Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số giải pháp can thiệp hiệu quả giúp trẻ tự kỷ tại trường mầm non đông hải sớm hòa nhập xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.76 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1
1
2
2
2
3
3
3
5
16


17
17
17

0


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày 2/4, đã được Liên hợp quốc chọn là "Ngày Thế giới nhận thức về tự
kỷ", với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội
chứng này.
Theo chuyên gia của Liên hợp quốc về tự kỷ, tự kỷ là một loại khuyết tật
phát triển suốt đời được phát hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối
loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và có thể xảy ra
ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị
xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã
hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và hành vi, sở thích mang
tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Đủ tuổi thì đến trường, đi học - chuyện tưởng như đương nhiên với mọi
đứa trẻ nhưng lại không đơn giản đối với những trẻ tự kỷ. Có nên cho con đi
học? Có ngôi trường nào chấp nhận cho con vào học?... Đó là những câu hỏi
không dễ tìm lời giải đáp của những ông bố, bà mẹ có con mắc hội chứng tự kỷ.
Cũng trong tháng 4, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp Hiệp hội
Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam tổ chức tọa đàm “Chính sách giáo dục hòa
nhập cho trẻ rối loạn phát triển”.
Tại tọa đàm, các chuyên gia, phụ huynh và giáo viên đã chia sẻ những
khó khăn của trẻ tự kỷ khi tham gia học hòa nhập tại các trường học. Đồng thời,
các đại biểu cũng thảo luận và phân tích những bất cập, thiếu hụt trong luật
pháp, chính sách liên quan đến trẻ tự kỷ, từ đó đề xuất chính sách nhằm quan

tâm, bảo vệ quyền của trẻ tự kỷ.
Theo Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập Lê
Đình Tuấn, điều khó khăn đối với các trẻ tự kỷ là tại Việt Nam chưa công nhận
đây là trẻ khuyết tật. Vì vậy, các em rất thiệt thòi khi không được hưởng những
chính sách ưu tiên, đặc biệt là ưu tiên trong học tập. Trẻ tự kỷ đang gặp nhiều
khó khăn trong môi trường học hòa nhập như thiếu kỹ năng giao tiếp, trao đổi
thông tin và phản hồi với thầy cô giáo, các bạn. Các em luôn là đối tượng bị cô
lập, kỳ thị hoặc bị bắt nạt…
Bác sĩ Hoàng Cẩm Tú, nguyên Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viên Nhi
Trung ương, cũng cho biết thực tế hiện nay việc chẩn đoán về trẻ tự kỷ còn chưa
thực sự chính xác. Quan niệm trẻ tự kỷ không thể học hòa nhập là một sai lầm,
vì rất nhiều trẻ tự kỷ khi được học hòa nhập đã cải thiện rõ rệt.
Tại buổi tọa đàm, một phụ huynh đã chia sẻ, khi phát hiện con có sự chậm
phát triển về trí tuệ, chị đã đưa con đi kiểm tra và được bác sĩ Bệnh viện Nhi
1


Trung ương đánh giá là “rối loạn tâm trí phổ tự kỷ”, “không thể đi học hòa nhập
được”. Đó thực sự là một cú sốc với gia đình chị tại thời điểm đó. Tuy nhiên, gia
đình vẫn quyết tâm cho con đi học. Đến nay, cháu đã gần 10 tuổi, học lớp 4. Để
có được “kỳ tích” như vậy, cháu đã được can thiệp sớm ngay từ lúc 28 tháng
tuổi của các thầy cô từ Trung tâm Hướng nghiệp và tiếp sức trẻ học hòa nhập,
cũng như các giáo viên ở nơi con đang theo học, đã tạo điều kiện cho việc học
hòa nhập của con.
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu khuyến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên
xây dựng tiêu chí đánh giá cho học sinh có xác nhận rối loạn phổ tự kỷ của cơ
quan y tế. Các cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho trẻ được miễn những môn học
phụ mà trẻ không thực hiện được; đồng thời, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các
công cụ hỗ trợ như máy vi tính. Bên cạnh đó, gia đình phải cam kết phối hợp
chặt chẽ với cơ sở giáo dục trong quá trình trẻ học hòa nhập. Đặc biệt, Việt Nam

cần sớm hoàn thiện chính sách bảo đảm quyền phát triển của trẻ tự kỷ…
Qua những thông tin trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp
can thiệp hiệu quả giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập xã hội tại trường mầm non
Đông Hải”. Tôi cho rằng đây là vấn đề rất cần thiết, nhằm đưa ra được một
chương trình can thiệp có hiệu quả để giúp đỡ trẻ tự kỷ theo học phương pháp
giáo dục hòa nhập tại bất cứ trường mầm non trên địa bàn mà không cần phải
học trường học chuyên biệt.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng khả năng phát triển của trẻ tự kỷ tại trường mầm non
Đông Hải. Thông qua đó, phát huy những mặt tích cực đã có được và khắc phục
những hạn chế trong việc giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ để từ đó tìm ra giải
pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả cao dành cho giáo viên mầm non nhằm giúp
đỡ trẻ tự kỷ sớm hòa nhập môi trường xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số vấn đề về dấu hiệu của trẻ tự kỷ tại trường mầm non
Đông Hải. Từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả giúp trẻ tự kỷ trong
nhà trường sớm hòa nhập xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp tuyên truyền
+ Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
2


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về
mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ, hành vi sở

thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của
bệnh này trong những năm đầu đời của con mình. Những dấu hiệu này thường
phát triển dần dần, mặc dù một vài trẻ mắc chứng tự kỷ vẫn đạt mốc phát
triển với tốc độ bình thường và sau đó giảm dần. Tiêu chuẩn chuẩn đoán yêu
cầu những triệu chứng trở nên rõ rệt trong thời thơ ấu, thường là trước khi ba
tuổi. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào, độ tuổi nào không phân biệt giới
tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị trong xã hội.
Tự kỷ được đặc trưng bởi sự phát triển bất thường hoặc suy giảm biểu
hiện trước 3 tuổi với một rối loạn điển hình về hoạt động trong các lĩnh vực:
- Tương tác quan hệ về mặt xã hội (Giao lưu không có tình cảm);
- Giao tiếp;
- Định hình (Hành vi có tính chất thu hẹp, lặp đi lặp lại)
Trong những năm gần đây, tự kỷ là vấn đề được nhiều người quan tâm,
được thông tin rộng rãi trên các kênh truyền thông. Trên thế giới, những nghiên
cứu năm 2013, của Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ 1 cho biết cứ 88
người Mỹ thì có 1 người mắc tự kỷ, trong đó cứ 54 trẻ em nam thì có 1em mắc
tự kỷ. Đến năm 2014, con số này tăng lên là 1/68 trẻ. Các Trung tâm và kiểm
dịch bệnh ở Mỹ đã gọi chứng tự kỷ là một cuộc khủng hoảng y tế của quốc gia ở
nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Úc.
Ngày 19/04/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban về các
vấn đề xã hội của Quốc hội đã kết hợp tổ chức buổi tọa đàm "Vấn đề trẻ em tự
kỷ ở Việt Nam". Phát biểu tại chương trình, Thứ trưởng Lao động, Thương binh
và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: "Rối loạn phổ tự kỷ ngày càng phổ biến
với tỷ lệ chẩn đoán ở trẻ tăng lên qua từng năm ở tất cả các nước và khu vực trên
thế giới. Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc
chứng tự kỷ, nhưng theo thống kê sơ bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, nước ta có khoảng 200 nghìn người mắc chứng tự kỷ. Và thực tế, số lượng
trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay" (Theo báo
điện tử Nhân Dân, 2018).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

* Thuận lợi:
- Nhà trường có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trình độ đạt chuẩn, trong đó trên
chuẩn đạt 70%
3


- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên tuổi đời còn trẻ được tiếp cận nguồn
tri thức mới, phương pháp mới, đáp ứng được yêu cầu: Nhiệt tình trong công
tác, rất tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi trau rồi kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ.
* Khó khăn:
- Dù đã được tập huấn kiến thức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ, xong việc
vận dụng kiến thức vào thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn đầu
khi bắt đầu tiếp xúc với trẻ tự kỷ trong lớp học. Bởi không phải trẻ tự kỷ nào
cũng giống nhau, và giống những trường hợp trên lý thuyết để chỉ việc áp dụng
là hoàn thành, mà mỗi trẻ mỗi tính cách, giáo viên cần huy động 100% sức lực
tinh thần của bản thân để có thể tiếp nhận trẻ và dạy dỗ trẻ.
- Nhà trường chưa có giáo viên chuyên biệt về tự kỷ mà hầu hết giáo viên
ở trường là những người được cử đi học, đi tập huấn kiến thức nên việc xây
dựng kế hoạch giáo dục trẻ tự kỷ về kiến thức, kỹ năng một cách bài bản và
chuyên sâu thì chưa có.
- Do phụ huynh thường dấu bệnh của con em mình hay thậm chí là không
hề nhận biết được con mình đang có những dấu hiệu của trẻ tự kỷ mà chỉ nghĩ
con đang bị chậm phát triển hơn so với các bạn, không chia sẻ với cô giáo, với
mọi người xung quanh dẫn đến hệ quả xấu là khi phát hiện ra thì bệnh tình đã
trở nên trầm trọng hơn.
- Là chương trình giáo dục hòa nhập nên việc sắp xếp chương trình học
cho cả trẻ tự kỷ và trẻ không tự kỷ cần phải có rất nhiều thời gian, công sức hơn.
* Kết quả, khảo sát thực trạng như sau:

 Khảo sát lớp Chích Bông 3-4 tuổi với tổng số là 42 trẻ như sau:
Tổng số trẻ

Trẻ phát triển bình thường

42 trẻ

39/42=92,9%

Trẻ tự kỷ
3/42=7,1%

 Khảo sát về mức độ của 3 trẻ tự kỷ:
Các nội dung
Tương tác quan
hệ về mặt xã hội
Giao tiếp với
người xung quanh
Định hình hành vi

Mức độ chưa
biết

Mức độ biết ít

Mức độ đã biết.

2/3=66,7%

1/3=33,3%


0/3=0

2/3=66,7%

1/3=33,3%

0/3=0

1/3=33,3%

2/3=66,7%

0/3=0

4


Trước thực trạng trên tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp để giúp
trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng giao tiếp, vận động, tương tác xã hội... nhằm
nâng cao hơn nữa nhận thức cho trẻ.
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới phụ huynh về công tác can
thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
Việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó là
tiền đề giúp trẻ phát triển được các kỹ năng cơ bản và sớm cải thiện được các
hành vi của bản thân. Nhưng hầu hết bố mẹ của trẻ tự kỷ đều rất ngại ngần khi
đưa con đến trường vì khả năng hòa nhập và giao tiếp của chúng kém hơn các
bạn. Có những phụ huynh khó chấp nhận khi con mình tự kỷ. Nếu ai nói rằng
con họ bị tự kỷ thì phụ huynh cảm thấy rất bực mình. Cô giáo cần phải đưa ra

các ví dụ như có những trẻ tự kỷ tăng động, la hét, đập phá cả ngày. Khi không
đồng ý việc gì đấy trẻ tức giận giậm chân, hoặc đánh lại bố, mẹ. Hoặc có những
trẻ thì trầm ít nói không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ không
có các phản ứng bình thường như những đứa trẻ khác đồng trang lứa, đôi khi
còn trở nên vô cảm, mất luôn phản ứng. Một số trường hợp, trẻ có thể thực hiện
nhiều hành vi bột phát không tự kiểm soát được, gây hại cho bản thân, tự làm
tổn thương thân thể mình. Khi cô giáo bảo trẻ có dấu hiệu tự kỷ thì phụ huynh
lại cho rằng đó là do tính khí của trẻ như vậy, họ khó có thể chấp nhận được điều
đó. Cô giáo cần phải nhẹ nhàng khuyên bảo phụ huynh nên cho trẻ đi kiểm tra
xem kết quả như thế nào. Nếu chỉ là tính khí của trẻ thì phụ huynh cũng phải kết
hợp với cô giáo có giải pháp chăm sóc, dạy bảo trẻ. Nếu trẻ tự kỷ cô cần giải
thích để phụ huynh biết rằng : Nguy cơ lớn nhất của tự kỷ xảy ra ở tuổi tiền học
đường là nó có thể dẫn đến sự ngưng trệ quá trình phát triển bình thường, trở
ngại gây ra đối với khả năng thích nghi của trẻ bị hạn chế trầm trọng . Đa số trẻ
tự kỷ có khả năng thích nghi hoặc có thể được phục hồi nếu được phát hiện sớm
và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Còn các phụ huynh của những trẻ phát triển bình thường khi thấy trong
lớp có trẻ tự kỷ thì lại lo lắng rằng khi con của mình học cùng trẻ tự kỷ, thì sẽ
ảnh hưởng đến con của mình, lo lắng các cô sẽ dành nhiều thời gian cho trẻ tự
kỷ mà không quan tâm đến con của mình.
Tuy nhiên việc trẻ tự kỷ được đến trường lại có tác dụng tích cực giúp cho
trẻ tiến bộ. Khi sinh hoạt ở lớp giúp cho trẻ hiểu biết về luật lệ, hiểu sự cần thiết
phải giao tiếp dù khả năng của chúng không bằng các bạn khác. Và quan trọng
là ở lớp trẻ sẽ học được rất nhiều kỹ năng sinh hoạt hàng ngày, điều mà bố mẹ
trẻ rất khó làm với trẻ khi ở nhà. Nên giáo viên cần giải thích cho phụ huynh
5


hiểu rằng tự kỷ không phải là bệnh, đó là một dạng rối loạn cần được giúp đỡ để
thay đổi, và sẽ có xu hướng tích cực nếu được can thiệp, giúp đỡ kịp thời. Là

những người đang làm cha làm mẹ, và cũng có con đang tuổi đến trường, phụ
huynh nên đặt mình vào vị trí của phụ huynh có con là trẻ tự kỷ. Nếu con của
mình cũng bị bạn bè xa lánh, kì thị thì những bậc làm cha mẹ sẽ buồn như thế
nào? Một lời nói kì thị, một hành động phân biệt cũng góp phần làm tước đi cơ
hội được phát triển của trẻ tự kỷ.
Giáo viên cần đảm bảo rằng chương trình giáo dục hòa nhập này 100%
không ảnh hưởng đến trẻ không tự kỷ, nhưng nó đã góp phần đưa lại cơ hội phát
triển cho trẻ tự kỷ. Vì vậy giáo viên cần tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu
giữa các bậc phụ huynh có con tự kỷ, tâm sự với phụ huynh, hướng dẫn giúp
phụ huynh cách tiếp xúc với trẻ sao cho phù hợp, tạo cho trẻ môi trường thuận
lợi để trẻ có cơ hội hoạt động vui chơi, giao tiếp nhiều hơn với các thành viên
trong gia đình nhằm giúp trẻ và gia đình giải tỏa những căng thẳng dồn nén
trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ. Từ đó giúp cải thiện bầu
không khí gia đình, giúp mọi người thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt
hơn, mọi người sẽ vui vẻ hơn trong giao tiếp và chăm sóc trẻ. Điều này giúp trẻ
tự kỷ cải thiện tình huống giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại. Khuyến
khích trẻ hợp tác trong mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình, xã hội;
Giáo viên cần có các biện pháp tuyên truyền như: trực tiếp trao đổi với
phụ huynh, thông qua loa đài, áp phích, hoặc có thể dán tranh ảnh có các dấu
hiệu tự kỷ lên bảng tin của nhà trường để cha mẹ học sinh chú ý đến các dấu
hiệu, hành vi của trẻ tự kỷ.
Giáo viên có thể tổ chức các buổi gặp gỡ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
để các ông bố, bà mẹ đang có những đứa con có thể nhận biết xem con mình có
những dấu hiệu của tự kỷ hay không? Nhiều cha mẹ không chú ý đến sự khác
thường của con trẻ hoặc có biết thì lại cho là bình thường, nên hầu hết trẻ khi
phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Trẻ tự kỷ cần được điều trị sớm ngay từ khi
phát hiện bệnh, cần được đánh giá, hướng dẫn tập luyện bởi đội ngũ nhiều
chuyên gia như bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý, cán bộ
phục hồi chức năng, nhà trị liệu ngôn ngữ và giáo viên. Bên cạnh đó là sự chia
sẻ giữa cô giáo với các bậc làm cha mẹ với nhau, để những phụ huynh có con

không tự kỷ có thể thấu hiểu và tích cực giúp đỡ ủng hộ tinh thần, còn cha mẹ có
con tự kỷ có thể có thêm sức mạnh niềm tin hơn về tương lai của các con mình.
Đó cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng của cô giáo là phải tuyên tuyền thế nào
để phụ huynh sớm nhận biết được dấu hiệu của con mình để có các biện pháp
can thiệp kịp thời. Từ đó, giúp tình trạng tự kỷ của trẻ được cải thiện dần dần.
2.3.2. Giáo dục cho trẻ tự kỷ thông qua các hoạt động hàng ngày.
6


Do điều kiện bệnh lý của trẻ sẽ nảy sinh ra nhiều tình huống mà cô giáo
phải biết cách xử lý sao cho phù hợp để khuyến khích trẻ cộng tác. Cần chiếm
lĩnh được lòng tin của trẻ, xóa đi mọi ranh giới về mặc cảm, trẻ chỉ nhận thấy
khi cô yêu thương mình thực sự, sẽ xóa đi những rào cản trong quan hệ giao
tiếp, sẽ phát hiện được điểm mạnh điểm yếu của trẻ để phát huy và khắc phục.
Nếu cô để trẻ mặc cảm, không thích tiếp xúc, không cộng tác, xa lánh sẽ rất khó
khăn trong giáo dục.
Những hoạt động chung như vui chơi, học tập, ăn uống của trẻ đòi hỏi cô
phải có sự quan tâm hơn đến trẻ tự kỷ. Cô cần theo dõi hành vi của trẻ tự kỷ
trong một thời gian dài để lập ra một kế hoạch sinh hoạt riêng cho từng trẻ tự kỷ,
và hướng dẫn trẻ làm theo. Hãy để những trẻ không tự kỷ có thái độ vui vẻ, hòa
đồng luôn thích giúp đỡ các bạn và để trẻ đó vui chơi cùng trẻ tự kỷ, ngồi ăn
cùng hay ngủ gần nhau. Nói với trẻ đó rằng bạn đang gặp một chút vấn đề khiến
cho bạn trở nên chậm chạp hơn, và nói rằng bạn rất cần sự hỗ trợ của con. Cô
giáo giao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó, trẻ sẽ có trách nhiệm cao hơn, trẻ sẽ cố
gắng làm tốt, và có thể bảo vệ trẻ tự kỷ trong vài trường hợp khi bạn bè khác
trêu trọc. Khi trẻ thấy bạn có những hành vi khác là trẻ có thể giúp bạn theo sự
hướng dẫn của cô.
Ví dụ: Bạn Anh Thư là một trẻ có các hành vi khi đến lớp trẻ không quan
tâm đến bất kể một người nào đó trong lớp. Trẻ chỉ chơi một mình một các vô
thức. Cô giáo có ôm ấp trẻ cũng không có một sự giao lưu nào giữa cô và trẻ cả.

Khi chơi trẻ có các hành vi như xé hết tất cả các hình ảnh mà cô dán trên tường.
Hoặc khi đưa cho trẻ một lá cờ bằng giấy trẻ xé bằng hết giấy dính trên cán cờ
mới thôi.
Bạn Trà My nhìn thấy những hành động của bạn như thế sẽ thưa với cô,
cô giáo sẽ đưa ra phương án như: Cô dành ra 4 buổi sắp xếp Anh Thư sinh hoạt
cùng bạn Trà My, để hai bạn ngồi gần nhau trong các hoạt động. Việc này nhằm
thu hút sự chú ý của Trà My, khơi gợi được tinh thần vui vẻ, luôn muốn giúp đỡ
bạn bè của Trà My. Trà My đã có những câu hỏi với giáo viên rằng “Tại sao bạn
Anh Thư lại không nói chuyện với con?”, “Có phải bạn không nói được không
cô?”,… Cô giáo đã giải thích một cách dễ hiểu nhất, và giao cho Trà My một
nhiệm vụ giúp đỡ Anh Thư, và khi Anh Thư có hành động gì kì lạ, không đúng
thì hãy báo ngay với cô.
Kết quả thu được: Anh Thư đã biết nói những từ đơn như "Đi", "Cho"...
Trà My đã biết giải thích với bạn bè mỗi khi bạn nào định trêu trọc Anh
Thư. Anh Thư đã không còn tự ý làm những hành động không kiểm soát mà em
đã biết nhìn theo Trà My để làm. Cô giáo luôn kịp thời khích lệ.

7


Hoặc khi trẻ có những hành vi tốt, cô sẽ động viên, khen thưởng ngay.
Điều này cho trẻ biết rằng, điều trẻ đang làm là đúng và được người lớn chấp
nhận. Nó còn giúp trẻ củng cố hành vi của trẻ ở những lần sau đó. Trẻ sẽ học
được cách sử dụng một hành vi đúng trong giao tiếp với mọi người.
Việc can thiệp hành vi này thực hiện trên một kế hoạch được xây dựng và
cố gắng hoàn thành kế hoạch trong một khoảng thời gian. Kế hoạch sẽ lập ra để
can thiệp vào các hành vi có thể gây trở ngại đến việc học của trẻ như hay la hét,
quậy phá, chạy nhảy trong giờ học; hành vi làm tổn thương đến trẻ hay người
khác như cắn bạn, đập đầu vào tường, nằm lăn ra đất, đánh người lớn.
Ví dụ: Bạn Phương Anh ngày đầu đi học đến lớp suốt ngày nói từ cá, cá.

Và liên tục lại nằm lăn ra đất. Cả ngày Phương Anh không giao tiếp với bất cứ
ai. Nếu ai lấy đồ chơi của Phương Anh đang cầm trên tay thì Phương Anh sẽ
khóc thét lên và nằm lăn xuống đất.
Cô giáo cần phải tìm hiểu nguyên nhân hành vi xảy ra. Vì sao trẻ có hành
vi đó? Ai làm ra điều đó? Khi tìm hiểu được nguyên nhân cô sẽ nhẹ nhàng giúp
trẻ đưa cho trẻ món đồ chơi khác và chơi cùng trẻ để trẻ có thể quên đi những gì
xảy ra trước đó nhằm giảm bớt sự giận hờn của trẻ. Sự việc có thể lặp đi lặp lại
nhiều lần từ đó hình thành cho trẻ thói quen bớt giận hờn, cáu gắt khi gặp các
trường hợp như vậy.
Đến nay Phương Anh đã không còn hiện tượng lăn ra đất và nói từ cá, cá
nữa. Phương Anh đã có sự giao lưu với mọi người, nhưng đôi lúc thích thì nói
một mình và nói những từ cô không hiểu. Hoặc Phương Anh lấy đồ vật nào đó
đưa cho các bạn nhưng không nhìn vào bạn mà nhìn ra một hướng khác, chưa có
sự giao lưu. Những lúc như vậy cô giúp Phương Anh cầm đồ vật đó cùng với
Phương Anh đưa cho bạn và nói từ như: Bạn cầm lấy đi hoặc đồ chơi đẹp lắm
bạn thích không?
Ví dụ: Thông qua hoạt động học cô cho trẻ ngồi vào bàn để vẽ theo ý
thích. Nhưng đối với trẻ tự kỷ trẻ chỉ ngồi một tí là trẻ đứng dậy không chịu
ngồi, trẻ lấy giấy xé vụn. Cô phải tập cho trẻ dần dần mỗi ngày ngồi lâu thêm
vài phút. Cứ như thế trẻ đã có thể kiên trì và ngồi được lâu hơn. Sau đấy cô cầm
tay trẻ để giúp trẻ tập vẽ và tô màu. Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời để
tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tinh thần. Cô không gò bó ép buộc trẻ, tất cả việc
làm của cô đều là rất nhẹ nhàng và tình cảm. Từ đó tạo cho trẻ cảm giác yêu
thích hoạt động vẽ, cô dặn trẻ là không được xé vụn giấy nữa nếu con xé giấy thì
lần sau sẽ không có giấy để vẽ nữa. Từ đó trẻ không có các hành vi xé vụn giấy
nữa.
Ví dụ: Thông qua giờ ngủ trẻ tự kỷ rất khó ngủ, trẻ không chịu nằm yên
mà quay bên nọ bên kia, đứng lên ngồi xuống theo ý thích của trẻ. Nên cô đã
8



phải cho tất cả các bạn ngủ. Sau đấy cô ôm ấp trẻ hát ru, vỗ về cho trẻ ngủ, cô
làm nhiều lần để tạo cho trẻ thói quen đến giờ là phải nằm xuống và im lặng để
cho các bạn khác ngủ.
Thông qua các hoạt động hàng ngày cô dần dần nắm bắt được các nhu
cầu, hành vi của trẻ. Cô lên kế hoạch cho từng trẻ, đưa ra các giải pháp khác
nhau nhằm giúp trẻ ngày càng hoàn thiện hơn.
2.3.3. Tạo ra một môi trường giao tiếp cho trẻ tự kỷ với mọi người xung
quanh.
Để tạo được một môi trường giao tiếp thuận lợi cho trẻ tự kỷ là một vấn
đề rất quan trọng đối với các cô giáo. Vì trẻ tự kỷ rất ít giao tiếp với mọi người
xung quanh. Trẻ luôn nhút nhát và không muốn giao tiếp với bất kể ai. Chính vì
vậy cô giáo phải là nhịp cầu nối giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với gia
đình trẻ.
* Môi trường giao tiếp giữa trẻ với cô giáo:
Việc tạo môi trường giao tiếp cho trẻ tự kỷ là một vấn đề hết sức quan
trọng của mỗi giáo viên. Bởi vì mỗi đứa trẻ tự kỷ là một thế giới riêng đầy bí ẩn.
Để tiếp xúc tạo môi trường giao tiếp cho trẻ và dạy trẻ làm theo ý mình là cả
một quá trình khó khăn. Mỗi trẻ lại có một triệu chứng khác nhau nên đòi hỏi
giáo viên phải có những giải pháp riêng biệt, có lúc mềm mỏng nhưng có thời
điểm phải nghiêm khắc. Tất cả phụ thuộc vào độ nhạy bén, linh hoạt của người
dạy. Và quan trọng nhất giáo viên phải luôn kiên trì nhẫn nại và thực sự yêu
thương, gần gũi với trẻ bởi dạy trẻ mầm non đã khó song trẻ mầm non đang bị
rối loạn tự kỷ còn khó hơn vài phần.
Khi tiếp xúc với trẻ sẽ nảy sinh ra nhiều tình huống mà cô giáo phải biết
cách xử lý sao cho phù hợp để khuyến khích trẻ cộng tác. Cần chiếm lĩnh được
lòng tin của trẻ, xóa đi mọi ranh giới về mặc cảm, trẻ chỉ nhận thấy khi cô giáo
gần gũi yêu thương mình thực sự, thì sẽ xóa đi những rào cản trong quan hệ giao
tiếp. Cô luôn quan tâm hỏi han chăm sóc trẻ, động viên khích lệ tinh thần trẻ.
Tạo cho trẻ được giao tiếp cùng cô để từ đó trẻ được phát triển tối đa khả năng

ngôn ngữ của mình.
Trẻ tự kỷ có đặc điểm là ít quan tâm tới những thứ mà người khác quan
tâm. Ít khi chúng cùng nhìn vào một vật mà người khác quan tâm. Bởi vậy, đây
là nguyên nhân khiến việc dạy dỗ trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, điều quan
trọng là cô giáo phải tìm ra được thứ mà trẻ quan tâm, những nhu cầu không thể
thiếu đối với chúng. Trẻ chỉ giao tiếp khi có nhu cầu. Cô là người tạo nhu cầu
giao tiếp cho trẻ để giúp trẻ có cơ hội giao tiếp và sử dụng lời nói. Và khi giao
tiếp với trẻ, cô cần tiến hành nhẹ nhàng, thoải mái và tự nhiên, sử dụng ngôn từ
đơn giản ngắn gọn, rõ ràng truyền tải đầy đủ nội dung. Ngôn ngữ hay hành động
9


của cô cần phù hợp với khả năng phát triển ngôn ngữ và nhận thức hiện có của
trẻ.
Ví dụ: Tập cho trẻ biết trả lời các câu hỏi khi giao tiếp như: Đâu?, con gì?,
cái gì?, ai đây?, làm gì?
Với những trẻ không tự kỷ, cô giáo có thể hỏi: “Hôm nay, bạn Lan muốn
ăn gì để cô lấy cho con nào?”
Nhưng với trẻ tự kỷ, cô không thể hỏi như vậy vì câu hỏi quá dài, trẻ
không thể nắm bắt nội dung chính nằm ở đâu, gây ra sự hoang mang, và khó
chịu ở trẻ. Cô nên tối giản câu hỏi chỉ để lại thông tin cần thiết cho trẻ như: “Lan
muốn ăn gì?” Trẻ sẽ dễ dàng hiểu và dễ trả lời hơn ví dụ như: “Trứng”.
Ở trẻ tự kỷ, cô không thể đòi hỏi ngay lập tức trẻ trả lời đầy đủ chủ ngữ,
vị ngữ và một cách ngoan ngoãn. Trẻ đang học dần về sự phát triển ngôn ngữ từ
từ đơn sang từ ghép, rồi thành một câu hoàn chỉnh. Cô cần kiên nhẫn với trẻ và
hướng dẫn trẻ chuyển sang cách trả lời tích cực hơn khi trẻ đã quen thuộc với
cách trả lời trước đó.
Trẻ tự kỷ rất kém về kỹ năng quan sát, nếu trẻ không có kỹ năng quan sát
thì rất khó để chúng giao tiếp. Vậy việc tăng cường khả năng quan sát, đặc biệt
là khả năng giao tiếp bằng mắt của trẻ đồng nghĩa với việc làm tăng nhu cầu của

trẻ. Trẻ tự kỷ phải bắt đầu tiến hành cách giao tiếp bằng mắt. Trước tiên cô cần
phải tạo cơ hội cho chúng nhìn thẳng vào người đối diện, đặt chúng ở tư thế
ngang hàng để có thể dễ dàng nhìn thấy mặt của người đối diện. Trong sinh hoạt
hàng ngày phải luôn tận dụng mọi cơ hội để tăng cường khả năng giao tiếp bằng
mắt của trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ đang ham thích một hoạt động nào đó, yêu cầu trẻ nhìn vào
mắt chúng ta nếu muốn tiếp tục trò chơi. Nếu trẻ thích thú với trò chơi thì chúng
sẽ nhìn vào mắt nhiều hơn. Cô cần tăng cường kỹ năng tập trung cho trẻ vì trẻ
không thể quan sát được khi mất tập trung. Trẻ tự kỷ ít khi chơi được lâu nếu đó
không phải là những thứ mà trẻ quan tâm. Những thứ mà trẻ quan tâm thường
chỉ tập trung vào một vài hành động và đồ vật ít ỏi đặc biệt nào đó. Khi trẻ tập
trung vào những thứ đó thì không còn quan tâm đến những việc diễn ra xung
quanh. Chính vì vậy nên khi tiến hành các hoạt động vui chơi với mục đích để
tăng cường sự tương tác với người khác thì chúng ta phải hạn chế những đồ chơi
mà trẻ ưa thích để tạo cơ hội để trẻ chú ý xung quanh.
Để tạo được môi trường tích cực giúp trẻ phát triển khả năng vận động,
phát triển mối quan hệ thì cô cần sử dụng nhiều đồ dùng, đồ chơi có các khả
năng phát ra những âm thanh, những vận động như chạy, nhảy tung hứng lạ mắt,
để cho trẻ có cơ hội quan sát từ đó giúp trẻ nhận biết được về thế giới xung
quanh và hình thành ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ một cách tích cực.
10


Ví dụ: Muốn trẻ tập trung vào một việc nào đó thì cô đưa ra một số đồ vật
khác đẹp mắt và có các màu sắc rõ ràng như búp bê và có phát ra những tiếng
cười, tiếng khóc để cho trẻ tập trung vào đồ vật mà cô đưa ra. Sau đấy cô hướng
dẫn trẻ tập nói các từ như: Búp bê, màu đỏ, có mắt, mũi… Từ những việc làm đó
cô sẽ giúp trẻ quên đi những đồ vật mà trẻ đang quan tâm. Khó khăn khi làm
điều đó là trẻ sẽ không cảm thấy hứng thú với đồ chơi khác. Vì vậy việc thay
đổi, hay lựa chọn các trò chơi có tính hoạt động như phát ra tiếng, chạy nhảy, đu

đưa, tung người sẽ dễ hấp dẫn trẻ hơn.
Những trẻ tự kỷ tăng động chỉ có thể tập trung khi ngồi một chỗ. Nếu
không ngồi một chỗ, những trẻ này khó có thể học được bất cứ thứ gì. Việc huấn
luyện trẻ ngồi tiến hành trong cả một quá trình. Đầu tiên trẻ sẽ ngồi trong vài
phút, sau đó tăng dần lên cho đến khi có thể ngồi chơi với người khác trong một
thời gian dài. Hầu hết khi trẻ mới bắt đầu làm quen với việc ngồi một chỗ sẽ
chống đối rất quyết liệt, nếu chúng ta kiểm soát được thì vẫn có thể dạy trẻ vào
nề nếp. Điều cần lưu ý là trẻ tự kỷ có khả năng tập trung rất cao với những gì mà
trẻ thích thú, bởi vậy thay đổi cách chơi, hướng trẻ vào những hoạt động chơi
với nhiều người không phải là việc làm dễ dàng nhưng rất cần thiết.
Ví dụ: Bạn Thanh là một trường hợp rất nghịch và hay chạy linh tinh
trong lớp, không chịu ngồi yên một chỗ. Khi cô giáo nói bạn ấy không hiểu gì
hết, khi tức giận hoặc không đồng ý điều gì bạn ấy có thể đập đầu xuống đất
hoặc lao vào bờ tường. Nhưng bạn ấy lại rất thích học môn thể dục. Bất kể giờ
thể dục nào bạn ấy học rất hăng say và tích cực. Vì vậy cô tăng cường cho bạn
ấy hoạt động nhiều hơn trong các hoạt động thể dục động viên khuyến khích trẻ
giao tiếp thông qua hoạt động này bằng cách: Cô đưa ra một số đồ dùng, đồ chơi
để trò chuyện cùng trẻ như: Đây là cái gì? Cái này có màu gì?... trẻ sẽ trả lời câu
hỏi của cô dần dần cô sẽ tạo cho trẻ được thói quen trò chuyện giao tiếp thông
qua hoạt động học mà trẻ yêu thích.
Vậy việc tạo môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ tự kỷ là một trong
những hoạt động quan trọng, cần được thực hiện khi phát hiện chứng tự kỷ của
trẻ, đó cơ sở giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức, phát triển kỹ năng giao tiếp
giữa trẻ với cô giáo ngày càng tốt hơn. Bởi khi cô tạo được một môi trường an
toàn và lành mạnh, thân thiện thì trẻ tự kỷ sẽ cảm thấy an toàn trong đó, và có
thể phát huy hết khả năng của mình. Còn nếu môi trường không an toàn với trẻ,
trẻ sẽ thu mình lại, cô sẽ khó khăn hơn trong việc giao tiếp với trẻ.
*Môi trường giao tiếp giữa trẻ với trẻ:
Thông thường trẻ học từ các trẻ khác nhanh hơn là học từ người lớn. Khi
chơi với nhau, trẻ có thể học được nhiều kỹ năng khác nhau. Bởi vậy môi trường

mầm non là môi trường rất tốt để trẻ phát triển đồng đều các kỹ năng. Có thể nói
11


đây là một môi trường phát triển ngôn ngữ tốt nhất, bởi lẽ phương ngôn có câu
“Học thầy không tầy học bạn”, sự giao tiếp giữa trẻ với trẻ, trẻ học hỏi được
nhiều hơn, nhập tâm nhanh hơn. Cần tạo ra những nhóm bạn để trẻ sinh hoạt học
hỏi. Trong quá trình sinh hoạt nên tạo ra những hoạt động dưới nhiểu hình thức
khác nhau, thật đa dạng, như ca hát, đọc thơ, kể chuyện, sắm vai trong các tiểu
phẩm. Cần động viên trẻ và khuyến khích, tránh mọi sự phê phán vì trẻ dễ mặc
cảm.
Ví dụ: Thông qua giờ vận động âm nhạc cô tổ chức cho trẻ vận động theo
nhóm để các bạn có thể hỗ trẻ tự kỷ vận động theo. Cô cần động viên khuyến
khích trẻ kịp thời.
Trẻ tự kỷ được ghép đôi với các trẻ không tự kỷ trong các hoạt động vui
chơi sinh hoạt để thuận lợi tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
Ví dụ1: Thông qua hoạt động học, cô tổ chức một số trò chơi như: “Tìm
bạn thân”, cô yêu cầu trẻ tìm những bạn có chiếc vòng đeo trên tay của mình có
màu giống chiếc vòng trên tay của bạn. Cho trẻ thực hiện trò chơi nhiều lần để
giúp trẻ tạo mối liên hệ mật thiết với bạn hơn.
Trường hợp như bạn Anh Thư mới chỉ có tương tác tích cực với bạn Trà
My nên cô đã giúp bạn Anh Thư ngày càng mạnh dạn hơn thông qua các hoạt
động vui chơi như trò chơi “Tìm bạn thân” để trẻ có thể tương tác và giao tiếp
với nhiều bạn hơn, sự thay đổi ở trẻ khiến cha mẹ cũng ngạc nhiên.
Ví dụ 2: Tập hợp những người bạn cùng lớp (nhóm khoảng 5-10 trẻ) cùng
chơi trò chơi “Chuyền bóng”. Cho các bé đứng thành hàng dọc và chuyền bóng
cho bạn đứng đằng sau mình, mỗi bạn làm đúng thì đều được thưởng một bông
hoa. Sắp xếp trẻ tự kỷ đứng giữa hàng, để trẻ có thể quan sát và làm theo bạn.
Lúc đầu có thể trẻ sẽ không hiểu và không làm theo, cô hãy nói “Con đưa bóng
cho bạn đi” và chỉ về bạn phía sau trẻ. Cô cũng cần nhắc nhở các bạn trong lớp

không thúc giục trẻ, không trêu đùa trẻ. Khi trẻ đưa bóng cho bạn, cô cần khen
thưởng ngay. Để trẻ hiểu rằng những hành động đúng sẽ được thưởng, các bạn ở
trên làm đúng và mình làm giống các bạn nên mình cũng được thưởng. Sau khi
chơi 2,3 lần cô không thưởng hoa nữa mà thay đổi vị trí đứng của các trẻ. Thay
đổi qua vòng tròn. Bởi trẻ tự kỷ không thích bị thay đổi trật tự sắp xếp vậy nên
cô cần thực hiện để trẻ quen dần. Thay vì việc thưởng hoa, cô hãy cho cả lớp vỗ
tay, và khen trẻ như “ Bạn Thanh ngoan”, “Bạn Thanh giỏi”…
* Môi trường giao tiếp với các thành viên trong gia đình trẻ:
Gia đình là nơi gắn bó hơn cả so với những nơi khác nhất là đối với trẻ
mầm non. Thời gian ở nhà cũng chiếm đến một nửa thời gian của trẻ. Mà cha
mẹ là người sinh ra trẻ, chăm sóc trẻ từ khi còn bé nên việc hiểu trẻ không ai có
thể bằng cha mẹ. Vậy nên nói gia đình là trường học đầu tiên của trẻ không hề
12


sai, trong đó cha mẹ là người thầy, người cô thân thuộc đầu tiên của trẻ. Nếu các
thành viên trong gia đình chịu khó tìm tòi tham khảo các tài liệu, lắng nghe ý
kiến của giáo viên, biết được cách tiếp xúc sao cho phù hợp với trẻ tự kỷ thì khả
năng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. Để làm được
điều này thì các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ trẻ cần nắm được
những kỹ năng cần thiết để có thể tạo một môi trường hoàn hảo nhất cho trẻ tự
kỷ được hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của mình.
Ví dụ: Gia đình thường xuyên đưa trẻ đi chơi nơi công cộng như công
viên, quảng trường…, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với cộng đồng, với môi
trường thiên nhiên như cỏ cây hoa lá, các con vật chó, mèo từ đó giúp trẻ biết
yêu thích các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Thông qua các hoạt động này
bố, mẹ phải kích thích trẻ giao tiếp nhiều hơn bằng cách tăng cường thời gian trò
chuyện với trẻ nhiều để dạy trẻ tự kỷ nói, luyện nói và có phản xạ về lời nói
nhanh hơn. Điều này giúp trẻ tự kỷ cải thiện tình huống giao tiếp và hình thành
sự tiếp xúc qua lại. Khuyến khích trẻ hợp tác trong mọi hoạt động sinh hoạt của

gia đình, từ đó tình trạng tự kỷ của trẻ được cải thiện dần dần.
Cha mẹ cũng cần phải lưu ý đứa con của mình đang là một đứa trẻ nhạy
cảm và đặc biệt. Vì vậy cha mẹ cần kiên nhẫn với trẻ hơn nhiều lần, không nên
vì trẻ không phản hồi hoặc phản hồi tiêu cực mà dẫn đến chán nản, buông bỏ,
hay thoái thác trách nhiệm cho cô giáo. Hoặc tệ hơn cha mẹ có thể mắng mỏ con
mình vì nghĩ rằng con trẻ sẽ không hiểu gì, nhưng thực chất những điều tiêu cực
đều có tác động đến trẻ, khiến trẻ thu mình lại, tự nhốt bản thân trong thế giới
riêng và khi đó thì rất khó khăn trong việc tiếp cận trẻ.
Chính vì vậy, giáo viên cần phải hướng dẫn cho phụ huynh biết rằng:
người lớn cần phải chú ý thực hiện các hành vi đúng trước mặt trẻ. Vì trẻ không
hiểu hành vi nào đúng, hành vi nào sai. Trẻ chỉ biết rằng khi người lớn thực hiện
các hành vi đó thì trẻ cũng làm được. Người lớn cần phải thương yêu trẻ không
được cáu gắt, quát mắng, la hét trước mặt trẻ, đánh trẻ. Nếu người lớn làm hay
la mắng trẻ thì lần sau trẻ cũng bắt chước la hét, hoặc có thể đánh lại bạn như
vậy. Do đó, để trẻ có hành vi đúng, trước tiên cha mẹ phải có hành vi đúng.
Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ ba mẹ và người thân.
Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ. Và cũng đừng để cho ai kỳ
thị trẻ. Ba mẹ, mọi người xung quanh luôn đồng hành với trẻ, giúp đỡ trẻ, luôn ở
bên trẻ và giành thời gian dạy trẻ, có sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ.
Cô là người hướng dẫn trẻ, môi trường ở lớp học cũng thường thuận lợi
hơn, giúp trẻ dễ dàng hoà nhập nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của
việc giáo dục tại gia đình bởi thời gian hầu hết của trẻ là ở nhà và cha mẹ cũng
là người nắm rõ thói quen của trẻ. Vì vậy phương pháp đem đến hiệu quả tốt
13


nhất cho trẻ là cô giáo và phụ huynh cần phối hợp thường xuyên trao đổi để hai
bên cùng nắm rõ tình hình của trẻ và đưa ra những phương pháp giáo dục phù
hợp nhất, phương pháp ở nhà hay ở lớp đều cần có tính thống nhất và logic với
nhau, tránh trẻ bị rối loạn trong việc tiếp thu kiến thức. Không thể ở nhà luôn

dạy trẻ phải thưa gửi lễ phép trong khi ở lớp cô chỉ đang dạy trẻ tập nói từng từ
đơn giản. Trẻ sẽ bị rối và không biết phải làm như thế nào, thậm chí trẻ còn trở
nên cáu gắt, bực bội hơn bao giờ hết. Và còn một việc quan trọng nữa đó là phụ
huynh và cô giáo cần thường xuyên theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ và điều
chỉnh các mục tiêu và hoạt động thực hiện sao cho phù hợp với năng lực và trình
độ nhận thức khi đó của trẻ.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ trong nhà trường phụ thuộc nhiều
vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, nhà
trường và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều
nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện tốt nhất trong công tác chăm
sóc, giáo dục trẻ tự kỷ có hiệu quả.
2.3.4. Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp nhiều với môi trường xã hội:
Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp với môi trường xã hội là điều kiện giúp
trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở
thích của trẻ, giúp trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin và luôn tin tưởng với mọi người
xung quanh.
Đối với trẻ tự kỷ việc tạo môi trường cho trẻ là một công việc hết sức khó
khăn vì trẻ có khiếm khuyết trong giao tiếp, trong tương tác xã hội, trẻ có các
hành vi rập khuôn. Vậy chơi là một phương tiện trung gian nhằm giúp trẻ phát
triển kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động một cách tích cực. Cô nên tạo cho
trẻ môi trường thân thiện, gần gũi bởi vì đối với trẻ mắc bệnh tự kỷ trẻ có
khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự lưu tâm đến giọng nói của người
khác. Trẻ thường có biểu hiện cảm xúc thờ ơ, vẻ mặt không biểu cảm. Nhiều trẻ
tự kỷ dường như hành động không có sự khác biệt với những vật vô tri. Hầu hết
trẻ tự kỷ không sợ người lạ, không lo âu khi chia lìa bố mẹ. Trẻ không thích chơi
chung với trẻ cùng tuổi. Một số trẻ có thể chơi chung với bạn hoặc tham gia một
số trò chơi, nhưng sự giao lưu của trẻ rất hạn chế. Trẻ có xu hướng bị cô lập.
Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi, trẻ thường chơi một mình, một góc, không
biết chơi cùng với bạn, tránh chơi gần các bạn. Như vậy cô cần tạo cho trẻ môi
trường hợp tác giữa trẻ với trẻ. Cô hướng dẫn bạn khác cùng chơi với trẻ như:

con lấy cho bạn cái thìa để bạn đút cơm cho em bé ăn. Con lấy cho bạn cái khăn
để bạn lau miệng cho em bé. Bạn không biết lau vậy con lau miệng cho em bé
giúp bạn. Cô nói với trẻ tự ký để bạn lau giúp cho. Từ đó cô tạo cơ hội giúp trẻ
có thể chia sẻ đồ chơi với các bạn.
14


Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống
quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể
làm trẻ nổi giận. Nhiều trẻ hay xếp đồ chơi và vật dụng thành hàng dài và rất
khó chịu nếu như trật tự này bị thay đổi.
Ví dụ: Trong hoạt động góc trẻ thích sắp xếp tất cả các viên gạch thành
hàng ngang. Cô hướng dẫn trẻ xếp gạch chồng lên nhau để làm hàng rào. Lúc
đầu trẻ sẽ không đồng ý và có thể giận dỗi. Cô cần phải kiên trì làm đi làm lại
nhiều lần cùng trẻ, động viên khích lệ trẻ để trẻ quen dần với những thay đổi. Cô
cần từ từ giúp trẻ thay đổi các quy luật của trẻ.
Chính vì những lý do trên nên tôi nhận thấy rằng việc giúp trẻ tương tác
xã hội chính là một việc rất quan trọng. Nó giúp trẻ thay đổi được các mối liên
hệ mật thiết với thế giới xung quanh. Mối quan hệ với người thân như: Ông bà,
bố mẹ, cô giáo, bạn bè. Tôi tìm hiểu từng trẻ thông qua việc trò chuyện với các
bậc phụ huynh về sở thích, thói quen, đồ vật mà trẻ yêu thích. Sau đấy tôi gần
gũi với trẻ nhiều hơn, chơi cùng với trẻ những trò chơi mà trẻ yêu thích để từ đó
tạo cho trẻ sự tin tưởng và có sự tương tác với cô giáo. Cô tạo cho trẻ môi
trường thuận lợi để trẻ thiết lập mối quan hệ với bạn bè.
Ví dụ: Khi cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường cô có thể cho trẻ
không bị tự kỷ dắt tay trẻ bị tự kỷ cùng đi dạo. Hoặc khi chơi với các đồ chơi
ngoài trời cô cho trẻ ngồi chung trên một con ngựa để trẻ có cơ hội gần gũi với
các bạn hơn.
Khi trẻ thực hiện tốt, phải động viên, khen thưởng ngay. Điều này nhằm
giúp trẻ hiểu rằng, điều trẻ đang làm là đúng đắn và được người lớn chấp nhận.

Từ đó giúp trẻ củng cố hành vi của trẻ ở những lần sau đó. Trẻ sẽ học được cách
sử dụng một hành vi đúng trong giao tiếp với mọi người. Trẻ đang biết chia sẻ
đồ chơi, chơi cùng với bạn trong nhóm.
Cô cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được quan sát, khám phá thế giới bên ngoài
để trẻ được tự do trải nghiệm, tìm tòi về thế giới xung quanh của trẻ. Từ đó giúp
trẻ có cơ hội giao tiếp.
Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát cây. Cô chỉ vào lá cây hỏi đây là gì? Màu gì?
Hoa có màu gì? Cô cùng trẻ trò chuyện để thông qua đó giúp trẻ hình thành các
biểu tượng như: lá cây, hoa, màu sắc xanh, đỏ.
Trong suốt quá trình can thiệp, có những việc giáo viên luôn phải làm, và
bậc cha mẹ cũng vậy luôn luôn phải tạo cho trẻ một môi trường khiến trẻ cảm
thấy trẻ được công nhận, người lớn luôn duy trì giao tiếp mặc dù sự đáp lại của
trẻ còn hạn chế, không nên vì trẻ không tương tác mà người lớn cũng im lặng,
mặc kệ trẻ.

15


2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Trong quá trình nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm của bản thân, và được sự
đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự tham gia tích cực của trẻ, sự ủng hộ
tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả sau:
- Giáo viên nhận thức được vai trò và sự cần thiết của việc giúp trẻ tự kỷ
sớm hòa nhập xã hội, từ đó sử dụng các phương pháp tổ chức có hiệu quả các
hoạt động cho trẻ tự kỷ.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp với tình hình
thực tế của trẻ, giúp nâng cao việc rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động, tương
tác xã hội... cho trẻ tự kỷ của lớp, góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ tự kỷ.
- Phối kết hợp với phụ huynh về chương trình giáo dục kỹ năng cho trẻ tự

kỷ. Tuyên truyền các biện pháp, kỹ năng giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập xã hội.
- Về phía nhà trường nhận thức được vai trò và sự cần thiết của việc giúp
trẻ tự kỷ sớm hòa nhập xã hội là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Vì vậy nhà trường cần chủ động lên kế hoạch chỉ đạo phù hợp với nhu cầu
thực tế của từng nhóm lớp sao cho hiệu quả.
- Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự
kỷ được hoạt động một cách tích cực và hiệu quả.
* Kết quả khảo sát:

Các nội dung

Mức độ chưa biết

Mức độ biết ít

Mức độ đã biết

Tương tác quan hệ
về mặt xã hội

1/3 = 33,3%

1/3 = 33,3%

Giao tiếp với
người xung quanh

0/3 = 0%

1/3 = 33,3%


2/3 = 66,7%

Định hình hành vi

0/3 = 0%

2/3 = 66,7%

1/3 = 33,3%

1/3 = 33,3%

Qua bảng khảo sát trên ta thấy:

16


- Trẻ đã được học tập, rèn luyện trong môi trường học tập thân thiện, tích
cực; Trẻ có điều kiện phát triển khả năng giao tiếp, khả năng vận động và có cơ
hội tương tác với thế giới xung quanh. Từ đó tôi nhận thấy rằng trẻ đã mạnh
dạn hơn, có thể hòa nhập chơi, giao lưu với các bạn trong lớp. Trẻ tỏ nên thân
thiện hơn với cô giáo. Trẻ đã giao tiếp với những người xung quanh một cách
tích cực hơn. Từ đó giúp trẻ sớm hòa nhập xã hội.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua việc làm trên tôi thấy được trẻ tham gia các hoạt động một cách tích
cực, trẻ hứng thú mỗi khi đến trường với tâm trạng thoải mái, tự tin. Trẻ thấy
được mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Về phía giáo viên, cũng thấy nhiệt
huyết hơn, hăng say với công việc hơn. Về phía phụ huynh cũng thấy rõ được sự

thay đổi cách chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó thu hút được sự quan tâm, ủng hộ
nhiệt tình của các bậc phụ huynh, họ yên tâm hơn khi gửi con đến trường. Trong
quá trình nghiên cứu tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải luôn tìm tòi,
học hỏi kinh nghiệm để giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập xã hội.
- Cần tạo bầu không khí thân thiện hợp tác giữa nhà trường với phụ
huynh, giữa cô với trẻ nhiều hơn nữa.
- Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự
kỷ được hoạt động một cách tích cực.
- Luôn tuyên truyền với các bậc phụ huynh về cách chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ tự kỷ một cách hiệu quả.
Sau khi áp dụng các giải pháp trên tôi thấy trẻ đã có sự thay đổi, trẻ mạnh
dạn hơn. Từ những thay đổi trên tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số
giải pháp và mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng tới các trường
bạn và áp dụng trong những năm học tiếp theo.
3.2. Kiến nghị
Để thực hiện tốt việc can thiệp giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập xã hội, tôi xin
mạnh dạn đề xuất với hiệu trưởng nhà trường:
- Tham mưu với các cấp tăng cường đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất trang
thiết bị phục vụ cho việc xây dựng môi trường cho trẻ tự kỷ được trải nghiệm,
thực hành để có những kỹ năng tốt.
- Tham mưu với Phòng giáo dục tạo điều kiện cho một số giáo viên được
học các chứng chỉ về ngôn ngữ trị liệu, về phương pháp ứng dụng phân tích

17


hành vi, về hoạt động trị liệu… để có kỹ năng, kiến thức giúp trẻ tự kỷ sớm hòa
nhập xã hội.
Trên đây là "Một số giải pháp can thiệp hiệu quả giúp trẻ tự kỷ sớm hòa

nhập xã hội tại trường mầm non Đông Hải”. Tôi mong rằng những giải pháp
này sẽ áp dụng có hiệu quả hơn khi được các bạn đồng nghiệp góp ý kiến và tích
cực đổi mới trong quá trình vận dụng. Trong quá trình thực hiện chắc rằng
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ, góp ý của Hội đồng
khoa học nhà trường, của Hội đồng chuyên môn bậc học mầm non và các bạn
đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Ngọc Thoa

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sinh Phúc: Giáo trình đại cương chăm sóc sức khỏe tâm thần,
NXB Lao động - xã hội, Hà Nội, 2014.
2. Nguyễn Hải Yến: Tự kỷ phát hiện sớm và can thiệp sớm, NXB Y học,
2007.
3. Võ Nguyễn Tinh Vân: Nuôi con bị tự kỷ, NXB Bamboo, Australia,
2002.
4. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội: Hội thảo Can thiệp về phòng ngừa
các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 2007.

5. Nguyễn Hồi Loan, Trần Thu Hương: Bài giảng hành vi con người và
môi trường xã hội, Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn Khoa xã hội học, Hà Nội, 2017.
6. Hoàng Mộc Lan: Giáo trình tâm lí học xã hội, NXB đại học quốc gia
Hà Nội.
7. Trần Thu Hà, Trần Trọng Hải: Phát hiện sớm, can thiệp sớm một số
dạng tàn tật ở trẻ em, NXB Y học.

19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD VÀ ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP HIỆU QUẢ
GIÚP TRẺ TỰ KỶ SỚM HÒA NHẬP XÃ HỘI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG HẢI

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đông Hải
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2019

20




×