Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN một số phương pháp tạo sự mạnh dạn, tự tin hơn cho học sinh miền núi thông qua môn học âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi cá thể con người
chúng ta. Từ khi chào đời mới chỉ là một sinh linh bé nhỏ thôi nhưng không ít ai
trong đời mà đã chưa từng được nghe một lần những giai điệu đẹp quá đỗi gần
gũi, thân thương và ấm áp hơn bao giờ hết đó là tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ. Có
thể nói Âm nhạc nó có một sức mạnh thật truyền cảm , kì diệu và bí ẩn hơn bao
giờ hết khi thực sự chúng ta có ý thức nghiêm túc trong việc nghe, ngẫm và cảm
thụ âm nhạc. Chính vì vậy nó có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và
tâm hồn chúng ta. Bởi thế việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo
dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa
học và xã hội mà cũng phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết
thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của
mỗi người nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là
không thể thiếu được.
Hiện nay việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông đã
được phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, với chương trình cải cách hiện nay vẫn còn
những vấn đề đã, đang và sẽ từng bước khắc phục nhằm đảm bảo cung cấp cho
học sinh đạt tới một trình độ âm nhạc nhất định đồng thời góp phần tích cực vào
công tác mục tiêu phát triển hoàn thiện nhân cách con người. Chính vì vậy,
người làm công tác giáo dục âm nhạc giữ một vai trò quan trọng trong quá trình
đào tạo và phát triển con người. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định mục tiêu
tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội là “Đưa đất nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần
của người dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại hóa”. Để đạt được mục tiêu trên, giáo dục nói
chung và giáo dục phổ thông nói riêng là những nhân tố có vai trò quyết định
nhu cầu phát triển giáo dục của nước nhà.
Trước tình hình đó ngành giáo dục và đào tạo đã và đang thực hiện chủ
trương của Đảng về đổi mới giáo dục – đào tạo, nhằm giáo dục con người Việt
Nam phát triền toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề


nghiệp. Vấn đề đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cấp
chất lượng hiệu quả dạy học nói riêng là vấn đề đang được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành và đặc biệt là nghành giáo dục đòi hỏi phải
đề ra những phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương
trình sách giáo khoa và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và đáp ứng
được yêu cầu của xã hội. [1]
Đối với học sinh Tiểu học, Âm nhạc như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng tinh
1


thần, giúp học sinh cảm nhận được những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong thiên
nhiên và cuộc sống. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông nói chung và
bậc học Tiểu học nói riêng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển toàn diện ở các em từ thể chất đến tinh thần, để tạo nên một con người
năng động, lạc quan, vui vẻ, yêu đời và sáng tạo nhất là phát triển nhân cách của
các em. Âm nhạc chính là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm
mỹ,đặc biệt là ở bậc Tiểu học, thông qua môn học này nó hình thành cho các em
những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho
các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện
hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Hoạt động âm nhạc giúp học
sinh thư giãn sau các giờ học văn hóa căng thẳng, tạo được không khí vui tươi,
sôi nổi, tạo sự hưng phấn cho các em giúp các em tự tin hòa nhập cộng đồng
nhưng chỉ có giảng dạy âm nhạc trên lớp thì vẫn chưa đủ, các em phải được học
kết hợp thực hành, vận động có như vậy học sinh mới thấy âm nhạc thật sự quan
trọng và cần thiết đối với đời sống con người, qua đó giúp các em mạnh dạn và
tự tin hơn.
Trước khi chọn đề tài này tôi đã trăn trở rất nhiều bởi tôi chỉ dựa vào tình
hình thực tế của học sinh trường tôi, nơi mà có nhiều khu lẻ nhất các trường
trong toàn huyện. Khi tôi được tiếp xúc và trực tiếp giảng dạy các em học sinh
miền núi tôi nhận thấy điểm yếu lớn nhất mà hầu như đều có rải rác ở các lớp đó

là sự rụt rè ở chính các em. Rụt rè chính là một rào cản lớn nhất khiến các em
khó học tập, khó khăn trong việc giao tiếp hàng ngày, cũng như trong hoạt động
tập thể. Vì vậy tôi viết ra đề tài này nhằm mục đích giúp cho học sinh trường nơi
tôi trực tiếp công tác giảng dạy ngoài việc có kiến thức Âm nhạc để hiểu về tầm
quan trọng của Âm nhạc trong đời sống tinh thần mà thông qua môn học Âm
nhạc còn giúp các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin hơn, tạo sự hứng thú cho các
em không chỉ riêng trong khi học môn Âm nhạc mà còn giúp các em có sự hứng
thú, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp cũng như khi học các môn khác. Bởi
Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung kết nối kì diệu giữa con người với con
người và giữa con người với vạn vật. Vì vậy mà tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm
và viết lại kinh nghiệm về lí luận, thực tiễn và một số giải pháp với đề tài “ Một
số phương pháp tạo sự mạnh dạn, tự tin hơn cho học sinh miền núi thông
qua môn học Âm nhạc”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Ngôi trường tiểu học Thanh Xuân hiện tôi đang công tác là một ngôi
trường đặc biệt nhất so với các trường khác trên địa bàn huyện Quan Hóa. Bởi
địa hình, đồi núi, sông suối phức tạp nên trường có tới 5 điểm trường. Đặc biệt
hơn nữa là ở những khu lẻ như điểm trường bản Gía cách trung tâm xã hơn
2


10km và điểm trường bản Vui cách trung tâm xã hơn 7km thì khả năng được
tiếp xúc, được giao lưu, được tham gia các hoạt động vui chơi của các em ở
trong khu đều rất giới hạn. Một phần cũng do giao thông đi lại khó khăn, do điều
kiện nhà trường không được thuận lợi nên học sinh ở những khu lẻ không chỉ ít
được tiếp xúc với Âm nhạc, ít được tiếp xúc với thông tin đại chúng và mà kể cả
giao tiếp hàng ngày của các em cũng hạn chế, vì vậy mà khi được trực tiếp giảng
dạy các em tôi nhận thấy sự rụt rè ở các em là thể hiện rõ ràng nhất. Bởi thế, tôi
muốn giúp các em học sinh ở trường tôi thể hiện sự mạnh dạn, tự tin hơn thông
qua môn học âm nhạc. Từ đó, giúp các em phát triển toàn diện hơn, có kĩ năng

tốt hơn trong giao tiếp hàng ngày, và tự tin hơn khi học các môn học khác.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường Tiểu học Thanh xuân năm học 2017 – 2018 và năm học
2018 – 2019 với các hoạt động vận động phụ họa cho bài hát, biểu diễn tác
phẩm, hoạt động múa hát sân trường, hoạt động ngoại khóa qua các trò chơi rèn
cho học sinh các kĩ năng giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn.
Phương pháp tạo sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh tiểu học thông qua môn
Âm nhạc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thuyết trình, thực hành.
Phương pháp vận động phụ họa, biểu diễn tác phẩm.
Phương pháp hoạt động múa hát sân trường, trò chơi.
Phương pháp quan sát, nghiên cứu.
Phương pháp thử nghiệm thực tế.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học âm nhạc
thông qua các hoạt động thì kết quả học tập môn âm nhạc của học sinh có
chuyển biến theo hướng tích cực, và các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn. Âm
nhạc đã làm cho các em có một tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển
toàn diện hơn, giao tiếp lưu loát hơn và các em hứng thú hơn để học tốt các môn
học khác. Điểm mới của sáng kiến là tìm ra các phướng pháp tạo sự tự tin,mạnh
dạn cho học sinh miền núi thông qua dạy học môn âm nhạc.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lí luận:
a. Tác dụng của Âm nhạc:
Khi đói nghe nhạc không thể no. Người bệnh nghe một giai điệu âm nhạc
hay không thể khỏi bệnh ngay. Nghe nhạc, quân thù không thể tức khắc ngã gục
hàng loạt. Âm nhạc không làm ra vật chất cụ thể, không sản xuất ra thóc gạo,
3



thuốc men, đạn dược…Vậy Âm nhạc có tác dụng gì trong cuộc sống ?
Như ta đã thấy từ xa xưa con người đã biết dùng âm nhạc để chữa bệnh.
Khi bác sĩ phẫu thuật thường cho bệnh nhân nghe nhạc du dương để họ xua tan
bớt nỗi lo âu, sợ hãi của bản thân. Trong điệu kèn hùng tráng, biết bao chiến sĩ
dũng cảm quên mình xông pha vào đồn địch, những bài hát mang tính chất thôi
thúc, hiệu triệu đã kêu gọi biết bao chiến sĩ quả cảm chiến đấu hết mình vì cuộc
sống bình yên, hạnh phúc. Trong lao động sản xuất những bản nhạc vui tươi đã
giúp người lao động phấn khởi, nâng cao năng xuất lao động... Như vậy âm nhạc
không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất nhưng do tác động mạnh mẽ đến tâm hồn,
tình cảm của con người nó gián tiếp tạo ra của cải, vật chất.
Âm nhạc tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người một cách vô
cùng nhạy bén mạnh mẽ, sâu sắc và bền vững, nó lan truyền rất nhanh không
cần in ấn chỉ cần trong chốc lát. Chức năng chính của âm nhạc là giải trí, giáo
dục, nhận thức. Điều đầu tiên ai cũng thấy là âm nhạc lành mạnh đem đến cho
người nghe một khoái cảm, làm cho người nghe thích thú, sảng khoái. Ngày hội
mà không có âm nhạc thì không còn là ngày hội nữa. Chính vì vậy nhiều người
cho rằng nghe nhạc là cách nghỉ ngơi tốt nhất, nhưng tác dụng của âm nhạc
không chỉ dừng lại ở việc giải trí đơn thuần. Âm nhạc còn có mục đích giáo dục
cho con người những tư tưởng đúng, những tình cảm cao thượng. [2]
b. Âm nhạc với thiếu nhi:
Mới sinh ra, các em đã nhận được sự nâng niu, trìu mến trong vòng tay ấm
áp và lời ru dịu ngọt của mẹ. Trong hơi ấm của mẹ, trong sự êm đềm của lời ru, các
em cảm thấy dễ chịu và đó là những tình cảm đầu tiên trong đời được hình thành.
Lớn lên chút nữa, các em nhận được tình thương qua tiếng ầu ơ, ánh mắt, nụ cười
của người thân và rồi là những năm tháng được gia đình, bạn bè, thầy cô chăm sóc
yêu thương khiến tình cảm trong các em ngày càng phát triển phong phú.
Âm nhạc với những đặc thù của nó rất phù hợp với tâm sinh lí của trẻ thơ.
Do đó, các em yêu âm nhạc, thích ca hát. Vì âm nhạc đến với các em cũng tự nhiên
như những giọt sữa thơm, như dòng nước mát. Một bài hát hay với nội dung giáo

dục tốt chắc chắn được các em tiếp thu dễ dàng hơn bất cứ một lí thuyết dài dòng
nào về đạo đức. Chính vì vậy mà Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu
quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ,
giáo dục âm nhạc được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi
học sinh. Hoạt động âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc,
được tham gia vào các hoạt động phong phú hơn như: nghe nhạc, đọc nhạc, chép
nhạc, trò chơi âm nhạc… vì vậy hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổ chức
và hoạt động của thầy.
Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ
4


thơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc, hiểu biết nghệ thuật, đó chính là
những mắt xích đầu tiên, quan trọng nhất để khơi dạy ở trẻ những cảm xúc với
âm nhạc và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời. Song quá trình giáo dục
âm nhạc là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng với quá
trình đào tạo con người xuất phát từ nhân cách phát triển toàn diện của trẻ. Âm
nhạc đến với các em không chỉ là sự giải trí đơn thuần một trò chơi vô bổ mà nó
như một nàng tiên mang đến nhiều phép lạ. Không những vậy âm nhạc là liều
thuốc bổ cho sức khỏe non nớt của các em sau những giờ học căng thẳng, bài
hát đã đem lại cho các em những phút thư giãn thoải mái, giờ học thú vị hơn dần
hình thành cho các em nhân cách hoàn thiện “ Đức – Trí - Thể - Mĩ ”. [1]
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường tiểu học Thanh Xuân là một trường khác biệt nhất so với các
trường các trên địa bàn huyện Quan Hóa, bởi địa hình,đồi, núi, sông, suối phức
tạp, giao thông đi lại khó khăn. Chính vì vậy mà trường Tiểu học Thanh Xuân có
tới 5 điểm trường. 1 điểm trường chính tại bản Éo - xã Thanh Xuân và 4 điểm
trường lẻ tập trung ở các bản: Bản Gía, Bản Vui, Bản Sa Lắng, Bản Tân Sơn.
Hàng ngày để đưa được những bài giảng đầy sự tận tụy yêu thương đến
với các em học sinh, thầy cô trường tiểu học Thanh Xuân phải đi trên những con

đò qua dòng sông Mã với 10km vào điểm trường bản Giá và hơn 7km vào điểm
trường bản Vui. Đây cũng là 2 điểm trường khó khăn nhất về điều kiện cơ sở vật
chất cũng như phương tiện đi lại của trường Tiểu học Thanh Xuân.
Tuy nhiên, trước những khó khăn đó trường Tiểu học Thanh Xuân luôn có
tinh thần cao trong phong trào văn nghệ, thể dục thể thao cũng như tập thể giáo
viên học sinh luôn quan tâm đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đặc biệt là
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, điều đó được thể hiện qua các
cuộc thi sôi nổi trong những năm học vừa qua. Từ đó cho thấy các hoạt động đó
được tác động nhiều với bộ môn âm nhạc.
Vậy muốn cho các em học được tốt và có hứng thú học tập tốt với bộ môn
này người giáo viên phải có phương thức truyền đạt một cách lôi cuốn, thu hút
tạo được sự hứng thú cho các em. Hầu hết tất cả các em đều yêu thích môn Âm
nhạc. Các em luôn thích thú với các hoạt động âm nhạc nhưng do điều kiện kinh
tế của nhà trường còn hạn hẹp, cuộc sống của người dân còn khó khăn, đặc biệt
trường nhiều khu lẻ nên các hoạt động chưa được tập trung và chưa được đa
dạng phong phú. Vì lẽ đó mà vẫn còn một số em chưa được tham gia nhiều vào
các hoạt động văn nghệ nên dẫn đến vẫn còn tình trạng nhiều em rụt rè, mất tự
tin. Và nhiều em vẫn cho rằng múa hát chỉ giành cho các bạn hát hay, múa đẹp,
có năng khiếu còn những bạn không hát hay, không múa đẹp thì không được
tham gia.
5


Một vấn đề thực trạng xảy ra hầu hết tất cả các lớp mà bản thân tôi đã
nghiệm được trong khi giảng dạy. Và đó cũng là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lí các em học sinh, khiến các em càng cảm thấy rụt rè và mất tự tin. Đó
chính là sự chê bai của các bạn trong lớp. Đây là một vấn đề luôn khiến tôi phải
nhắc nhở giáo dục các em và đưa ra những ví dụ để các em hiểu được hậu quả
của việc chê bai từ những người bạn của mình. Bởi lí do này gây một trở ngại rất
lớn đối với việc học của các em, cũng như đối với việc giao tiếp hàng ngày, hoạt

động ngoài giờ lên lớp, khiến cho các em không dám nêu ý kiến riêng của cá
nhân. Vì những lời chê bai sẽ khiến các em trì trệ, rụt rè, không dám thể hiện
những ý kiến cá nhân cũng như tham gia biểu diễn giờ học Âm nhạc. Tôi sẽ đưa
ra một ví dụ điển hình sau đây mà ở trường tôi hầu hết các lớp đều có.
Ví dụ: Khi giáo viên chỉ định một em học sinh đứng lên hát nhưng học
sinh đó chẳng may hát chưa chính xác thì ở dưới lớp các bạn đã xì xào và một số
bạn còn nói to rằng “ Ê hát sai rồi”, hoặc “ sai rồi, sai rồi”, hoặc “ Cô giáo ơi bạn
ấy hát không hay…”. Thực ra nói đến thực trạng này thì chúng ta nghĩ có vẻ rất
đơn giản học sinh hát sai thì giáo viên sửa sai và tiếp tục bài học. Nhưng đối với
tôi, tôi luôn để ý đến từng lời nhận xét của các em học sinh và biểu cảm của em
học sinh đó. Rõ ràng tôi thấy được rằng học sinh đó cảm thấy xấu hổ vì những
lời nhận xét tự tiện và vô tư của các bạn trong lớp. Điều đó khiến em học sinh
không muốn thể hiện bài hát nữa chỉ vì những lời chê bai của các bạn. Đây đúng
là một thực trạng xảy ra ở hầu các lớp không chỉ riêng môn Âm nhạc mà kể cả
các giờ học khác, trong mỗi giờ Âm nhạc tôi đều cố gắng truyền đạt cho các em
hiểu để các em không được tự tiện nói những câu nói mang tính chê bai như vậy
nữa. Bởi những lời chê bai đó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của trẻ.
Qua khảo sát thực tế các em học sinh ở điểm trường Khu Éo- Trường Tiểu
học Thanh Xuân bằng việc tích vào phiếu tham khảo “ Em có cảm thấy tự tin
trong giao tiếp hàng ngày hoặc khi trình bày một bài hát không” cho thấy:

Lớp

Từ lớp 1 đến lớp
5

Tổng số HS
khu Éo

111 HS


Mạnh dạn, tự tin Không mạnh dạn, tự tin
TS

%

TS

%

36

32,4%

75

67,6%

3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Phương pháp dạy học sinh bắt nhịp một bài hát:
6


Khi nói đến giải pháp này có thể chúng ta sẽ nghĩ ngay bắt nhịp một bài
hát thì có gì là khó? Và tại sao phải dạy học sinh bắt nhịp để làm gì? Là giáo
viên Âm nhạc của trường Tiểu học Thanh Xuân được dạy và nghiệm thấy ở các
em, bước đầu để tôi tạo sự mạnh dạn, tự tin cho các em chính là tôi đã dạy các
em bắt nhịp một bài hát. Cứ mỗi giờ học hát, khi nói đến bắt nhịp cho cả lớp hát
là cả lớp luôn ấn định bạn lớp phó văn nghệ sẽ là người bắt nhịp. Cứ thế trong
những năm học trước chỉ có bạn lớp phó văn nghệ bắt nhịp, nhưng đối với năm

học mới này tôi đã suy nghĩ và thử bằng nhiều cách và cách hướng dẫn các em
bắt nhịp một bài hát là cách tôi sử dụng để tạo nên một học sinh hình thành nên
bước đầu của sự mạnh dạn và tự tin.
Trong một tiết học Âm nhạc khi bắt đầu hát một bài hát thì cần người bắt
nhịp. Giải pháp này được tôi sử dụng cho mọi đối tượng học sinh ngay từ khi
các em học lớp 1. Dần hình thành cho các em thói quen và có ý thức trách nhiệm
luôn sẵn sàng khi được cử bắt nhịp điều hành lớp. Từ đó thúc đẩy sự mạnh dạn,
tự tin đứng lên trước lớp ở các em. Bởi học sinh Thanh Xuân có những đối
tượng học sinh rất rụt rè, khi giáo viên yêu cầu đứng lên các em cũng ngại ngần
không thực hiện theo yêu cầu của người giáo viên. Một trong những yêu cầu của
người thực hiện bắt nhịp đó là khi câu hát đầu tiên là phải hát to câu hát đó và
đếm nhịp rõ ràng để toàn bộ cả lớp cùng được nghe thấy. Nghe thì tưởng chừng
đơn giản, nhưng đối với những học sinh rụt rè, không tự tin là khó. Bởi khi thực
nghiệm vào những học sinh đó, các em bắt nhịp lí nhí câu hát trong miệng dẫn
đến việc cả lớp không nghe gì. Vì vậy mà cần một người bắt nhịp điều khiển lớp
với giọng to để gây được sự chú ý của cả lớp. Học sinh được luyện tập nhiều lần
thì sẽ dần mạnh dạn, tự tin bắt nhịp trôi chảy. Đó cũng là lí do tôi đưa ra giải
pháp này, thực hiện từ những điều đơn giản đến phức tạp để mang đến cho các
em những kĩ năng tốt nhất giúp các em phát triển toàn diện hơn.
b. Phương pháp khuyến khích, động viên:
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so
với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như
những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm
chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng
có được. Vì vậy mà người giáo viên dạy Âm nhạc phải quan tâm đến từng đối
tượng học sinh, khuyến khích, động viên học sinh để mang đến cho học sinh
những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Bởi những lời
nhận xét không đúng cách của thầy cô hoặc những lời chê bai vô tư của các bạn
cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ. Khuyến khích, khích lệ, động viên các
em chính là bước đệm quan trọng cho việc hình thành dần sự tự tin, mạnh dạn

của học sinh.
7


Một giờ học Âm nhạc sôi nổi của các em
c. Phương pháp vận động phụ họa, trình diễn tác phẩm:
Là phương pháp cho học sinh nghe đĩa nhạc, xem hình hoặc cho các em
trực tiếp biểu diễn tác phẩm. Sau khi học xong một bài hát, vận động phụ họa
cho bài hát là rất quan trong. Bước này giúp các em được thả lỏng cơ thể, đứng
thoải mái để trình bày vận động phụ họa, hoặc lắc lư nhịp nhàng theo nhạc. Giúp
các em trở nên năng động hơn. Qua khảo sát thực nghiệm cho thấy, các em ở các
lớp đều rất thích vận động phụ họa cho bài hát. Sau khi cho học sinh được cô
giáo hướng dẫn các động tác vận động phụ họa, học sinh sẽ biểu diễn đồng đều
cả lớp sau đó cho các nhóm hoặc cá nhân đứng lên trước lớp biểu diễn lại tác
phẩm. Có như vậy vừa giúp các em mới ấn tượng về tác phẩm, qua đó rèn cho
các em kĩ năng biểu diễn trước đám đông.

8


Học sinh đang thực hành múa vận động phụ họa cho bài hát trong một tiết học
Âm nhạc ở trường Tiểu học Thanh Xuân
Trong những dịp ngày lễ quan trọng của nhà trường như: Lễ khai giảng
năm học mới, Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, lễ tổng kết năm học,
Các buổi giao lưu văn nghệ giữa các lớp…hầu như các em đều háo hức được
tham gia các phong trào của nhà trường, các em sẽ được tham gia biểu diễn tác
phẩm âm nhạc, được thể hiện khả năng của mình qua các bài hát với nhiều hình
thức trình bày như: hát đơn ca, song ca, hát tốp ca…kết hợp vận động múa phụ
họa, được tham gia nhảy các bài múa nhạc hiện đại như: nhảy erobic, nhảy
chachacha, zumba…Các em được mở mang về kiến thức Âm nhạc cũng như các

được học điệu nhảy hiện đại văn minh của thế giới, các em được trang bị về một
hành trang Âm nhạc góp phần cho sự toàn diện của các em.

Học sinh tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
d. Phương pháp hoạt động múa hát sân trường, trò chơi, hoạt động
ngoài giờ lên lớp:
- Hoạt động múa hát sân trường:
Múa hát sân trường là một hoạt động bổ ích và không thể thiếu của các
em học sinh trường Tiểu học Thanh Xuân. Qua hoạt động múa hát sân trường
giúp các em được thoải mái tinh thần và được vận động sau những giờ học căng
thẳng. Ngoài những bài hát, những bài múa được học trong chương trình âm
nhạc sách giáo khoa thì múa hát sân trường tập thể gồm nhiều bài hát đa dạng,
phong phú với nhiều chủ đề học tập để các em được mở rộng về kiến thức các
9


bài hát thiếu nhi và được học thêm về những điệu múa nhộn nhịp, vui tươi. Sau
những giờ học căng thẳng, các em sẽ được hòa mình vào những điệu múa,
những giai điệu mang nhiều màu sắc theo từng chủ đề, chủ điểm.

Giờ múa hát sân trường hàng ngày của học sinh
trường Tiểu học Thanh Xuân
Tuy nhiên việc múa hát đồng đều cả trường thì là một hình thức được diễn
ra hàng ngày của các em học sinh trong toàn trường và sẽ không để lại ấn tượng
gì nhiều cho các em. Trước đây các bạn múa đẹp, múa đúng mới được đứng lên
trên bục biểu diễn để làm mẫu cho cả trường. Nhưng năm học mới này học sinh
trong toàn trường đều được tham gia biểu diễn trên bục sân khấn.Thay vì đó các
bạn múa chưa được đẹp cũng sẽ lần lượt được đứng lên bục để biểu diễn. Khi
các bạn được yêu cầu đứng trên bục sân khấu để múa thì các bạn ấy sẽ có ý thức
tập trung hơn vào động tác múa, rèn luyện dần sẽ giúp các em tránh khỏi những

bỡ ngỡ, độ chính xác cho bài múa sẽ cao hơn và từ đó cũng tạo điều kiện cho
các bạn làm quen dần với sân khấu biểu diễn. Dần dần giúp các em tự tin biểu
diễn hơn khi biểu diễn trước đám đông.

10


Học sinh trường Tiểu học Thanh Xuân được tham gia biểu diễn trên bục sân
khấu vào giờ múa hát sân trường hàng ngày.
Khi được xem các bạn của mình biểu diễn các em sẽ cảm thấy thích thú
hơn, được nhìn thấy các hay cái đẹp những cái tốt và chưa tốt. Từ đấy các em sẽ
rút ra bài học kinh nghiệm cho mình và có thể học theo những cái đẹp mà các
em yêu thích. Kết thúc buổi múa hát sân trường chúng ta nên chọn những bạn
múa đẹp để tuyên dương, và khuyến khích, động viên những bạn múa chưa đẹp
để lần sau các bạn rút được kinh nghiệm cho bản thân mình. Điều đó sẽ làm cho
học sinh phấn khởi, tự hào những gì các em đã làm được, khuyến khích các em
thêm hứng thú với các hoạt động ngoại khóa, giúp các em mạnh dạn tham gia
các hoạt động phong trào của nhà trường.
- Hoạt động trò chơi:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật sử dụng phương tiện biểu hiện là âm
thanh, được sinh ra do chính đòi hỏi của cuộc sống khi cần biểu đạt những cảm
xúc của thế giới tình cảm. Vì thế trò chơi âm nhạc khác với các trò chơi khác ở
chỗ: mang tính nghệ thuật cao; được biểu hiện bằng ngôn ngữ âm thanh; thể
hiện rõ trạng thái tình cảm của người chơi…
Phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học có ưu thế trong việc phát
huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Phương pháp sử dụng trò chơi trong
quá trình dạy học môn âm nhạc mang tính chất vui – học, học – vui, từ đó giúp
lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Các trò chơi âm nhạc tạo hứng thú, cảm
xúc trong quá trình dạy học , việc tổ chức truyền đạt lĩnh hội nội dung dạy học
diễn ra một cách nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ em. Trong khi dạy

học môn Âm nhạc, có rất nhiều trò chơi Âm nhạc phong phú để thu hút các em
11


trong giờ học. Học sinh không chỉ được học kiến thức Âm nhạc qua sách vở mà
thông qua các hoạt động trò chơi âm nhạc còn tạo cho học sinh niềm phấn khích,
sự thoải mái trong môn học như câu nói “ Học mà chơi - Chơi mà học” .
Những trò chơi được kết hợp trong khi dạy học môn Âm nhạc như:
+ Trò chơi: Nghe nốt nhạc đoán tên bài hát: Giáo viên sẽ đàn giai điệu
một câu nhạc nào đó trong bài hát mà các em đã được học và yêu cầu học sinh
đoán đó là câu hát nào? Và câu hát có trong bài hát tên là gì?
Khi học sinh tham gia trò chơi này sẽ rèn có thẩm âm tốt cho đôi tai, rèn
cho các em sự nhanh trí.
+ Trò chơi thi Đặt lời hát mới cho bài tập đọc nhạc giữa các tổ: Trò chơi
này thúc đẩy sự sáng tạo của các em, và giúp cho các em hiểu được tính hiệu
quả cao trong khi làm việc theo nhóm.
+ Trò chơi: Giải ô chữ: Giáo viên có một ô chữ theo nội dung tên các bài
hát đã học. Giáo viên đặt các câu hỏi tương ứng với từng ô chữ yêu cầu học sinh
trả lời. Khi có câu trả lời chính xác của học sinh thì ô chữ cũng được mở ra. Số
lượng ô chữ có thể phụ thuộc vào nội dung bài học.
Trò chơi này giúp các em hiểu biết thêm về kiến thức âm nhạc. Tạo sự tò
mò, thích thú cho các em khi tham gia trò chơi.
+ Trò chơi: Thử làm ca sĩ: Học sinh sẽ đứng trước lớp biểu diễn trọn vẹn
một ca khúc được học trong chương trình tiểu học ( có thể một nhóm học sinh từ
3- 4 người).
Mục đích của trò chơi này giúp các em có được những kĩ năng đứng biểu
diễn trên sân khấu, trước mọi người. Giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn.

Học sinh tham gia trò chơi trong giờ hoạt động ngoại khóa
12



Trên là một số ví dụ các trò chơi mà học sinh trường Tiểu học Thanh Xuân được
tham gia trong giờ học Âm nhạc nhằm thúc đẩy các em có niềm say mê khi học tập,
giúp các em quên đi những giờ học gây gò bó, đơn điệu, nhàm chán.
Ngoài những trò chơi được kết hợp trong quá trình giảng dạy thì hoạt
động vui chơi ngoài trời cũng là một hoạt động thu hút các em tham gia các trò
chơi vào những giờ hoạt động ngoại khóa. Phần lớn các em đều rất thích tham
gia các hoạt động ngoài trời vì các em được thỏa sức tham gia vui chơi cùng bạn
bè và thầy cô. Nên vào những giờ hoạt động ngoại khóa, ngoài những buổi giáo
dục tuyên truyền về các chủ đề học tập, chủ đề sức khỏe...thì các em vẫn được
tham gia các trò chơi bổ ích để các em được thoải mái, năng động hơn.

Cô trò ở Khu Tân Sơn đang cùng nhau tham gia một số trò chơi trong giờ hoạt
động ngoại khóa
13


- Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp có rất nhiều bổ ích cho các em học sinh, giúp
các em vui khỏe, có cơ hội được giao lưu, học hỏi cùng các bạn trong toàn
trường. các em được thể hiện kiến thức qua các chủ điểm, năng khiếu của mình
qua các bài hát. Hoạt động diễn ra không chỉ mang lại cho các em những kiến
thức bổ ích mà còn thúc đẩy sự mạnh dạn tự tin của các em, đặc biệt là các em
học sinh ở các khu lẻ của trường. Ngoài truyền những kiến thức trên lớp hàng
ngày cho các em thì các thầy cô ở những điểm trường lẻ như điểm trường khu
Vui, điểm trường khu Gía, điểm trường khu Tân Sơn luôn quan tâm đến các em
học sinh, và dành cho các em những hoạt động bổ ích vào những giờ hoạt động
ngoại khóa. Khi được tham gia các em trong khu lẻ đều rất vui vẻ, thích thú và
hăng hái tham gia. Các hoạt động khiến các em trở nên tự tin hơn trong học tập

cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt, những buổi giao lưu văn nghệ ở
trong các điểm trường khu lẻ, học sinh trong khu rất háo hức khi được tham gia
và thể hiện những điệu múa, những lời ca tiếng hát. Từ rụt rè các em trở nên
mạnh dạn hơn qua những giờ học hát, qua những hoạt động bổ ích. [4]

Hoạt động múa hát của học sinh khu Vui trong các buổi giao lưu văn nghệ
14


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ khi triển khai “ Một số phương pháp tạo sự mạnh dạn, tự tin hơn
cho học sinh miền núi thông qua môn học Âm nhạc” cho thấy rõ rệt kĩ năng
biểu diễn âm nhạc trong hoạt động ngoại khóa học sinh trong toàn trường tốt
hơn, các em luôn hứng thú với giờ học Âm nhạc, các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, trong các chủ điểm tiêu biểu, những ngày kỉ niệm lớn như: Ngày
phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập đội
15/5… các em luôn hăng say tham gia tập luyện. Đặc biệt những buổi giao lưu
văn nghệ ở trường của các em học sinh ở điểm trường bản Gía, bản Vui…các
em thể hiện mạnh dạn hơn.
Trong tiết học Âm nhạc các em đã mạnh dạn xung phong bắt nhịp và thể
hiện tự tin một bài hát cũng như các bài múa phụ họa. Các em được làm việc,
được phát huy tính sáng tạo và năng khiếu của bản thân nên các em mạnh dạn,
tự tin hơn trong cuộc sống và trong giao tiếp. Từ đó giúp các em học tốt các môn
học khác. Đặc biệt là qua các kì thi “ An toàn giao thông cấp huyện”; “Giao lưu
câu lạc bộ Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh cấp huyện” học sinh trường tiểu học
Thanh Xuân hăng hái tham gia, trong quá trình ôn luyện và tham gia cuộc thi
các em đã bộc lộ được sự tự tin trước mọi người. Qua đó các em đã gặt hái được
những kết quả đáng khích lệ như: Về đồng đội, các em đạt giải khuyến khích
cuộc thi giao lưu “ an toàn giao thông”; giải khuyến khích cuộc thi “ giao lưu

các câu lạc bộ”; và một số giải cá nhân khác…
Đặc biệt, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, động viên để
giáo viên đưa ra được những phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng học
sinh. Nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn
về chuyên môn nghiệp vụ nâng cao những kiến thức phương pháp dạy học cho
học sinh được tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm cũng như các thầy cô bộ môn trong
trường luôn ủng hộ học sinh và tham gia đóng góp ý kiến nên tình cảm thầy trò
ngày càng gắn bó hơn, hoạt động ngoại khóa của nhà trường thêm phong phú và
hấp dấn với các em hơn. Tình cảm của thầy trò được gắn kết hơn khi các thầy cô
cùng tham gia vào giờ múa hát sân trường với điệu nhảy cha- cha- cha. Hầu hết
các em đều cảm thấy vui và phấn khởi khi được cùng các thầy cô trình diễn một
điệu nhảy văn minh của thế giới.
Qua thời gian áp dụng “ Một số phương pháp tạo sự mạnh dạn, tự tin
hơn cho học sinh miền núi thông qua môn học Âm nhạc”các em yêu thích
các hoạt động ngoại khóa hơn đặc biệt những hoạt động liên quan đến âm nhac,
học sinh tham gia tích cực và đạt hiệu quả cao so với đầu năm học:

15


Lớp
Từ lớp1 đến
lớp 5

Tổng số HS
111 HS

Mạnh dạn, tự tin
TS


%

99

89%

Không mạnh dạn,
tự tin
TS
%
12

11%

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài“ Một số phương pháp tạo sự mạnh dạn, tự tin hơn cho học sinh
miền núi thông qua môn học Âm nhạc” đã đem đến cho bản thân tôi một trải
nghiệm mới, từ đấy bản thân đã truyền đến các em niềm đam mê với âm nhạc.
Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy Âm nhạc trong trường Tiểu học và là một
Tổng phụ trách Đội trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho các em, xuất phát từ thực tiễn khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức
đặc thù của phân môn tôi nhận thấy rằng người giáo viên phải có vai trò chủ đạo
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đặc biệt là các hoạt
động văn hóa văn nghệ trong nhà trường, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức
chính xác còn phải lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp, biện pháp
giảng dạy. tổ chức phù hợp thì ta mới thu được những kết quả như mong muốn.
Qua quan sát thực tế tôi nhận thấy các em rất yêu thích môn học Âm nhạc từ đó
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hơn,mạnh dạn trong các hoạt động phong
trào bề nổi, hào hứng học tập hơn các môn học khác và đặc biệt các em cảm thụ

âm nhạc một cách nhạy bén hơn, kết quả học tập đã nâng lên, các em mạnh dạn
hơn, tự tin hơn trong biểu diễn và trong các hoạt động khác. Từ đấy các em tự
tin hơn trong các hoạt động xã hội..
2. Kiến nghị:
Việc thực hiện dạy bộ môn âm nhạc trong trường tiểu học hiện nay còn
gặp rất nhiều khó khăn về công tác giảng dạy cũng như học tập của học sinh
nhất là đối với các trường miền núi như trường Tiểu học Thanh Xuân, nơi tôi
đang công tác do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường khó khăn nên còn thiếu
một số đồ dùng thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như: Phòng Âm nhạc riêng,
các loại nhạc cụ gõ đệm... Vì vậy tôi kiến nghị với các cấp lãnh đạo đặc biệt là
Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm, trang bị và tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
đồ dùng dạy học để đảm bảo cho việc dạy và học môn âm nhạc được tốt hơn.
Đề tài này nghiên cứu dựa trên thực tế tôi đã giảng dạy và công tác tại
trường Tiểu học Thanh Xuân, đúc kết những kinh nghiệm xin trình bày với quý
đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
16


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
……………………………………
…………………………………...
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………

Quan Hóa, ngày 20 / 04 / 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN

của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

HÀ MY

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Âm nhạc cho hệ Đại học sư phạm Âm nhạc - Bộ
giáo dục và đào tạo (2012).
2. “Đời sống có thể thiếu Âm nhạc không?” - Mã Khả (1962), NXB Văn
hóa, Thông tin.
3. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5 - NXB Giáo dục.
4. Tài liệu các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường tiểu
học. ( Sở Giáo dục – Phòng Giáo dục, tài liệu và websites khác)

18



×