Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐĂNG THỊ THU HUYỀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN TÍN DỤNG
TẠI TRUNG TÂM TÍN DỤNG
QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐĂNG THỊ THU HUYỀN

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN TÍN DỤNG
TẠI TRUNG TÂM TÍN DỤNG
QUỐC GIA VIỆT NAM
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện. Tên đề tài tôi lựa chọn
chƣa đƣợc thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trƣớc đây. Tồn bộ thơng
tin, dữ liệu và nội dung trình bày trong luận văn khơng vi phạm bản quyền hoặc
sao chép bất hợp pháp dƣới bất cứ hình thức nào.
Bằng cam kết này, tôi xin chịu trách nhiệm với những vi phạm của mình
nếu có.


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin trân thành cảm ơn Giảng viên TS. Lê Trung Thành đã
hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Xin cảm ơn các thầy, cô giảng viên đã tham
gia đào tạo lớp cao học QH-2012-E.CH/TCNH1 và các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tơi
hồn thành chƣơng trình và luận văn tốt nghiệp. Tơi xin cảm các cán bộ nhân viên
tại các Ngân hàng thƣơng mại đã nhiệt tình tham gia q trình khảo sát hồn thiện
phiếu điều tra. Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn tới tồn thể cán bộ nhân viên tại Trung
tâm Thơng tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam đã cung cấp số liệu của bài viết cũng nhƣ
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này


TÓM TẮT
Luận văn với đề tài “Phát triển hoạt động thơng tin tín dụng tại Trung tâm
Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam” bao gồm 04 chƣơng với nội dung chính
nhƣ sau:
Chƣơng 1 luận văn trình bày các vấn đề chung về cơ sở lý luận và tổng quan
tình hình nghiên cứu, trong đó đã xây dựng khung lý thuyết về các chỉ tiêu đánh giá
sự phát triển hoạt động thơng tin tín dụng và những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển của hoạt động thơng tin tín dụng. Bên cạnh đó luận văn đã khái quát quá trình

nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc và tính kế thừa từ các luận văn này.
Chƣơng 2 luận văn đã nói rõ các phƣơng pháp nghiên cứu mà luận văn sẽ thực
hiện đồng thời thiết kế mơ hình nghiên cứu theo tuần tự các bƣớc để giải quyết vấn
đề đã đặt ra.
Chƣơng 3 luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu đƣợc để mơ tả bức
tranh tồn cảnh về hoạt động thơng tin tín dụng tại Trung tâm Thơng tin tín dụng
Quốc gia Việt Nam, làm nổi bật thực trạng mà đơn vị đang phải đối mặt.
Chƣơng 4 bao gồm kết luận về các vấn đề đã thực hiện, trong đó bao gồm
việc trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận văn, đồng thời nêu ra một số kiến
nghị để hồn thiện hoạt động thơng tin tín dụng tại Trung tâm Thơng tin tín dụng
Quốc gia Việt Nam.


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. i
Danh mục bảng biểu................................................................................................... ii
Danh mục các sơ đồ .................................................................................................. iv
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................... iv
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN TÍN DỤNG ...................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................4
1.2 Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TTTD tại Trung tâm Thơng tin
tín dụng Quốc gia Việt Nam....................................................................................7
1.2.1. Khái qt sự phát triển của hệ thống thơng tin tín dụng trên thế giới .....7
1.2.2. Khái niệm, phân loại và lợi ích của trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia
Việt Nam ............................................................................................................10
1.3. Các nguyên tắc chung trong hoạt động của hệ thống thơng tin tín dụng .......17
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................24

2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................24
2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin ...............................................................24
2.1.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ...............................................25
2.2 Thiết kế mơ hình nghiên cứu ...........................................................................27
2.2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu ................................................................27
2.2.2 Đánh giá mơ hình nghiên cứu ..................................................................30
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TÍN
DỤNG TẠI TRUNG TÂM THƠNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM ....32
3.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam..................32
3.1.1. Q trình hình thành và phát triể n :.........................................................32


3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia
Việt Nam ............................................................................................................34
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc
gia Việt Nam ......................................................................................................35
3.2. Thực trạng phát triển hoạt động thơng tin tín dụng tại Trung tâm Thơng tin
tín dụng Quốc gia Việt Nam..................................................................................38
3.2.1. Thực trạng hoạt động của Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia
Việt Nam ............................................................................................................38
3.2.2. Phân tích mức độ phát triển hoạt động thơng tin tín dụng tại Trung tâm
Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thông qua các chỉ tiêu ........................53
3.3. Kết quả khảo sát ý kiến các cán bộ tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại .55
3.3.1. Đặc điểm của đối tượng trả lời................................................................56
3.3.2 Kết quả khảo sát về nhân tố ảnh hưỡng - giải pháp phát triển hoạt
động TTTD ........................................................................................................56
3.4. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm
Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ................................................................66
3.4.1. Thành tựu đạt được ..................................................................................66
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................68

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN
TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THƠNG TIN TÍN DỤNG QUỐC GIA VIỆT NAM ..75
4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động thơng tin tín dụng tại Trung tâm Thơng tin
tín dụng Quốc gia Việt Nam đến năm 2020 ..........................................................75
4.2. Giải pháp phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thơng tin tín
dụng Quốc gia Việt Nam .......................................................................................75
4.2.1. Tăng cường chất lượng kho dữ liệu .........................................................75
4.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin..........................................82
4.2.3. Phát triển sản phẩm và dịch vụ ...............................................................83
4.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ..........................................................93
4.2.5. Tăng cường cơng tác marketing ..............................................................94


4.2.6. Tăng cường hợp tác, hội nhập thông tin quốc tế .....................................94
4.3. Kiến nghị ........................................................................................................95
4.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ xây dựng khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt
động của CIC .....................................................................................................95
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................................96
KẾT LUẬN ...............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

BCTC

2

CIC

3

CQTTGSNH

4

DN

5

HSKH

6

NH

7

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc


8

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

9

NHTW

Ngân hàng trung ƣơng

10

TCTD

Tổ chức tín dụng

11

TT

12

TTTD

Báo cáo tài chính
Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam
Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

Doanh nghiệp
Hồ sơ khách hang
Ngân hang

Thơng tin
Thơng tin tín dụng

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 2.1

Các bƣớc thực hiện nghiên cứu luận văn

33

2

Bảng 2.2


Diễn giải các bƣớc thực hiện nghiên cứu luận văn

34

3

Bảng 3.1

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại CIC

42

4

Bảng 3.2

Số TCTD tham gia báo cáo thơng tin

46

5

Bảng 3.3

Thu thập về báo cáo tài chính

47

6


Bảng 3.4

Thu thập hồ sơ khách hàng có dƣ nợ

49

7

Bảng 3.5

Tình hình số liệu lƣu trữ tại kho dữ liệu CIC

51

8

Bảng 3.6

Các sản phẩm của hoạt động cung cấp thông tin

55

9

Bảng 3.7

Cơ cấu độ tuổi của đối tƣợng khảo sát

61


10

Bảng 3.8

Thâm niên công tác của đối tƣợng khảo sát

61

11

Bảng 3.9

12

Bảng 3.10

13

Bàng 3.11

14

Bảng 3.12

15

Bảng 3.13

16


Bảng 3.14

Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến
chất lƣợng tín dụng
Mức độ đồng ý thời gian cung cấp TTTD cho TCTD
Mức độ đồng ý các nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng TTTD từ phía TCTD tại CIC
Mức độ đồng ý với các nhân tố khách quan ảnh
hƣởng đến chất lƣợng TTTD tại CIC
Mức độ đồng ý với những mặt hạn chế của hoạt động
TTTD tại CIC
Mức độ đồng ý với nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng
TTTD còn nhiều hạn chế tại CIC

ii

Trang

62
63
64

65

67

68


17


Bảng 3.15

Mức độ đồng ý các giải pháp phát triển hoạt động
TTTD tại CIC

69

Mức độ đồng ý với các kiến nghị đối với cơ quan
18

Bảng 3.16 quản lý nhà nƣớc

71

iii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

1


Sơ đồ 3.1

Bộ máy tổ chức của CIC (đến tháng 12/2013)

41

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1

Số TCTD tham gia báo cáo thơng tin

47

2

Biểu đồ 3.2

Thu thập về báo cáo tài chính


48

3

Biểu đồ 3.3

Thu thập hồ sơ khách hàng có dƣ nợ

50

4

Biểu đồ 3.4

Tăng trƣởng kho dữ liệu của CIC

52

5

Biểu đồ 3.5

Các sản phẩm của hoạt động cung cấp thông tin

55

iv


LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Các ngân hàng muốn tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh thì cần thiết phải có
hai yếu tố cơ bản đầu vào là tiền vốn và thông tin. Trong đó, thơng tin tín dụng
(TTTD) chiếm vị trí rất quan trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến khách hàng. Một
trong những tổ chức quan trọng nhất có thể giúp cho thị trƣờng tín dụng hoạt động
có hiệu quả là Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Thơng qua Trung
tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể
nhận đƣợc những thơng tin cần thiết, có giá trị về khách hàng, đánh giá tốt hơn rủi
ro tín dụng, giảm chi phí và thời gian xét duyệt cho vay. Trung tâm Thơng tin tín
dụng Quốc gia Việt Nam cịn là nơi thu thập, lƣu trữ và cung cấp thông tin từ các
TCTD, các đối tƣợng khách hàng nhằm góp phần tăng trƣởng tín dụng theo hƣớng
an tồn - hiệu quả - bền vững, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Hiện nay ở Việt Nam, Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
(CIC) đƣợc thành lập và thực hiện một số hoạt động thơng tin tín dụng, ban đầu
nằm trong Vụ Tín dụng - Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN), sau đó trở thành một tổ
chức sự nghiệp trực thuộc của NHNN từ năm 1999. Trong thời gian qua, hoạt động
của CIC đã có những đóng góp rất tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng hoạt động
tín dụng tại các TCTD, góp phần đảm bảo an tồn hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, hoạt động của CIC hiện vẫn cịn hạn hẹp về quy mơ, chất lƣợng
cịn thấp so với chuẩn quốc tế. Trƣớc yêu cầu hội nhập và nhu cầu tín dụng ngày
càng cao, hoạt động của CIC cần đƣợc phát triển mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh đó,
tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài "Phát triển hoạt động thơng tin tín dụng tại
Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ với mong muốn áp dụng những kiến thức tiếp thu đƣợc trong chƣơng trình
học đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của Trung tâm Thơng tin tín dụng
Quốc gia Việt Nam - nơi tôi đang công tác.

1



2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là :
- Khảo sát thực tế hoạt động thơng tin tín dụng tại trung tâm thơng tin tín dụng
Quốc gia Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTTD tại Trung tâm Thông
tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan về phát triển hoạt động của Trung tâm Thơng tin tín
dụng. Trong nội dung này, học viên sẽ tập trung vào xây dựng cơ sở lý thuyết và
tổng quan tình hình nghiên cứu về hoạt động của Trung tâm Thơng tin tín dụng.
- Trên cơ sở khung lý thuyết và các nhân tố tác động đến phát triển hoạt
động TTTD, học viên sẽ phân tích thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân, hạn chế cũng
nhƣ đánh giá thực trạng phát triển của hoạt động TTTD tại Trung tâm Thơng tin tín
dụng Quốc gia Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động
TTTD tại Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới.
4. Các câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là hoạt động thơng tin tín dụng? Hoạt động thơng tin tín dụng bao
gồm những quy trình nhƣ thế nào?
- Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động thơng tin tín dụng? Những
nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của hoạt động thông tin tín dụng?
- Thực trạng phát triển hoạt động TTTD tại Trung tâm Thơng tin tín dụng
Quốc gia Việt Nam hiện nay ra sao?
- Cần có những giải pháp gì để phát triển hoạt động TTTD tại Trung tâm
Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam? Để thực hiện đƣợc những giải pháp này,
cần những điều kiện gì?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động TTTD tại Trung tâm Thơng tin tín dụng
Quốc gia Việt Nam bao gồm các hoạt động chính: Thu thập và xử lý thông tin, Lƣu
trữ thông tin, Cung cấp thông tin.

- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về không gian : Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Trung tâm Thông tin tín dụng
Quốc gia Việt Nam.

2


+ Về thời gian : Đề tài này đƣợc thực hiện với bộ dữ liệu thu thập đƣợc
trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 4 chƣơng:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển
hoạt động thơng tin tín dụng

Chương 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại trung tâm
thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thơng tin tín dụng
tại trung tâm thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN TÍN DỤNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh
quyết liệt nhất và chứa đựng nhiều rủi ro nhất cả về tính đa dạng và mức độ thiệt

hại. Trong thực tế hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam
trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ khơng đủ tiêu chuẩn cịn cao. Có nhiều nguyên
nhân gây ra rủi ro, một trong những nguyên nhân chính là TCTD thiếu thơng tin cần
thiết về khách hàng vay. Do đó, việc có đƣợc những thơng tin cần thiết về khách
hàng vay có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các
TCTD nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung. Qua đây, chúng ta càng nhận thấy
tầm ảnh hƣởng và quan trọng của hoạt động tại Trung tâm thơng tin tín dụng.
Nói về các cơng trình khoa học đƣợc cơng bố nghiên cứu hoạt động thơng tin
tín dụng trên thế giới, trong luận án tiến sỹ “ Giải pháp phát triển hệ thống thơng tin
tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay” (2007) của tác giả Nguyễn
Hữu Đƣơng đã trình bày, đó là: Bài tốn mơ hình kinh tế lƣợng chứng minh hiệu
quả TTTD của tác giả Craig Mcintosh và Brunce Wydick, giáo sƣ trƣờng đại học
Francisco, tháng 9/2004. Nghiên cứu về vai trò và hiệu quả của chia sẻ TTTD, của
tác giả Tullio Jappalli và Mareo Pagano, năm 2005; Báo cáo kết quả khảo sát hoạt
động TTTD trên thế giới năm 2001 và năm 2003; Nghiên cứu về hệ thống báo cáo
TTTD trên tồn cầu, vai trị của nhà nƣớc đối với hệ thống của tác giả Margaret
miller, năm 2000; Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống báo cáo TTTD trên thế
giới của tác giả Leora Klapper, thuộc nhóm nghiên cứu phát triển về tài chính WB,
năm 2004; Nghiên cứu sự phát triển của TTTD tiêu dùng ở Nam Á của nhóm
nghiên cứu phát triển về tài chính WB, năm 2004; Nghiên cứu về xếp loại tín dụng
(phƣơng pháp, các chỉ tiêu và khả năng rủi ro tín dụng) biên soạn bởi Micheal
K.Ong, nhà xuất bản RiskBook, năm 2003. Nhìn chung, các cơng trình trên thế giới
về TTTD cũng chƣa hệ thống, vẫn mang tính rời rạc, chủ yếu là tập trung nghiên
cứu về hiệu quả, lợi ích của TTTD và xây dựng cơ chế vận hành cho cơ quan TTTD
4


tƣ nhân, khuyến khích cho việc hình thành, phát triển cơ quan TTTD tƣ nhân tại các
nƣớc đang phát triển.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về hệ thống thơng tin tín dụng cịn rất nhiều mới

mẻ. Một số cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ:
Nguyễn Hữu Đƣơng (2005), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện “Giải
pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động thơng tin tín dụng ngân hàng nhà
nước Việt nam đến năm 2010”, mã số VNH.03.01. Cơng trình nghiên cứu đã đƣa ra
cơ sở lý thuyết của hoạt động TTTD, nghiên cứu thực trạng hoạt động TTTD của
NHNN Việt Nam với trọng tâm chính là Trung tâm TTTD, đƣa ra các giải pháp
thiết thực, cụ thể cho phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm
TTTD NHNN Việt Nam đến năm 2010.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện “Giải pháp hoàn thiện một bước việc
phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với hoạt động thơng tin tín dụng”, Nguyễn
Hữu Đƣơng (2002). Trong nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra một phƣơng pháp
đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng để đáp ứng nhu cầu
thực tiễn tại trung tâm TTTD.
“Nghiên cứu về hệ thống chấm điểm tín dụng thể nhân tại trung tâm thông
tin tin dụng quốc gia Việt Nam” , Lã Kim Phụng (2009), chỉ ra những lý luận
chung của chấm điểm tín dụng, các tiêu chí chấm điểm tín dụng, phân tích thực
trạng hệ thống chấm điểm tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt
Nam. Trên cơ sở lý thuyết, cũng nhƣ tình hình thực tại, tác giả đề ra các giải pháp
nhằm phát triển hệ thống tín dụng thể nhân tại Trung tâm thơng tin tín dụng quốc
gia Việt Nam.
“ Hồn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tại Trung tâm Thông tin tín dụng
quốc gia Việt Nam”, Phạm Thị Mai Phƣơng (2012), nghiên cứu cơ bản về sản phẩm
cảnh báo đang có; một số vấn đề cơ bản của cảnh báo tín dụng; quy trình thu thập
thơng tin, các bƣớc tiến hành cảnh báo rủi ro, làm rõ các chỉ tiêu phân tích, các
phƣơng pháp dùng trong cảnh báo tín dụng; thực trạng hệ thống chỉ tiêu cảnh báo
tín dụng với những hạn chế, tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trên.

5



Tác giả đã đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng nhằm hỗ trợ việc đánh giá
rủi ro sớm của Doanh nghiệp giúp cho tín dụng Ngân hàng tránh đƣợc những tổn
thất, mất mát trong hoạt động cho vay của mình. Trên cơ sở những thực trạng thực
tế đang tiến hành tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể khắc phục
những mặt cịn tồn tại, nhằm củng cố, hồn thiện và phát triển hoạt động cảnh báo
tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín dụng
“Phát triển các sản phẩm thơng tin tín dụng tại Trung tâm Thơng tin tín
dụng – NHNN Việt Nam”, Đàm Ngọc Tuấn (2012), đƣa ra cơ sở pháp lý về sản
phẩm TTTD, đánh giá các sản phẩm TTTD hiện tại của CIC, chỉ ra những ƣu điểm
và hạn chế từ đó đóng góp những ý kiến để sản phẩm TTTD của CIC ngày càng
phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của các Tổ chức tín dụng trong
điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và phát triển không ngừng của hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Luận văn đã nêu ra đƣợc những đóng góp to lớn và hiệu quả mà
sản phẩm TTTD của CIC mang lại cho các TCTD nói riêng cũng nhƣ hệ thống ngân
hàng Việt Nam nói chung
“ Nghiên cứu về xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung
tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Nguyễn Thanh Thủy (2012),
đƣa ra cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các tổ chức xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp trong nƣớc và trên thế giới. Nêu ra các giải pháp khắc phục
những tồn tại, hạn chế của phƣơng pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại CIC. Từ đó, tác giả đƣa ra những phƣơng án nâng cao chất lƣợng các bản
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
tìm hiểu thơng tin của các cá nhân, tổ chức.
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu khoa học, cịn có một số bài báo khoa học
liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ:
1. Nguyễn Hữu Đƣơng (2005), “Hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng của ngành
ngân hàng Việt Nam ”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 12, trang 8 - 12.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học này, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động thơng tin
tín dụng của toàn ngành ngân hàng Việt Nam từ năm 2005 trở về trƣớc.


6


2. Nguyễn Hữu Đƣơng (2005), “Phân tích về những hiệu ứng tích cực của hệ thống
thơng tin tín dụng trong hoạt động tín dụng”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng,
số 7, trang 82 - 88. Với bài viết này, tác giả đã phân tích cụ thể, chi tiết những ảnh hƣởng
tích cực của thơng tin tín dụng đối với hoạt động tín dụng trong các NHTM.
3. Nguyễn Hữu Đƣơng (2005), “Đẩy mạnh hoạt động thơng tin tín dụng nhằm
nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại Việt nam”, Tạp
chí Ngân hàng, số chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng
thƣơng mại Việt nam, trang 30-38. Chuyên đề đã nêu ra các giải pháp đƣa thông tin
tín dụng phát triển, đi sâu vào thực tế đối với các hoạt động của NHTM, đặc biệt là
quản trị rủi ro, giúp cho việc quản trị rủi ro đƣợc hiệu quả hơn
4. Nguyễn Hữu Đƣơng (2004), “Lịch sử hoạt động thơng tin tín dụng và xếp
loại tín dụng trên thế giới”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 64-67. Trong bài viết
này, tác giả liệt kê, tóm tắt, chỉ ra các mơ hình hoạt động thơng tin tín dụng trên thế
giới với các hình mẫu là Mỹ, Singapore, Pháp,…
5. Nguyễn Hữu Đƣơng (2005), “Công nghệ tin học với hoạt động thơng tin tín
dụng”, Tạp chí Tin học Ngân hàng, số Xuân, trang 18-20. Ở chuyên đề này, tác giả
đánh giá vai trị thiết yếu của cơng nghệ tin học – là một trong những nhân tố chính
quyết định đến hiệu quả của sản phẩm thơng tin tín dụng.
Nhìn chung các nghiên cứu bàn về thơng tin tín dụng đã khẳng định đƣợc tầm
quan trọng của thơng tin tín dụng trong hoạt động của các TCTD. Tuy nhiên, qua nghiên
cứu, rà sốt các tài liệu có liên quan, có thể nhận thấy rằng hiện nay hầu nhƣ chƣa có một
nghiên cứu chun sâu nào về hoạt động thơng tin tín dụng tại Trung tâm thơng tin tín
dụng quốc gia Việt Nam. Chính bởi vậy, đề tài “Phát triển hoạt động thơng tin tín dụng
tại Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam” đƣợc lựa chọn.
1.2 Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TTTD tại Trung tâm Thơng
tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
1.2.1. Khái qt sự phát triển của hệ thống thơng tin tín dụng trên thế giới

Hệ thống thơng tin tín dụng (Credit Reporting System) là một yếu tố quan
trọng của cơ sở hạ tầng tài chính một quốc gia, và là yếu tố cần thiết để tạo điều

7


kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính. Chúng hỗ trợ có hiệu quả việc mở rộng tín dụng
một cách lành mạnh và hợp lý trong nền kinh tế, tạo nền tảng phát triển các thị
trƣờng tín dụng an tồn, hiệu quả và cạnh tranh. Để đạt đƣợc mục đích này, các hệ
thống thơng tin tín dụng phải an tồn, hiệu quả và hỗ trợ chủ thể dữ liệu và quyền
lợi ngƣời tiêu dùng một cách đầy đủ.
Hệ thống thông tin tín dụng góp phần đảm bảo ổn định tài chính thơng qua
việc cho phép tiếp cận tài chính nột cách tin cậy và cũng có thể đóng vai trị quan
trọng trong việc mở rộng tiếp cận tín dụng và các dịch vụ khác về tín dụng đối với
những đối tƣợng ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Chúng hỗ trợ q
trình cho vay bằng cách cung cấp thông tin khách quan cho ngƣời cho vay, giúp họ
giảm rủi ro danh mục đầu tƣ, giảm chi phí giao dịch, và mở rộng danh mục cho vay
của họ. Bằng cách đó, hệ thống thơng tin tín dụng cho phép ngƣời cho vay mở rộng
tín dụng đối với những ngƣời đi vay có năng lực tín dụng, bao gồm cá nhân, những
hồ sơ tín dụng mỏng, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hệ thống thông tin tín dụng bao gồm các tổ chức, cá nhân, các quy tắc, thủ
tục, tiêu chuẩn và công nghệ, cho phép thu thập, xử lý và sử dụng các luồng thông
tin liên quan đến việc ra quyết định về các thỏa thuận cho vay và tín dụng. Về bản
chất, hệ thống thơng tin tín dụng bao gồm các cơ sở dữ liệu thông tin về con nợ,
cùng với các khuôn khổ tổ chức, công nghệ, và pháp lý hỗ trợ hoạt động hiệu quả
của hệ thống này. Các thành viên chủ chốt của hệ thống thơng tin tín dụng, trong
đó, các tổ chức cung cấp dịch vụ thơng tin tín dụng (Credit Reporting Service
Providers) có vai trị quyết định. Trong khi một số cơ quan thu thập thông tin về con
nợ theo nhiều mục đích khác nhau, đề tài này tập trung vào các tổ chức thu thập dữ
liệu với mục đích: (1) nâng cao chất lƣợng và tính sẵn có của dữ liệu cung cấp cho

các tổ chức tài chính và phi tài chính để đƣa ra quyết định tốt hơn; và (2) hỗ trợ
giám sát ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lƣợng và tính sẵn có của dữ liệu phục
vụ cơ quan giám sát các trung gian tài chính. Những cơ quan này đƣợc gọi các tổ
chức cung cấp dịch vụ thơng tin tín dụng, thơng thƣờng đƣợc phân loại thành: văn
phịng thơng tin tín dụng (Credit Bureaus), cơ quan đăng ký tín dụng (Credit

8


Registries), và cơ quan cung cấp thơng tin tín dụng thƣơng mại (Commercial Credit
Reporting Service Providers).
Mặc dù các văn phòng thơng tin tín dụng đầu tiên có thể đƣợc phát hiện từ đầu
những năm 1800 tại London, nhƣng phải đến đầu những năm 1950, các nhà cung
cấp dịch vụ thông tin tín dụng hiện đại mới phát triển nhanh chóng, nhờ những cải
tiến trong cơng nghệ và mở rộng tín dụng. Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện
tiếp cận tín dụng gần nhƣ khắp mọi nơi trong các thị trƣờng phát triển bằng cách
cho phép ngân hàng chuyển đổi phƣơng pháp cấp tín dụng truyền thống, chủ quan
sang các quy trình cho vay tự động, đƣợc hỗ trợ bởi các yếu tố đầu vào từ các mơ
hình định lƣợng. Kết quả là, ngƣời cho vay có thể cung cấp các dịch vụ tài chính
với chi phí giảm đáng kể và mở rộng tín dụng cho các phân đoạn thị trƣờng rộng
hơn của nền kinh tế, do đó, tiếp tục q trình dân chủ hóa các dịch vụ tín dụng. Đặc
biệt, sự ra đời của hệ thống chấm điểm tín dụng trong những năm 1950 ở Hoa Kỳ,
cùng với sự tự động hóa quy trình làm việc và thẩm định tín dụng, đóng vai trị
quan trọng trong việc tăng nhanh chóng cho vay tiêu dùng.
Châu Mỹ La tinh có một số văn phịng thơng tin tín dụng lâu đời nhất trên thế
giới, nhƣng chỉ thực sự phát triển từ những năm 1990 khi các văn phịng thơng tin
tín dụng tƣ nhân bắt đầu phát triển rầm rộ trong hầu hết các thị trƣờng mới nổi. Từ
năm 1990 đến năm 2011, số lƣợng các văn phịng thơng tin tín dụng trên thế giới
gần nhƣ tăng gấp ba lần. Ở châu Á, nhiều thị trƣờng hƣớng về các hệ thống tin tín
dụng tƣ nhân sau cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 1990. Những diễn biến

mới trong các hệ thống thống tin tín dụng cũng đang đƣợc chứng kiến ở Trung Á,
cụ thể là Azerbaijan, Cộng hòa Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Nepal và Mông
Cổ. Từ đầu những năm 1990 đến cuối những năm 2000, một số lƣợng lớn các văn
phịng thơng tin tín dụng xuất hiện ở Đơng Âu. Trong vài năm qua, khu vực Trung
Đông và Bắc Phi đã chứng kiến sự quan tâm ngày càng tăng đối với hệ thống thơng
tin tín dụng, với việc thành lập các văn phịng thơng tin tín dụng tại Ma-rốc và Ai
Cập, và những diễn biến mới đang diễn ra ở các nƣớc Bắc Phi khác. Ngồi ra, cịn
có nhiều bƣớc phát triển mới trong tiểu vùng Sahara châu Phi, với sự thành lập các

9


văn phịng thơng tin tín dụng ở Ghana, Uganda, Kenya, Rwanda, Botswana, và các
nƣớc khác.
Kỷ lục đầu tiên của cơ quan đăng ký tín dụng đƣợc ghi nhận vào năm 1934,
khi Cơ quan đăng ký tín dụng Đức đƣợc thành lập. Năm 2011, 85 quốc gia báo cáo
đã thành lập cơ quan đăng ký tín dụng. Các cơ quan đăng ký tín dụng nói, chung,
tập trung vào hỗ trợ bảo đảm an toàn và giám sát rủi ro của các định chế tài chính.
Hiện nay, IFC đang phối hợp và cộng tác với một số chính phủ nhằm phát
triển các cơ quan thơng tin tín dụng, củng cố các cơ quan đăng ký tín dụng hiện có,
thành lập các cơng ty thơng tin tín dụng cơng-tƣ trong việc phát triển hệ thống
thơng tin tín dụng, và hỗ trợ phát triển, hồn thiện các khn khổ pháp lý và điều
tiết. Ví dụ các dự án hỗ trợ thành lập các cơ quan đăng ký tín dụng tại Ethiopia,
Algeria, Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, Bangladesh, Trung Quốc, và Maldives
(cơ quan đăng ký tín dụng cơng), và ở Indonesia và Uzbekistan (cơng ty hợp tác
cơng tƣ). Nhiều chính phủ có định hƣớng cải cách đang hỗ trợ phát triển các dịch vụ
thơng tin tín dụng kết hợp với những cải cách rộng lớn hơn để tăng cƣờng khả năng
tiếp cận tài chính và thúc đẩy hoạt động cho vay có trách nhiệm .
1.2.2. Khái niệm, phân loại và lợi ích của trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia
Việt Nam

1.2.2.1. Khái niệm
Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (Credit Information Center),
hay văn phịng thơng tin tín dụng (Credit Bureaus), cơ quan đăng ký tin tín dụng
(Credit Registries), hãng thơng tin tín dụng (Credit Reporting Agency)… là tổ chức
cung cấp dịch vụ thơng tin tín dụng (Credit Reporting Service Provider), điều hành
q trình trao đổi thơng tin tín dụng qua mạng. Q trình trao đổi thơng tin tín dụng
qua mạng là một cơ chế cho phép thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng cho
ngƣời sử dụng dữ liệu, cũng nhƣ cung cấp các dịch giá trị gia tăng dựa trên cơ sở dữ
liệu này. TTTTTD thu thập dữ liệu từ các chủ nợ và các nguồn cơng khai có sẵn về
lịch sử tín dụng của ngƣời vay; xử lý, lƣu trữ và cung cấp theo một định dạng nhất
định cho ngƣời sử dụng. TTTTTD có trách nhiệm chính trong đảm bảo an tồn và

10


hiệu quả của hệ thống thơng tin tín dụng; đồng thời chịu trách nhiệm về tính bền
vững của hoạt động, báo cáo cho các cổ đơng (nếu có), tn thủ các yêu cầu quản
lý, cơ chế quản trị, vấn đề nhân sự, và xử lý khiếu nại của ngƣời tiêu dùng.
TTTTTD khác với các cơ quan xếp hạng tín dụng, chẳng hạn nhƣ Standard
& Poors, Moody &và Fitch ở chỗ, các cơ quan xếp hạng tín dụng thu thập thơng tin
tài chính của các cơng ty lớn; tiến hành phân tích chi tiết hoạt động kinh doanh, tài
chính và quản trị của cơng ty; và sau đó, cơng bố thứ hạng tín dụng. Trong khi đó,
TTTTTD tập trung vào các chủ nợ nhỏ hơn; họ tập trung vào hồ sơ trả nợ vay và
dựa trên phân tích thống kê số lƣợng mẫu lớn khách hàng vay chứ khơng phân tích
sâu các cơng ty cá thể.
1.2.2.2. Phân loại TTTTTD
Có nhiều cách phân loại TTTTTD, đề tài chọn cách phân loại theo IFC, trong
đó, TTTTTD có thể đƣợc tạm chia thành ba nhóm tƣơng đối đồng nhất, nhƣng
khơng phải là loại trừ nhau: văn phịng thơng tin tín dụng (credit bureaus), cơ quan
đăng ký tín dụng (credit registries) và cơng ty thơng tin tín dụng thương mại

(commercial credit reporting companies). Nội dung cơ sở dữ liệu, khách hàng, các
sản phẩm và dịch vụ liên quan do 3 nhóm nhà cung cấp dịch vụ thơng tin tín dụng
có sự khác biệt giữa các quốc gia. Có sự khác biệt rõ rệt giữa ba loại hình TTTTTD
về những điểm mạnh và điểm yếu, các mơ hình hoạt động, và thị trƣờng mà họ phục
vụ. Tất cả ba loại hình TTTTTD có thể cùng tồn tại trong một thị trƣờng nhất định
dựa trên cơ sở quy mô thị trƣờng, khẩu vị thị trƣờng, mức độ phát triển tài chính, và
văn hóa tín dụng.
a. Văn phịng thơng tin tín dụng (Credit bureaus)
Văn phịng thơng tin tín dụng, thƣờng do khu vực tƣ nhân sở hữu và vận hành,
cung cấp thơng tin tín dụng của khách hàng vay cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ cho các nhà cung cấp tín dụng đa dạng. Họ thu thập thông tin theo một
định dạng tiêu chuẩn từ nhiều nhà cung cấp tín dụng, bao gồm các ngân hàng, các
cơng ty thẻ tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Họ cũng thu thập và
cung cấp nhiều thơng tin cơng khai có sẵn nhƣ bản án, thông báo phá sản, và thông

11


tin danh bạ điện thoại, và/hoặc tạo điều kiện truy cập vào cơ sở dữ liệu của bên thứ
ba nhƣ các trung tâm đăng ký thế chấp. Thông tin cũng đƣợc thu thập từ ngƣời chia
sẻ dữ liệu không truyền thống nhƣ cho vay bán lẻ và dữ liệu thanh tốn từ các nhà
cung cấp dịch vụ khí đốt, nƣớc, điện, cáp, điện thoại, internet, và các dịch vụ khác,
điều này cho phép văn phịng thơng tin tín dụng xây dựng các báo cáo tín dụng tốt
hơn và tồn diện hơn. Theo số liệu điều tra của Doing Bussiness, hơn 40% văn
phịng thơng tin tín dụng có thơng tin từ các nhà cung cấp dịch vụ cơng, và hơn
50% có thơng tin từ các tổ chức tài chính vi mơ trong cơ sở dữ liệu của họ. Việc mở
rộng các nguồn dữ liệu là có lợi cho những ngƣời vay cá nhân không tiếp cận đƣợc
ngân hàng và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, bởi vì nó cho phép các văn phịng
thơng tin tín dụng xây dựng bộ dữ liệu về lịch sử tín dụng mà khơng nhất thiết đã
tiếp cận tín dụng chính thức, do đó, khắc phục cái bẫy khơng đủ điều kiện để cấp tín

dụng do khơng có dữ liệu về lịch sử tín dụng trƣớc đây.
Một khi dữ liệu đƣợc thu thập, nó đƣợc kiểm tra để xây dựng báo cáo tín dụng
về mỗi ngƣời vay, sau đó, đƣợc bán cho ngƣời cho vay. Báo cáo tín dụng là một hồ
sơ tồn diện về bên vay hoặc thông tin cá nhân của khách hang vay tiềm năng và
các thơng tin về tài khoản tín dụng của khách hang vay. Phần thông tin cá nhân
thƣờng bao gồm tên của ngƣời vay, tên trƣớc đây, số nhận dạng (chẳng hạn nhƣ an
sinh xã hội, số chứng minh thƣ hay số nhận dạng quốc gia khác), ngày tháng năm
sinh, địa chỉ, thông tin tuyển dụng, cảnh báo (nhƣ trộm cắp ID hoặc tình trạng đóng
băng thẻ an sinh xã hội), và ngày cập nhật thơng tin. Phần tóm tắt tín dụng (credit
summary section) thƣờng có chứa thơng tin về tài khoản tín dụng của tất cả các
khách hàng vay (cả mở và đóng), đánh giá liệu các tài khoản đó ở vị thế tốt (Số tiền
vay nợ trong quá khứ và lịch sử hành vi trả nợ), và những thông tin điều tra về
ngƣời vay trong thời gian qua. Báo cáo cũng bao gồm lịch sử trả nợ, ghi nhận thanh
toán trong khoảng thời gian 12 đến 24 tháng.
Báo cáo thƣờng đƣợc cung cấp cho ngƣời cho vay dƣới dạng điện tử và những
chủ nợ lớn nhất hiện nay có các báo cáo tín dụng tích hợp trực tiếp vào hệ thống xử
lý cho vay của họ và phần mềm gốc. Để đƣợc cung cấp các báo cáo tín dụng, những

12


ngƣời cho vay sẽ thanh tốn cho văn phịng thơng tin tín dụng dƣới hình thức một
khoản lệ phí đăng ký, lệ phí cho mỗi truy vấn có giảm giá tùy theo số lƣợng, hoặc
kết hợp cả hai.
Trƣớc đây, văn phịng thơng tin tín dụng chỉ đƣợc thu thập thơng tin cá nhân.
Trong những năm gần đây, với việc mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và những
tiến bộ trong cơng nghệ thơng tin, nhiều văn phịng thơng tin tín dụng có thể đối
chiếu và bán các báo cáo về các doanh nghiệp nhỏ. Theo số liệu điều tra của Doing
Business, hơn 80% trong số 100 đáp viên là văn phịng thơng tin tín dụng có ít nhất
một số thơng tin về công ty. Việc thu thập thông tin của cả cá nhân và doanh nghiệp

tại văn phịng thơng tin tín dụng cho phép đánh giá tổng hợp tình hình kinh doanh
của một doanh nghiệp và chủ sở hữu của nó. Lịch sử tín dụng của một chủ doanh
nghiệp nhỏ là một dự báo quan trọng về rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ,
bởi vì chủ các doanh nghiệp nhỏ thƣờng kết hợp tài chính cá nhân và doanh nghiệp.
Trong khi văn phịng thơng tin tín dụng có quyền truy cập vào một loạt các dữ
liệu và cung cấp một loạt các dịch vụ để hỗ trợ ngƣời cho vay trong q trình xét
duyệt cho vay, mơ hình kinh doanh thƣờng dựa trên sự chia sẻ thông tin một cách tự
nguyện của các các nhà cung cấp dữ liệu (thƣờng liên quan đến một thỏa thuận có
đi có lại). Trong giai đoạn hình thành mơi trƣờng thơng tin tín dụng, có thể có tâm
lý phản đối quan điểm chia sẻ thông tin từ một số nhà cung cấp dữ liệu tiềm năng,
phổ biến nhất là các tổ chức lớn hơn không muốn chia sẻ dữ liệu khách hàng vì lo
ngại mất thị phần của họ. Trong những trƣờng hợp này, thẩm quyền của ngân hàng
trung ƣơng với tƣ cách là ngƣời giám sát hệ thống thơng tin tín dụng hoặc cơ quan
giám sát những ngƣời cho vay, thông qua khả năng của mình để thuyết phục tham
gia trong mơi trƣờng chia sẻ dữ liệu, có thể có tác dụng xúc tác sâu sắc trong việc
hình thành những thực tiễn tốt.
b. Cơ quan đăng ký tín dụng (credit registries)
Về mặt lịch sử,cơ quan đăng ký tín dụng có mục đích khác với văn phịng
thơng tin tín dụng. Hầu hết các cơ quan đăng ký tín dụng thuộc sở hữu và điều hành
bởi khu vực công nhƣ ngân hàng trung ƣơng hoặc cơ quan giám sát tài chính – tiền

13


×