Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ NHƢ NGỌC

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ NHƢ NGỌC

QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NHUNG
XÁC NHẠN CỦA CÁN BỘ
HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận
văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kì luận văn nào và không
đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên

Lê Thị Như Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo – TS. Nguyễn Thị Nhung đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin có lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt nhiều kiến thức của các môn cơ sở,
đó là nền tảng giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp./.



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP ...........................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính
trong doanh nghiệp ......................................................................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................................5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ..............................................................7
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp .........9
1.2.1. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ..................................................................9
1.2.2. Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp ...................................................16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................45
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................46
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................46
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................46
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................47
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu ....................................................47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................49
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM ...................................50
3.1. Khái quát chung về tổng công ty thép Việt Nam ...............................................50
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................50
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động chính ...............................................................................52



3.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý ...................................................................................52
3.1.4. Khái quát về tình hình tài chính của công ty trong những năm vừa qua ........55
3.1.5. Vị thế của công ty trong ngành .......................................................................58
3.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty Thép Việt Nam .......60
3.2.1. Các rủi ro tài chính chủ yếu mà Tổng công ty thép Việt Nam gặp phải .........60
3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam .............66
3.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép
Việt Nam ...................................................................................................................75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................79
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI
CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM ...........................................80
4.1. Phân tích SWOT tổng công ty thép Việt Nam ...................................................80
4.2. Nhóm giải pháp về phía Tổng công ty thép Việt Nam ......................................83
4.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng chƣơng trình quản trị rủi ro, nâng cao năng lực
quản trị cho doanh nghiệp .........................................................................................83
4.2.3. Nhóm giải pháp ứng dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi
suất và giá nguyên vật liệu nhằm ổn định sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp .........87
4.2.4. Nâng cao nhận thức, chất lƣợng, tăng cƣờng vai trò của HĐQT trong việc
kiểm soát nội bộ và QTRR tài chính .........................................................................90
4.3. Nhóm giải pháp về phía ngành thép ...................................................................91
4.4. Kiến nghị đối với nhà nƣớc ................................................................................92
4.4.1. Đối với nhà nƣớc .............................................................................................92
4.4.2. Về phía ngành tài chính, ngân hàng ................................................................94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................96
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98



BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CTCP

Công ty cổ phần

3

DTT

Doanh thu thuần

4

FDI


Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

5

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

6

USD

Đô la Mỹ

7

CEO

Giám đốc điều hành

8

CFO

Giám đốc tài chính

9

CRO


Giám đốc quản lý rủi ro

10

WSA

Hiệp hội thép thế giới

11

HĐQT

Hội đồng quản trị

12

AFTA

Khu vực thƣơng mại tự do Asean

13

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

14

NHTM


Ngân hàng thƣơng mại

15

OTC

Thị trƣờng chứng khoán chƣa niêm yết

16

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

17

VNSTEEL

Tổng công ty thép Việt Nam

18

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

19

WTO


Tổ chức thƣơng mại thế giới

20

UBCK

Uỷ ban chứng khoán

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3-1

Cơ cấu doanh thu giai đoạn 2015-2017

54

2


Bảng 3-2

Cơ cấu chi phí giai đoạn năm 2015 - 2017

55

3

Bảng 3-3

Một số chỉ tiêu về hoạt động SXKD giai đoạn 2015-2017

56

4

Bảng 3-4

Điểm mạnh và điểm yếu của Tổng công ty thép

59

5

Bảng 3-5

Các khoản vay và nợ dài hạn

63


6

Bảng 3-6

Các khoản vay và nợ ngắn hạn

63

7

Bảng 3-7

Công nợ phải thu năm 2015

65

8

Bảng 3-8

Công nợ phải thu năm 2016

66

9

Bảng 3-9

Công nợ phải thu năm 2017


66

10 Bảng 3-10

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất tóm lƣợc

67

11 Bảng 3-11

Hệ số lỗ do chênh lệch tỷ giá trên lợi nhuận ròng

73

12 Bảng 3-12

Bảng thể hiện hệ số chi phí lãi vay trên chi phí tài chính và
hệ số chi phí lãi vay trên lợi nhuận ròng

73

13 Bảng 3-13

Bảng thể hiện hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

74

14 Bảng 3-14


Bảng thể hiện hệ số hoạt động của tổng công ty thép Việt Nam

74

15 Bảng 3-15

Bảng thể hiện hệ số khả năng thanh toán

75

16 Bảng 3-16

Nhóm các hệ số cơ cấu tài chính (Đòn bẩy tài chính) giai
đoạn từ năm 2015 đến năm 201

ii

76


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

Trang


1

Hình 2-1 Thiết kế nghiên cứu của luận văn

44

2

Hình 3-1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty thép

52

iii


LỜI MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Các doanh nghiệp Việt Nam rất yếu về quản trị tài chính (quản trị bài toán đầu

tƣ, hiệu quả, dòng tiền, rủi ro tài chính, cân bằng tài chính, khả năng thanh toán…).
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không thể ra quyết định hoặc ra quyết định mà không
biết sắp tới thu chi dự kiến ra sao, dòng tiền cân đối ko…?
Những nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vĩ
mô - những biến động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và ở cả tầm vi
mô – công tác quản trị tài chính ở bản thân các doanh nghiệp. Vì vậy, phòng ngừa
rủi ro bằng việc quản trị và điều hành hằng ngày phải đƣợc coi là nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng đối với từng doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép các loại cả năm 2017 đạt
hơn 22 triệu tấn, tăng 23,5% so với năm 2016. Bán hàng sản phẩm thép các loại
năm 2017 đạt 18,9 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2016. Đặc biệt, sản lƣợng tôn
mạ và màu, ống thép và thép xây dựng tăng trƣởng mạnh nhất. Theo đó, sản lƣợng
tôn mạ và tôn phủ màu trong năm 2017 của toàn ngành đạt 4,5 triệu tấn, tăng 33,6%
so với năm 2016. Bán hàng đạt 3,6 triệu tấn, tăng 22,1%. Sản lƣợng sản xuất và bán
hàng thép xây dựng tăng lần lƣợt 14,6% và 13,8% đạt 9,9 triệu tấn và 9,8 triệu tấn.
Tuy nhiên nguồn lực để mở rộng công suất các nhà máy không dựa vào lợi
nhuận tái đầu tƣ mà hầu hết là đến từ vay nợ. Số liệu tổng hợp bởi E&Y trong 10
năm qua cho thấy lợi nhuận EBITDA (thu nhập trƣớc thuế, trả lãi và khấu hao)
trung bình các doanh nghiệp thép sụt giảm đáng kể từ mức cao nhất 3,4 tỷ USD của
năm 2008. Từ sau khủng hoảng tài chính 2008, EBITDA trung bình của 30 công ty
thép lớn nhất chỉ dao động từ 1 đến 1,5 tỷ USD/năm. Để tài trợ mức tốc độ mở rộng
đó, nợ ròng tăng lên mức 5,3 tỷ USD năm 2016 từ mức 4,3 tỷ USD năm 2008, làm
cho tỷ số nợ ròng / EBITDA lên mức 4,5 lần từ 1,3 lần.
Theo báo cáo ngành thép của CTCP KIS Việt Nam, các công ty thép lớn đang
gặp rủi ro tài chính lớn khi liên tục cạnh tranh bằng mở rộng công suất trong một thị

1


trƣờng đang bị dƣ nguồn cung. Tình trạng khủng hoảng hiện tại của ngành có thể
tiếp tục kéo dài trong nhiều năm tới.
Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) là Công ty có quy mô lớn nhất
trong ngành thép hiện nay. Tổng sản lƣợng thép xây dựng của Tổng Công ty và các
công ty trực thuộc chiếm gần 50% thị trƣờng trong nƣớc. Ngoài lợi thế về quy mô
so với các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn, VNSTEEL có hiệu quả hoạt động ở
mức trung bình ngành. VNSTEEL có hệ thống các công ty con, công ty liên doanh
liên kết, các đại lý phủ khắp các tỉnh thành trên cả nƣớc, điều này thuận lợi trong
quá trình phân phối sản phẩm của Công ty.

Ngoài các yếu tố thuận lợi, VNSTEEL cũng gặp một số vấn đề khó khăn. Hiện
nay ngành sản xuất thép Việt Nam nói chung và VNSTEEL nói riêng vẫn chƣa chủ
động đƣợc nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu sản xuất thép vẫn phải nhập từ nƣớc
ngoài. Nguồn phôi thép sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc 40% nhu cầu, còn lại
hơn 50% phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Ngoài ra, VNSTEEL hiện nay duy trì một
tỷ lệ nợ khá cao, do đó áp lực tăng lãi suất trên thị trƣờng hiện nay cũng là một gánh
nặng lớn đối với công ty, làm tăng chi phí tài chính, giảm lợi nhuận của công ty.
Các yếu tố đầu vào nói chung và giá điện nói riêng tăng trong thời gian vừa qua đã
ảnh hƣởng lớn làm tăng chi phí sản xuất của Công ty, từ đó gây áp lực giảm lợi
nhuận của Công ty.
Chính từ những nhận định đó, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Quản trị
rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam” với hy vọng đóng góp vào thực
tiễn về vấn đề quản trị rủi ro tài chính trong Tổng công ty.
2.

Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:



Câu hỏi 1: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam
hiện nay nhƣ thế nào?



Câu hỏi 2: Tổng công ty thép Việt Nam cần làm gì để nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro tài chính?

2



3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu


Nhận diện các rủi ro tài chính mà tổng công ty thép Việt Nam thƣờng gặp

phải.


Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tài chính của tổng công ty thép

Việt Nam


Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro tài chính

từ đó giảm thiểu và kiểm soát thiệt hại do các rủi ro tài chính gây ra tại tổng công ty
thép Việt Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài

chính, trong đó tập trung vào nhóm các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động quản trị rủi
ro tài chính và nhóm chỉ số đƣợc sử dụng để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tài
chính tại các doanh nghiệp.



Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam,

thông qua: (i) Nhận diện các rủi ro tài chính mà Tổng công ty thép Việt Nam đã và
đang gặp phải và mức độ tác động của các rủi ro đó đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp; (ii) Phân tích và đánh giá những giải pháp quản trị rủi ro mà Tổng
công ty thép Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua.


Đƣa ra đƣợc giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản trị

rủi ro tài chính tại Tổng công ty thép Việt Nam.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu



Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản

trị rủi ro tài chính tại tổng công ty thép Việt Nam


Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tài chính

tại tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2015-2017
5.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng.

Cụ thể nhƣ sau :

3


Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về rủi ro
tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3 : Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại tổng
công ty thép Việt Nam
Chƣơng 4 : Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính tại tổng công
ty thép Việt Nam

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài

chính trong doanh nghiệp
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Quá trình quản lí rủi ro liên quan đến cả các quá trình bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp. Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu môi trƣờng kinh doanh với các phƣơng

pháp SWOT, PESTEL, PORTER nhƣng kĩ thuật hơn và chi tiết hơn. Để xác định
rủi ro, cần phải kiểm tra doanh nghiệp và sản phẩm, quá trình quản lí, khách hàng,
nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, giá thành, xu hƣớng kinh doanh, cấu trúc cân bằng
và cả vị trí của doanh nghiệp trong thị trƣờng. Ngoài ra, cần phải xem xét các bên
liên quan và các mục tiêu cũng nhƣ khả năng chịu rủi ro của họ.
Khi đã hiểu biết rõ về các rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp có thể thực hiện
các bƣớc tiếp theo của quản lí rủi ro: lựa chọn công cụ, định lƣợng và đánh giá rủi
ro… Tuy nhiên, thứ tự này ít khi xảy ra một cách trơn tru trong thực tế đơn giản vì
việc xác định rủi ro đã là cả một vấn đề và phải làm trong thực tế.
Michel Crouhy (2014) hƣớng dẫn để định lƣợng rủi ro - cập nhật đầy đủ các
thông tin mới nhất, đổi mới hiệu quả trong quản lý rủi ro tài chính. Tác giả cung cấp
các phƣơng pháp mới nhất cho việc: (i) Đo lƣờng và chuyển giao rủi ro tài chính;
(ii) Tăng tính minh bạch trong quản lý rủi ro tài chính; (iii) Quản lý rủi ro doanh
nghiệp tiếp cận cận phƣơng pháp (ERM).
John C. Hull (2011) giải thích tất cả các khía cạnh của rủi ro tài chính và
định chế tài chính, giúp độc giả hiểu rõ hơn về thị trƣờng tài chính và các nguy cơ
tiềm tàng, đồng thời phản ánh sự phát triển quan trọng trong việc hoàn tất Basel III,
các quy định mới ảnh hƣởng đến thị trƣờng. Trong cuốn sách năm 2011, tác giả đã
bổ sung chƣơng mới về quản lý rủi ro doanh nghiệp và phân tích các kịch bản, với
các nội dung nhƣ: các loại rủi ro khác nhau, làm thế nào và rủi ro xuất hiện ở đâu
trong các tổ chức khác nhau, và làm thế nào để cơ cấu pháp lý của từng tổ chức ảnh

5


hƣởng đến hoạt động quản trị rủi ro. Cuốn sách này cung cấp một bức tranh hoàn
chỉnh của về quản trị rủi ro và phƣơng thức thực hành quản trị rủi ro, với đầy đủ các
thông tin cập nhật, theo đó cho phép ngƣời đọc tìm hiểu các loại rủi ro khác nhau và
cách chúng đƣợc quản lý và nghiên cứu các vấn đề pháp lý mới nhất để đối phó với
rủi ro. Theo tác giả, quản trị rủi ro là tối quan trọng với sự bảo toàn vốn có trong hệ

thống tài chính, và là điều cần thiết cho bất cứ ai làm việc trong ngành tài chính;
quản trị rủi ro là một phần công việc của tất cả mọi ngƣời trong hệ thống.
Thomas S. Coleman (2011) đã trình bày các Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro và
các công cụ định lƣợng rủi ro để hỗ trợ quản lý rủi ro cho các nhà quản trị trong một
tổ chức, và ý nghĩa của quản trị rủi ro tài chính.
Một cách làm khác để đo lƣờng mức độ thực hiện quản trị rủi ro là nghiên
cứu của Naciye (2011). Tác giả đã sử dụng bảng hỏi và thông qua đó tính điểm để
xác định điểm cho công tác quản trị rủi ro. Các giá trị sẽ đƣợc tính từ 0 -3, trong đó:
0 là không thực hiện, 1 là đang thực hiện hoặc đang xem xét để thực hiện, 2 là đang
thực hiện nhƣng cần đƣợc cải thiện và 3 là thực hiện tốt. Tuy nhiên, cách làm này
mất rất nhiều thời gian và phụ thuộc vào độ chính xác của câu hỏi khảo sát.
Các nghiên cứu của Beasley và cộng sự (2005) hay Donald Pagach và
Richard Warr (2007) đều sử dụng chức danh giám đốc quản trị rủi ro (CRO) nhƣ
một minh chứng cho việc thực hiện quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Các nghiên
cứu khác cũng chỉ rõ sự có mặt của CRO trong DN là yếu tố quan trọng đại diện
cho quyết định thực hiện quản trị rủi ro nhƣ Kleffner và cộng sự (2003), Liebenber
and Hoyt (2011), Yusuwan và cộng sự (2008). Nghiên cứu Daud và cộng sự (2010)
cũng đã khảo sát 89 DN về mối quan hệ giữa CRO và quản trị rủi ro tại Malaysia.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng CRO là yếu tố quan trọng để chấp nhận và triển khai
quản trị rủi ro.
Nghiên cứu của Deloitte (2014) với 192 doanh nghiệp ở Mỹ về Giám đốc
điều hành (CEO), Giám đốc Tài chính (CFO) và CRO cho thấy, có rất ít chức danh
CRO đƣợc tìm thấy trong doanh nghiệp phi tài chính mặc dù có tới 66% doanh
nghiệp đƣợc khảo sát khẳng định rủi ro tài chính đang gia tăng trong 3 năm gần đây.
Trong một nghiên cứu khác mang tên “ Risk management- an increasing concern

6


for CFOs in Southeast Asia “ do DN Marsh and Mclennan thực hiện, có tới 69%

CFO của các nƣớc Châu Á nhận bản báo cáo quản trị rủi ro một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp. Nhƣ vậy là, dù không đƣa ra kết luận chính thức, nhƣng các nghiên cứu
cho thấy công tác quản trị rủi ro ở doanh nghiệp có thể đƣợc đánh giá thông qua
chức danh CFO thay cho CRO ở các doanh nghiệp phi tài chính.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Khái niệm rủi ro tài chính ở Việt Nam đƣợc nhắc tới khá nhiều trong các
giáo trình về Quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong đó, các tác giả cho rằng rủi ro
tài chính liên quan tới việc sử dụng nợ, chẳng hạn PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng và
PGS.TS. Vũ Duy Hào (2006), PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm và TS.Bạch Đức Hiển
(2008), PGS.TS. Vũ Duy Hào và Đàm văn Huệ (2009). Do đó, các công trình
nghiên cứu cũng thƣờng tập trung vào nợ hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Rủi ro
tài chính theo cách hiểu này thƣờng đƣợc đặt song song với rủi ro hoạt động - là rủi
ro liên quan tới sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Cách hiểu này đƣợc
nhiều nhà khoa học ủng hộ và cũng khá đồng thuận với rất nhiều công trình đƣợc
nghiên cứu trên thế giới.
Trong cuốn Giáo trình Tài chính – Tiền tệ đƣợc xuất bản năm 2011 do
PGS.TS.Phạm Ngọc Dũng và PGS.TS.Đinh Xuân Hạng chủ biên có đƣa một
chƣơng về quản trị rủi ro. Nội dung của quản trị rủi ro tài chính đƣợc trình bày khá
phong phú nhƣng lại trở nên lạc lõng trong cuốn sách có nội dung bao trùm là tài
chính và tiền tệ vì các tác giả đƣa ra tất cả các rủi ro từ thiên tai đến máy móc thiết
bị hỏng, việc chuyên chở nguyên vật liệu không đúng thời gian, công nhân bỏ việc
hoặc bị ốm đau……để dẫn đến nhu cầu phân tán rủi ro và giới thiệu về kinh doanh
bảo hiểm.

Rõ ràng, cách hiểu này là chƣa chính xác. Không phải bất cứ sự kiện

nào gây thiệt hại về tài chính cũng đƣợc gọi là rủi ro tài chính
Ngoài ra, cũng xuất hiện khái niệm rủi ro kiệt giá tài chính – vốn xuất hiện
nhiều trong các giáo trình và sách tham khảo ở các tỉnh, thành phố phía nam. Các
tác giả, tiêu biểu là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang cho rằng Rủi ro kiệt giá tài

chính liên quan đến độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trƣờng nhƣ lãi suất, tỷ

7


giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động lên thu nhập của doanh nghiệp.
Tác giả Đoàn Thị Hồng Vân (2013) cho rằng “quản trị rủi ro là quá trình tiếp
cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát,
phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi
ro”. Để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro xảy ra, doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ
phái sinh và các công cụ tài chính khác.
Năm 2014, tác giả Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2014) đã thực hiện một nghiên
cứu nhằm mục đích đánh giá những yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tài chính của
các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố chính tác
động đến động cơ phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp là: chi phí kiệt quệ tài chính,
tính hữu dụng của nhà quản lý và ảnh hƣởng của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, nghiên cứu
có một số hạn chế. Thứ nhất, dữ liệu về phòng ngừa rủi ro chỉ có 94 doanh nghiệp
tham gia khảo sát không bao quát đƣợc hoạt động phòng ngừa rủi ro của các doanh
nghiệp Việt Nam. Thứ hai, biến đại diện cho hoạt động phòng ngừa rủi ro của
doanh nghiệp là biến nhị phân nên không thể hiện đƣợc quy mô hoạt động phòng
ngừa rủi ro tài chính của doanh nghiệp mà chỉ xác định đƣợc doanh nghiệp có
phòng ngừa rủi ro hay không.
Các nghiên cứu sử dụng cả hai phƣơng pháp định tính hoặc định lƣợng. Phan
Thanh Tròn (2011), PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), TS Nguyễn Minh Kiều
(2009), nhóm tác giả gồm PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, PGS. TS Nghiêm Thị Thà
(2013) khá thành công trong việc ứng dụng phƣơng pháp định tính thông qua thiết
kế bảng hỏi để thu thập các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, đo lƣờng rủi ro tài
chính bằng phƣơng pháp định lƣợng cũng đƣợc nhiều tác giả áp dụng. Trƣớc tiên,
rủi ro tài chính có thể đƣợc đo lƣờng bằng việc xác định sự khác biệt giữa giá trị
thực tế so với giá trị kỳ vọng (TS Nguyễn Minh Kiều, 2009) hoặc sử dụng mô hình

kinh tế lƣợng.
Quản lí rủi ro đòi hỏi những kĩ năng và hiểu biết nhất định, nó cũng yêu cầu
cơ sở hạ tầng và quá trình thu thập và xử lý dữ liệu. Đặc biệt ở các công ty vừa và

8


nhỏ, nơi mà các nhà quản lí thƣờng thiếu kĩ năng và thời gian cần thiết để thực hiện
những hoạt động này. Các doanh nghiệp nhỏ thực sự tham gia vào bảo hiểm rủi ro ít
hơn so với những doanh nghiệp lớn hơn. Hơn nữa, một chiến lƣợc quản lý rủi ro
không đƣợc cấu trúc và theo dõi cẩn thận là một con dao hai lƣỡi, nếu nó sai, nó có
thể kéo một công ty xuống thậm chí còn nhanh hơn so với rủi ro tiềm ẩn. Do đó có
3 trƣờng hợp phổ biến đối với quản lí rủi ro tài chính: (i) Không làm gì cả, chấp
nhận rủi ro một cách chủ động hoặc thụ động theo mặc định; (ii) Ngăn chặn một
phần rủi ro bằng cách xác định rủi ro nào có thể ngăn chặn và nên ngăn chặn;(iii)
Ngăn ngừa tất cả các rủi ro có thể.
Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp phải đƣợc đánh giá định kì. Đánh giá
nên đƣợc thực hiện đối với toàn bộ quá trình để đảm bảo rằng các mục tiêu đã đƣợc
hoàn thành, không phải để xem một giao dịch là lãi hay lỗ.
Với những giá trị to lớn mà những nghiên cứu trên đã mang lại, đây đƣợc
xem là những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về rủi ro tài chính và vai trò của
quản trị rủi ro tài chính đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Các nghiên cứu đóng vai trò làm nền
tảng cơ sở cho tác giả trong việc hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1. Rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Trong rủi ro nói chung thì rủi ro tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy
nhiên, thực tế lại đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tài chính của
doanh nghiệp. Ross (2014) cho rằng rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của

thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp
sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, nhƣ nợ và cổ phần ƣu đãi,
trong cấu trúc vốn của mình.
Nghiên cứu của Steven Li (2003) cho rằng: Rủi ro liên quan đến sự không
chắc chắn của các yếu tố nhƣ lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, và giá cả hàng hóa gọi là
rủi ro tài chính. Trong khi đó, Cao Defan (2005) lại phân chia rủi ro tài chính theo

9


phạm vi. Theo nghĩa rộng, rủi ro tài chính liên quan đến tất cả các yếu tố phản ánh
trong tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo nghĩa hẹp, rủi ro tài chính đề cập
đến khả năng không thanh toán đƣợc các khoản nợ tài chính khi đến hạn. Một loạt
tác giả khác, bao gồm cả tác giả trong và ngoài nƣớc nhƣ PGS.TS. Lƣu Thị Hƣơng
và PGS.TS. Vũ Duy Hào (2006), PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm và TS. Bạch Đức
Hiển (2008), PGS.TS. Vũ Duy Hào và PGS.TS. Đàm Văn Huệ (2009), Li Zhea, Liu
Ke, Wang Kaibi, Shen Xiaoliu (2012) đều đồng quan điểm rằng rủi ro tài chính có
liên quan đến sử dụng các phƣơng pháp tài trợ vốn trong doanh nghiệp.
Theo Eichhorn (2004) và Ann-Katrin Napp (2011), rủi ro tài chính có thể có
hai hình thức khác nhau. Rủi ro tài chính do nhân tố khách quan phụ thuộc vào
những thay đổi trên thị trƣờng tài chính nhƣ lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng
hóa. Rủi ro tài chính do nhân tố chủ quan (nội bộ), trong đó tình hình tài chính của
doanh nghiệp là nguồn gốc của những rủi ro. Nhƣ vậy, quan điểm này đã bao hàm
cả rủi ro bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tuy chƣa chỉ rõ “tình hình tài chính”
nhƣ thế nào thì đƣợc gọi là rủi ro.
Từ các quan điểm nêu trên, luận văn hiểu rằng rủi ro tài chính là rủi ro liên
quan đến dòng tiền, độ nhạy cảm của các nhân tố giá cả thị trƣờng nhƣ lãi suất, tỷ
giá, giá cả hàng hóa, giá cổ phiếu và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy
tài chính - sử dụng nguồn vốn vay trong kinh doanh, tác động đến thu nhập của
doanh nghiệp hoặc làm chậm, mất khả năng thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.

1.2.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp
(i)

Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ mà doanh nghiệp không thể dự báo

trƣớc. Trong trƣờng hợp các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tỷ giá
ngoại tệ mà hàng hóa đã đƣợc định giá trƣớc, khi tỷ giá có sự biến động theo chiều
hƣớng xấu có thể tạo ra rủi ro dẫn đến thua lỗ, làm sụt giảm giá trị kỳ vọng của
doanh nghiệp. Tùy theo quy mô sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể gánh chịu số
lỗ do rủi ro về tỷ giá nghiêm trọng hay không.

10


(ii)

Rủi ro lãi suất
Trong hoạt động kinh doanh, hầu nhƣ tất cả các doanh nghiệp đều phải sử

dụng vốn vay. Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã đƣợc dự tính,
song có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến
lãi suất tiền vay. Chẳng hạn khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến,
những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh ban đầu bị đảo lộn. Tùy thuộc
vào lƣợng tiền vay của doanh nghiệp, mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất cũng sẽ
khác nhau.
(iii)

Rủi ro biến động giá cả hàng hóa
Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng


cố định giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ là
một rủi ro lớn. Đặc biệt trong trƣờng hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả
hàng hóa thay đổi hàng ngày. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra
thƣờng đƣợc ký hợp đồng theo đơn hàng trƣớc khi sản xuất, khi giá cả biến động,
nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhƣng giá bán sản phẩm đã cố định từ trƣớc, nguy cơ
thua lỗ là rất lớn.
(iv)

Rủi ro tín dụng thương mại
Rủi ro Tín dụng xảy ra khi một khách hàng hoặc đối tác của công ty không

đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ thanh toán nợ trong hợp đồng dẫn đến các tổn thất tài
chính cho công ty, có thể là chậm trả dẫn đến nợ khó đòi hoặc thậm chí là mất khả
năng thanh toán nợ dẫn đến mất nguồn thu từ khách hàng.
(v)

Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản ngày càng phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Các luồng

tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi)
diễn ra một cách thƣờng xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định
có thể xảy ra, hiện tƣợng lƣợng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lƣợng tiền
ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền
đã xảy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh.

11


Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản

xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lƣơng
của công nhân và các khoản vay (nếu có) không đƣợc trả đúng hạn ảnh hƣởng lớn
tới uy tín của doanh nghiệp.
Sự mất cân đối dòng tiền đƣợc chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối
dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do
việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không đƣợc
thực hiện đúng cam kết... Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục đƣợc
bằng nhiều biện pháp và hậu quả thƣờng không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do
những nguyên nhân quan trọng nhƣ: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp
quá lớn; vốn lƣu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chƣa bù đắp đủ các
khoản chi phí thƣờng xuyên, v.v… Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do tác động
dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng
lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn
về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
(vi)

Rủi ro vay nợ - đòn bẩy tài chính
Rủi ro vay nợ - đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho

hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một công ty vay tiền, công ty
luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Vì các cổ đông chỉ nhận đƣợc
những gì còn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay đƣợc xem nhƣ là tạo ra đòn bẩy.
Vì thế khi công ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem công ty có vay quá
nhiều hay không? Ngân hàng cũng xem xét công ty có duy trì nợ vay của mình
trong hạn mức cho phép không?
1.2.1.3. Phương pháp đo lường rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Trong thực tế những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong một doanh nghiệp là
khá nhiều và việc giải quyết hết tất cả các rủi ro là không cần thiết. Thông thƣờng,
ngƣời ta giải quyết những rủi ro quan trọng, những nguyên nhân gốc có ảnh hƣởng
tới rủi ro của tổ chức. Nghĩa là doanh nghiệp nên dùng 80% nguồn lực phân bổ cho

quản trị rủi ro để tập trung vào 20% rủi ro quan trọng nhất. Điều này dẫn tới việc

12


phải đo lƣờng mức độ rủi ro tài chính để chọn ra những rủi ro cần giải quyết đó.
Việc đo lường rủi ro tài chính là đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro tài chính
để đưa ra mức độ ưu tiên đối phó.
a)

Các phương pháp đo lường rủi ro tài chính
Để đo lƣờng rủi ro tài chính, các doanh nghiệp có thể có thể sử dụng kết hợp

phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng và các phƣơng pháp định tính.
Phương pháp định lượng là phƣơng pháp đo lƣờng các yếu tố của rủi ro bằng
cách sử dụng các mô hình toán để lƣợng hoá các yếu tố đó. Phƣơng pháp định
lƣợng có ƣu điểm lớn, chúng cung cấp các thông tin định lƣợng giúp các nhà quản
trị dễ hình dung hơn về khả năng xảy ra và mức độ ảnh hƣởng của các rủi ro. Tuy
nhiên, phƣơng pháp này cũng có các hạn chế nhƣ:


Mô hình thƣờng phức tạp, dựa trên nhiều giả đPhịnh về đối tƣợng đo lƣờng



Yêu cầu một cơ sở dữ liệu đủ lớn



Mô hình rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trƣờng kinh tế. Việc mô hình


sử dụng nhiều giả định để tạo lập cơ sở dữ liệu khiến một sự thay đổi nhỏ trong môi
trƣờng kinh tế sẽ ảnh hƣởng đến các tiêu chí tạo lập cơ sở dữ liệu, làm thay đổi cơ
sở dữ liệu và do đó làm thay đổi kết của mô hình.
Phương pháp định tính là phƣơng pháp dựa trên đánh giá của nhà quản trị, ý
kiến tƣ vấn của các chuyên gia để từ đó xếp hạng các rủi ro cũng nhƣ ƣớc lƣợng xác
suất xảy ra của rủi ro. Hạn chế của mô hình định tính là các nhận xét, đánh giá, xếp
hạng và chấm điểm rủi ro đều là chủ quan. Chính vì thế, các nhà quản trị luôn
khuyến khích kết hợp 2 phƣơng pháp định tính và định lƣợng.
b)

Đánh giá kết quả đo lường
Kết quả của công tác đo lƣờng là rủi ro tài chính đƣợc phân hạng từ cao đến

thấp dựa theo các giá trị tính toán đƣợc. Tùy theo tổ chức, doanh nghiệp, các nhà
quản trị sẽ xác định những rủi ro nào cần đƣa vào kiểm soát, với các mức ƣu tiên
khác nhau.
Căn cứ mức độ nghiêm trọng, rủi ro tài chính thƣờng đƣợc phân thành:


Nhóm nguy hiểm: bao gồm những rủi ro tài chính mà hậu quả của nó có thể

dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp

13




Nhóm quan trọng: bao gồm những rủi ro tài chính mà hậu quả của nó không


dẫn tới khả năng phá sản nhƣng ảnh hƣởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động
của doanh nghiệp.


Nhóm không quan trọng: bao gồm những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có

thể tự khắc phục hậu quả mà không khó khăn về tài chính.
1.2.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tài chính tới hoạt động của doanh nghiệp
-

Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
Rủi ro tài chính, một khi xảy ra thƣờng tác động trực tiếp đến doanh thu, chi

phí, từ đó tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, biến động
trong tỷ giá làm cho doanh thu và chi phí không tƣơng thích khi nhập khẩu hàng
nƣớc ngoài để bán hàng trong nƣớc hay ngƣợc lại; hoặc làm thay đổi giá trị doanh
nghiệp khi tài sản ở nƣớc ngoài đƣợc chuyển đổi sang đồng nội tệ. Lãi suất hạ làm
giảm chi phí lãi vay phải trả nhƣng đồng thời cũng làm giảm khoản thu từ các hoạt
động đầu tƣ. Trong trƣờng hợp giá trị khoản thu giảm nhanh hơn chi phí lãi vay
phải trả thì doanh nghiệp rõ ràng đã thua lỗ.
-

Tác động đến khả năng tài chính và tái đầu tư của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, năm sau phải cao hơn năm trƣớc. Nguồn vốn để
doanh nghiệp tái đầu tƣ trong quá trình sản xuất kinh doanh là quỹ khấu hao, lợi
nhuận giữ lại từ các năm trƣớc đó. Khi rủi ro tài chính tăng cao không kiểm soát
đƣợc, nguồn vốn để tái đầu tƣ bị giảm đi. Do đó, khả năng tái đầu tƣ bị triệt tiêu,

doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu
điều đó xảy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mất” trên thị
trƣờng. Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tƣ rủi ro tài chính có
thể làm cho dự án đầu tƣ phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng
mức đầu tƣ tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại...
-

Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả doanh nghiệp
Rất rõ ràng, một doanh nghiệp chịu tổn thất lớn từ các rủi ro tài chính phát

sinh sẽ suy giảm về năng lực cạnh tranh. Nếu một doanh nghi ệp chịu sự tác động

14


của rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng
giá bán sản phẩm để trang trải tổn thất. Khi đồng nội tệ tăng giá, một doanh nghiệp
thuần túy kinh doanh trong nƣớc vẫn bị tác động bởi tỷ giá do sự xuất hiện của các
doanh nghiệp nƣớc ngoài có chi nhánh trong nƣớc nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc
ngoài về tiêu thụ trong nƣớc. Nhƣ vậy giá cả hàng hóa cùng loại ở nƣớc ngoài bây
giờ rẻ tƣơng đối so với hàng hóa trong nƣớc. Do đó giá sản phẩm cuả doanh nghiệp
sẽ không hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả doanh
nghiệp sẽ bị giảm.
-

Tác động đến cân đối dòng tiền và khả năng thanh toán của Doanh nghiệp
Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh

nghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thƣờng xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những
thời điểm nhất định có thể xảy ra hiện tƣợng lƣợng tiền vào doanh nghiệp nhỏ hơn

lƣợng tiền ra khỏi doanh nghiệp. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy
ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh.
Sự mất cân đối dòng tiền đƣợc chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối
dài hạn. Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục đƣợc bằng nhiều biện
pháp và hậu quả thƣờng không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên
nhân quan trọng nhƣ: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn;
vốn lƣu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chƣa bù đắp đủ các khoản
chi phí thƣờng xuyên, v.v… làm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản. Khi
mất cân đối tạm thời chuyển thành mất cân đối dài hạn, doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
-

Tác động đến giá trị doanh nghiệp
Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị. Nếu rủi ro tài chính

xảy ra với mức độ nghiêm trọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp và làm lợi nhuận
sụt giảm. Nhà đầu tƣ sẽ đánh giá thấp giá trị cổ phiếu trên thị trƣờng và hiển nhiên,
giá trị doanh nghiệp sẽ sụt giảm. Trong trƣờng hợp rủi ro từ đòn bẩy tài chính,
doanh nghiệp không những không tận dụng đƣợc lá chắn thuế để làm tăng giá trị mà
còn rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, thậm chí phá sản.Tỷ suất sinh lợi là thƣớc
đo bằng số của thành quả đầu tƣ. Tỷ suất sinh lợi đại diện cho tỷ lệ phần trăm gia

15


tăng trong tài sản của nhà đầu tƣ từ kết quả đầu tƣ. Khi đầu tƣ, tất cả các nhà đầu tƣ
đều mong muốn hoạt động đầu tƣ của mình có tỷ suất sinh lợi cao nhất có thể.
Trong kinh doanh, rủi ro là bạn đồng hành của tỷ suất sinh lợi. Rủi ro là sự
không chắc chắn của tỷ suất sinh lợi trong tƣơng lai. Rủi ro và tỷ suất sinh lợi có
mối quan hệ cùng chiều mà ngƣời ta thƣờng gọi là sự đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất
sinh lợi. Tỷ suất sinh lợi nhà đầu tƣ mong đợi sẽ nhận đƣợc khi quyết định đầu tƣ

đƣợc gọi là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng. Ngƣời đầu tƣ có lý trí chỉ quyết định đầu tƣ khi
tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn mức rủi ro có thể chấp nhận
Độ lớn của rủi ro phụ thuộc vào mức độ biến đổi tỷ suất lợi nhuận. Hai doanh
nghiệp có cùng mức độ biến đổi tỷ suất lợi nhuận nhƣng doanh nghiệp nào có mức
độ dao động của tỷ suất lợi nhuận cao hơn thì rủi ro cao hơn. Rủi ro, quản trị rủi ro,
tỷ suất sinh lợi và quyết định đầu tƣ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Theo
các chuyên gia về quản trị rủi ro, có thể ví quyết định đầu tƣ nhƣ một cỗ xe, trong
đó tỷ suất sinh lợi là động cơ còn rủi ro là những sự cố có thể xảy ra trên đƣờng khi
xe đang chạy nhƣ đƣờng hỏng, tránh né xe khác, . . . và quản trị rủi ro là phanh để
hãm lại khi cần thiết. Nếu cỗ xe mà không có phanh thì khi tai nạn xảy ra sẽ càng
nghiêm trọng. Nhƣ vậy, trong một chừng mực nào đó rủi ro có tác dụng cảnh tỉnh
nhà đầu tƣ cần phải hành động tỉnh táo, có lí trí.
1.2.2. Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp
Theo quan điểm của Steven Li (2003), quản trị rủi ro tài chính là việc xác định mức
độ rủi ro mong muốn, nhận dạng mức độ rủi ro doanh nghiệp hiện có, và sử dụng các
công cụ tài chính phái sinh hay các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro
thực tế phù hợp với mức độ rủi ro mong muốn của doanh nghiệp. Tại Việt Nam,
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007) trong cuốn “Quản trị rủi ro tài chính” cũng có
quan điểm về quản trị rủi ro tài chính tƣơng tự nhƣ Steven Li (2003).
Tán đồng với quan điểm quản trị rủi ro tài chính nêu trên, tác giả xin đƣa ra
khái niệm về quản trị rủi ro tài chính nhƣ sau: quản trị rủi ro tài chính là xác định
mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp chấp nhận, nhận diện và đo lƣờng đƣợc

16


×