Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt áp dụng đối với học sinh lớp 10 tại trung tâm GDNN GDTX lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 17 trang )

:

MỤC LỤC
MỤC LỤC

Trang 1

1. MỞ ĐẦU:

Trang 2

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trang 2

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Trang 3

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.

Trang 3

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Trang 3

2. NỘI DUNG SKKN.

Trang 4


2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Trang 4

2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

Trang 7

2.3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 8

2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN.

Trang 17

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

Trang 18

3.1. KẾT LUẬN.

Trang 18

3.2. KIẾN NGHỊ.

Trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trang 20

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1


:

Cơng tác chủ nhiệm lớp giữ vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện. Cơng tác chủ nhiệm lớp được ví như “sợi dây” gắn kết
giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Công tác chủ nhiệm là
yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc gắn kết ba yếu tố có tính ngun lý trong
giáo dục ( Nhà trường - Gia đình - Xã hội), góp phần quan trọng trong việc phát
triển toàn diện nhân cách cho người học. Trung tâm GDNN-GDTX do đặc thù
đối tượng học sinh là học viên, do tính đa dạng của chương trình giáo dục và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, nên cơng tác chủ nhiệm có những đặc
điểm khác với cơng tác chủ nhiệm lớp trong các cơ sở giáo dục chính quy. Theo
đó, giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trung tâm GDNN-GDTX, ngồi chức
năng ,nhiệm vụ mang tính đặc thù của giáo dục thường xuyên, tính đa dạng về
nhu cầu học tập, đa dạng về đối tượng người học, về chương trình giáo dục, về
hình thức tổ chức học tập dẫn đến việc tổ chức các lớp học trong trung tâm
GDNN-GDTX cũng hết sức đa dạng; các lớp học để lấy văn bằng của hệ thống
giáo dục quốc dân được tổ chức theo niên khóa có tính ổn định; các chương
trình dẫn tới cấp chứng chỉ, chứng nhận cũng được tổ chức theo các lớp học tập
chung có thời hạn tương đối ổn định; các chương trình khơng dẫn tới việc cấp
bằng, chứng chỉ thường tổ chức theo các lớp học có thời gian ngắn( tuần,
ngày,buổi...) và tính ổn định chỉ là tương đối. Vì vậy, cơng tác chủ nhiệm lớp
trong Trung tâm GDNN-GDTX cũng khá phức tạp, yêu cầu phải thật linh hoạt
và có khả năng thích ứng với sự thay đổi.

Trong môi trường giáo dục tại các Trung tâm GDNN-GDTX nói chung,
Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh - nơi tơi đang cơng tác nói riêng, các em
học sinh cấp học THPT cũng được tiếp cận với những thành quả của đất nước
cũng như thế giới qua nhiều kênh thông tin khác nhau, nhờ đó đã hình thành
được tính tự lập từ rất sớm; tự cố gắng trong học tập, tu dưỡng đạo đức và trở
thành con ngoan, trò giỏi. Tuy vậy, sự chắt lọc những gì đang tác động đến
chúng ta hàng ngày để trở thành con người tốt là rất quan trọng, một bộ phận
nhỏ học sinh đã bị tác động theo chiều tiêu cực của xã hội hiện nay và trở thành
học sinh cá biệt. Điều này đã gây khơng ít khó khăn cho bản thân tơi cũng như
nhà trường trong công tác giáo dục các em, đặc biệt giáo dục tồn diện địi hỏi
các em phải có thái độ hợp tác cao trong việc dạy - học; trong khi đó số lượng
học sinh ở mỗi lớp cũng như trong trung tâm đang có dấu giảm theo thời gian.
Vì vậy cơng tác giáo dục học sinh cá biệt đang là vấn đề cấp thiết của ngành
giáo dục, trong đó có trung tâm tơi và lớp tơi chủ nhiệm.
Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt đặt ra cấp thiết là vậy, nhưng hiện nay
vẫn chưa có tài liệu nào đề cập sâu, bàn kỹ, chi tiết để áp dụng rộng rãi trong
giáo dục học sinh cá biệt. Việc giáo dục các em học sinh này chủ yếu dựa vào
những giáo viên có kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm, nhưng học sinh cá
biệt thì có thể rải rác ở nhiều lớp nên chất lượng giáo dục các em gặp nhiều khó
khăn bởi vì kinh nghiệm của giáo viên cũng chỉ dừng lại ở những trường hợp cụ
thể, trong khi đó tính cách các em cá biệt lại rất phức tạp và không giống nhau;
2


:

việc giải quyết vấn đề này làm cho đội ngũ giáo viên cũng như lãnh đạo các
trung tâm đang còn nhiều tranh cãi và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Từ những lý do trên và cùng với kinh nghiệm công tác hơn 10 năm của
bản thân, tôi đã chọn đề tài về “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt áp

dụng đối với học sinh lớp 10 tại Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh” để
nghiên cứu, bởi đây là vấn đề cấp thiết hiện nay, viết bài này để đồng nghiệp
cùng tham khảo và mong muốn được đưa ra tranh luận trong những dịp hội thảo,
cùng thống nhất và được đưa vào áp dụng rộng rãi trong các trung tâm GDNNGDTX.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp giáo viên chủ nhiệm có thêm những kinh nghiệm trong việc quản lý,
giáo dục học sinh các biệt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh cá biệt ở lớp 10 tại Trung tâm GDNN-GDTX Lang Chánh năm
học 2016-2017 .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tác động trực tiếp vào đối tượng học
sinh cá biệt để làm rõ những biểu hiện, các quy luật phản ứng và kiểm nghiệm
tính khả thi và tác dụng của các biện pháp đã áp dụng.
- Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát những biểu hiện của học sinh
cá biết dưới sự tác động trực tiếp của tôi hoặc gián tiếp thông qua một số giáo
viên bộ môn trong một số tiết dạy đã có sự thống nhất, hướng dẫn của tôi và ghi
chép lại.
- Phương pháp so sánh: So sánh sự thay đổi tính cách và kết quả học lực, hạnh
kiểm của học sinh cá biệt mà tôi nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở ghi chép lại kết
quả từ những lần tiếp xúc, tác động vào đối tượng học sinh cá biệt để phân tích,
đúc rút ra những điểm chung.
- Phương pháp trị truyện: Trị truyện để tìm hiểu tâm tư của các em.
- Những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý
kiến của học sinh cùng lớp với học sinh cá biệt; trao đổi kinh nghiệm, xin ý kiến
của đồng nghiệp.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1. Cơ sở lý luận.
*Khái niệm về học sinh cá biệt.
Thuật ngữ học sinh cá biệt để chỉ những học sinh có cá tính riêng có suy
nghĩ và hành vi hoặc có những năng khiếu và sở thích đặc biệt khác với các học
sinh trong lớp. Gia đình những học sinh này là gia đình riêng biệt với cá thể
hoặc nhóm học sinh trong những tình huống, những biện pháp khác biệt. Trong
nhà trường giáo viên cho rằng (học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến) cách gọi
mỗi trường hợp là những học sinh có những khiếm khuyết về đạo đức nhân cách
3


:

trong quá trình giáo dục: Học sinh cá biệt là những biểu hiện về mặt hành vi của
những học sinh này thường là: nghịch ngợm vi phạm nội quy của nhà trường,
của lớp, mất trật tự có hệ thống trong giờ học, của tiết học và bỏ buổi học khơng
có lí do hoặc lí do khơng đúng, Hỗn láo, vơ lễ với thầy cơ giáo, giờ học thường
xun nói tục, chửi bậy, nói dối thầy cơ giáo và bố mẹ, hay đánh nhau với bạn
bè trong lớp, trong trường, có thói quen nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, trấn lột.
Xét về phương diện tâm sinh lý lứa tuổi thì các em ở cấp THPT, trung tâm
GDNN-GDTX đang trong thời kỳ mong muốn được khẳng định mình, muốn
chứng tỏ rằng mình đã thành người lớn. Trong khi đó các em thực sự lại đang
trong giai đoạn mất cân bằng về tâm sinh lý, sự hiểu biết về bản thân chưa đầy
đủ, kỹ năng sống cịn thiếu, ... Điều kiện gia đình lại khác nhau, có em phải chịu
cảnh sống thiếu thốn tình cảm, có em lại sống trong điều kiện kinh tế thiếu thốn,
có em được bố mẹ quan tâm đầy đủ cả tinh thần và vật chất, có em lại gần như
khơng có sự quan tâm, điều kiên sinh hoạt xa gia đình ....
Từ những tác động của các yếu tố trên đã biến các em trở thành những
học sinh cá biệt, cũng vì vậy mà mỗi học sinh cá biệt có biểu hiện và mức độ
khác nhau. Bản chất con người là lương thiện, nhưng do những yếu tố của cuộc

sống, học tập tác động làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh nên các em có
những biểu hiện tiêu cực và trở thành học sinh cá biệt. Ở lứa tuổi các em cần có
sự hỗ trợ về mặt tâm lý của người lớn rất nhiều, người lớn - giáo viên và phụ
huynh học sinh cần theo sát các em để nắm bắt sự thay đổi về tâm sinh lý và tác
động hỗ trợ kịp thời khi cần thiết và phải tìm ngay được ngun nhân chứ khơng
nên hiểu rằng học sinh cá biệt là bản chất của các em.
* Ý nghĩa của việc giáo dục học sinh cá biệt.
Giáo dục học sinh cá biệt trở thành những học sinh tốt là một trong những
nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và là nhiệm vụ khó khăn nhất nhưng lại có ý
nghĩa hết sức to lớn đối với bản thân học sinh, nhà trường, gia đình, xã hội.
Về sự phát triển tâm lý của học sinh, tính cách của các em được hình
thành từ sự tác động của nhiều mối quan hệ. Theo quan điểm triết học của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin: "Bản chất con người là sự tổng hồ các mối quan hệ xã
hội". Vì vậy có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến trẻ trở thành học
sinh cá biệt như sau:
- Nguyên nhân về phía gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội, nó mang những đặc điểm cơ bản của xã hội;
gia đình lại là chỗ dựa cơ bản, vững chắc của trẻ; thời gian các em sống với gia
đình là chủ yếu vì thế mơi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với
các em. Những hành vi, thái độ, cách cư xử trong gia đình ban đầu các em chỉ
làm theo, học theo một cách máy móc nhưng dần dần đó lại là nền móng xây
dựng nên nhân cách để các em ra ngoài xã hội. Gia đình có sự quan tâm đúng
mực sẽ giúp các em có điểm tự vững chắc, có phẩm chất tốt và nhân cách tốt;
nếu không sẽ ngược lại và dẫn các em đến con đường tiêu cực và trở thành
những học sinh các biệt, ngoài ra do các em ở xa nhà nên chưa có sự quan tâm
4


:


của gia đình đúng mực, chưa thực sự gần gũi với nhà trường và giáo viên chủ
nhiệm nên việc buông lỏng đó dẫn đến học sinh cá biệt cịn rất nhiều .
- Nguyên nhân về phía nhà trường .
Nếu gia đình là điểm tựa để học sinh hình thành và phát triển nhân cách
thì nhà trường là nơi sẽ hồn thiện nhân cách của các em; ở đó sẽ giúp các em
lớn lên về mọi mặt, từ kiến thức khoa học cho đến tổng hòa các mối quan hệ xã
hội và cả sự định hướng sau này. Chính vì vậy, chúng ta cần tạo môi trường học
tập, hoạt động lành mạnh, thân thiện, làm cho các em thực sự yêu thích cảm giác
được đến trường.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn cịn nhà trường có những giáo viên chưa tâm
huyết, chưa yêu nghề mà có sự cư xử với học sinh không tốt, làm giảm niềm tin
của phụ huynh và học sinh; thậm chí là xúc phạm, đối xử khơng cơng bằng với
học sinh làm các em hoang mang, chán nản và dẫn đến tiêu cực.
- Nguyên nhân về phía xã hội.
Trong sự hình thành nhân cách cho học sinh, ngồi sự tác động của gia
đình, nhà trường ra thì xã hội đóng vài trị cũng rất quan trọng, bởi vì càng lớn
lên thì các càng tham gia nhiều hoạt động ngoài xã hội và sự va chạm ngoài xã
hội cũng càng nhiều. Đất nước ta hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá cao, cùng với đó là sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du
nhập của nhiều loại hình văn hố khác nhau đã ảnh hưởng khơng ít đến tầng lớp
thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi a, caraoke ... đã lơi kéo
khơng ít học sinh vào đam mê những trị chơi vơ bổ. Việc học sinh trốn học đi
chơi game, bi a, ... hầu như ở đâu cũng có với số lượng có xu hướng ngày càng
tăng. Một bộ phận học sinh rất nhạy cảm với các trò chơi mang tính xã hội này
rất dễ lơi cuốn vào những thói hư, tật xấu bởi vì khi chơi hết tiền sẽ nảy sinh ý
đồ trộm cắp, cướp dật, lừa đảo, ...
- Nguyên nhân về phía bản thân các em.
Lưa tuổi học sinh THPT là thời kỳ mà đặc điểm tâm sinh lý chưa ổn định,
lứa tuổi này các em có nhận thức chưa cao, vì vậy nếu khơng có sự định hướng
tốt sẽ dẫn đến các em có những hành vi thiếu chuẩn xác.

Đa phần các em học sinh tại các Trung tâm GDNN-GDTX của huyện
miền núi như trung tâm tôi đang công tác là con em dân tộc thiếu số gia đình có
hồn cảnh khó khăn lại phải sống xa nhà, mặt khác chất lượng tuyển sinh đầu
vào đa phần là các em có học lực kém. Từ nguyên nhân này đã cho thấy nhận
thức kém dẫn đến hành vi khơng tốt, khơng xác định được việc gì là quan trọng
nhất cho bản thân, việc tiếp thu bài học trên lớp bị hạn chế dẫn đến mai một dần
và mất gốc kiến thức. Khi đó các em sẽ thấy việc học q khó khăn, làm việc
khơng hiệu quả và dẫn tới chán nản, lười biếng, tiêu cực, luôn thấy bất mãn, lầm
lì, muốn phá phách.
Một khía cạnh nữa, đã là học sinh cá biệt thì các em thường có học lực,
hạnh kiểm yếu kém dẫn đến bạn bè cùng trang lứa sẽ ít giao lưu, thầy cơ thường
hay cáu gắt và đưa ra hình phạt cho những lỗi lầm gây ra. Trong hoàn cảnh này,
các em ấy cảm thấy khơng cịn hịa đồng minh nữa sẽ phải bỏ đi và tìm đến
5


:

những học sinh tương tự ở các lớp khác, thậm chí trường khác để tụ tập dẫn đến
chơi bời, bỏ học. Thường thì các em này hay bị bạn bè chê cười về những thành
tích thấp kém; khi đó tất yếu là nổi dậy bằng cách phá phách, gây rối, đánh
nhau, ...
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi gặp một số học
sinh được cho là cá biệt đã đặt tôi trước những thử thách trong cơng việc. Tơi đã
đi nghiên cứu, tìm hiểu nhiều ngun nhân làm cho các em trở thành cá biệt;
dùng nhiều biện pháp để giáo dục các em. Từ những kết quả đạt được đã cho tôi
những kinh nghiệm thật quý giá. Trong phạm vi đề tài này, tôi xin được trình
bày một số biện pháp trong việc giáo dục học sinh cá biệt để các đồng nghiệp
cùng trao đổi, tham khảo.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2016– 2017 tôi được phân công chủ nghiệm lớp 10, tổng số
học sinh trong lớp là 35 em trong đó số học sinh nam 15 học sinh, học sinh nữ
20 em. Trong lớp phần lớn các em là con em dân tộc thiểu số có hồn cảnh khó
khăn, gia đình lại ở cách xa trung tâm huyện nên việc đi lại gặp nhiều khó
khăn .Vì vậy các em đi học phải ở trọ nên các em và gia đình khơng muốn đi
học muốn ở nhà giúp đỡ gia đình. Với sự tận tình và đầy trách nhiệm của các
thầy cô giáo phải xuống tận thôn bản, tận gia đình để động viên các em và phụ
huynh để các em có thể đến trường. Đây là một thử thách rất lớn cho giáo viên
chủ nhiệm. Sau khi nhận lớp, tìm hiểu qua học bạ cấp 2 của các em, tôi thấy lực
học của các em đều ở mức trung bình , có nhiều em có hồn cảnh khó khăn, có
4 học sinh cá biệt đặc biệt khi tiếp cận lớp tôi thấy thái độ thực hiện nề nếp của
các em rất kém, gần như khơng có động cơ học tập, hay nghỉ học vô lý do; nhiều
lúc không nghe lời thầy cô giáo, hay phản ứng lại khi bị nhắc nhở hay chỉ trích
vì vi phạm.

6


:

2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Vì đây là lớp đầu cấp, với phong trào học tập và nề nếp ở mức bình
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ TẬP THỂ LỚP
thường, lại có đến 4 học sinh thuộc diện cá biệt nên tôi đã chuẩn bị tinh thần, lên
kế hoạch giáo dục chi tiết, sát với thực tế của lớp như nội dung bài giảng, nội
dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, các hoạt động ngoài giờ lên
lớp, ...
Vấn đề nan giải đặt ra là đối với các em học sinh cá biệt này mới là thử thách
lớn. Tôi đã lên kế hoạch mang tính đặc thù dành riêng để giáo dục các em này,
tuy nhiên cũng phải thống nhất với kế hoạch chung của lớp, lấy phong trào của

lớp làm nền tảng.
Tôi xin đưa ra những biện pháp mà tôi đã thực hiện hiệu quả sau đây.
* Biện pháp giáo dục bằng tâm lý.
Trước kia người thầy giáo dục học sinh bằng phương pháp đưa ra mệnh
lệnh để bắt học sinh tuân thủ làm theo, vì vậy mà vị trí thầy - trị là tách biệt
hoàn toàn. Với phương pháp giáo dục như vậy khơng cịn phù hợp với xu thế
phát triển của xã hội hiện nay; nền giáo dục hiện tại đòi hỏi thầy - trị phải có
mối quan hệ gần gũi hơn, thường xuyên chia sẻ những tâm tư, tình cảm, dạy bảo
một cách mềm dẻo thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình.
Với học sinh cá biệt, các em thường hay xa lánh thầy cô, bạn bè, đặc biệt
là giáo viên chủ nhiệm; trong hoạt động tập thể của lớp, của Đoàn TN Trung tâm
các em thường trốn tránh trách nhiệm hoặc phá ngang. Ý thức được như vậy nên
tôi đã luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi tiếp xúc với 4 học sinh cá biệt đang
chủ nhiệm. Với các em này càng không nên gây căng thẳng, phải theo sát các
em trong suốt thời gian hoạt động ở trung tâm, phải kiên trì uốn nắn, dùng lời lẽ
nhẹ nhàng mang tính tâm sự để giáo dục, tạo được sự gần gũi giữa thầy và trò,
đặc biệt là khi các em mắc lỗi. Bởi có quan hệ gần gũi thì mới biết được những
tâm tư nguyện vọng của các em, chúng ta mới có những biện pháp giáo dục
thích hợp được.
Việc gần gũi với học sinh cá biệt là rất khó khăn vì thực tế các em ấy
thường xun mắc lỗi. Nhưng vì nhiệm vụ giáo dục, muốn có thành quả tốt
trong sự nghiệp trồng người thì giáo viên phải cố gắng rất nhiều, luôn sẵn sàng
đối mặt với những vấn đề nảy sinh từ những học sinh này. Những việc các em
gây ra luôn làm giáo viên bị căng thẳng, ức chế nhưng không được buông xuôi,
phải gồng mình lên để giải quyết tình huống bởi vì chỉ một chút nóng nảy,
khơng kìm được mà giáo viên dùng lời lẽ xúc phạm hay đưa ra những hình phạt
khơng hợp lý sẽ đẩy các em ra xa hơn, mang tư tưởng tiêu cực nhiều hơn. Chỉ
cần tạo được mối quan hệ gần gũi, làm cho các em thấy giáo viên là chỗ dựa
đáng tin cậy thì những tâm tư tình cảm của các em sẽ bộc lộ hết, các em sẽ có
những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. Đây là mấu chốt để chúng ta hướng các

em đi đúng hướng, giúp các em tiến bộ hơn.
Cụ thể là trường hợp em Lê văn Hiếu học sinh lớp 10 do tơi chủ nhiệm
năm học 2016-2017 có lực học rất yếu ở học kì một, thường xun khơng thuộc
7


:

bài cũ và điểm bài kiểm tra rất thấp, em chán nản và có ý định bỏ học nhưng vì
gia đình ép nên em đành phải đi học. Em tỏ ra lầm lì ít nói, mặc cảm với bạn bè,
với thầy cô, xa lánh mọi người, nhất là đối với tôi em lại càng lẩn tránh hơn.
Tôi đã tiếp cận em bằng cách: Trong một lần em không thuộc bài và
không chép bài trong giờ học bị điểm 1 vào sổ đầu bài bị giáo viên bộ môn đánh
giá giờ C và giáo viên bộ môn ghi tên vào sổ đầu bài. Như thơng lệ, những em
khơng thuộc bài thì bị phê bình trước lớp, và làm trực nhật lớp, nhưng với em
Hiếu lần này tơi khơng phê bình việc bị điểm 1 mà trong tiết sinh hoạt này tôi
dành chủ yếu thời gian chú ý đến việc phê bình các em còn mất trật tự trong tiết
học. Trước khi xét đến lỗi điểm 1 của Hiếu, tơi tìm cách tuyên dương những mặt
tiến bộ của em (bạn Hiếu là một học sinh học rất yếu, tuy vậy bạn rất có tinh
thần tập thể, trong các tiết học bạn đều nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài,
không gây ảnh hưởng đến các bạn khác. Điểm 1 lần này xem như một sự cố và
thầy cho nợ để phấn đấu lấy điểm cao hơn). Sau sự việc đó, em Hiếu đã có một
thái độ tích cực hơn, tự tin hơn và gần gũi với mọi người hơn. Tiếp sau đó tơi có
nhờ em lên giúp một chút việc nhà vào buổi chiều (đó là cái cớ), sau những hỏi
han về tình hình gia đinh, việc học tập của em, ... Hiếu đã tâm sự: “Em học yếu,
đó là điều em luôn mặc cảm, việc học đối với em như một gánh nặng, gia đình
em chẳng ai giúp được gì cho em, nhà lại ở cách xa trung tâm xa nhà các bạn,
điều kiện gia đình lại khó khăn, em muốn nghỉ học đi làm giúp đỡ gia đình , em
nghĩ em học yếu quá, có học cho lắm sau này cũng chẳng làm được việc gì. Hơn
nữa việc đi làm thì sẽ có cuộc sống tự do hơn...”

Biết được tâm tư của em, tôi động viên em học và khi trung tâm có các
lớp học nghề thì em nên chọn cho mình học một nghề khi tốt nghiệp THPT để
kiếm cho mình một cơng việc phù hợp, trong các giờ học tôi thường xuyên quan
tâm em nhiều hơn, phối hợp với giáo viên bộ môn tạo điều kiện tốt hơn để em tự
tin trong học tập. Phân lại chỗ ngồi cho em với các bạn học tốt hơn, bí mật giao
nhiệm vụ giúp đỡ bạn học tập và em Hiếu đã tự tin tiếp nhận sự giúp đỡ của bạn,
học tập tiến bộ, và nay tại trung tâm có lớp nghề xây dựng liên kết với Trường
trung cấp nghề Việt Xơ Ninh Bình hiện nay em đang theo học rất chăm chỉ.

8


:

Trường hợpBUỔI
em Lị
Văn HÀNH
Hồn LỚP
lại có
hồn CẤP
cảnhNGHỀ
éo le khác: Bố mẹ em bỏ
THỰC
TRUNG
nhau từ khi em mới học lớp 7, một mình mẹ ni em ăn học, trong khi mẹ em
thường xun ốm đau,hồn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, thu nhập hầu như
khơng có, chủ yếu dựa vào số tiền ít ỏi hỗ trợ hàng tháng của nhà nước và được
sự giúp đỡ của ông bà và anh em bên ngoại nên đời sống vất vả, mẹ khơng có
điều kiện để quan tâm nhiều đến em. Hồn theo bạn bè đi chơi điện tử.
Tôi đã gặp riêng em để khuyên nhủ em, trước mặt tôi em rất ngoan ngỗn

khơng có biểu hiện gì. Tơi bắt đầu hỏi gia đình, về tình hình sức khỏe của mẹ
em, rồi đến công việc và thu nhập của mẹ. Trước sự quan tâm chân tình của thầy
giáo chủ nhiệm, Hồn nói chuyện với tơi chân tình. Khi thấy em khơng cịn ngần
ngại gì, tơi bắt đầu gợi ý nhắc nhở từng lỗi mà em vi phạm. Tơi dùng tình cảm
của người cha để tâm sự và cho Hoàn thấy sự quan trọng của mình đối với mẹ là niềm an ủi duy nhất đối với mẹ và mẹ là chỗ dựa duy nhất của em; mẹ vất vả,
cố gắng sống là muốn nuôi em ăn học trở thàn người tốt.
Bằng cách đó tơi đã cảm hố được Hồn và thường xun trao đổi riêng
với em, mỗi lần như vậy tôi đều tìm cách khen ngợi những tiến bộ của em.
* Biện pháp giáo dục bằng tập thể .
Ở lứa tuổi cấp THPT, các em bắt đầu có những mối quan hệ xã hội rộng
hơn, bạn bè có một vị trí rất lớn trong việc hình thành nhân cách, nhưng ở lứa
tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là cần thiết và quan trọng cho bản
thân, chính vì thế khi đến trường các em hay bao che khuyết điểm cho nhau. Đối
với học sinh cá biệt, có thể các em khác trong lớp biết được những khuyết điểm
của bạn nhưng thường ngại khơng dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các
bạn... Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm của các em cá
biệt thì chính các em học sinh cùng lớp, cùng khối là biết rõ nhất. Do vậy việc
ngăn ngừa các em không vi phạm là không thể được mà phải làm sao các em tự
giác làm những điều tốt, tránh xa những khuyết điểm đã mắc phải.
Qua các hoạt động của lớp, GVCN cần theo dõi kỹ từng hoạt động các em
có những biểu hiện như thế nào: say mê, hứng thú, nhiệt tình, tích cực hay qua
loa chiếu lệ, đùn đẩy, ...Hoạt động này em thích dẫn đến nhiệt tình, hoạt động
kia khơng thích thì né tránh..
Từ việc theo dõi trên, GVCN có biện pháp phát huy sở trường của từng
em, lấy đó làm địn bẩy để tiến hành ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực khác
nảy sinh ở các em, khích lệ các em cố gắng làm nhiều việc tốt, ln mang ý thức
tích cực.
Ví dụ: Em Lê Văn Tùng, là học sinh thường xuyên nói chuyện riêng
trong lớp, thích gây rối tập thể, làm cho lớp thường xuyên bị phê bình. Khi ban
cán sự lớp phê bình là em tỏ thái độ khó chịu, phản ứng gay gắt. Để vừa ngăn

chặn được sự mất đoàn kết trong lớp đồng thời xây dựng nề nếp tiết học tốt tôi
phân em làm tổ trưởng, giao nhiệm vụ theo dõi các bạn đồng thời trước lớp tôi
quy định những em cán sự lớp phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động,
nếu vi phạm thì hình thức kỷ luật sẽ nặng hơn.
9


:

Khi nhận chức danh tổ trưởng Tùng rất thích, và có những tiến bộ rõ rệt,
giảm nói chuyện riêng, chú ý hơn trong học tập.
Biết Tùng có năng khiếu và thích chơi bóng đá nên trong giải bóng đá,
bóng chuyền chào mừng 26/3 lớp đã chọn em vào đội bóng và bầu làm đội
trưởng. Tuy thành tích đạt được trong giải đấu chưa cao nhưng đúng với sở thích
của mình, Tùng đã hoạt động rất nhiệt tình và tự hào với những gì mình đã làm
được cho tập thể lớp.
Đảm nhiệm hai chức là tổ trưởng và đội trưởng đội bóng đá, bóng chuyền
của lớp, lại được sự khích lệ động viên của thầy giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp
đã giúp em Tùng tiến bộ trong nhiều mặt hoạt động, trong đó phải nói đến kết
quả học tập và việc thực hiện nề nếp, khơng cịn nói chuyện riêng, quậy phá
trong lớp.

HỘI THI GÓI BÁNH CHƯNG XANH

* Phối hợp với phụ huynh học sinh.
Hàng năm công tác phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo viên chủ
nhiệm làm tốt công tác giáo dục các em thường được thực hiện bằng việc xây
dựng kế hoạch công tác, tổ chức hội nghị phụ huynh để bàn bạc, thống nhất
phương hướng cho cả năm học. Nhưng đối với học sinh cá biệt thì phải có kế
hoạch riêng, trao đổi và phối hợp riêng.

Thơng thường đối với học sinh cá biệt thì phụ huynh không quan tâm đến
việc học của con em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm
10


:

của con mình ... những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộc họp chung kể cả
những lúc có giấy mời riêng cũng không đến. Với đối tượng này GVCN cần
nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt của gia
đình và nắm được tình hình của các em ở nhà, họ ngại nói những điều sai của
con em họ. Vì thế tơi tổng hợp những điểm tốt mà các em có được dù đó chỉ là
việc khơng đáng kể để khen ngợi các em, sau đó tơi lồng một vài khuyết điểm
của các em; tránh nêu hoàn toàn hoặc một loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có
sự mặc cảm, hoặc nảy sinh sự tiêu cực, bng xi, ngại nói ra những điều mà ta
cần tìm hiểu, trao đổi. Khi đã tạo được mối thiện cảm với phụ huynh học sinh thì
việc liên lạc trao đổi biện pháp giáo dục con em họ sẽ rất thuận lợi. Với cách
làm này, tôi đã phối hợp với phụ huynh và được họ tạo điều kiện hết sức thuận
lợi, đặc biệt là khi các em học sinh cá biệt hay bỏ học ra ngoài chơi điện tử.
Khi các em đã chơi điện tử quá nhiều và trở thành nghiện thì tính tình trở
nên nóng nảy, cục cằn, sẵn sàng nổi khùng và phá phách. Nắm được đặc điểm
như vậy tôi đã mời phụ huynh để gặp riêng, hướng dẫn họ những cách thức quản
lý các em ở nhà: Không giam cầm các em mà tạo mơi trường làm việc, hoạt
động gần như kín thời gian rỗi ở nhà nhưng phải để ý đến sở thích, kỹ năng sẵn
có của các em; em nào thích chơi thể thao thì buổi chiều bố trí thời gian cho các
em chơi nhiều một chút, ... nhưng các hoạt động này phải có bạn bè tham gia và
ln chú ý biểu hiện của các em để có những câu chuyện, câu nói vui vẻ, kín
đáo khen ngợi những thành quả của các em đạt được dù là rất nhỏ để khích lệ
tinh thần và bày tỏ sự quan tâm.
Đối với các em này, khi ở nhà phụ huynh không nên cho các em chơi một

mình, khéo léo tách khỏi những người hay chơi điện tử, hạn chế chơi điện thoại,
nên tìm những việc nhẹ nhàng, khơng gây ức chế để các em cùng làm và đặc
biệt không được quát mắng khi các em có làm hỏng việc gì mà nên động viên
tìm cách làm lại ....
Bằng cách làm này tôi đã thành công với hai học sinh hiện đang chủ
nhiệm là em Lương Văn Hiếu và em Lê Văn Tùng là hai trường hợp nghiện
game. Đầu năm học các em ấy hay bỏ học đi chơi game, thậm chí nói dối bố mẹ
đi học buổi chiều nhưng khơng đến lớp để được ra khỏi nhà đi chơi điện tử. Với
những biện pháp trên đây tơi đã cảm hóa được hai em này, hiện nay mọi hoạt
động ở trung tâm các em tham gia rất tích cực, tự tin và gương mẫu trong phong
trào của lớp, không trốn nhà đi chơi nữa.
* Phối hợp với giáo viên bộ môn.
Thực tế khi giáo viên lên lớp phải tiếp xúc với học sinh cá biệt sẽ rất khó
chịu, đơi khi bị ức chế; nhưng đó lại là nhiệm vụ giáo dục đặt ra cho mỗi giáo
viên phải nghiên cứu biện pháp và khéo léo khi thực hiện. Vì trong lớp chủ
nhiệm tơi có đến 4 học sinh cá biệt với 4 tính cách, biểu hiện khác nhau. Trước
tình hình lớp như vậy, tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc về biện pháp
giáo dục 4 em này.
Với giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy ở lớp này tôi đã phải trao đổi
riêng để họ nắm được đặc điểm, biểu hiện tính cách của từng em để thống nhất
11


:

biện pháp giáo dục. Tất cả giáo viên lên lớp phải chuẩn bị sẵn sàng những tình
huống xảy ra đối với những em học sinh cá biệt để có cách sử lý hiệu quả. Trước
tiên là lời nói phải chuẩn mực, đối xử luôn công bằng và tôn trọng các em. Các
giáo viên cùng quan sát tìm ra ưu điểm của các em để phát huy; đối với lỗi lầm
các em mắc phải thì khơng nên gay gắt xét sử mà cần sự khéo léo phân giải,

hướng dẫn các em hiểu và từng bước sửa chữa dần; trước khi nêu ra lỗi thì nên
biểu dương những kết quả các em ấy đạt được rồi từ từ đưa ra lỗi và chỉ cho các
em thấy điểm sai của mình.
Với các em học sinh cá biệt, kết quả kiểm tra thường rất kém nên giáo
viên cần tạo nhiều cơ hội để các em ấy gỡ điểm. Như trường hợp em Quang và
em Hồn đã có lần khơng thuộc bài cũ, sau khi phân tích, tơi đã tạo điều kiện
cho các em ấy được kiểm tra lại đồng thời có gợi ý trước nội dung cần học. Sau
khi được kiểm tra lần nữa các em rất phấn khởi, dù kết quả không cao lắm (hai
em đều được 6 điểm).
Bên cạnh việc học tập thì khai thác thơng tin từ học sinh cá biệt cũng rất
quan trọng. Tôi đã nhờ một số giáo viên bộ môn mà theo đánh giá là các em học
sinh cá biệt có tình cảm nhiều hơn để tâm sự, quan tâm để các em bộc lộ những
tâm sự, những hoạt động u thích của mình. Từ đó tơi có hướng chính xác hơn
cho việc giáo dục các em.
Với những biện pháp vừa nêu, tôi nhận thấy học sinh cá biệt lớp tơi khơng
chỉ có điểm tựa là giáo viên chủ nhiệm nữa mà nhiều thầy cô bộ môn cũng là
những người để các em gửi gắm niềm tin, sẵn sàng thổ lộ tâm sự và trở thành
động lực để các em phấn đấu.
* Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các đơn vị trong và ngoài nhà
trường.
- Phối hợp với tổ chức đoàn TN.
Các em học sinh cá biệt ln thích được khen và sẵn sàng biểu hiện sự
chống chế, thậm chí phá phách khi bị nặng lời trước lỗi các em mắc phải nhưng
cũng có nhu cầu rất cao được khẳng định mình trước mọi người.
Tơi đã đề nghị tổ chức Đoàn TN trung tâm thường xuyên tổ chức các hoạt
động văn nghệ, thể dục thể thao, ... với quy mơ tồn trung tâm để các em học
sinh liên tục được hoạt động tập thể, trong đó có các em học sinh cá biệt mà tơi
đang phụ trách. Dựa vào thế mạnh của từng em để tôi sắp xếp các em học sinh
cá biệt tham gia với tinh thần thoải mái, khơng nhất thiết có giải. Cùng với tập
thể lớp động viên tiếp sức, các em ấy đã nhiệt tình tham gia và cố gắng hết mình

vì tập thể. Sau giải bóng chuyền 26/3, Đồn TN trung tâm em Lê Văn Tùng (học
sinh cá biệt) đại diện cho đội bóng của lớp lên nhận giải danh dự đã bộc lộ đầy
cảm xúc, niềm vui và sự hãnh diện.
Bên cạnh những hoạt động của đồn, tơi cũng thường xun gặp gỡ trao
đổi với Bí thư Chi đồn để nắm bắt thêm về các em học sinh cá biệt, đồng thời
cũng nhằm thống nhất biện pháp giáo dục các em, khơng chỉ em. Bên cạnh
những thành tích các em đã đạt được, khi mắc lỗi vẫn phải nêu trước cờ nhưng
cũng cần thận trọng và phải phân tích lỗi lầm để các em thấy được, quan trọng
12


:

hơn là làm cho các em thấy được trách nhiệm của mình sau những lần sai phạm
và khơng bị ức chế, căng thẳng.

GIAO LƯU THỂ THAO CHÀO MỪNG 26/3

- Phối hợp với bộ phận chuyên môn.
Bên cạnh công tác giáo dục về đạo đức cho các em học sinh cá biệt thì
việc giảng dạy kiến thức văn hóa là rất cần thiết. Tôi đã trao đổi với bộ phận
chuyên môn về học lực và những đặc điểm cá biệt của các em học sinh này,
đồng thời đề nghị thành lập lớp phụ đạo cho các đối tượng học sinh yếu kém.
Tơi cũng đã góp ý về phương thức tổ chức lớp này, cần có thời gian và kiên trì,
khơng nên quá ép các em mà phải học từ dễ đến khó, tìm ra điểm mạnh để khích
lệ các em, đặc biệt khơng nặng lời chỉ trích.
Từ những thành quả tự mình làm được đã tạo hứng thú cho các em học
tập, phấn đấu vương lên và kết quả đạt được ngày càng tốt hơn.

13



:

MỘT TIẾT HỌC TRÊN LỚP

- Phối hợp với Hội khuyến học xã và các làng.
Muốn đạt được kết quả như mong muốn trong giáo dục học sinh cá biệt
thì sự kiên trì chờ đợi và cố gắng khơng mệt mỏi là cần thiết. Trong thời kỳ các
em còn mất phương hướng, khơng có động cơ học tập (Như em Quang, em
Hồn) và có ý định bỏ học giữa chừng, tơi đã gặp chủ tịch Hội khuyến học
huyện và hội khuyến học xã mà các em đang sinh sống để lên kế hoạch phối hợp
với các tổ chức ở các xã này để vận động gia đình và các em học sinh quay lại
tiếp tục theo học. Bên cạnh việc vận động các em thì việc tác động đến phụ
huynh để họ hiểu rõ nguyên nhân các em bỏ dở việc học, đề nghị học có sự quan
tâm nhiều hơn đến học tập của con cái. Bởi đây là học sinh cá biệt nên cũng đề
nghị các bậc phụ huynh không được căng thẳng, mà cần có sự mềm dẻo định
hướng là chính, đặc biệt cần có sự thơng tin thường xuyên với giáo viên chủ
nhiệm để cùng nắm bắt tình hình và thống nhất biện pháp giáo dục.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Những biện pháp được nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm này được đúc
rút từ thực tế công tác của bản thân trong những năm qua và tiếp tục được áp
dụng trong năm học 2017 - 2018 này. Tơi rất tâm đắc vì sự tác động của những
biện pháp này đến công tác giáo dục của bản thân và những đồng nghiệp khác;
sự tiến bộ của học sinh qua việc áp dụng các biện pháp giáo dục này là niềm tin
để tôi tiếp tục áp dụng vào bổ sung thêm trong thời gian công tác tiếp theo.
Những kết quả đã đạt được:
* Năm học 2016 - 2017: Em Lê Văn Hiếu - Lớp 10 đã đạt học lực trung
bình, hạnh kiểm khá và được lên lớp thẳng.
14



:

* Học kỳ I năm học 2016 - 2017 sau khi đánh giá lại 4 học sinh cá biệt lớp
tôi chủ nhiệm như sau:
- Cả 4 em đã đi học đều đặn, chấp hành tốt nội quy của trung tâm và của
lớp, đã nâng cao ý thức học tập, không còn bỏ học đi chơi nữa.
- Gương mẫu tham gia các hoạt động của trường, của lớp; biết nghe lời
thầy cô.
So sánh kết quả đầu năm học và kết quả học kỳ I và học kỳ II năm học 2016 20017.
Ghi
Hạnh Kiểm
Học lực
chú
LỚP 10
Sĩ số
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
Khảo sát
học kỳ I
35
19
13
03
0
0
8
24
03
năm học

2016-2017
Kết quả
Học kỳ II
35
25
10
0
0
0
10
25
0
năm học
2016-2017
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm khó khăn và phức tạp, đòi hỏi
giáo viên nắm vững kiến thức về tâm lý lứa tuổi, cần có sự nhiệt tình, kiên trì,
khơng được nóng vội nhưng phải linh hoạt trong việc xử lý tình huống.
Trong cơng tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm muốn giáo dục tốt đối
tượng học sinh cá biệt cần phải:
- Nắm vững cơ sở lý luận, nguyên nhân của các hiện tượng cá biệt.
- Nắm rõ đặc điểm của từng đối tượng cá biệt để xây dựng kế hoạch giáo
dục phù hợp.
- Quá trình tiến hành hành các biện pháp giáo dục tuyệt đối tránh sự căng
thẳng, cần có biện pháp mềm dẻo, không tra khảo quá nhiều hay dồn đối tượng
vào thế cô lập.
- Muốn giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả thì phải tạo điều kiện cho
các em được tham gia nhiều hoạt động với nội dung và hình thức tổ chức phong
phú. Ln tạo mối quan hệ gần gũi, cảm hố các em, khơng u cầu q cao

đồng thời phải có sự thơng cảm chia sẻ, nhưng phải hướng cho các em tự mình
đạt được kết quả chứ không làm thay.
- GVCN cần phối hợp với nhiều cá nhân, tập thể, cá nhân để cùng giáo
dục.
3.2. Kiến nghị.
Cấp trên cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác giáo dục học sinh cá
biệt, đặc biệt trong tình hình xã hội hiện nay.
15


:

Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa,
hướng nghiệp để các em học sinh được phát triển một cách cân bằng về mọi
mặt và tạo động lực học tập, hướng tới tương lai.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm với các tổ chức trong và
ngoài trung tâm, với phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương để cùng
tham gia vào cơng tác giáo dục nói chung, giáo dục học sinh cá biệt nói riêng.
Trên đây tơi đã trình bày những kinh nghiệm thực hiện và kết quả đạt
được khi áp dụng “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt” tại trung tâm
GDNN-GDTX Huyện Lang Chánh. Tuy nhiên, những nội dung đưa ra ở đây
khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp cùng tham khảo,
Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm trung tâm GDNN-GDTX Hội đồng sáng kiến
kinh nghiệm các cấp cùng xem xét, nghiên cứu và đóng góp ý kiến cho đề tài
của tơi hồn thiện hơn, được áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao hơn trong
công tác giáo dục tai các trung tâm GDNN- GDTX bậc THPT.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2018

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
......................................................................................

.
......................................................................................
.
......................................................................................
.
......................................................................................
.

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Đức Huy

16


:

Tài liệu tham khảo
- Sách giáo dục thời đại
- Báo thiếu niên tiền phong
- Báo hoa học trò
- Báo dân trí
- Tài liệu từ internet
- Tài liệu tâm lý học lứa tuổi.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

17




×