Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP GIÁO dục vệ SINH cá NHÂN CHO TRẺ mẫu GIÁO bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.7 KB, 17 trang )

I. TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN
CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ
II: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
Câu nói ấy cho chúng ta biết tâm hồn trẻ nhỏ như trang giấy trắng, tất cả
những việc làm, sự giáo dục hướng dẫn của người lớn sẽ hình thành những thói
quen, hành vi tốt hay xấu cho các cháu sau này.
Như chúng ta đã biết không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay
lúc bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy
trình…muốn tạo được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan
trọng. Cô giáo phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình
thức. Quá trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân
cho trẻ ở trường mầm non đã được các cô giáo mầm non thực hiện một cách năng
động, sáng tạo, họ luôn tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuyển
tải những nội dung và kĩ năng hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh đúng
quy trình như: rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt đúng cách… đến với trẻ.
Là một giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé, các cháu chưa
từng thực hiện vệ sinh cá nhân cho bản thân, hầu hết trẻ lần đầu tiên đến trường,
mọi thứ thật bỡ ngỡ, thật mới mẻ, những kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân trẻ
đều chưa nắm được, hơn nữa các cháu ở vùng quê, do đặc thù của địa phương hầu
hết phụ huynh làm nông không có thời gian quan tâm đến con cháu nhiều vì thế trẻ
chưa có thói quen rửa tay bằng xà phòng, rửa tay sau khi đi vệ sinh mà chỉ biết rửa
tay với nước, không biết rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt không đúng qui trình, trẻ
chưa có thói quen vệ sinh cá nhân một cách tự giác mà chỉ thực hiện khi cô giáo
nhắc nhỡ, thậm chí có trẻ đến trường không mang dép, hay đi vệ sinh bên ngoài
không đúng nơi qui định.
Bên cạnh đó trường nằm ở địa phương hay mắc các bệnh liên quan đến vấn đề
vệ sinh thường xuyên xảy ra nhất như bệnh “Tay, chân, miệng”; tiêu chảy…
Chính vì thế tôi phân vân mãi không biết mình phải làm gì để có thể giúp các cháu
nhớ hết các thao tác vệ sinh một cách nhanh nhóng nhất?


Từ khi nhận lớp vào những giờ hoạt động chiều tôi hướng dẫn cho các cháu
thực hiện:
+ Về qui trình rửa tay: Hướng dẫn trẻ vừa đọc 6 bước rửa tay vừa thực hiện
với tay không.
+ Về qui trình rửa mặt tôi cũng cho trẻ đọc thuộc 5 bước rửa mặt theo qui
trình và thực hiện với khăn khô nhiều lần trong ngày.
Đồng thời cho lần lượt các cháu ra thực hành với vòi nước và xà phòng đều
đặn 2 lần mỗi ngày. Mỗi cháu khi vệ sinh tôi đều phải đứng nhắc và thực hành các
thao tác cho trẻ làm theo. Lớp có 22 cháu đồng nghĩa với việc tôi phải thực hiện 22
lần rửa tay và lau mặt. Ngoài ra còn phải kết hợp lời nói để hướng dẫn trẻ.
1


Công việc không hề đơn giản và cũng mất tương đối nhiều thời gian của mỗi
ngày. Giờ hoạt động vệ sinh lần nào cũng kéo dài hơn so với quy định làm ảnh
hưởng đến các hoạt động khác mà các cháu mãi vẫn không nhớ hết được lần lượt
các thao tác vệ sinh. Thế nhưng đây lại là một hoạt động rất quan trọng trong việc
giữ gìn sức khoẻ, phòng tránh bệnh tật cho trẻ. Vì vậy bắt buộc trẻ cần phải thực
hiện thường xuyên và đều đặn. Nhưng làm thế nào để trẻ có thể nhớ hết các thao
tác vệ sinh và thực hiện được một cách thuần thục để không làm mất thời gian cho
các hoạt động khác ở trường và quan trọng hơn để trẻ biết có thể thực hiện vệ sinh
đúng thao tác ở mọi lúc, mọi nơi, ở trường, ở nhà và ra ngoài xã hội mà không cần
phải nhắc nhỡ. Điều đó làm tôi luôn trăn trở suy nghĩ trong thời gian đầu nhận lớp.
Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ MG Bé trong Trường Mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơn giản và ít tốn kém nhất là
tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ ngay từ lứa tuổi trẻ mẫu giáo, những công
việc vệ sinh hàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa
tay....nhưng lại rất cần thiết trong đời sống con người. Làm tốt việc vệ sinh cá nhân

không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh mà còn giúp con
người chúng ta duy trì một sức khỏe tốt. Vệ sinh đúng cách còn có tác dụng phòng
bệnh rất tốt. Hiện nay rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm vẫn chưa có vắc-xin phòng
bệnh, do vậy việc vệ sinh cá nhân được đánh giá có tác dụng tương đương với vắcxin phòng bệnh là việc làm cần thiết của tất cả mọi người.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Khi lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu này tôi rất lo lắng không biết các
cháu ở độ tuổi này sẽ thực hiện được hay không bởi các trẻ mẫu giáo bé khả năng
nhận thức tư duy còn thấp làm sao trong một sớm, một chiều mà nhớ hết được.
Tuy nhiên với suy nghĩ là người trực tiếp giảng dạy các cháu, chăm lo cho các
cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân không những giáo dục kiến thức cho
trẻ mà còn hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ
nhàng và khéo léo giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt. Bên cạnh đó tôi còn
được sự giúp đỡ động viên của BGH, bộ phận chuyên môn và đồng nghiệp đã
khiến tôi hạ quyết tâm phải giúp các cháu nhớ và thực hiện thành thạo các thao tác
vệ sinh cá nhân một cách thường xuyên và tự giác. Trong quá trình giúp trẻ nhớ và
thực hành các thao tác vệ sinh cá nhân tôi đã gặp nhiều thuận lợi và cũng không ít
những khó khăn
* Thuận lợi:
- Nhà trường trang bị đầy đủ trang thiết bị phương tiện nghe nhìn như: máy
tính tivi được hòa mạng interner giúp tôi thường xuyên học hỏi thông tin qua mạng
hoặc lựa chọn các đoạn video, hình ảnh có liên quan về vệ sinh cá nhân cho trẻ
xem giúp trẻ ghi nhớ các thao tác thực hiện vệ sinh nhanh hơn.
- Ngay từ đầu năm học tất cả giáo viên trong trường được học bồi dưỡng
thường xuyên với chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng trong trường Mầm non.
2


- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên đề vệ sinh vào đầu
tháng 9 phân công giáo viên dạy cho tất cả giáo viên trong trường dự giờ góp ý và
rút kinh nghiệm cho các bước giáo dục, hướng dẫn của cô cũng như kết quả thực

hiện trên trẻ để tiến hành thực hiện tại lớp mình.
- Nhà trường tham mưu với cấp trên xây dựng tại cụm lớp khu vệ sinh dành
cho trẻ có đầy đủ đồ dùng như: Bồn rữa tay, gương soi, kệ để kem đánh răng, xà
phòng, khu vệ sinh dành cho nam, cho nữ riêng biệt có đầy đủ nước sạch cho trẻ
thực hiện vệ sinh.
- Đầu năm nhà trường đã tổ chức thành công họp phụ huynh được tất cả phụ
huynh đồng ý nhờ nhà trường mua giúp đồ dùng chung như: chổi, nước lau sàn,
cây lau sàn… phục vụ việc vệ sinh khu vực trong và ngoài lớp đảm bảo vệ sinh và
đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn lau, xà phòng, kem và bàn chải đánh răng cho
trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân của mình.
- Bộ phận nuôi dưỡng của nhà trường lên kế hoạch mua sắm và cấp phát đồ
dùng kịp thời để trẻ thực hiện vệ sinh.
- Một số trẻ được gia đình giáo dục hướng dẫn nên các cháu đã biết đi vệ
sinh đúng nơi qui định.
* Khó khăn:
- Khu vệ sinh cách biệt với lớp học mỗi khi trẻ đi vệ sinh giáo viên phải theo
dõi làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục của giáo viên.
- Đa số phụ huynh làm nông ít quan tâm tới việc giáo dục hướng dẫn trẻ thực
hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên.
- Trẻ còn quá nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giữ gì vệ sinh cá
nhân, trẻ hay quên, hay đòi nghịch với xà phòng và nước khi ra nhà vệ sinh.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ
sống trong môi trường thiếu lành mạnh từ gia đình.
- Về nhà các cháu vẫn được bố mẹ vệ sinh giúp và nếu có cho trẻ làm thì cũng
làm chưa đúng các thao tác mà trẻ được học ở lớp.
- Cụm lớp gắn liền khu văn hóa của thôn nên việc trang trí môi trường giáo dục
vệ sinh bên ngoài hay bị xé bỏ ảnh hưởng đến việc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Với những thuận lợi và khó khăn trên với suy nghĩ chủ quan của mình tôi đã
đưa ra những biện pháp giải quyết như sau:

1.Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao tác chăm
sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo Bé có thói quen
trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức
chuẩn xác về kĩ năng thực hành, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học
hỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu, qua tài liệu tôi đã tiếp thu được các quy
trình đúng về rửa tay, rửa mặt, đánh răng…và áp dụng vào dạy trẻ.
Cụ thể là: Quy trình rửa tay bằng xà phòng có 6 bước:
+Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch ,xoa xà phòng vào
3


+ Bước 2: Cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay
+ Bước 3: Chà xát cổ tay và mu bàn tay
+ Bước 4: Miết vào kẻ giữa các ngón tay
+ Bước 5: Chụm và cọ sạch các đầu ngón tay
+ Bước 6: Xả sạch xà phòng bằng nước sạch và lấy khăn lau khô tay
Thường xuyên tìm tòi trên mạng Interner những đoạn video có tính giáo dục
cao về giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ để lồng ghép đưa vào các hoạt động dạy
trẻ.
Học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp các giáo viên trước đây đã từng đứng lớp
Bé trao đổi những phương pháp cách làm để giúp trẻ nhanh ghi nhớ các thao tác vệ
sinh cá nhân và thực hiện một cách tự giác.
Sưu tầm các bài thơ,vè mang tính giáo dục vệ sinh cho trẻ như thông qua bài
thơ:“Bé tập rửa mặt” sau đây:
Một tay chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Lau từ trong ra nhé
Nhích khăn lên các bé

Lau sống mũi xuống đi
Sau đó đến cái gì
Cái miệng xinh của bé
Cô cất giọng nhỏ nhẹ
Làm thế nào nữa đây?
Bé gấp đôi khăn ngay
Lau hai bên má đỏ
Gấp đôi một lần nữa
Lau cái cổ cái cằm
Mắt bé nhìn chăm chăm
Kìa cô khen bé giỏi
(Sưu tầm)
Bên cạnh đó tôi đã có kế hoạch dạy trẻ thực hành rửa tay bằng xà phòng, rửa
mặt thông qua lô tô vệ sinh và qua thực hành thực tế dưới hình thức hoạt động vui
chơi, hoạt động lao động tự phục vụ, giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh qua các bài thơ,
bài hát…Tạo nề nếp thói quen cho trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai thực hiện thường
xuyên cho trẻ hàng ngày. Mặt khác tôi sưu tầm thơ, truyện, làm sách tranh có nội
dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện đọc cho trẻ nghe, cho trẻ xem để trẻ biết các
thao tác khi rửa tay, rửa mặt…
Việc sử dụng đúng đồ dùng cá nhân cũng là cách giữ gì vệ sinh cá nhân cho
trẻ vì thế đồ dùng của trẻ đều phải có kí hiệu riêng và trẻ nhận biết và lấy đúng đồ
dùng cá nhân của mình. Cho nên tôi phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn trẻ
nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng cách: Tôi phân loại kí hiệu theo tổ, tổ
con vật, tổ các loại quả, tổ thì đồ vật. Đồ dùng của trẻ để đúng nơi qui định theo tổ
vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quen ngay từ đầu. Kí hiệu của trẻ
4


cùng một chủng loại dễ nhận biết từ sổ bé ngoan đến sổ sức khỏe, vở tạo hình, vở
toán… đến đồ dùng vệ sinh. Các kí hiệu dễ nhận biết , đơn giản.

Ví dụ: Quả cam, quả chuối, ông mặt trời, ….Tôi tập cho trẻ nhận biết kí hiệu
với nhiều hình thức khác nhau: Khi phát vở cho trẻ tôi hỏi về kí hiệu của vở mình,
đồ dùng có kí hiệu gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc lại cho trẻ nhớ. Qua quá trình tập cho
trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống nước, lấy nước muối xúc
miệng, lấy khăn lau mặt…Trẻ nhớ kí hiệu của mình và cô cũng nhớ kí hiệu của trẻ.
Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì trẻ mới thực hiện đúng vệ sinh , nếu trẻ không nhận
biết được đồ dùng các nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, răng miệng rất
nguy hiểm.
Việc dạy cho trẻ nhận biết kí hiệu đã khó khăn thì việc dạy trẻ thực hành vệ
sinh không kém phần vất vả. Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với
trẻ thao tác thật khó khăn không giống như trẻ lớn. Trẻ chỉ “nghịch nước với xà
phòng” không theo hướng dẫn của cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc
rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trước hết tôi trò chuyện
với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ sinh.
Ví dụ: Bài hát: “Lau mặt”
Nhúng khăn mặt vào nước, thì ướt ướt ướt.
Vắt làm sao cho khô, khéo như tay cô.
Lau từng ngón tay, lau mặt kĩ vào.
Thi đua xem ai lau sạch nhất, nào!
Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:
+ Các con vừa hát bài hát nói về nội dung gì?
+ Vì sao phải lau sạch mặt và tay?
+ Các con thường rửa tay khi nào ?
+ Vì sao phải rửa tay với xà phòng?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan
trọng của việc rửa tay với xà phòng. Sau đó tôi cho trẻ thực hiện theo thao tác cùng
cô cách rửa tay, rửa đúng quy trình, rửa thật sạch nhưng không bắn nước ra ngoài
và tiết kiệm nước. Sau đó tôi cho trẻ lần lượt ra rửa tay, tôi theo dõi, nhắc nhở
trẻ…Hàng ngày thành nếp và thói quen cho trẻ. Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết
cách rửa tay và giữ vệ sinh.

2. Giáo dục vệ sinh lồng ghép vào các hoạt động trong ngày:
+ Giờ đón trẻ: trao đổi với phụ huynh có trẻ chưa sạch sẽ gọn gàng khi đến
lớp nhắc phụ huynh đem theo khăn lau đối với các cháu bị đau hay chảy nước mũi.
Hoặc trò chuyện với trẻ lần sau đi học phải sạch sẽ gọn gàng; trò chuyện với trẻ về
công việc hằng ngày sau mỗi buổi sáng thức dậy: Bé làm những gì ? Vì sao phải
làm như thế ? và làm như thế nào? Trẻ chia sẻ những ý kiến của mình và cô nhắc
nhở trẻ làm đúng. Không quên dặn trẻ cách giữ gìn vệ sinh các nhân như cắt ngắn
móng tay, móng chân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước sạch.
+ Hoạt động ngoài trời: Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh
tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, cho trẻ trò chuyện sau
5


đó cho trẻ cùng làm mô phỏng các thao tác thực hành cùng cô qua đó giúp trẻ ghi
nhớ lâu hơn.
+ Giờ nêu tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày: Tôi lồng ghép đưa nội dung giáo
dục vệ sinh cá nhân vào nếu trẻ không thực hiện đúng thì giờ nêu gương cuối ngày
sẽ không được cắm cờ.
+ Giờ hoạt động có chủ đích: Tôi lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh vào
các hoạt động có chủ đích trong từng môn học tùy theo từng chủ đề.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động học có chủ đích tôi thường lồng ghép nội dung
giáo dục vệ sinh vào những lúc cần thiết ( nếu được). VD môn GDAN, LQVH tôi
thường sử dụng các bài hát, câu đố, bài thơ cung cấp kiến thức vệ sinh cho trẻ như:
bài hát chiếc khăn tay, rửa mặt như mèo, tay ngoan tay thơm, vì sao mèo rửa mặt,
tay xinh của bé, bàn tay sạch, khám tay,… Các bài thơ: giữ hàm răng đẹp, tắm gội,
cô dặn bé, bé tập rửa mặt, đi dép, rửa tay sạch, đôi bàn tay của bé, áo quần sạch
sẽ,…hoặc qua những câu chuyện, kể chuyện theo tranh:
VD: Kể chuyện theo tranh “ Mẹ tắm cho em bé” .
Mục đích: Củng cố cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận cơ thể: mắt,
mũi, miệng, tay, chân. .

Chuẩn bị: Tranh to và màu sắc đẹp “ Mẹ đang tắm cho em bé” Một số câu hỏi để
hỏi khi trẻ xem tranh Một búp bê để minh hoạ .
Tiến hành: Đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Yêu mẹ” Cô hỏi trẻ ở nhà ai thường
tắm cho các con? Cô cho trẻ xem tranh “Mẹ đang tắm cho em bé” và hỏi trẻ: Tranh
vẽ gì đây các con? Mẹ đang làm gì? Bé đang làm gì? Sau đó cô kể cho cháu nghe
câu chuyện theo sự sáng tạo của cô. Có thể kể như sau: Hôm qua chủ nhật, Thảo ở
nhà chơi với chị, trời nắng mà tay chân bị bẩn, mẹ tắm cho Thảo, Thảo thích lắm.
Mẹ lần lượt gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ tay chân và toàn thân một cách nhẹ nhàng bằng
nước mát rượi.
Sau khi cô kể chuyện xong cô làm động tác minh hoạ: gội đầu, rửa mặt, kỳ cọ
chân tay trên búp bê cho trẻ xem, rồi cho trẻ tập minh hoạ lại các động tác theo cô.
Qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện … trẻ có thêm một số kinh nghiệm và học
được nhiều thói quen tốt. Ở chủ đề bản thân, môn khám phá khoa học: “Tìm hiểu
về cơ thể của bé” hay “ Các giác quan” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh một cách
nhẹ nhàng trên từng chi tiết . VD: Khi nói đến đôi tay thì giáo dục trẻ phải làm gì?
Bảo vệ đôi chân thì phải làm thế nào? … chứ không giáo dục một cách chung
chung trẻ sẽ mau quên.
+ Trong giờ chơi hoạt động góc: tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như:
Rửa mặt cho búp bê, rửa tay cho búp bê, luôn nhắc nhở trẻ khi chơi xong phải cất
xếp đồ chơi gọn gàng, rửa tay sạch sẽ.
+ Giờ ăn: Trước giờ ăn, tôi thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay có sự
giám sát của cô, trẻ ăn xong đánh răng, vệ sinh cá nhân mới vào ngủ, không những
giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà tôi còn tự sáng tác các bài thơ cho trẻ đọc từ
đó trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn.
Ví dụ:: Bài thơ: “Giờ ăn bé ngoan ”
Trước khi ăn nhớ rữa tay sạch sẽ.
6


Vào bàn ngồi bé nhớ phải thật ngoan

Ăn cơm không đổ ra bàn.
Không nên nói chuyện cơm văng ra ngoài
Giờ ăn bé nhớ phải ngoan.
Đến chiều bé được tặng ngay cây cờ.
+ Hoạt động chiều: Khi trẻ ngủ dậy tôi không cho trẻ ra ăn ngay mà cho trẻ
đi vệ sinh, sau đó cho trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ, ngậm nước muối cho tỉnh táo rồi
sau đó mới ăn xế. Ngoài việc ôn luyện kiến thức tôi thường ôn luyện các thao tác
vệ sinh như tập cho trẻ rửa tay, rửa mặt đúng cách …Đây là thời điểm tôi hướng
dẫn lại cho trẻ kĩ năng thực hành vệ sinh một cách cụ thể theo quy trình. Từ đó
giúp trẻ ghi nhớ các kĩ năng hướng dẫn trong ngày của cô giáo.
Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ để nêu gương.
+ Giờ nêu gương cuối ngày: tôi thường xuyên chú trọng và đưang giáo dục
vệ sinh cá nhân vào nội dung tiêu chuẩn bé ngoan. Sau mỗi tuần nếu trẻ thực hiện
tốt tiêu chuẩn đó thì thay đổi nội dung giáo dục vệ sinh khác một cách hợp lý.Nếu
trẻ nào thực hiện tốt tiêu chuẩn trên và được cả lớp nhất trí thì sẽ được cắm cờ.
+ Giờ trả trẻ: trao đổi với phụ huynh giáo dục trẻ vệ sinh tay trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh.( Giáo viên có thể thay đổi nội dung trao đổi nội dung mà giáo
viên lựa chọn giáo dục trẻ trong ngày)
3.Tạo môi trường giáo dục vệ sinh cho trẻ sinh động phong phú ở mọi nơi:
Trẻ mầm non rất thích những hình ảnh trực quan sinh động vì thế tôi đã tạo
môi trường để giáo dục vệ sinh cho trẻ trong nhà vệ sinh như: Vẽ những hình ảnh
về quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng vui ngộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh
cá nhân.
Ở khu vực cho trẻ thực hiện vệ sinh giáo viên tìm hình ảnh phù hợp với độ
tuổi, đẹp bắt mắt trang trí để trẻ nhận biết và thực hiện vệ sinh đúng nơi qui định
như vệ sinh dành cho bạn nam, bạn nữ hoặc quy trình 6 bước rữa tay…
Trang trí các mãng tường ở góc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ các hình ảnh:
Bé tự đánh răng, lau mặt để giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp để tuyên
truyền đến các bậc phụ huynh và các cháu.

4.Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và trạm y tế.
Trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và sức khỏe trẻ thơ nhằm rèn cho trẻ
thói quen vệ sinh văn minh bền vững cho trẻ, trước hết giáo viên phải làm tốt công
tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan
trọng trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trong buổi họp đầu năm tôi đã tổ
chức tuyên truyền đến bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức.
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học họp phụ huynh tôi kết hợp tuyên truyền nội dung:
“Yêu cầu phối hợp của cha mẹ trong việc chăm sóc cá nhân cho trẻ; tầm quan
trọng của việc giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện (Quy trình rửa tay đúng
thao tác)”. “Vì sao phải rửa mặt? Thao tác thực hiện?; Lợi ích của việc chăm sóc
răng miệng; thao tác chải răng”. Phụ huynh ý kiến phản hồi với nội dung tuyên
truyền của giáo viên, đồng thời trao đổi với giáo viên về thói quen vệ sinh của mỗi
7


trẻ khi ở nhà từ đó giáo viên đưa ra ý kiến kết luận của buổi truyền thông như vậy
ngay từ đầu năm học giữa nhà trường và gia đình đã có được sự phối hợp trong
công tác giáo dục vệ sinh cho trẻ.
Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền của nhà trường, các lớp, giờ đón và
trả trẻ: Yêu cầu các lớp phải tuyên truyền với nội dung phong phú và phải thay đổi
thường xuyên, lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hay, hấp dẫn, đẹp… thì tạo
được sự chú ý cho phụ huynh. Qua những lần trao đổi trực tiếp và qua bảng tuyên
truyền như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ huynh
đã chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng được thiết lập.
Điều đó thuận lợi cho giáo viên hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá
nhân cho trẻ.
Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội
dung, phương pháp hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc thân thể, từ đó hình thành thói
quen thực hành vệ sinh ở trẻ. Thực hiện tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ
huynh của lớp: thực hiện khai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền;

sáng tạo các mô hình đi kèm với nội dung tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh
cá nhân cho trẻ. Ngoài ra, cần có đủ đồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm
sóc vệ sinh trẻ. Những đồ dùng phương tiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện
và đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn
trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ
thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽ hình thành những kĩ năng cần
thiết cho trẻ trong cuộc sống
Thường xuyên phối hợp với trạm y tế tuyên truyền các bệnh liên quan đến vệ
sinh, cách phòng tránh. Hàng năm liên hệ với trạm y tế khám sức khỏe định kì
nhằm phát hiện trẻ bị sâu răng, giun sán và một số bệnh khác để kịp thời và phối
hợp với phụ huynh hướng dẫn giáo dục trẻ cách vi sinh răng miệng, vệ sinh tay
sạch sẽ, không mút tay….
Phối hợp với Ban nhân chính thôn tuyên truyền không để các em thiếu nhi ở
địa phương xé bỏ các hình ảnh trang trí khu vực ngoài lớp học.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Từ những kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ đến thời gian này tôi đã đạt được kết quả:
- Phụ huynh nhất trí cao và đã dần dần hình thành kĩ năng thực hiện các thao
tác và cách chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ tại nhà.
- Đến thời điểm này tôi thực sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các
cháu, các cháu đã thật sự có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ biết rửa tay với
xà phòng lúc tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa mặt đúng quy
trình…đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ, phòng chống
ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.
- Đặc biệt một điều đáng mừng là trong học kì qua tại trường mẫu giáo Đại
Hưng và tại lớp Bé 3 cụm Đại Mỹ do tôi phụ trách không xảy ra dịch bệnh liên
quan đến vấn đề vệ sinh.Tất cả các cháu đến lớp sạch sẽ, ăn mặc gọn gang; đối với
các cháu bị sổ mũi đều có khăn lau riêng.
8



- Hình ảnh trang trí ngoài khu vực lớp được bảo vệ giữ gì tốt giúp cho giáo
viên tổ chức tốt giáo dục trẻ vào giờ hoạt động ngoài trời.
Kết quả cụ thể như sau:
- Hầu hết trẻ có kĩ năng thao tác vệ sinh cá nhân, có hành vi văn minh và hiểu
rõ được ích lợi của việc vệ sinh cá nhân.
-100% trẻ có ý thức tốt việc làm của mình, thực hiện thường xuyên hoạt động
vệ sinh cá nhân của bản thân giữ gì cơ thể luôn sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi qui
định, biết rửa tay khi tay bẩn,trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đặc biệt là trẻ đã
rửa tay bằng xà phòng và thực hiện đúng qui trình
- Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong các hoạt động và đặc biệt
giúp cô giáo duy trì thói quen, kĩ năng thực hiện thao tác vệ sinh cho trẻ khi ở nhà.
- Qua khám sức khỏe của trẻ tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt, răng miệng đã
giảm rõ rệt. Kết quả cụ thể:
Kết quả khám lần 1 số trẻ mắc bệnh chiếm tỉ lệ: 25%
Kết quả khám lần 2 số trẻ mắc bệnh giảm còn : 10%.
- Đầu năm trẻ phát triển bình thường là: 98%; trẻ suy dinh dưỡng vừa là:
1,2%. Đến nay trẻ suy dinh dưỡng vừa giảm 0,4% so với đầu năm.
VII. KẾT LUẬN:
Giúp trẻ giữ gìn vệ cơ thể sạch sẽ chính là việc giúp trẻ luôn có thể lực khoẻ
mạnh, phòng chống lại các loại bệnh tật. Trẻ khoẻ mạnh, ít ốm đau là niềm hạnh
phúc của mỗi gia đình xã hội. Tuy nhiên muốn trẻ luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ cần
phải giúp cho trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Rèn
luyện cho trẻ ý thức tự giác trong hoạt động vệ sinh. Muốn trẻ có thể tự giác vệ
sinh được nhất thiết trẻ phải biết thực hiện tác thao tác vệ sinh như thế nào. Muốn
vậy những người chăm sóc giáo dục trẻ ( Phụ huynh và giáo viên) cần phải tập
luyện cho trẻ những thao tác vệ sinh một cách thành thạo. Nhiệm vụ hướng dẫn trẻ
thực hiện các thao tác vệ sinh không phải là nhiệm vụ riêng của giáo viên hay của
phụ huynh mà đây là trách nhiệm chung của những người chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo dục trẻ có ý thức tự chăm sóc phục vụ vệ sinh cá nhân là một việc làm

phù hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát
triển toàn diện, trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai với thói quen tốt, có cách
sống văn minh, trí tuệ.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân
tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy ở các môn học và các hoạt động như hoạt
động góc, chăm sóc vệ sinh cá nhân, hoạt động ngoài trời, lao động tự phục vụ.
- Tổ chức thực hiện thường xuyên hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Kiểm tra nhắc nhở uốn nắn kịp thời các hoạt động thao tác của trẻ.
- Phối hợp các biện pháp thi đua khen thưởng để tạo hứng thú và nâng cao
chất lượng chuyên đề.
- Tuyên dương những trẻ thường xuyên có thói quen vệ sinh tốt, đồng thời
khuyến khích nhắc nhỡ các cháu chưa thực hiện thường xuyên, chưa tự giác.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
9


Trong mỗi năm học cần bổ sung kịp thời đồ dùng phục vụ vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Đại Hưng, ngày 25 tháng 3 năm 2016
Người viết
Trương Thị Thu

10


IX- TÀI LIỆU THAM KHẢO :
+ Tạp chí giáo dục Mầm non số 2 - 1997
+ Tạp chí giáo dục Mầm non 4 – 2003
+ Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học 2013-2014.


PHỤ LỤC:

11


Góc tuyên truyền phụ huynh

Trang trí quy trình 6 bước rửa tay

12


Hướng dẫn trẻ rửa mặt đúng qui trình

Trang trí khu vệ sinh dành cho nam

13


X. MỤC LỤC

Trang

I. Đ T I …………………………………………………………........................1
II. Đ T V N Đ ………………………………………………………................1
III. C SỞ L L N……………………………………………………..........1-2
IV.C SỞ TH C TI N..........................................................................................2
V. N I D NG NGHI N C :
1 Biện pháp tự học: :……………………………………………………….. ......3
2 Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ…………………......3

3 Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua ngày hội, ngày lễ:.…………….........4
4 Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua hoạt động học.………………….4-5-6
5 Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua hoạt động góc…………………….6-7
6 Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua mọi lúc, mọi nơi…………………... .7
14


Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ………………………………………. 8-9
VI. K T Q
NGHI N C
……………… ....................................................10
VII. K T L N ………………………………………………………...........10-11
VIII. Đ NGH ………………………………………………………...................11
IX. PHẦN PHỤ LỤC…………………………………………………………12- 13
X. T I LIỆ THAM KH O…………………………………………………….14
XI. MỤC LỤC……………………………………………………………………15

15


X – MỤC LỤC:
I. Tên đề tài.

1

II. Đặt vấn đề.

1,2

III. Cơ sở lý luận.


2

IV. Cơ sở thực tiễn.

2,3

V. Nội dung nghiên cứu.

3

1. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành
thao
tác
chăm
sóc
vệ
sinh

nhân
cho
trẻ.
3,4
2. Giáo dục vệ sinh lồng ghép vào các hoạt động trong ngày
5,6
3.Tạo môi trường giáo dục vệ sinh cho trẻ sinh động phong phú ở mọi nơi 6,7
4.Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và trạm y tế.
7
VI. Kết quả nghiên cứu
VII. Kết luận.

VIII. Đề nghị.

8,9
9
10

IX.Tài liệu tham khảo.

11

X.Phụ lục

12

XI. Mục lục

13

16


17



×