Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

de tai tot nghiep ĐH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.98 KB, 47 trang )

Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Đào tạo
giáo viên Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và trường Cao
đẳng Sư phạm Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho em được thực hiện đề tài
này.
Trong quá trình thực hiện em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài
của em được hoàn thiện hơn.
Quảng Ninh, ngày 15 tháng 7 năm 2010
Nhóm thực hiện
Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
1
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Tiểu học, văn học tuy không được dạy như một môn học độc lập
nhưng việc dạy văn là tất yếu. Trước hết bởi vì văn học là môn học dạy học
sinh lòng nhân ái, trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo
cái đẹp trong cuộc sống. Thêm nữa trẻ em rất ham mê văn học. Các em
không chỉ có khả năng cảm thụ những tác phẩm văn học hợp với lứa tuổi mà
còn hứng thú sáng tác văn học. Môn văn sẽ thoả mãn nhu cầu học hỏi của
các em, sẽ hướng các em biết nhận thức và cảm thụ đúng đắn.
Tuy nhiên trong những năm trước, việc học văn chưa thực sự đem
lại hiệu quả như mong muốn. Các giờ làm văn nói học sinh còn gặp nhiều
khó khăn như: Sự e thẹn, rụt rè làm các em rối trí quên cả nội dung cần nói.
Học sinh không dám nói hoặc nói theo bài đọc thực chất là đọc bài viết sẵn.
Bài tập làm văn chỉ có một hình thức độc thoại trước lớp. Mà trong suốt bậc
Tiểu học không có tiết nào, bài học nào hướng dẫn trình bày độc thoại trước


mọi người. Người dạy và người học tự giải quyết vấn đề này bằng kinh
nghiệm của bản thân. Còn trong giờ tập làm văn viết do lượng bài viết dài
thời gian phân tích đề ít nên học sinh lúng túng nhiều khi không biết viết gì.
Nhận thấy những hạn chế trên cho nên Tập làm văn trong sách
giáo khoa Tiếng Việt 4 xuất bản năm 2005 đã có rất nhiều thay đổi để phù
hợp với việc dạy và học hiên nay. Chương trình Tiếng Việt lớp 4 mới đã
được đưa vào sử dụng 5 năm nay đã có kết quả nhất định. Sự đổi mới được
thể hiện ở tất cả các phân môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm
văn nói riêng. Là một giáo viên đã từng giảng dạy Tiểu học cả chương trình
cũ và đang thực hiện dạy theo chương trình SGK mới, tôi muốn đi sâu tìm
hiểu SGK Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới. Vì phạm vi đề tài khá rộng
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
2
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu: "Các dạng bài Tập làm văn trong
SGK lớp 4 chương trình Tiểu học mới".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Nắm kĩ hơn những điểm mới về kiến thức, nội dung cơ bản của phân môn
Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt lớp 4.
2. Trên cơ sở hiểu được cấu trúc, cách biên soạn các bài Tập làm văn, ta có
thể vận dụng linh hoạt các phương pháp để giúp học sinh tiếp thu một cách
chủ động, tích cực.
3. Rèn tư duy nghiên cứu khoa học và nâng cao trình độ nhận thức của bản
thân.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là khảo sát và tìm hiếu chương
trình tập làm văn trong SGK Tiếng Việt lớp 4.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là: Tìm hiểu các dạng bài Tập làm

văn trong SGK Tiếng Việt lớp 4, nắm được đặc điểm của từng kiểu bài, nắm
được những điểm mới về nội dung dạy học phân môn này.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp:
1. Phương pháp thống kê - phân loại tài liệu
2. Phương pháp so sánh đối chiếu
3. Phương pháp tổng hợp
4. Phương pháp phân tích
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
3
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
VI. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:
Vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát, tìm hiểu được
"Các dạng bài Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt 4 chương trình mới" của
Nhà xuất bản Giáo dục 2005".
VII. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Phần I: Một số vần đề chung
Phần II: Nội dung nghiên cứu
- Chương I: Cơ sở lí luận chung
- Chương II: Các dạng bài tập làm văn trong Tiếng Việt 4
- Chương III: Những điểm mới của chương trình phân môn Tập làm văn 4
Phần III: Kết luận chung
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
I. MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG VIỆT Ở BẬC TIỂU HỌC
1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của
lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn các thao tác của tư duy.

2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội tự nhiên, con người và về văn hoá văn học Việt
nam và nước ngoài.
3. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người
Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Ở lớp 4, mục tiêu nói trên được cụ thể hoá
thành những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh như sau:
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
4
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
* Nghe:
Nghe, hiểu nội dung lời trao đổi trong hội thoại, nhận ra thái độ chủ
đích của người nói qua nội dung và giọng điệu:
- Nghe - hiểu nội dung các tin tức, bình luận, bài giảng, văn bản hướng
dẫn quy định phù hợp với trình độ học sinh lớp 4 nắm được chủ đích của văn
bản.
- Nghe - hiểu tác phẩm hoặc đoạn trích, văn học dân gian, thơ truyện,
kịch... Nhớ được nội dung, nhân vật, chi tiết có giá trị nghệ thuật, biết nhận
xét về nhân vật và sự kiện trong từng tác phẩm tự sự.
- Ghi được ý chính của các văn bản đã nghe.
* Nói:
- Biết cách trình bày, trao đổi tranh luận về những vấn đề gần gũi với
đời sống và phù hợp với trình độ của học sinh lớp 4.
- Biết cách giới thiệu về lịch sử, hoạt động hoặc về các nhân vật lịch sử
tiêu biểu của trường hay của địa phương với người khác.
- Biết kể lại một truyện đã học, đã nghe hoặc một việc đã làm, đã chứng
kiến.
* Đọc:
- Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học

phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện tình cảm thái độ của tác
giả, giọng điệu của nhân vật.
- Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn lớp 3.
- Biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các
đồ vật, tình tiết trong bài, biết nhận xét về một số hình ảnh nhân vật trong
bài tập đọc có giá trị văn chương.
- Biết sử dụng từ điển học sinh, có thói quen ghi chép các thông tin
* Viết:
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
5
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
- Viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, viết hoa đúng quy định. Có khả năng
tự sửa lỗi chính tả. Có thói quen và biết cách lập sổ tay chính tả, hệ thống
hoá các quy tắc chính tả đã học.
- Biết cách lập dàn ý cho bài văn, rút ra dàn ý từ đoạn văn đã cho sẵn,
chuyển dàn ý thành đoạn văn.
- Biết cách viết thư, điền vào một số loại giấy tờ in sẵn, làm các bài văn kể
chuyện, miêu tả đồ vật, cây cối, con vật. Nắm vững cách viết mở bài, kết bài
và đoạn văn.
* Kiến thức Tiếng Việt và văn học (học thành tiếng riêng):
- Về từ vựng:
+ Học thêm khoảng 700 từ, thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm. Nắm được
nghĩa của một số từ Hán Việt, một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng. Nắm
được nghĩa bóng của một số từ trong tác phẩm văn học.
+ Nắm được cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và cấu tạo của từ (từ
đơn, từ ghép, từ láy, từ phức).
- Về ngữ pháp và ngữ pháp văn bản:
+ Nắm được các khái niệm danh từ, động từ, tính từ.
+ Nắm được các kiểu câu đơn và thành phần của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ,

trạng ngữ); các kiểu câu phục vụ những mục đích nói chuyên biệt: câu kể,
câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
+ Nắm được kết cấu 3 phần của văn bản.
- Về văn học:
+ Làm quen với một số tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học dân gian,
truyện, thơ, kịch, văn miêu tả của các tác giả trong và ngoài nước.
+ Nắm được các cốt truyện, đề tài, nhân vật.
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
6
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
2. MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:
1. Tập làm văn giúp cho học sinh:
- Bước đầu tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, rung cảm trước vẻ đẹp của
cuộc sống. Từ đó hình thành và phát triển những nhận thức và thái độ tình
cảm đúng đắn bởi mỗi văn bản viết ra không đơn thuần chỉ để kể hoặc tả mà
đằng sau đó luôn là những bài học kinh nghiệm, ý kiến nhận xét của tác giả.
- Bước đầu nắm được kĩ năng cơ bản về kể chuyện, miêu tả, tìm dàn ý,
viết đoạn văn, nhận xét về các nhân vật, tác giả, tác phẩm để vận dụng trong
học tập ở trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ở ngoài lớp học. Bên
cạnh đó Tập làm văn còn rèn kĩ năng thuyết trình trao đổi, nâng cao kĩ năng
viết thư, điền vào giấy in sẵn... đã được hình thành từ các lớp dưới.
2. Các kĩ năng làm văn (được rèn luyện thông qua các bài luyện tập
thực hành):
- Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp:
+ Nhận diện đặc điểm loại văn bản.
+ Phân tích đề bài xác định yêu cầu.
- Kĩ năng lập chương trình giao tiếp:
+ Xác định dàn ý của bài văn đã cho.
+ Tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện.

+ Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả.
- Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp:
+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích của giao tiếp và yêu
cầu diễn đạt.
+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp:
+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu
diễn đạt.
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
7
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
+ Sửa lỗi về hình thức và nội dung diễn đạt.
CHƯƠNG II: CÁC DẠNG BÀI TẬP LÀM VĂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT 4
I. NHẬN XÉT CHUNG:
1. Cấu trúc của chương trình Tập làm văn:
- Dựa vào chương trình Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định
43/2001/QĐ- BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, SGK
Tiếng Việt 4 hai tập) đã thiết kế chương trình Tập làm văn lớp 4 như sau:
LOẠI VĂN BẢN
SỐ TIẾT DẠY
HỌC KỲ I HỌC KỲ II CẢ NĂM
- Kể chuyện 19 19
- Miêu tả
+ Khái niệm miêu tả 1 1
+ Miêu tả đồ vật 6 4 10
+ Miêu tả cây cối 11 11
+ Miêu tả con vật 8 8
- Các loại văn bản khác

+ Viết thư 3 3
+ Trao đổi ý kiến 2 2
+ Giới thiệu hoạt động 1 1 2
+ Tóm tắt tin tức 3 3
+ Điền vào giấy tờ in sẵn 3 3
Tổng số 32 tiết 30 tiết 62 tiết
Số tiết trong văn bản được thực hiện trong 31 tuần không kể 4 tuần (tuần 9,
tuần 18, tuần 27 và tuần 35) là thời gian dành cho ôn tập giữa học kỳ và cuối
mỗi học kỳ.
Như vậy mỗi tuần có 2 tiết Tập làm văn, mỗi tiết dạy 1 bài học.
- Các loại văn bản khác được bố trí dạy xen kẽ với văn kể chuyện và văn
miêu tả.
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
8
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
- Với số lượng tiết Tập làm văn đó, nó chiếm 20% tổng số tiết dạy của môn
Tiếng Việt 4 trong chương trình mới.
2. Yêu cầu của phân môn Tập làm văn lớp 4:
Đối với học sinh lớp 4 đòi hỏi những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng như
sau:
- Khả năng đọc thầm, đọc lướt để xác định nội dung, ý chính của văn bản.
Bước đầu biết đọc một cách diễn cảm, có ý thức xác định được đề tài, nhận
ra được các đọan văn, các tình tiết chính, mạch cảm xúc trong bài văn.
- Biết và tích cực hóa vốn từ để dùng từ đúng (có thể là hay hơn nữa) trong
nói, viết, hiểu nghĩa của câu văn được sử dụng với dụng ý nghệ thuật, hiểu
được ý nghĩa được tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Biết nhận xét với óc phê phán về nhân vật, sự việc, về cảm xúc và nghệ
thuật của tác giả trong bài.
- Biết lập dàn bài sơ lược hay chi tiết, liên kết các câu thành đoạn văn,

chuyển câu văn ở dạng nói sang dạng viết và ngược lại; biết kể hay tả bằng
một văn bản ngắn, trọn vẹn điều đã nghe, đã đọc, đã thấy, đã thích thú; biết
viết thư cho bạn bè, người thân; bước đầu biết tranh luận, bảo vệ ý kiến cá
nhân bằng chứng lý; biết tóm tắt thông tin.
3. Nội dung của các bài tập làm văn 4:
Nội dung của các bài tập làm văn ở lớp 4 thường gắn liền với các chủ điểm
đang học. Đó là những vấn đề đời sống tinh thần của con người như tính
cách, đạo đức, sở thích, năng lực... cụ thể như sau:
SGK tập 1 gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần:
- Tuần 1, 2, 3: Thương người như thể thương thân (nhân ái)
- Tuần 4, 5, 6: Măng mọc thẳng (trung thực, tự trọng)
- Tuần 7, 8, 9: Trên đôi cánh ước mơ (ước mơ)
- Tuần 10: Ôn tập giữa học kỳ I
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
9
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
- Tuần 11,12, 13: Có chí thì nên (nghị lực)
- Tuần 14, 15, 16, 17: Tiếng sao diều (vui chơi)
- Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
SGK tập II gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần:
- Tuần 19, 20, 21: Người ta là hoa đất (năng lực, tài trí)
- Tuần 22, 23,24: Vẻ đẹp muôn màu (óc thẩm mỹ)
- Tuần 25, 26, 27: Những người quả cảm (dũng cảm)
- Tuần 28: Ôn tập giữa học kỳ II
- Tuần 29, 30, 31: Khám phá thế giới (du lịch, thám hiểm)
- Tuần 32,33,34: Tình yêu cuộc sống (lạc quan, yêu đời)
- Tuần 35: Ôn tập cuối học kỳ II
Ở các lớp dưới, học sinh học tập làm văn chủ yếu là rèn luyện kĩ các nghi
thức lời nói, viết văn bản dưới dạng một đoạn văn.

Lên lớp 4, các em phải viết một bài văn hoàn chỉnh. Đây là bước nhảy vọt về
chất từ viết đoạn văn lên viết bài. Chính vì vậy SGK đã chú ý rèn luyện cho
các em về:
- Quan sát đối tượng của bài văn miêu tả.
- Đoạn văn trong các kiểu bài.
- Các kết bài, mở bài.
- Đặc điểm của các nhân vật trong văn kể chuyện.
Ngoài ra, Tập làm văn 4 cũng cung cấp cho học sinh một số kĩ năng giáo
tiếp bằng lời nói (trao đổi ý kiến, giới thiệu địa phương) và bằng chữ viết
(viết thư, điền giấy tờ in sẵn).
4. Các loại bài học:
Chương trình Tập làm văn được cụ thể hoá trong SGK Tiếng Việt 4 (2
tập) chủ yếu qua 2 loại bài học: Loại bài hình thành kiến thức và loại bài
luyện tập thực hành.
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
10
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
* Loại bài thực hành kiến thức được cấu trúc theo 3 phần:
1. Nhận xét:
- Phần này bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý cho học sinh khảo sát văn
bản để tự rút ra một số nhận xét về đặc điểm loại văn - kiến thức cần ghi
nhớ.
2. Ghi nhớ:
Gồm từ 1 đến 3 bài tập thực hành đơn giản nhằm giúp học sinh củng cố và
vận dụng kiến thức tiếp nhận trong bài học.
* Loại bài tập thực hành chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện các kĩ năng làm
văn. Do vậy nội dung thường gồm 3, 4 bài tập nhỏ hoặc một đề Tập làm văn
kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo 2 hình thức: nói, viết.
II. CÁC DẠNG TẬP LÀM VĂN:

1. Văn kể chuyện:
1.1 Số bài văn và thời lượng học:
Văn kể chuyện được học trong 19 tiết, từ tuần 1 đến tuần 13 chiếm khoảng
30% tổng số tiết tập làm văn. Cụ thể bao gồm những tiết sau:
- Thế nào là văn kể chuyện (1tiết)
- Đặc điểm của nhân vật (ngoại hình, hành động, lời nói, ý nghĩ): 4 tiết
- Cốt truyện: 2 tiết
- Đoạn văn: 3 tiết
- Phát triển câu chuyện: 4 tiết
- Mở bài trong bài văn kể chuyện: 1 tiết
- Kết bài trong bài văn kể chuyện: 1 tiết
- Kiểm tra viết: 1 tiết
- Trả bài: 1 tiết
- Ôn tập: 1 tiết
1.2.Yêu cầu của văn kể chuyện:
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
11
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
Văn kể chuyện đòi hỏi phải có cốt truyện. Mỗi câu chuyện viết ra đâu
chỉ đơn giản là kể lại mà thông qua đó ta muốn kể về ý nghĩa của cuộc sống
xung quanh về phẩm chất, tính cách con người; qua đó thấy cái hay cái dở
của cuộc sống để thêm tin yêu, hăng hái, phấn đấu, tu dưỡng làm cho cuộc
sống thêm tốt đẹp. Do đó "sự việc có diễn biến" chỉ là phương tiện còn "ý
nghĩa, điều muốn nói" mới là mục đích của truyện. Người có thể kể câu
chuyện thật, cũng có thể hư cấu ra câu chuyện, nhân vật dựa trên kinh
nghiệm sống của mình nhưng không thể bịa ra ý nghĩa của cuộc đời. Ý nghĩa
đó phải rất thật, gắn bó, thể hiện sâu sắc cách hiểu, niềm tin, lý tưởng đạo
đức thiêng liêng của con ngưòi. Tóm lại truyện đó hay hay không chính là
nhờ ý nghĩa cuộc sống mà nó mang lại cho người đọc.

- Khi kể chuyện cần đảm bảo các yếu tố: Cách sắp xếp câu chuyện, cách mở
đầu, cách thắt nút, cách lựa chọn ngôi kể, giọng kể, lựa chọn chi tiết hay tình
huống hay.
1.3 Các dạng bài Tập làm văn kể chuyện:
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã học:
Dạng bài tập này bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là cách rèn luyện cách viết văn
kể chuyện cho học sinh, nó còn có tác dung củng cố và đi sâu hơn vào
những tri thức mà các em đã có. Đây cũng thể hiện một phần quan điểm dạy
tích hợp trong môn văn.
Ví dụ: Kể lại câu chuyện em đã được học (qua các bài tập đọc, kể chuyện,
tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Hay ví dụ: Dựa theo nội dung trích đoạn kịch "Ở vương quốc tương lai"
(Tập đọc tuần 7). Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
(Bài tập 1/T84 - SGK I)
Hệ thống ngữ liệu được sử dụng trong dạng văn này thường là các bài tập
đọc đã được học. Quá trình học sinh thực hiện các kĩ năng phân tích để tìm
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
12
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
ý, viết đoạn văn là cơ hội giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo
chủ điểm đang học.
- Kể chuyện theo trí tưởng tượng:
Đặc điểm của dạng bài này là đề bài mở ra nhiều hướng để mỗi học sinh làm
theo cảm nhận dựa vào vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân. Nó rèn trí
tưởng tượng phong phú, phát huy tối đa sức sáng tạo của học sinh.
Ví dụ cho tình huống sau:
Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm một em bé ngã. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng
sau:

a. Bạn nhỏ trên biết quan tâm đến người khác.
b. Bạn nhỏ trên không biết quan tâm đến người khác.
(Bài tập 2/T14- SGK I)
Hay ví dụ: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật:
bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
(Bài tập trang 45- SGK I)
Giải quyết các bài tập trên, học sinh còn rút ra được những kinh nghiệm giao
tiếp, cách ứng xử trong cuộc sống đời thường.
1.4 Các kiểu bài tập trong văn kể chuyện:
Do Tập làm văn lớp 4 hướng vào rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, viết
đoạn, quan sát... cho nên ứng với mỗi tiết cũng có những kiểu bài khác nhau
phục vụ cho việc luyện tập các kĩ năng đó.
Cụ thể như sau:
* Bài tập tìm hiểu đặc điểm của nhân vật:
- Điền tên nhân vật vào chỗ trống:
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
13
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
+ Đặc điểm: Dựa vào đặc điểm của nhân vật đã cho sẵn và tình huống trong
truyện, học sinh phải điền tên của các nhân vật vào chỗ trống sao cho phù
hợp với nhân vật đó.
Ví dụ: Chim Sẻ và chim Chích là đôi bạn thân nhưng tính tình khác nhau.
Chích xởi lởi hay giúp bạn còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ còn hẹp hòi. Dưới đây
là một số hành động của hai nhân vật ấy trong câu chuyện "Bài học quý". Em
hãy điền tên nhân vật (Chích hoặc Sẻ) vào trước hành động thích hợp và sắp
xếp các hành động ấy thành một câu chuyện.
1. Một hôm,......... được bà gửi cho hộp hạt kê.
2. Thế là hàng ngày........ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
3. ........ đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy.

4. Khi ăn hết,........ bèn quẳng chiếc hộp đi.
5. ......... không muốn chia cho......... cùng ăn
6. ......... bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá rồi đi tìm
người bạn thân của mình.
7. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.
8. ......... vui vẻ đưa cho......... một nửa.
9. ......... ngượng nghịu nhận quà của........ và tự nhủ: "......... đã cho mình một
bài học quý về tình bạn".
(Bài tập trang 21- SGK I)
+ Mục đích: Kiểu bài này rèn cho học sinh nhận diện về hành động, tính
cách của nhân vật trong truyện và sắp xếp các hành động ấy theo trình tự
hợp lí.
- Miêu tả ngoại hình của nhân vật:
+ Đặc điểm:
Cho đoạn văn. Yêu cầu học sinh xác định những chi tiết miêu tả ngoại
hình của nhân vật.
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
14
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
Ví dụ: Cho đoạn văn sau miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ
đội trong kháng chiến. Tác giả đã chú ý đến miêu tả những chi tiết nào? Các
chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?
“... Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc búi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh
nâu trễ xuống tận đùi như đã từng phải chịu nhiều thứ quá nặng. Quần của
em chỉ ngắn tới gần đầu gối để lô đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy. Tôi đặc
biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch khiến người ta có ngay
cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.
+ Mục đích: Giúp học sinh biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định
tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.

Bước đầu biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật
trong bài văn kể chuyện.
- Sự chuyển đổi giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
+ Đặc điểm: Cho những đoạn văn trong đó có lời trong truyện có thể là lời
của người dẫn truyện cũng có thể là lời của người trực tiếp tham gia vào tình
huống trong truyện. Yêu cầu học sinh chuyển từ lời dẫn trực tiếp thành lời
dẫn gián tiếp và ngược lại.
Ví dụ: Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp: “...Vua nhìn thấy
những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà bán hàng nước xem trầu đó ai têm.
Vua gặng hỏi mãi bà lão đành nói thật là con gái bà têm.”
(Bài tập 2/T33- SGK I)
Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp:
“... Bác thợ hỏi Hoè:
- Cháu có thích làm thợ xây không?
Hoè đáp:
- Cháu thích lắm.”
+ Mục đích:
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
15
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
Kiểu bài này giúp học sinh vận dụng ngôi kể trong khi kể chuyện. Tuỳ vào
tình huống hoặc ngữ cách giao tiếp mà có thể kể nguyên văn (lời dẫn trực
tiếp) hoặc kể bằng lời kể của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp).
* Bài tập về xây dựng cốt truyện:
Gồm các loại bài:
- Xếp các ý thành câu chuyện:
+ Đặc điểm: Cho các ý chính của câu chuyện đã bị xáo trộn. Yêu cầu học
sinh sắp xếp theo một trình tự logic.
Ví dụ: Truyện "Cây khế" bao gồm các sự việc chính sau:

- Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
- Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được một cây khế.
- Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng
lòng.
- Cây khế có quả, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
- Chim lại đến ăn khế, mọi chuyện lại diễn ra như cũ những người anh may
túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
- Người anh bị rơi xuống biển chết.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
(Bài tập 1/T43- SGK I)
+ Mục đích: Giúp học sinh thấy được thế nào là cốt truyện và ba phần cơ
bản của cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc). Bước đầu biết vận dụng
kiến thức đã học để sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện.
- Kể vắn tắt một câu chuyện:
+ Đặc điểm: Đề bài thuộc dạng này thường chỉ yêu cầu học sinh kể về một
câu chuyện, trong đó làm nổi bật được những ý chính.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật: bà
mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
16
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
(Bài tập trang 45- SGK I)
+ Mục địch: Giúp học sinh thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện
đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
* Bài tập xây dựng đoạn văn trong văn kể chuyện:
Gồm các loại bài:
- Viết đoạn văn còn thiếu:
+ Đặc điểm: Cho phần mở đầu, diễn biến hoặc kết thúc của đoạn văn. Yêu
cầu học sinh hoàn thành nốt những phần còn thiếu.

Ví dụ; Bạn Hà viết thử 4 đoạn câu chuyện "Vào nghề" nhưng chưa viết được
đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn Hà hoàn chỉnh một trong những đoạn
ấy:
a. Đoạn 1:
+ Mở đầu:....
+ Diễn biến:....
+ Kết thúc: Tù đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Valia cũng hiện lên hình
ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được
như cô phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.
b. Đoạn 2:
+ Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển diễn viên. Valia xin bố mẹ
cho ghi tên đi học nghề.
+ Diễn biến:......
+ Kết thúc: Bác giám đốc cười gật đầu bảo em: “Công việc của diễn viên phi
ngựa đánh đàn bắt đầu như thế đấy chúa ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây
lên từ mặt đất.”
c. Đoạn 3:
+ Mở đầu:.........
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
17
Các dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Chương trình mới
+ Diễn biến: Những ngày đầu, Valia rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng
cứ nhớ đến cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn hẳn lên.
+ Kết thúc:........
d. Đoạn 4:
+ Mở đầu:........
+ Diễn biến: Cứ mỗi lần Valia bước lên sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng
nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt cô đã đứng lên lưng ngựa, tay ôm cây
vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên, vẻ thán phục lộ rõ trên khuôn mặt từng khán

giả.
+ Kết thúc:.......
(Bài tập trang 73- SGK I)
+ Mục đích: Rèn cho học sinh viết đoạn văn hoàn chỉnh có mở đầu, diễn
biến và kết thúc.
- Phát triển ý chính thành đoạn văn:
+ Đặc điểm: Cho một bức tranh minh hoạ. Dưới mỗi bức tranh đều có các ý
chính. Dựa vào mỗi ý chính phát triển thành một đoạn văn.
Ví dụ: Bài tập 2/67-SGK T1 có một bài gồm 6 bức tranh nói về câu chuyện
"Ba lưỡi rìu". Yêu cầu học sinh phát triển thành 6 đoạn văn.
+ Mục đích: Giúp các em biết phát triển một ý thành một đoạn.
* Bài tập về luyện tập phát triển câu chuyện:
+ Đặc điểm: Dạng bài tập này thường là những đề văn hoàn chỉnh.
Ví dụ: Trong giấc mơ em được bà tiên cho 3 điều ước và em đã thực hiện cả
ba điều ước đó. Em hãy kể lại câu chuyện đó theo trình tự thời gian.
(Bài tập trang 75- SGK I)
Hoặc: Dựa theo nội dung đoạn trích "Ở vương quốc tương lai". Hãy kể lại
câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
(Bài tập trang 84- SGK I)
Mhóm thực hiện: Vũ Thị Duyên – Nguyễn Hải Hậu – Nguyễn Thị Huyên
LỚP ĐHTC- K1C - UÔNG BÍ - QUẢNG NINH - ĐHSP THÁI NGUYÊN
18

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×