Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộc xã yên sở, huyện hoài đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH –
KTNN
-----------------------------------

NGUYỄN VIẾT THỊ
VÂN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN
BỐ CỦA VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG HOA CÚC
THUỘC XÃ YÊN SỞ, HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái
học


HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH –
KTNN
-----------------------------------

NGUYỄN VIẾT THỊ
VÂN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN


BỐ CỦA VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG HOA CÚC
THUỘC XÃ YÊN SỞ, HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái
học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Duy
Trinh


HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này một cách trọn vẹn, trước tiên tôi
xin cảm ơn sâu sắc TS. Đào Duy Trinh hiện đang công tác tại Đại
học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá
trình tôi thực hiện khóa luận.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cám ơn gia đình anh Nguyễn
Tiến Dũng tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã cho
phép tôi thu mẫu đất thực hiện đề tài nghiên cứu và giải đáp những thắc
mắc của tôi tại địa điểm tiến hành thực nghiệm.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ về cơ sở vật chất,
khoa học kĩ thuật của nhà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các giảng
viên, cán bộ nhân viên công tác tại Khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ

tôi vượt qua gian nan, khó khăn trong quá trình học tập và làm việc.
Tôi xin chân thành cám ơn.

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm
2019
Sinh viên

Nguyễn Viết Thị
Vân


LỜI CAM
ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là đề tài nghiên cứu của chính tôi, chưa
từng được đăng tải, công bố trên bất kì tờ báo, hội nghị khoa học nào.
Mọi số liệu trong khóa luận này là đúng thực nghiệm, các mẫu đất được
phân thích theo đúng phương pháp đã nêu trong khóa luận này. Tất cả
các kết quả của nghiên cứu đề tài trong khóa luận là đúng sự thật và trung
thực.
Tôi xin cam đoan các tài liệu dẫn trích, các thông tin liên qua là có
căn cứ và có xác minh, nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được chỉ rõ.
Tất cả mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận đều được cám ơn.

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm
2019
Sinh viên

Nguyễn Viết Thị

Vân


DANH MỤC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Viết tắt

1

-1

Tầng đất 0-10cm

2

-2

Tầng đất 10-20cm

3

cs.

Cộng sự

4


D

Độ ưu thế

5

H’

Chỉ số đa dạng loài

6

J’

Chỉ số đồng đều

7

Lần 1

Lần thu mẫu thứ nhất

8

Lần 2

Lần thu mẫu thứ hai

9


MĐTB

Mật độ trung bình

10

pH

Độ chua của đất

11

S

12

S1

Số lượng loài theo tầng phân
bố
Tổng số lượng loài

13

sp.

Loài chưa xác định được tên

14


TS.

Tiến sĩ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................
1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................
1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................
3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..............................................................
3
NỘI DUNG ...............................................................................................
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................
4
1.1. Lịch sử nghiên cứu về Ve giáp trên thế
giới........................................ 4
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam
......................................... 5
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..........................................................................................
7
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................
7

2.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................
7
2.3. Địa điểm nghiên cứu .........................................................................
7
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu....................................................................
7
2.3.2. Thời gian nghiên cứu...................................................................
7
2.3.3. Điều kiện tự nhiên tại địa điểm nghiên cứu
................................... 8


2.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................
9
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................
9
2.4.1. Nghiên cứu tài liệu ......................................................................
9
2.4.2. Phương pháp thu mẫu ..................................................................
9
2.4.3. Đo chỉ số các nhân tố sinh thái trong
đất......................................10
2.4.4. Định loại Ve giáp
.......................................................................10
2.4.5. Thành phần loài và cấu trúc quần xã Ve giáp
...............................13


2.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quần xã
Ve giáp

................................................................................................13
2.4.7. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu
..................................14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO
LUẬN.............................................16
3.1. Đa dạng sinh học của quần xã Ve giáp tại đất trồng hoa cúc
khu
Đình Dương thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
..........16
3.1.1. Đa dạng sinh học về thành phần loài Ve giáp tại đất trồng hoa
cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố

Nội.................................................................................................16
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp tại đất trồng hoa cúc
khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố

Nội.................................................................................................21
3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất trồng hoa cúc khu Đình Dương
thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
..............................22
3.2.1. Cấu trúc quần xã Ve giáp theo tầng thẳng đứng
...........................22
3.2.2. Biến đổi của cấu trúc quần xã Ve giáp theo hai lần thu
mẫu..........25
3.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve
giáp tại đất trồng hoa cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở, huyện
Hoài Đức, thành phố Hà
Nội...................................................................29
3.3.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã
Ve giáp tại đất trồng hoa cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở,

huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
......................................................29


3.3.2. Ảnh hưởng của độ chua đất (pH) đến cấu trúc quần xã Ve giáp
tạo đất trồng hoa cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội
........................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ..................................................................37
TÀI LIỆU THAM
KHẢO........................................................................39
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC
BẢNG

Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài các tầng phân bố ở đất trồng hoa cúc
khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà
Nội..................17
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp ở các tầng phân bố
tại đất trồng hoa cúc khu Đình Dương xã Yên Sở, Hoài Đức,
Hà Nội
.......................................................................................21
Bảng 3.3. Một số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp qua 2 lần thu mẫu
ở các tầng phân
bố......................................................................22
Bảng 3.4. Các loài Ve giáp ưu thế ở sinh cảnh đất trồng hoa cúc khu Đình
Dương xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà

Nội..........................................23
Bảng 3.5. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp theo 2
lần thu mẫu ở đất trồng hoa cúc Đình Dương xã Yên Sở,
Hoài Đức,
Hà Nội
.......................................................................................25
Bảng 3.6. Các loài Ve giáp ưu thế ở đất trồng hoa cúc khu Đình Dương tại
xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội theo 2 lần thu mẫu
........................28
Bảng 3.7. Nhiệt độ với một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp
ở đất trồng hoa cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở, Hoài
Đức, Hà
Nội...............................................................................30
Bảng 3.8. Nhiệt độ đối với các loài Ve giáp ưu thế ở đất trồng hoa cúc
........32
Bảng 3.9. pH đối với một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Ve
giáp ở đất trồng hoa cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở,
Hoài Đức,


Hà Nội
.......................................................................................33
Bảng 3.10. Độ pH đối với các loài Ve giáp ưu thế ở đất trồng hoa cúc khu
Đình Dương thuộc xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà
Nội........................35


DANH MỤC CÁC
HÌNH


Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Ve giáp
................................................11
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp
bậc
cao.......................................................................................12
Hình 3.1. Độ ưu thế của loài ưu thế trong quần xã Ve Giáp theo tầng
phân
bố......................................................................................24
Hình 3.2. Số lượng loài của quần xã Ve giáp theo tầng phân bố ở 2 lần
thu
mẫu......................................................................................25
Hình 3.3. Mật độ trung bình của quần xã Ve giáp theo tầng ở 2 lần
thu
mẫu......................................................................................26
Hình 3.4. Độ đa dạng loài của quần xã Ve giáp theo tầng phân bố ở 2 lần
thu
mẫu......................................................................................26
Hình 3.5. Độ đồng đều của quần xã Ve giáp theo tầng phân bố ở 2 lần
thu
mẫu......................................................................................27
Hình 3.6. Các loài ưu thế ở lần thu mẫu thứ
nhất.........................................28
Hình 3.7. Các loài ưu thế ở lần thu mẫu thứ
hai...........................................29
Hình 3.8. Nhiệt độ mẫu đất theo tầng qua 2 lần thu mẫu
..............................30
Hình 3.9. Độ pH của đất theo tầng qua 2 lần thu mẫu
..................................34



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài

1


2

Đất nước Việt Nam xinh đẹp sở hữu 327480 km diện tích đất tự
2

nhiên cùng với đó là hơn 4500 km vùng nước nội thủy và khoảng 2800
hòn đảo, bãi đá lớn nhỏ [22], được biết đến là đất nước có đa dạng sinh
học vô cùng phong phú về sinh vật. Nằm ở vị trí nơi có khối khí hậu
nhiệt đới gió mùa với mùa mưa điển hình ở cả 2 miền Nam - Bắc
khiến Việt Nam trở thành một trung tâm về sinh vật với nhiều khu bảo
tồn có giá trị và tính đặc hữu cao của
khu vực cũng như thế giới (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2018) [7].
Đa dạng sinh học “là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là
hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng
trong các loài và những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại
trong môi trường” (theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - WWF
(1989)). Đa dạng sinh học thể hiện ở sự đa dạng di truyền trong quần
thể, đa dạng về số loài trong một hệ sinh thái và đa dạng về quần xã sinh
vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, Phạm Bình Quyền, 2002) [8].
Động vật đất là nhóm loài có kích thước rất nhỏ bé nhưng lại có vai
trò vô cùng quan trọng, chúng tham gia vào mọi quá trình sinh học xảy
ra trong đất và sinh quyển, quyết định hoạt tính sinh học môi trường,
góp phần phân hủy chất hữu cơ, phân giải và chuyển hóa nitơ tăng độ

màu mỡ đất, và còn là thành phần không thể thiếu để xác định tính đa
dạng sinh học của giới động vật (Vũ Quang Mạnh, 2007) [2].
Nhóm loài Ve giáp (Acari: Oribatida) là một đại diện cho ngành
Động vật Chân khớp bé (Microarthropoda) đang được quan tâm đến trong
các đề tài nghiên cứu hiện nay. Các cá thể Ve giáp chúng có kích thước
cơ thể nhỏ bé nhưng số lượng và mật độ phân bố rộng lớn, nhạy cảm
với biến đổi yếu tố môi trường xung quanh, chúng tham gia chỉ thị mức
độ đa dạng, tình trạng của môi tường sinh sống và là vector lây
truyền ký sinh, nguồn bệnh (Vũ Quang Mạnh, Lại Thu Hiền, Nguyễn
Huy Trí, 2013) [4].

2


Những năm trước đây, có nhiều nghiên cứu về Ve giáp trên nhiều
địa bàn, khu vực khác nhau của các tác giả nhưng chưa đề cao và đi sâu
nghiên cứu về đa dạng sinh học và phân bố của Ve giáp, chưa chỉ rõ
được sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường như độ pH, nhiệt độ…
tới cấu trúc, thành phần loài của quần xã Ve giáp trong khi các nhân tố
sinh thái của môi trường có tác động qua lại trực tiếp tới đời sống sinh
vật để tạo nên hệ sinh thái hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Huyện Hoài Đức hiện nay còn hơn 1000 ha diện tích đất nông
nghiệp [19], trong đó chủ yếu là trồng cây ăn quả và các loại hoa cho
giá trị kinh tế cao như hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa thược
dược…Trong đó hoa cúc có nhiều giá trị trong đời sống và được trồng
phổ biến nhất. Ngoài giá trị kinh tế và làm cảnh, hoa cúc còn xem như
vị thuốc an thần, thư giãn đầu óc hữu hiệu khi sử dụng dưới dạng trà. Hoa
cúc có tính mát, vị ngọt, hơi đắng là phương thuốc dân gian giúp cơ thể
thanh nhiệt, giải cảm, giải độc, mát gan, làm sáng mắt. Hoa cúc còn
thường được sử dụng làm thuốc chữa các chứng do phong nhiệt như

nhức đầu, đau mắt đinh nhọt, sang lở…(Đức Minh, 2009) [5]. Nhưng
hiện nay công tác trồng và chăm sóc hoa ở đây và cũng như một số nơi
khác đều có sự lạm dụng bữa bãi thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các
loại phân bón hóa học. Gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống
của các loài sinh vật. Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây
suy giảm đa dạng sinh học đất trồng và ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng tại địa phương và vùng lân cận.
Với tất cả lí do trên đây, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
đa dạng sinh học và phân bố của Ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộc xã
Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng sinh học loài và đặc điểm phân bố, xác định
thành phần loài trong quần xã Ve giáp tại đất trồng hoa cúc khu Đình
Dương thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
3


Xác định cấu trúc của quần xã Ve giáp theo chiều thẳng đứng thông
qua

4


việc phân tích một số chỉ số như số loài, mật độ trung bình, chỉ số tương
đồng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định thành phần loài, phân tích đa dạng loài và đặc điểm phân
bố của Ve giáp ở đất tại đất trồng hoa cúc khu Đình Dương thuộc xã
Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Phân tích các chỉ số (số loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng H’,

chỉ số đồng đều J’, độ ưu thế D) để xác định cấu trúc quần xã Ve giáp
theo chiều thẳng đứng.
Đánh giá sự tác động của các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ pH) ở
các sinh cảnh khác nhau tới việc phân tích cấu trúc quần xã Ve giáp và
sự thích nghi của Ve giáp đối với mỗi nhân tố.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu đa dạng sinh học về loài, đặc điểm phân bố
và sự tác động của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve
giáp tại đất trồng hoa cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội.
Đề tài bổ sung dẫn liệu lần đầu tiên về đa dạng sinh học của quần xã
Ve giáp tại đất trồng hoa cúc cúc khu Đình Dương thuộc xã Yên Sở,
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Bổ sung dẫn liệu chi tiết đặc trưng
định lượng của chúng theo sinh cảnh, theo độ sâu của đất (0-10cm và 1020cm).
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích số liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và sử dụng
cấu trúc của quần xã Ve giáp như yếu tố chỉ thị sinh học, trong quản lý
bền vững hệ sinh thái đất.
Giúp bổ sung tư liệu về cấu trúc và thành phần loài của quần xã Ve
giáp, góp phần dự đoán tác động, ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến hệ
5


sinh thái đất nói chung và quần xã Ve giáp nói riêng, đánh giá tài nguyên
đa dạng động vật đất.

6



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI
LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về Ve giáp trên thế
giới
Năm 1998 theo Schatz H., trong kết quả của cuộc nghiên cứu điều
tra về loài Ve giáp tại quần đảo Gal´apagos trong 10 năm đã ghi nhận
tổng cộng
202 loài Ve giáp, thuộc 64 họ đã gặp và 81 loài mới đối với khoa học,
chúng được tìm thấy trên tất cả các đảo và tất cả vùng thực vật trên quần
đảo. Theo ông, sự đa dạng và phong phú của loài Ve có liên quan đến
điều kiện sinh thái môi trường. Các loài Ve giáp trên quần đảo có phân
bố sinh học rộng lớn (Schatz H., 1998) [18].
Năm 2009, Gergócs V., Garamvolgyi Á., Homorosdi R., Hufnagel
L. đã nghiên cứu về hoạt động của Ve giáp theo mùa trên 3 môi trường
của 1 khu rừng lá rụng ôn đới (môi trường trong lá mục, đất và rêu) cho
thấy: Mật độ loài Ve giáp ít chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ; ở môi trường
lá mục và đất, cấu trúc quần xã Ve giáp không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
và các yếu tố khí hậu, còn trong môi trường rêu có sự ảnh hưởng
(Gergócs V. và cs. (2009) [14].
Năm 2012, Gergócs V., Homorosdi R., Hufnagel L. công bố kết
quả công trình nghiên cứu danh sách chi của loài Ve giáp, cho thấy nhiệt
độ trung bình hằng năm ảnh hưởng đáng kể tới cấu trúc quần xã Ve giáp.
Ngoài ra, khi có cùng khí hậu, sự phong phú về loài và độ đa dạng cũng
bị giảm bởi quá trình sử dụng đất (sự khử chua). Tác giả cũng chỉ ra khi
so sánh 2 không gian khác nhau là đất và tán lá thì sự đa dạng và phong
phú về loài ở đất lớn hơn so với tán lá (Gergócs V., Homorosdi R.,
Hufnagel L., 2012) [13].
Năm 2013, theo Janet Wissuwa, Jorg- Alfred Salamon, và
Thomas Frank, kết quả nghiên cứu về Ve giáp trên đồng cỏ trong

nông trại đã ghi nhận độ chua của đất (pH) được coi là yếu tố chính ảnh
hưởng đến sự đa dạng của quần xã Ve giáp. pH thay đổi từ 6,6 - 7,4 gây
7


ảnh đến sự phân bố của một số loài ví dụ loài P.puncum có độ đa đạng
cao ở pH cao hơn, và với loài S.laevigatus và E.tubinđrcac lại có độ đa
dạng cao hơn khi pH thấp hơn (Janet Wissuwa và cs., 2013) [15].

8


1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp ở Việt
Nam
Năm 2013, Vũ Quang Mạnh, Lại Thu Hiền, Nguyễn Huy Trí đã
nghiên cứu “Đa dạng thành phần loài và phân bố của Ve giáp (Acari:
Oribatida) tại khu vực hệ sinh thái đất vườn quốc gia Cát Bà, thành
phố Hải Phòng” xác định được 44 loài Ve giáp, có 40 loài mới cho
vùng nghiên cứu, 2 loài mới cho khu hệ động vật của Việt Nam là
Tegeozetes tunicatus breviclava Aoki,
1967 và Dimidiogalumna azumai Aoki. Quần xã Ve giáp có độ đa dạng
thành phần loài và phân bố có đặc điểm liên quan đến sự thay đổi thảm
cây rừng và theo tầng sâu thẳng đứng trong đất. Nghiên cứu cũng chỉ ra,
có thể khảo sát cấu trúc quần xã Ve giáp như yếu tố chỉ thị sinh học các
biến đổi của hệ sinh thái rừng Việt Nam (Vũ Quang Mạnh và cs., 2013)
[4].
Năm 2015, Đào Duy Trinh đã tiến hành “Nghiên cứu sự biến động
thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở khu công nghiệp Kim
Thoa và phụ cận”, kết quả ghi nhận 36 loài thuộc 24 giống, 16 họ
trong đó 9 loài ở sinh cảnh vườn nhà có 5 loài rất ưu thế, 22 loài ở sinh

cảnh ruộng và 27 loài ở sinh cảnh khu công nghiệp đều có 3 loài rất ưu thế
(Đào Duy Trinh, 2015) [9].
Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Thị
Thắm, Dương Thị Thanh đã nghiên cứu về “Thành phần loài Ve
giáp (Acari: Oribatida) tại sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng trồng và vùng
phụ cận vườn Quốc gia Ba Vì” và kết quả ghi nhận 56 loài, thuộc 38
giống, 24 họ của bộ Ve giáp Oribatida tại địa điểm nghiên cứu. Thành
phần loài trong quần xã Ve giáp có sự thay đổi, khác biệt đối với từng
sinh cảnh và tầng phân bố riêng biệt. Nơi có số lượng loài cao nhất là
sinh cảnh rừng tự nhiên (37 loài) tiếp đó là rừng trồng (29 loài), vùng
phụ cận Khoang Xanh (18 loài), Suối Tiên (19 loài). Số loài ghi nhận ở
tầng đất -1 là nhiều hơn so với số loài ở tầng đất -2 tại sinh cảnh
nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự ảnh hưởng về số loài trong
9


quần xã đối với hoạt động của con người, hay nơi ít bị con người tác động
thì số loài sẽ đa dạng hơn (Đào Duy Trinh và cs., 2017) [12].
Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn
Thanh
Tùng, đã cùng nhau nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp ở đất
rừng tự

10


nhiên độ cao 300m thuộc vườn quốc gia Ba Vì, kết quả cho thấy thành
phần loài trong quần xã có sự thay đổi theo tầng phân bố với thứ tự
giảm dần từ tầng thảm lá 39 loài, tầng thảm rêu có 21 loài, tầng đất -1 có
19 loài và ít nhất là tầng đất -2 có 16 loài. Mật độ trung bình của quần xã

cũng có sự khác biệt trong từng tầng phân bố (Đào Duy Trinh và cs.,
2017) [10].
Năm 2018, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị
Tuyết Nhung đã cùng nhau nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái đến Ve giáp ở rừng nhân tác tại vườn quốc gia Tam
Đảo, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố sinh thái có ảnh hưởng tới chỉ
số cấu trúc quần xã Ve giáp, khi nhân tố nhiệt độ môi trường thay đổi
các chỉ số S, H’ , J’ cũng thay đổi và mức độ thay đổi thì phụ thuộc vào
tầng phân bố. Chỉ số thấp nhất S =
0
13 loài, H’= 2,027, J’ = 0,7903 ở tầng -1 khi nhiệt độ là 18,5 C. Chỉ số S
đạt
0
giá trị cao nhất ở tầng -1 khi nhiệt độ là 26,0 C, chỉ số H’đạt giá trị cao
0

nhất ở tầng -2 có H’ = 3,011 khi nhiệt độ là 22,2 C, chỉ số J là cao nhất ở
0

tầng -2 khi nhiệt độ là 21,0 C. Nhiệt độ không là yếu tố ảnh hưởng
chính đến số lượng loài ưu thế tại sinh cảnh nghiên cứu. Bên cạnh đó
kết quả nghiên cứu cho thấy, độ chua của đất (pH) cũng ảnh hưởng tới
cấu trúc quần xã, cụ thể: Độ pH môi trường sống tỉ lệ nghịch với các chỉ
số số lượng loài theo tầng phân
bố S, độ đa dạng loài H’, độ đồng đều J’ và mật độ trung bình của quần xã
Ve tại sinh cảnh nghiên cứu (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng,
Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2018) [11].

11



×