Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm khi dạy truyện ngắn thuốc của nhà văn lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.29 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN-GDTX NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM KHI DẠY TRUYỆN NGẮN
THUỐC CỦA NHÀ VĂN LỖ TẤN.

Người thực hịên: Trần Duy Độ
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN-GDTX Như Thanh
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HOÁ, THÁNG 5 NĂM 2018

0


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................2
I. Lí do chọn đề tài:.............................................................................................2
II. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................2
III. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................2
B. NỘI DUNG ...................................................................................................3
I. Cơ sở lí luận :...................................................................................................3
1. Cơ sở để xây dựng một bài học:.....................................................................3
2. Nguyên tắc dạy học:........................................................................................3
3. Một số nhiệm vụ của giáo viên bộ môn ........................................................4


II. Thực trạng của vấn đề:..................................................................................4
1. Thuận lợi và khó khăn:...................................................................................4
2.Thành công- Hạn chế:......................................................................................4
3. Mặt mạnh – mặt yếu của đề tài:.....................................................................5
4.Một số nguyên nhân tác động:........................................................................5
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra..............6
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.........................................7
1.Mục tiêu:...........................................................................................................7
2. Nội dung và cách thức thực hiện:..................................................................7
3. Điều kiện thực hiện giải pháp:.....................................................................17
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp:..................................................................17
5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu:.....................................................................................................................17
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI:................................................................17
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:........................................................................18
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................18
1. Kết luận: .....................................................................................................18
2. Kiến nghị:.......................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................20

1


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Phần VHNN trong chương trình THPT chiếm số lượng tương đối ít, thời lượng
giảng dạy cũng không nhiều. Tuy nhiên các tác phẩm VHNN được đưa vào trong
chương trình đều là những tác phẩm có giá trị. Bởi đó là tinh hoa của nhân loại, là
những kiệt tác của những nhà văn kiệt xuất trên thế giới. Những tác giả, tác phẩm
đó được tuyển chọn kĩ càng, có tinh thần trách nhiệm của các nhà biên soạn sách.

Trong số những nhà văn vĩ đại của thế giới được đưa vào chương trình Ngữ văn ở
bậc THPT có tên nhà văn Lỗ Tấn với tác phẩm nổi tiếng Thuốc.
Nhắc đến Lỗ Tấn là nhắc đến một nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc đầu
thế kỷ XX. Sáng tác của ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn lan rộng đến cả
năm châu bốn biển. Đặc biệt là nền văn học Việt Nam từ lâu vốn chịu ảnh hưởng sâu
sắc của văn học Trung Quốc, đến Lỗ tấn lại chịu tác động mạnh mẽ hơn, nhất là các
nhà văn cách mạng. Người Việt Nam đầu tiên đọc và hâm mộ Lỗ Tấn chính là Bác
Hồ. Có thể nói, lí tưởng cách mạng vô sản, lòng ưu dân ái quốc của nhà văn cách
mạng Trung Hoa đã làm xúc động tâm can nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam khi
Người đang hoạt động ở Trung Quốc. Sau đó là một đội ngũ đông đảo các nhà dịch
thuật và nghiên cứu về Lỗ Tấn ở Việt Nam xuất hiện.
Ở bậc THCS, HS đã được tiếp xúc với Lỗ Tấn qua tác phẩm Cố hương - một
tác phẩm có ý nghĩa lên án chế độ phong kiến sâu sắc, đồng thời chỉ rõ thân
phận bị áp bức của người lao động. Lên bậc THPT, các em được gặp lại Lỗ Tấn
với truyện ngắn Thuốc, một tác phẩm xuất sắc khác của Lỗ Tấn.
Thuốc là một truyện ngắn thể hiện khá đầy đủ phong cách của nhà văn Lỗ
Tấn. Một truyện ngắn hàm chứa một nội dung lớn lao, sâu sắc. Nó đề cập đến mâu
thuẫn dân tộc, mâu thuẫn thời đại. Nó khơi dậy nỗi ưu quốc, ưu dân. Nó đánh trúng
vào căn bệnh vô cảm trầm trọng của dân tộc…Việc giảng dạy tác phẩm Thuốc của
Lỗ Tấn quả thực không hề dễ dàng, đơn giản đối với mỗi GV. Để bài dạy có chất
lượng tốt mỗi GV phải tìm ra cách dạy phù hợp, hiệu quả để giúp cho HS hiểu được
một cách toàn vẹn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua thực tế giảng dạy
nhiều năm, tôi xin trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm giảng dạy trong
chuyên đề: "Một vài kinh nghiệm khi dạy truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ
Tấn". Rất mong sự chia sẻ và góp ý của quý đồng nghiệp!
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số phương pháp giúp HS có kĩ năng đọc –
hiểu văn bản Thuốc trong chương trình Ngữ Văn 12- THPT
III. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm khi dạy truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn

IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện chuyện đề này, tôi sử dụng các phương pháp:
- Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy ở trường THPT.
- Nghiên cứu tài liệu.

2


- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả dạy và học của GV và HS.
- Phương pháp thực nghiệm: thông qua thực tế dạy học, hướng dẫn HS trên lớp
tìm hiểu trong SGK, chia nhóm, thu thập và xử lí tài liệu trong một số sách tham
khảo, trên internet; giao bài tập, kiểm tra đánh giá.

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận :
1. Cơ sở để xây dựng một bài học:
Để xây dựng một bài giảng tốt, trước hết GV cần phải xác định được nhiệm vụ
dạy học trong trường phổ thông, đó là:
- Nhiệm vụ trí dục phổ thông.
- Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức của HS.
- Hình thành nhân cách HS.
2. Nguyên tắc dạy học:
- Một tiết dạy được xem thành công phải tuân thủ những nguyên tắc:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và hợp với trình độ HS.
- Nguyên tắc đảm bảo hệ thống nội dung.
- Nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp.
- Nguyên tắc liên môn, nội môn….
Do vậy, để dạy môn Ngữ Văn phần VHNN có hiệu quả thiết nghĩ chúng ta cần
chú ý những nguyên tắc chung sau:
a. Phải trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm:

Có thể coi đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với GV và HS khi dạy học
tác phẩm văn chương. Nhưng với các tác phẩm văn chương nước ngoài thì đây
là một yêu cầu khá cao, song phải tìm mọi cách mà thực hiện cho được. Có thể
tổ chức cho tổ, nhóm chuyên môn chia nhau tìm đọc, trao đổi với nhau. Cũng
có thể tổ chức báo cáo trong sinh hoạt chuyên môn hoặc có thể tổ chức ngoại
khoá cho HS. Nếu không đọc được tác phẩm thì cũng phải được nghe, được kể,
được thảo luận về tác phẩm mà mình phải dạy và học.
b.Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm:
Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước đó sản sinh ra tác phẩm,
những đặc sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội nhất là về tâm lý dân tộc sẽ giúp
ta hiểu và cảm tác phẩm văn chương nước ngoài rất nhiều. Những điều đó
không dễ gì có đươc nếu chúng ta không tìm tòi học hỏi. Vì vậy việc tìm đọc
các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, các sách báo rất cần thiết đối với GV
và HS nhất là GV trong việc dạy học tác phẩm văn chương, nhất là tác phẩm
văn chương nước ngoài.
c. Muốn dạy tốt tác phẩm cần hiểu đúng tác phẩm:
Muốn dạy tốt văn bản thì phải hiểu đúng nó, tìm hiểu nó đúng trong vị trí
tác phẩm, hiểu được toàn bộ tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả ,từ đó
mới lựa chọn được vấn đề và cách hướng dẫn HS tìm hiểu, khám phá và lĩnh
hội cho phù hợp với trình độ HS. Đây là một yêu cầu cao song với tác phẩm
văn chương nước ngoài thì việc hiểu đúng tác phẩm là một yêu cầu quan trọng.

3


3. Một số nhiệm vụ của giáo viên bộ môn (Trích điều lệ trường trung học
phổ thông theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo):
Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy
học của nhà trường theo chế độ làm việc của GV do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo quy định; quản lý HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ
chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất
lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn
luyện phương pháp tự học của HS;
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS;
thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS, bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng của HS; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường
học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tá, an toàn và lành mạnh.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thuận lợi và khó khăn:
a.Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo thường xuyên, tạo điều kiện tốt nhất của Ban Giám đoc
Trung tâm cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp trong việc giảng dạy.
- Bản thân là một giáo viên luôn tận tâm với nghề, có ý thức tự bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực sư phạm; được tham dự các đợt tập huấn
đổi mới phương pháp dạy học của Sở GD và ĐT; được dạy thực nghiệm và trao đổi
ở cụm tổ bộ môn cũng như thông qua sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn.
- Trung tâm trang bị khá đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học, các phòng máy
phục vụ dạy giáo án điện tử, phòng thiết bị, phòng thư viện; đồ dùng trực quan tranh
ảnh đáp ứng khá tốt những tiết giảng dạy của GV khi cần sử dụng giáo cụ trực quan
- HS đã được tiếp xúc tác giả và tác phẩm của Lỗ Tấn ở THCS qua bài
“Cố hương”
b. Khó khăn
- Đối tượng giảng dạy lỗ hổng kiến thức khá lớn, ỷ lại, rụt rè và khả năng
tiếp thu chậm, sức ì trên lớp còn nhiều.
- Một bộ phận GV tuy có bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng nhưng chưa phát
huy tất cả các đối tượng hoặc không chú ý đến các điều kiện dạy học khi xây dựng

mục tiêu bài dạy nên dẫn đến lựa chọn phương pháp dạy học chưa thích hợp với
năng lực tiếp thu của HS, làm phân hóa trình độ HS.
- Đánh giá, nhận xét của GV đối với HS còn chung chung, chưa bám vào
chuẩn kiến thức-kĩ năng nên chưa giúp HS tự nhận biết mình đang ở mức độ nào.
2.Thành công- Hạn chế:
a. Thành công:
- GV đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu để nắm bắt và thực hiện yêu
cầu đổi mới của chương trình, SGK, về phương pháp dạy học, phương pháp

4


kiểm tra - đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học...và tổ chức linh hoạt các hoạt
động chiếm lĩnh chuẩn kiến thức –kỹ năng trên lớp cho HS.
- Bước đầu HS có hứng thú và tham gia tích cực học tập.
b. Hạn chế:
- GV và HS dạy và học văn chương nước ngoài trong điều kiện tài liệu, sách
vở phục vụ cho tham khảo chưa phong phú. Nhiều tác phẩm, GV mới được
nghe tên nhưng chưa được một lần nhìn tận mắt. Tác phẩm được đưa vào
chương trình GV hầu hết biết qua SGK, qua tóm tắt, qua trích đoạn.
- Khi hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm, GV ít chú ý đến tính tích hợp. Khi dự
giờ và trao đổi đồng nghiệp, có tình trạng không nắm được đặc điểm truyện
ngắn, không nắm được quan niệm sáng tác của nhà văn, không gắn tác phẩm
với hoàn cảnh lịch sử, xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ...tất cả những điều đó
khiến cho giờ học tác phẩm Lỗ Tấn biến thành giờ học khô khan, đôi khi là sự
thuyết giáo về kiến thức lịch sử.
- Việc chuẩn bị bài của HS chưa chu đáo.
3. Mặt mạnh – mặt yếu của đề tài:
a. Mặt mạnh:
Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được cả xã hội quan tâm. Một

trong những mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy được
tính tích cực của HS trong học tập.
Bản thân GV thường xuyên có ý thức đổi mới phương pháp trong dạy
học, có nhiều ứng dụng tích cực vào bài giảng; Tận tâm với nghề và công việc.
b. Mặt yếu:
- Đứng trước nhiều tác phẩm văn chương nước ngoài, nhiều GV nhất là
HS cảm thấy vô cùng xa lạ về khoảng cách khá lớn về không gian và thời gian,
về lịch sử và tâm lý.
- Qua dự giờ một số đồng nghiệp và những buổi thảo luận chuyên đề,
sinh hoạt tổ chuyên môn nhận thấy: những tác phẩm VHNN có lúc dạy một
cách chiếu lệ, qua loa, hoặc chỉ khai thác một khía cạnh mà chưa có cái nhìn
toàn diện về tác phẩm. Mặt khác, phương pháp dạy vẫn theo cách cũ, chủ yếu
là thuyết trình; chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của HS; chưa chú ý dạy
học theo chủ đề tích hợp (đặc biệt là kiến thức lịch sử).
4. Một số nguyên nhân tác động:
- Đôi lúc GV vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức
một chiều. GV chủ động cung cấp kiến thức cho HS, áp đặt những kinh
nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới HS.
- GV chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS cũng
như chỉ ra cho người học con đường tích cực, chủ động để thu nhận kiến thức.
- Có một thực tế nữa là lâu nay bộ phận VHNN ít nằm trong chương trình
kiểm tra, đánh giá, thi cử.
- GV chưa có sự chuẩn bị tốt bài dạy cũng như tâm thế tiếp nhận cho HS,
chưa nắm bắt đúng tinh thần của tiếp nhận văn học. GV chưa hướng dẫn chu

5


đáo cho HS những công việc cụ thể cho tiết học sau (bỏ qua phần củng cố bài
học tiết học trước) mà các hoạt động quan trọng của một giờ dạy bao giờ cũng

có phần củng cố và dặn dò
- Về phía HS ít chịu đọc tác phẩm trước ở nhà nên khi GV yêu cầu tóm
tắt, tái hiện kiến thức thì tỏ ra lúng túng.
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
VHNN dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong chương trình Ngữ văn THPT lớp 12 (08/
105 tiết- 7,6%) song có ý nghĩa quan trọng trong nội dung ôn luyện tốt nghiệp.
Từ khi đổi mới chương trình SGK, phần VHNN (Ngữ văn 12) đã được giảm tải
hơn so với SGK cũ. SGK Ngữ văn hiện nay chỉ còn ba tác phẩm VHNN:
Thuốc (Lỗ Tấn); Số phận con người (Sô - lô - khốp); Ông già và biển cả (Hê minh - uê). Việc giảm tải chương trình như sách hiện hành là phù hợp với
lượng kiến thức mà các em cần tiếp nhận.
Việc được học tác phẩm Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn không chỉ có giá trị cao
về nội dung và nghệ thuật mà vì Lỗ Tấn là một tấm gương sáng, tiêu biểu cho
thời đại có nhiều biến động lịch sử lớn. Hơn nữa, cảm thụ và giảng dạy tác
phẩm của Lỗ Tấn quả không hề đơn giản, bởi những sáng tác của Lỗ Tấn đều
sáng tác dưới góc nhìn của một nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà báo, nhà giáo,
nhà văn…trong hoàn cảnh đầy biến động của lịch sử Trung Quốc.
Tác phẩm "Thuốc" –một câu chuyện vẻn vẹn gần 2000 chữ nhưng chất
chứa bao suy tư, trăn trở, ước mơ và hy vọng của nhà văn về số phận của nhân
dân và dân tộc mình. Đó là một tác phẩm lớn, một truyện ngắn nhưng có sức
nén như một tiểu thuyết dù cốt truyện của nó rất đơn giản, mà như Nguyễn
Tuân nói thì đó chỉ là câu chuyện của người tìm thuốc, mua thuốc, bán thuốc và
uống thuốc. Bởi sự cô đọng và súc tích đó mà đến nay khi dạy tác phẩm này
vẫn có nhiều câu hỏi chưa có chung lời giải đáp.
Thực tế chúng ta thấy hoạt động dạy học phần VHNN thường chỉ dạy qua
bản dịch và trích đoạn trong SGK, mơ hồ về những yếu tố ngoài tác phẩm.
Phần vì GV và HS thiếu tài liệu, thậm chí rất nhiều HS hiếm khi đọc đoạn trích
trước khi lên lớp. Vì vậy, hoạt động dạy học VHNN ở trường THPT phần lớn
rất nhàm chán và thường là hoạt động “áp đặt” kiến thức của GV.
Phần lớn HS ít có cảm hứng khi học những tác phẩm VHNN. Một phần là
do những tác phẩm ấy khó học và khó tiếp thu, mặt khác, nội dung kiến thức

của những tác phẩm ấy không liên quan nhiều đến thi cử, nhiều tác phẩm chỉ
được học một đoạn trích, còn có tác phẩm được học hoàn chỉnh thì lại là một
văn bản ngắn gọn, cô đọng, nhiều tầng nghĩa nên rất khó hiểu. Nếu như ở các
giờ đọc- hiểu khác HS tham gia giờ học sôi nổi thì đến các tác phẩm VHNN
HS tỏ ra không mấy hứng thú, cũng không có sự đối thoại dân chủ giữa GVHS vì thế phát huy chưa hiệu quả được tính chủ động, sáng tạo của các em.
Mặt khác, trang, thiết bị phục vụ dạy – học bộ môn Ngữ văn ở trường phổ
thông hiện nay còn thiếu quá nhiều. Hệ thống tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe
nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, nhất

6


là VHNN còn thiếu để phục vụ đủ cho GV và HS. Chính vì vậy, giờ dạy – học
gặp nhiều khó khăn khi triển khai đạt đến mục tiêu bài học.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
1.Mục tiêu:
- Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo chất lượng dạy- học.
- Tạo hứng thú trong trong học tập bộ môn.
- Giúp HS hiểu, tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản Thuốc và
vị trí lớn lao của nhà văn Lỗ Tấn.
- Nâng cao kỹ năng đọc hiểu một truyện ngắn nói chung và truyện ngắn nước
ngoài nói riêng
- Bày tỏ tình cảm thái độ của mình với văn bản văn học.
2. Nội dung và cách thức thực hiện:
2.1. Những chuẩn bị cần thiết cho bài giảng
a. Chuẩn bị về phương pháp:
- Chuẩn bị tốt các phương pháp như: phát vấn, thuyết trình, phân tích, bình
giảng … Đặc biệt cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, khoa học, chính xác,
phong phú. Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, trong đó có câu hỏi tái hiện, câu hỏi
phát hiện, câu hỏi tư duy, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nâng cao, câu hỏi thảo luận…

nhằm kích thích sự suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, chủ động, tích cực của HS.
- Kết hợp các phương pháp trên với việc sử dụng các hình ảnh trực quan
như tranh ảnh, sách báo… mà GV tìm tòi, sưu tầm liên quan đến bài giảng để
minh họa cho tiết dạy thêm sinh động, lôi cuốn.
b. Chuẩn bị về nội dung và tư liệu:
b1. Đối với GV:
- GV đọc kĩ văn bản trong SGK và căn cứ vào phần II. Trọng tâm kiến thức kỹ
năng và phần III. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kỹ năng môn Ngữ
Văn 12” để xác định và nghiên cứu trọng tâm chuẩn kiến thức, kỹ năng bài dạy.
- Xác định các tri thức minh hoạ cần thiết trong SGK và tài liệu tham khảo.
- Định hướng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhận thức của HS.
- Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa cho bài giảng như ảnh Lỗ Tấn, gia đình,quê hương, ảnh minh họa văn bản. Tìm đọc một số tác phẩm khác của Lỗ Tấn
như Cố hương, A.Q chính truyện… tham khảo những bài viết, những tài liệu
tham khảo liên quan đến bài giảng để liên hệ, mở rộng kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị các Slide Power Point hoặc bảng phụ để hỗ trợ cho bài giảng thêm
sinh động, tạo hứng thú cho HS.
- Thiết kế bài giảng, giáo án ngắn gọn, bố cục rõ ràng, nổi bật trọng tâm kiến thức.
- Dự đoán các tình huống sư phạm xảy ra trong giờ học.
b.2. Đối với HS:
- Yêu cầu HS đọc trước văn bản ở nhà, nắm được cốt truyện, chủ đề của tác
phẩm và tóm tắt được nội dung tác phẩm.

7


- Trả lời những câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài trong SGK và các câu hỏi
định hướng của GV
- Chuẩn bị đồ dùng học tập theo hướng dẫn của GV.
c. Xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài mới:
Trong quan niệm dạy học mới, HS tự làm việc với SGK, tự tiếp nhận, tự phân

tích và đánh giá tác phẩm văn học. Vì thế, GV cần nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi
trong phần Hướng dẫn học bài. Ngoài việc tận dụng tối đa những câu hỏi trong
SGK, GV có thể nêu một số câu hỏi trọng tâm đã xác định ở bài mới để HS suy
nghĩ và chuẩn bị trước cho bài học sau. Hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài không nhất
thiết phải trùng lấp với hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK nhưng cũng
không thể thoát li toàn bộ các câu hỏi ấy. Và điều quan trọng là khi tiến hành hoạt
động dạy học trên lớp, GV phải thiết kế trình tự hỏi hợp lí, khoa học (đi từ dễ đến
khó, đi từ câu hỏi tái hiện đến câu hỏi sáng tạo, câu hỏi nêu vấn đề,…) để HS
không cảm thấy xa lạ với những gì mình chuẩn bị sẵn ở nhà và sẵn sàng “hợp tác”
với GV. Tùy theo yêu cầu và nội dung của mỗi văn bản mà GV chuẩn bị các phiếu
học tập khác nhau trong việc hướng dẫn HS soạn bài.
Một số phiếu học tập định hướng chuẩn bị bài “Thuốc” như sau:
Câu 1: Đọc tiểu dẫn và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả Lỗ Tấn
Những nét chính về
Những nét chính về
Tác phẩm tiêu biểu
cuộc đời
sự nghiệp sáng tác
Câu 2: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm “Thuốc”.
Thể loại
Vị trí đoạn trích

Tóm tắt truyện

Câu 3: Hãy chia đọan và nêu những ý cơ bản của tác phẩm “Thuốc”.
Phần
Từ câu…đến câu….
Ý cơ bản của từng phần
1
2

3
4
Câu 4: HS dựa vào nội dung SGK hoàn thành nội dung trong phiếu học
tập sau:
Nhóm tổ 1: Phương thuốc chữa bệnh lao
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
-Căn bệnh cần chữa trị là gì? Để chữa bệnh cho ai?
Phương thuốc được làm từ những vị gì và miêu tả
như thế nào?
- Vợ chồng chủ quán Hoa Thuyên đã mua thuốc chữa
bệnh cho con và đã đối diện với thuốc như thế nào?
- Phương thuốc mọi người áp đặt cho con bệnh rốt
cuộc đã chứng tỏ công hiệu như thế nào? Ý nghĩa
- Vấn đề sâu sắc mà tác giả đặt ra ở đây bánh bao
tẩm máu người có phải là thuốc chữa bệnh thật sự

8


hay không? Từ đó hãy cho biết thông điệp mà nhà
văn gửi gắm ở đây là gì?
Nhóm tổ 2: Câu chuyện trong quán trà về nhân vật Hạ Du
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
- Đám đông bàn luận về điều gì trong quán
trà nhà lão Hoa. Lỗ Tấn muốn nói điều gì với
độc giả?
- Qua cuộc bàn luận của các nhân vật trong
quán trà của lão Hoa, anh chị hiểu gì về nhân

vật Hạ Du?
Nhóm tổ 3: Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm lạc quan của tác giả
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du cùng với câu hỏi
được nhắc lại nhiều lần của người mẹ: “Thế
này là thế nào?” gợi chúng ta suy nghĩ gì?
- Suy nghĩ về con đường mòn chia đôi nghĩa địa?
Nhóm tổ 4: Nghệ thuật xây dựng tác phẩm.
CÂU HỎI
- Nhận xét về kết cấu tác phẩm?
- Nhận xét không gian và thời gian nghệ
thuật của câu chuyện?

TRẢ LỜI

2.2 Hoạt động dạy học trên lớp:
Đây là giai đoạn cảm thụ sâu văn bản. GV hướng dẫn, tổ chức hoạt động đọc
hiểu văn bản thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt vấn đề. Định hướng
HS tự giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, biến quá trình nhận
thức thành quá trình tự nhận thức để hoàn thiện giá trị của một tác phẩm văn
chương.
a. Tri thức về tác giả:
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân sau đổi thành Chu Chương Thọ, tên chữ
là Dự Tài. Lỗ Tấn là bút danh, ghép từ họ mẹ là bà Lỗ Thụy và chữ Tấn hành một kỉ niệm thời ấu thơn (Hồi nhỏ thường mải chơi, đến lớp muộn, bị thầy giáo
quở mắng, ông khắc lên bàn hai chữ ấy, nghĩa là "đi nhanh lên"). Ông sinh năm
1881 mất năm 1936, quê ở huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Năm 13 tuổi, bố lâm bệnh nặng, không thuốc chữa mà chết, ông đã ôm ấp
nguyện vọng học thuốc từ đấy.
Thời đại mà Lỗ Tấn sống có tác động mạnh mẽ đến sáng tác của ông.

Trung Hoa lúc này đang lâm vào thế yếu hèn bạc nhược. Sau chiến tranh thuốc
phiện(1840), do sự xâm lược và xâu xé của các nước đế quốc, nước Trung Hoa
rộng lớn đầy quyền uy dần dần biến thành một nước thuộc địa, ốm yếu bệnh

9


hoạn. Nhà cách mạng dân chủ vĩ đại Tôn Dật Tiên đã gọi Trung Quốc là "con
bệnh thập tử nhất sinh". Thanh niên Trung Quốc thời bấy giờ đều trăn trở tìm
đường "cứu vong" (Cứu dân tộc khỏi họa diệt vong), Lỗ Tấn là một trong đội
ngũ những người tiên phong đó.
Năm 18 tuổi, Lỗ Tấn từ biệt mẹ và em, rời quê hương lên Nam Kinh thi
vào các trường Tây học. Ông đã vào học trường thủy sư học đường- ngành hàng
hải và khai mỏ. Đến với nghề hàng hải những mong đi đây đi đó mở mang tầm
mắt, đến với nghề khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc. Nhưng các
trường đều hủ lậu, trường hàng hải mà không có lấy một chiếc tàu thủy, chỉ có
một cái cột buồm, ngày ngày học trò leo lên, leo xuống nhìn ra bể. Còn trường
khai mỏ thì cũng chỉ có một cái mỏ bỏ hoang, ngày ngày chui lên chui xuống,
nhọ nhem mặt mày. Tất cả đều thất vọng đối với ông, nên ông tìm cách tham gia
thi tuyển vào lưu HS sang Nhật. Năm 21 tuổi, ông đã được lựa chọn với lời
thề:"Ta quyết đem máu đào hiến dâng dân tộc". Ông đã chọn nghề y với ý
nguyện chữa chạy cho những người nghèo mà không có thuốc chữa, vì dốt nát
mà chết oan như bố ông. Cuối cùng, nhân một hôm được xem phim đèn chiếu
giữa giờ học, chiếu cảnh rất nhiều người Trung Quốc đang há hốc mồm xem
quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, ông quyết bỏ
ngành y, chuyển sang làm văn nghệ. Bởi ông nhận thức được một điều hết sức
quan trọng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Ông
nói:"Dân mà còn ngu muội, hèn nhát thì cũng chỉ có thể làm thứ mà người ta
đưa ra chém để thị chúng và làm thứ người đứng xem người ta thị chúng mà
thôi. Cho nên, điều chúng ta cần làm trước hết là biến đổi tinh thần họ, và theo

tôi muốn biến đổi tinh thần họ, tất nhiên không gì bằng dùng văn nghệ".
Là kĩ sư tâm hồn dân tộc mình, Lỗ Tấn không chỉ hằng ngày viết đoản văn
(tạp văn) để lên án phong kiến đế quốc, phê phán bọn quân phiệt đục nước béo
cò, phê phán sự giả dối, lợi dụng tình trạng ngu dốt, mê muội của nhân dân lao
động nghèo khổ mà ông còn dồn tâm huyết sáng tác truyện, thơ, kí, kịch.
Là kĩ sư tâm hồn của dân tộc, ông vắt kiệt tâm huyết để vẽ nên một bộ mặt
bệnh hoạn của người Trung Quốc lúc bấy giờ, vạch rõ căn bệnh cơ bản (liệt căn tính)
đang cản trở sự thức tỉnh vùng dậy tự giải phóng cho dân tộc mình.
Về mặt này, Lỗ Tấn đã dùng sức mạnh của văn chương để hát cho đồng
bào mình nghe những bài hát lạc điệu của chính bản thân họ, chỉ cho họ thấy
những bước đi sai nhịp trên con đường hành quân tiến vào tương lai.
Với tài năng, tâm huyết của mình, với thành quả lao động nghệ thuật kiệt
xuất, trong những năm 30 của thế kỉ XX, ông đã được đề cử là ứng viên cho Giải
Nô-ben văn học. Nhưng ông đã từ chối với lời tâm sự: "Nếu lấy tiền thưởng rồi
không viết được gì hay hơn thì thật xấu hổ; chi bằng cứ sống nghèo khổ, không tiếng
tăm gì nhưng sống nhàn tâm". Năm 1981, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh, ông
đã được phong tặng danh hiệu Danh nhân văn hóa nhân loại.
* Đánh giá: Việc cung cấp cho HS những nét cơ bản về cuộc đời và sự
nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn sẽ giúp cho HS nắm bắt được tác phẩm Thuốc một
cách sâu sắc nhất. Nghĩa là GV luôn chỉ cho HS thấy được mối liên hệ, tương

10


quan giữa tác giả với tác phẩm - sản phẩm tinh thần của nhà văn. HS muốn hiểu
được văn bản cần phải hiểu về tác giả, nhất là thời đại mà nhà văn đã sống. Thời
đại Lỗ Tấn là thời đại có nhiều biến động và lịch sử Trung Quốc đã in đậm dấu
vết trong quá trình tư tưởng và sáng tác của ông. Cũng chính thời đại đã hình
thành nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
b. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm:

Tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang trên mình dấu ấn của một thời
lịch sử nhất định. Vì vậy việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác
bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Dạy học tác phẩm văn chương
nước ngoài thì việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử và việc sáng tác là việc vô cùng
quan trọng. Sự phụ thuộc của tác phẩm văn chương vào hoàn cảnh lịch sử sẽ rất
khó giải thích cho HS nếu như không gắn liền với những điểm phân tích, đánh
giá chung với hoàn cảnh cuộc sống và hoạt động sáng tác của nhà văn. Có như
thế mới giúp HS có điều kiện tìm hiểu sâu tác phẩm. Ở nội dung này GV cần
nhấn mạnh : Thuốc được viết vào ngày 25-04-1919 đăng trên tạp chí Tân thanh
niên tháng 05-1919, đúng vào ngày bùng nổ phong trào HS sinh viên Bắc Kinh,
mở đầu cuộc vận động cứu vong (cứu Trung Hoa khỏi diệt vong), thường gọi là
Ngũ Tứ. Sau đó in chung trong tập Gào thét, xuất bản năm 1923.
* Đánh giá: Tác giả nào, tác phẩm ấy. TPVH là thế giới nội tâm của nhà văn,
thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, thể hiện khát
vọng Chân - Thiện - Mỹ của nhà văn. Mỗi nhà văn đều sinh ra trong một hoàn
cảnh gia đình, với những sở thích, lối sống nào đó và sống trong một bối cảnh
lịch sử - xã hội nhất định. Môi trường gia đình và xã hội, với những biểu hiện đa
dạng của nó về chính trị, kinh tế, văn hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và
tình cảm của nhà văn, và điều này được phản ánh trong tác phẩm ở một phạm vi
nào đó. Do vậy đánh giá, phân tích tác phẩm phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử và
hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
c. Hai hình tượng trung tâm của truyện ngắn Thuốc.
c.1 Hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Lỗ Tấn.
Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là kết quả
của quá trình tư duy cảm tính. Người nghệ sĩ phán ánh lại đời sống, tái hiện lại
đời sống thông qua hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên người nghệ sĩ không phải
phản ánh lại đời sống bằng những công thức, định lí, khái niệm…mà bằng ngôn
từ nghệ thuật. Để có được hình tượng nghệ thuật, nhà văn phải tưởng tượng, hư
cấu chứ không bê nguyên xi cuộc sống vào trong tác phẩm của mình.
Tùy vào phương pháp sáng tác riêng, trào lưu văn học riêng mà các nhà văn

xây dựng cho mình những hình tượng khác nhau. Các nhà văn thuộc trường phái
lãng mạn, thường chú ý đến cái riêng, cái chủ quan, do vậy nhân vật trung tâm
trong sáng tác của họ thường là những con người cô đơn, chán nản thực tại, hoặc
đó là những nhân vật phi thường, mang khát vọng lớn. Các nhà văn thuộc trường
phái hiện thực (bao gồm cả hiện thực phê phán và hiện thực XHCN) lại thường
xuyên chú trọng đến việc dựng được "Tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển

11


hình". Nhân vật trung tâm thường là những con người đời thường, bình dị, hoặc
là những con người vô sản có ý thức cao.
Trong sáng tác của mình, nhà văn hiện thực lớn Lỗ Tấn đặc biệt chú trọng
xây dựng những điển hình - nhiệm vụ số một của chủ nghĩa hiện thực. Hình tượng
điển hình trong truyện ngắn của ông đặc biệt đa dạng, sinh động, gieo ấn tượng
mạnh trong lòng bạn đọc. Đọc tác phẩm của Lỗ Tấn chắc chắn người đọc sẽ không
bao giờ quên những hình tượng như: AQ, Nhuận Thổ, Tường Lân, Hạ Du, Cụ
Triệu, Cụ Cử…Những nhân vật này được người đọc nhớ mãi không phải vì họ có
những nét tính cách kì dị, có sự tích gì quái gỡ mà chỉ là những con người bình
thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vấn đề là ở chỗ nhà văn đã đặt nhân vật
ngồi đúng chỗ, cho nó xuất hiện trong hoàn cảnh thích hợp, hay nói cách khác là
nhà văn đã xây dựng được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Khi xây
dựng nhân vật điển hình, nhà văn chú trọng phương pháp miêu tả truyền thống vốn
bắt nguồn từ hội họa "vẽ rồng chấm mắt". Ông nói: "Vẽ người tốt nhất là vẽ con
mắt, nếu vẽ cả bộ tóc, cho dù thật đến mấy cũng không có ích gì". Trong truyện
ngắn, ông nghiền ngẫm rất kĩ, có thể thông qua vài nét chọn lọc, vài lời nói độc đáo
để phán ánh cả thế giới tinh thần nhân vật. Cũng để phản ánh đặc trưng tinh thần
của nhân vật, Lỗ Tấn rất chú ý đến việc khai thác những câu nói ngắn gọn, có thể
lên cả một chân trời suy nghĩ.
Khi tìm hiểu hai hình tượng trung tâm của tác phẩm Thuốc, GV cần nắm

vững, vận dụng tốt những kiến thức về cách xây dựng nhân vật của nhà văn Lỗ
Tấn chắc chắn hiệu quả giảng dạy sẽ rất cao.
c.2 Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người
Thuốc là một truyện ngắn rất đắt của Lỗ Tấn. Tác phẩm được viết trong
hoàn cảnh đất nước Trung Quốc bị các thế lực ngoại xâm xâu xé. Người dân
Trung Quốc đói khổ, lầm than, nô lệ. Truyện ngắn này thể hiện cách viết ngắn
gọn, súc tích, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu tượng. Trong đó có việc
nhà văn đã xây dựng được hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người rất độc
đáo, ấn tượng, giàu ý nghĩa tượng trưng. Khai thác hình tượng này, GV cần bám
sát vào cách xây dựng hình tượng của nhà văn và hướng HS vào việc khám phá
ý nghĩa biểu tượng của hình tượng.
Bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc chữa bệnh lao của người
Trung Quốc. Theo quan niệm của người Trung Quốc, những người bị bệnh lao,
khi dùng phương thuốc bánh bao tẩm với máu tươi của người tử tù bị chém thì
sẽ khỏi. Người ta cứ tin vào phương thuốc kì dị, quái đản ấy, xem đó là phương
thuốc đặc biệt, là thần dược, là diệu linh. Từ xưa đến nay không biết có người
nào đã được cứu sống bởi phương thuốc ấy chưa? Nhưng phương thuốc mà bố
mẹ thằng Thuyên, nâng niu, trân trọng, coi là tiên dược để cứu sống đứa con
"mười đời độc đinh" rốt cuộc không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó.
Bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc độc, không những giết chết thằng
Thuyên mà còn nhiều người dân vô tội khác. Như vậy bánh bao tẩm máu người
trước hết tượng trưng cho sự dốt nát, u mê, ngu muội của người dân Trung
Quốc. Phê phán hiện tượng đáng buồn này, Lỗ Tấn muốn kêu gọi mọi người hãy

12


tỉnh giấc, không được "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ",
không thể tự thỏa mãn, đắm chìm trong mông muội. Đó chính là thông điệp
quan trọng mà nhà văn nói với người đọc từ hình tượng này.

Liều thuốc độc ấy trớ trêu thay lại được pha chế bằng máu của người cách
mạng - một người cách mạng dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, đổ
máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân, trong đó có cả những người như bố mẹ
thằng Thuyên, cụ Ba, Cả Khang…Thế nhưng những con người ấy lại dửng dưng
mua máu của người cách mạng để chữa bệnh chẳng khác gì mua máu súc vật.
Sự thiếu hiểu biết về cách mạng của người dân Trung Quốc có nguyên do trước
hết ở sự ngu muội, đớn hèn của người dân, nhưng nguyên do quan trọng hơn đó
chính là những người làm cách mạng xa rời quần chúng nhân dân, không làm
cho quần chúng nhân dân hiểu về cách mạng. Như vậy, hình tượng chiếc bánh
bao tẩm máu người còn có ý nghĩa quan trọng khác nữa là phê phán căn bệnh xa
rời quần chúng cách mạng, kêu gọi họ tìm cách làm cho quần chúng giác ngộ
cách mạng, gắn bó với cách mạng.
Tóm lại, hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người là một phương thuốc.
Nhưng đó không phải là một phương thuốc chữa bệnh cho thể xác mà chính là
liều thuốc chữa trị căn bệnh tinh thần cho quốc dân tính. Có điều phương thuốc
hữu hiệu để chữa trị căn bệnh ấy thì thực sự nhà văn cũng chưa có. Bởi vì buổi
nhận đường của Lỗ Tấn cũng trải qua biết bao gian nan, đau khổ. Mặc dù ông có
đầy quyết tâm và dũng khí. Mặc dù ông cảm nhận được nỗi cô đơn, quạnh hiu
của người dũng sĩ "múa kích một mình trên sa mạc". Mặc dù ông vẫn từng cổ
vũ: trên mặt đất làm gì có đường, người đi lại nhiều thì sẽ thành đường. Nhưng
chính ông cũng từng thấm thía nỗi đau: "Trên đời khổ nhất là tỉnh mộng rồi mà
không có đường đi".
c.3 Hình tượng Hạ Du.
Có thể nói Hạ Du là nhân vật điển hình trong sáng tác của Lỗ Tấn nói
chung và trong tác phẩm Thuốc nói riêng. Thực tế khi giảng dạy nhân vật này
cần chú ý đến các phương diện sau.
Hạ Du là nhân vật có vị trí đặc biệt trong câu chuyện. Đứng về mặt cấu
trúc cốt truyện, Hạ Du không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, mà chỉ xuất
hiện trong con mắt của các nhân vật khác, trong một hoàn cảnh hết sức điển hình
của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Nhân vật này lại có vai trò liên kết, xâu

chuỗi, lắp ghép các tuyến nhân vật và các sự kiện với nhau. Ở cảnh 1, chúng ta
chưa hề biết Hạ Du là ai, mới chỉ có sự kiện: có người chết chém và có người
xin bánh bao chấm máu để chữa bệnh. Ở cảnh 3, tác giả hé mở chút ít về thân
thế Hạ Du: con nhà bà Tứ chứ con nhà ai, không ngờ hắn lại nghèo gặm không
ra đến như thế; nằm trong nhà tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc. Hạ Du
là trung tâm bàn luận, bày tỏ thái độ nhận thức của mọi người về chính trị, về
cách mạng. Cảnh 4, nấm mồ Hạ Du là nơi hai bà mẹ gặp gỡ, cảm thông, an ủi
lẫn nhau.
Đặc điểm nổi bật, đáng chú ý ở nhân vật này chính là một nhân vật có tính
điển hình cho một nhà cách mạng tiên phong của cách mạng Trung Quốc đầu

13


thế kỷ XX. Anh có lí tưởng rõ ràng: Lật đổ ngai vàng, đánh đổ ngoại tộc, giành
độc lập cho dân tộc. Câu nói: "Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta"
được các nhà cách mạng dân chủ tư sản (cách mạng Tân Hợi) năm 1907 nêu ra
và hô hào đồng bào nổi dậy chống lại triều đình nhà Mãn Thanh. Làm cách mạng,
Hạ Du đã thể hiện những phẩm chất đáng quý: hiên ngang, trước cái chết; dũng
cảm tuyên truyền cách mạng với cả tên cai ngục trong những ngày ở tù chờ án
chém. Không hề run sợ, đau đớn trước sự tra tấn, đòn roi của kẻ thù. Khi bị đánh
đập, anh chỉ thốt lên một câu nói đầy ý nghĩa, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc:
"Thật đáng thương hại!". Ai là người thật đáng thương hại ? Có thể là lão Nghĩa, là
nhân dân Trung Quốc mê muội, đáng thương. Ngoài ra đó phải chăng là biểu hiện
của phép thắng lợi tinh thần của những người cách mạng thất thế (Điều thấy rõ hơn
ở nhân vật AQ - trong AQ chính truyện). Nhưng tất cả ý chí, mục đích, và hành
động của anh lại được nhận thức một cách méo mó, đầy sai lạc trong con mắt của
quần chúng nhân dân, điển hình là ông Ba (chú anh ta), bác Cả Khang và những
người đang tụ tập ở quán trà lão Hoa. Dưới con mắt họ, Hạ Du chỉ là thằng khốn
nạn, nhãi con không muốn sống, quân làm giặc, kẻ điên khùng, đáng tội chết. Đối

với họ hàng thì may mà tố giác được, nếu không thì cả nhà mất đầu hết. Đối với
người bị bệnh thì may phúc quá vì lấy được thứ thuốc đặc biệt nhân dịp xử chém
anh ta! Còn những kẻ khác nghe chuyện Hạ Du thì thú quá, ái chà chà, nghe như
chuyện giặc cỏ bị trừng phạt vậy.Tất cả họ đều bộc lộ một thái độ bàng quan, vô
cảm với Hạ Du. Thật xót xa và đau đớn cho hình ảnh người cách mạng trong con
mắt của những quần chúng dốt nát và u mê.
Có thể nhận thấy Hạ Du chính là nguyên mẫu của nữ chiến sĩ Cách mạng
Thu Cận (người cùng quê với Lỗ Tấn, từng du học ở Nhật, sau mở tờ Trung Quốc
nữ báo tuyên truyền giải phóng phụ nữ), một trong những nhà cách mạng Trung
Quốc đặt nền móng cho cuộc cách mạng Tân Hợi đã phải lên đoạn đầu đài lúc ba
mươi sáu tuổi. Hạ Du là một cái tên khác của Thu Cận. Hạ đối với Thu, Du đối với
Cận, đều là tên hai loại ngọc sáng. Những người cách mạng ở đây là những người
đang tiến hành cuộc cách mạng tư sản, mong muốn lật đổ chế độ phong kiến để
đưa dân tộc Trung Hoa đến một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng họ chỉ làm "cách
mạng bên trên", nghĩa là chỉ có một số người làm cách mạng, chưa chuẩn bị sự
tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng. Vì vậy điều họ làm chẳng được ai hiểu:
nhân dân không hiểu, mẹ cha cũng không, họ hàng càng không. Điều ấy càng cho
thấy không chỉ có sự mê muội của dân trí mà còn sai lầm của những người làm
cách mạng tư sản Trung Quốc. Thật là một bi kịch lớn.
d. Nghệ thuật xây dựng tác phẩm.
d.1 Kết cấu:
Truyện Lỗ Tấn hầu hết đều là truyện ngắn. Song mỗi truyện đều mang một nội
dung xã hội sâu sắc. Nhiều truyện rất cô đúc, "có kích thước của truyện dài". Điều đó
quyết định độ sâu tư tưởng của tác giả, song cũng liên quan đến vấn đề cấu trúc của
văn bản. Lỗ Tấn rất chú tâm, để công sức nghiền ngẫm xây dựng kết cấu, làm cho nó
chặt chẽ, súc tích mà lại hoàn chỉnh, sinh động. Nhìn chung cấu trúc truyện của Lỗ
Tấn thường đơn giản, bình dị, không hề mang tính đồ sộ.

14



Truyện ngắn Thuốc có hai sự kiện xen kẽ vào nhau. Một là lão Hoa Thuyên một người lao động mê muội - đã lấy máu người cách mạng để chữa bệnh cho con;
một là người cách mạng Hạ Du anh dũng hi sinh, lấy máu mình đổ ra để chữa bệnh
cho dân tộc. Hai sự việc hầu như cô lập đó được liên kết lại bởi cái bánh bao tẩm máu
người. Qua cái bánh bao tẩm máu người cách mạng, một mặt nói lên sự mê muội của
quần chúng, một mặt nói lên sự thoát li quần chúng của những người cách mạng, từ đó
thể hiện rõ mâu thuẫn cơ bản dẫn đến bi kịch trong cuộc cách mạng Tân Hợi. Trong
kết cấu cụ thể, truyện ngắn Thuốc lại được chia làm bốn phần mạch lạc, tạo ra cảm
giác kết cấu: Khai - Thừa - Chuyển - Hợp trong một bài thơ cổ điển. Phần khai truyện
(Phần I) tương ứng với phần khai đề của một bài thơ cổ điển, mở ra không gian thứ
nhất bằng một buổi sáng sớm, chưa sáng hẳn song đã chuyển sang một ngày mới với
nội dung chính là: mua thuốc. Phần thừa đề( Phần II, III ) diễn ra ngay trong quán trà
của lão Hoa Thuyên mà ta có thể tóm gọn nội dung là: dùng thuốc. Phần IV đóng vai
trò phần kết (Phần hợp) nói về công dụng của thuốc. Có thể nói, truyện ngắn Thuốc là
một câu chuyện nhẹ nhàng, không xung đột gay cấn, song với cách tổ chức theo hệ
thống: Khai - Thừa - Chuyển - Hợp đã tạo nên một cốt truyện hoàn chỉnh, chặt chẽ,
mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa đẹp về mặt kết cấu, tổ chức nghệ thuật, vừa chuyển
tải được một nội dung mang tính cách mạng.
d.2 Không gian, thời gian
Thời gian, không gian nghệ thuật là những yếu tố quan trọng tạo nên sự
đặc sắc, độc đáo cho truyện ngắn Thuốc. Do vậy khi dạy văn bản này, GV cần
tập trung khai thác để cho HS thấy được ý nghĩa quan trọng của những yếu tố
này trong tác phẩm.
d.2.1 Không gian
Có thể nói trong truyện ngắn Thuốc có ba không gian cơ bản. Trước hết là
không gian ở pháp trường. Nơi mà lão Hoa Thuyên và nhiều người dân Trung
Quốc đổ xô đi mua thuốc. Một không gian tăm tối, mờ ảo, ẩn hiện những bóng
người như những bóng ma. Một không gian bí ẩn và bí hiểm. Không gian chứa
nỗi hồi hộp, căng thẳng và hi vọng của lão Hoa Thuyên về bài thuốc "trường
sinh" mình vừa mua được cho con. Một không gian ồn ào, nhốn nháo và mông

muội của người dân Trung Quốc.
Tiếp đến là không gian ở quán trà của lão Hoa Thuyên. Một quán trà tù
túng, ẩm mốc. Không gian mà ở đó, người ta bàn tán về phương thuốc kì quái,
về câu chuyện chính trị với thái độ bàng quan, vô cảm. Cả hai câu chuyện bàn
về thuốc và về người cách mạng Hạ Du đều biểu lộ sự ngu muội, dốt nát, bảo
thủ, trì trệ của họ. Đó cũng chính là không gian thu nhỏ của xã hội Trung Quốc
đầu thế kỉ XX. Qua việc tái hiện lại không gian này, nhà văn muốn chỉ rõ hiện
thực đen tối của nhân dân Trung Quốc, đất nước Trung Quốc. Từ đó chỉ cho họ
thấy được bước đi sai nhịp trên con đường hành tiến vào tương lai.
Cuối cùng là không gian ở nghĩa địa: một không gian của chết chóc oan
nghiệt. Không gian này đặc biệt ấn tượng với hình ảnh con đường mòn chia cách
nghĩa địa của những người chết chém ở bên trái, nghĩa địa của những người chết
bệnh, chết nghèo ở bên phải. Hình ảnh con đường mòn ngăn cách này có nhiều ý

15


nghĩa. Thứ nhất, nghĩa địa người chết chém, chết tù chung, nghĩa là người ta
không phân biệt được đâu là người làm cách mạng, làm chính trị, hi sinh vì nhân
dân và đâu là kẻ trộm cướp, giết người, tù hình sự, nghĩa là tất cả đều… làm
giặc. Thứ hai, mộ của những người bị chính quyền bắt tù tội, cũng nhiều như mộ
của người dân thường. Một con số cân bằng diễn tả được thực trạng xã hội đen
tối, tàn bạo, một bối cảnh điển hình thê thảm như địa ngục của một nước Trung
Hoa trung cổ.
Hai bà mẹ với hai ngôi mộ cách nhau một con đường mòn. Hình ảnh con
đường mòn thường được nhắc đến trong văn Lỗ Tấn (liên hệ với Cố hương để
làm rõ) diễn tả một thói quen, nếp nghĩ, kiểu ứng xử. Vì thế, con đường mòn tại
nghĩa địa này đâu chỉ đơn thuần là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô
hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong xã hội. Hai bà mẹ này, dù có
chung nỗi đau mất con, nhưng giữa họ dường như bị ngăn cách bởi một không

gian vô hình khó vượt qua. Tuy nhiên con đường mòn cố hữu bị hai bà mẹ vượt
qua như một sự thông cảm, thấu hiểu. Họ đã vượt qua một định kiến nghiệt ngã,
lâu đời của nhân dân Trung Quốc.
d.2.2 Thời gian
Thời gian của câu chuyện diễn ra trong hai mùa: mùa thu và mùa xuân.
Thời gian ở đây có một sự tiến triển. Không hiểu vì sao cứ đến mùa thu mới xử
chém người, gọi là thu quyết? Phải chăng lá vàng rụng màu thu gợi hình ảnh
con người đi vào cõi chết? Hai cái chết của hai người trai trẻ cũng diễn ra vào
mùa thu. Họ chết rất khác nhau. Nhưng đến mùa xuân hai bà mẹ cùng chung nỗi
đau khổ đã đồng cảm, thông hiểu nhau. Diễn tả hai mùa, một mùa chuẩn bị khép
lại, một mùa mở ra một năm mới, dường như tác giả đã bày tỏ hi vọng: lá vàng
rụng xuống để tích nhựa cho chồi non. Sự sống sẽ được hồi sinh. Cùng với
không gian mở cuối câu chuyện, khoảng thời gian mùa xuân này với những cây
dương liễu mới đâm ra được những mầm non bằng nửa hat gạo, đã gieo vào
lòng người đọc một niềm hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho
những số phận trong truyện.
* Củng cố bài học:
- Sau mỗi tiết dạy kiểm tra đánh giá nhận thức của HS theo hai hướng trắc
nghiệm và tự luận.
+ Phần kiểm tra trắc nghiệm thường chọn các tình huống đúng/sai (tình
huống đưa ra ngắn gọn, khoa học, đúng trọng tâm kiến thức) hoặc có thể dùng
mũi tên nối cột mục tương xứng phần kiến thức cho sẵn, hoặc dùng các hình
ảnh, tình huống để điền khuyết...
+ Phần tự luận là những câu hỏi tư duy phù hợp lượng thời gian kiểu bài cho
phép trong một tiết học (được trình bày cảm nhận bằng một đoạn văn ngắn)
- Giới thiệu tài liệu tham khảo.
- Hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
+ Bài tập luyện tập tổng hợp.
+ Bài tập tự nghiên cứu, nâng cao…
2.3.Hoạt động ngoài giờ học


16


Ngoài việc đọc hiểu văn bản trên lớp, GV cần có kế hoạch hoạt động ngoại
khóa văn học. Hoạt động này cần sự tham gia của nhiều bộ phận trong nhà
trường như GV bộ môn,
GV chủ nhiệm, thư viện, Đoàn thanh niên,…
- Kế hoạch lâu dài, thường xuyên. Hoạt động ngoài giờ học có thể sử dụng các
hình thức như:
+ Hội thảo khoa học về các tác giả: (cuộc đời, thân thế và sự nghiệp)
+Thuyết trình, hùng biện về tác phẩm
+ Sân khấu hóa trích đoạn
+ HS viết bài thu hoạch…
( Tham khảo thiết kế bài soạn và tư liệu ở phần phụ lục )
3. Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Bám sát, nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài kết
hợp Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức-kỹ năng để từ đó xây dựng hệ thống
câu hỏi thích hợp với từng đối tượng HS.
- Để tạo thành ý thức thường xuyên theo chỉ dẫn trong việc soạn bài, GV phải
có sự kiểm tra, nhận xét đánh giá, biểu dương khen ngợi các em chuẩn bị tốt
đồng thời phê bình, thậm chí phạt chép những HS không soạn bài hoặc soạn bài
theo kiểu đối phó. Ngoài ra GV cần tận dụng và phát huy vai trò của cán sự bộ
môn trong việc kiểm tra việc soạn bài của HS trong lớp một cách đều đặn đồng
thời với việc giải đáp những thắc mắc của bộ môn.
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hổ trợ lẫn nhau trong công tác dạy
học tích cực. Trong quá trình giảng dạy đôi khi còn tùy thuộc vào từng đối
tượng, tính chất lớp học cụ thể để áp dụng linh hoạt, sáng tạo.
5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:

GV xác định kiến thức trọng tâm của bài dạy, hướng khai thác văn bản như trên
thì cũng có nghĩa là đã tìm cho mình một phương pháp tiếp cận với tác phẩm hợp
lí. Từ đó thiết kế được bài giảng một cách mạch lạc, trôi chảy, linh hoạt.
Với hướng tiếp cận tác phẩm Thuốc như trên, tôi đã có những kết quả cao trong
giảng dạy. HS có thể đi từ cảm đến hiểu và cao hơn nữa là có thể tự nhận xét,
đánh giá về tác phẩm một cách toàn diện cả về phương diện nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm. Tạo được hứng thú mạnh mẽ cho HS trong việc đọc - hiểu
văn bản VHNN.
IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI:
* Đánh giá kết quả tham khảo ý kiến của HS sau giờ học thực nghiệm:
Khảo sát 45 HS qua giờ dạy, kết quả là:
- Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Đa số HS thích chuẩn bị bài bằng phiếu
học tập hơn là cách soạn bài truyền thống là ghi ra vở bài soạn.
- Việc phát biểu ý kiến xây dựng bài: Đa số HS thích trao đổi, thảo luận nhóm
với lí do dễ thổ lộ với bạn cùng lứa những suy nghĩ của mình và của bạn “vừa
tầm” với nhau. HS thích được GV động viên và tôn trọng ý kiến cá nhân

17


-Về mức độ tiếp thu bài học: đa số đều cho rằng GV có giọng đọc và giảng bình
truyền cảm sẽ giúp HS dễ thâm nhập tác phẩm hơn. Việc dạy học nêu vấn đề
được HS đánh giá là lí thú, nhớ bài lâu. Các câu hỏi do GV đặt ra có tác dụng
dẫn dắt HS phát hiện, phân tích, cắt nghĩa và đánh giá.
* Đánh giá kết quả bài kiểm tra vận dụng:
TS
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm

Điểm
TB trở lên
HS
0-1-2
3-4
5-6
7-8
9-10
12b1
35
0
0
23
12
35
12b2
34
0
0
21
13
34
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1.Về phía HS:
- Chuẩn bị chu đáo những yêu cầu hướng dẫn của GV trong phần củng cố bài
học của tiết học trước.
- HS phải thực sự say mê, yêu thích tác phẩm văn chương nước ngoài bằng việc
có ý thức đọc trước tác phẩm, tự tìm hiểu hệ thống câu hỏi , sưu tầm- mở rộng
kiến thức
- Mỗi HS luôn có ý thức tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, tìm hiểu các yếu tố

ngôn ngữ, nhân vật trong các tác phẩm văn chương nước ngoài.
2.Về phía GV:
- GV phải thực sự là người yêu nghề, yêu văn chương, có kiến thức sâu sắc về
lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ của các dân tộc đã sản
sinh ra những tác phẩm mà mình sẽ trực tiếp giảng dạy.
- Có ý thức tìm đọc và hiểu đúng, hiểu trọn vẹn các tác phẩm văn chương nước
ngoài phải dạy.
- Nắm chắc hệ thống phương pháp dạy-học tác phẩm văn chương theo loại thể,
đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài.
- Vận dụng các phương pháp dạy học đúng đặc trưng bộ môn, sử dụng triệt để
các phương tiện dạy học.
- Đầu tư ngiên cứu, chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học; thiết kế bài
giảng sinh động.
- Chủ động, tự tin, tâm thế vững vàng khi đứng lớp.
- Tuỳ theo tình hình thực tế, trình độ và khả năng tiếp thu của HS từng lớp mà
GV vận dụng các phương pháp dạy cho phù hợp.
- Kịp thời khen ngợi, khuyến khích các em làm (gần) đúng.
Lớp

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Văn học chính là linh hồn của mỗi một dân tộc. Văn học dân tộc nào thì kết
tinh tư tưởng của văn học đó nhưng tất cả các nền văn học trên thế giới đều
hướng đến một mục tiêu chung là giúp con người sống tốt hơn, nhân ái hơn và

18


cao thượng hợn.Việc tiếp cận được nhiều giá trị văn hóa chúng ta lại càng thực
hiện tốt vần đề này.

Lỗ Tấn là một nhà văn vĩ đại của Trung Quốc và thế giới. Sáng tác của
ông sẽ sống mãi với thời gian. Đặc biệt Thuốc được xem là một truyện ngắn rất
đắt, đặc sắc cả về tư tưởng và nghệ thuật. Tác phẩm đã để lại trong lòng bạn
đọc Việt Nam bao thế hệ những dư âm, dư ảnh tốt đẹp nhất.
Hành trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học môn Ngữ văn sẽ
không bao giờ dừng lại. Mỗi người GV phải luôn biết tự làm mới mình trong
những tác phẩm cụ thể để đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách
HS của bộ môn mình.
2. Kiến nghị:
Vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc
THPT còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại do cả yếu tố chủ quan và khách quan.
Mong được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sát sao hơn nữa BGĐ Trung
tâm, của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là một số vấn đề có tính thực tiễn được rút ra trong quá trình
dạy học. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Rất mong được sự trao đổi và giúp đỡ của quý đồng nghiệp để tôi có thể
làm tốt hơn công việc của mình cũng như để đề tài này hoàn thiện hơn. Tôi xin
chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 05 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Trần Duy Độ

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới – Thái Duy Tuyên – NXB
giáo dục – 2007.
2. Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục THPT hiện nay – Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ 2002-2006 –Trường ĐHSP Huế.
3. Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình, SGK lớp 12 –Môn Ngữ văn.
NXB giáo dục – 2007 .
4. Sách Ngữ văn 12 ban cơ bản – NXB giáo dục – 2006.
5. Vấn đề giảng dạy tác phẩm tác phẩm văn học theo loại thể- NXB Giáo dục- 1978.
6. Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình
giáo dục phổ thông (Chương trình phát triển giáo dục phổ thông của Bộ Giáo
dục và Đào tạo).
7. Tổ chức họat động nhóm - một cách dạy - học Ngữ văn có hiệu quả
cao - Đồng Xuân Quế (Báo “Văn học &Tuổi trẻ” số 8 năm 2005).
8. Lỗ Tấn truyện, Lương Duy Thứ và Nguyễn Thị Hồng Minh ( dịch), Lâm Chí
Hạo ( 2002), NXB Văn nghệ
9. Lỗ Tấn – linh hồn dân tộc Trung Hoa hiện đại, Lương Duy Thứ và Trần Lê
Hoa Tranh (2003), NXB Trẻ.
10. Lỗ Tấn- Phân tích tác phẩm, Lương Duy Thứ (2004), NXB Giáo dục.

20



×