Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

SKKNBiện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả ở trường mầm non đông minh, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 34 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là
phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ
tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Đồ dùng,đồ chơi mầm non tự
làm phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ
phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù
hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.Muốn làm được điều này,
giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào có thể sưu tầm
được.Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong
phú: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hũ đựng đồ, đựng thức ăn, báo
cũ, tạp chí, vỏ hộp sữa…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể
làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm
phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh sưu tầm thêm các loại nguyên liệu
khác như : các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại
hạt, các loại vỏ trứng, len, dây đồng, dây thép……Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng
không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở
trường Mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh
hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế phẩm từ gia đình, các
nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có và có rất nhiều có thể tái sử dụng tạo làm
đồ chơi cho trẻ. Khi có món đồ chơi do cô và trẻ hoặc tự trẻ tự tay làm ra, các cháu sẽ
cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là
một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ
những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc tự làm đồ dùng, đồ chơi là việc làm
hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non và đáp ứng với nhiệm vụ của năm học
Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây,
bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất để nặn thành nồi, chảo, bát …, lấy rơm,
dây len hoặc khăn mùi xoa cuốn lại thành hình búp bê…Đối với trẻ nhỏ, đồ chơi là


một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức
ăn, nước uống. Nếu được lựa chọn đúng, đồ chơi giúp ích cho sự phát triển về thể
chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ nhỏ. Chúng không chỉ đóng vai trò giải trí mà còn
có vai trò giáo dục quan trọng. Trong mọi thời đại, đồ chơi phản ánh nền văn hoá và
mang lại cho trẻ em công cụ giúp chúng liên hệ đến thế giới mà chúng đang sống.
Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ
chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích,
nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục. Những loại đồ chơi


phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ sung phong phú
đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ
bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng
độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ. Trẻ mầm non
luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự tay tạo ra đồ chơi
cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn
sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình
huống giáo dục trong các hoạt động.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có
rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẵng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa
tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ… đó là nguồn vật liệu rất
phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý
thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế liệu đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi
thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thanh ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế… Từ
những lon bia chúng ta có thể tạo thành chú sâu nhỏ học toán, học chữ đưa vào các
giờ dạy, các góc chơi của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm
được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho
lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các
hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ
đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã giảm

thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi
trường
Từ thưở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, ai trong chúng ta cũng một lần chạm
tay đến đồ chơi...Có thể nói rằng: Đồ chơi là vật không thể thiếu trong đời sống của
chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ Mầm non - đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu của trẻ. Vì
đặc điểm tư duy của trẻ ở độ tuổi này là tư duy trực quan hình tượng nên việc sử dụng
đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động học và chơi của trẻ là rất quan trọng. Nếu trong một
hoạt động mà cô không sử dụng đồ dùng, đồ chơi thì sẽ không gây hứng thú cho trẻ và
trẻ sẽ nhàm chán; làm cho chất lượng dạy và học của cô và trẻ cũng bị hạn chế...
Ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội phát triển; đồ dùng - đồ chơi của trẻ cũng rất
phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Trong số đó, có một số đồ dùng, đồ chơi bổ ích mang
tính giáo dục nhưng cũng có những đồ dùng, đồ chơi mang tính bạo lực, phi giáo dục
đối với trẻ. Đồ chơi công nghiệp luôn có sẵn nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng


nhu cầu của cô và trẻ trên một hoạt động cụ thể và không phải lúc nào gia đình và nhà
trường cũng đáp ứng được nhu cầu về đồ dùng, đồ chơi cần phải có trong một hoạt
động cụ thể trong một hoạt động của cô và trẻ.
Trong đời sống hằng ngày, mỗi gia đình chúng ta sau khi sử dụng sản phẩm còn
bỏ lại rất lớn lượng “phế thải” như vỏ hộp sữa, hộp bánh, kẹo, bìa, giấy, bịch… khá
lớn. Đó là nguồn vật liệu rất đa dạng, phong phú.
Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó sẽ là nguồn
nguyên liệu vô tận để làm đồ dùng, đồ chơi. Từ những hộp sữa sẽ tạo thành chiếc
cầu, bập bênh, thành những trống lắc…còn vỏ sữa chua làm thành những chú chim,
chú ngỗng, chú lợn... cũng rất xinh xắn. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải làm
đồ dùng, đồ chơi thì sẽ tiết kiệm được tiền mua đồ dùng, đồ chơi có sẵn mà còn tạo ra
nhiều đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, hấp dẫn, phong phú cho cô và trẻ. Qua đó
hình thành ý thức cho trẻ, tuyên truyền cho phụ huynh và cộng đồng về việc bảo vệ
môi trường. Đồng thời góp phần giảm thiểu lượng phế thải cũng như giảm chi phí cho
việc xử lí rác cho ngành vệ sinh môi trường; làm cho môi trường sống được cải thiện

đáng kể. Do vậy, “Tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi cho
cô và trẻ” là một giải pháp cho cô và cháu, cho gia đình và nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi thiết kế đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu phế thải cho cô và trẻ mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao hiệu quả khi thiết kế đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế
thải cho cô và trẻ mầm non.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã lựa chọn các phương pháp như:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.


- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của GDMN là giáo dục trẻ phát triển toàn diện thông qua quá trình cùng
cô làm đồ dùng, đồ chơi từ việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải và chơi với các đồ
dùng, đồ chơi tự tạo đó trẻ sẽ được phát triển nhiều mặt:
- Về thể chất: Thông qua làm đồ dùng, đồ chơi và chơi với đồ dùng - đồ chơi sẽ
giúp trẻ vận động các cơ, sự khéo léo của đôi tay như: nắm, kết, cắt, đi, bật, nhảy...
- Về phát triển trí thông minh, phát triển nhận thức: Thông qua hoạt động làm đồ
dùng, đồ chơi và chơi các đồ dùng đồ chơi mà các giác quan của trẻ được luyện tập và
phối hợp cùng nhau như: so sánh, nêu đặc điểm, định hướng, giải quyết vấn đề, phân
biệt kích thước, màu sắc, tính chất của đồ dùng...
- Phát triển ngôn ngữ: Trao đổi, bàn bạc cách làm, cách chơi là nhằm mục đích
phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Phát triển tình cảm - xã hội: Thông qua hoạt động làm và chơi với các đồ dùng

– đồ chơi mà phát triển ở trẻ tinh thần hợp tác, gắn kết, chia sẻ giữa trẻ với trẻ và giữa
trẻ với cô.
- Phát triển thẩm mĩ: Sau khi hoàn thành một đồ dùng – đồ chơi do mình làm ra
trẻ sẽ rất vui vẻ, thỏa mái khi giới thiệu sản phẩm và chơi cùng sản phẩm của mình.
Tôn trọng, giữ gìn sản phẩm do mình và người khác làm ra. Biết cần phải biết bảo vệ
môi trường.
– Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ chơi bằng
lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất nặn để nặn thành nồi, chảo, bát …,
lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê…


– Đối với trẻ nhỏ, ta sử dụng phương pháp giảng dạy chủ yếu là trực quan sinh động,
như vậy đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó
cần cho trẻ như thức ăn và nước uống.
– Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi
cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích,
nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ
em. Những loại đồ chơi ngoài trời phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo
dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò
ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với
quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình thành
và phát triển trí tuệ ở trẻ.
– Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thích được tự
tay tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên
mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy,
phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
2. Thực trạng về đồ dùng đồ chơi tự tạo trong trường mầm non Đông Minh:
Trong thực tế, trải qua nhiều năm làm quản lí trong nghề tôi cũng tham gia đi dự giờ
lớp học trong và ngoài huyện, được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy
được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ

chơi mà do tự tay trẻ làm ra và tôi cũng nhận thấy rõ nhu cầu đó của các bé ngay
chính lớp mình. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến,
hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích
cực sáng tạo trong các hoạt động. Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị bỏ đi sau khi sử dụng, ví dụ như vỏ
chai dầu gội, sữa tắm, hộp xốp đựng thức ăn, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD cũ, túi
nilon, ống chỉ, chai nước suối… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể
tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn
phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp,
bìa to nhỏ thanh ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế,cây xanh… Từ những nắp chai chúng
ta có thể tạo thành trò chơi “lật nắp chai” đưa vào giờ học làm quen với toán,làm
quen chữ viết hoặc là từ những hộp xốp đựng thức ăn ta có thể tạo thành những con
rối thật dễ thương và ngộ nghĩnh để đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ ở trường
mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều
đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa
dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức
tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ
môi trường. Và như vậy, chúng ta đã giảm được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc
xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường


* Thuận lợi
- Trường MN Đông Minh, huyện Đông Sơn là trường chuẩn Quốc gia với quy
mô, điều kiện CSVC, trang thiết bị đầy đủ, mang tính hiện đại. Trường gồm có 8
nhóm lớp (2 nhóm trẻ và 6 lớp mẫu giáo) với tổng số gần 220 cháu, Tổng số CBGV
toàn trường là 18 cô,
Năm học 2017 - 2018, CSVC, trang thiết bị cho nhà trường, môi trường hoạt
động trong và ngoài lớp đã được chú trọng đầu tư đáng kể. Số lượng trẻ ra lớp đảm
bảo đạt và vượt kế hoạch đầu năm học. Chất lượng CSGD trẻ ngày càng được nâng
cao rõ rệt đã tạo được niềm tin trong lãnh đạo và nhân dân.

.- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, của các cấp Lãnh đạo.
- Tinh thần động viên, cổ vũ của chị em đồng nghiệp.
- Sự đồng thuận, phối hợp của quý Phụ huynh.
- Phế liệu là kho tài nguyên vô tận.
- Bản thân được tạo điều kiện tham khảo, bồi dưỡng từ nhiều “kênh” thông tin.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát.
- Cháu thích thú tham gia cùng cô.
- Đa số trẻ biết giữ gìn bảo quản đồ dùng, đồ chơi, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi
quy định.
* Khó khăn:
+ Về phía giáo viên:
- Kỹ năng hướng dẫn trẻ tự tạo đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, còn nặng về kết quả sản
phẩm.Thời gian giành cho hoạt động làm đồ dùng tự tạo từ phế thải còn hạn chế, còn
nặng về vấn đề xây dựng kế hoạch. Chưa biết tận dụng môi trường để trưng bày sản
phẩm để tạo cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ. Đồ dùng phục vụ cho hoạt động còn hạn chế.
+ Về phía trẻ:
- Một số kỹ năng còn hạn chế số trẻ không tích cực hoạt động, chưa tập trung chú ý.
Tính sáng tạo chưa có, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của cô. Đồ dùng, đồ chơi chưa
bảo quản tốt.
Từ những nguyên nhân trên, tôi khảo sát và đánh giá về đáp ứng nhu cầu đồ dùng, đồ
chơi của trẻ ở lớp đầu năm như sau:
Nội dung
Đáp ứng nhu cầu đồ dùng, đồ chơi
Trẻ hứng thú tham gia

Số học sinh

Đạt %

17/35


48- 50 %

19/35

50- 55 %


Từ thực tế tôi thấy nhu cầu về đồ dùng, đồ chơi của cô và trẻ là rất lớn và không
thể đáp ứng vì mỗi cô được quyền chọn một đề tài tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu và
kinh nghiệm của trẻ (đề tài mở) trong khi đó đồ dùng - đồ chơi cần cho một hoạt động
còn hạn chế nhiều mặt. Cho nên việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ
dùng, đồ chơi là một giải pháp góp phần tạo điệu kiện cho trẻ được phát triển toàn
diện, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tiền bạc cho nhà trường.
2.2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu ở trên, vấn đề môi trường thân thiện trong
trường trường mầm non Đông Minh còn gặp không ít khó khăn đó là:
- Được đóng trên địa bàn mà các hộ dân 100% là thuần nông độc canh cây lúa,
không có doanh nghiệp đóng trên địa bàn, xã không có chợ và ít hộ kinh doanh, với
điệu kiện khó khăn về kinh tế của hộ gia đình đã ảnh hưởng đến việc mua sắm cho trẻ
các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mang tính hiện đại phục vụ cho việc dạy và học
trong nhà trường. Đồ dùng đồ chơi mua sẵn chưa thể đáp ứng được việc học tập và
vui chơi của trẻ theo chủ đề và theo chương trình giáo dục mầm non mới.
- Kinh phí hỗ trợ cho việc đầu tư nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng
đồ chơi không nhiều. Sự sáng tạo về cách làm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, giáo
viên chưa biết tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường cũng như chưa
tạo được các góc mở để cho trẻ hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực và chủ
động của trẻ. Bên cạnh đó thời gian giành cho việc làm đồ dùng, đồ chơi của giáo
viên ít. Số lượng giáo viên/nhóm lớp so với định biên còn thiếu nhiều.
- Việc thiết kế đồ chơi cho trẻ hoạt động chưa phong phú,chưa phù hợp và

không khai thác được triệt để, linh hoạt và hiệu quả sử dụng các loại đồ dùng đồ
chơi, Chưa biết tận dụng các đồ chơi vào các góc chơi, gây dựng các đò chơi chưa
hợp lí và hiệu quả khi trẻ chơi thấp, chưa phát huy được hết tác dụng của các đồ
phế thải trong cuộc sống, hoặc chưa tận dụng sáng tạo các nguyên vật liệu sẵn có
để giúp trẻ chơi.
- Đời sống của một số giáo viên hợp đồng quá thấp, chưa đáp ứng với nhu
cầu cuộc sống hiện nay, bên cạnh đó có nhiều giáo viên đang trong độ tuổi sinh đẻ
nên thường xuyên nghỉ đã làm ảnh hưởng một phần đến việc thực hiện nội dung
chương trình.
2.3.Một số biện pháp chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả.
Hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi không thể thực hiện được nếu không có nguyên
vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. Để hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả,
việc sử dụng hợp lý các nguyên vật phế thải là rất quan trọng. Sử dụng và tận dụng
nguyên vật liệu phế thải để làm ra một sản phẩm mới góp phần gây hứng thú cho
trẻ tham gia vào hoạt động học; phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật cho trẻ,
góp phần giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí phải xử lý rác cho ngành tài
nguyên môi trường, tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu. Như biết tiết kiệm, biết


thương yêu bố mẹ làm các cháu rất thích thú; thích tạo ra những đồ dùng đồ chơi từ
những vật tưởng chừng như bỏ đi đó.
Tóm lại việc tận dụng nguyên vật liệu sẳn có, đồ phế thải để tạo đồ dùng, đồ chơi
nhằm mục đích ngoài làm đồ dùng – đồ chơi phục vụ cho cô và cháu mà còn phát
huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ.
Muốn thực hiện được điều này thì chúng ta phải chú ý đến những biên pháp:
2.3.1. Biện pháp 1: Đánh giá thực trạng đồ dùng đồ chơi của nhà trường từ đó xây
dựng kế hoạch chỉ đạo, bổ xung.

Trong tháng 9 Tôi tiến hành khảo sát số lượng đồ dùng trong toàn trường
trên 10 nhóm, lớp (Cả đồ dùng, đồ chơi mua sẵn và đồ dùng, đồ chơi tự

làm)
*
Khảo
sát
về
đồ
dùng,
đồ
chơi:
- Số lượng đồ dùng, đồ chơi của các nhóm lớp trong toàn trường còn hạn
chế về số lượng, trong đó nhiều đồ dùng đồ chơi mua sẵn trên thị trường
và ít đồ dùng đồ chơi tự làm, chưa phong phú, đa dạng. Nhìn chung môi
trường lớp học của các nhóm, lớp trang trí chưa đẹp, chưa phong phú.
- Chất lượng chuyên môn của nhà trường chưa cao, nhiều giáo viên còn
hạn chế trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu, tận dụng thời gian và nguyên
vật liệu từ thiên nhiên và phế liệu sẵn có để làm làm đồ dùng, đồ chơi phục
vụ cho công tác giảng dạy,chưa chú trọng nhiều đến hoạt động tạo sản
phẩm của trẻ…
Nhà trường xác định rõ việc thực hiện chuyên đề là nhiệm vụ trong năm học,
việc thực hiện chuyên đề cần thực chất, bám sát với điều kiện thực tiễn của đơn vị,
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Việc xây dựng môi trường vật chất
thân thiện phù hợp với trẻ và khai thác chúng như một phương tiện giáo dục hữu
hiệu. Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với thực
tế của nhà trường, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà
trường trên các mặt sau:
* Đối với nhà trường.
– Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho đội ngũ giáo viên,
khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, sưu tầm hình ảnh, cách làm đồ dùng, dồ chơi
trên các phương diện thông tin…vv.
– Tạo điều kiện về thời gian cho 100% giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

– Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục hỗ trợ cho nhà trường làm đồ dùng dạy
học, đồ chơi tự tạo cho trẻ (Huy động nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng, nguyên
vật liệu tiết kiệm, công lao động, kinh phí…)


– Phát huy tinh thần tự giác tích cực, lòng yêu nghề, sự say mê sáng tạo của đội ngũ
giáo viên, sự phối hợp, sự vào cuộc của cha mẹ học sinh của cộng đồng đối với phong
trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để tạo ra sản phẩm mang lại hiệu quả trong việc tổ
chức cho trẻ học và chơi.
– Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đủ về chủ điểm đang học, đảm bảo về chất
lượng, tiết kiệm, hiệu quả áp dụng trong việc thực hiện chương trình GDMN mới. Tổ
chức trưng bày, tạo môi trường giáo dục trong trường mầm non.
– Tổ chức các hình thức thi đua, phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
giữa các nhóm lớp, các tổ trong trường. Động viên khen thưởng kịp thời đối với tập
thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho chuyên đề. Tổ chức: “Hội thi làm đồ dùng, đồ
chơi” tự tạo nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, các bậc phụ huynh về công tác làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo của cấp học Mầm
non.
– Đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi chủ đề và kết thúc chuyên đề theo biểu điểm
đánh giá. Lưu giữ hình ảnh hoạt động của chuyên đề vào đĩa mềm, sản phẩm đồ dùng,
đồ chơi tự tạo làm tư liệu đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề.
* Đối với giáo viên.
– Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi. Đảm bảo có
đủ đồ dùng dạy học và đồ chơi đáp ứng yêu cầu. Phát huy hiệu quả sử dụng của đồ
dùng, đồ chơi tự tạo ứng dụng vào thực tế.
– Tạo môi trường giáo dục cho trẻ theo chủ đề: trang trí, sắp xếp nguyên vật liệu, đồ
dùng đồ chơi làm nổi bật chủ đề. Chú trọng sưu tầm nguyên vật liệu cho trẻ khám phá.
Dạy trẻ biết cách tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng, phát huy tính tích
cực hoạt động của trẻ tham gia vào các hoạt động tạo ra sản phẩm.
Tuỳ theo từng nội dung, từng chủ đề, thời điểm mà có sự lựa chọn một số đồ

dùng – đồ chơi và nguyên vật liệu để làm phù hợp.

Hình ảnh minh họa: A1
* Đối với trẻ.
– Về kiến thức: 80 – 90% Trẻ biết được một số nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm, từ đó
sáng tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích.
– Về kỹ năng: 80- 90% trẻ biết tạo ra một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản, cách trưng
bày, sắp xếp và phối hợp với nhóm chơi.
+ Phát động trên hình thức thi trong mỗi khối, mỗi lớp, nhà trường lập ra kế hoạch thi
như sau: Ngay từ cuối tháng 8, tôi đã thống nhất với BGH - BCH Công

đoàn-Tổ trưởng tổ chuyên môn của các khối, nhóm, lớp về kế hoạch làm


ĐDĐC trong năm học và triển khai kế hoạch đó trong hội nghị CB- CNVC
ngay từ tháng 9- đầu năm học. Yêu cầu các Đ/c trong BGH, tổ trưởng
chuyên môn, các đ/c giáo viên bám sát vào kế hoạch chung của nhà trường
để xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân sao cho sát thực với nhóm, lớp
của mình và có hiệu quả cao. Sau đó tôi phối kết hợp với các đ/c trong
BGH trực tiếp duyệt kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi cả năm học của các tổ
và cá nhân trong tháng 9.
PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG SƠN
TRƯỜNG MN ĐÔNG MINH

Số: /KH-MNĐM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Đông Minh, ngày tháng 03 năm 2018

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI THI “TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC” CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017-2018
Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017-2018 của trường Mầm non Đông
Minh – Đông Sơn.
Thực hiện Kế hoạch công tác thiết bị năm học 2017-2018 trường Mầm non
Đông Minh – Đông Sơn.
Trường trường Mầm non Đông Minh – Đông Sơn xây dựng Kế hoạch tổ chức
Hội thi “Tự làm đồ dùng dạy học” cấp trường năm học 2017-2018 với các nội dung
như sau:
I. Mục đích-Yêu cầu
1. Mục đích:
- Nhằm khuyến khích giáo viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, phát huy khả
năng sáng tạo trong phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tạo phong trào thi đua sâu rộng trong toàn trường, phát huy được tính chủ
động, sáng tạo trong quá trình tổ chức hội thi của các tổ chuyên môn.
- Qua hội thi, tuyển chọn và đưa vào sử dụng những đồ dùng, thiết bị dạy học
có giá trị, góp phần làm phong phú đồ dùng dạy học tự làm của nhà trường.
2. Yêu cầu:


- Đồ dùng đồ chơi mang tính sáng tạo, có tính chất sử dụng lâu dài, tận dụng
phế thải sẵn có xung quanh nhưng không độc hại và an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Đồ dùng phục vụ nhiều chủ điểm và các chủ đề khcs nhau, có tác dụng phát
huy tính sáng tạo của trẻ,
- Hội thi tổ chức đúng Kế hoạch và đánh giá chất lượng sử dụng đồ dùng dạy
học của từng tổ chuyên môn.

- Các tổ chuyên môn làm sản phẩm dự thi với tinh thần trách nhiệm cao nhất, có
chất lượng và đúng theo nội dung và các tiêu chí đánh giá đã đề ra.
II. Thời gian-Địa điểm-Thành phần dự thi
1. Thời gian: Ngày 14/04/2017 đến hết ngày 14/04/2017
2. Địa điểm: Tại trường Mầm non Đông Minh – Đông Sơn.
3. Thành phần dự thi: 2 tổ chuyên môn gồm 20 giáo viên (mỗi tổ 10 giáo
viên).
III. Nội dung
- Đồ dùng dạy học tham gia dự thi bao gồm một trong các thể loại sau:
+ Đồ dùng dạy học ( Theo các chủ đề chủ điểm)
+ Đồ chơi cho trẻ theo các góc trong lớp
+ Các mô hình, sa bàn, bản đồ, lược đồ, biểu bảng.
- Ngày 13/04/2018 họp Ban tổ chức, giáo viên dự thi bốc thăm vị trí dự thi và
phổ biến một số nội dung thi.
- Ngày 14/04/2018 tham gia dự thi trường Mầm non Đông Minh – Đông Sơn.
- Các tổ chuyên môn tự chuẩn bị các vật dụng để sắp xếp đồ dùng, thiết bị dạy
học, khuyến khích các vật dụng rẻ tiền, có sẵn, các vật dụng phế thải từ các lon, vỏ sò,
ốc, vỏ hạt, xơ dừa,…. vật liệu địa phương.
- Tổ chuyên môn tự chuẩn bị dây điện và các thiết bị cần thiết khác nếu đồ
dùng, thiết bị dạy học tham gia có sử dụng điện và các thiết bị khác
- Có bản thuyết minh với nội dung gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với sản
phẩm dự thi (có mẫu kèm theo)
* Lưu ý: Khuyến khích các tổ tự làm những đồ dùng dạy học trong giảng dạy
mà trường còn thiếu.
IV. Tiêu chí đánh giá đồ dùng dạy học


1. Thuyết minh: (2 điểm)
Một sản phẩm dự thi sẽ thực hiện thuyết minh trước Ban giám khảo (thời gian
tối đa 15 phút). Nội dung thuyết minh phải đảm bảo gồm: Tên đồ dùng tự làm, tên tác

giả (nhóm tác giả), nguyên vật liệu, cách làm, kinh phí, cách sử dụng:
2. Đảm bảo tính an toàn khi sử dụng:
3. Đảm bảo tính sư phạm: (6 điểm)
Phù hợp với học sinh cấp tiểu học, đồ dùng dạy học có tác dụng giúp cho giáo
viên hướng dẫn học sinh khai thác tốt nội dung bài học, dễ nhìn dễ hiểu.
4. Đảm bảo tính khoa học: (02 điểm)
Nội dung chính xác, cơ cấu thành phần hợp lý, kích thước hợp lý, hiệu quả và
an toàn trong giảng dạy.
5. Đảm bảo tính sáng tạo: (02 điểm)
Sản phẩm sự sáng tạo về loại hình, về nội dung, về lựa chọn nguyên vật liệu,
sản phẩm chưa có trong danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT đã trang bị cho
trường và các tổ khối.
6. Đảm bảo tính thẩm mỹ: (02 điểm)
Hình thức đẹp, kích thước gọn nhẹ, hình thức và màu sắc hài hòa, có tác dụng
giáo dục thẩm mỹ, gây hứng thú học tập cho học sinh.
7. Đảm bảo kinh tế: (02 điểm)
Sản phẩm được làm từ vật liệu dễ tìm, dễ mua, có giá thành hợp lý.
8. Hiệu quả sử dụng: (04 điểm)
Sản phẩm dễ sử dụng, có độ bền cao và có liên quan đến nhiều nội dung bài học
trong môn học đặc trưng và các môn học khác.
V. Cơ cấu giải thưởng
- 01 giải nhất.
- 01 giải nhì.
- 02 giải ba.
- 02 giải khuyến khích.
Ngoài ra còn có các giải cho đồng đội nào được làm sáng tạo hoàn toàn từ
nguyên vật liệu tự nhiêu, có chất lượng.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Hội thi “Tự làm đồ dùng dạy học” cấp trường
năm học 2017-2018 của trường Mầm non Đông Minh – Đông Sơn.



HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Các tổ CM;
- Lưu: VT, TB.

Lâm Thị Hồng
Hình ảnh minh họa: A1
2.3. 2: Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những nguyên vật liệu phế thải làm ĐD,
ĐC sao cho đảm bảo vệ sinh, an toàn và đẹp mắt:

Để làm được đồ dùng, đồ chơi thì phải có nguyên vật liệu. Tôi chỉ đạo
giáo viên cần tích cực, chú trọng đến việc tìm kiếm nguyên vật liệu ở mọi
lúc, mọi nơi và sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: lá cây khô,
tươi, rơm, sỏi… Các nguyên vật liệu là phế thải như: hộp sữa, lon bia, xốp,
len vụn, vải vụn, gỗ, giấy gói kẹo,....để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
Bên cạnh đó việc tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà
trường là rất cần thiết. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã chỉ đạo
giáo
viên
làm
tốt
những
việc
sau:
+ Tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, thông báo kế hoạch chung của nhà
trường, kế hoạch của nhóm, lớp về việc thực hiện kế hoạch làm đồ dùng,
đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động của Cô và trẻ.
+ Đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi từ

nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để cùng đưa ra, thống nhất biện
pháp
phối
kết
hợp.
+ Vận động phụ huynh cùng với giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật
liệu phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để Cô và trẻ làm đồ
dùng,
đồ
chơi
phục
vụ
cho
các
hoạt
động.
Cũng có những ý kiến của phụ huynh cho rằng những đồ dùng, đồ chơi
được làm từ nguyên vật liệu phế thải đó có an toàn đối với trẻ không? Tôi
đã giải tỏa những băn khoăn đó bằng cách mời phụ huynh đến dự một số
hoạt động có sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo, để họ được tận mắt nhìn thấy
trẻ học tập và vui chơi rất an toàn và có hiệu quả.


chỉ đạo giáo viên kêu gọi phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu phế thải như vỏ
chai nhựa, vỏ các lọ xà phòng, nước tẩy.....như lúc phụ huynh đón, đưa trẻ, hoặc ghi
trong vở học học sinh (công việc thu gom phải tiến hành trước ít nhất là 1 tuần), có thể
thu nhặt khi đi chợ, lúc ở nhà, ở trường...Một mảnh gỗ, một chai nước, lon bia...cũng
là một tài nguyên đối với cô và trẻ.
Hình ảnh minh họa: A3
Sau khi thu gom được các nguyên vật liệu trước tiên giáo viên phải làm sạch

bằng cáh rửa lau thật sạch, chọn lựa từng loại bỏ vào các thùng để khi làm cho đỡ vất
vả tìm kiếm, Sau khi thu gom được, thì cô phải bắt tay ngay vào khâu vệ sinh như: lau
chùi, phủi bụi (giấy, báo, tờ lịch cũ, hộp catông..), súc sạch (nếu hũ, chai...vật không
thấm nước), ngâm xà phòng một lát rồi phơi khô. Nếu không làm sạch thì nguyên liệu
sẽ bốc mùi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, và sức khỏe. Loại bỏ những phần hư,
phần không dùng. Cất giữ cẩn thận.
Hình ảnh minh họa: A4
Định hình các sản phẩm mà cần làm trên cái đồ mà đã tìm kiếm được,
Trước khi làm một sản phẩm gì thì cô phải định hình phát họa trước đồ dùng –
đồ chơi đó có dạng hình, khối gì, cần phải có những nguyên vật liệu, phụ liệu gì để
làm. Đây là khâu quan trọng để khi thực hiện không bị lúng túng.
- Định hình các chủ đề, các chủ điểm các con học cần làm, cần dùng các loại đồ
chơi có thể làm từ các nguyên vật liệu nào ? Góc chơi nào cần những loại đồ chơi gì
và nữa trong lớp mình đang thiếu hoạch cần thiết làm thêm những gì thiết thực phục
vụ buổi chơi hoặc phục vụ cho bài dạy của mình.

Biện pháp 2: Thiết kế mẫu đồ dùng, đồ chơi và chọn nguyên vật liệu phù
hợp:
Khi thiết kế những mẫu đồ dùng đồ chơi, và chọn nguyên vật liệu cần chú ý
những yếu tố sau:
+ Đảm bảo tính phổ biến: Là những nguyên vật liệu có sẵn, dễ kiếm tại địa
phương.
+ Đảm bảo tính phù hợp, an toàn: Phải phù hợp về màu sắc, kích thước,
hình dáng, đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng, tránh sắc nhọn, tránh những đồ
dùng có kích thước quá nhỏ, trẻ lớp mầm dễ bỏ vào mũi, vào tai các bạn
trong lớp, cần vệ sinh sạch sẽ những vật liệu trước khi tạo thành những đồ
dùng, đồ chơi, tránh những vật liệu gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe
của trẻ.



+ Đảm bảo tính sư phạm: Mục đích của những đồ dùng đồ chơi này nhằm
củng cố những khái niệm, thực tế hóa các vấn đề trong cuộc sống đi vào
giảng dạy trẻ, từ những đồ dùng, đồ chơi, mô hình cụ thể này giúp trẻ hứng
thú hơn trong các hoạt động ở trường mầm non, kích thích sự tìm tòi, sáng
tạo ở trẻ.
+ Đảm bảo tính sáng tạo: Đòi hỏi giáo viên phải tạo ra những đồ dùng, đồ
chơi đẹp mắt, ngộ nghĩnh, một loại đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng được
nhiều mục đích với các hoạt động khác nhau.
+ Đảm bảo về số lượng: Tất cả các bộ đồ dùng đồ chơi yêu cầu phải đảm
bảo về số lượng, tránh tình trạng trẻ có, trẻ không có, vd: Môn: toán, đề tài:
Đếm đến 3, nhận biết số 3, thì yêu cầu 30/30 trẻ đều phải có đồ dùng, mỗi
trẻ phải có 3 đồ để phục vụ trẻ khi trẻ thực hiện luyện tập cả lớp.
+ Đảm bảo tính dễ sử dụng: Khi đưa những đồ dùng, đồ chơi vào các hoạt
động làm sao trẻ dễ dàng sử dụng, mang lại hiệu quả cao trong quá trình
hoạt động. Tránh tình trạng chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi nhưng trẻ sử
dụng không hiệu quá, xảy ra sự cố trong giảng dạy.
2.3.3. Xây dựng ý tưởng, nghiên cứu và tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi cho cô
và trẻ:

Sau thời gian ngắn đã thu gom được rất nhiều các loại nguyên vật liệu
phong phú, đa dạng, nhiều thể loại và đã được vệ sinh sạch sẽ, tiếp theo
chúng ta sẽ biến những đống nguyên liệu này thành những đồ dùng đồ chơi
cho trẻ, tôi sẽ là người gợi ý cho giáo viên, nhằm kích thích sự sáng tạo ở
giáo viên, tôi hỏi: Với nguyên vật liệu này cô sẽ tạo ra đồ dùng, đồ chơi gì?
Đồ dùng đồ chơi ấy giúp cho việc giảng dạy sắp tới, cho giáo viên tự nếu ý
tưởng. Tuần tới lớp cô sẽ học chủ đề gì? Chủ đề đó gồm những hoạt động
nào? Vậy cô sẽ sáng tạo ra những đồ dùng, đồ chơi nào để phục vụ cho các
hoạt động của trẻ trong tuần tới? Sau đó tôi gợi ý cách làm từng loại đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ nhằm phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ.
Ví dụ: Ở đây có rất nhiều thùng bìa carton, miếng xốp màu, que kem, nắp

bia... Từ những vật liệu này chúng ta sẽ tạo ra mô hình trường mầm non,
bìa carton sẽ cắt và tạo ra thành những lớp học, xốp màu cắt dán thành cây
xanh, các bé đi học, que kem sẽ làm hàng rào tạo khuôn viên trường, và tạo
ra xích đu, cầu trượt, nắp bia làm đường đi. Với mô hình trường mầm non


này các cô cho trẻ quan sát trò chuyện vào lúc hoạt động ngoài trời, vào tiết
thơ với bài “ Hương cốm đến trường ”.
+ Môn thể dục: Ta dùng sơn màu, trang trang trí
- Làm nhiều đồ dùng phục vụ hoạt động có chủ đích như:
+ Hoạt động âm nhạc: Tận dụng những vỏ hộp thạch làm thành những
chiếc xắc xô, hay những hộp bánh to, nhỏ các loại chất liệu bằng tôn, sắt,
hộp đựng chè để làm nên những chiếc trống tròn, trống cơm, những chiếc
vợt muỗi hỏng làm thành chiếc đàn, đạo cụ như cánh Ong, cánh Bướm làm
bằng giấy li nông cũ, giấy bóng kính… cho trẻ biểu diễn trong tiết tổng
hợp…
+ Hoạt động LQV Toán, LQV chữ viết: Có thể tận dụng những vỏ lon bia,
vỏ hộp sữa bột, cốc nhựa cũ, bóng nhựa, xốp màu, gai dính, dây điện… để
làm nên đồ dùng mang tên “Sâu con học chữ, học toán”. (sử dụng vào chủ
đề
Động
vật).
+ Hoạt động tạo hình, LQ Văn học…: Từ những miếng xốp ép, vỏ lọ hồ
dán đã hết, đĩa CD hỏng, bát, đĩa nhựa, xốp ép, vải vụn, len, làm con Thỏ,
Rối, vỏ chai, làm con cá, vỏ vỏ sò, vỏ nghêu làm con gà, con vịt, con mèo,
gấu, con bướm….Những phế liệu này Cô và trẻ sử dụng “Làm những con
vật” trong Hoạt động tạo hình, LQV Toán, Hoạt động góc, và sử dụng
những con vật này làm các nhân vật truyện trong Hoạt động LQ Văn học,
Hoạt động NB phân biệt, NB tập nói: con Gà trống- con vịt...
+ Hoạt động khám phá - MTXQ, PT thể chất: Tận dụng xốp ép, xốp màu,

bột màu,thùng cát tông to, lõi vệ sinh, bóng nhựa cũ hộp sữa,…để tạo thành
“Mô hình động vật sống trong rừng” có nhiều nấm, cà rốt hay những con
voi, hươu được tạo bằng những hộp sữa tươi bằng giấy, thùng cát tông,
cành cây khô…cho trẻ tìm hiểu, khám phá, chơi trò chơi…
Các ĐDĐC phục vụ Hoạt động vui chơi, Hoạt động góc:
+ Góc Bé làm họa sỹ: Tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ sử dụng các hộp sữa
tươi, hộp giấy các loại gắn lại với nhau tạo thành ô tô, tàu hoả, dây điện cũ
uốn làm xe đạp, thuyền buồm từ hộp giấy ăn và xốp màu, hộp bia, xốp màu
thành
máy
bay
để
phục
vụ
chủ
đề
giao
thông.
+ Góc Bé tập làm nội trợ: Các loại bánh, nem rán, củ cà rốt : Được làm từ
miếng xốp ép, đĩa, cốc nhựa dùng1lần, giấy bóng, xốp màu, tre gọt làm
thành
những
đôi
đũa.…


+ Góc Bán hàng: Các loại can rửa bát, hộp sữa chua, dầu ủ tóc, làm nên
những bộ đồ dùng gia đình cho trẻ chơi như ấm chén, phích nước,làn giỏ,
những
đôi

dép…
+ Góc Bác sỹ: Tủ thuốc nhỏ được làm bằng những hộp bánh các loại, vỏ,
hộp thuốc đã sử dụng hết được vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho trẻ chơi.
- Bên cạnh đó tôi còn chỉ đạo giáo viên cần quan tâm đến môi trường trong
và ngoài lớp học, trang trí phù hợp, tạo góc mở khoa học và sáng tạo theo
từng chủ đề bằng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu. Để môi
trường lớp học phong phú, sáng tạo giúp trẻ hoạt động tốt thì đòi hỏi cô
giáo phải có sự quan sát tinh tế, chịu khó nghiên cứu, học hỏi và tìm ra
những chất liệu phù hợp với những hình ảnh, đồ vật, con vật…phù hợp với
chủ
đề.
+ Tạo các góc mở: Như góc toán, góc LQ chữ viết, bé chơi với hình và
màu… tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng những tờ lịch, tranh ảnh cũ…để trang
trí

làm
đồ
dùng
cho
trẻ
hoạt
động

góc.
- Đồ dùng, đồ chơi trang trí: Những vật liệu phế thải như giỏ cắm hoa, xốp
biển, giấy bọc hoa, dây đồng, chai nước ngọt cô ca, xốp màu, keo nến…
làm nên những lọ hoa, lãng hoa rất đep, dùng để trang trí lớp hoặc các hoạt
động
khác.
Ngoài ra, tôi còn phát huy tính sáng tạo, chịu khó của giáo viên để làm rất

nhiều các đồ dùng đồ chơi khác phục vụ cho các hoạt động của trẻ như làm
các bộ trang phục, bằng giấy gói hoa, giấy màu vụn, mành nhựa hỏng, để
trẻ hoạt động trong giờ giáo dục Âm nhạc hay biểu diễn thời trang và biểu
diễn văn nghệ của lớp, của trường trông rất đẹp và hấp dẫn.
Căn cứ vào từng nội dung bài dạy mà tôi đã xây dựng ý tưởng và cùng cháu đàm thoại
về cách làm: Với đồ chơi này ta cần phải làm như thế nào và cần những nguyên vật
liệu nào; có thể thay thế nguyên vật liệu khác được không? Vì sao?
Với loại hình cho trẻ làm đồ dùng – đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải thì cần
tuân thủ các bước như sau và không được đảo ngược trình tự tiến hành:
- Bước 1: Cho trẻ quan sát mẫu do cô làm ra. Gọi tên đồ dùng – đồ chơi. Cho
trẻ sờ và chơi thử với đồ dùng – đồ chơi đó để gây hứng thú. Gọi tên nguyên vật liệu
đã làm ra đồ dùng – đồ chơi đó.
Ví dụ như đầu năm học; khả năng của trẻ còn hạn chế nên cô cần lựa chọn
những nguyên liệu có thể sử dụng luôn như tận dụng hộp thuốc rỗng hay lon bia và bỏ


ít viên sỏi vào và đóng nắp lại là trẻ sẽ có ngay một dụng cụ phát ra âm thanh nghe vui
tai và lạ mắt...
Hình 4: Đồ dùng làm từ nguyên vật liệu lon bia
Còn sau khi trẻ được học một thời gian ( giữa học kì I) trẻ đã quen dần thì cô có
thể sử dụng nguyên vật liệu phế thải tạo hình sẳn và trẻ chỉ cần gắn kết lại thì sẽ
thành một món đồ dùng, đồ chơi ưng ý. Đến gần cuối năm học thì khả năng của trẻ
phát triển hơn thì cô có thể phác hoạ hình còn có thể để cho cháu tự làm, tự gắn kết
(dưới sự chỉ dẫn của cô), trang trí tạo thành một món đồ dùng, đồ chơi. Việc tận dụng
nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng – đồ chơi phải đi từ đơn giản đến khó dần.
phải phù hợp với từng nội dung, từng chủ đề. Vì mục đích làm đồ dùng, đồ chơi ngoài
là để thoả mãn nhu cầu vui chơi mà còn là để thoả mãn nhu cầu phục vụ cho hoạt
động dạy và học của cô và trẻ. Ví dụ như trong chủ để “ Động vật ” thì cô không thể
cho trẻ khám phá, thiết kế làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nội dung chủ đề “ Thực
vật”. Điều đó sẽ làm hạn chế tính tích cực, tính hấp dẫn của đồ dùng, đồ chơi

Hình 5: Cô và trẻ cùng quan sát mẫu những đồ dùng
làm từ nguyên vật liệu phế thải
- Bước 2: Cô làm mẫu. Vừa làm vừa giảng giải cách làm.(Cô càng chi tiết, dễ
hiểu thì trẻ sẽ dễ làm theo)
Hình ảnh minh họa: A7
Hình 6: Trẻ quan sát cô làm mẫu chiếc lồng đèn
- Bước 3: Hướng dẫn trẻ làm từng bước theo cô. Cô cần bao quát trẻ. Làm xong
từng phần này rồi mới bước tiếp sang theo phần khác. Còn những chi tiết phụ (trang
trí, tô điểm thì có thể để trẻ sáng tạo- Có thể làm gì thêm để đồ dùng – đồ chơi này
thêm đẹp mắt?...)
Hình 7: Cô và trẻ cùng làm chiếc lòng đèn từ những NVL phế thải
- Bước 4: Trưng bày sản phẩm. Trẻ nhận xét, đánh giá về sản phẩm vừa làm ra.
Cô nên động viên, khích lệ cháu. Tuyệt đối không chê bai sản phẩm của cháu làm ra
dù là nó không vừa ý. Hướng dẫn trẻ chơi và cất sản phẩm.
Hình ảnh minh họa: A1
* Chú ý thời gian không nên cho trẻ ngồi quá lâu trẻ sẽ chán và mệt mỏi.
2.3.5: Kiểm tra đánh các sản phẩm mà cô và trẻ đã làm được:


Để phát động được các phong trào làm đồ cùng đồ chơi cho trẻ và cô trong giáo viên
thì nhà trường tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích động viên và tạo năng lượng
cho các giáo viên phấn đấuViệc làm đồ dùng đồ chơi là công việc thường

xuyên trong trường mẫu giáo . Đây cũng là việc làm hằng ngày của các cô
giáo mầm non .Nhà trường luôn phát huy những giáo viên sáng tạo,nhiệt
tình làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ các tiết học .Cho giáo viên đi học
tập tham quan các trường bạn để làm đồ dùng hoặc đi xem các triển lãm về
đồ dùng đồ chơi của ngành,của các địa phương khác để tạo ra những đồ
chơi mới,rẻ tiền mà có chất lượng khi dạy các hoạt động hoặc trang trí
lớp,trang trí các góc chơi .

Nhà trường nên sưu tầm những mẫu đồ chơi mới,hướng dẫn cách
làm để giáo viên làm trong những buổi làm đồ dùng tập trung,chú ý tác
dụng của đồ dùng nhất là những đồ dùng phục vụ cho nhiều chủ đề ,nhiều
hoạt động học tập của trẻ .
Trường nên tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi tại chỗ để phát huy
năng khiếu ,tính sáng tạo của giáo viên,trong làm đồ dùng đồ chơi .Ngoài
ra còn tổ chức thi làm đồ dùng theo từng chủ đề,trưng bày trong các dịp lễ
hội 20/11,8/3 ...
Vừa qua trường cử môt giáo viên đi tập huấn làm rối ở tỉnh,khi về
giáo viên hướng dẫn lại cho các giáo viên trong hội đồng cách làm rối như
thế nào và tập trung làm một số con rối để phục vụ cho hoat động làm quen
văn học.
Năm học nào trường mẫu giáo Bình Lãnh cũng chấm chọn và trưng
bày đồ dùng dạy học đồ chơi cho trẻ vào dịp 20/11
Về tiêu chuẩn chấm chọn như sau :
- Vật liệu : rẻ tiền, đơn giản như các loại phế liệu dễ tìm ở địa
phương
- Hình thức : đẹp,bền,màu sắc hấp dẫn lôi cuốn trẻ
- Nội dung : Đúng kĩ thuật,mô hình vật mẫu
- Tác dụng : Đồ dùng đồ chơi dùng cho nhiều hoạt động học
tập,nhiều chủ đề .
Cơ cấu giải thưởng :
+ Giải nhất : Cho giáo viên có nhiều bộ đồ dùng đẹp,sáng tạo
+ Giải nhất,nhì,ba cho từng bộ đồ dùng có chất lượng


Việc tổ chức hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” bằng nguyên vật liệu
thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để
giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, năng cao khả năng
vận dụng sáng tạo để làm ĐDĐC, đồng thời học tập được nhiều kinh

nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm ĐDĐC. Qua
hội thi giáo viên có điều kiện để rút kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng và
phát huy kỹ năng, khả năng làm ĐDĐC của mình trước đồng nghiệp và từ
đó

hướng
phấn
đấu
tốt
hơn.
Theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của năm học này, nhà trường đã tổ chức
tốt hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” vào 2 đợt trong năm học:
Đợt 1: tổ chức vào chiều ngày 19/ 11/ 2010. Nhằm phát động phong trào thi
đua
lập
thành
tích
chào
mừng
ngày
20/11.
Đợt 2: Tổ chức vào sáng thứ bảy ngày 26/3/2011. Nhằm kỷ niệm ngày
26/3.
Giáo viên khi tham gia hội thi cần thuyết minh về sản phẩm của mình theo
yêu cầu như: nguyên liêu, chất liệu, cách làm, cách sử dụng, hiệu quả sử
dụng,
giá
thành
của
sản

phẩm
đó.
Để hội thi thật sự có ý nghĩa và có kết quả tốt, nhà trường mời BCH phụ
huynh của trường và BCH phụ huynh của nhóm, lớp đến dự và cổ vũ cho
phong trào làm ĐDĐC của nhà trường. Đồng thời có những phần quà nhỏ
để
thưởng
cho
các
Cô.
Sau mỗi đợt thi, nhà trường đều có tổng kết, đánh giá, động viên khen
thưởng cho những giáo viên có những ĐDĐC đạt giải, góp ý những giáo
viên chưa có nhiều sự cố gắng.
Tổ chức thi vào các ngày lễ như ngày 20/ 11
Vào ngày 8/3... hằng năm
Với các nội dung thi là thực hiện chủ đề chủ điểm theo yêu cầu nội dung ban
giám khảo đè ra
-

Các giáo viên được thực hiện trưng bày sản phẩm theo lớp, theo chủ đề năm
học....

VD: Vào ngày 26/3 nhà trường đã phát động các phong trào đoàn viên thanh
niên trong nhà trường phối hợp với phong trào đoàn xã thực hiện làm đồ chơi
cho trẻ trong các lớp, các giáo viên phối hợp với các đồng chí ban chấp hành
đoàn xã tìm kiếm phối hợp và giúp đỡ nhau làm dồ chơi cho lớp....


2.4. Kết quả đạt được của công tác làm đồ dùng đồ chơi trong nhà trường:
Qua việc tìm hiểu và vận dụng những biện pháp trên từ đầu năm học đến nay,

kết quả đạt được so với năm học trước như sau:

Cuối năm tôi khảo sát lại đồ dùng đồ chơi trong toàn trường, kết quả như
sau:
* Bản thân tôi biết cách làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu
thiên nhiên và phế liệu, kỹ năng cũng như khả năng làm ĐDĐC tốt hơn,các
sản phẩm do tôi làm ra ngày càng phong phú, sáng tạo hơn.
* Giáo viên:
- 100% giáo viên trong trường đã hưởng ứng cao với phong trào làm đồ
dùng đồ chơi do tôi phát động, số lượng ĐDĐC trong toàn trường tăng lên
rõ rệt,
- Trong năm học, toàn trường đã làm được 85 thể loại ĐDĐC phục vụ cho
hoạt động của các chủ đề. Với số lượng là khoảng 1.420 ĐDĐC các loại.
Tiết kiệm được khoảng 8.000.000 (Tám triệu đồng ) so với đồ dùng đồ chơi
mua sẵn.
- 100% các nhóm lớp trang trí lớp phong phú, nổi bật các chủ đề. Đồ dùng
đồ chơi phong phú hấp dẫn trẻ. Những đồ dùng này kích thích trí tưởng
tượng và sự sáng tạo của trẻ. Trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn đồ chơi trong
lớp hơn.
- Chất lượng các hoạt động của giáo viên và của trẻ cao hơn so với đầu năm
học- Đặc biệt là hoạt động tạo sản phẩm của trẻ.
- Qua đợt thanh tra toàn diện, nhà trường được phòng GD đánh giá cao về
sự lỗ lực phấn đấu, môi trường lớp học phong phú, có nhiều đồ dùng, đồ
chơi tự làm, trong hội thi: giáo viên giỏi cấp huyện, cô giáo Trần Thị ÉnGV lớp 5 tuổi đạt được giải Ba.Chất lượng chuyên môn của nhà trường
ngày càng được nâng cao.
- Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình, cung cấp nhiều nguyên vật liệu, phế liệu để
làm đồ dùng đồ chơi.
Cuối năm tôi khảo sát lại đồ dùng đồ chơi trong toàn trường, kết quả như
sau:



Đầu năm học
ĐD ĐC mua ĐD
Phân loại đồ dùng,
sẵn
làm
đồ chơi
Thể Số
Thể
loại lượng loại
Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ HĐ lao 3
12
4
động, vệ sinh
Đồ dùng, đồ chơi
phục vụ HĐ có chủ 25
500 18
đích
Đồ dùng, đồ chơi
17
180 12
phục vụ HĐ góc
Đồ dùng, đồ chơi
7
85
6
trang trí

Cuối năm học

ĐC tự ĐD ĐC mua DD ĐC tự
sẵn
làm
Số
Thể Số
Thể Số
lượng loại lượng loại lượng
15

5

20

7

40

350

30

650

40

1000

100

18


220

22

250

75

9

130

16

130

o

Đối với cô giáo:

o

- Đáp ứng được nhu cầu đồ dùng, đồ chơi phong phú, phù hợp với từng chủ đề.

o

- Đỡ một phần kinh phí.

o


- Có kĩ năng làm đồ dùng, đồ chơi một cách linh hoạt.

o

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

o
o

1. Kết luận:

1.
Bài
học
kinh
nghiệm
- Phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ, dùng đồ chơi một cách cụ thể,
chi tiết, giao chỉ tiêu tới từng giáo viên và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra,
đánh giá kết quả của giáo viên. Có động viên khen thưởng kịp thời.


- Cần phải chịu khó nghiên cứu, học hỏi, làm một số ĐDĐC mẫu để phổ
biến cho giáo viên, chỉ đạo giáo viên biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ
huynh
để
tạo
nguồn
nguyên
vật

liệu.
- Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu thiên nhiên

phế
liệu.
- Tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng đồ chơi tự làm” nhằm phát huy tính tích cực,
khả
năng
sáng
tạo…của
giáo
viên…
2.
Kiến
nghị
Phòng giáo dục, Sở GD&ĐT mở các lớp tập huấn về cách làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo cho giáo viên toàn huyện được tham gia.

Sau khi thực hiện và vận dụng các biện pháp “ Tận dụng nguyên vật liệu phế
thải làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ ” tôi có những kết quả sau đây:
- Những biện pháp đó được Ban giám hiệu đánh giá cao.
- Đảm bảo tính sư phạm (Có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, gợi
mở, hấp dẫn, lôi cuốn; kích thích trẻ tò mò, cùng một đồ dùng đồ chơi có thể sử
dụng vào nhiều hoạt động học khác nhau)
- Đảm bảo tính an toàn, phù hợp (An toàn không độc hại, không gây nguy hiểm,
kích thước, màu sắc phải phù hợp)
- Đảm bảo tính phổ biến, dễ tìm.
- Đảm bảo tính sáng tạo: từ một nguyên vật liệu có thể chế tạo ra nhiều đồ
dùng, đồ chơi khác nhau.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau để rút ra những mặt mạnh, hạn chế của

đềtài.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng và tổ chức hội thi để rút ra những tồn tại để bồi
dưỡng kịp thời.
- Có đầy đủ đồ dùng – đồ chơi, không bị động trong mỗi hoạt động cụ thể.
- Trẻ hứng thú, tích cực với hoạt động học.


- Phụ huynh ngày càng hiểu thêm về ngành học Mầm non.
2. Kiến nghị:
Tuy nhiên để phát huy tốt việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ
dùng, đồ chơi cho cô và trẻ lớp lá 4 cũng như trong toàn trường, tôi có một số
đề xuất như sau:
- Hỗ trợ trong việc nghiên cứu, cập nhật các thông tin mới về chuyên đề.
- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, gợi ý cho giáo viên thực hiện có kết
quả.
Trên đây là một số biện pháp tận dụng nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng,
đồchơi cho cô và trẻ đã và đang thực hiện và đạt hiệu quả ở lớp tôi, cũng như
các lớp khác trong toàn trường. Rất mong có được những ý kiến đóng góp chân
thành của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cùng các cấp lãnh
đạo giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đông Minh, ngày 13/ 03/ 2019
o

Người viết

o
o
o
o
o


Lâm Thị Hồng



×