Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy bài peptit và protein hóa học 12 tại trung tâm GDTX thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.29 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ THANH HÓA


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY
BÀI PEPTIT VÀ PROTEIN - HÓA HỌC 12
TẠI TRUNG TÂM GDTX THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện : Hoàng Thị Tuyên
Chức vụ :
Tổ trưởng chuyên môn.
SKKN môn : Hóa Học

THANH HÓA NĂM 2017

0


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ......................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................3
II. NỘI DUNG...................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3
2.1.1.Kiến thức thực tế về Amino axit...............................................................3
2.1.2. Kiến thức thực tế về peptit và protein ...................................................3


2.2. Thực trạng ................................................................................................ 6
2.3. Các giải pháp thực hiện đề tài ..................................................................6
2.3.1.Lồng ghép kiến thức thực tế liên môn vào bài dạy ................................6
2.3.2.Bộ câu hỏi/ bài tập đánh giá theo định hướng năng lực ......................17
2.4.Hiệu quả của đề tài ................................................................................. 19
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ...................................................................... 20
3.1. Kết luận ................................................................................................. 20
3.2. Kiến nghị .....................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................22

1


I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội và là yếu tố
quyết định trong nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Từ xưa đến nay ta vẫn quen với Phương pháp giảng dạy học truyền thống.
Là phương pháp mà trong đó chủ yếu ‘thầy nói – trò nghe’.Học sinh thường
phải ngồi nghe liên tục trong một khoảng thời gian dài. Trong phương pháp này,
giáo viên dạy và học sinh được dạy; giáo viên biết mọi thứ và học sinh không
biết gì; giáo viên suy nghĩ và học sinh buộc phải nghĩ theo cách của giáo viên;
giáo viên nói và học sinh lắng nghe; giáo viên quyết định và học sinh phải làm
theo.Vì vậy tiết học rất tẻ nhạt kém hiệu quả [1].
Thế nhưng phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào máu thịt của
người dạy và cả người học và đã trở thành thói quen.Việc thay đổi ngay một thói
quen là điều không dễ dàng.Vì nếu người dạy có thay đổi ngay thì liệu người
học có theo kịp không? Trong một ngôi trường mà chất lượng đầu vào học sinh
thấp như Trung tâm GDTX TPTH thì sự thay đổi này thiết nghĩ thật khó.Học

sinh chỉ ghi rồi học theo những gì đã ghi mà không làm được nói gì đến việc
nghe-hiểu và tự tìm tài liệu cho mình.Điều đó không có nghĩa là không phải thay
đổi phương pháp dạy học mà mỗi giáo viên phải tự tìm cho mình một cách dạy,
sao cho phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình và thông qua cách dạy đó
giáo viên dần hình thành phương pháp học cho học sinh.
Vì vậy tôi mạnh dạn viết đề tài “Một số kinh nghiệm dạy bài peptit và
protein- Hóa học 12 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố Thanh
hóa” là một đề tài khai thác rất hiệu quả các kiến thức lí thuyết cơ bản lồng ghép
với kiến thức thực tế liên môn. Đề tài chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho giáo viên
và học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy học,tiến sát hơn đến nhu cầu
học của tất cả đối tượng học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đối với những học sinh có lực học ở mức trung bình-khá-giỏi thì kiến
thức thực tế sẽ là cơ sở giúp học sinh có được sự liên hệ giữa lí thuyết và thực
tiễn . Qua đó dễ dàng ghi nhớ ,khắc sâu kiến thức lí thuyết cơ bản.Còn với học
sinh có lực học ở mức yếu-kém thì kiến thức thực tiễn sẽ giúp các em được tham
gia vào quá trình học tập,biết yêu quê hương đất nước,sống có trách nhiệm hơn
với môi trường .Đồng thời hạn chế tình trạng lơ là,chán nản,coi thường bộ môn
2


và coi thường cả giáo viên dạy bộ môn. Đồng thời, đề tài cũng sẽ làm rõ ý nghĩa
khoa học hoá học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống thường ngày qua
giảng dạy môn hoá học, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong
môn học làm cho hoá học không khô khan, bớt đi tính đặc thù phức tạp.
Tóm lại, đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới PPDH, góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Bài 11: Peptit và protein - sách giáo khoa hóa học 12 cơ bản
- Áp dụng đế tài là HS lớp 12 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Thành

Phố Thanh Hóa năm học: 2016 – 2017.Cụ thể là: 36 HS lớp 12A , 38 HS lớp
12B.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.1. Phương pháp quan sát
4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu
4.3. Phương pháp thống kê toán học
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1.Kiến thức thực tế về Amino axit.
Axit amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau
trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành
phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên
quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong protein đó.
Nhờ quá trình tiêu hoá protein, thức ăn được phân giải thành axit amin. Các axit
amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng
hợp protein đặc hiệu cho cơ thể. Nếu thiếu một trong những axit amin cần thiết
sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng đạm và rối loạn sử dụng ở tất cả các axit amin còn
lại. Đạm thực vật nhìn chung kém giá trị hơn đạm động vật do thiếu hay hoàn
toàn không có một số các axit amin cần thiết. Vai trò của các axit amin không
chỉ giới hạn ở sự tham gia của chúng vào tổng hợp đạm cơ thể mà chúng còn có
nhiều chức phận phức tạp và quan trọng khác[2].
2.1.2. Kiến thức thực tế về peptit và protein.
Vai trò của Peptit: Ngày nay, các loại thuốc peptit đang được phát triển để
điều trị những căn bệnh nan y như HIV, ung thư, loãng xương, bệnh
Alzheimer,hay dùng làm mỹ phẩm,phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học,…
3



những loại thuốc được sản xuất từ peptit thực sự phát huy được những tác dụng
bất ngờ mà các loại thuốc truyền thống khác không thể có [2].
Điểm ưu việt của các loại phân bón được sản xuất từ peptit (phân bón
sinh học-phân bón thế hệ mới): Thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp trao đổi chất:
Đối với sức khỏe cây trồng, Đối với sự ra hoa và đậu trái, Tăng tính hữu hiệu
sinh học của nguyên tốt vi lượng, Làm tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật,
Peptit đối với sắc đẹp [2].
Vậy ta thấy tiềm năng từ peptit là rất lớn.Khi dạy giáo viên sẽ cố gắng cung
cấp cho học sinh sao cho ngắn gọn,súc tích để học sinh được cung cấp kiến thức
ở dạng tổng quát nhất.
Protein:

Hình 1. Cấu trúc của phân tử insulin dạng “preproinsulin”[2].

4


Hình 2: Mô hình phân tử insulin[2].
Insulin là một protein gồm 51 axit amin tạo thành 2 chuỗi polypeptid. Chuỗi
A gồm 21 axit amin, chuỗi B gồm 30 axit amin nối với nhau bằng cầu nối S-S.
Công thức hóa học: C257H383N65O77S6
Trọng lượng phân tử: 5808 Dalton
Vai trò của insulin: insulin là một protein có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của con người.Vai trò to lớn của nó là giúp hạ đường huyết và thúc đẩy sự
tổng hợp glucose thành glycogen ở gan. Ở gan và ở cơ, nó xúc tiến sự tiêu thụ
glucose và đưa nhanh glucose vào nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể. Mặt khác
chúng ngăn trở sự phân giải trở lại glycogen thành glucose ở gan và ngăn trở sự
huy động và chuyển hoá protein thành glucose, giảm sự tạo đường mới [3]. .
Không có insulin, những tác dụng trên đảo ngược, sự hấp thu glucose và
axit amin vào tế bào bị giảm; tăng thoái biến glycogen, lipit và protein, gây tăng

đường huyết; giảm sử dụng triglycerit để cung cấp năng lượng. Riêng não và
gan không bị ảnh hưởng vì chúng độc lập với insulin [3].
Vai trò của insulin quan trọng như vậy, nên nếu tuyến tụy có vấn đề, insulin
tiết ít, glucose từ thức ăn đưa vào không được chuyển đầy đủ thành glucogen
dự trữ, glucose vượt ngưỡng chất tiết của nó và thải ra qua đường thận phát
sinh bệnh tiểu đường (diabete) làm cơ thể thiếu đường.
5


Khi mắc bệnh đường niệu, nếu tiêm insulin sẽ khỏi, nhưng không nên tiêm
quá nhiều, sẽ làm giảm đường huyết đột ngột, cũng gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nồng độ đường huyết trung bình là 80-120 mg%. Khi giảm 1/4 lượng đó
cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, có cảm giác đói lả, đói run, giảm 1 /2 đường huyết
sẽ gây co giật và chết trong cơn hôn mê.
Insulin còn gây tích mỡ. Dưới tác dụng của hormone insulin, sẽ tạo ra
những axit béo có chứa nhiều axit béo không bão hoà, nên mỡ thường nhão, cơ
thể béo bệu, không bình thường. Insulin ở một chừng mực nào đó làm tăng tổng
hợp protein, nó có thể xúc tác cho sự vận chuyển amino axit qua màng tế bào và
xúc tác cho sự tổng hợp protein ở tế bào [3].
Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một
nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị
thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn
cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm
và do đó làm khát nước [3]. .
Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống,
vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ
insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với
insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho

các tế bào của cơ thể sử dụng đường(glucose) từ máu của bạn.Glucose là một
nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và
thức uống ngọt [3].
2.2.Thực trạng dạy và học môn Hóa hiện nay tại Trung tâm GDTX
TPTH
Hiện nay ở trường, một số học sinh chưa biết tác dụng của môn hóa học, do
việc giảng dạy ở trường còn mắc phải một số khuyết điểm :
- Còn thiên về lý thuyết thiếu thực tế. Chưa cung cấp cho học sinh các kiến
thức hóa học có ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
- Do đầu vào thấp, cho nên khả năng vận dụng kiến thức để lý giải các
tượng liên quan đến hóa học đối với học sinh còn khó khăn.
2.3. Các giải pháp để thực hiện đề tài :
2.3.1.Lồng ghép kiến thức thực tế liên môn vào bài dạy.
6


Để đạt được hiệu quả cao khi dạy bài peptit và protein thì việc soạn được
nột giáo án phù hợp theo định hướng phát triển năng lực là thật sự cần thiết.Và
trong giáo án đó giáo viên cần biết cách lồng ghép những kiến thức thực tế mang
tính chất thời đại,liên môn chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho học sinh.Sau đây tôi
xin trích mẫu một đoạn giáo án thể hiện một số ý cơ bản,cần thiết trong bài
peptit và protein:
Hoạt động của GV

Hoạt động của học sinh

Nội dung

I.PEPTIT.
1.Khái niệm.

Hoạt động 1: yêu
cầu hs nghiên cứu
SGK cho biết peptit
là gì?cho ví dụ?

-Đọc khái niệm peptit và -Khái niệm.+Peptit là loại
liên kết peptit trong SGK. hợp chất hữu cơ chứa từ 2 đến
-Nghiên cứu SGK và viết 50 đơn vị - amino axit liên
2 ví dụ trong sách lên kết với nhau bởi các liên kết
peptit [6].
bảng.
Liên kết peptit là liên kết –
CO-NH- giữa 2 đơn vị amino axit.Nhóm –CO-NHgiữa 2 đơn vị - amino axit
được gọi là nhóm peptit[6]..
VD: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)COOH

Hoạt
động
Nghiên cứu
đồng phân.

2: + Phát hiện mâu thuẫn
về Dựa vào CTCT thấy
chúng có CTCT khác
-yêu cầu HS nghiên nhau,cụ thể.Với peptit :
cứu bài toán nhận H2N-CH2-CONH-CH(CH3)thức 1: Cho hai COOH
peptit:
Thì Gly đóng vai trò là
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)COOH
H2N-CH(CH3)-CONH-CH2COOH


amino axit đầu N.Còn Ala
đóng vai trò là amino axit
đầu C.

Chúng là gì của Còn peptit:
nhau?
H2N-CH(CH3)-CONH-CH2COOH

7


Thì Ala đóng vai trò là
amino axit đầu N.Còn Gly +Kết luận rút ra kiến thức
đóng vai trò là amino axit mới.
đầu C.
Hai peptit:
Vậy chúng là gì của
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
nhau?
+Giải quyết vấn đề:
Dựa vào CTPT để xác
định đồng đẳng hay đồng
phân.
Hoạt động 3:
Nghiên cứu
danh pháp

H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH


Là đồng phân của nhau

-Nghiên cứu SGK và gọi -Danh pháp:
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH
về tên 2 peptit .

-Hai peptit trên có
tên gọi là gì?

Têngọi:GlyAla(Glyxylalanin)
H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH

Têngọi: Ala-Gly(Alanylglyxin)

Hoạt
độ.ng
4: -Nghiên cứu SGK và nêu -Phân loại: được chia làm 2
Nghiên cứu về phân loại peptit.
loại là
phân loại peptit.
- Oligo peptit : là những peptit
-Peptit được chia
được tạo nên từ 2 đến 10 đơn
thành mấy loại? đó
vị - amino axit và được gọi
là những loại nào?
là đi-tri-tetra peptit…[6].
- poli peptit : là những peptit
được tạo nên từ 11 đến 50 đơn
vị - amino axit [6].

Hoạt
động -Suy nghĩ và cho vài ý
5:Nghiên cứu về kiến(vì phần này SGK
ứng dụng của không trình bày)
peptit.
-Ngoài khối lượng
phân tử khác nhau,
hai loại oligo peptit
và poli peptit có
điểm gì khác nhau

- Sự khác nhau nổi bật giữa
oligo peptit và poli peptit đó là
các oligo peptit có hoạt tính
sinh học cao còn poli peptit thì
không.
Có oligo peptit khi tác dụng
lên da ,sẽ làm căng da trong ít
phút nên chúng được dùng
làm mỹ phẩm.
8


nổi bật?
Vai trò của chúng
trong cơ thể sinh
vật?

Có oligo peptit khi tiếp xúc
với côn trùng sẽ khiến nó mất

khả năng sinh sản,nó được
dùng làm thuốc trừ sâu sinh
học…
Trong thời đại ngày nay thuốc
peptit (chứa oligo peptit)đang
được xem như một giải pháp
hữu hiệu để giải quyết những
căn bệnh nan y như HIV , tiểu
đường,ung
thư,loãng
xương...trong y học và trong
nhiều lĩnh vực khác như mỹ
phẩm,nông nghiệp… peptit
cũng đã được sử dụng rất hiệu
quả và đang ngày được nghiên
cứu để phát triển và từng bước
thay thế cho các sản phẩm vô
cơ độc hại ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người và gây ô
nhiễm môi trường[3] .
Ở những nước phát triển như
Mỹ, Pháp,Đức,Nhật… người
ta đã dần thay thế phân bón vô
cơ được sản xuất từ những
hợp chất vô cơ đơn giản có thể
gây chua đất,cứng đất…bằng
loại phân bón được sản xuất từ
peptit(phân bón sinh học hay
phân bón thế hệ mới). Và hiệu
quả của nó đã được thực tế

kiểm chứng là vượt trội về
mọi mặt so với loại phân bón
truyền thống và không gây hại
cho môi trường.Loại phân bón
này cũng đã được sử dụng ở
9


Việt Nam nhưng chỉ với lượng
nhỏ(ở những nhà vườn trồng
rau sạch hoặc trồng cây ăn
quả) chưa phổ biến [3]. .
Một số oligo peptit được sử
dụng để sản xuất thuốc trừ sâu
sinh học, nó đang là một giải
pháp tối ưu để bảo vệ môi
trường. Và sản xuất mỹ phẩm
từ peptit cũng là một liệu pháp
tốt thay thế cho những loại mỹ
phẩm truyền thống được sản
xuất từ những chất độc hại
như phenol,dioxin,DEA…[3].
Hiện nay các nhà khoa học
đang điều trị thử nghiệm một
loại thuốc peptit để chữa bệnh
HIV thay thế cho phương
pháp ghép tủy quá tốn kém.Hi
vọng trong tương lai thế giới
sẽ giải quyết được căn bệnh
thế kỉ này.

Polipeptit: Chủ yếu liên kết
với nhau để tạo thành protein
Insulin(có mô hình phân tử
trong SKG trang 52) được tạo
nên từ 2 chuỗi polipeptit
chúng liên kết với nhau bằng
các dây lưu huỳnh.
Như vậy tiềm năng của peptit
là rất lớn,và hiện nay nó đang
là nguồn cảm hứng cho các
nhà khoa học.Trong tương lai
chắc chắn peptit sẽ chiếm vị
trí độc tôn trong các lĩnh vực
10


như làm đẹp,dược phẩm,nông
nghiệp…
Hoạt
động
6:Nghiên cứu về số
đồng phân n-peptit
được tạo nên từ namino axit.

+Phát hiện mâu thuẫn:

Số đồng phân tripeptit được
-Từ 2 amino axit →được tạo nên từ Gly,Ala,Val là: 3! =
6
2 đi peptit đồng phân.

-Từ 3 amino axit được Cụ thể:

bao nhiêu peptit đồng Gly-Ala-Val
phân?
Gly-Val-Ala
Vậy công thức chung ở Ala-Val-Gly
đây là gì?
Ala-Gly-Val
+ giải quyết vấn đề:
Val-Gly-Ala
Đề xuất giả thuyết
Val-Ala-Gly
(1) Viết hết các đồng phân
Cho biết số đồng tri peptit được tạo nên từ
phân n-peptit được 3 mino axit là Gly , Ala ,
tạo nên từ n-amino Val.
axit khác nhau?
(2) Tìm mối liên hệ giữa
số đồng phân peptit được
tạo nên từ 2 amino axit và
+ Kết luận rút ra kiến thức
từ 3 amino axit?
Hướng giải quyết vấn mới.
-yêu cầu HS nghiên
cứu bài toán nhận
thức 2:Viết các đồng
phân tripeptit được
tạo nên từ 3 amino
axit là: Glyxin,
Alanin và Valin?


Số n-peptit đồng phân được
-Tìm công thức chung tạo nên từ n amino axit khác
liên hệ giữa n amino axit nhau là: n!
và n-peptit đồng phân
bằng cách giải toán tổ
hợp.
đề:

2.Tính chất hóa học.
Hoạt
động +Phát hiện mâu thuẫn:
7:Nghiên cứu phản -Thủy phân tức là tác
ứng thủy phân.
dụng với H2O,vậy H2O sẽ
-yêu cầu HS nghiên phản ứng vào vị trí nào
cứu bài toán nhận trong peptit?

a) Phản ứng thủy phân.
VD: Khi có xúc tác là axit
hoặc bazơ thì Gly-Ala sẽ bị
thủy phân theo PT sau:
11


thức 3:

+giải quyết vấn đề:

Nghiên cứu SGK

viết PTHH thủy
phân hoàn toàn GlyAla?cho biết điều
kiện của phản ứng?

Đề xuất giả thuyết:

H2N-CH2-CONH-CH(CH3)COOH

(1)Khi thủy phân hoàn + H2O → H2N-CH2-COOH +
toàn các peptit sẽ thu H2N-CH(CH3)-COOH
được các -amino axit TQ: H[HN-CH(Ri)-CO]nOH +
như vậy H2O sẽ phản ứng (n-1) H2O →
-Viết PTTQ khi thủy vào liên kết peptit.
nH2N-CH(Ri)-COOH
phân
(2)Đối với Gly-Ala chỉ có
n-peptit?
1 liên kết peptit như vậy
chỉ tác dụng được với 1
phân tử H2O.
Hướng giải quyết vấn
đề:
(1) Viết CTCT TQ của npeptit.
(2) Vì đipeptit tác dụng
được với 1 phân tử H2O,
tri peptit phản ứng được
với 2 phân tử H2O. Vậy npeptit sẽ tác dụng được
với n-1 phân tử H2O
Hoạt
động

8:
Nghiên cứu phản
ứng
màu
biure(phản
ứng
nhận biết peptit)

+Phát hiện mâu thuẫn

Phản ứng này chỉ xảy ra
đối với các tripeptit trở
lên.Vậy có mối liên hệ
nào giữa cấu tạo của
-yêu cầu HS nghiên peptit với từ biure không?
cứu bài toán nhận +giải quyết vấn đề:
thức 4:
(1) đipeptit có 1 liên kết
peptit trong phân tử,nó
Tại sao phản ứng không tham gia phản ứng
này lại có tên là: hóa học này.
phản
ứng
màu (2) Tripeptit trở lên thì có
biure?(giải thích từ

b) Phản ứng màu biure.
-Thuốc thử: Cu(OH)2
-Hiện tượng : Cho hợp chất
màu tím.

VD: Thuốc thử được dùng để
phân biệt Gly-Ala-Gly với GlyAla là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường
kiềm.
12


biure có nghĩa là gì)

2 liên kết peptit trở lên. D. dung dịch HCl.
Và Ure cũng có 2 liên kết
CO-NH
Hướng giải quyết vấn
đề:
(1)Khi một hợp chất hữu
cơ tác dụng với Cu(OH)2
tạo thành hợp chất màu
thì hợp chất màu đó tồn
tại ở dạng phức với ion
Cu2+ (2)Trong các hợp
chất phức từ ‘Bi’ có nghĩa
là ‘2’ và cũng đồng nghĩa
với từ ‘đi’ trong các hợp
chất hóa học khác.

+Kết luận rút ra kiến thức
mới.
Phản ứng Biure có nghĩa là

phản ứng này chỉ xảy ra đối
với các peptit có từ 2 liên kết
peptit trở lên.
-CTCTTQ của n-peptit

(3) Biure có nghĩa là H[HNCH(Ri)CO]nOH
peptit có ít nhất 2 liên kết -Viết PTTQ của phản ứng thủy
giống phân tử ure( H2N- phân.
CO-NH2).
II.PROTEIN(Tiết 2)
(Ở đây chỉ đưa ra cách trình bày mục khái niệm)
1.Khái niệm.
Hoạt
động
1: -Nghiên cứu SGK và nêu -Khái niệm : protein là những
Nghiên cứu khái khái niệm,phân loại.
polipeptit cao phân tử có phân
niệm protein.
tử khối từ vài chục nghìn đến
vài triệu[6]. .
-Protein là gì? Có
mấy loại protein

-Protein được chia thành 2
loại là protein đơn giản và
protein phức tạp[6].

Hoạt động 2 : -Nghiên cứu SGK và cho
Nghiên cứu mô biết phân tử insulin được
hình

phân
tử tạo nên từ 2 chuỗi
insulin.(hình
3.4 polipeptit ,một chuỗi có
trang 52 SGK)
21 đơn vị α -amino axit
13


-Mô tả cấu tạo của và một chuỗi có 30 đơn vị
phân tử insulin ?
α -amino axit.hai chuỗi
polipeptit này được liên
kết với nhau bằng các dây
lưu huỳnh.Insulin là một
protein đơn giản.
Hoạt động 3 : -Trả lời một số ý kiến vì -Vai trò của insulin : insulin là
Nghiên cứu vai trò kiến thức này đã được học một protein liên quan trực tiếp
của insulin.
qua môn sinh học.
đến bệnh tiểu đường nó có tác
dụng ổn định đường huyết.
-Vai trò của insulin
đối với sức khỏe
con người ?

Khi thiếu hụt insulin do một
nguyên nhân nào đó ,cơ thể
không sản xuất đủ cho nhu cầu
của cơ thể sẽ dẫn đến cơ thể bị

rối loại đường huyết sinh ra
bệnh tiểu đường [3].

-Bệnh tiểu đường có
nguy hiểm không ?

-Tiểu đường được mệnh danh
là kẻ giết người thầm lặng vì
những tổn thương ghê ghớm
của nó.
Nếu không được phát hiện
sớm để chữa trị, bệnh tiểu
đường có thể dẫn đến những
biến chứng đe dọa đến tính
mạng như mù lòa, tổn thương
thần kinh nặng (dẫn đến nhiễm
trùng và phải cắt cụt chi) và
bệnh lý tim mạch (đột quỵ,
nhồi máu cơ tim)...và tử vong
[3].
Trên thế giới, cứ mỗi 24 giờ
có 3.600 người tiểu đường
mới được chuẩn đoán, 580
người tiểu đường tử vong liên
quan đến các biến chứng
14


-Làm thế nào để tự
chẩn đoán bệnh tiểu

đường?

(khoảng 15 giây có 1 người
chết), 225 người đái tháo
đường liên quan đến đoạn chi,
120 người tiểu đường tiến
triển đến bệnh thận giai đoạn
cuối, 55 người tiểu đường bị
mù[3]..
Theo số liệu thống kê của
Hiệp hội tiểu đường thế giới
(IDF) bệnh tiểu đường đang
là một vấn nạn sức khỏe rất
lớn đối với toàn cầu.Năm
2010, dân số thế giới là 4,3 tỷ
người, trong đó có đến 6,6%
mắc bệnh tiểu đường và 7,9%
rối loạn dung nạp đường. Đến
năm 2030, dân số thế giới dự
kiến là 8,8 tỷ người thì sẽ có
khoảng 7,8% mắc bệnh tiểu
đường và tỷ lệ rối loạn dung
nạp
đường

8,8%.
Việt Nam là nước có tốc độ
mắc bệnh đái tháo đường
nhanh trên thế giới, chỉ trong
vòng 10 năm (từ năm 2002

đến 2012) tỷ lệ mắc bệnh tiểu
đường đã tăng gấp hai lần
(năm 2002 là 2,2%, năm 2012
tỷ lệ này là 5,7%) ; có tới 60%
số người mắc bệnh chưa được
chẩn đoán, không được điều
trị nên dễ gây ra biến chứng
nặng.Riêng năm 2008 nước ta
có đến 17.000 người chết vì
các biến chứng của căn bệnh
này[3].
-Bệnh tiểu đường khi đã biến
15


-Làm thế nào để
giảm tối đa nguy bị
tiểu đường.

chứng ra ngoài thì thường đã
đến giai đoạn cuối.Để phát
hiện sớm và điều trị kịp thời
chúng ta cần chú ý một số dấu
hiệu nhận biết sau :
-Đi tiểu thường xuyên,đặc biệt
vào ban đêm.
-Mệt mỏi,uể oải,giảm cân.
-Ngứa bộ phận sinh dục hoặc
nấm âm đạo tái diễn.
-Khi đi tiểu để khô thấy có

một lớp màu trắng và thu hút
côn trùng như kiến,ong đậu
vào.
-Để phòng bệnh tiểu đường
chúng ta cần có một chế độ
dinh dưỡng hợp lí đó là ăn
nhiều chất xơ,giảm tinh
bột,tránh rượu bia,cafe và các
loại nước giải khát có
đường,các loại đồ ăn sẵn...
Ngoài ra chúng ta cũng cần
một chế độ tập luyện thể dục
thể thao phù hợp để tăng
cường sức khỏe.
Khi đã bị tiểu đường, người ta
sẽ điều trị bằng cách tiêm
isulin vào dưới da mà không
uống, vì insulin không thể hấp
thụ trực tiếp qua thành ruột để
đi vào máu được ,do nó có
phân tử lớn và cồng kềnh[3].

Như vậy ta thấy không phải học sinh nào cũng cần những kiến thức SGK
về amino axit ,peptit và protein vì không phải em nào cũng có khả năng học
16


môn hóa và chọn môn hóa để thi tốt nghiệp,hay thi đại học,cao đẳng.Nhưng
kiến thức về dinh dưỡng ,về tiểu đường ...thì chắc chắn rằng 100% các em đều
rất cần đến.Khi dạy giáo viên phải làm sao hướng tới nhu cầu tối đa của người

học chứ không phải chỉ dạy cho số ít các học sinh trung bình,khá,giỏi và đặt
những học sinh yếu,kém ra ngoài lề.Để làm được điều đó thì giáo viên phải
chịu khó tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn,liên môn qua sách báo và qua
các tài liệu trên internet .
2.3.2.Bộ câu hỏi/bài tập đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
(Vì khuôn khổ đề tài không cho phép nên tôi chỉ đưa ra ít bài tập làm ví dụ)
Chủ đề: BÀI TẬP PEPTIT VÀ PROTEIN
1.Mức độ biết -Bài tập định tính.
Câu 1: Polipeptit (-NH-CH2 -CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. axit glutamic
B. axit amino axetic
C. axit  -amino propionic
D. alanin[2].
Câu 2:Axit glutamic (HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH) là chất:
A. Chỉ có tính axit
B. Chỉ có tính bazơ
C. Lưỡng tính
D. Trung tính[2].
Câu 3: Hợp chất nào sau đây không phải là Amino axit
A. H2NCH2COOH
B. CH3CH2CONH2
C. CH3NHCH2COOH
D. HCOOCCH2CH(NH2)COOH
Câu 4: Công thức nào sau đây đúng với tên gọi: Axit 2-amino propanoic
A. H2NCH2COOH
B. HOOCCH2CH2NH2
C. CH2-CH(NH2)COOH
D. CH3CH(NH2)COOH
Câu 5: Ở dạng tinh thể amino axit tồn tại ở dạng:
A. Tinh thể ion.

B. Tinh thể phân tử.
C. Ion lưỡng cực
D.Tinh thể nguyên tử.
2.Mức độ hiểu-Bài tập định tính.
Câu 1: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn
đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A.6.
B. 9.
C. 4.
D. 3. [2].
Câu 2: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
D. dung dịch HCl [2] .
Câu 3: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4. [2]
Câu 4: Axit amino axetic không tác dụng với chất :
A. CaCO3 B. H2SO4 loãng
C. KCl
D. CH3 OH
17


Câu 5: Amino axit có khả năng tham gia phản ứng este hóa vì :
A. Amino axit là chất lưỡng tính
B. Amino axit có nhóm chức -COOH

C. Amino axit chức nhóm chức – NH2
D. Tất cả đều sai
3. Mức độ vận dụng thấp -Bài tập định tính .
Câu 1: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin
(Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5. [2]
Câu 2: Để nhận biết bốn dung dịch không nhãn gồm: albumin, CH3COOH,
NaOH, glixerol người ta dùng
A. quì tím
B. phenolphtalein
C. HNO3 đặc
D.Cu(OH)2 [2].
Câu 3: Có 3 dd sau: H2NCH2CH2COOH ; CH3CH2COOH ;
CH3(CH2)3NH2. Để phân biệt các dd trên chỉ cần dùng thuốc thử là:
A. dd NaOH
B. dd HCl
C. Quỳ tím D. phenolphtalein
Câu 4: Cho 0,1 mol A (α – amino axit H2N-R-COOH) phản ứng hết với HCl tạo
11,15 gam muối. A là:
A. Valin
B. Phenylalani
C. Alanin D. Glyxin
Câu 5: α-amino axit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit
HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là
A. H2NCH2CH2COOOH
B. CH2CH(NH2)COOH
C. H2NCH2COOH

D. CH3CH2CH(NH2)COOH[2].
4. Mức độ vận dụng cao -Bài tập định tính và định lượng .
Câu 1: 0,1 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl hoặc 0,1 mol
NaOH. Công thức của X có dạng là.
A. (H2N)2R(COOH)2.
B. H2NRCOOH.
C. H2NR(COOH)2.
D. (H2N)2RCOOH[2].
Câu 2: Este X được tạo bởi ancol metylic và  - amino axit A. Tỉ khối hơi của X
so với H2 là 51,5. Amino axit A là
A. Axit  - aminocaproic
B. Alanin
C. Glyxin
D. Axit glutamic[2].
Câu 3: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị
của m là:
A. 81,54.
B. 66,44.
C. 111,74.
D. 90,6 [5].

18


Câu 4: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch
KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4
gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,46.
B. 1,36.

C. 1,64.
D. 1,22[5].
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 32,55 gam tripeptit mạch hở (Ala-Gly-Ala) bằng
dung dịch NaOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu
được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 47,85 gam
B. 42,45 gam
C. 35,85 gam
D. 44,45 gam[5].
2.4. Hiệu quả của đề tài.
Trong đề tài này, tôi sẽ lồng ghép những kiến thức thực tế mang tính chất
thời đại như insulin với bệnh tiểu đường,peptit với phân bón sinh học... .Khi
áp dụng phương pháp này, tôi đã lôi kéo được toàn bộ học sinh tham gia vào
quá trình học và tiết học thật sự rất sôi nổi,tôi rất hài lòng. Phương pháp cũng
phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học-dạy học theo định
hướng phát triển năng lực của Bộ giáo dục và đào tạo. Đề tài này cũng là 1 gợi
ý cho đồng nghiệp có thể áp dụng soạn thảo giáo án cho các bài dạy khác
phương pháp mới .
Đề tài ‘Một số kinh nghiệm dạy bài peptit và protein - Hóa học 12 tại
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố Thanh hóa’ đã được tôi áp
dụng ở Trung tâm GDTX TP trong năm học 2016 -2017 vừa qua và tôi nhận
thấy nó thật sự phát huy hiệu quả tích cực. góp phần nâng cao hiệu quả học tập
của học sinh.Tôi đã kiểm chứng bằng bộ câu hỏi phân theo 4 mức độ áp dụng
cho 2 lớp 12A và 12B.
- Lớp 12A (36 học sinh) dạy theo phương pháp truyền thống :
Lý thuyết phần peptit và protein khó hiểu vì vậy dễ gây nhàm chán, học
sinh mất tập trung, nên khi làm bài tập chỉ có số ít học sinh làm được bài cụ
thể ở lớp 12A như sau :
Mức độ


Hiểu

Biết

Vận dụng

Vận dụng
cao

thấp
Số Hs trả
lời đúng
(%)

15

42%

8

22%

5

14%

0

0%


- Lớp 12B (38 học sinh) áp dụng đổi mới phương pháp dạy học :

19


Khi tôi áp dụng phương pháp mới này gây hứng thú với đa số học sinh,
kể cả học sinh yếu kém vì kiến thức đã liên hệ với thực tế đời sống mà các em
gặp hằng ngày nên khi giao bài tập thì ở phần bài tập hiểu đã có 30 trên tổng
số 38 em làm được bài và ở mức độ biết thì đã có 20 trên tổng số 38 làm được
bài. Cụ thể ở lớp 12B như sau:
Mức độ

Hiểu

Biết

Vận dụng
thấp

Số Hs trả
lời đúng
(%)

30

79%

20

53%


10

26%

Vận dụng
cao

2

5%

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Muốn thành công trong công tác giảng dạy trước hết đòi hỏi người giáo
viên phải có tâm huyết với công việc, phải đam mê tìm tòi học hỏi, phải nắm
vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, tổng hợp các kinh nghiệm áp dụng vào
bài giảng. Phải thường xuyên trau dồi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn
của bản thân, phải biết phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức của
học sinh.
Trong quá trình giảng dạy phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh con
đường tìm ra kiến thức mới, khơi dậy óc tò mò, tư duy sáng tạo của học sinh, tạo
hứng thú trong học tập, dẫn dắt học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ dễ đến
khó.
Trên đây mới chỉ là một số vấn đề trong muôn vàn vấn đề của hóa học liên
quan đến thực tế, cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng vì thời gian có hạn
tôi mới chỉ đưa ra một số vấn đề để giúp cho một bài giảng có sự lôi cuốn thu
hút, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn hóa học.Các biện pháp đưa ra chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong sự đóng góp ý kiến từ các
thầy cô giáo để từ đó tôi có thể sửa chữa bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả dạy

học.
3.2.Kiến nghị.
Xuất phát từ mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả vì
HS thân yêu, không ngừng nâng cao trình độ và tích lũy bề dày kinh nghiệm của
đội ngũ GV đang trực tiếp từng ngày, từng giờ đứng trên bục giảng, tôi mạnh
dạn đề đạt ý kiến sau:
20


Đề tài này có thể mở rộng và phát triển quy mô hơn rất mong được các cấp
lãnh đạo triển khai đề tài thành diện rộng.
Ngành giáo dục cần đầu tư trang thiết bị dạy và học đầy đủ, đây cũng là
điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho GV phát huy tốt hiệu quả giờ dạy cũng
như nên có sự quan tâm động viên kịp thời tương xứng.
Trong các đợt tập huấn nên tạo điều kiện thời gian cho giáo viên có dịp chia sẻ
những kinh nghiệm quí báu trong quá trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Hoàng Thị Tuyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
21



1.Phương pháp dạy hóa học tập 1,2 – Tác giả: Nguyễn Cương- Nguyễn Mạnh
Dung- Nguyễn Thị Sửu- NXBGD- 2000
2. Internet : Vào các trang như: 123doc.org;Tailieu.vn;Violet.vn để tìm các bài
toán và các phương pháp giải các bài tập về amino axit,peptit và protein.
3.Vào các trang báo như Hóa học ngày nay để tìm hiểu về vai trò của amino
axit,peptit và protein.
4.Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên về kĩ thuật xây dựng ma trận đề
và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá – Bộ giáo dục và đào tạo.
5. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng các khối A, B môn Hóa từ năm 2007 đến
năm 2014
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên – NXBGD 2008

22


DANH MỤC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Tuyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trung tâm GDTX TP Thanh Hóa

TT Tên đề tài SKKN
1.

Kết quả
Cấp
đánh
Năm học đánh
đánh giá
giá xếp giá xếp loại

xếp loại
loại

Sử dụng bản đồ tư duy trong
C
giảng dạy bộ môn Hóa Học 12- SỞ
tại Trung tâm GDTX Thành GD&ĐT
phố Thanh Hóa”

2012- 2013

23



×