Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chủ đề phản ứng hóa học và phương trình hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.06 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Thời lượng: 5 tiết
Thời gian thực hiện: Từ tuần 9 đến tuần 11 ( tiết 17 đến tiết 21)
Gợi ý phân tiết:
Nội dung
Thời lượng
Tiết PPCT
Nội dung 1: Sự biến đổi chất - Phản ứng hóa học
2 tiết
17,18
Nội dung 3: Phương trình hóa học, phân loại phản
2 tiết
19, 20
ứng hóa học
Nội dung 4: Luyện tập, tổng kết chủ đề
1 tiết
21
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức: Biết được:
- HS phân biệt được hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi vẫn giữ nguyên là
chất ban đầu. HTHH là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác: chất phản ứng ( chất tham
gia) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất được tạo ra.
- Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến
đổi thành phân tử khác.
- HS biết được ý nghĩa của phương trình hóa học: cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ
số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
- HS phân biệt được các loại phản ứng hoá học: phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản
ứng thế
* Trọng tâm: Hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, định nghĩa và bản chất của phản ứng hoá
học, lập PTHH và ý nghĩa của PTHH, các loại phản ứng hóa học.


2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, quan sát, nhận xét, tính cẩn thận trong khi tiến hành thí nghiệm,
rút ra được HTVL, HTHH.
- Rèn kỹ năng lập phương trình hóa học, xác định được ý nghĩa của một số phương trình hóa
học cụ thể.
- Viết được phương trình chữ, xác định chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và chất sản
phẩm (chất tạo thành).
- Nhận biết các loại PTHH.
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập, nhìn nhận một sự việc, hiện tượng một cách toàn diện
- Có hứng thú trong học tập môn học
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự hoc; năng lực khoa học; năng lực ngôn ngữ, năng lực
giao tiếp và hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ hóa học; thực hành hóa học; giải quyết vấn đề
thông qua môn hóa học

Nội dung

II. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề:
Loại
câu
hỏi/bi
tập

Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần
đạt)


Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Vận dụng
cao (Mô tả
yêu cầu cần
đạt)


PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG
Câu
hỏi/bài
tập định
tính

Bài tập
định
lượng

- Nêu được khái niệm
hiện tượng vật lí, hiện
tượng hóa học.
- Nhận biết được một
số hiện tượng vật lý
và hiện tượng hóa học

- Nhận biết được quá
trình biến đổi chất
này thành chất khác.
- Nêu được điều kiện
để phản ứng hóa học
xảy ra.
- Nêu được khái niệm
chất tham gia và sản
phẩm của phản ứng
cho trước.
- Viết được một số
phương trình hố học
đơn giản biểu diễn
phản ứng hoá học đã
được giới thiệu.

 Phân biệt được
hiện tượng vật lý
và hiện tượng hóa
học.
- Giải thích được
hiện tượng vật lí,
hiện tượng hóa
học.
– Xác định được
điều kiện để xảy
ra phản ứng hoá
học, các chất ban
đầu phải tiếp xúc
với nhau, hoặc

cần thêm nhiệt độ
cao, áp suất cao
hoặc chất xúc tác.

Viết
được
phương trình hoá
học bằng chữ để
biểu diễn phản
ứng hoá học.
- Xác định được
các bước lập
phương trình hóa
học cho một số
phản ứng hóa học
cụ thể.
- Lập được PTHH
khi biết các chất
tham gia và sản
phẩm.

- Dựa vào một số
dấu hiệu quan sát
được (thay đổi
màu sắc, tạo kết
tủa, khí thoát ra...)
để xác định.
- Xác định được
chất phản ứng
(chất tham gia) và

sản phẩm (chất
tạo thành).
- Xác định được ý
nghĩa của một số
phương trình hóa
học cụ thể, tỉ lệ số
phân
tử,
số
nguyên tử giữa
chúng.
- Rút ra được ý
nghĩa của phương
trình hóa học, cho
biết các chất phản
ứng và sản phẩm,
tỉ lệ số phân tử, số
nguyên tử giữa
chúng.
- Phân loại được
PƯHH dựa vào
thành phần chất
tham gia và sản
phẩm.

Vận
dụng
kiến thức viết
được những
PTHH phức

tạp hơn. (tổng
hợp
bài
CTHH, quy
tắc hóa trị,...)

III. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ mô tả.
* Câu hỏi bài tập định tính.
- Mức độ nhận biết:
Câu 1: Xác định chất tham gia và sản phẩm trong các phản ứng hóa học dưới đây
a. Nung đá vôi (thành phần là canxicacbonat) thu được vôi sống và khí cacbonic.
b. Sắt để ngoài không khí tác dụng với khí oxi tạo thnh oxit sắt.
c. Đốt cháy than ngoài không khí có khí oxi tạo thành khí cacbonic.
d. Tinh bột lên men tạo thành rượu, khí cacbonic và nước.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Trong một phản ứng hóa học, chất bị biến đổi gọi là…………….., chất mới sinh ra gọi
là……………….
Hiện tượng chất biến đổi tạo thành chất khác gọi là…………………………
Trong một phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các ………………….thay đổi làm cho
………………….này biến đối thành …………….khác. kết quả là từ chất này biến đổi thành chất
khác.
- Mức độ thông hiểu:
Câu 3: Trong các quá trình dưới đây hãy cho biết đâu là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học? Giải
thích.
a. Qúa trình làm muối từ nước biển.
b. Khí gas cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và hơi nước.
c. Rác thải hữu cơ (thành phần chính là gluxit) phân hủy sinh ra khí metan và một số chất khác.
d. Khi nhai cơm trong miệng, một lúc sau cảm giác có vị ngọt.



e. Bàn ủi nóng lên khi có dòng điện đi qua.
f. Xà phòng tẩy sạch các vết bẩn trên quần áo
g. Cuốc, xẻng làm bằng sắt để lâu ngày trong không khí bị han gỉ.
h. Dùng cồn để tráng ống nghiệm, ống nghiệm nhanh khô hơn sau khi rửa bằng nước
Câu 4: Các hiện tượng dưới đây đâu là hiện tượng vật lý, hóa học. Giải thích.
a. Hiện tượng nước bốc hơi từ thể rắn sang thể lỏng, thể hơi.
b. Đốt cháy giấy thành tro
c. Hóa tan muối vào trong nước
d. Đường cháy thành than
Câu 5: Cho một ít thuốc tím vào ống nghiệm, nung thuốc tím. Sau một thời gian, đưa que đóm còn tàn
đỏ lại gần miệng ống nghiệm thấy que đóm bùng cháy. Em hãy cho biết đây là hiện tượng vật lý hay
hiện tượng hóa học? Giải thích?
Câu 6: a/ Lập PTHH theo sơ đồ sau, sau đó phân loại các PƯHH
a. Mg + HCl ------> MgCl2 + H2
b. S + O2 ------> SO2
c. P2O5 + 3 H2O ------> 2 H3PO4
d. PbO + H2 ------> Pb + H2O
e. Na2O + H2O ------> NaOH
f. Fe(OH)3 ------> Fe2O3 H2O
g. Zn + O2 ------> ZnO
h. NaNO3 ------> NaNO2 + O2
i. KOH + H2SO4 ------> K2SO4 + H2O
j. P + O2 ------> P2O5 .
k. K + O2 ------> K2O.
l. Al + CuCl2 ------> AlCl3 + Cu
b/ Nêu ý nghĩa của 3 PTHH do em chọn
- Mức độ vận dụng thấp:
Câu 7: Lập phương trình hóa học của những phản ứng sau:
a. Thổi hơi thở có khí cacbonic (CO 2) vào ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH) 2
thu được chất rắn màu trắng canicacbonat (CaCO3) và nước.

b. Lưu huỳnh (S) cháy trong khí oxi (O2) thu được khí sunfurơ.(SO2)
c. Đốt khí hidro (H2) trong lọ khí oxi (O2) thu được hơi nước. (H2O)
a. Khí gas (CH4) cháy tạo khí cacbonic (CO2) và hơi nước (H2O), biết khí gas cháy là tác dụng với
khí oxi (O2).
b. Than (C) tác dụng với khí oxi tạo ra khí cacbonic (CO2).
c. Trộn hỗn hợp sắt (Fe) và lưu huỳnh (S), sau đó đốt hỗn hợp trên thu được sắt (II) sunfua (FeS)
d. Đốt phot pho (P) trong không khí thu được đi photpho penta oxit (P 2O5), biết trong kk có khí
oxi.
e. Cho kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiddric (HCl) thu được khí hiđro và kẽm clorua ( ZnCl2)
Câu 8: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
a. Al(OH)3 ----> Al2O3 + O2
b. Cu + AgNO3 ----> Cu(NO3)2 + Ag
Lập PTHH, xác định tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng : Fex(SO4)y + NaOH  Fe(OH)3 + ?
Biện luận để tìm x, y và bổ sung chất vào trong phản ứng , sau đó lập PTHH
- Mức độ vận dụng cao:
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học? Giải thích
a. Sau cơn mưa, xuất hiện cầu vồng.
b. Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan.
c. Khi tôm chết, vỏ tôm chuyển sang màu hồng.
d. Lòng trắng trứng khi nấu chín sẽ đông tụ lại.
Câu 11: Hoàn thành các PTHH sau:
a. ? + ? ----> Al2S3
b. FeS2 +? ---> Fe2O3 + SO2


c. FexOy + CO ----> Fe + CO2
d. Fe3O4 + HCl ---> FeCl2 + FeCl3+ ?
t
e. Cu + O2 ��

� CuO
t
f. Al + O2 ��
� Al2O3
g. CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
h. Fe + HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O
i. HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + ?
j. ? + ? AgNO3 → Al(NO3)3 + 3 Ag
Câu 12: Vì sao những vật dụng bằng sắt để ngoài không khí ẩm lâu ngày, nếu không được bảo quản sẽ
bị gỉ.
Câu 13 Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành
hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra giai
đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không
khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
o

o

Câu 14: Trong giờ thực hành, bạn Nam đã tiến hành thí nghiệm: cho một ít hạt thuốc tím vào nước và
khuấy đều. Sau khi thuốc tím tan hoàn toàn, nước trong cốc từ không màu chuyển sang màu tím. Nam
kết luận đã có phản ứng hóa học xảy ra. Theo em, kết luận của bạn Nam đúng hay sai? Giải thích.
Câu 15: a/ Em hãy liệt kê một số hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống có ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe con người.
b/ Hãy nêu một số biện pháp nhằm hạn chế các hiện tượng hóa học trên xảy ra hoặc biện pháp
làm giảm tác hại do các hiện tượng đó gây ra với môi trường và sức khỏe con người

Tuần 9

Ngày soạn : 20/10/2019


Tiết 17,18

Ngày giảng:23,24/10

Chủ đề: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Nội dung 1: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT- PHẢN ỨNG HÓA
HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh biết được :
1/ Kiến thức:HS nắm được


- Hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phân biệt được 2 hiện tượng này
- Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi
thành phân tử khác.
- Nhận biết các dấu hiệu và các điều kiện để PƯHH xảy ra.
* Trọng tâm: Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học và phản ứng hóa học
2/ Kỹ năng: Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện
tượng hóa học.
3/ Thái độ: - Học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, ham thích học tập bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống
4/ Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực khoa học; năng lực ngôn ngữ, năng lực
giao tiếp và hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ hóa học; thực hành hóa học; giải quyết vấn đề
thông qua môn hóa học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên:
- Tranh vẽ: Hình vẽ 2.1 trang 45 SGK.

- Dụng cụ :đèn cồn, bộ thí nghiệm đun nước
- Hóa chất: Nước đá, nến
Học sinh: đọc trước nội dung bài học, photo bộ câu hỏi bài tập do GV cung cấp.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành thí nghiệm; trực quan; thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1/ Tổ chức tình huống khởi động ( Do GV tự thực hiện theo tình hình lớp)
3. Các hoạt động dạy - học
3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
Năng lực cần phát triển: Sử dụng ngôn ngữ hóa học; thực hành hóa học; giải quyết vấn đề
thông qua môn hóa học và các năng lực chung.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu và mục tiêu của bài học ( chuyển giao nhiệm I. Sự biến đổi của chất
vụ học tập)
1. Hiện tượng vật lí:
Mục tiêu: hình thành khái niệm HTVL, HTHH
Là hiện tượng chất biến đổi nhưng
Nhiệm vụ: Quan sát TN, tái hiện những hiện tượng đã quan vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
sát, đã biết trong đ/s để minh họa cho các khái niệm.
(không có chất mới sinh ra)
GV: Sử dụng mẫu nước đá, nước lỏng, kết hợp làm TN. Đặt * Ví dụ:
câu hỏi.
Nước (ở thể rắn) nước (lỏng) 
H: Em hãy cho biết các trạng thái tồn tại của nước?
nước (hơi)  nước (lỏng)  nước
H. Quan sát cốc nước đang sôi, em có nhận xét gì ?
(rắn)
H. Lấy phễu úp lên cốc nước đang sôi, em có nhận xét gì?
H. Qua thí nghiệm nước có có bị biến đổi thành chất khác
không? Vậy yếu tố nào bị thay đổi?

HS: Theo dõi thảo luận trả lời các câu hỏi.
GV: Thí nghiệm với cây nến ( hơ nóng chảy cây nến).
H: Hãy nêu những thay đổi mà em quan sát được?
H.Chất prafin trong cây nến có thay đổi không?
GV: Hai hiện trên là hiện tượng vật lí.
H. Vậy thế nào là hiện tượng vật lí?
HS: Trao đổi và phát biểu
2. Hiện tượng hóa học:
H: Hãy lấy ví dụ về hiện tượng vật lý?
Là hiện tượng trong đó có sự biến
GV: Làm thí nghiệm đốt nến.
đổi chất này thành chất khác.(có
H: Hãy nêu những thay đổi mà em quan sát được?
sinh ra chất mới)
H: Chất parafin có bị thay đổi không?
*Ví dụ:
H: Em hãy dự đoán xem có chất mới sinh ra hay không.
Nến cháy tạo ra khí cacbonic và
GV: Khi đốt nến ta thấy có khí CO2 và hơi nước.
hơi nước.
GV: Hiện tượng này gọi là hiện tượng hóa học.


H: Vậy thế nào là hiện tượng hóa học?
HS: Thảo luận trả lời.
GV: Hình thành khái niệm hiện tượng hóa học.
HS: Lấy một số ví dụ về hiện tượng hóa học.
GV: Nhận xét về hoạt động 1 và tóm lược ý chính
3.2.Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng hóa học
Năng lực cần phát triển: Sử dụng ngôn ngữ hóa học; thực hành hóa học; giải quyết vấn đề

thông qua môn hóa học và các năng lực chung.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu và mục tiêu của bài học ( chuyển giao nhiệm vụ II. Phản ứng hóa học
học tập)
1. Định nghĩa.
Yêu cầu: nắm khái niệm PUHH và các điều kiện để PUHH Quá trình biến đổi từ chất này
xảy ra.
thành chất khác gọi là phản ứng
Nhiệm vụ: Nhớ lại kiến thức đã học, kết hợp quan sát hiện hóa học
tượng TN để hình thành khái niệm
GV: Làm thí nghiệm với đèn cồn.
PƯHH đựơc ghi theo phương
H: Tại sao khi đậy nắp đèn cồn lại tắt?
trình chữ như sau:
H: Vậy để cây nến hay đèn cồn cháy được thì cần phải có Tên các chất tham gia Tên các
thêm chất gì?
sản phẩm.
HS: Trả lời: khí oxi
VD:
GV: Để một vật hay một chất cháy được thì cần phải có oxi, Parafin + khí oxi  khí cacbonic +
hay nói cách khác là trong đó đang xảy ra phản ứng giữa chất hơi nước
với oxi để tạo ra chất mới. Quá trình đó gọi là phản ứng hóa
học
H: Từ TN trên em hãy cho biết thế nào là PƯHH?
HS: Hình thành khái niệm PƯHH
H: Theo em PƯHH và hiện tượng hóa học có mối liên hệ gì
với nhau? Cái nào có trước?
H: Trong TN trên nếu không thổi tắt nến cứ để nến cháy thì
khi nào nến sẽ tắt?

H: Vậy trong quá trình phản ứng lượng chất nào giảm dần,
lượng chất nào tăng dần?
HS Trả lời các câu hỏi
GV: Giới thiệu cách ghi phản ứng hóa học theo pt chữ.
như sau: Tên các chất tham gia  tên các sản phẩm.
H. Vậy trong phản ứng đốt nến ta ghi pt chữ như thế nào?
GV: Hướng dẫn cách đọc phương trình chữ của phản ứng. Sau
đó cho phương trình chữ của PƯ và yêu cầu học sinh đọc:
Kẽm + axit clohiđric  Khí hiđro + Kẽm clorua.
HS: Đọc phương trình chữ.
GV: Nhận xét phần hoạt động này và kết thức tiết học .
GV: ra bài tập về nhà: Học và làm bài tập về nhà 1,2,3/47,
1,3/50 SGK
GV: Thực hiện các bước( khởi động, chuyển giao nhiệm vụ
đề thực hiện tiết học tiếp theo)
GV: Sử dụng sơ đồ 2.5
H: Có gì thay đổi trong PƯHH?
GV: Phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất, phản
ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất.
H.Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
H.Trong qúa trình phản ứng, các nguyên tử H cũng như

2. Diễn biến của PƯHH
Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa
các nguyên tử thay đổi làm cho
phân tử này biến đổỉ thành phân
tử khác.


nguyên tử O có còn liên kết với nhau không?

H. Sau phản ứng nguyên tử nào liên kết với nhau?
H.Các phân tử trước và sau khi phản ứng có khác nhau không?
H. Qua phân tích sơ đồ nêu trên, ta kết luận được điều gì?
HS quan sát sơ đồ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV: Muốn có PƯHH xẩy ra, các chất phản ứng được tiếp xúc 3. Khi nào có PƯHH xảy ra?
với nhau. Qua các thí nghiệm quan sát được, các em hãy cho ví - Các chất phản ứng được tiếp xúc
dụ?
với nhau.
HS: Phát biểu.
- Có trường hợp cần đun nóng
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn phản ứng của kẽm với dd axit hoặc có phản ứng cần có mặt
chất xúc tác.
clohiđric  chứng tỏ chất phản ứng tiếp xúc với nhau.
H. Có phản ứng chỉ có một chất tham gia thì cần có điều kiện
nào? cho ví dụ?
HS: Phát biểu.
GV.Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác, yêu cầu hs
4. Làm thế nào để nhận biết có
đọc sgk phần 3/III.
H. Qua các hiện tượng, thí nghiệm hãy cho biết khi nào có PƯHH xảy ra?
Để nhận biết có PƯHH xảy ra ta
PƯHH xẩy ra?
dựa vào:
HS. Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Dấu hiệu có chất mới xuất hiện.
GV : Sử dụng các phản ững vừa làm tổ chức thảo luận
H. Trong mỗi thí nghiệm trên dấu hiệu nào chứng tỏ có PƯHH Chất mới có những t/c khác với
chất đem p/ư về màu sắc, tính
xảy ra?
tan, trạng thái của chất.

HS. Trả lời
GV. Vậy để nhận biết một phản ứng ta dựa vào những dấu hiệu - Các dấu hiệu khác như: Sự toả
nhiệt, phát sáng, sủi bọt khí…
nào?
Ví dụ : P cháy, khí gas cháy, nến
HS.Trao đổi thảo luận lớp tìm các dấu hiệu.
cháy ...
GV. Chốt lại ý chính
4. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ, VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Ma trận câu hỏi phát triển năng lực
Các mức độ
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
thấp
Kiến thức
Xác định chất tham
Xác định HTVL,
Xác định
Giải thích hiện
gia, sản phẩm trong HTHH, dấu hiệu
HTVL,
tượng, tìm biện
PƯHH
phân biệt 2 hiện
HTHH
pháp BVMT
Điền vào chỗ trống
tượng này

Câu hỏi
C1, C2
C3,C4
C5
C12, C13, C14, C15
Ghi chú: các câu hỏi và bài tập có trong phần hệ thống câu hỏi/ bài tập
V. DẶN DÒ - HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
Hết tiết 17: H/s học và làm bài tập về nhà số bài tập trong bảng ma trận
Hết tiết 18: làm các bài tập trang SGK 4,5,6 /51. 12/57 sgk
Học và nắm vững các khái niệm trong bài học.
Hướng dẫn một số bài
4. “Trước khi cháy chất parafin ở thể rắn, còn khi cháy ở thể hơi. Các phân tử parafin phản ứng
với các phân tử khí ôxi”.
6. Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với ôxi (trong không khí ). Dùng que lửa
châm để nâng nhiệt độ của than (hay làm nóng than), quạt mạnh để thêm đủ ôxi. Khi than bén cháy là
đã có phản ứng hóa học xảy ra .


Tuần 10

Ngày soạn : 20/10/2019

Tiết 19,20

Ngày giảng:1,4/11

Chủ đề: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
NỘI DUNG 2: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC


I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được phương trình dùng để biểu diễn PƯHH gồm công thức hóa học của các chất tham
gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp.
- Các bước lập PTHH
- Ý nghĩa của phương trình hóa học là: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm; tỉ lệ về số
nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
- Phân loại PUHH thành các loại dựa vào số chất tham gia và số chất sản phẩm
* Trọng tâm: Lập PTHH
2/ Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng lập phương trình hóa học khi biết các chất tham gia và sản phẩm.
- Phát triển năng lực sử dụng kiến thức hóa học
- Xác định được ý nghĩa của một PTHH cụ thể
3/ Thái độ: Tính cẩn thận trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:
Năng lực chuyên môn: tư duy logic, phân tích, tổng hợp, hệ thống..
Năng lực Phương pháp: Đánh giá, xử lý, đánh giá, trình bày kiến thức
Năng lực xã hội: Khả năng phối hợp với HS khác trong học tập
Năng lực cá thể: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển bản thân
* Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ hóa học; Sáng tạo; Giải quyết vấn đề, vận dụng kiến
thức hóa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Tranh vẽ phóng to H25 SGK tr48
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
H : Tại sao có hiện tượng hóa học? Khi phản ứng hóa học xảy ra thì những yếu tố nào thay đổi?
3. Các hoạt động dạy - học
( Tình huống khởi động, GV thực hiện theo tình hình lớp)
3.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về PTHH về cách lập PTHH

Năng lực cần phát triển: Sử dụng ngôn ngữ hóa học; Sáng tạo; Giải quyết vấn đề, vận dụng
kiến thức hóa học và các năng lực chung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu và mục tiêu của bài học ( chuyển giao I. Lập phương trình hóa học.
nhiệm vụ học tập)
1. Phương trình hóa học
Yêu cầu: Biết cách lập một PTHH
- Phương trình hóa học dùng để biểu diễn
Nhiệm vụ:
ngắn gọn PƯHH.
- Thảo luận để hình thành các bước lập PTHH
- ví dụ:
- Vận dụng lý thuyết để thực hành lập các PTHH
Khí Hidro + Khí oxi  Nước
đơn giản.
2 H2 +
O2  2 H2O
GV: Để biểu diễn ngắn gọn các PƯHH, người ta
dùng PTHH.
2. Các bước lập PTHH
GV: Sử dụng phương trình chữ
B1: Viết sơ đồ phản ứng bằng CTHH .
Khí Hidro + Khí oxi  Nước
B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên


GV: Khi thay tên các chất bằng công thức hóa học, tố ở hai vế
ta có sơ đồ của phản ứng.
B3: Viết thành PTHH.

H.Nhận xét gì về số ngtử của mỗi ngtố ở 2 vế?
GV:Hướng dẫn cách chọn hệ số và viết thành Ví dụ:
phương trình hóa học của phản ứng trên.
B1: P + O2 -- P2O5
H.Việc lập phương trình hóa học được tiến hành B2: 4P + 5O2 -- 2P2O5
theo các bước như thế nào?
B3: 4P + 5O2  2P2O5
GV: Hãy nhận xét cách ghi phương trình chữ (của
PƯHH) và PTHH của PƯHH nêu trên.
GV: Hướng dẫn học sinh đọc PTHH
H: Như vậy PTHH được lập qua mấy bước?
GV: Tổng hợp các bước, ghi bảng.
Ví dụ: Đốt photpho trong không khí, thu được hợp
chất photpho pentaoxit (P2O5). Hãy lập PTHH của
phản ứng trên.
3/ Bài tập vận dụng:
GV: gợi ý thực hiện:
2Fe + 3Cl2  2FeCl3
HS: Thực hiện theo các bước tương ứng.
2SO2 + O2  2SO3
H: Nhắc lại các bước lập một PTHH?
GV: Lưy ý về cách viết, phân biệt sơ đồ phản ứng Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
với PTHH.
GV: Sử dụng bài tập để luyện tập về lập PTHH:
Bài tập: Cho sơ đồ phản ứng dưới đây:
Fe + Cl2 ---> FeCl3
KClO3 ---> KCl + O2
Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2

Hãy lập PTHH của các phản ứng trên.
GV: Hướng dẫn các thủ thuật để xác định hệ số và
lưu ý cho HS về cách tính nhóm nguyên tử, tuyệt đối
không thay đổi các chỉ số…
Kết thúc tiết 1/ GV tổng kết và ra bào tập về nhà: HS làm các bài tập: 2a, 3,4a,5a,6,7
3.2. Hoạt động 2: Phân loại phản ứng hóa học và ý nghĩa của PTHH
Năng lực cần phát triển: Sử dụng ngôn ngữ hóa học; Sáng tạo; Giải quyết vấn
đề, vận dụng kiến thức hóa học và các năng lực chung
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu và mục tiêu của bài học ( chuyển giao II. Phân loại phản ứng hóa học
nhiệm vụ học tập)
1/ Phản ứng hóa hợp.
Yêu cầu: - Nắm được hai loại PƯHH là phản ứng Là phản ứng hóa học trong đó có nhiều chất
hóa hợp và phản ứng phân hủy
tham gia tạo ra một sản phẩm
- Nắm được các ý nghĩa của PTHH
Tổng quát: A + B -> C
Nhiệm vụ: Theo dõi bài mẫu và thực hành để vận Ví dụ: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3
dụng kiến thức
GV: Sử dụng mộ số ví dụ, yêu cầu HS nhận xét vầ 2/ Phản ứng phân hủy.
số chất tham gia, số sản phẩm.
Là những phản ứng hóa học trong đó có một
2Fe + 3Cl2  2FeCl3
chất tham gia tạo ra nhiều sản phẩm
KClO3 ---> KCl + O2
Tổng quát: A -> B + C
Ví dụ: 2KClO3 ---> 2KCl + 3O2
4P + 5O2  2P2O5
HS:Thảo luận để trả lời

GV: Hình thành khái niệm về các loại phản ứng.
GV: Nhìn vào một phương trình hoá học ta biết
II: Ý nghĩa của PTHH
được những thông tin gì?
HS:Lập PTHH theo sơ đồ dưới đây và tìm thông tin


cho PTHH:
PTHH cho ta biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân
Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O
tử giữa các chất hay từng cặp chất trong
GV: Sử dụng câu hỏi gợi ý:
PƯHH
H: Cho biết số phân tử trong PTHH?
Ví dụ : PTHH :
GV: Sử dụng tiếp một PTHH khác để khai thác.
2H2 + O2  2H2O
Em hãy cho biết tỉ lệ số phân tử trong PTHH dưới ta có:
đây: 2H2 + O2 
2H2O
- Tỉ lệ
HS:Ta có tỷ lệ :
số Ntử H2:số Ptử O2 : số Ptử H2O là 2 : 1 : 2
Số phân tử Hiđrô, Số phân tử ôxi, Số phân tử nước - Tỉ lệ từng cặp chất:
=2:1:2
Số ptử H2: Ptử O2 là: 2: 1
H:Các em hiểu tỷ lệ trên như thế nào ?
(Tỉ lệ trên có nghĩa là cứ 2 Ptử H2 t/d vừa đủ với 1
Ptử ôxi tạo ra 2 pt H2O.)
GV: Hãy cho biết ý nghĩa của PTHH?

GV: Sử dụng thêm các ví dụ để minh họa
Ví dụ: Lập PTHH và xác định tỉ lệ số nguyên tử,
phân tử trong các PTHH sau:
a/ Na + O2  Na2O
b/ P2O5 + H2O  H3PO4
HS: Thực hiện trên giấy nháp, 02 em lên bảng thực
hiện
GV: Tổ chức nhận xét.
GV:Thông báo thêm về tỉ lệ từng cặp chất tham gia
hay cặp chất sản phẩm
4. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ, VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Ma trận câu hỏi phát triển năng lực
Các mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Kiến thức
Câu hỏi

Các kiến thức về
PTHH

Lập PTHH
Xác định tỉ lệ
trong pTHH
C2,3,4,5

C1


Biện luận tìm hệ số
trong PTHH
C6

Câu 1:- PTHH biểu diễn gì? Gồm những thành phần nào?
- Khi nào ta gọi sơ đồ phản ứng, khi nào ta gọi PTHH
- Có mấy bước lập PTHH?
- Thực chất của việc lập PTHH là gì?
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: Al(OH)y + H2SO4 ----> Alx(SO4)y + H2O
x, y lần lượt là :
a. x = 4; y = 1
b. x = 2; y =3
c. x = 1; y = 4
d. x = 3; y = 2
Câu 3: Lập PTHH theo sơ đồ sau:
dpnc
  Al + O2
a/ Mg + HCl  MgCl2 + H2
b. S + O2  SO2
c/ Al2O3  
d/ P2O5 + 3 H2O  2 H3PO4
e/ PbO + H2  Pb + H2O
Câu 4: Lập PTHH và nhận biết đâu phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy?
t
a. Na2O + H2O  NaOH
b. Fe(OH)3 ��
� Fe2O3 H2O
c. Zn + HCl  ZnCl2 + H2
d. Na + H2O  Na + H2
Câu 5: Cho các sơ đồ phan rứng sau:

c. Al(OH)3 ----> Al2O3 + O2
d. Cu + AgNO3 ----> Cu(NO3)2 + Ag
Lập PTHH, xác định tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng : Fex(SO4)y + NaOH  Fe(OH)3 + ?
Biện luận để tìm x, y và bổ sung chất vào trong phản ứng
o


V. DẶN DÒ - HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ:
Bài tập về nhà làm các phần còn lại của các bài tập
Hướng dẫn BTVN
1. b)sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học là chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân
bằng số nguyên tử. ( Đúng hơn là : “thường thì chưa”. có một số trường hợp sơ đồ cũng là phương
trình hóa học, thí dụ :C + O2  CO2 )
3. a)
2HgO  2Hg + O2
b)
2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O
4. a)
Na2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl
5. a)
Mg + H2SO4  MgSO4 + H2
6. a) Phương trình hóa học cũng là phản ứng :
4P + 5O2  2P2O5



×