Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh lạng sơn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.71 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

VƯƠNG THU HÀ

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TỈNH
LẠNG SƠN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỔT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh

HÀ NỘI - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

VƯƠNG THU HÀ

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở TỈNH
LẠNG SƠN HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỔT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học

Th.S VI THỊ LẠI

HÀ NỘI - 2019




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô
giáo, Th.S Vi Thị Lại đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
chính trị đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Khóa luận này được thực hiện dựa trên những hiểu biết cá nhân và ý
kiến chủ quan do đó còn nhiều hạn chế.
Kính mong thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Vương Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Khóa luận chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh với
đề tài “Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện chính sách xóa
đói, giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay” được thực hiện bằng sự cố gắng
của bản thân và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Vi Thị Lại.
Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào đã từng
công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Vương Thu Hà



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
6. Kết cấu khóa luận..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH XÓA
ĐÓI, GIẢM NGHÈO ................................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 5
1.1.1. Chính sách........................................................................................... 5
1.1.2. Chính sách xóa đói, giảm nghèo ......................................................... 7
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm nghèo10
1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của chính sách xóa đói, giảm nghèo ..... 11
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung chính sách xóa đói,
giảm nghèo ................................................................................................. 15
1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về biện pháp thực hiện chính sách xóa
đói, giảm nghèo ........................................................................................... 20
1.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm nghèo
..................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở
TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.... 29
2.1. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách sách xóa đói, giảm nghèo ở
tỉnh Lạng Sơn hiện nay .............................................................................. 29
2.1.1. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay................................................................. 29
2.1.2. Những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước .............................. 32



2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lạng
Sơn hiện nay ............................................................................................... 34
2.2.1. Những thành tựu trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
tỉnh Lạng Sơn hiện nay............................................................................... 34
2.2.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
tỉnh Lạng Sơn hiện nay............................................................................... 43
2.3. Nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay ................................................................ 44
2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu ............................................................. 44
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế................................................................. 45
2.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ................. 46
KẾT LUẬN................................................................................................. 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam,
trong quá trình học tập, rèn luyện, tiếp thu các tinh hoa văn hóa của dân tộc và
nhân loại trên toàn thế giới, bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành một
hệ tư tưởng vững mạnh bao gồm các quan điểm về nhân sinh, quan điểm về
cách mạng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về các vấn đề xã hội và vấn đề liên
quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản
quý báu đối với nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng của Người đã
trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta; soi
sáng con đường cho cách mạng ta giành thắng lợi và đưa đất nước ta tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới ngày càng vững chắc hơn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm nghèo là một bộ
phận trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó thể hiện tấm lòng
yêu nước thương dân vô hạn của chủ tịch Hồ Chí Minh – một người luôn trăn
trở làm thế nào để đồng bào ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Là một vĩ
lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản, Người hiểu rằng chủ nghĩa xã hội chỉ thành
công khi hết sức chăm lo đến đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ấm no
hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Những quan
điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm nghèo mặc dù đã
được nêu ra cách đây cả nửa thế kỷ nhưng đến hiện nay nó vẫn có sức ảnh
hưởng lớn đối với công tác hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
Lạng Sơn là một tỉnh thành có vị trí địa lý đặc biệt do là vùng biên giới
địa đầu của Tổ Quốc, nơi đây tập trung nhiều cửa khẩu lớn nhỏ đặc biệt là cửa
khẩu Tân Thanh là con đường thông thương hàng hóa lớn nổi tiếng cả nước.
Với vị trí địa lý đặc biệt Lạng Sơn là một trong số những tỉnh thành có tiềm
năng phát triển kinh tế và văn hóa xã hội. Tuy nhiên đây cũng là vùng tập
trung nhiều dân tộc thiểu số với trình độ dân trí chưa được cao, địa hình đồi
núi hiểm trở gây nên những bất lợi trong hoạt động sản xuất của nhân dân.
Lạng Sơn cũng là một tỉnh có tình hình chính trị xã hội rất phức tạp do sự đa

1


dạng về tộc người và các tệ nạn xã hội. Tỉnh Lạng Sơn hiện có hơn 90 xã
vùng đặc biệt khó khăn, 136 xã vùng cao, 21 xã và thị trấn biên giới. Với
những số liệu kể trên, công cuộc xóa đói, giảm nghèo là một trong số những
nhiệm vụ hàng đầu mà tỉnh Ủy cần phải quan tâm và giải quyết. Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh
Lạng Sơn là một việc làm mang ý nghĩa thiết thực bởi vừa có tác dụng nâng
tầm vai trò quan trọng, chính xác lý luận của Hồ Chí Minh trong thực tiễn,

vừa đưa ra được những giải pháp thực tế với những khó khăn hiện tại của
công tác xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói giảm nghèo và sự vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm nghèo như:
2.1. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xóa
đói, giảm nghèo
- PGS, TS. Lê Quốc Lý (2010), “Triết lý xóa đói, giảm nghèo trong tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia
Hồ Chí Minh.
- Ngô Hoàng Anh (2006), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xóa đói,
giảm nghèo” Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền.
- ThS. Hà Thị Thùy Dương (2018), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giải pháp xóa đói, giảm nghèo” Tạp chí Tổ chức nhà nước Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực IV.
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, “Chính sách giảm nghèo ở nước ta
hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện” Tạp chí Kinh tế và Phát
triển
2.2. Các công trình nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo


- PGS. TS Lê Quốc Lý, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm
nghèo và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kì đổi mới” Tạp chí Lịch sử
Đảng số 6/2010.
- Phan Văn Thạng (2009), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói, giảm

nghèo và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay” Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ.
- Hà Thị Thu Hòa, “Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo ngoại
thành Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương
huyện Từ Liêm, Hà Nội)” Luận văn thạc sĩ xã hội học, Trường Đại học khoa
học xã hội và nhân văn.
Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu vấn đề xóa đói, giảm
nghèo ở nhiều góc độ khác nhau, tiếp cận dưới nhiều khía cạnh, hình thức
khác nhau, vận dụng việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở nhiều
địa phương khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách độc lập về vấn đề xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả thu
được của các công trình nghiên cứu kể trên, em mong muốn có thể nghiên
cứu, tìm hiểu vấn đề xóa đói, giảm nghèo trong tư tưởng Hồ Chí Minh sâu sắc
hơn và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện chính sách xóa
đói, giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm
nghèo; vận dụng tư tưởng đó vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa
đói, giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu đã được xác định ở trên, khóa luận thực
hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách
xóa đói, giảm nghèo.


- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
tỉnh Lạng Sơn.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa
đói, giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp
cụ thể như logic lịch sử, phân tích – tổng hợp, đối chiếu để làm rõ nội dung
của đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm nghèo
vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về không gian: thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
tỉnh Lạng Sơn.

- Về thời gian: từ năm 2012-2017.
6. Kết cấu khóa luận
Khóa luận bao gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.


CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Chính sách
Chính sách là một khái niệm được đề cập đến nhiều trong những công
trình nghiên cứu khác nhau với các cách tiếp cận ở nhiều phương diện khác

nhau. Một số công trình nghiên cứu địa nghĩa chính sách bằng những khái
niệm có nội hàm tương đương như chủ trương, sách lược, một số cách tiếp
cận khác lại quy chính sách về một số khái niệm cụ thể như chính sách công,
chính sách văn hóa - xã hội, chính sách kinh tế - chính trị. Nhìn chung, các
quan điểm, định nghĩa về chính sách được khái quát trong một số công trình
sau đây.
Theo Từ điển Tiếng Việt, chính sách là “sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra”[25, tr.157].
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra một khái niệm tổng quát về
chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện
đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất
định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng
của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, văn hóa…” [9, tr.475].
Tác giả Vũ Cao Đàm lại cho rằng “chính sách là một tập hợp biện pháp
được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực hoặc một chủ thể quản lý đưa ra,
trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ
hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến
lược phát triển của hệ thống xã hội” [7].
Ở một công trình nghiên cứu khác, chính sách lại được xem xét một
cách cụ thể hơn dưới góc độ chính sách “là tổng thể các quan điểm, tư tưởng,
các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể


kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục
tiêu nhất định theo hướng những mục tiêu tổng thể của đất nước” [8, tr.25].
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chính sách được hiểu là đường lối
cụ thể của một chính đảng hoặc chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định
cùng các biện pháp, kế hoạch thực hiện đường lối ấy. Chính sách thường

được biểu hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có
thẩm quyền trực thuộc Đảng, Nhà nước và Chính phủ như Hội đồng nhân dân
các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, ban, ngành có liên quan, … Bên
cạnh đó chính sách còn được thể hiện dưới hình thức các đề án, dự án xây
dựng và phát triển tại địa phương nói riêng hay cả nước nói chung do một số
công ty hay cơ quan Nhà nước.
Các nhà khoa học tiếp cận chính sách dưới dạng các khái niệm cụ thể,
các quan điểm mang tính khoa học, xã hội và chính trị. Đối với chủ tịch Hồ
Chí Minh dưới góc độ của một nhà Mác xít, một nhà chính trị luôn quan tâm
đến cuộc sống của con người, một vị lãnh tụ với tấm lòng nhân ái bao la luôn
nghĩ đến độc lập, tự do của dân tộc – Người định nghĩa chính sách thành
những việc làm cụ thể của Đảng và Nhà nước. Chính sách của Đảng và Nhà
nước phải hướng đến xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân,
phải được thực hiện bằng những biện pháp cụ thể thông qua hệ thống pháp
luật, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết những vấn
đề còn tồn tại trong xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Thông
qua những chính sách, Đảng và Nhà nước phải giải quyết tất cả những vấn đề
lớn nhỏ của một quốc gia như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:
“Cho nên Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc
hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn
luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời
sống hàng ngày của nhân dân” [21, tr.402]. Chính sách vừa là công cụ thể
hiện quan điểm, tư tưởng của Đảng cầm quyền, lại vừa là phương tiện để
phục vụ cuộc sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Cụ thể hóa chính
sách thành những việc làm cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách, đem chính sách lại gần hơn với nhân dân cả nước. Hồ Chí Minh đưa
ra kết


luận: “Mọi chính sách của Đảng và Chính phủ ta đều nhằm xây dựng chủ

nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [23, tr.455].
Trên cơ sở quan điểm của các nhà khoa học, đặc biệt là quan điểm của
Hồ Chí Minh về chính sách, trong phạm vi khóa luận này nghiên cứu chính
sách với ý nghĩa là một hệ thống những việc làm, định hướng, mục tiêu, kế
hoạch do một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với một phạm vi
địa phương nào đó nhằm hướng đến phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc
giải quyết một số lĩnh vực quan trọng trong đời sống của nhân dân. Chính
sách được xây dựng dựa trên việc phân tích tình hình thực tế của địa phương
đó trong một giai đoạn nhất định để từ đó đưa ra những kế hoạch hay biện
pháp thích hơp nhằm phát huy những điểm tích cực và hạn chế những mặt
tiêu cực tại địa phương đó trong giai đoạn cũ. Các chính sách luôn luôn nhắm
đến những mục đích nhất định và được thực hiện trong khuôn khổ, phạm vi
lĩnh vực nhất định. Các chính sách chịu ảnh hưởng có chủ đích của cơ quan
có thẩm quyền ban hành chính sách, tình hình thực tế của địa phương được áp
dụng chính sách đó và các yếu tố kinh tế, xã hội tại thời điểm ban hành chính
sách. Nhìn chung, chính sách là những đường lối, kế hoạch, biện pháp nhằm
phát triển, nâng cao đời sống nhân dân được xây dựng dựa trên mong muốn
phát triển của Nhà nước và một số cơ quan, tổ chức xã hội khác.
1.1.2. Chính sách xóa đói, giảm nghèo
Khái niệm đói, nghèo
Từ điển Tiếng Việt đưa ra khái niệm nghèo là “tình trạng không có
hoặc rất ít những gì thuộc về yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất” [25,
tr.675].
Ngân hàng thế giới (WB) từng định nghĩa nghèo là sự bần cùng hóa về
phúc lợi [26].
Theo nghĩa hẹp, thì nghèo khổ tức là khi con người không đáp ứng
được những nhu cầu cân thiết nhất của cuộc sống. Tuy nhiên, xét ở một
phạm vi rộng hơn nghèo được chia thành nghèo khổ vật chất và nghèo khổ
tổng hợp.
Dưới góc độ thu nhập, nghèo khổ vật chất là sự thiếu thốn về kinh tế mà con

người cần để tri trả cho những nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống hàng ngày.


Dưới góc độ phát triển toàn diện con người, nghèo khổ tổng hợp lại là khái
niệm tối ưu hơn cả, nghèo khổ tổng hợp bao gồm nghèo về vật chất, nghèo về
các điều kiện phát triển con người và nghèo về xã hội.
Khái niệm đói, đói nghèo thường khá gần gũi, dễ hiểu tuy nhiên để có
một cái nhìn đúng đắn theo chuẩn quốc tế về đói, nghèo lại là điều khó khăn.
Tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) Hội nghị về xóa đói, giảm nghèo khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương đã được tổ chức, trong hội nghị, Ủy ban kinh
tế - xã hội Châu Á – Thái Bình Dương đã đưa ra một khái niệm toàn diện về
đói nghèo được hiểu như sau nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội
và phong tục tập quán của địa phương
Như vậy có thế thấy vấn đề đói, nghèo đang là vấn đề xã hội được quan
tâm và nó mang tính toàn cầu ảnh hưởng đến mọi quốc gia. Đói, nghèo được
hiểu một cách đơn giản nhất đó là sự thiếu thốn về các điều kiện vật chất và
tinh thần mà chủ thể không có đủ điều kiện để đảm bảo đáp ứng những nhu
cầu cuộc sống cơ bản nhất. Đói, nghèo trở thành vấn đề nghiêm trọng khi nó
gây ra những vấn đề như suy giảm sự phát triển kinh tế, suy giảm chất lượng
cuộc sống của con người, gây ra dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tội phạm như trộm
cắp, cướp giật. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, ngăn
chặn các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh trật tự, mỗi quốc gia cần phải
đề ra những chính sách xóa đói, giảm nghèo, nghiêm túc thực hiện chính sách
đó để ngày càng giảm thiểu tỷ lệ đói, nghèo của quốc gia, đảm bảo mức sống
cơ bản nhất của toàn bộ các tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội vững mạnh.
Chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Chính sách xóa đói, giảm nghèo có thể được hiểu là những quyết định,
quy định của nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án cùng

với các nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm
tác động vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo
với mục đích cuối cùng là xóa đói, giảm nghèo.


Xóa đói, giảm nghèo là một trong số các chiến lược trọng điểm về kinh
tế của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đói,
nghèo và phát triển kinh tế cho các khu vực đói nghèo tại Việt Nam. Đây là
một trong những chính sách quan trọng nhất, lâu dài nhất và được nghiên cứu
kỹ lưỡng dựa trên điều kiện đặc thù kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của chính
sách xóa đói, giảm nghèo là đưa ra những kế hoạch, biện pháp hỗ trợ và giúp
đỡ nhân dân thoát khỏi ngưỡng nghèo và phát triển kinh tế, đảm bảo được
những chỉ số cơ bản nhất về phát triển con người và nâng cao đời sống nhân
dân.
Dưới góc nhìn của quốc tế, của những nhà khoa học thì chính sách xóa
đói, giảm nghèo là một chính sách mang tính xã hội, là việc làm cần thiết với
một quốc gia muốn phát triển kinh tế, giảm thiểu các vấn đề xã hội đặt ra.
Dưới góc độ tiếp cận của Hồ Chí Minh chính sách xóa đói, giảm nghèo là
chính sách hướng đến con người mang tính nhân văn sâu sắc, đi cùng với ước
muốn mang đến cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Là một nước kém
phát triển về kinh tế, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, không ít lần
chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy đói, nghèo gây ra
bao nỗi khổ cực của nhân dân như “Tình trạng nghèo đói đè họ xuống những
gọng kìm” [15, tr.483] hay “Sự nghèo đói ấy đã đẩy hàng trăm ngàn nông dân
vào các băng cướp” [15, tr.574]. Khi nói về việc học hành của nhân dân An
Nam, Bác lại chủ động nhắc nhở “Những kẻ nghèo đói thì bị bần cùng, nên
họ phải chống đói đã rồi mới nghĩ đến chuyện học hành” [14, tr.423]. Thực
hiện xóa đói, giảm nghèo theo tư tưởng Hồ Chí Minh tức là làm mọi việc cụ
thể làm sao nhân dân ta đủ ăn, người đã đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì
ngày càng giàu hơn, từng ngày, từng ngày Đảng và Chính phủ nâng cao chất

lượng cuộc sống nhân dân. Xóa đói, giảm nghèo còn thể hiện ở việc vận động
người nghèo làm kinh tế, tăng gia sản xuất để tự đảm bảo cho cuộc sống của
mình “Đem tài dân, sức dân mà làm lợi cho dân. Không phải Chính phủ xuất
tiền ra làm. Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động” [17, tr.81].
Như vậy có thể rút ra kết luận rằng, tư tưởng về chính sách xóa đói,
giảm nghèo là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh. Nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách xóa đói, giảm


nghèo đối với đời sống nhân dân và sự hưng thịnh của một quốc gia, trong
thời gian vừa qua Đảng ta đã không ngừng đưa ra những đường lối, chủ
trương nhằm tối ưu hóa việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên
địa bàn toàn quốc. Tiêu biểu nhất là các chương trình trọng điểm được nêu ra
trong các văn bản pháp luật của nhà nước như Nghị định số 170/2005/NĐ-CP
của Chính phủ về chương trình xóa đói, giảm nghèo; Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững
đối với 61 hộ nghèo; Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nghèo về nhà ở; Chương trình 135 (Chương trình
phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số
và miền núi; gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ cũng đã thông qua và phê
duyệt Quyết định số 1722/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Sau quá trình lâu dài thực hiện hàng
loạt các chương trình trọng điểm về xóa đói, giảm nghèo cho đến hiện tại
công tác xóa đói, giảm nghèo ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất
định. Có thể thấy, chính sách xóa đói, giảm nghèo là chính sách quan trọng
hàng đầu được Đảng và Nhà nước quan tâm và nỗ lực thực hiện.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xóa đói, giảm nghèo
Quan điểm về các vấn đề chính sách xã hội luôn là một bộ phận cấu
thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Là một vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc, đôi
điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đau đau trong lòng đó là làm thế

nào để nhân dân ta có đủ cơm ăn áo mặc, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Quan
điểm của Hồ Chí Minh về chính sách giúp người dân xóa đói, giảm nghèo
không chỉ được nêu lên trong một văn bản hay chínnh sách nhất định mà nó
nằm xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của Người. Mỗi bài báo, câu chuyện
hay tác phẩm đều chứa đựng nỗi lo âu của Người đối với vấn đề làm sao cho
dân nhân thoát đói, thoát nghèo và đó luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất mà
người muốn hoàn thành khi còn sinh thời và cũng là nhiệm vụ cho Đảng và
Nhà nước trong hiện tại và tương lai.


1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của chính sách xóa đói, giảm nghèo
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, là cha già kính yêu của dân
tộc Việt Nam. Mặc dù đứng ở vị trí cao nhất của nước nhà nhưng Hồ Chí
Minh luôn luôn phải khiến cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế phải
ngưỡng mộ, nể phục vì tấm gương đạo đức cao cả và sự giản dị trong suốt
cuộc đời Người. Hồ Chí Minh sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, độc lập
tự do của dân tộc đang bị rằng xé bởi bè lũ xâm lăng, nhân dân thì nghèo đói,
khổ cực. Vậy nên từ rất sớm, trong bản thân cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã
hình thành nên lòng yêu thương con người, khát khao cháy bỏng mong muốn
giải phóng đem lại hòa bình, độc lập tự do cho nước nhà. Trong suốt 30 năm
ra đi tìm đường cứu nước, bắt đầu chỉ là anh phụ bếp trên con tàu Latuuche
Tréville rồi nhiều nghề khác, Người đã được nếm trải cuộc sống khổ cực và
tiếp xúc với nhiều tầng lớp cần lao ở nhiều nước trên thế giới. Người hiểu
được tầm quan trọng của từng miếng ăn, manh áo đối với con người. Cơm ăn
áo mặc là nhu cầu sống cơ bản nhất, thực tế nhất là con người nào cũng cần
phải đạt được trước tiên.
Xuất phát từ tư tưởng của một nhà Mác xít, một chiến sĩ cách mạng
luôn luôn hướng đến con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn làm mọi thứ để
nâng cao cuộc sống của nhân dân trong nước. Khi trả lời phỏng vấn của các
nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từmg nói: “Tôi chỉ có một sự

ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành” [16, tr.187]. Đây không phải là mong muốn về riêng bản thân
Người mà là mong muốn cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Ăn, mặc, ở, học
hành chỉ là những điều nhỏ nhoi mà bất cứ con người nào cũng đáng lẽ phải
nhận được đầy đủ vậy mà xét theo hoàn cảnh của quốc gia dân tộc lúc đó lại
là niềm khát khao tột bậc của cả một đời con người.
Từ hoàn cảnh tại thời bấy giờ của quốc gia dân tộc, từ những điều mà
chính bản thân Người mắt thấy tai nghe, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai
trò xóa đói, giảm nghèo được thể hiện qua những điều cơ bản sau đây:


Thứ nhất, thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng
tâm, cấp bách nhất mà Đảng và Nhà nước phải giải quyết.
Tục ngữ Việt Nam đã từng răn dạy “Dân dĩ thực vi thiên” tức là dân
lấy ăn làm trời hay câu “Có thực mới vực được đạo” nghĩa là không có cái ăn
thì người dân chẳng làm được việc gì cả. Có thể thấy nhu cầu về miếng ăn
luôn là nhu cầu quan trọng nhất của con người. Đối với dân tộc Việt Nam thì
đó lại là nhu cầu cấp thiết, là niềm mong mỏi lớn lao bởi dưới chính sách
tàn độc của thực dân Pháp nhân dân ta không có được nhu cầu cơ bản đó.
Ngoài việc đặt những chính sách cai trị hà khắc, sưu cao thuế nặng có những
giai đoạn chúng bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay khiến hai triệu đồng bào ta
chết đói. Chúng không chỉ đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn, thuốc phiện
hay hành hạ bằng những đòn roi, chính sách mà chúng còn cướp đi nguồn
lương thực sống còn của một đất nước vốn dĩ là thuần về nông nghiệp.
Miếng ăn của nhân dân không đủ sinh ra đất nước lầm than, nhân dân mãi
mãi không ngóc đầu lên được mà phải quỳ gối trước chế độ cai trị của thực
dân Pháp.
Trong nhiều bài báo, Hồ Chí Minh đã nêu lên vai trò quan trọng của
các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cuộc sống của nhân dân. Như

trong “Bài nói chuyện tại hội nghị sản xuất cứu đói”, Người từng viết: “Vì
vậy chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời
sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là
Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân
ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [19, tr.518]. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là
nhà nước của dân, do dân và vì dân, là nhà nước duy nhất hướng về con người
và hành động vì lợi ích của con người. Đứng trên cương vị của một người
chiến sĩ cộng sản, một nhà văn hóa Hồ Chí Minh luôn cho rằng mọi trách
nhiệm đối với đời sống nhân dân đều là của Đảng và Chính Phủ, Đảng và
Chính Phủ đứng trên nhân dân, chăm lo và giải quyết những vấn đề từ cơ bản
nhất cho đến to lớn nhất, nhưng trước hết là phải giải quyết sao cho vẹn toàn
việc dân đói, dân rét, dân dốt, dân ốm. Đó mới chính là nhiệm vụ cơ bản và
cần thiết thực hiện trong các chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày
2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng hòa. Tuy nhiên khi chính phủ non nớt vừa mới ra mắt dân


chúng thì chúng ta phải đối mặt với hoàn cảnh vô cùng khó khăn, chúng ta
phải đồng thời chống lại giặc đói (hơn 2 triệu đồng bào chết đói), giặc dốt
(95% dân số mù chữ) và giặc ngoại xâm (thực dân Pháp âm mưu quay lại tiếp
tục xâm lược nước ta) . Trong tình cảnh đất nước đang lâm nguy, tình thế
nghìn cân treo sợi tóc, ngay sau ngày Quốc Khánh trọng đại của nước nhà,
Hồ Chủ tịch đã triệu tập cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong cuộc họp, Người đã nêu ra 6 nhiệm vụ
trọng tâm nhất trong đó nhiệm vụ cứu đói là nhiệm vụ hàng đầu đứng trên tất
cả. Bác nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cứu đói của chúng ta rất nặng nề, công việc
cứu đói cũng gấp rút như công việc kháng chiến” [16, tr.116]. Thêm vào đó
Người chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa kháng chiến và cứu đói: “Chúng ta
có hai nhiệm vụ cốt yếu, quan trọng như nhau: Kháng chiến và cứu đói. Phải
kháng chiến để cứu đói, mà phải cứu đói mới kháng chiến được” [16, tr.

127]. Hai nhiệm vụ này bổ sung cho nhau, là tiền đề hỗ trợ đắc lực cho
nhau để cùng đưa Việt Nam đến với thắng lợi cuối cùng. Giải quyết được hai
nhiệm vụ cốt yếu này cùng lúc khẳng định vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng
và Nhà nước đồng thời nâng cao đời sống nhân dân, giành độc lập, tự do cho
dân tộc.
Thứ hai, xóa đói, giảm nghèo có vị trí, vai trò quan trọng trong sự
nghiệp của chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi chưa có Đảng và Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ra sức tìm hiểu, kêu gọi và giáo dục cách mạng nước nhà phải đi
theo chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà mới có Đảng Cộng sản Việt Nam,
mới có nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Khi được hỏi Chủ
nghĩa xã hội là gì? Hồ Chủ tịch nói vắn tắt nhưng rất đầy đủ: "Chủ nghĩa xã
hội là no ấm và tự do cho toàn thể nhân dân. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, không làm không hưởng; không còn người bóc lột người" [21,
tr.431]. Chủ nghĩa xã hội do Mác và Lênin khởi xướng, xây dựng và phát
triển trên toàn thế giới với một hệ thống mạnh mẽ, ảnh hưởng đến nhiều
quốc gia và châu lục. Nhưng đối với bản thân Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội
chỉ có mục đích duy nhất, cơ nhất là “nhằm làm cho đời sống nhân dân ngày
càng sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc” [22,


tr.437]. Giải thích một chủ nghĩa, chế độ xã hội lớn lao thành những nhu
cầu cơ bản nhất của cuộc


sống con người cụ thể hóa những nhiệm vụ và mục đích khiến cho nhân dân,
cán bộ hiểu rõ hơn và thực hiện tốt đó là một đặc trưng của Hồ Chí Minh.
Cả cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ hướng đến hai nhiệm vụ cơ bản
đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công cuộc giành lại độc lập dân tộc
được thực hiện qua quá trình kháng chiến đấu tranh lâu dài của dân tộc ta,

biết bao chiến sĩ, nhân dân đã đổ mồ hôi xương máu cho nền độc lập, tự
do đó. Tuy nhiên sau khi giành lại độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh lại hướng
nhân dân ta đến mục tiêu cao hơn đó là chủ nghĩa xã hội, đó là đảm bảo hạnh
phúc cho nhân dân. Với Người độc lập dân tộc phải không chỉ là việc đánh
đuổi quân xâm lăng, lũ cướp nước, bán nước ta ra khỏi bờ cõi mà độc lập dân
tộc phải đi liền với đảm bảo những nhu cầu sống cơ bản của nhân dân
“Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự
do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập
khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [16, tr.175]. Vậy muốn cho nhân dân thấy
được ý nghĩa của độc lập tự do thì trước hết phải “Làm cho dân có ăn. Làm
cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành” [16,
tr.175]. Đây là những việc cần phải làm ngay nếu muốn duy trì một nền độc
lập tự do nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng lâu dài của dân chúng.
Thứ ba, thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo là tiền đề cơ bản
và cần thiết để thực hiện các chính sách khác.
Xét theo suốt chiều dài lịch sử, các triều đại mà Việt Nam đã từng trải
qua có thể thấy quan điểm này của Hồ Chí Minh là đúng đắn. Trần Hưng Ðạo
đã từng dặn dò Ðức vua Trần Anh Tông: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ
bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Nhà quân sự đại tài Nguyễn Trãi đã
minh định, sáng tỏ: “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “Lật thuyền
mới biết dân như nước”. Khi dân chúng ấm no, hạnh phúc, đủ ăn đủ mặc,
nhân dân sẽ tin tưởng vào Đảng và Nhà nước từ đó ra sức mà thực hiện cho
được các chính sách để duy trì cái chế độ xã hội đó mãi, nhờ vậy mà mọi việc
có sự ủng hộ, đồng lòng của dân chúng đều trở nên dễ dàng thực hiện. Bắt
đầu bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, đây là điều đầu tiên mà
Đảng và Nhà nước ta phải thực hiện nếu như muốn được lòng dân lâu dài.


Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh
đạo toàn thể nhân dân Việt Nam. Với chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản

Việt Nam phải chăm lo đến mọi mặt của đời sống nhân dân bất kể là việc lớn
hay việc nhỏ “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no,
dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học,
Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh
giành thống nhất nước nhà, Đảng phải lo. Ngay đến cả tương, cà, mắm, muối
của dân, Đảng đều phải lo” [22, tr.272]. Trách nhiệm của Đảng đối với phục
vụ đời sống nhân dân là rất lớn, do đó thực hiện tốt được chính sách xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là phần nào giảm bớt được nỗi âu lo
đối với việc thực hiện các chính sách khác. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:
“Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ
dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay
mấy cũng không thực hiện được” [19, tr.518]. Do đó, vấn đề cơm ăn, áo mặc
luôn là vấn đề rất cấp thiết đối với cuộc sống của nhân dân, là vấn đề mà
người dân quan tâm hàng đầu và đó cũng là ham muốn tột bậc lúc sinh thời
của chủ tịch Hồ Chí Minh “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [16, tr. 187].
Đảm bảo thực hiện đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất của cuộc sống
nhân dân sẽ tạo điều kiện cho Đảng và Chính phủ tiếp tục triển khai và thực
hiện những chính sách khác có hiệu quả hơn.
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung chính sách xóa đói,
giảm nghèo
Nội dung của chính sách xóa đói, giảm nghèo trong Tư tưởng Hồ Chí
Minh được thể hiện qua những nỗi lo âu, trăn trở của Người trước những nhu
cầu cơ bản nhất, cần thiết nhất trong cuộc sống của nhân dân Việt. Người sinh
ra trong thời kì đất nước nghèo khó, nhân dân lầm than cực khổ, vì vậy trên
cương vị của một lãnh tụ Người luôn luôn mong mỏi làm sao để nhân dân
được ấm no hạnh phúc. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập, thống nhất
của Tổ quốc phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, Người
nhiều lần nhắc nhở: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do,



thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [16, tr.64]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề xóa đói, giảm nghèo được thể hiện qua một số nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, xóa đói giảm nghèo là phải làm cho người nghèo đủ ăn đủ
mặc. Năm 1945 nước ta xảy ra nạn đói trầm trọng do những chính sách cai trị
ác độc của thực dân pháp. Nạn đói đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc
Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra, trọng điểm là các tỉnh như Thái Bình, Nam
Định, Thanh Hóa, … Nạn đói đã đi vào thơ văn một cách đầy xót xa và đau
đớn như nhà văn Kim Lân từng miêu tả người chết thì nằm rải rác, xác còng
queo bên lề đường còn người sống thì đi lại dật dờ như những bóng ma. Chỉ
qua mấy tháng trời mà có đến gần hai triệu đồng bào ta chết đói mà nguyên
nhân chủ yếu là do cạn kiệt nguồn lương thực do chính sách tàn ác của thực
dân Pháp. Ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định chủ quyền
của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng phát động việc thực
hiện phong trào “Hũ gạo cứu đói” trên khắp mọi miền Tổ Quốc. Với phương
châm lá lành đùm lá rách, Người đề nghị với nhân dân cả nước “Cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để
cứu dân nghèo” [16, tr.33]. Thân là Chủ tịch nước, là lãnh tụ của một quốc
gia bận chăm công nghìn việc đại sự khác, tuy nhiên Người cũng không nề
hà đi đầu trong phong trào này. Các cán bộ trong Đảng và Nhà nước lo lắng
cho sức khỏe của Chủ tịch vì vậy Người đã trực tiếp dặn dò các cán bộ rằng
nhịn một bữa cũng không chết được, nếu hôm nào Bác có việc bận phải
tiếp khách nước ngoài thì cho Bác nhịn bù vào hôm sau. Tinh thần nhường
cơm sẻ áo của Hồ Chí Minh lan rộng khắp mọi miền Tổ Quốc, nhờ đó mà
chúng ta bước đầu có thể giải quyết tạm thời nạn đói trong nước và chuẩn
bị nhân lực, vật lực cho trận chiến cam go sắp tới.
Thứ hai, xóa đói giảm nghèo là từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Đời sống nhân dân có ổn định hay không, có ấm no hạnh phúc hay không
luôn là thước đo trình độ phát triển của một quốc gia. Với con người nhân văn

như Hồ Chí Minh thì vấn đề quan tâm đến cuộc sống con người lại càng có
vai trò quan trọng hơn hết. Trong Di chúc, Người đã chỉ rõ: “Nhân dân lao
động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị
chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến


tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ
ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng phải có kế họach thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [24, tr.612]. Việc chúng ta cứu đói
người nghèo chỉ là phương pháp tạm thời cho họ cái ăn, cái mặc thì dễ dàng
thực hiện, nhưng làm sao để nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, đáp ứng
được những nhu cầu to lớn hơn mới là vấn đề khó khăn cần phải giải quyết.
Không chỉ giúp đỡ người nghèo mà ngay cả những người giàu về cơ bản đã
đủ ăn đủ mặc cũng cần phải tích cực gom góp của cải để phát triển nền kinh
tế của nước nhà. Mục đích của chúng ta là “Làm cho người nghèo thì đủ ăn.
Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm” [17, tr. 81]. Cuộc
sống của nhân dân nhờ đó mà ấm no, hạnh phúc. Công cuộc xóa đói, giảm
nghèo là công cuộc mà người dân cả nước cần phải thực hiện không chỉ
người nghèo mà người giàu cũng phải dốc sức giúp đỡ, bởi “Nếu một mình
no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét, đến khi giặc cướp lung tung
thì giàu cũng không hưởng được. Nếu người giàu không giúp cho dân
nghèo ăn ở đúng vệ sinh, đến khi có bệnh dịch thì người giàu cũng khó sống”
[17, tr.114]. Không phân biệt người giàu hay người nghèo, không phân biệt
vùng miền, vùng khó khăn hay vùng trọng điểm kinh tế mà phải thực hiện
quy củ, đồng bộ trên cả nước có như vậy thì mới ngày càng nâng cao được
chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân.
Thứ ba, xóa đói, giảm nghèo phải đặc biệt quan tâm đến các dân tộc
miền núi đặc biệt là các vùng cao khó khăn. Việt Nam là một nước đa dân tộc
với 54 dân tộc anh em. Với địa thế đặc biệt 84% diện tích là đồi núi nên dân

cư các đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống nơi đây. Đồng bào dân tộc
thiểu số sống tại những địa hình khó khăn chịu nhiều thiệt thòi về môi trường
cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội hơn các đồng bào ở miền xuôi,
do đó xóa đói, giảm nghèo cần phải hướng đến những dân tộc này. Trong
suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, các đồng bào dân tộc thiểu số
góp một phần công sức không nhỏ vào sự nghiệp đó, họ giống như những
cánh rừng bao la che chở cho những chiến sĩ cộng sản, họ là đòn bẩy đẩy cuộc
chiến tranh ta đến với thành công. Với tấm lòng bao dung Hồ Chí Minh, Bác
cũng đã từng khẳng


định rõ “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê
Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều
là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói
giúp nhau” [16, tr.249]. Người cũng từng hứa “Bao giờ bọn giặc Pháp không
trở lại được nữa, đồng bào Kinh sẽ được rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán
nhiều hơn. Chính phủ cũng sẽ giúp cho đồng bào Thổ, Mán như sẽ giúp cho
các dân tộc nhỏ khác được có đủ ruộng làm, đủ trâu bò cày...” [16, tr.119]. Có
thể thấy bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số tuy ít, nhưng chúng ta cũng không
thể bỏ qua họ, bởi họ cũng là một phần máu thịt của đất nước, họ càng thiệt
thòi, Đảng và Nhà nước càng cần phải có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ
sao cho họ phát triển bằng với những người dưới xuôi.
Thứ tư, xóa đói, giảm nghèo là cuộc chiến đấu lâu dài, phòng quan
trọng hơn chống. Cuộc chiến đấu với đói nghèo luôn là cuộc chiến đấu khó
khăn, lâu dài, phải đấu tranh trên mọi phương diện mọi lĩnh vực. Bởi nếu chỉ
giúp nhân dân có đủ ăn đủ mặc trrong một thời gian ngắn chỉ là biện pháp
tạm thời còn kế sách lâu dài là ở chỗ phải khiến cho họ tự lao động sản xuất,
phát triển kinh tế để tự lo liệu được cho chính mình, đó mới là kế triệt tận
gốc rễ đói nghèo. Nếu như Đảng và Nhà nước chỉ lo giải quyết phần ngọn mà
không trừ gốc rễ sẽ dẫn đến tình trạng cứ phải viện trợ cho dân chúng mãi mà

họ vẫn chẳng đủ ăn, đủ mặc, tài sản quốc gia sẽ hao hụt. Hơn nữa, xóa
đói giảm nghèo không chỉ đơn giản là miếng ăn, cái mặc mà mục tiêu cao
hơn của nó là đời sống nhân dân được nâng cao, cần phải xóa nghèo cả về
vật chất và tinh thần, sao cho nhân dân đáp ứng được những nhu cầu thiết
yếu hàng ngày nhất, đó mới là mục đích mà chúng ta cần hướng tới. Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phòng đói là hơn cứu đói, cũng như phòng bệnh
hơn là chữa bệnh” [19, tr.520]. Như vậy bên cạnh việc cứu đói cho nhân dân,
Đảng và Nhà nước phải đồng thời có chính sách ngăn chặn đói nghèo không
phát triển thêm ở những vùng khác bằng cách tạo thêm nguồn thu nhập, tăng
gia sản xuất đối với nhân dân.
Thứ năm, xóa đói, giảm nghèo phải thực hiện hỗ trợ vay vốn cho người
nghèo.


×