cao hiệu

quả năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang
hoạt động trên lĩnh vực bán lẻ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài là:
- Làm rõ cơ sở lý luận về hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của
Tp.HCM giai đoạn 2007-2014.
- Nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và công tác quản lý
của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ của các doanh nghiệp
TPHCM trên lĩnh vực này.
- Kiến nghị một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống thương
mại bán lẻ của Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngành thương mại TP Hồ Chí Minh
gắn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: hoạt động kinh doanh bán lẻ nói chung bao gồm cả kinh
doanh bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (ví dụ dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ
bảo hiểm bán lẻ…). Giới hạn phạm vi Luận văn này, chỉ nghiên cứu về hoạt
động thương mại bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3


Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2014 (là thời điểm kể từ sau khi Việt
Nam gia nhập WTO) đến nay.
4. Những đóng góp mới của luận văn

- Làm rõ cơ sở các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống
thương mại bán lẻ TP HCM trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế.
- Làm rõ thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong hệ
thống thương mại bán lẻ của TPHCM, qua đó chỉ ra được những điểm mạnh
và điểm yếu của hệ thống thương mại bán lẻ, cũng như những cơ hội và thách
thức của quá trình phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của Thành phố
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của
Thành phố Hồ Chí Minh trước bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu
rộng vào kinh tế thế giới
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 4 chương như sau:
Chương 1: tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển
hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống thương mại
bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2014
Chương 4: Thảo luận và kiến nghị

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển hệ thống thương mại bán lẻ là vấn đề được cả cơ quan quản lý
vĩ mô và các doanh nghiệp, cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm. Chính vì
vậy, đã có một số công trình và tài liệu nghiên cứu đề cập về vấn đề này. Đến

nay, cả trong nước và ngoài nước đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến lĩnh vực bán lẻ nói chung như sau:
- Về sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ:
+ Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy (2013) trong đề tài: phát triển hệ
thống thương mại bán lẻ của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, đã cho rằng:
Việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện nay là hết sức cần thiết, một
mặt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày càng gia tăng của người dân,
mặt khác, đẩy mạnh và gia tăng được quy mô của hệ thống thương mại bán lẻ
của quốc gia.
+ Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc trong bài viết: đặc trưng và
định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan cho các dạng tuyến phố thương mại
– dịch vụ điển hình tại khu trung tâm cũ Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng sự
phát triển các tuyến phố thương mại – dịch vụ TPHCM trong đó có chợ, siêu
thị, trung tâm thương mại một cách đồng bộ và đúng định hướng không chỉ
tạo ra tính thẩm mỹ cho không gian kiến trúc đô thị mà còn thúc đẩy phát
triển kinh tế và cải thiện môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
trong tương lai.
- Về vai trò của hệ thống thương mại bán lẻ:
+ Theo nhóm tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi (2012)
trong bài viết Giải pháp phát triển ngành thương mại và dịch vụ để thành phố
5


Cần Thơ trở thành trung tâm động lực phát triển đồng bằng sông cửu long, đã
cho rằng việc phát triển ngành TM&DV trong đó phải kể đến các ngành quan
trọng như ngành bán lẻ, tài chính, giáo dục…sẽ đóng góp đáng kể cho sự phát
triển kinh tế của thành phố.
+ Đồng quan điểm trên, tác giả John A. Dawson trong Bài viết " Lĩnh
vực phân phối tại Anh Quốc (The Distribution Sector in the United
Kingdom) ", tài liệu số 140 , OECD/GD (93) 174 của Ban Kinh Tế, OECD,

Paris đã đánh giá cao sự đóng góp của hệ thống phân phối đối với nền kinh tế
của Anh.
- Về qui mô và hình thức của hệ thống thương mại bán lẻ:
+ Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (2012) trong báo cáo: kinh
nghiệm quốc tế về hệ thống phân phối bán lẻ đã thể hiện: các hình thức bán lẻ
và tỷ lệ của từng hình thức trong hệ thống thương mại bán lẻ của các quốc gia
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và liên minh Châu Âu
+ Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (2012) trong bài tổng hợp
phân tích: kinh nghiệm của Hàn Quốc: mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ
theo cam kết WTO và phát triển ngành công nghiệp bán lẻ đã phân tích rõ:
các định dạng bán lẻ, thị phần của từng loại hình bán lẻ và các nhà bán lẻ
hàng đầu tại Hàn Quốc.
+ Tương tự có Bài viết "A Retail – led Distribution Model (Mô hình bán
lẻ hàng đầu)" của Francis Kwong. Bài viết nói về mô hình và tình hình hoạt
động của một nhà bán lẻ điển hình tại Trung Quốc, đồng thời cũng cho ta biết
định dạng của siêu thị tại trung quốc về diện tích và danh mục số lượng hàng
hóa.
- Về điều kiện phát triển hệ thống thương mại bán lẻ
+ Nhóm tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi (2012) trong
bài viết: Giải pháp phát triển ngành thương mại & dịch vụ để thành phố Cần
6


Thơ trở thành trung tâm động lực phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long đã
nêu rõ để phát triển ngành TM&DV Thành phố Cần Thơ cần xây dựng cơ sở
hạ tầng hoàn chỉnh, tăng cường công tác tổ chức và quản lý, đào tạo nguồn
nhân lực trí thức
+ Bài viết "Các quy định và hoạt động trong lĩnh vực phân phối
(Regulation and Performance in the Distribution Sector)” của Dirk Pilat tài
liệu số 180, OECD/GD (97) 145 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris. Bài viết nói

về tác động các quy định của chính phủ đối với hoạt động trong lĩnh vực phân
phối, từ đó cho thấy để phát triển hệ thống phân phối cần có phải có sự điều
chỉnh của các quy định của chính phủ
+ Cùng quan điểm Dirk Pilat, trong Báo cáo "Rà soát khuôn khổ pháp
lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của
các quy định chuyên ngành với cam kết WTO" của Ông Andras Lakatos và
tập thể tác giả báo cáo tháng 12/2009 đã nêu rõ khuôn khổ pháp lý cho ngành
phân phối ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Bỉ và
một số nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam, qua đó Báo cáo đã
đánh giá được tác động của các quy định đối với các hoạt động của ngành
phân phối tại Việt Nam và khuyến nghị những chính sách liên quan đến phân
phối ở Việt Nam.
- Về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của các ngành, địa phương
+ Nhóm tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh và Lương Thiện Khang Uyên
(2012) trong bài viết : Hệ thống bán lẻ tỉnh Kiên Giang và giải pháp phát triển
đã đánh giá được thực trạng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ tỉnh Kiên
Giang về qui mô sản xuất và cung ứng hàng hóa, hoạt động phân phối mạng
lưới các kênh bán lẻ cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ cũng như
các chính sách, công tác quản lý nhà nước về hệ thống thương mại bán lẻ.

7


+ Bài viết "Phân tích hiện trạng thị trường hàng hóa trên địa bàn
TP.HCM" của Mã Văn Tuệ và Trần Gia Trung Đỉnh - Viện Nghiên cứu phát
triển TP.HCM : Trong bài viết có phân tích thực trạng phát triển thị trường
bán lẻ trên địa bàn TPHCM, các tác giả đã chỉ rõ tốc độ tăng bình quân tổng
mức bán lẻ của ngành thương mại giữa hai giai đoạn 2001 – 2005 và giai
đoạn 2006 – 2010; mức bán lẻ 2011 và dự báo về thị trường bán lẻ trong năm
2012, đồng thời các tác giả cũng đã nêu lên những điểm tích cực và những

điểm hạn chế của thị trường bán lẻ TPHCM
+ Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2011) đã nêu rõ thực trạng, cơ hội và
thách thức cho hệ thống thương mại bán lẻ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
trong bài viết: hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long
+ Bài viết "Thị trường bán lẻ Việt Nam cơ hội, thách thức và giải pháp
phát triển" của Nguyễn Quốc Nghi được đăng trên tạp chí phát triển và hội
nhập kỳ số 3 (13) – tháng 3-4/2012: Bài viết đã mô tả thực trạng thị trường
bán lẻ Việt Nam từ năm 2000 - 2010, Nhận định được thời cơ, thách thức đối
với thị trường bán lẻ và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ
Việt Nam;
+ Hoặc Nghiên cứu "VietNam Retail Analysis (2008 – 2012)", xuất bản
tháng 5/2008 bởi RNCOS, nghiên cứu đã phân tích rõ tình hình phát triển thị
trường bán lẻ Việt Nam, mức bán lẻ hàng tiêu dùng và nêu lên xu hướng phát
triển của thị trường bán lẻ trong tương lai.
- Về hệ thống phân phối của một số nước thì có một loạt bài viết:
+ Bài viết "Lĩnh vực phân phối tại Anh Quốc (The Distribution Sector in
the United Kingdom)" của Ông John A. Dawson, tài liệu số 140, OECD/GD
(93) 174 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris. Bài viết này cung cấp một cái nhìn
toàn diện về hệ thống phân phối ở Anh, nó đánh giá sự đóng góp của ngành
8


này đối với nền kinh tế và nêu lên các vấn đề chính sách công liên quan đến
hệ thống phân phối ở Anh.
+ Bài viết "Phân tích hệ thống phân phối của Hoa Kỳ (An Analysis of
the U.S.Distribution System)" của Roger R.Betancourt, tài liệu số 135,
OECD/GD (93) 169 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris. Bài viết cho ta một cái
nhìn tổng quan về hệ thống phân phối của Mỹ trong những năm 1980.
+ Bài viết "Nghiên cứu hệ thống phân phối tại Nhật bản (A study of the

distribution system in Japan)" của Masayoshi Maruyama, tài liệu số 136,
OECD/GD (93) 170 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris. Bài viết đưa ra một cái
nhìn tổng quan về cấu trúc của Hệ thống phân phối Nhật bản cũng như hiệu
quả của nó đối với nền kinh tế Nhật, từ đó đề ra một số chính sách phát triển.
+ Bài viết "The French Distribution Industry and the Openness of the
French Economy (Công nghiệp phân phối của Pháp và sự mở cửa của nền
kinh tế Pháp) "của Patrick A.Messerlin tài liệu số 138, OECD/GD (93) 172
của Ban Kinh Tế, OECD, Paris. Bài viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về
cấu trúc, chính sách và hoạt động của hệ thống phân phối tại Pháp trong giai
đoạn 1970 – 1990.
- Cuối cùng là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhưng
được thể hiện dưới dạng khóa luận thạc sỹ và luận án tiến sỹ như:
+ Đề tài "Làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam và
Giải pháp cho hệ thống thương mại bán lẻ nội địa" Luận văn thạc sỹ kinh tế
của Bùi Thị Mai Hương đã làm rõ thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam
trong những năm trước 2010.
+ Đề tài "Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt
Nam" Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phạm Thị Thu Trang đã nêu rõ những tác
động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ
Việt Nam.
9


+ Đề tài "Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TPHCM giai
đoạn 2011 – 2020" Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân Hiệp đã khám
phá các yếu tố lợi thế cạnh tranh, định vị tình trạng hiện tại của các yếu tố tạo
lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TPHCM, từ đó hoạch định một số giải
pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị trên địa bàn TPHCM giai
đoạn 2011-2020
Tóm lại, do những nhu cầu và mục đích khác nhau cũng như ở những

mức độ và phạm vi khác nhau đã có nhiều đề tài trong nước và ngoài nước
nghiên cứu về lĩnh vực bán lẻ. Nhưng nghiên cứu Phát triển hệ thống
thương mại bán lẻ của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế thì chưa có công trình nào đề cập đến.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống thƣơng mại bán lẻ trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1. Khái niệm và phân loại hệ thống thương mại bán lẻ
1.2.1.1 Khái niệm hệ thống thương mại bán lẻ
Cho tới thời điểm hiện tại, học viên chưa tìm thấy một khái niệm cụ thể
nào về “hệ thống thương mại bán lẻ“ của các nhà kinh tế. Vì vậy, dựa trên
khái niệm “hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác
động chi phối lẫn nhau tuân theo quy luật nhất định để trở thành một chỉnh
thể “ [29] của Bách khoa toàn thư, học viên xin đưa ra cách hiểu về khái niệm
“hệ thống thương mại bán lẻ” như sau: Hệ thống bán lẻ là một hệ thống tập
hợp các loại hình bán lẻ trong cùng một quốc gia, một địa phương, một khu
vực nhằm phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng với
mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.1.2 Phân loại hệ thống thương mại bán lẻ
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại nhiều hệ thống
thương mại bán lẻ khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế người ta dựa vào tiêu
10


chí phương thức bán lẻ để phân loại hệ thống thương mại bán lẻ, trên cơ sở đó
có hai hệ thống thương mại bán lẻ chính đang tồn tại trên thị trường đó là: hệ
thống dịch vụ bán lẻ truyền thống và hệ thống dịch vụ bán lẻ hiện đại
* Hệ thống dịch vụ bán lẻ truyền thống
- Dịch vụ bán lẻ truyền thống: là phương thức bán lẻ hàng hóa bằng thủ
công, trong đó người mua hàng lựa chọn hàng và mua hàng dưới sự hướng
dẫn, giúp đỡ của người bán hàng, các loại hình bán lẻ truyền thống bao gồm:

+ Chợ: là một loại hình bán lẻ truyền thống rất lâu đời và nó phổ biến ở
hầu hết các nước trên thế giới. Có thể hiểu đó là nơi quy tụ nhiều người bán lẻ
và người tiêu dùng để mua bán các loại hàng hóa khác nhau. Hoạt động mua
bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ tại một khoảng thời gian
nhất định.
+ Cửa hàng bán lẻ độc lập: là một loại hình bán lẻ truyền thống, nó cũng
tồn tại rất phổ biến. Chủ sở hữu các cửa hàng này thường là các cá nhân hay
hộ gia đình. Hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân
dụng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày. Các cửa hàng bán lẻ độc lập thường
có mặt tại các mặt phố, khu dân cư.
+ Cửa hàng đại lý: Trên cơ sở hợp đồng đại lý, cửa hàng đại lý sẽ được
người sản xuất hoặc người phân phối trung gian giao cho việc tiêu thụ hàng
hóa và được hưởng một khoảng hoa hồng nhất định. Hoạt động của các cửa
hàng này thường độc lập.
+ Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Người sản xuất sẽ là chủ sở hữu
của Cửa hàng. Đây là kênh phân phối trực tiếp của người sản xuất tới người
tiêu dùng.
* Hệ thống dịch vụ bán lẻ hiện đại
- Dịch vụ bán lẻ hiện đại: là phương thức bán lẻ mà hoạt động kinh
doanh và quản lý được thông qua phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, trái
11


ngược với phương thức bán lẻ truyền thống, người mua hàng trong phương
thức bán lẻ hiện đại sẽ tự lựa chọn và mua hàng mà không có sự hướng dẫn
giúp đỡ từ người bán hàng, các loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm:
+ Siêu thị: theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09
năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) thì “siêu
thị” là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh;
có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp

ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản
lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện
nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. [4]
+ Trung tâm thương mại: theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày
24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ công
thương) thì “ Trung tâm thương mại ” là loại hình tổ chức kinh doanh thương
mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt
động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập
trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng
các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý,
tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp
ứng nhu cần phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn
nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.[4]
+ Cửa hàng tiện ích: là một trong những loại hình bán lẻ hiện đại, đây là
cửa hàng nhỏ, các mặt hàng kinh doanh trong cửa hàng chủ yếu là các loại
mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng một cách
nhanh chóng và lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động của cửa hàng.
+ Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức bán lẻ
hiện đại mới mẻ, mô hình này xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động của mô hình này thường là ký hợp đồng
12


để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ đã có thương
hiệu nổi tiếng trên thị trường từ nhà sản xuất. Các cửa hàng này sẽ nhận được
sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn
nhân lực… từ đơn vị trao quyền kinh doanh. Để có được điều đó, đòi hỏi cửa
hàng phải có vốn sẵn định, có địa điểm kinh doanh và số tiền đóng phí cho
nhà sản xuất.
+ Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng chuyên sâu kinh

doanh một hay một nhóm hàng hóa nhất định hoặc chỉ phục vụ cho một nhóm
người tiêu dùng nhất định. Ví dụ: cửa hàng chỉ bán một loại hàng hóa như
quần áo, giày dép… hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông
lạnh hay cửa hàng chuyên bán hàng cho trẻ em, người già…
1.2.2. Vai trò của hệ thống thương mại bán lẻ trong nền kinh tế
Hệ thống bán lẻ có những vai trò nhất định đối với người tiêu dùng, đối
với doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại, đối với nền kinh tế
chủ yếu như sau:
1.2.2.1 Đối với người tiêu dùng
- Mức thụ hưởng của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao do hoạt
động bán lẻ đã cung cấp cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà
người tiêu dùng cần, đúng thời gian, tại một địa điểm và ở một mức giá mà họ
chấp nhận.
- Kích thích nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng và đẩy mạnh bán
hàng do hệ thống thương mại bán lẻ có vai trò hướng dẫn tiêu dùng cho khách
hàng thông qua việc tiếp xúc với nhiều chủng loại hàng hóa, tiếp xúc với
nhiều phân đoạn thị trường khách hàng, hoạt động bán lẻ sẽ hướng dẫn khách
hàng nên sử dụng loại hình sản phẩm dịch vụ nào thích hợp với mức sống, sở
thích, nhu cầu của họ.
1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp sản xuất
13


- Giúp cho nhà sản xuất hoàn vốn nhanh, thúc đẩy đầu tư sản xuất và
sản xuất ngày càng phát triển bởi bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu
thông hàng hóa do đó nó sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình
thường và quá trình tái sản xuất sẽ diễn ra liên tục.
- Hệ thống bán lẻ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, nó
sẽ giúp nhà sản xuất nắm bắt được nhu cầu của thị trường một cách linh hoạt,
trên cơ sở đó nhà sản xuất sẽ sản xuất ra được sản phẩm phù hợp với nhu cầu

của người tiêu dùng.
- Giúp nhà sản xuất quảng bá sản phẩm một cách tiết kiệm chi phí nhất
thông qua cách trưng bày hàng hóa một cách đẹp mắt hoặc trực tiếp quảng bá
sản phẩm đến khách hàng.
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế
- Điều tiết hàng hóa: nó điều tiết hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu
dùng, nó điều tiết hàng hóa ở tất cả các vùng miền từ thành phố, vùng sâu vùng xa
bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng
hóa công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước. Do vậy, hoạt
động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa
các khu vực.
- Tăng cường khả năng tự điều tiết của thị trường, cùng với Nhà nước kiểm
soát sự biến động của giá cả tiêu dùng và là công cụ để nhà nước điều chỉnh chỉ số
giá hàng tiêu dùng phù hợp với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Hoạt động bán lẻ phát triển tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phục vụ
được nhu cầu tiêu dùng và đặc biệt là góp phần vào tăng trưởng chung của nền
kinh tế.
- Hoạt động bán lẻ góp phần giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản
về phân phối hàng hóa của nền kinh tế thị trường. Các mâu thuẫn đó là:

14


+ Một: Mâu thuẫn giữa sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hóa sâu
với nhu cầu tiêu dùng theo khối lượng nhỏ và đa dạng.
+ Hai: Mâu thuẫn về sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng.
+ Ba: Mâu thuẫn về sự khác biệt về thời gian do thời gian sản xuất và
thời gian tiêu dùng không trùng khớp.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển bởi hoạt động bán lẻ là “khâu tiêu thụ“ –
một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất nên nó giữ vai trò quan trọng

trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Mặt khác, hoạt động bán lẻ giúp
người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường mà có kế hoạch, phương
thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường và dựa trên cơ sở đó
sẽ tăng cường thương mại hàng hoá và phát triển thị trường cho các ngành
kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng
cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.
1.2.3. Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Với những vai trò nêu trên, có thể nói hệ thống thương mại bán lẻ giữ
vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó sự
phát triển hệ thống thương mại bán lẻ là hết sức cần thiết đặc biệt càng bức
thiết hơn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với những yêu cầu
tất yếu đặt ra:
1.2.3.1. Yêu cầu của việc gia tăng quy mô và năng lực cạnh tranh của
ngành bán lẻ.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, nhu cầu về nguyên liệu đầu vào của
người sản xuất ngày càng gia tăng, cũng như cùng với sự gia tăng dân số nhu
cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, lúc này, luồng hàng hóa lưu chuyển
trong hệ thống bán lẻ ngày càng được tăng cường cả về khối lượng và tốc độ.
Điều này đòi hỏi hệ thống thương mại bán lẻ cần được phát triển hoàn thiện
15


một cách tương xứng để thực hiện tốt chức năng phân phối hàng hóa đến tay
người tiêu dùng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, phát
triển hệ thống thương mại bán lẻ sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giải
quyết việc làm cho lao động, tạo doanh thu, có lợi nhuận và góp phần tái sản
xuất, mở rộng quy mô, góp phần làm tăng GDP cho đất nước, từ đó tạo đòn
bẩy tiếp tục phát triển hệ thống thương mại bán lẻ nói riêng và toàn bộ nền

kinh tế nói chung.
Hệ thống bán lẻ kích thích thương mại phát triển và giúp người tiêu dùng
lựa chọn được sản phẩm chất lượng. Hệ thống bán lẻ được quyền lựa chọn
những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý, điều này tạo ra sự cạnh
tranh giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp cùng chủng loại sản phẩm. Để cạnh
tranh, các nhà sản xuất, nhà cung cấp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm
như áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại,
kiểm soát chi phí để tạo ra những sản phẩm phù hợp với tiêu dùng sẽ tiếp tục
đẩy mạnh bán hàng nhiều hơn.
Phát triển thương mại điện tử, ngoài việc đơn giản hóa các phương thức
giao dịch thương mại giữa người mua và người bán, các doanh nghiệp còn có
thể tiếp thị một cách chủ đích, hàng hóa được bày bán công khai, minh bạch
rõ ràng, phong phú đa dạng, người mua hàng và người bán có thể liên hệ trực
tiếp với nhau trong việc tư vấn, lựa chọn hàng hóa, đặt hàng, thanh toán và
giao nhận hàng hóa, từ một điểm bán hàng duy nhất hàng hóa có thể được bán
đi khắp nơi. Điều này góp phần làm cho hệ thống thương mại bán lẻ của Việt
Nam từng bước phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
1.2.3.2. Yêu cầu tất yếu của nền kinh tế hội nhập và mở cửa.
Sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và tự do hóa thương mại của Việt
Nam có tác động rất lớn đến sự phát triển hệ thống bán lẻ.
16


Với môi trường đầy tiềm năng cùng chính sách hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đã thu hút các công ty đa quốc gia đến đầu tư tại Việt Nam, phát
sinh nhu cầu về hàng hóa sẽ rất lớn, lúc này thông qua hệ thống thương mại
bán lẻ, hàng hóa của các nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ bán được hàng và
ổn định. Từ đó, nhà sản xuất và nhà cung cấp kiểm soát được lượng hàng hóa
của mình dễ hơn, thuận lợi nắm bắt được thị hiếu, xu hướng của người tiêu
dùng từ đó cải tiến hàng hóa phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sẽ góp

phần tăng doanh số, lợi nhuận và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là thành viên của WTO, Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với nguồn
hàng hóa phong phú từ vô vàn nhà cung cấp, các doanh nghiệp trong nước có
cơ hội lựa chọn các sản phẩm với mức giá cạnh tranh cho các sản phẩm chất
lượng, cũng như việc cắt giảm thuế nhập khẩu trên hàng hóa do doanh nghiệp
bán lẻ nhập vào là một cơ hội cho nhà bán lẻ trong nước tăng tính cạnh tranh
về giá cho sản phẩm của mình, điều này đã mang lại những lợi ích thiết thực
cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ trở nên sôi động
hơn.
Mở cửa thị trường phân phối, hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài sẽ
được nhập khẩu vào Việt Nam, cùng với nguồn hàng hóa sản xuất trong nước
đã tạo nguồn cung to lớn, điều này sẽ dẫn đến tồn kho, kéo dài thời gian lưu
chuyển vốn, lúc này hệ thống thương mại bán lẻ sẽ là cầu nối đưa “Cung“ đến
gặp “Cầu“ và giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn được sản phẩm chất
lượng cao giữa vô số hàng hóa phong phú, đa dạng.
Hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ thu hút
nhiều nhà bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào thị trường bán lẻ Việt Nam, điều này
góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ trong nước. Bên cạnh đó, các đại gia bán
lẻ này có lợi thế mạnh về công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại, từ đó
làm thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ, đó là sự gia tăng nhanh chóng các
17


×