Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam; Xây dựng cổng thông tin khách hàng vay, vì một thị trường tín dụng minh bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.12 KB, 4 trang )

Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam;
Xây dựng cổng thông tin khách hàng vay, vì một thị trường tín dụng minh
bạch
Quan điểm và trọng tâm trong điều hành của NHNN là điều hành chính sách
tiền tệ và đẩy mạnh cải cách hành chính để đảm bảo mục tiêu kép vừa thúc đẩy sự
phát triển của hệ thống doanh nghiệp, phục vụ người dân, đồng thời giảm thiểu rủi
ro trong hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường
kinh doanh. Với vai trò chức năng của ngành ngân hàng, thời gian qua NHNN đã
quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là nhóm giải pháp nhằm thúc
đẩy tài chính toàn diện, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh
nghiệp, bao gồm minh bạch hoá các thông tin liên quan đến các dịch vụ ngân hàng
(như tiết kiệm, vay vốn, thanh toán…); ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các
dịch vụ ngân hàng để giảm thiểu chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp;
đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ đảm bảo nguyên tắc thị trường để người dân và doanh
nghiệp có lợi nhất trong việc tiếp cận sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Việc CIC
triển khai dự án nâng cấp toàn diện cổng thông tin kết nối khách hàng vay là một
trong những giải pháp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu trên của NHNN. Cổng thông
tin kết nối khách hàng vay của CIC là một kênh kết nối quan trọng, đóng góp hiệu
quả vào nỗ lực phát triển tài chính toàn diện của NHNN. Bên cạnh mục tiêu kết nối
nhu cầu tín dụng của khách hàng vay với các TCTD, cổng thông tin còn là một kênh
cung cấp báo cáo tín dụng cho khách hàng vay, giúp khách hàng vay giám sát, theo
dõi được các thông tin tín dụng, điểm tín dụng và mức độ tín nhiệm của mình, phòng
tránh gian lận và được CIC tư vấn cải thiện nâng điểm tín dụng, nâng cao khả năng
tiếp cận tín dụng tại các TCTD. Đây cũng là một kênh thông tin quan trọng để phổ
cập kiến thức tài chính hiệu quả tới người dân và doanh nghiệp - Phó thống đốc
Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh tại Lễ ra mắt Cổng thông tin khách hàng vay của CIC
vừa qua.
Có thể thấy, việc ra đời Cổng thông tin kết nối khách hàng vay trên nền tảng
Web và ứng dụng trên điện thoại thông minh cho thấy CIC đã có sự tìm tòi, chủ
động ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, do CIC


đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về các nghiệp vụ, đa dạng hóa nguồn
dữ liệu thu thập và sản phẩm dịch vụ dẫn đến quy mô xử lý, phân tích dữ liệu tăng
nhanh, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp bằng việc áp dụng những thành
tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ
liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, công nghệ xác thực khách hàng điện tử (eKYC)…
bởi trên những công nghệ nền tảng này, CIC sẽ phát triển và triển khai không chỉ
Cổng thông tin này mà còn áp dụng vào tất cả các quy trình nghiệp vụ khác, đáp ứng
đầy đủ yêu cầu khai thác sử dụng thông tin số của NHNN, TCTD và khách hàng
vay, khẳng định là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia.
Theo ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC thì để triển khai thực hiện
các Nghị quyết của Chính phủ về việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia, Chỉ thị số 01 năm 2019 của NHNN về tổ chức thực
1


hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2019,
trong đó việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận
tín dụng của khách hàng vay là một nhiệm vụ trọng tâm được NHNN đặt ra đối
với các đơn vị liên quan trong ngành, CIC đã chủ động xây dựng và triển khai Đề
án đăng ký và cung cấp thông tin cho khách hàng vay và thí điểm thực hiện từ
năm 2016.
Qua hơn 03 năm triển khai, CIC đã triển khai thử nghiệm kết nối trực tuyến
tại 12 tỉnh, thành phố và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, để đạt
được yêu cầu nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng vay trên toàn
quốc, kể cả ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, CIC đã triển khai dự án nâng cấp
toàn diện cổng thông tin này. Sau hơn 06 tháng triển khai, đến nay tất cả các hạng
mục của dự án đã cơ bản hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Với cổng thông
tin này, CIC cung cấp đồng bộ các giải pháp hoàn chỉnh trên website và ứng dụng
điện thoại thông minh với nhiều tiện ích để kết nối TCTD với khách hàng vay.
Thông qua Cổng thông tin này, khách hàng vay có thể dễ dàng tìm hiểu,

lựa chọn các gói tín dụng và đăng ký nhu cầu vay vốn tại TCTD phù hợp, tiết
kiệm được chi phí đi lại, thời gian khi sử dụng dịch vụ ngân hàng và tiếp cận với
nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngược lại, các TCTD
tham gia cổng thông tin được giới thiệu các gói tín dụng, chính sách ưu đãi để
khách hàng vay lựa chọn; thực hiện kết nối, tiếp cận với các khách hàng vay có
nhu cầu phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng TCTD, giảm thiểu thời gian, chi phí
tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quan hệ
giữa các TCTD và khách hàng vay.
Cùng với việc hoàn thiện cổng kết nối khách hàng vay, CIC đã và đang
từng bước nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu, nâng cao độ phủ của thông tin, mở
rộng cung cấp báo cáo tín dụng đến các khách hàng vay trên toàn quốc, tiếp nhận
các phản hồi từ khách hàng vay về chất lượng thông tin tín dụng trong kho dữ
liệu CIC để từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi và nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng của khách hàng vay; đẩy mạnh phổ cập kiến thức tài chính hiệu quả tới
người dân và doanh nghiệp; kết nối cung – cầu tín dụng; cải thiện chỉ số chiều
sâu và độ phủ thông tin tín dụng, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
và môi trường kinh doanh. Cũng theo ông Đỗ Hoàng Phong thì để cổng thông tin
kết nối khách hàng vay thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, CIC rất mong nhận được sự hỗ trợ tích cực của
các đơn vị liên quan của NHNN, các cơ quan báo chí, truyền thông để tuyên
truyền, giới thiệu các dịch vụ của CIC, không chỉ cho các TCTD trong ngành mà
còn tới đông đảo người dân, doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Mạnh Hà (Hà Nội) – người đã sử dụng cổng thông tin kết nối
khách hàng chia sẻ, đây là một sản phẩm rất hay, những người chuẩn bị vay vốn
hay những người chưa có nhu cầu vay đều nên đăng ký thông tin lên cổng thông
tin của CIC. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích, trước hết khi đăng ký thông tin,
CIC có cơ sở dữ liệu cá nhân của mình thì tất cả những đối tượng muốn lừa đảo,
giả danh đều khó có thể lợi dụng được khi có thông tin đối chứng, mặt khác khi
cần kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân đều có thể truy vấn một cách nhanh
2



chóng nhất từ đó định ra được kế hoạch vay vốn hay sử dụng vốn một cách hợp
lý, đảm bảo thông tin tín dụng của bản thân luôn “sạch”.
Một điểm khác biệt của Cổng thông tin kết nối khách hàng là các TCTD có
thể cập nhật trực tiếp nhu cầu vay vốn của khách hàng thông qua Sàn giao dịch
của Cổng thông tin kết nối khách hàng. Khi kết nối với Cổng thông tin kết nối
khách hàng của CIC cán bộ tín dụng của các TCTD có thể liên hệ để tư vấn, hỗ
trợ khách hàng có nhu cầu. Các cán bộ tín dụng của TCTD cũng có thể xem
nhanh các nhu cầu vay vốn của khách hàng từ đó chấp nhận kết nối với khách
hàng nếu thấy đáp ứng được nhu cầu (chỉ khi chấp nhận kết nối với khách hàng,
các thông tin như số điện thoại, địa chỉ… mới hiển thị với cán bộ tín dụng), hoặc
từ chối kết nối với khách hàng nếu thấy khách hàng không đáp ứng được nhu cầu
của TCTD. Cùng với đó, các TCTD có thể dễ dàng tạo mới sản phẩm vay/thẻ
ngay trên cổng Cổng thông tin kết nối khách hàng. Các TCTC cũng có thể chỉnh
sửa lại các gói vay, xóa các gói vay đã hết hạn khỏi hệ thống Cổng thông tin kết
nối khách hàng của CIC.
Anh Thanh Tùng – Cán bộ tín dụng Agribank hồ hởi, cảm ơn CIC đã cho
chúng tôi một nguồn khách hàng “vô tận”. Thay vì phải lọ mọ đi phát tờ rơi, giới
thiệu, quảng bá các sản phẩm tín dụng mới. Rồi lần mò xuống xin gặp doanh
nghiệp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm mới của ngân hàng tìm kiếm khách hàng
tiềm năng… thì giờ đây chúng tôi chỉ cần mang nó lên “chợ tín dụng”. Khách
hàng nào phù hợp với nhóm yêu cầu của sản phẩm, của ngân hàng sẽ được hệ
thống ưu tiên. Và thay vì phải đi tìm kiếm khách hàng tiềm năng, khách hàng có
nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng chúng tôi có thêm nhiều thời gian để chăm sóc
khách hàng tốt hơn, để quản lý, tư vấn cho khách hàng sử dụng khoản vay một
cách phù hợp, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc công khai các thông tin về sản
phẩm cũng sẽ tạo ra một “chợ tín dụng “sạch”” hơn. Chúng tôi sẽ được cạnh
tranh với nhau bằng chất lượng sản phẩm, bằng những lợi thế của ngân hàng,
bằng sự phục vụ chu đáo với khách hàng

Theo các chuyên gia thì Cổng thông tin kết nối khách hàng là công cụ cực
kỳ hữu hiệu giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được nhu cầu vốn của
nền kinh tế, xu hướng đầu tư của khách hàng thể nhân/doanh nghiệp từ xu thế
này cơ quan nhà nước sẽ có sự điều tiết phù hợp, nắn dòng kinh tế, các ngành
hàng theo định hướng phát triển chung.
Tại lễ ra mắt Cổng thông tin kết nối khách hàng vay, Phó thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh đề nghị để làm tốt vai trò là trung gian kết nối
khách hàng vay với các TCTD trong phạm vi Cổng kết nối thông tin này, CIC cần
tiếp tục hoàn thiện các tính năng của cổng thông tin, chú trọng tính tiện lợi cho
khách hàng khi đăng ký trực tuyến, nhất là phải đảm bảo tính an toàn, bảo mật
thông tin; làm tốt công tác tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp trên toàn
quốc biết và tiếp cận cổng thông tin. Bên cạnh đó, các TCTD tích cực phối hợp
với CIC giới thiệu và cập nhật thường xuyên các gói tín dụng, kết nối và phục vụ
tốt nhu cầu của khách hàng đăng ký trên cổng thông tin; phản hồi, đóng góp ý
kiến để CIC tiếp tục hoàn thiện, phát triển cổng thông tin này. Phó thống đốc hy
vọng, với sự nỗ lực từ các bên, cổng thông tin kết nối khách hàng vay sẽ thực sự
3


là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng cho toàn bộ mọi
thành phần trong xã hội, góp phần phát triển tài chính toàn diện và huy động tối
đa nguồn lực trong nước thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

4



×