Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ làm QUEN với KHÁM PHÁ KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.5 KB, 19 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI KHÁM PHÁ KHOA HỌC.

I. Lời giới thiệu
“Xung quanh ta có bao điều kì lạ, mà sao ta biết chẳng bao nhiêu”. Đó là một
câu hát quen thuộc với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la
rộng lớn. Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên
và xã hội. Chúng ta không thể đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy hết
thảy các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng muốn được khám
phá, tìm hiểu thế giới xung quanh ta, đó chính là môi trường sống của con người.
Nó lại là một kho tàng kiến thức vô tận ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con
người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua
các hoạt động để có thể có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ
chính cuộc sống của con người. Nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung
quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời đã muốn
ngắm nhìn xung quanh như khi chỉ mới 2 tháng tuổi trẻ đã hứng thú đưa mắt nhìn
theo những quả bóng bay xanh – đỏ treo trước mắt và tò mò đưa tay với, ….. Càng
lớn, nhu cầu đó càng tăng lên bằng việc bắt chước giọng điệu người lớn (thích mặc
quần áo, đeo dép của mẹ…), làm những công việc của người lớn hay với trẻ 5-6 tuổi
kinh nghiệm sống đã có trẻ liên tục hỏi những câu hỏi về thế giới xung quanh như:
“Tại sao lại có trời ? gió ở đâu đến? con sinh ra như thế nào?....” chính là lúc nhu cầu
khám phá thế giới xung quanh của trẻ càng cao. Nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn
sống, vốn kinh nghiệm, sự trải nghiệm còn ít, trẻ chưa tự khám phá về thế giới
xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào
các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ
được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ
năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát
triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích
hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ
được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực,
rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo.
Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu giáo lớn




nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi
trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương
thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ.
Vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để
giúp trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng
tạo, để tìm ra những cách thức, phương pháp giảng dạy và tạo ra môi trường học tập
tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý
nguyện của mình đã thực hiện được.
Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay và
hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung
quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học
khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa. Chính vì thế tôi không những áp dụng những
phương pháp vốn có trong trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng
nghiệp, sách báo và đặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm về
khám phá khoa học của những giáo viên trong huyện và tỉnh, tôi cũng nghiên cứu và
áp dụng vào các tiết dạy của mình. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi thật sự cảm nhận
rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần nào góp phần thêm vào
sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được góp phần nào vào sự nghiệp giáo
dục đặc biệt lĩnh vực khám phá khoa học nên bản thân tôi đã đề cập tới đề tài “Một số
phương pháp cho trẻ làm quen với khám phá khoa học trong trường mầm non”.
II. Tên sáng kiến:
“Một số phương pháp cho trẻ làm quen với khám phá khoa học trong trường
mầm non”
III. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên:
- Số điện thoại:

Nguyễn Thị Thuý

0986315675

- Email:
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Thị Thuý
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Khám phá khoa học qua các giờ học các trò chơi thực nghiệm đã được khảo sát
trong các hoạt động chơi của trẻ tại trường mầm non nhạo sơntrên lứa tuổi 5– 6.


VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2014 tại lớp 5 tuổi
A2 qua tiết dạy khám phá khoa học đề tài thí nghiệm “Vật chìm vật nổi”.
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1) Phương pháp 1: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm :
Trong khám phá khoa học việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn
tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò
mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các
năng lực hoạt động trí tuệ,....chính vì vậy mà phương pháp sử dụng các trò chơi thực
nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt động khám phá khoa học.
Ví dụ 1: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt
* Mục tiêu:
Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn ,ánh sáng và nước mới sinh trưởng
được.
* Chuẩn bị:
Một vài hạt đậu tương, đậu đen…2 Khay nhỏ, một ít đất .bình nước tưới.
*Tiến hành:
- Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay
có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay
còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong
khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không

nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên .
- Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm của bản
thân .
* Giải thích và kết luận:
Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ
sáng có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và ngược lại cây mà không được
chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.
Ví dụ 2: Trò chơi với nước, không khí và ánh sáng : “Bóng cây thay đổi”
* Mục tiêu:


Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày: sáng, trưa, tối thì
các vật trên mặt đất được chiếu vào sẽ tạo ra bóng một cách khác nhau.
* Chuẩn bị::
- Phấn, thước đo, một số cây trên sân.
-Đố trẻ bóng người, nhà ở, bóng cây dưới ánh sáng mặt trời trong ngày có thay
đổi không? Theo trẻ thay đổi như thế nào?.
- Cùng trẻ đo bóng cây, một người, nhà ở hoặc của một cây dưới ánh sáng mặt
trời ở 3 thời điểm trong ngày (sáng- trưa- tối).
- Cho trẻ nhận xét vị trí của bóng cây thay đổi như thế nào? tìm hiểu vì sao
bóng cây thay đổi theo các thời điểm trong ngày như vậy. so sánh khi nào bóng ngắn,
dài nhất.
Cho trẻ trực tiếp tham gia quan sát và đo bóng cây sau đó tự nêu ra các yêu cầu
của bài thí nghiệm.
* Giải thích và kết luận:
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào phần vướng cây xanh nên không đi qua được nên
tạo ra bóng trên mặt đất. Ngoài ra vào các thời điểm khác nhau thì sẽ có các bóng xuất
hiện trên mặt đất là khác nhau do bóng mặt trời di chuyển.
Ví dụ 3:Namchâm hút gì?
* Mục tiêu:

Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ kim loại, còn những vật
không làm bằng chất kim loại thì nam châm không hút.
* Chuẩn bị:
Cục nam châm, cái đinh, cái kéo, thanh bằng nhôm, cái thước nhựa, cục
gôm, quả bóng bay và một số đồ dùng khác trong lớp.
*Tiến hành:
- Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị gọi tên chúng và nêu chất liệu
của từng đồ dùng.
- Mời 6 – 7 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ:
+ Vật đó có tên là gì? làm bằng gì?


+ Cho trẻ đưa vật đó lại gần cục nam châm và trẻ lời xem chúng có hút nhau
không và vì sao?
- Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và đưa ra
nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì ?
* Giải thích và kết luận:
Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng kim loại ngoài ra không hút
được các vật làm từ các chất khác.
Ví dụ 4: Thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước.
* Chuẩn bị:
+ Đồ dùng: Các mẩu gỗ, bi sắt đường kính 3-4cm, thìa inox, cục nam châm,
một miếng xốp, giấy, chậu đựng nước sạch.
+Đồ chơi: Thuyền giấy, lá mít trẻ đã gấp, bóng nhựa, đồ chơi nhựa.
-Tiến hành: Cho trẻ tự lấy đồ chơi đã chuẩn bị sẵn thả vào chậu nước, và yêu
cầu trẻ nhận xét vật nào chìm? vật nào nổi tại sao ?
Kết quả: Qua thí nghiệm này giúp trẻ hiểu những đồ vật làm từ những nguyên
liệu nặng sắt, thép, nhôm… như bi sắt , bát, thìa inox, …. những đồ vật làm từ nguyên
liệu nhẹ: gỗ, xốp, giấy, nhựa,….thì nổi trên nước .
Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường

xung quanh bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy nhận thức của trẻ được mở
rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích
cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh
hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ trở nên phong phú hơn khả
năng diễn đạt tổt hơn.

2) Phương pháp 2: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng
trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Bởi lẽ trực quan trong dạy học huy động
được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đồ dùng trực quan đối với tiết khám phá
khoa học cho nênngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà


trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi, bảng, tranh
ảnh lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học.
Khi lập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thức truyền tải
kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính
xác và sự sáng tạo từ đó kich thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ
Phương tiện trực quan trong các hoạt động dạy và học rất đa dạng như: Đồ
dùng trực quan bằng vật thật: cốc,chén, con cá, các loại rau-quả, …Các loại mô hình:
Mô hình máy bay, Tàu hỏa...Các loại tranh ảnh, lô tô.
Tôi luôn lưu ý tới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội dung
từng tiết dạy ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi tiết khám phá khoa học tôi luôn suy
nghĩ và lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và thích thú đối với
những tiết chủ đề về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Đối với
những đồ dùng trực quan là đồ chơi tôi đưa vào trong các tiết dạy như: Đồ chơi của bé,
phương tiện giao thông, con vật…Qua những đồ chơi được làm khéo léo giống với
thực tế sẽ giúp trẻ chú ý quan sát đồ chơi, chơi với đồ chơi để khám phá những kiến
thức về đối tượng.

Vì trẻ mẫu giáo có sự tưởng tượng chưa phong phú, kinh nghiệm sống của trẻ
còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ. Khi cho trẻ được tiếp xúc
với vật thật thì tôi nhận thấy trẻ hứng thú và nắm bắt kiến thức một cách rõ ràng nhất.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về quả cam tôi dùng quả cam thật cho trẻ quan sát và trải
nghiệm.
- Đây là quả gì? nhìn xem quả cam có hình gì? Màu gì?
- Hãy sờ xem vỏ của chúng có đặc điểm gì? muốn biết cam có mùi gì hãy đưa
lên mũi ngửi xem nào…
Cuối cùng tôi cho trẻ tự lấy dao bổ cam và nếm thử vị của cam sau đó hỏi trẻ
về vị của cam (có trẻ nói chua, trẻ nói ngọt) từ đó tôi giải thích “Qủa cam chưa chín có
vị chua, còn quả cam chín có vị ngọt” khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững
những kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về quả cam tôi không những đã cho trẻ
tìm hiểu một cách tổng quát về quả cam mà còn dạy trẻ kĩ năng bổ cam và vứt rác
đúng nơi.


Việc sử dụng màn hình, máy chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực quan vì
vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện để cho trẻ nắm kiến thức.Thông qua
những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ
cho trẻ vì tất cả những sự vật hiện tượng đều có thể chụp lại, quay lại để đưa lên màn
hình cơ hội để trẻ khám phá những sự vật- hiện tượng, con vật… mà trẻ khó có cơ hội
tiếp xúc như: tìm hiểu động vật sống trong rừng, động vật sống dưới biển…
Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt và
sáng tạo. Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuối cũng
không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiều mà tôi phối hợp các loại đồ
dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho trẻ không nhàm chán.
Ví dụ: Trong tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại rau tôi có thể sử dụng
một số loại đồ dùng như: Tranh lô tô, vật thật, đồ chơi, màn hình, mô hình kết hợp với
nhau sao cho linh hoạt và phù hợp như phần đầu giới thiệu bài cho trẻ đi thăm mô hình
vườn rau với nhiều loại rau, phần cung cấp kiến thức cho trẻ quan sát các loại rau thật,

phần mở rộng cho trẻ xem trên màn hình một số loại rau khác và các món ăn từ rau,
phần luyện tập cho trẻ đi chơi trò chơi qua những đồ rau nhựa, tranh lô tô.
Việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồ dùng trực quan trong tiết học tôi thấy
trẻ hứng thú hơn mỗi khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi truyền đạt vì thế mà dễ
dàng và trẻ ghi nhớ hơn.
3) Phương pháp 3: Phương pháp lồng luồn khám phá khoa học vào các tiết học.
Trong dạy học không có môn nào học nào, không có phương pháp nào là duy
nhất , bao quát các môn học, các phương pháp khác, mà để đạt được hiệu quả giáo dục
cần phải phối hợp lồng luôn giữa các lĩnh vực, các phương pháp mới có được hiệu quả
tốt nhất với người học. Hiểu được vấn đề ấy trong các tiết dạy tôi thường xuyên lồng
luồn khám phá khoa học vào trong các môn học khác như toán, âm nhạc, văn học, …
Ví dụ: trong hoạt động âm nhạc trẻ học bài hát “Cá vàng bơi”
Tôi cho trẻ quan sát bức tranh (chậu cá thật) về những chú cá vàng đáng yêu
sau đó hỏi trẻ:
+ Đây là cá gì? Nêu các đặc điểm của chúng?
+ Chúng thường được nuôi ở đâu? Cá vàng ăn gì?


+ Vai trò của cá vàng để làm gì? Nêu cảm nhận của các con về những chú
cá này?
Sau khi trò chuyện, tìm hiểu về những chú cá vàng xong tôi giới thiệu với trẻ
bài hát nói về những chú cá đáng yêu này. Bài hát “Cá vàng bơi”.
Qua tiết học âm nhạc tôi đã giúp trẻ có thêm những hiểu biết về đặc điểm và
vai trò của những con cá vàng từ đó trẻ cảm thấy yêu thích bài hát hơn, hoạt động âm
nhạc trở nên hứng thú hơn.
Và những tiết khám phá khoa học thường được quan niệm khô khan thì tôi luôn
khéo léo lồng ghép thích hợp các môn khác như : Toán , âm nnhạc , tạo hình ,văn
học… để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn.
Ví dụ 1 : Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước.
Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn.

“ Nhà hình soắn nằm ở dước ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình .”
( con ốc )
Con gì đầu bẹp .
Hai ngạnh hai bên
Râu ngắn vểnh lên
Mình trơn bóng nhỡn
( con cá trê)
Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú
vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc... Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép toán sơ đẳng, làm
quen với con cua, cô và trẻ cùng đếm số chân cua sau đó đọc câu đồng dao, bài hát về
con cua, sự kết hợp ấy giúp tiết học không nhàm chán, khô khan mà còn giúp trẻ tìm
hiểu được một cách tổng quát nhất về con cua .
4) Phương pháp 4: Thay đổi cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức
khác nhau.


Với đặc điểm tâm lý “Học mà chơi, chơi mà học”. trẻ tri giác dưới đồ vật, sự
vật qua các hình ảnh, vật thật và nếu tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vật dưới
nhiều hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bài học tốt hơn, bằng
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu một tiết học đơn thuần cô chỉ cung
cấp kiến thức cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và cung cấp kiến thức cho trẻ
thì tiết học trẻ học buồn chán, trẻ không tập trung, nhưng cũng tiết học đó mà thay đổi
hình thức dạy dưới các dạng trò chơi hay các hình thức thi đua trẻ học tốt hơn nhất là
môn khám phá khoa học thì yêu cầu cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện như đồ dùng
dạy học và các không gian để trẻ được thực hành và trải nghiệm nhiều. Xuất phát từ
tình hình trên tôi luôn luôn đặt ra cho mình là phải luôn đổi mới các hình thức tổ chức
và các thủ thuật khác nhau khi cho trẻ làm quen với khám phá khoa học. Tuỳ vào mỗi

yêu cầu bài dạy tôi tổ chức các dạy tiết học dưới các hình thức khác nhau. Như với bài
cho trẻ quan sát các con vật, các cây, các loại hoa quả thì tôi có thể chuẩn bị bằng vật
thật hoặc tranh ảnh và tổ chức dưới các dạng trò chơi để trẻ vừa chơi vừa quan sát tri
giác các sự vật hiện tượng một cách tôt nhất. Hay tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm
thì tôi chia trẻ về các nhóm để trẻ cùng nhau làm và khi tiến hành làm thí nghiệm tôi
cho trẻ dự đoán hiện tượng gì sẽ sảy ra trước, trong và sau khi làm thí nghiệm. Như thế
sẽ phát huy được tính mò, chủ động, khả năng tích cực hoạt động và lòng ham hiểu
biết của trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm “ không khí quanh chúng ta” tổ chức dưới dạng
trò chơi.
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không?
Vậy làm thế nào để thở được ?
Cho trẻ đứng vào chỗ cô quy định, hỏi trẻ: con có thở được không?
Cho trẻ đứng góc khác cùng với vài bạn nữa, hỏi trẻ: con có thở được không?
Cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ:con có thở được không?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: chúng ta thở được là nhờ là nhờ có không khí, vậy
không khí có ở đâu? ( không khí có ở xung quanh chúng ta)
Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở quanh chúng ta.
Tôi tiếp tục đặt tình hình huống: thế không khí có bắt được không ( Có trẻ nói
được, có trẻ nói không)


Tôi hỏi tiếp: Làm thế nào để bắt được không khí ( lúc này các trẻ đưa ra rất
nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy hộp, để bắt không khí )
Tôi lấy cho mỗi trẻ một cái túi ni lon và yêu cầu “ Hãy lấy và bắt không khí vào
túi ” mỗi trẻ có thể thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ
vào túi, vời không khí cho vào túi … nhưng các trẻ vẫn chưa thấy gì trong túi. Tôi tiếp
tục gợi ý “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng lên đi ” trẻ phát hiện là mình phải
thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại ) .
Sau đó tôi giải thích: Không khí đang ở trong túi các con đấy!..

Tiếp theo tôi cho các trẻ chơi với túi không khí. lấy kéo cắt túi để thấy không
khí xì ra, lấy kim nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát ra đó là không khí.
Tiết học sôi động và vui vẻ hẳn lên giúp trẻ hiểu biết thêm là: không khí luôn
luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được.
Qua đó tôi thấy nếu cho trẻ tự khám phá trẻ sẽ rất hứng thú, kiến thức đến
với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, để trẻ tự
đừng đánh mất cái tôi của trẻ.
Trong các tiết học khám phá khoa học tôi luôn thay đổi các thủ thuật để
đưa các đối tượng ra cho trẻ quan sát và mối bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm
quen, tôi tìm cách vào bài khác nhau cũng có bài cho trẻ quan sát tri giác bằng vật thật,
cũng có bài dùng tranh ảnh, băng hình, hoặc dùng câu đố để đưa ra giúp trẻ không bị
nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá các biểu tượng của mình.
5) Phương pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy khám phá
khoa học:
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống mạng
cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cách mạng trong
mọi người, mọi ngành và đặc biệt là giáo dục. Chính vì vậy ngay từ cấp học mầm non
trẻ đã được làm quen với công nghệ thông tin như một phần của hoạt động giáo dục
không thể thiếu(chuyên đề công nghệ thông tin). Không chỉ với người lớn mà đối với
trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu ích
trong việc tiếp thu kinh nghiệm sống.
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ không phải sự vật hiện
tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với hoạt động khám phá


khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan sát máy bay, các hiện tượng tự
nhiên, …. , hay chúng ta không thể có thời gian để chứng kiến những hiện tượng trong
tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách sinh sản của một số loại vật nuôi, quá trình phát
triển của cây…chính vì vậy để trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một cách bao
quát nhất thì ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học là một việc cần thiết.

Được ưu thế là một giáo viên trẻ và có khả năng sử dụng công nghệ thông tin
khá thành thạo tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin như các
bài powerpoint, Elearning vào các tiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ thông
tin vào các tiết khám phá khoa học trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ
nhận biết sự vật- hiện tượng một cách rõ ràng hơn.
Ví dụ 1: Tìm hiểu về “Mưa có từ đâu?”
Tôi sử dụng bài powerpoint trình chiếu các quá trình tạo thành mưa (ánh nắng
chiếu xuống mặt nước – Nước bốc hơi- Tạo thành mây - Gió thổi mây thành đám nặng
rồi rơi xuống thành mưa)
Sau khi tìm hiểu xong về quá trình tạo thành mưa tôi cho trẻ xem phim hoạt
hình “Đám mây đen xấu xí” vừa là phim vừa đám ứng việc củng cố kiến thức về quá
trình tạo thành mưa cho trẻ.
Thông qua việc trình chiếu và xem phim hoạt hình trẻ vừa như được giải trí và
cũng là khi lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ đảm bảo trọn vẹn với hình thức này.
Việc triển khai chuyên đề công nghệ thông tin trong trường mầm non Nhạo Sơn
được Ban giám hiệu và giáo viên rất quan tâm đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, các trò
chơi thông minh trong “Vui học kidsmart” luôn làm trẻ tò mò và hứng thú. Biết được
điều đó tôi thường xuyên tìm hiểu những trò chơi thông minh có liên quan tới chủ đề,
chủ điểm mà trẻ đang học vừa giúp trẻ thỏa mãn tính tò mò cũng như củng cố, mở
rộng hiểu biết về bào học với trẻ hơn.
Ví dụ 2: Trò chơi “Tìm lá cho hoa” chủ đề Thế giới thực vật.
Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện những hình ảnh về 1 số cành hoa bất kì sau
đó biến mất chỉ xuất hiện hoa và lá riêng rẽ nhiệm vụ của trẻ di chuột sắp xếp hoa và
lá lại thành một bông hoa có cành lá chính xác.
Khi trẻ đã chơi thành thạo tôi nâng cao trí nhớ cũng như sự nhanh nhẹn của trẻ
bằng cách chỉnh thời gian xuất hiện hoa ban đầu nhanh hơn hoặc cao hơn nữa là không


có sự xuất hiện của cành hoa ban đầu mà đòi hỏi trẻ phải có trí nhớ, kĩ năng từ những
lần chơi trước tự xếp lá cho hoa đúng theo yêu cầu.

Qua công nghệ thông tin từ một trò chơi tôi đã giúp trẻ có thêm kĩ năng sử
dụng máy tính, đồng thời giúp trẻ củng cố, ghi nhớ bài học hơn là tiền đề tốt cho các
cuộc thi Olympic ở cấp Tiểu học.
6) Phương pháp 6:Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.
Một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu đối với khám
phá khoa học là quan sát, so sánh và phân loại .
Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cách vào
bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. có thể dùng câu đố, bài hát… Để trẻ
nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình.
Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa ra
ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làm quen
như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ không những hiểu về vật đó mà
còn có cách ứng xử, hành động với chúng .
Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại … khi trẻ
quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra chọn vẹn đối tượng
đó. Qua hoạt động cho trẻ quan sát cô đưa ra các câu hỏi đàm thoại để cho trẻ so sánh
và phân loại từ đó sẽ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy cho trẻ.
Ví dụ : Cô và trẻ quan sát bồn hoa của lớp có nhiều loại hoa khác nhau, hướng
trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn. Đưa hoa nên
ngửi có mùi thơm .
Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so
sánh rất tốt và phân loại rất nhanh .
Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế
giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi
trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về
mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục Bảo vệ môi trường. Với trẻ
mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy
định,chăm sóc vườn rau bắt sâu cho rau và ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
7) Phương pháp 7: Kết hợp với với phụ huynh.



Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non để có sự giáo
dục toàn bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết tôi thấy rằng
tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của
phụ huynh vì thế ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về các hoạt động của
trẻ trong trường mầm non trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh và tuyên truyền đến
các bậc phụ huynh.
Bản thân tôi là một cộng tác viên tuyên truyền của nhà trường ngoài việc tuyên
truyền các chuyên đề của nhà trường giao về lớp tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền
tới các bậc phụ huynh như thông qua bảng tuyên truyền của lớp, trang trí những hình
ảnh của chủ đề đang học một cách sinh động. Thường xuyên trao đổi về tình hình sức
khoẻ của trẻ, tình hình học tập của trẻ đặc biệt qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao đổi
với các bậc phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp, về các chủ đề chủ điểm trẻ
đang học giúp phụ huynh nắm rõ từ đó có thể tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm ở
nhà, củng cố thêm kiến thức .
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật” Hôm nay tôi cho trẻ làm Tìm hiểu
về sự nảy mầm của cây. Trẻ được tham gia trải nghiệm và thực hiện công việc xong do
thực nghiệm cần thời gian trẻ mới thu được kết quả và có thể một số trẻ nghỉ, thông
qua trao đổi với phụ huynh phụ huynh nắm được từ đó tạo điều kiện cho trẻ được thực
hiện việc gieo hạt ở nhà, khi được cô thường xuyên hỏi thăm về sản phẩm thì trẻ tỏ ra
rất hứng thú, khi chính trẻ thực hiện và khám phá.
Nhận được kết quả giúp trẻ nhớ hơn, hiểu và kích thích trí ham học hỏi.
Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi mà nhà trường đã cấp cho lớp còn thiếu những
gì từ đó vận động các bậc phụ huynh cùng tham gia đóng góp thêm các loại đồ dùng
như có phụ huynh đã sưu tầm các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, một số danh
lam thắng cảnh để ủng hộ, có bậc phụ huynh đã ủng hộ các cây cảnh, cây hoa và một
số loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và góc thiên nhiên, vì phần lớn là trẻ em
nông thôn nên đặc biệt các sẩn phẩm của nông nghiêp được phụ huynh ủng hộ rất
nhiệt tình. Qua tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ tôi đã nắm được nghề của bố mẹ
trẻ từ đó tôi có kế hoạch gặp gỡ và trao đổi nhờ các bậc phụ huynh sưu tầm những vật

liệu hỏng bỏ đi để gom lại mang về làm đồ chơi như bố cháu Quang làm nghề sửa
chữa điện tử nhờ bác sưu tầm những cục mam châm những hòn bi sắt để cho trẻ làm
thí nghiệm, mẹ cháu Phi làm thợ may nhờ chị sưu tầm cho vải vụn ,đôi khi chị may


cho những bộ trang phục búp bê bằng vải vụ, bác Hà làm thợ mộc nhờ bác sưu tầm các
khối gỗ để làm đồ chơi xếp nhà, xếp ô tô...Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu
nào tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay về nhà
các bậc phụ huynh cùng trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấp cho trẻ một
số kiến thức để cho trẻ học tập tốt hơn.
8 )Khả năng áp dụng:
Các biện pháp trên được ứng dụng và giúp trẻ làm quen với khám phá
khoa học, giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng về thế giới tự nhiên xung quanh trẻ mang
lại hiệu quả cao trong việc cho trẻ tiếp xúc với lĩnh vực khám phá khoa học trong
trường. Đồng thời cũng giúp trẻ luôn tìm tòi, học hỏi suy nghĩ, phát hiện những điều
hay, những cái mới về thế giới xung quanh trẻ.
Tôi nghĩ kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng cho độ tuổi 5-6 tuổi trong
trường mầm non.
VIII. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
-Điều kiện về cơ sở vật chất:
Đồ dùng, trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn, ghế, bảng, tranh, mô
hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt
động.
Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích
hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc
hình ảnh động cho tiết học sinh động.
Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với ban giám hiệunhà trường trang
bị thêm thiết bị,đồ dùng dạy học như : Bảng,tranh ảnh,lôtô, ngoài ra còn cung cấp
thêm các công nghệ như máy tính, máy chiếu để phục vụ tốt cho các hoạt động khám

phá, với mỗi tiết cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ .
Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh , truyện, đặc biệt
là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả ,... Sưutầm những câu ca dao,
tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về khám phá khoa họccủa trẻ .
Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa
phương như: vải vụn, cọng rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh


cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ xung ra đồ chơi
của trẻ .
Được nhà trường cấp cho tranh dạy khám phá khoa học, lô tô các loại...Ngoài ra
tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình ảnh, các con vật,cây
cỏ, hoa lá ... Sưutầm tranh có hình ảnh đẹp xử dụng trong việc cho trẻ làmquen với
khám phá khoa học. Tận dụng các hình ảnh ở đốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ ... Vừa
trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi .
Tôi tận dụng bìa cát tông có dây dạt thật sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú với
trẻ. Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh, có chân
thì biết chạy có cánh thì biết bay .
Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá ,
hoặccác sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình, tranh từ
những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về khám
phá khoa học.
Tôi sưutầm những bài thơ về môi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnh
minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện
ngôn ngữ. Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển .
Với những đồ dùng, đồ chơi đợc phát và tự làm khi tôi đưavào sử dụng trong
tiết dạy khám phá khám phá khoa học tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻ hiểu
biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại
cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục
ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả ... Tư duy của trẻ

cũng nhanh và chính xác hơn.
-Điều kiện về con người: Trình độ chuyên môn đạt chuẩn và luôn học tập, bồi
dưỡng tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm.Yêu nghề mến trẻ và được sự quan tâm, tin tưởng của các bậc phụ
huynh và của ban giám hiệu trường mầm non Nhạo sơn.
X. Đánh giá lợi ích thu được theo các nội dung sau:
Qua thực hiện một số phương pháp cho trẻ làm quen với khám phá khoa học tôi
đã đạt được kết quả như sau.


X.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
- Hiệu quả kinh tế:
Hiện nay việc giáo viên linh hoạt tạo ra môi trường hoạt động và sáng tạo ra
những nghệ thuật sư phạm cung cấp kiến thức kỹ năng khoa học và xã hội cho trẻ làm
quen, khám phá khoa học đạt hiệu quả mà không cần dùng đến các đồ chơi, đồ dùng
bằng nhựa nhàm chán. Mặt khác lại tạo ra khuôn viên trường lớp với “hệ sinh thái”
môi trường học tập đẹp, xanh, sạch thoáng mát ...Thu hút được nhiều sự quan tâm và
ủng hộ của các bậc phụ huynh.
- Hiệu quả xã hội:
Làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ, các cháu hứng thú tham gia các hoạt động, sáng
tạo trong mọi công việc.
Bản thân tôi linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, bên cạnh đó tôi được
trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giảng dạy trẻ.
- Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng
đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn trẻ.
- Các hoạt động khám phá khoa học không còn tẻ nhạt, khô khan đối với trẻ mà
trẻ tích cực tham gia hoạt động phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy khi khám
phá khoa học cụ thể trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động. Trẻ có kỹ năng quan sát,
so sánh, phân loại tốt, hiểu biét rộng về tự nhiên cũng như xã hội …

- Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm
quen với khám phá khoa học, cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ được
làm quen với khám phá khoa học đạt kết quả cao nhất, điều đó cũng đã góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ.
-Kết quả đạt được như sau:
+ Về phía trẻ
Số trẻ 23

Trước khi áp dụng các phương
pháp trên

trẻ)

Trẻ chú

Sau khi áp dụng các
phương pháp trên

Số trẻ

%

Số trẻ

%

17

74%


22

96%


ý vào nội dung
Trẻ
thích được nói
lên ý kiến của

15

65%

19

83%

14

61%

18

78%

mình.
Trẻ nắm
được kiến thức


+Về phía giáo viên
Cô giáo cần có lòng say mê khám phá khoa học, mong muốn tìm hiểu về các sự
vật hiện tượng lòng ham hiểu biết của cô giáo phải được thể hiện trong mọi hoạt động
để làm gương cho trẻ lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá, tìm hiểu về khám phá
khoa học
Giáo viên có những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ,
nắm vững nội dung chương trình và có kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp,
luôn có ý thức trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ khám phá
khoa học theo hướng tích cực các hoạt động của trẻ và lấy trẻ làm trung tâm.
Cô luôn tạo cho trẻ môi trường học tập “ Học bằng chơi, chơi mà học”
Luôn động viên kịp thời và giúp trẻ tập luyện thường xuyên cho trẻ được trải
nghiệm khám phá và tạo các điều kiện tốt nhất để trẻ có khả năng tư duy và phát triển
tốt.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cô giáo và gia đình trong việc tổ chức cho trẻ
thực hiện các hoạt động trong trường mầm non.
Thu được những kết quả tích cực trên trẻ, tôi càng nỗ lực học hỏi, tìm
hiểu và mong ứng dụng được nhiều hơn những tri thức về khoa học trong công tác
giảng dạy của mình. Những điều kì thú trong khoa học vô cùng phong phú, song
không phải bất cứ hiện tượng khoa học vui nào cũng có thể ứng dụng trong việc dạy
trẻ mầm non. Việc lựa chọn cũng như thực hiện những thí nghiệm khoa học phải đảm
bảo tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ. Qua đó
giáo dục trẻ biết tự khám phá trong khả năng của mình, tránh những trường hợp tò mò
hiếu động gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mà trên đây tôi mới chỉ


đưa ra được một số thí nghiệm nhỏ, mong có được sự góp y của các cấp lãnh đạo và
các đồng nghiệp để phần sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn thiện hơn.
+Về phía phụ huynh
Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm
quen với khám phá khoa học, tạo điều kiện cùng công tác với cô giáo để được làm

quen với khám phá khoa học của trẻ đạt hiệu quả cao nhất , đó cũng đã góp phần nâng
cao chất lượng môn cho trẻ làm quen với khám phá khoa học.
* Nhận xét:
Từnhững kết quả mà tôi thu được trên trẻ sau một thời gian với các
phương pháp trên tôi thấy rằng các trò chơi các phương pháp đã đem lại một kết quả
tốt, phần đại đa số các trẻ đã bị cuốn hút và thật sự thấy hứng thú, háo hức mỗi khi đến
với khám phá khoa học. Do vậy mà các trẻ rất tự tin khi phát biểu và nói lên ý kiến của
mình. Chứng tỏ các phương pháp đã dần cụ thể hóa, trực quan hóa các kiến thức khoa
học trìu tượng, giúp các trẻ tiếp thu đễ dàng hơn.
Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi đã thành công và tạo được thêm cảm
hứng cho tôi thiết kế thêm nhiều các phương pháp mới nhằm phục vụ tốt hơn cho việc
giảng dạy.
X.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
-Sáng kiến mang tính khả thi cao, có tính mới tính sáng tạo.
- Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ, có năng lực sư phạm, nắm chắc chuyên
môn.
- Có sự hiểu biết về kỹ năng dạy trẻ làm quen với khám phá khoa học .
- Có sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, luôn có sự đổi mới trong phương pháp dạy
trẻ.
- Thường xuyên rèn luyện bản thân, kỹ năng dạy, thao tác, rèn luyện giọng nói
- Đồ dùng dạy trẻ phong phú sáng tạo hấp dẫn với trẻ .
- Làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh .
- Luôn tạo được môi trường học mà chơi, chơi mà làm .
- Chú ý rèn trẻ ít nói, chậm hiểu có phương pháp hướng dẫn cụ thể .


- Động viên kịp thời và giúp trẻ tập luỵên thường xuyên .
- Tạo điều kiện tốt để trẻ có khả năng tư duc, phát triển tốt .
XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng

sáng kiến lần đầu :

S

Tên

tổ

chức/cá

ố TT nhân

1

2
Giang

3

Trần Thị Thường

Dương

Hương

Địa chỉ
TrườngMN
Nhạo sơn
TrườngMN
Nhạo sơn


Đỗ Thị Trình

Tác giả: NGUYỄN THÚY

TrườngMN
Nhạo sơn

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Một số phương pháp
cho trẻ làm quen với khám phá
khoa học tại lớp 5 Tuổi A2
Một số phương pháp
cho trẻ làm quen với khám phá
khoa học tại lớp 5 Tuổi A1
Một số phương pháp
cho trẻ làm quen với khám phá
khoa học tại lớp 5 Tuổi A1



×