Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả giờ dạy hát trong môn âm nhạc qua tổ chức trò chơi cho HS tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.84 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY HÁT
TRONG MÔN ÂM NHẠC QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Người thực hiện: Phạm Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc môn: Âm nhạc

THANH HÓA NĂM 2018
0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN...............................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....................................................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.....................................................................................15
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................................15


3.1. Kết luận........................................................................................................15
3.2. Kiến nghị......................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Âm nhạc là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của
mỗi chúng ta. Bộ môn âm nhạc nhằm giáo dục toàn diện, giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
học tập và sinh hoạt hàng ngày. Ngay từ khi lọt lòng giao tiếp sớm nhất của trẻ
thơ đối với thế giới cũng chính nhờ thông qua âm nhạc; đó là những lời ru của
bà, của mẹ, đó là những câu đồng dao, câu vè câu ví …Cũng nhờ có âm nhạc mà
các em phát triển trí tuệ, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo góp phần hình thành
nhân cách con người lao động mới. Âm nhạc chân chính làm cho tâm hồn chúng
ta ngày càng gần gũi với những gì tốt đẹp nhất của loài người và làm cho mỗi
người biết sống một cách nhân văn và cao đẹp hơn.
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy với kiến thức chuyên môn của mình,
kết hợp với kỹ năng có được trong công tác tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm
phương pháp đưa trò chơi âm nhạc vào dạy hát nhạc cho học sinh nói riêng và
học sinh Tiểu học nói chung. Đây là một phương pháp dạy học mà theo tôi nó
hoàn toàn phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta
hiện nay, nó phát huy một cách tích cực tính chủ động sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học, tạo ra một bầu không
khí học tập sôi nổi và tình cảm gắn bó, gần gũi giữa người Thầy với học trò.
Đồng thời nó khắc phục được thực trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ giảng dạy môn âm nhạc hiện nay của đại đa số các nhà trường. Và
hiệu quả giáo dục lại rất cao. Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và

tim tòi, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Nâng cao hiệu quả giờ dạy hát trong môn
âm nhạc qua tổ chức trò chơi cho học sinh Tiểu học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1 - Đưa các trò chơi vào quá trình dạy học hát trong môn âm nhạc nói
riêng và dạy âm nhạc ở bậc Tiểu học nói chung đạt hiệu quả hơn.
2 - Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi sử
dụng trò chơi. Để từ đó rút kinh nghiệm thay đổi trò chơi cho phù hợp.
3 – Khai thác tính khả thi và hiệu quả của từng trò chơi.
4 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động của bản thân.
5 - Nắm vững luật chơi và tác dụng của từng trò chơi để áp dụng một cách
có hiệu quả trong quá trình giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã dùng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Chúng ta có thể thấy rằng tuổi thơ rất gắn bó với âm nhạc từ nhà trẻ, lớp
mẫu giáo tới các trường học phổ thông đâu đâu chúng ta cũng có thể nghe các
em ngân vang lời ca tiếng hát, âm nhạc rõ ràng là món ăn tinh thần của con
người nói chung và tuổi thơ nói riêng. Vì thế người giáo viên cần phát huy tính
tích cực của học sinh. Nắm chắc mục tiêu bài học, dự kiến đồ dùng dạy học phù

hợp với nội dung bài và với điều kiện thực tế ở địa phương.
Học sinh Tiểu học mang đặc điểm hiếu động tò mò ham chơi thích tìm tòi
khám phá nhưng lại chóng chán, dễ nhớ nhưng lại dễ quên. Do vậy dạy học theo
quan điểm: “thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là rất
phù hợp với việc dạy và học trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Sử dụng trò
chơi trong dạy học nói chung và dạy học Âm nhạc nói riêng nhằm mục đích:
Làm cho không khí học tập trong giờ học sôi nổi, bớt căng thẳng, tạo cảm
giác thoải mái, dễ chịu, gây hứng thú học tập cho học sinh, kích thích sự tìm tòi,
khám phá tạo niềm tin, cơ hội để các em thể hiện mình.
Góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện tính thông minh nhanh nhẹn. Qua đó
các em vận dụng kiến thức linh hoạt kích thích phát huy trí tưởng tượng, nhớ
lâu, phát triển tư duy mềm dẻo, ứng xử thông minh trong các tình huống phức
tạp, tăng cường khả năng vận dụng vào cuộc sống để các em thích nghi với điều
kiện đổi mới của xã hội.
Giúp HS ôn tập và ứng dụng các kiến thức đã học người chơi nắm vững
kiến thức cơ bản của bài học.
Thông qua trò chơi học tập giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất
như mạnh dạn, tự tin, tình đoàn kết, lòng nhân ái, giúp đỡ nhau, tính trung thực
thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng ….
Mỗi bài học đều có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức và đều có phương
pháp dạy học riêng. Vì thế khi thiết kế trò chơi, tôi đã căn cứ vào tính chất đặc
trưng của từng bài học để thiết kế trò chơi cho phù hợp. Mỗi trò chơi củng cố
được nội dung âm nhạc trong chương trình âm nhạc tiểu học. Có thể là kiến thức
trọng tâm của mỗi bài, hoặc kiến thức tổng hợp của các bài học kết hợp. Qua
học hát, tập đọc nhạc và nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc, các em được giáo dục
tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc và thẩm
mĩ âm nhạc. Động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động ca hát trong và
ngoài nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học môn âm nhạc chưa được chú ý đúng

mức kể cả về thời gian và cơ sở vật chất. Học sinh coi môn học này là phân môn
phụ không quan trọng như môn Toán, Tiếng Việt nên chất lượng của môn học
đạt kết quả chưa cao. Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công dạy Âm nhạc từ
khối 2 -> khối 5 của trường Tiểu học Lý Tự Trọng tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng đầu năm kết quả đạt được như sau.

3


Khối

Sĩ số

K2
K3
K4
K5

212
208
168
173

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

SL

Tỉ lệ


SL

75
74
63
65

35,4
35,6
37,5
37,6

130
123
99
102

Tỉ lệ
61,3
59,1
59,5
58,9

Chưa hoàn thành
SL

Tỉ lệ

7

11
6
6

3,3
5,3
3,0
3,5

Với số liệu điều tra ở bảng trên cho thấy học sinh hoàn thành tốt ở các khối
lớp còn rất ít. Điều đó phải chăng hoàn toàn do năng lực của học sinh?
Với tinh thần trách nhiệm của nột người giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, với
sự nghiệp giáo dục. Tôi xin mạnh dạn xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp kinh
nghiệm: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy hát trong môn âm nhạc qua tổ chức trò
chơi cho học sinh Tiểu học”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
*Một số lưu ý khi thiết kế trò chơi
a) Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu giáo dục mang tính phổ cập (vừa sức dễ
thực hiện) có nghĩa là:
Đa số các bài tập trong trò chơi có mức độ vừa phải đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn và nhiều học sinh được
tham gia.
b) Trò chơi phải mang tính chất học tập: Cụ thể là phải xác định rõ mục
đích hình thành hay khắc sâu củng cố kiến thức, kỹ năng liên quan đến bài học.
Người hướng dẫn trò chơi luôn luôn bám sát mục đích của bài học.
c) Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu khai thác thực hành: Phải sử dụng triệt để
phương tiện đồ dùng của môn học, tiết học của nhà trường, của giáo viên, học
sinh. Đồ dùng tự làm là những vật liệu dễ kiếm xong phải đảm bảo tính khoa
học, tính thẩm mĩ, tính giáo dục. Phải đủ cho số lượng học sinh tham gia.
d) Trò chơi phải đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học
sinh nó phải mang tính cạnh tranh trong quá trình tổ chức trò chơi. Trò chơi vui

nhưng phải có tổ chức thì mới đạt hiệu quả. Vì vậy phải có luật chơi phải được
giới thiệu rõ ràng trước khi chơi. Luật chơi cần nêu rõ nội dung trò chơi, cách tổ
chức chơi, cách đánh giá người chơi một cách công bằng và chính xác theo đúng
luật chơi đã nêu.
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ÂM
NHẠC
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học vui chơi không chỉ là giúp các em lĩnh hội tri
thức, rèn luyện thể lực, rèn luyện giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được
giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè, với đồng đội trong nhóm, trong tổ ....
thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện kĩ năng giao tiếp .
Vậy làm thế nào để tổ chức được các trò chơi âm nhạc thật sự hiệu quả
trong những giờ dạy hoc âm nhạc. Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn suy nghĩ

4


và tìm tòi, tôi mạnh dạn đưa ra các trò chơi cho phù hợp với mỗi tiết dạy âm
nhạc như sau:
* TRÒ CHƠI 1
* Tên trò chơi : EM TẬP VỖ TAY
Vỗ tay đệm theo 3 cách, nhịp, phách, tiết tấu lời ca, cho các bài hát.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hát đúng nhạc và vỗ đệm đúng nhịp, phách, tiết
tấu lời ca cho từng bài hát.
+ Người chơi:
Cả lớp cùng chơi
+ Thời gian chơi: 5 phút
+ Chuẩn bị: Các bài hát đã học trong chương trình
* Cách chơi:
Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát một bài hát đã học và giơ tay ra lệnh
khi cô giơ một ngón tay thì cả lớp vừa hát vừa vỗ đệm theo nhịp, khi cô giơ 2

ngón tay thì cả lớp hát và vỗ đệm theo phách, khi cô giơ 3 ngón tay thì cả lớp
hát và vỗ đệm theo tiết tấu lời ca, khi cô nắm tay lại lớp hát không vỗ tay cứ
như vậy sau 5 phút, giáo viên dừng lại và khi thực hiện giáo viên quan sát em
nào vỗ sai thì bị phạt lặc cò cò xung quanh lớp một vòng.
Ví dụ Bài hát: Hát mừng (Âm nhạc lớp 5)
Dân ca Hrê (Tây Nguyên)
Đặt lời: Lê Toàn Hùng
Giáo viên giơ một ngón tay cả lớp hát gõ đệm theo nhịp
Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca.
x
x
x
x
Giáo viên giơ hai ngón tay cả lớp hát gõ đệm theo phách
Mừng đất nước ta sống vui hoà bình.
x
x
x xx x x x xx
Giáo viên giơ ba ngón tay cả lớp hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca
Mừng Tây Nguyên mình đời sống ấm no
x
x
x
x x
x x x
Giáo viên nắm tay lại lớp hát không vỗ tay
Nổi tiếng trống chiêng đó đây chào mừng
(Trò chơi này có thể sử dụng Tương tự ở các khối lớp 2, 3, 4, 5).

5



Lưu ý: Trò chơi này chỉ có thể thực hiện sau khi học sinh đã thuộc lời ca,
hát đúng giai điệu, đúng tiết tấu.
- Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi theo nhóm hoặc chơi theo tổ
bằng cách cử đại diện từng nhóm hoặc tổ thi đua (mỗi nhóm hoặc tổ cử một em
tham gia).
Qua việc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này kết quả đạt được rất khả
quan từ việc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tạo cho các em có hứng thú say
mê môn học hơn và giúp hình thành cho học sinh các kĩ năng, kĩ xảo trong các
hoạt động của bài học 100% học sinh được chơi, được học tiếp thu bài dễ dàng
hơn. Từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng gõ đệm thành thạo áp dụng cho tất
cả các bài học trong chương trình.
* TRÒ CHƠI 2
* Tên trò chơi : NGHE NHẠC ĐOÁN TÊN BÀI HÁT VÀ NÊU TÁC GIẢ
(nếu là dân ca nêu rõ dân ca vùng nào?)
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhớ tên các bài hát đã học và nhớ tên tác giả của từng bài hát.
- Rèn luyện khả năng nghe nhạc chính xác, phản ứng nhanh nhẹn, linh
hoạt cho học sinh.
+ Người chơi: Các nhóm học sinh
+ Thời gian chơi: 5 phút
+ Chuẩn bị: Một đàn oóc gan điện tử.
- Giáo viên chuẩn bị đàn thành thạo giai điệu các bài hát dự kiến sẽ sử
dụng cho trò chơi.
Ví dụ: Khối lớp 2 chọn bài hát: Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon
Khối lớp 4 Chọn bài hát: Chim sáo, Em yêu hoà bình, Chúc mừng
- Chuẩn bị ba cái trống con (Làm hiệu lệnh)
* Cách chơi:
Khi Giáo viên đàn giai điệu một câu nhạc thì tất cả học sinh lắng nghe,

Giáo viên chia làm 3 tổ, mỗi tổ phát một trống con, nếu tổ trưởng nào có tín hiệu
trước thì tổ đó dành được quyền trả lời, sau 5 phút giáo viên tổng kết tổ nào trả
lời đúng, chính xác và có số lượng nhiều hơn thì tổ đó thắng cuộc.
6


- Trò chơi có thể sử dụng tương tự ở các tiết học âm nhạc của các khối lớp
khác nhau như ở lớp 2, 3, 4, 5.
* Lưu ý: Chọn bài hát phù hợp với đối tượng học sinh.
Trò chơi này có tác dụng rèn luyện khả năng nghe nhạc của các em, tính
linh hoạt nhanh nhẹn giúp các em ghi nhớ tên bài hát, tên tác giả của các bài
hát đã học trong chương trình và các bài hát thiếu nhi các em được nghe trên
truyền hình.

* TRÒ CHƠI 3:
* Tên trò chơi:
TÌM ĐỒ VẬT (Thực hiện ở các tiết học hát)
* Mục tiêu chơi:
Giúp học sinh nhanh nhẹn, linh hoạt và có trí tưởng tượng sáng tạo để tìm
đồ vật mình cần tìm.
+ Thời gian chơi: 5 phút
+ Người chơi:
Cả lớp cùng chơi
+ Chuẩn bị chơi:
1 hộp mầu
* Cách chơi:
Qui ước một bạn ngồi trong lớp giữ cái hộp mầu (cả lớp trật tự không
được nói tên bạn) một bạn học sinh đứng quay lưng xuống lớp. Khi giáo viên ra
lệnh cả lớp cùng hát một bài hát do giáo viên quy định, khi bạn đứng trên bảng
xuống tìm đồ vật thì các bạn hát chú ý nếu bạn ở cách xa bạn cầm hộp mầu thì

cả lớp hát nhỏ, nếu đi đến gần bạn cầm hộp mầu thì cả lớp hát to hơn. Cứ như
vậy nếu bạn tìm được chính xác bạn cầm hộp mầu thì hộp mầu đó sẽ là phần
thưởng của bạn.
7


Sau 5 phút thì giáo viên tổng kết cuộc chơi (và nếu bị lộ bạn cầm hộp mầu
thì đó sẽ là phạm luật chơi không tính người thắng cuộc), trò chơi này có thể
thực hiện ở các tiết học hát của các khối lớp.
Ví dụ: Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát bài “Múa vui” khi học sinh hát
câu “Cùng nhau múa xung quanh vòng ............ vui cùng nhau múa đều” bạn đi
tìm đồ vật đang ở xa đồ vật các em hát to đến câu “Nắm tay nhau............ múa
ca” bạn tìm đồ vật đến gần đồ vật các em hát nhỏ, cứ như vậy đến khi bạn tìm
được đồ vật.
Trò chơi này giúp học sinh rèn luyện tinh nhanh nhẹn linh hoạt, trí tưởng
tượng óc sáng tạo kĩ năng hát, qua việc thực hiện cho học sinh chơi trò chơi này
các em đã hát tốt hơn trong các giờ học hát đã biết cách thể hiện được sắc thái
của bài hát.
* TRÒ CHƠI 4
* Tên trò chơi: THI GÕ TIẾT TẤU (thực hiện cho tiết ôn tập)
* Mục tiêu:
Trò chơi nhằm giúp học sinh phát triển khả năng nghe nhạc, nhận biết và
thực hiện chính xác các âm hình tiết tấu.
+ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ (song loan, trống nhỏ, thanh phách...)
+ Người chơi: Các nhóm học sinh
* Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm.
- Giáo viên lần lượt dùng các nhạc cụ gõ đánh lên các âm hình tiết tấu, mỗi
âm hình tiết tấu gõ một đến hai lần, học sinh nào nghe và lên thực hiện đúng
hình thức tiết tấu đó sẽ được thưởng và ghi điểm cho nhóm của mình.

- Khi dùng trống nhỏ để gõ tiết tấu, giáo viên có thể dùng cách gõ vào mặt
trống và thành trống tạo âm thanh sinh động hơn đồng thời thử xem học sinh có
thể gõ lại đúng âm thanh tiết tấu đã nghe không
Ví dụ:
x x x x xx x x x x x xx
- Tuỳ theo khả năng nhận biết tiết tấu của học sinh mỗi nơi mà giáo viên có
thể đưa ra các âm hình tiết tấu phù hợp hoặc nâng cao hơn.

8


Trò chơi này giúp các em biết bắt trước một cách chính sác, qua việc tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi này đã tạo cho các em kỹ năng gõ đệm, đến
90% học sinh biết bắt trước và làm theo hướng dẫn và hiệu lệnh của giáo viên
* TRÒ CHƠI 5:
* Tên trò chơi:
HÁT TO HÁT NHỎ (Thực hiện ở các tiết học hát)
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh biết được cách hát theo sắc thái to
nhỏ qua kí hiệu tay trong từng bài hát.
* Chuẩn bị: Một số bài hát đã học
* Người chơi:
Tập thể lớp.
* Cách chơi:
Giáo viên qui ước kí hiệu tay. Khi giáo viên giơ 2 tay cách nhau xa thì học
sinh hát to, 2 tay thu lại gần nhau thì hát nhỏ hơn, khi 2 tay gần sát nhau thì học
sinh hát thầm.
- Giáo viên bắt nhịp, cả lớp hát theo kí hiệu tay của giáo viên.
Ví dụ: Bài hát “Trên con đường đến trường” (Âm nhạc lớp 2)
Câu hát “Trên con đường đến trường” giáo viên giơ 2 tay cách nhau xa thì
học sinh hát to, câu hát “Có cây là cây xanh mát” giáo viên giơ 2 tay thu lại gần

nhau thì hát nhỏ hơn, Câu hát “Có gió, gió mát từng cơn” giáo viên giơ 2 tay gần
sát nhau thì học sinh hát thầm.
Lưu ý: Học sinh không hát quá to, không gào thét mà cần tập trung thực
hiện theo đúng hiệu lệnh.
Trò chơi này giúp các em biết điều chỉnh giọng hát của mình, qua việc cho
học sinh chơi trò chơi này kĩ năng hát của các em được nâng cao rõ rệt, các em
hát hay hơn, biết tập trung chú ý học hơn đặc biệt là các em học sinh lớp 2.
* TRÒ CHƠI 6:
*Tên trò chơi: HÁT NHANH - HÁT CHẬM

9


* Mục tiêu: Qua kí hiệu tay của giáo viên, học sinh biết hát nhanh, hát
chậm theo đúng hiệu lệnh.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số bài hát
- Băng đĩa 12 bài hát
- Đàn oóc gan điện tử
+ Người chơi: Tập thể lớp
* Cách chơi:
- Giáo viên qui ước kí hiệu tay. Khi giáo viên đánh nhịp tay nhanh thì học
sinh hát nhanh, khi giáo viên đánh nhịp tay chậm hơn thì học sinh hát chậm hơn.
- Giáo viên bắt nhịp cả lớp hát theo kí hiệu của giáo viên.
Ví dụ Bài hát : Chị ong nâu và em bé (Âm nhạc lớp 3)
Câu hát “Chị ong nâu nâu nâu nâu...................chị bay”. Giáo viên đánh
nhịp tay nhanh học sinh hát nhanh. Đến câu hát “Bé ngoan của chị..........nuôi
đời” . Giáo viên đánh nhịp tay chậm thì học sinh hát chậm.
Lưu ý: Không hát quá nhanh, không hát dồn nhịp mà cần tập trung thực
hiện theo đúng hiệu lệnh của giáo viên.


Trò chơi này giúp học sinh khi học hát biết điều chỉnh tốc độ hát, không bị
cuốn nhịp khi học hát, rèn cho các em tính tập trung trong học tập nó rất bổ ích
đối với học sinh lớp 2.
*TRÒ CHƠI 7:
* Tên trò chơi: ÂM DÀI - ÂM NGẮN
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi phát triển tai nghe cho học sinh biết phân
biệt những âm thanh dài, ngắn khác nhau.
+ Chuẩn bị: Một nhạc cụ gõ có âm thanh ngân được dài như thanh la hoặc
đàn phím điện tử.
10


+ Người chơi: Các nhóm nhỏ trong lớp.
* Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 em thi với nhau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm thầm khi nghe âm thanh bắt đầu từ 1 2 - 3 và tương ứng với mỗi lần đếm các em sẽ bước thêm 1 ô gạch ở trên bục
giảng.
- Giáo viên gõ vào nhạc cụ từ 3 đến 5 lần có trường độ ngân dài khác nhau.
Sau mỗi tiếng gõ học sinh đếm nhẩm và bước đúng số ô gạch tương ứng. Sau
khi kết thúc số lần gõ. Các học sinh khác sẽ nhận xét xem bạn nào bước chính
xác hơn.
Ví dụ : Giáo viên dùng đàn, đánh nốt La có trường độ ngân dài 3 phách,
học sinh đếm nhẩm và bước 3 bước.
- Giáo viên quan sát và quyết định xem em nào là người thắng cuộc. Em
thua sẽ nhảy lò cò trên bục một vòng.
Lưu ý: Trước mỗi lần gõ 1 âm mới, giáo viên phải có dự lệnh cho học sinh
chuẩn bị sẵn sàng, như vậy học sinh sẽ thực hiện dễ dàng và chính sác hơn.
* TRÒ CHƠI 8:
* Tên trò chơi: NGHE GIAI ĐIỆU ĐOÁN TÊN BÀI HÁT
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại giai điệu các bài hát đã học và nâng cao

trình độ nhạy cảm của các em.
+ Chuẩn bị: Giáo viên hướng dẫn cả lớp cách hát theo giai điệu các bài
hát đã học bằng các nguyên âm a, o, u, i ... và tiếng tượng thanh la, lu, li...
- Cassette và băng nhạc 12 bài hát đã thu.
+ Người chơi: Học sinh cả lớp
* Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn cho một học sinh hát theo giai điệu một bài hát đã học
bằng các nguyên âm sau. A, O, U, I và tiếng tượng thanh la, lu, li... (Học sinh
chỉ cần hát 1 đoạn trong bài hát). Sau khi học sinh hát xong giáo viên cho học
sinh đoán tên bài hát và hát lại toàn bộ bài hát đó bằng lời ca mà mình đã thuộc,
ai đoán đúng, hát hay sẽ được cả lớp vỗ tay và được tiếp tục trò chơi để đố các
bạn đoán bài hát khác.
Ví dụ 1 : Bài hát Xoè hoa (lớp 2) - Dân ca thái, lời Phan Duy
Cùng nhau múa xung quanh vòng. Cùng nhau múa cung vui.
Cùng nhau múa xung quanh vòng. Vui cùng nhau múa đều.
Nắm tay nhau, bắt tay nhau. Vui cùng vui múa ca.
Nắm tay nhau, bắt tay nhau. Vui cùng vui múa đều.
Giáo viên cho học sinh hát bằng các nguyên âm A, O, U, I
A a á a a à . A a á à a.
Ooóooòoòoóò
U u u ú u u u ù u ú u.
Iiiíiiiìiíì

11


12


Ví dụ 2: Bài hát “Gà gáy” (lớp 3) - Dân ca Cống - Lai Châu

Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi
Gà gáy té le té le sáng rồi ài ời
Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi
Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi!
Giáo viên cho học sinh hát bằng các tiếng tượng thanh la, lu, li
La là lá la lá la la là la la
Là lá lá la lá la la là là là
Lú lú lu lu lù lu lu lú lu lù lú lú
Lì lì li li lí li lì li li

Trò chơi này có thể áp dụng được vào các lớp 2 - 3 - 4 - 5 (Nhưng yêu cầu
giáo viên phải chọn bài hát phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối lớp
khác nhau).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Và với cách dạy như vậy cuối học kỳ I tôi đã có kết quả sau:
Khối

Sĩ số

K2
K3
K4
K5

212
208
168
173


Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

102
98
85
82

48,1
47,1
50,6
47,4

110
110

83
91

51,9
52,9
49,4
52,6

0
0
0
0

0
0
0
0
13


Sáng kiến kinh nghiệm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động của bản thân. Làm tài liệu
tham khảo cho các bạn đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận
thấy đưa hình thức trò chơi vào giờ học âm nhạc ở tiểu học là rất quan trọng và
cần thiết. Bởi vì, sử dụng trò chơi trong học tập không những chỉ hướng dẫn học
sinh nắm được nội dung kiến thức trong bài học mà còn củng cố được nội dung
kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp học sinh phát

triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng diễn đạt mạch lạc
và đặc biệt tạo hứng thú học tập, niềm vui, niềm say mê. Từ đó rèn luyện đức
tính chăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo, góp phần rèn luyện cho học sinh có
những phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới, tự tin, linh
hoạt, sáng tạo.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi rút ra
được một số ưu điểm sau:
- Trò chơi phải mang tính khoa học, thẩm mĩ, dễ thiết kế, dễ chơi, gần gũi
với nội dung bài học, không tốn kém nhiều về kinh phí
- Giáo viên phải chuẩn bị nội dung chơi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu
- Khi chơi phải hướng dẫn tỉ mỉ, không dài dòng khó hiểu, cần cụ thể ngắn gọn.
- Đánh giá phải công bằng, khách quan.
- Động viên khuyến khích kịp thời đối với những em tham gia tích cực và
có nhiều cố gắng.
- Trong khi dạy nếu đan lồng các hình thức day học. Đặc biệt là trò chơi
các em sẽ rất thoải mái, linh hoạt dễ tiếp thu bài và các trò chơi đó đã kích thích
trí thông minh, nhanh nhẹn ở các em.
- Củng cố kiến thức bài học được sâu hơn qua hình thức tổ chức trò chơi
âm nhạc.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì yêu cầu người giáo viên phải biết cách tổ
chức lớp để tránh ồn ào, trò chơi nếu bị lạm dụng thì học sinh sẽ nhàm chán.
Tóm lại trong giờ học âm nhạc ở tiểu học nên sử dụng trò chơi đúng lúc
vừa mức độ sẽ gây hứng thú, tạo niềm tin vui ở các em. Góp phần làm cho quá
trình lĩnh hội kiến thức của trẻ được tích cực và nhẹ nhàng hơn. Thế giới âm
nhạc quả thật là bao la, vô cùng hấp dẫn, và chinh phục được trái tim con người.
Giáo dục tư tưởng tình cảm đạo đức cho học sinh. Thông qua lời ca tiếng hát các
em thêm yêu quê hương đất nước, yêu mái trường, bạn bè, thầy cô v.v... làm cho
đời sống tình cảm của các em thêm phong phú hơn. /.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học tôi

xin có một số ý kiến đề xuất
Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn để đáp
ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
14


Tăng cường mở các lớp chuyên đề nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
phương pháp giảng dạy môn âm nhạc đáp ứng nhu phát triển của xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Thị Lan

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 2
2. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3
3. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4
4. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5
5. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 2
6. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 3
7. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 4
8. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 5

9. Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn Âm nhạc Tiểu học

16



×