Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề tài tốt nghiệp ĐH của sinh viênkhoaoa sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.41 KB, 27 trang )

PHẦN I:MỞ ĐẦU
Sầu Riêng có tên khoa học là Durio zibethinus, là loại cây ăn quả của vùng nhiệt
đới rất được ưu chuộng và có giá trị kinh tế cao ở các nước như Thái Lan, Malaysia, Ấn
Độ…và Việt Nam. Do yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao, các nước
như Thái Lan và Malaysia đã tập trung nghiên cứu và phát triển cây Sầu Riêng từ 20
năm trước đây. Ở Việt Nam những nghiên cứu về cây Sầu Riêng phát triển mạnh trong
những năm gần đây.
Cây Sầu Riêng thuộc họ Mavaceae, có nguồn gốc từ quần đảo Halay Archipelago
( gồm Sumatra, Java, Borneo, Philippine, New Guinea). Đây là loại cây ăn quả mang lại
hiệu quả kinh tế cao, có giá trị hơn nhiều so với các loại cây ăn quả khác, bởi cây Sầu
Riêng có mùi vị rất hấp dẫn, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như lipit, prôtêin, acid
amin, canxi, lân và các chất thơm như thiols esters, hydrogen sufic, diethyl sunfic rất
được người tiêu dùng ưa chuộng. Không những thế tất cả các bộ phận của cây như vỏ,
quả, hạt cũng làm nguyên liệu cho nghành y dược rất tốt, thân cây dùng làm vật lệu gỗ.
Ở Việt Nam Sầu Riêng được du nhập từ Inđônêsia được trồng ở Cái Mơn-Bến Tre
và du nhập từ Thái Lan được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam như Tiền Giang, Đồng
Nai, Lâm Đồng, Vĩnh Long…Tuy nhiên nông dân chỉ trồng theo tập quán cổ truyền,
không tuyển chọn giống và kỹ thuật thâm canh chưa đạt yêu cầu nên năng suất, chất
lượng và sản lượng còn thấp so với một số nước trong khu vực, năng suất biến động từ
8- 20 tấn/ha, trung bình khoảng 10 tấn/ha chủ yếu tiêu thụ trong nước, tỷ lệ xuất khẩu
thấp.
Ngày nay, Sầu Riêng được phát triển mạnh mẽ ở khu vực đông nam bộ và tây
nguyên. Đăklăk là một trong những tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu thích
hợp với cây Sầu Riêng. Đặc biệt trong những năm gần đây, do giá cà phê không ổn định
nên một số địa bàn trong tỉnh như huyện CưM’Gar đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
chuyển từ cây cà phê sang một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây Sầu
Riêng là một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhất được người dân ưu tiên
phát triển hàng đầu.
Cây Sầu Riêng là loại cây có tác dụng nhiều mặt, mở rộng diện tích trồng Sầu
Riêng là hướng kinh doanh ổn định đối với người dân Đăk lăk nói chung và người dân
huyện Cư M’Gar nói riêng.


Tuy nhiên, diện tích Sầu Riêng được phát triển một cách tự phát không có quy
hoạch một cách cụ thể, kỹ thuật chọn giống, trồng, chăm sóc chưa được quan tâm đúng
mức, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển phong phú cả về chủng loại lẫn số
lượng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất và chất lượng
của cây Sầu Riêng.
Vì vậy để giữ vững năng suất ổn định và không ngừng nâng cao năng suất, phẩm
chất cây Sầu Riêng, việc điều tra nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại, đề ra chiến lược
phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Sầu Riêng là việc làm hết sức cấp bách. Chúng tôi muốn
góp một phần nhỏ bé của mình trong việc tìm ra thành phần sâu bệnh hại chính trên cây
Sầu Riêng để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả mà
không gây ảnh hưởng cho sức khoẻ con người và môi trường. Từ đó làm cơ sở cho việc
mở rộng quy mô diện tích trồng Sầu Riêng có chất lượng và năng suất cao tại các địa
bàn trên tỉnh Đăk Lăk.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Được
sự đồng ý của khoa Nông - Lâm - Nghiệp và bộ môn: Bảo Vệ Thực Vật trường Đại Học
Tây Nguyên, được sự hướng dẫn của thầy giáo, Ths: Ngô Đăng Duyên, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài : “ Điều tra thành phần sâu bệnh hại chính trên cây Sầu Riêng
tại huyện CưM’Gar và đề xuất biện pháp phòng trừ”.
Vì thời gian có hạn, tài liệu tham khảo còn ít và bản thân bước đầu làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học. Nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất
mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn.
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Theo tài liệu “Manual For Iniregated Pest Management In Durian”
(Suapadisthapon Chaiwat Kraturunek, Surut Suthiarron) cho biết cây Sầu Riêng có các
bệnh sau:
- Thối rễ và thân: Do Phytopthora pamivora (Butler) (Suchartvichitranon, 1998).
Đây là bệnh gây hại quan trọng trên cây Sầu Riêng chúng có thể làm chết cây.
- Bệnh rụi lá: Do Rhizoctonia sp gây ra (Suchartvichitranon, 1998). Bệnh này có

thể tồn tại trong lòng đất .
- Bệnh tảo vàng: Do tảo Cephaleurosvirescens (Suchartvichitranon, 1998). Nấm
này chủ yếu ký sinh trên lá và cành, trong thời kỳ ẩm độ cao bệnh phát triển mạnh.
- Bệnh thối trái: Do nấm Phytopthora pamivora (Butler)(Suchartvichitranon,
1998). Làm cho quả bị thối từ cuống vào, sau đó làm cho quả bị rụng, ở quả non cũng
như quả trưởng thành.
Theo tiến sỹ K.V Ahmed Baveppa, do Phạm Kim Hồng Phúc dịch trong cuốn “
Hỏi đáp kỹ thuật trồng Sầu Riêng.” cho biết trên cây Sầu Riêng có các bệnh sau:
- Bệnh thối trái: Do nấm Sclerotium rolfsii. Nấm này tấn công lên quả Sầu Riêng
còn non cũng như quả trưởng thành.
- Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum sp gây ra. nấm này gây hại trên lá và rất
phổ biến
- Bệnh mốc hồng: Do nấm Corticium samonicolor gây hại trên cành làm cành
chết.
- Bệnh thối rễ : Do Pythium sp
- Bệnh thối chảy mủ: Do Phytopthora pamivora
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước: Theo GS.TSKH Trần Thế Tục cho biết trên cây
Sầu Riêng có những loại sâu bệnh hại chính sau:
* Sâu hại:
- Sâu đục quả ( Conogethes punctieralis):Trưởng thành loài này đẻ trứng trên vỏ
quả, sâu non ăn phần vỏ rồi đục vào quả, gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, đồng
thời tạo điều kiện cho các loài nấm bệnh xâm nhập gây thối quả và rụng quả.
- Rầy nhảy (Allocaridara malayensis): Đây là đối tượng gây hại phổ biến và
nghiêm trọng, chúng chích hút các lá non làm lá phát triển kém đồng thời tiết mật ngọt
tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng tới quang hợp của cây.
- Rệp sáp (Planococus sp): Bámvào cuốn quả hoặc rãnh giữa các gai trên vỏ quả
làm quả phát triển kém, quả bị hại nặng sẽ bị biến dạng hoặc rụng non.
- Nhện đỏ: Chích hút dịch lá làm lá rụng sớm.
*Bệnh hại:
- Xì mủ chảy nhựa: Bệnh này do nấm Phytopthora palmivora gây ra, nấm gây hại

phần rễ non gần mặt đất, lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên
phần vỏ cây làm vỏ cây bị thối chảy nhựa, ngoài ra còn gây thối quả hàng loạt.
- Bệnh cháy lá chết đọt: Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Đây là loại bệnh
nghiêm trọng ở giai đoạn vườn ươm, cây con. Trên cây trưởng thành, bệnh làm khô chết
lá, chết ngọn, cành và nhánh khô rụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
- Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum sp gây ra trên tán lá làm cho lá chết
từng mảng và khô.
- Bệnh thối quả: Do nấm Phytopthora pamivora gây ra, bệnh hại ở tất cả các giai
đoạn phát triển của quả nhất là vào mùa mưa ẩm độ cao.
- Bệnh thối hoa: Do nấm Fusarium sp: đầu tiên nấm tấn công trên hai mảnh vỏ
bao quanh hoa, sau đó lan dần vào trong phần cánh hoa làm hoa thối và rụng.
- Bệnh meo hồng: Do nấm Corticium salmonicolor : nấm hút dinh dưỡng làm vỏ
cành chổ bị hại khô và rụng lá, cuối cùng làm cành chết khô. Nấm bệnh thường gây hại
trên các cành rậm rạp, chỗ cháng 2, cháng 3 của cây.
Theo Kỹ sư Mai Văn Trị (Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam ) cho biết trên
cây Sầu Riêng có 2 loài sâu hại chính và 4 bệnh chính:
* Sâu hại:
- Rầy nhảy ( rầy phấn): là loài gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau: Sầu
Riêng, cam quýt, ca cao, trà, cà phê, cây rừng và cây kiểng. Thành trùng và ấu trùng
chích hút đọt non, lá non, hoa làm cây chậm phát triển.
- Sâu đục trái ( Conogethes punctiferalis): ấu trùng ăn phần thịt trái và cả hạt, trên
miệng lỗ đục có thể thấy một ít chất thải của sâu.
* Bệnh Hại:
- Bệnh thối gốc chảy nhựa: Do nấm Phytopthora pamivora
- Bệnh chết ngọn: Do nấm Rhizoctonia solani
- Thán thư: Do nấm Collectotrichum gloeosporioides Penz gây ra
- Bệnh đốm rong: Bệnh do một loại tảo gây ra có tên là Celphaleuros virescens,
bệnh tấn công trên lá Sầu Riêng đã trưởng thành, điều kiện thời tiết thích hợp bệnh còn
tấn công trên thân cành, cây con trong vườn ươm và cả trong vườn Sầu riêng kinh
doanh.

Theo tài liệu của Công ty công nghệ sinh học (Dona Techno- 1998) cho biết trên
cây Sầu Riêng có các bệnh sau:
- Bệnh thối gốc chảy mủ: do nấm Phytopthora pamivora
- Bệnh thán thư: do nấm Collectotrichum sp gây ra
- Bệnh mốc hồng:do nấm Corticium samonicolor
- Thối trái: Do nấm Sclerotium rolfsic: vết bệnh phủ khuẩn dày, to, trắng, hình
quạt. Nấm xâm nhiễm từ cỏ dại, trái thối rụng xuống đất.
Theo tài liệu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang cho biết trên cây Sầu
Riêng có những bệnh chính sau:
- Bệnh thán thư: Do Collectrichum sp gây ra
- Bệnh thối gốc chảy nhựa : do Phytopthora pamivora
- Cháy lá chết ngọn: Do Rhizoctonia solani gây ra
- Thối hoa : Do nấm Fusarium sp gây ra
Theo Thạc sỹ Lâm Thị Mỹ Nương (Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) cho
biết các bệnh hại chủ yếu trên cây Sầu Riêng là
- Thán thư: Do nấm Collectotrichum sp gây ra
- Thối gốc chảy mủ: Phytopthora pamivora
- Cháy lá chết ngọn : Rhizoctonia solani
- Bệnh mốc hồng: Do nấm Corticium salmonicolor
PHẦN III: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại trên cây Sầu Riêng tại huyện CưM’Gar,
tỉnh Đăk Lăk
3.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu:
3.2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu:
3.2.1.1 Vị trí địa lý:
Huyện Cư M’Gar nằm giáp với thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành
phố khoảng 17 km về phía bắc
Có giới hạn toạ độ địa lý:
- Từ 12

0
40’ đến 13
0
04’ vĩ độ bắc.
- Từ 107
0
55’ đến 108
0
13’ kinh độ đông
Với tổng diện tích là 82.225 ha chiếm 4,2% diện tích toàn tỉnh, vùng trung tâm có
vị trí:
- Phía bắc giáp huyện Easup và Eah’leo
- Phía nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột
- Phía đông giáp huyện Krông Puk và Krông Păk
- Phía tây giáp huyện Easup và Buôn Đôn.
Là huyện cửa ngõ phía bắc thành phố Buôn Ma Thuột nối liền tuyến tỉnh lộ 8,
khu phía đông có đường quốc lộ 14, vì vậy có chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh
tế chính trị an ninh quốc phòng, là điều kiện thuận lợi cho phép thúc đẩy quá trình khai
thác sử dụng đất, phát triển kinh tế xã hội.
3.2.1.2 Địa hình:
Huyện CưM’Gar nằm trong vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột. Nhìn chung địa
hình tương đối bằng phẳng, với xu hướng thấp từ đông sang tây, độ dốc trung bình từ 3-
4
0
, độ cao trung bình 350 – 500m so với mực nước biển, có thể chia địa hình như sau:
- Địa hình đồi núi dồ
- Địa hình đồi núi lượn sóng
- Địa hình thung lũng hẹp
3.2.1.3 Khí hậu:
Toàn bộ lượng mưa huyện CưM’Gar thuộc khí hậu trung tâm tỉnh Đăk Lăk, vị trí

địa lý, chế độ bức xạ mặt trời, cơ chế hoàn lưu và điều kiện địa hình quy định chế độ khí
hậu của huyện là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
- Nhiệt độ trung bình năm là 22,2
0
C
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 36
0
C
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 9
0
C
- Độ ẩm tương đối là 90%
- Số giờ nắng trung bình là 2440 giờ/ năm, tháng 3 có số giờ nắng cao nhất 260
giờ, tháng 9 có số giờ nắng thấp nhất 135 giờ.
- Lượng mưa bình quân năm 1712mm (cao nhất là 2334 mm, thấp nhất là
114mm).
- Lượng bốc hơi bình quân năm là 1178 mm.
- Gió: Từ tháng 3 đến tháng 10 hướng gió chính là hướng tây nam, tháng 11 đến
tháng 4 năm sau là hướng đông bắc. Mùa mưa gió cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió cấp 6,7 có
lúc cấp 11.
Một năm có hai mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô, mùa khô bắt đầu từ tháng
11 đến tháng 4, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa tập trung lượng
mưa nhiều, mùa khô lượng mưa thấp từ 10 -15% tổng lượng mưa cả năm.
3.2.1.4 Thuỷ văn:
Hệ thống suối trên địa bàn huyện thuộc lưu vực sông Sêrêpok do chịu ảnh hưởng
của địa hình nên suối ở đây có xu hướng chảy từ đông sang tây, đáng chú ý nhất trên địa
bàn huyện là suối Ea Tul và suối Ea Mroh, suối Ea Tul bắt đầu từ xã Ea Ngai huyện
Krông Puk, đoạn chảy qua huyện dài 45 km và chạy qua các xã Ea Tul, thị trấn Quãng
Phú, xã Quảng Tiến, xã Ea M’nang
3.2.1.5 Thổ nhưỡng:

Tài nguyên đất là tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của loài người, là điều kiện
cần để sinh tồn, để sản xuất không thể thiếu được, nhưng nó lại là tài nguyên giới hạn
bởi không gian. Vì vậy sử dụng hợp lý tài nguyên này và có hiệu quả đòi hỏi phải nắm
bắt một cách chắc chắn về số lượng và chất lượng đất đai. Qua tổng hợp kết quả điều tra
thổ nhưỡng trên bản đồ 1/25.000 và kết quả điều tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo
hệ thống phân loại của FAO- UNESSCO năm 1995, trên địa bàn huyện CưM’Gar có 5
nhóm đất chính bao gồm 10 đơn vị phân loại đất đai của huyện chủ yếu là đất đỏ chiếm
84,90% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, đất nâu đỏ(Fk) và đất nâu
vàng (Fu) chiếm 71% diện tích tự nhiên, đây là nhóm đất có độ phì tương đối cao, thích
hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế. Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất đỏ vàng
trên đá granit (Fa) và đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) thích hợp cho phát triển lâm nghiệp
vì đất này có độ phì thấp, tầng đất thường mỏng và độ dốc cao. Nhóm đất đen thích hợp
để trồng ngô, các loại đậu đỗ, mía và nhiều loại hoa màu. Nhóm đất dốc tụ thích hợp cho
trồng lúa nước và rau màu.
3.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu:
3.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
(Nguồn: phòng kinh tế huyện CưM’Gar)
Tăng trưởng kinh tế năm trước so với năm sau (lần) Tăng trưởng
kinh tế
2001-2005
( %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 1,1100 1,1097 1,0580 1,0740 1,1973 10,85
Nông-lâm
ngư nghiệp
1,0996 1,1327 1,0348 1,0429 1,1409 8,67
Công nghiệp
xây dựng
1,200 1,0501 1,1610 1,4917 1,2345 22,63
Dịch vụ 1,1500 1,0067 1,1596 1,0799 1,4700 16,68

3.2.2.2 Dân số, lao động và việc làm.
* Dân Số:
Theo niên giám thống kê của huyện CưM’Gar năm 2005, huyện có 16 đơn vị hành
chính với tổng dân số toàn huyện là 159.659 nhân khẩu, mật độ dân số là 194 người/km.
Trong đó dân tộc Kinh 98.653 người chiếm 61,8%, dân tộc Ê Đê 46.399 người chiếm
29,1%; các dân tộc khác như Mơ Nông, Gia Rai, Xê Đăng, Mường, Tày…14.607 người
chiếm 9,1%.
Dân số di cư tự do đến huyện hàng năm rất lớn bình quân tăng 6.500 người/năm.
Chủ yếu là dân tộc phía Bắc vào.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện hiện nay 1,773 %.
Nguyên nhân tăng dân số cơ học của huyện còn cao là do tiềm năng phát triển
nông nghiệp của huyện lớn. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi nên thu hút lao động cũng
như dân cư tăng nhanh, đây là vấn đề hết sức phức tạp hiện nay.
* Lao Động Và Việc Làm: Nguồn lao động của toàn huyện năm 2005 là 85.548
người. Trong đó:
-Số người trong độ tuổi lao động là 82.619 người.
-Số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 4.789 người.
-Phân phối nguồn lao động: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
là:72.077 người. Trong đó chia ra:
Nghành nghề số lao động ( người) Cơ cấu(%)
Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 65.133 90,37
Công nghiệp khai thác và chế biến 1.322 1,83
Xây dựng thương mại dịch vụ 2.875 4,00
Giáo dục 2.232 3,10
Y tế 194 0,27
Văn hoá thể thao 19 0,02
Các nghành công chức 300 0,41
Tổng 72.077 100
(Nguồn: phòng kinh tế huyện Cư M’Gar)
PHẦN IV: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Mục tiêu và giới hạn của đề tài:

×