Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các quy định đối với mặt hàng rau quả nhập khẩu vào thị trường hoa kỳ và cơ hội cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THẮNG VƢỢNG

CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RAU QUẢ
NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ VÀ
CƠ HỘI CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THẮNG VƢỢNG

CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RAU QUẢ
NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ VÀ
CƠ HỘI CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan Luận văn “Các quy định đối với mặt hàng rau quả nhập
khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và cơ hội cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các thông tin, đề xuất và khuyến nghị là trung thực và chưa từng được
đưa ra trong bất kỳ báo cáo nào khác.
Luận văn Thạc sỹ này được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng rất cẩn trọng trong việc tham
khảo nhiều báo cáo, nghiên cứu chuyên đề, cũng như đánh giá, nhận định nhiều
mặt, trên nhiều khía cạnh từ góc nhìn của người nông dân, doanh nghiệp, Cơ quan
quản lý của Việt Nam và các nhóm có lợi ích liên quan tại Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, tôi đã dành nhiều thời gian tại một số cuộc Hội thảo và chương
trình công tác cá nhân để kết hợp trao đổi và làm việc trực tiếp với một số đồng
nghiệp, chuyên gia và doanh nghiệp hiện đang xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào
Hoa Kỳ để có thêm thông tin, đánh giá đúng về thực trạng trao đổi thương mại, cơ
hội và thách thức đặt ra đối với mặt hàng rau quả Việt Nam khi tiếp cận vào thị
trường Hoa Kỳ.
Tôi xin cam kết luận văn được thực hiện trung thực. Nếu phát hiện sai phạm,

tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2018
Học viên cao học

Nguyễn Thắng Vƣợng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn Thạc sỹ, ngoài sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên giúp đỡ
của thầy giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ, giảng viên của Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học
tập chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế Quốc tế tại Nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn,
đưa ra những ý kiến góp ý sâu sắc, hợp lý, giàu tính học thuật và ứng dụng giúp tôi
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện Luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
Luận văn còn có những điểm thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, phản biện của thầy cô, đồng nghiệp và
bạn học.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2018
Học viên cao học

Nguyễn Thắng Vƣợng



MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .......................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RAU QUẢ NHẬP KHẨU VÀO THỊ
TRƢỜNG HOA KỲ ............................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 6
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách thương mại và rào cản thương
mại.......................................................................................................................................... 6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam....................................................................................................... 8
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu các quy định cụ thể đối với rau quả xuất khẩu
của Việt Nam ........................................................................................................................ 8
1.1.4. Một số báo cáo tổng hợp từ các nguồn khác .......................................................... 9
1.1.5. Khoảng trổng rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ................. 10
1.2. Lý luận chung về hàng rào kỹ thuật thương mại .......................................................... 11
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................................. 11
1.2.2. Phân loại.................................................................................................................... 12
1.2.3. Sự hình thành của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế .......................... 13
1.2.4. Vai trò, mục đích và xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại
quốc tế.................................................................................................................................. 13
1.2.5. Một số hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế............................................. 14
1.3. Quy trình cấp phép nhập khẩu rau quả vào thị trường Hoa Kỳ................................... 16
1.3.1. Đối với rau quả chưa được cấp phép ..................................................................... 16
1.3.2. Quy trình nhập khẩu mặt hàng rau quả đã được cấp phép................................... 16



CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 19
2.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 20
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................................. 20
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu .............................................................. 21
2.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu ............................................................................. 21
2.2.4. Phương pháp thống kê ............................................................................................. 21
2.3. Nguồn số liệu .................................................................................................................... 21
CHƢƠNG 3: QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI RAU QUẢ NHẬP KHẨU VÀO THỊ
TRƢỜNG HOA KỲ VÀ CƠ HỘI MỞ RỘNG CHO VIỆT NAM............................ 23
3.1. Tổng quan về các quy định nhập khẩu rau quả vào thị trường Hoa Kỳ ..................... 23
3.1.1. Tổng quan ................................................................................................................. 23
3.1.2. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với rau quả nhập khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ................................................................................................................................. 25
3.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ .............41
3.2.1. Tổng quan ................................................................................................................. 41
3.2.2. Cơ cấu trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ ......................................... 43
3.2.3. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính ...................................................................... 44
3.2.4. Tác động của các Hiệp định liên quan đến thương mại và đầu tư giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ............................................................................................................................ 48
3.3. Trao đổi thương mại mặt hàng rau quả giữa Việt Nam và Hoa Kỳ............................ 50
3.3.1. Tổng quan về thị trường rau quả của Hoa Kỳ ....................................................... 50
3.3.2. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ................................... 56
3.4. Quy định của Hoa Kỳ đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam................................. 62
3.4.1. Những quy định chung ............................................................................................ 62
3.4.2. Quy định riêng của Hoa Kỳ đối với rau quả nhập khẩu từ Việt Nam ................ 64
3.5. Cơ hội mở rộng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của sản phẩm rau quả xuất khẩu
của Việt Nam ........................................................................................................................... 70
3.5.1. Nhu cầu nhập khẩu rau quả của Hoa Kỳ ............................................................... 70



3.5.2. Phân tích năng lực xuất khẩu rau quả của Việt Nam............................................ 71
3.5.3. Khó khăn và thuận lợi của rau quả Việt Nam khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ76
3.5.4. Kết luận ..................................................................................................................... 79
CHƢƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG HOA
KỲ ............................................................................................................................. 82
4.1 Định hướng hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam.. 82
4.1.1. Quan điểm của Nhà nước về phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả .. 82
4.1.2. Dự báo tình hình thị trường xuất khẩu các sản phẩm rau quả ............................. 83
4.1.3. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam................ 84
4.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ ................................................................................................... 85
4.2.1. Các giải pháp ở cấp độ vĩ mô từ phía Nhà nước ................................................... 85
4.2.2. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách xuất khẩu các sản phẩm rau quả
của Việt Nam ...................................................................................................................... 88
4.3. Giải pháp ở cấp vi mô – Nâng cao năng lực của doanh nghiệp .................................. 93
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUỒN SỐ LIỆU


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APHIS (Animal and Plant Health Inspection Service): Cơ quan Kiểm dịch sức
khỏe động thực vật
BTA (Bilateral Trade Agreement): Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
CBP (Custom and Border Protection): Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ
DHS (Department of Homeland Security): Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ
DOC (Department of Commerce): Bộ Thương mại Hoa Kỳ

EPA (Environment Protection Agency): Cơ quan Bảo vệ Môi trường
Farm Bill 2014: Đạo luật Nông nghiệp Hoa Kỳ 2014
FAVIR (Fruit and Vegetable import regulation): Các quy định và thông tin liên
quan đến việc nhập khẩu rau quả vào Hoa Kỳ và các vùng lãnh thổ trực thuộc
FDA (Food and Drug Administration): Cục quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ
FDCA (Federal Food, Drugs and Cosmetic Act): Đạo luật về Thực phẩm, Dược
phẩm và Mỹ phẩm
FPLA (Fair Packaging and Labeling Act): Luật về Bao bì và Nhãn hàng
FQPA (Food Quality Protection Act): Đạo luật Bảo vệ chất lượng thực phẩm
FSMA (Food Safety Modernization Act): Đạo luật Hiện đại hóa An toàn thực
phẩm
GSP (Generalized System of Preferences): Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
HACCP (Hazarrd Analysis and Critical Control Point): Hệ thống phân tích nguy
cơ và kiểm soát điểm tới hạn
HTS (Haminized Tariff System): Biểu thuế quan hài hòa
Lacey Act 2012: Đạo luật Lâm nghiệp Hoa Kỳ
MIA (Meat Inspection Act): Luật Kiểm tra Thịt

i


Plant Protection and Honeybee Acts: Đạo luật Bảo vệ thực vật và Mật ong Hoa
Kỳ
PPA (Plant Protection Act): Đạo luật bảo vệ thực vật
PPIA (Poultry Products Inspection Act): Luật Kiểm tra Sản phẩm Gia cầm
PPQ (Plant Protection and Quarantine): Chương trình Bảo vệ thực vật và kiểm
dịch
Tariff-rate quota: Hạn ngạch thuế quan
TBT Agreement (Agreement on Technical Barriers to Trade): Hiệp định về các
Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại

TIFA (Trade and Investment Framework Agreement): Hiệp định khung về
Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ
USDA (United States Department of Agriculture): Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
USITC (United States Internation Trade Committee): Ủy ban Thương mại quốc tế
Hoa Kỳ
USTR (United States Trade Representative): Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa
Kỳ
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới

ii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng

Trang

Bảng 3.1. Giá trị trao đổi thương mại mặt hàng rau quả của Hoa Kỳ giai

53

đoạn 1990 – 2015.
Bảng 3.2: Các sản phẩm rau quả chủ lực của Việt Nam xuất khẩu vào

59

Hoa Kỳ
Bảng 3.3. 20 quốc gia xuất khẩu rau quả (tính riêng mã HTS 20) lớn nhất

61


vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn: 2014 – tháng 5/2018
Bảng 3.4. Các mặt hàng rau quả được cho phép nhập khẩu theo các quy

65

định của Chương trình Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật PPQ
Bảng 3.5. Diện tích và sản lượng rau quả Việt Nam 2016
Biểu

75
Trang

Biểu đồ 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu

19

Biểu đồ 3.1: So sánh mức thuế nhập khẩu trung bình của các nước trên

39

thế giới năm 2016
Biểu đồ 3.2: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 2000 - 2017

42

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ năm 2017

44


Biểu đồ 3.4: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu xuất xứ Hoa Kỳ năm 2017

46

Biểu đồ 3.5: Quy mô thị trường rau quả Hoa Kỳ, tính theo sản phẩm Giai

50

đoạn: 2014 – 2025
Biểu đồ 3.6: Trao đổi thương mại mặt hàng rau quả của Hoa Kỳ (không

51

bao gồm các loại hạt). Giai đoạn 1990 – 2015
Biểu đồ 3.7. Top 5 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam

56

Biểu đồ 3.8: Trao đổi thương mại mặt hàng rau quả Việt Nam – Hoa Kỳ

58

Biểu đồ 3.9: Phân bổ vùng và diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam

79

iii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh thị trường thế giới năm 2018 có nhiều biến động, tiêu biểu là
cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sự gia tăng bảo hộ thông
qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị
trường nông sản lớn của Việt Nam … kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của
Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt 36,3 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ
năm 20171.
Tuy nhiên, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ngày càng đặt ra các
tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe đối với nông sản nhập khẩu. Thị trường Trung Quốc
không chỉ nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng nông sản nhập khẩu, mà còn tăng
cường quản lí và siết chặt thương mại biên giới. Thị trường Liên minh châu Âu
(EU) vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác nhập khẩu từ Việt Nam,
đồng thời dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng trên sản phẩm giống cây
trồng. Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng thường xuyên rà soát, điều chỉnh các
quy định về an toàn thực phẩm và gia tăng tần suất kiểm tra hàng nông thủy sản
nhập khẩu, gây bất lợi đến tiến độ xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này.
Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp bảo hộ thông qua áp
thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam, tiếp tục triển khai
thực thi những quy định của chương trình Thanh tra đối với cá da trơn theo Đạo luật
Nông nghiệp (Farm Bill 2014), đang triển khai mạnh mẽ việc áp dụng Đạo luật
Lacey Act đối với nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ.
Riêng đối với sản phẩm rau quả, Hoa Kỳ áp dụng cùng lúc hàng loạt các quy
định và đạo luật khác nhau như Chương trình bảo vệ thực vật và kiểm dịch (PPQ);
Đạo luật bảo vệ thực vật (PPA); Đạo luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA);
Đạo luật Bảo vệ chất lượng thực phẩm (FQPA) và một số quy định khác. Hai điểm
mấu chốt trong thay đổi quy định của Hoa Kỳ đó là: phía Hoa Kỳ không chỉ dừng
1

/>
1



lại ở kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, mà tiến tới kiểm tra hàng tận nơi xuất xứ, tức
là kiểm soát cả quy trình, đòi hỏi phải truy suất được nguồn gốc sản phẩm. Theo đó,
biên giới không còn là hàng rào bảo vệ đầu tiên, mà sẽ chỉ là điểm kiểm tra cuối
cùng trong một chuỗi các biện pháp kiểm tra khác. Trong 15% thực phẩm được
nhập khẩu vào Hoa Kỳ, trái cây chiếm 50%, rau củ chiếm 20% , đặc biệt là nguồn
từ các nước nhiệt đới. Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu nông sản nhập khẩu phải được
Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) cấp giấy chứng nhận chất lượng.
Theo Báo cáo ngành công nghiệp rau quả Hoa Kỳ giai đoạn 2014 – 2025 của
Tạp chí GrandviewResearch, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp sạch, rau
quả hữu cơ tại Hoa Kỳ có xu hướng tăng trưởng tốt và vẫn đang còn dư địa rất lớn
để phát triển. Nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, an toàn
và có lợi cho sức khỏe con người ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài ra, xu hướng
tiêu dùng các loại mỹ phẩm chế biến từ sản phẩm nông sản cũng đang tăng trưởng
cao trong thập niên tới đang mở ra cơ hội cho các nước sản xuất nông nghiệp, trong
đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ hiện vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế, nhất là việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất
khẩu. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa cập
nhật, thích ứng với những thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của
Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của các ngành hàng nông lâm thủy sản, đặc
biệt là rau quả của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khiến khả năng cạnh tranh tại
thị trường Hoa Kỳ còn thấp. Những điểm hạn chế nổi bật như: tỷ lệ lao động nông
nghiệp cao, năng suất lao động thấp, đất đai sản xuất manh mún, khó khăn trong tổ
chức sản xuất hàng hóa đồng bộ và khó áp dụng khoa học công nghệ. Mặt khác, sản
xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (phân bón, thuốc
BVTV, TACN), lãng phí trong sử dụng tài nguyên và sử dụng nhiều hóa chất trong
sản xuất làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trình độ lao động nông nghiệp thấp, chủ
yếu là lao động thủ công. Khâu tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới.

Các hình thức hợp tác và liên kết sản xuất còn triển khai chậm, chưa hình thành

2


được các chuỗi giá trị nông sản hiệu quả, đảm bảo chất lượng và bền vững. Việc áp
dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất chậm, máy móc cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng và
dịch vụ hậu cần yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Công nghệ
bảo quản, sau thu hoạch lạc hậu, tổn thất cao. Công nghiệp chế biến phát triển
chậm, hiện chỉ có khoảng 25% đến 30% doanh nghiệp chế biến có áp dụng dây
chuyền chế biến hiện đại, dịch vụ logistics kém phát triển. Đặc biệt, công tác tổ
chức quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập.
Quản lý và giám sát về an toàn thực phẩm thiếu chặt chẽ, các văn bản pháp quy
trong quản lý an toàn thực phẩm đã có nhưng khó triển khai trong thực tiễn. Hoạt
động nghiên cứu, phân tích dự báo, cảnh báo tín hiệu thị trường chưa đáp ứng được
yêu cầu và thiếu cập nhật kịp thời.
Như vậy, nông sản Việt Nam nói chung, rau quả nói riêng phải định hướng
sản xuất theo những quy định của từng thị trường nếu muốn tham gia thị trường của
họ. Việc nghiên cứu kỹ thị trường quốc tế nói chung, các quy định nói riêng của
từng nước là hết sức cần thiết.
Vì vậy, đề tài Các quy định đối với mô hình rau quả nhập khẩu vào thị trường
Hoa Kỳ và cơ hội cho Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định về nhập khẩu, rào cản kỹ thuật, tìm hiểu
nội dung và đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ, từ đó chỉ ra cơ hội đối với ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam,
đồng thời bước đầu đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy, mở rộng
xuất khẩu rau quả vào thị trường Hoa Kỳ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quy định đối với nhập khẩu rau quả vào thị
trường Hoa Kỳ.
- Tìm hiểu, đánh giá thực tiễn triển khai các chương trình giám sát nhập khẩu
các sản phẩm rau quả do các Cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ tiến hành.

3


- Đề xuất định hướng, giải pháp cho ngành rau quả Việt Nam nhằm thúc đẩy
xuất khẩu rau quả vào thị trường Hoa Kỳ.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Quy định của Hoa Kỳ đối với nhập khẩu sản phẩm thực phẩm nói
chung và đối với mặt hàng rau quả nói riêng? Phân tích tác động của các quy định
này đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam?
Câu hỏi 2: Cơ hội cho ngành rau quả của Việt Nam khi tham gia xuất khẩu
vào thị trường Hoa Kỳ là gì?
Câu hỏi 3: Ngành sản xuất và chế biến rau quả của Việt Nam có giải pháp gì
để tận dụng được cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ?
4. Đối tƣợng, phạm vi và mục tiêu của đề án
4.1. Đối tượng
Luận văn thạc sỹ tập trung vào các vấn đề liên quan đến các quy định đối với
rau quả nhập khẩu, yêu cầu đảm bảo vệ sinh ATTP, khoảng cách mà các sản phẩm
nông sản xuất khẩu Việt Nam so với các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu và những
giải pháp nhằm đáp ứng các rào cản kỹ thuật và VSATTP của thị trường nhập khẩu.
4.2. Phạm vi
- Về sản phẩm, tập trung vào các mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu và có
thế mạnh của Việt nam (rau quả các loại, trái cây tươi như thanh long, xoài, nhãn,
vải, chôm chôm...)
- Về thị trường, tập trung vào thị trường Hoa Kỳ.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: khung thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm

2010 - 2018, các giải pháp định hướng đến năm 2025.
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các chính
sách của Hoa Kỳ quy định đối với mặt hàng rau quả nhập khẩu từ các nước, trong
đó có Việt Nam. Bên cạnh đó,luận văn khuyến nghị một số giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu như: chính sách phát triển thị trường, chính sách xúc tiến xuất khẩu; chính
sách mặt hàng xuất khẩu; chính sách vượt rào cản kỹ thuật và một số chính sách
khác. Các giải pháp đề xuất trong luận văn đóng vai trò như giải pháp hoàn thiện
chính sách, không phải là giải pháp xây dựng một hệ thống chính sách mới.

4


4.3. Các mục tiêu của Luận văn
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng của
Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Phân tích năng lực cạnh tranh, khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trường quốc tế của các mặt hàng nông sản Việt Nam (tập trung các mặt
hàng chủ lực);
- Luận văn tập trung rà soát các quy định, biện pháp kỹ thuật các mặt hàng
nông sản xuất nhập khẩu để đề xuất các quy định kỹ thuật xuất nhập khẩu nông sản
của Việt Nam thích ứng với tình hình xuất nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ;
- Đánh giá, dự báo nhu cầu tiềm năng tiêu thụ sản phẩm rau quả tại Hoa Kỳ
và năng lực sản xuất trong nước có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường; thời cơ,
thánh thức trong xuất khẩu rau quả;
- Đề xuất các giải pháp, chính sách để đạt được các mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến 2030;
5. Điểm mới của luận văn
- Hệ thống hóa một số lý luận về chính sách xuất khẩu và các quy định đối
với rau quả nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
- Phân tích chi tiết các quy định của Hoa Kỳ đối với mặt hàng rau quả xuất
khẩu của Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
- Đề xuất những giải pháp về hoàn thiện chính sách, thúc đẩy xuất khẩu các
sản phẩm rau quả của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong những thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu bao gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các quy định
đối với rau quả nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng và cơ hội mở rộng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ
Chƣơng 4: Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt
Nam vào thị trường Hoa Kỳ

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG RAU QUẢ NHẬP KHẨU
VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cho đến nay, ở trong và ngoài nước đã
có một số công trình và đề tài nghiên cứu về các quy định đối với sản phẩm thực
phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói chung, và đối với sản phẩm rau quả nói riêng. Có
thể khái quát một số kết quả nghiên cứu như sau:
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách thương mại và rào cản
thương mại
- Đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, Những thành tựu và bài
học kinh nghiệm, sách do Bộ Công thương biên soạn năm 2004.

Công trình đã tổng kết kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế, thương mại của
Việt Nam sau 20 năm đổi mới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu và khó
khăn đối với ngành nông nghiệp, bao gồm cả chính sách thúc đẩy hiện đại hóa hoạt
động sản xuất nông nghiệp và chính sách mở rộng xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp mà Việt Nam có lợi thế.
Quan trọng hơn, việc đúc kết kinh nghiệm từ thực tế điều hành, phản ánh của
cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, công trình đã đưa ra những hàm ý chính
sách, cũng như khai mở hướng hội nhập tích cực, chủ động và sâu rộng của Việt
Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là công trình cơ bản, được xem là nền tảng
để định hướng chính sách thương mại của Việt Nam từ sau khi trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đến nay.
- Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, TS Nguyễn
Hữu Khải, Nhà xuất bản Lao động năm 2005.
Công trình đã giới thiệu những khái niệm cơ bản về các loại hàng rào phi thuế
quan, trong đó chú trọng phân tích sâu về tính chất, mục đích và thực tế áp dụng của
một số nước nhằm hạn chế trao đổi thương mại.

6


Điểm đặc biệt của công trình là đã sơ bộ đưa ra được những ẩn ý đằng sau việc
các nước áp dụng các chính sách phi thuế quan này, không chỉ đơn thuần nhằm hạn
chế thương mại, mà trong nhiều trường hợp còn do bảo vệ một số nhóm lợi ích cụ
thể ở trong nước.
- Chính sách vượt rào cản kỹ thuật cho rau quả xuất khẩu sang thị trường Nga
và Đông Âu của Tổng công ty rau quả, nông sản, luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị
Hoài Thanh (2011), trường Đại học Thương mại.
Một số thông tin trong tài liệu rất hữu ích khi đã phân tích được điểm mạnh và
điểm yếu của sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận thị trường Nga
và Đông Âu. Điểm đặc biệt của tài liệu đã chia sẻ được kinh nghiệm của một doanh

nghiệp cụ thể trong việc phải có một chiến lược bài bản từ vùng trồng, thu hoạch và
chế biến, bảo quản sau thu hoạch cho đến khâu vận chuyển, tìm kiếm đối tác phân
phối tại thị trường nước ngoài.
- GS.TS.Võ Thanh Thu: Hàng rào kỹ thuật đối với Thương mại: Đây là hình
thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu
chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe: tiêu chuẩn về quy cách, mẫu
mã, về chất lượng, về vệ sinh thú y, về an toàn lao động, về mức độ gây ô nhiễm
môi sinh môi trường.v.v…nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn
kể trên đều không được nhập khẩu vào thị trường nội địa [18, tr.253].
- Một nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Hùng (2013) [7] trên cơ sở khái quát
về các cam kết (về hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan) của WTO, đã
phân tích tình hình tiêu thụ nông sản của Việt Nam trƣớc và sau khi gia nhập tổ
chức này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung vào việc phân tích các chính sách
tiêu thụ nông sản của Việt Nam từ trước và sau khi gia nhập WTO nhằm gợi ý, đề
xuất một số kiến nghị và chính sách phù hợp cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt
Nam trong tương lai. Nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong hoạt động
tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua.

7


1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến rào cản kỹ thuật đối với các mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam
- Các tác giả Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Tuấn Sơn, Chu Thị Kim Loan
(2014): Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam,
số 12 (6) đăng tạp chí Khoa học và phát triển và tác giả Trần Văn Nam với
bài : Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu từ
Việt Nam, tháng 6/ 2015[6]. Các bài viết này chủ yếu tập trung phân tích và hệ
thống hóa các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Hoa Kỳ, cụ thể đối với mặt
hàng thủy sản. Tuy nhiên, các thông tin trong bài viết là hữu tích để tham khảo.

- Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EUMUTRAP) hợp tác với Bộ Công thương Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật
liên quan đến thương mại. MUTRAP (2014) đã công bố ấn phẩm : “Hiệp định
thương mại tự do : Một số khái niệm cơ bản ” nhằm cung cấp cho người đọc cách
hiểu chung về các thuật ngữ thường gặp trong các FTA.
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu các quy định cụ thể đối với rau quả xuất
khẩu của Việt Nam
- Võ Thị Phương Nhung (2015), Xuất khẩu rau quả của Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp, Báo cáo nghiên cứu của Đại học Lâm nghiệp.
Báo cáo đã cập nhật thông tin về thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
những năm gần đây. Báo cáo cũng chỉ ra, dù đã được chú trọng đầu tư theo hướng
công nghiệp hóa nông nghiệp, chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn nông sản nhưng vẫn
còn rất nhiều tồn tại trong ngành rau quả Việt Nam. Báo cáo cũng đưa ra một số
khuyến nghị, chủ yếu tập trung vào việc chuyên môn hóa vùng trồng.
- Th.S.Nguyễn Nguyệt Nga và Th.S.Đinh Thị Phương Anh (Trường Đại học
Thương mại) đã có bài viết: ―Các tiêu chuẩn sinh thái của một số thị trường trọng
điểm đối với mặt hàng thanh long : thực trạng và một số giải pháp‖, bài viết đăng
trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế : Cách mạng công nghiệp 4.0 : cơ hội và
thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8
năm 2018, trang 593 – 605[14]. Nội dung bài viết đã chỉ ra : các hàng hóa nhập

8


khẩu được dán nhãn sinh thái cấp bởi chính phủ hoặc các tổ chức độc lập của thị
trường nhập khẩu thường sẽ được người tiêu dùng tin tưởng. Để có được chỗ đứng
vững chắc trên các thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ và EU, mặt hàng thanh
long Việt Nam cần hướng tới các tiêu chí đủ để cấp nhãn sinh thái của các thị
trường này. Bài viết giới thiệu hệ thống nhãn sinh thái phong phú hiện nay của thị
trường Mỹ và EU đối với nông sản nói chung và thanh long nói riêng, đồng thời,
phân tích thực trạng tiêu chuẩn nhãn sinh thái của thị trường Mỹ và EU đối với mặt

hàng thanh long.
- Các báo cáo của CBI (Centre for the promotion of imports from developing
country), 2016, Báo cáo về xuất khẩu trái cây nhiệt đới ngoại lai vào EU (Exporting
fresh exotic tropical fruit to Europe) và Báo cáo tổng kết của Dự án hỗ trợ chính
sách thương mại và đầu tư của EU (EUMUNTRAP), 2016, Các yêu cầu kỹ thuật về
thanh long của thị trường EU đã cung cấp thông tin chi tiết, phân tích những thuận
lợi và khó khăn khi xuất khẩu một số loại rau quả của Việt Nam vào thị trường EU.
1.1.4. Một số báo cáo tổng hợp từ các nguồn khác
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đã nêu lên những đặc điểm của các
chính sách thương mại của Việt Nam, những chính sách áp dụng cho nông nghiệp
nông thôn, cho các sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm rau quả.
Trong các nghiên cứu trên, có công trình thì nghiên cứu tổng thể về các chính
sách đối với các hoạt động thương mại của Việt Nam, có công trình lại nghiên cứu
chỉ tập trung vào một chính sách cụ thể và đưa ra giải pháp để hoàn thiện chính sách
đó mà chưa chú ý đến nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của Hoa Kỳ đối
với rau quả nhập khẩu và định hướng chính sách của Nhà nước dùng để thúc đẩy
xuất khẩu mặt hàng rau quả.
Một số nghiên cứu khác thì thuần túy cập nhật và cung cấp số liệu thương mại
ngành hàng rau quả, từ đó đưa ra dự báo xu hướng phát triển trong ngắn hạn của
mặt hàng này.
Một số báo cáo quan trọng của các Tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế giới,

9


Quỹ nông lương Liên hiệp Quốc và một số báo cáo chuyên sâu của Ủy ban Nông
nghiệp Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đưa ra cái nhìn khái quát hơn về những quy
định chung đối với nhập khẩu các loại nông sản, cũng như phản ánh quan điểm của
một số nhóm lợi ích tại Hoa Kỳ trong việc vận động chính sách đối với mặt hàng
rau quả.

1.1.5. Khoảng trổng rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Ở nhiều cấp độ khác nhau đã có một số công trình nghiên cứu về hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại ở góc độ chung nhất, trong đó có một số phân tích mang
tính chất tổng quát về hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam nói chung, và đối với mặt hàng rau quả nói riêng.
Các công trình nghiên cứu này là tư liệu rất tốt để tác giả định hướng nghiên
cứu sâu hơn về các quy định cụ thể đối với sản phẩm rau quả nhập khẩu tại thị
trường Hoa Kỳ, đồng thời phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động trao đổi mặt
hàng rau quả và bước đầu đưa ra nhận định về cơ hội mở rộng xuất khẩu mặt hàng
rau quả của Việt Nam vào thị trường này.
Có thể thấy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức quốc
tế đã giới thiệu, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, hoặc ở một khía cạnh nào đó;
cũng có cá biệt có công trình nghiên cứu về hàng rào kỹ thuật thương mại nhưng
dưới góc độ luật pháp. Do vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống, chi tiết và đầy đủ về các quy định cụ thể của Hoa Kỳ đối với
rau quả nhập khẩu.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế
thế giới thông qua việc tích cực tham gia vào các Hiệp định thương mại song
phương và đa phương, nhu cầu mở rộng các thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng
tiềm năng và có năng lực cạnh tranh ngày càng lớn, nội dung nghiên cứu của Luận
văn có thể giúp đưa ra những gợi ý cho ngành rau quả của Việt Nam theo hướng
tiếp cận phát triển bền vững. Chủ đề của luận văn là phù hợp với chuyên ngành kinh
tế quốc tế, có tính mới và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

10


1.2. Lý luận chung về hàng rào kỹ thuật thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc,

mục tiêu, biện pháp và công cụ mà các quốc gia sử dụng nhằm điều chỉnh các hoạt
động trao đổi thương mại với nước ngoài, phù hợp với lợi thế và lợi ích quốc gia
trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia đó. Hệ thống các
công cụ để điều chỉnh hoạt động Thương mại quốc tế thường bao gồm các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan.
Thuật ngữ ―hàng rào kỹ thuật‖ hay ―rào cản‖đối với thương mại chỉ được đề
cập chính thức trong một Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đó là
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT –
Agreement on Technical Barriers to Trade) trong khuôn khổ WTO là nhằm thừa
nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này
sao cho chúng được các nước thành viên WTO sử dụng đúng mục đích và không
cản trở hoạt động thương mại bình thường.
Tuy nhiên, trong Hiệp định này khái niệm hàng rào cũng không được định
danh một cách rõ ràng mà chỉ được thừa nhận như một thoả thuận là ―các biện pháp
cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của một nước, hoặc để bảo vệ
cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để
ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải
đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra
phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước,
trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại
quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này‖. Vì
vậy, theo cách hiểu chung nhất thì hàng rào kỹ thuật thương mại là bất kì biện pháp
hay hành động nào gây cản trở đối với thƣơng mại quốc tế.
Có nhiều cách hiểu và nhiều góc độ đánh giá tác động của hàng rào kỹ thuật
thương mại và chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì thuế quan không phải là rào cản
nếu như mức thuế suất là thấp tới mức không gây cản trở trao đổi thương mại, ngược

11



lại nó sẽ trở thành rào cản nếu mức thuế suất cao một cách thực sự hoặc là cao hơn so
với mức thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá cùng loại của nước khác. Biện pháp
phi thuế quan cũng như vậy, bản thân các biện pháp phi thuế quan không phải là rào
cản nếu các biện pháp đó ―không đặt ra quá mức cần thiết‖ và không vi phạm nguyên
tắc đối xử quốc gia, nhưng biện pháp phi thuế quan sẽ trở thành hàng rào phi thuế
quan nếu như nó gây cản trở tới thương mại bình thường với quốc gia khác.
1.2.2. Phân loại
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy
định bởi cả hệ thống luật pháp quốc tế cũng như nội luật của từng quốc gia, được sử
dụng khác nhau ở các nước, các vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy, chưa có sự thống
nhất tuyệt đối về phân loại hàng rào thương mại trên phạm vi toàn thế giới.
Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thƣơng mại thế giới
Trong khuôn khổ của WTO, hàng rào trong thương mại quốc tế có thể nhận
thấy ở các Hiệp định GATT, TBT, SPS, SCM, AoA, ATC và các quy định quản lý
thương mại liên quan đến môi trường, lao động… Dựa trên hệ thống các biện pháp
kiểm soát nhập khẩu, hàng rào thương mại có thể được chia thành hai nhóm lớn là
rào cản thuế quan và phi thuế quan.
Theo cách tiếp cận của Báo cáo Rào cản thƣơng mại thƣờng niên của
Hoa Kỳ
Báo cáo hàng năm của Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ USTR về hàng
rào kỹ thuật trong thương mại của nước ngoài có đề cập tới việc phân loại các rào
cản thương mại quốc tế thành các nhóm như: chính sách nhập khẩu; tiêu chuẩn,
kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận; mua sắm của Chính phủ; trợ cấp xuất khẩu (tài
trợ cho xuất khẩu với các điều kiện ưu đãi và trợ cấp đối với xuất khẩu nông sản);
bảo hộ sở hữu trí tuệ; các rào cản dịch vụ; các rào cản đầu tư (hạn chế tỷ lệ góp vốn
của nhà đầu tư nước ngoài, các hạn chế về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào
các chương trình R&D, các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu, các hạn chế về
chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài); các rào cản chống cạnh tranh (bao gồm cả
các thực tiễn chống cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các công


12


ty tư nhân làm hạn chế hoạt động kinh doanh của các công ty Mỹ hay các công ty
nước ngoài khác); các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ... hoặc các rào cản có ảnh
hưởng đến những lĩnh vực đơn lẻ).
Như vậy, Hoa Kỳ có cách tiếp cận khác khi không phân chia hàng rào kỹ
thuật trong thƣơng mại thành hàng rào thuế quan và phi thuế quan như WTO
mà chú trọng phân tích hàng rào kỹ thuật trong từng lĩnh vực thương mại cụ thể.
Đây cũng chính là cơ sở để Hoa Kỳ tăng cường thực hiện chính sách ―Thương
mại công bằng – Có đi có lại‖ trong thời gian qua.
1.2.3. Sự hình thành của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Hàng rào thương mại về cơ bản đem lại lợi ích cho một nhóm lợi ích nhất định
và có thể gây thiệt hại cho một nhóm lợi ích khác, thậm chí một quốc gia. Chính sự
liên quan tới từng nhóm lợi ích khác nhau cho thấy sự hình thành của hàng rào
trong thương mại quốc tế có thể xuất phát từ một trong ba chủ thể sau:
Ngƣời lao động và ngƣời tiêu dùng
Mục tiêu nhằm bảo vệ người lao động của ngành được bảo hộ, đảm bảo có
công ăn việc làm và thu nhập ổn định.
Người tiêu dùng cũng có tác động rất lớn đến việc hình thành các hàng rào
trong TMQT, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật, rào cản hành chính với lý do là để
bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật hoặc là bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp
Chính phủ có thể sẽ phải đưa ra các hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan để
bảo hộ sản xuất trong nước.
Chính phủ
Chính phủ sẽ phải cân nhắc đến lợi ích của từng nhóm cũng như tổng thể lợi
ích quốc gia để quyết định xem có nên triển khai một hàng rào kỹ thuật cụ thể.
1.2.4. Vai trò, mục đích và xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương
mại quốc tế

Về mặt lý thuyết, hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế tác động chủ yếu
đến dòng chảy thương mại quốc tế nhằm mục đích điều chỉnh các dòng chảy này

13


theo hướng có lợi nhất, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu cụ thể của mỗi quốc gia.
Mục đích sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng.
Trong xu thế hội nhập thương mại toàn cầu, hầu hết các nước đều cam kết dỡ bỏ các
rào cản Thương mại Quốc tế để thúc đẩy tự do hoá thương mại.
Tuy nhiên, xu hướng này đang chứng kiến sự thay đổi trong những năm gần
đây do sự thay đổi về quan điểm tiếp cận thương mại và nhìn nhận về lợi ích của
hoạt động trao đổi thương mại của một số nước lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ.
1.2.5. Một số hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể, các quốc gia sử dụng các công cụ chủ yếu,
bao gồm công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan.
Công cụ thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa xuất hay nhập khẩu của mỗi
một quốc gia, cụ thể bao gồm thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu.
Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên
thị trường quốc tế đang diễn ra quyết liệt. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
cạnh tranh, mở rộng thị trường nên Nhà nước chỉ đánh thuế với một số mặt hàng có
kim ngạch lớn, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập
khẩu. Thuế nhập khẩu có thể giúp tăng ngân sách Nhà nước, giúp các nhà sản xuất
trong nước mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm bớt sức cạnh tranh của các
hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên nó cũng gây nên những hạn chế như giá cả hàng
nhập khẩu tăng cao, một số nhà sản xuất trong nước trì trệ, sản xuất không hiệu quả.
Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc

thù như: hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá …
Công cụ phi thuế quan
(1) Hạn ngạch
Là việc hạn chế số lượng đối với loại mặt hàng xuất hoặc nhập khẩu thông qua
hình thức cấp giấy phép, gồm hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu.

14


Hạn ngạch xuất khẩu quy định lượng hàng hóa lớn nhất được phép xuất khẩu
trong một thời gian nhất định, thường nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi
trường hay bảo đảm an ninh lương thực quốc gia chứ không có ý nghĩa về kinh tế.
Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hóa lớn nhất được nhập khẩu vào
thị trường nào đó trong 1 năm. Mục đích nhằm hạn chế được lượng hàng hóa nhập
vào thị trường, bảo vệ được những ngành sản xuất trong nước còn yếu, chưa đủ sức
cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản
xuất. Tuy nhiên, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ làm giảm quyền lợi của
người tiêu dùng trong nước vì làm giảm lượng hàng nhập khẩu dẫn đến giá hàng
hóa cao hơn, cơ hội lựa chọn tiêu dùng cũng bị giảm đi.
(2) Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật là những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm,
phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói
cũng như các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu để
sản xuất một loại hàng hóa nào đó…
Tiêu chuẩn kỹ thuật có thể là cản trở xuất nhập khẩu, vì mỗi quốc gia có thể có
tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhiều quốc gia đã áp dụng để hạn chế nhập khẩu, đặc biệt
là các nước phát triển.
(3) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia xuất khẩu hạn chế xuất
khẩu một cách tự nguyện nếu không sẽ bị trả đũa.

Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự
xâm nhập của hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước. Các thỏa thuận này tự
nguyện, được đưa ra bởi nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm
ngăn chặn những mối đe dọa và những hạn chế đối với ngoại thương của nước mình.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các
quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.
(4) Trợ cấp xuất khẩu
Là một hình thức trợ cấp trực tiếp hay cho vay với lãi suất thấp đối với xuất

15


×