Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn TNXH cho HS lớp 3a trường TH thành tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 3A
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TIẾN
NĂM HỌC 2018-2019

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thành Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực: Tự nhiên và Xã hội (VNEN)

Mục lục
THANH HOÁ, NĂM 2019

0


Mục lục
Mục

Số trang

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu


1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tăng cường sử dụng các trò chơi, bài hát trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội để học sinh yêu thích môn học hơn.
2.3.2. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành dựa
trên những điều kiện sẵn có tại địa phương.
2.3.3. Điều chỉnh hướng dẫn học thích hợp giúp học sinh đi vào
tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
2.3.4. Giáo viên thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
2.3.5. Tổ chức sử dụng đạt hiệu quả cao nhất góc học tập và góc
thư viện.
2.3.6. Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ hội đồng tự quản,
nhóm trưởng.
2.3.7. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt tích hợp dạy học Tự
nhiên và Xã hội qua các môn học khác.
2.3.8. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kiến thức tự nhiên và xã
hội.
2.3.9. Làm tốt công tác phối hợp với cộng đồng, quan hệ tốt với
gia đình học sinh.
2.3.10.Tăng cường các hoạt động gắn kết với “Hòm cam kết”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị


1
1
1
1
2
2
2
4
5
5

Mục lục

8
10
12
13
14
14
15
15
16
16
17
17
17


I. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.

Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (Dự án GPE- VNEN, Global
Partnerarhip for Education- Viet Nam Escuela Nueva) là một trong những giải
pháp nhằm thực hiện tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với
quan điểm cơ bản là biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, dự án
nhằm xây dựng và nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp
với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục Việt Nam. Điểm nổi bật của mô hình
này là đổi mới các hoạt động sư phạm, đổi mới hệ thống tài liệu dạy học, đổi mới
phương pháp học, phương pháp giáo dục học sinh. Đây là mô hình được UNICEP,
UNESCO,WB đánh giá cao, thực hiện thành công ở nhiều nước đang phát triển.
Trong dạy học ở tiểu học theo mô hình VNEN, môn học Tự nhiên và Xã hội là
môn học giáo dục cho trẻ biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giáo dục kĩ năng
sống, giúp trẻ biết quan sát, nhận xét về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
Ở lớp 3, dạy môn học Tự nhiên và Xã hội cần chú trọng khai thác và sử dụng
những kinh nghiệm của bản thân học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa
nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng. Bởi môn Tự
nhiên và Xã hội có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc góp phần hình thành cho
học sinh về nhân cách và sự phát triển, hiểu biết toàn diện về các mối quan hệ gia
đình, xã hội và các kiến thức đơn giản về tự nhiên, làm nền tảng cho các em học tốt
các môm Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở các lớp 4, 5
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đối với môn Tự Nhiên và Xã hội ở khối
lớp 3, việc học sinh tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng chất lượng chưa cao. Xuất phát
từ vốn hiểu biết của bản thân học sinh về gia đình, trường học, cuộc sống xung
quanh, cây cối, con vật đến thiên nhiên còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc hướng
dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề trên đối với giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn
do thiết bị dạy học còn thiếu, ít có điều kiện để học sinh tham quan thực tế, thực
hành, chưa cải tiến phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, còn
nhiều lúng túng.... Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 đã mang lại hiệu quả rất
thiết thực. Do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Thành

Tiến, năm học 2018-2019 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 3A tại Trường Tiểu học Thành Tiến.
- Góp phần cùng với đồng nghiệp cải tiến phương pháp giảng dạy linh hoạt,
sáng tạo, phù hợp với địa phương xã Thành Tiến.
- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Nghiên cứu, tổng
kết các biện pháp, giải pháp để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3A phù hợp
1


với học sinh địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2018-2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thuyết trình, tranh luận.
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 là:
* Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Con người và sức khỏe: Các giác quan, cấu tạo, chức năng của các hệ cơ
quan chính trong cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai
nạn thường gặp.
- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội:
* Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:

- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu
biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
* Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:
- Ham hiểu biết khoa học. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn
cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.[1]
Mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm giúp
học sinh:
- Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết
nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ
quan hô hấp , tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
- Biết mối quan hệ họ hàng, nội, ngoại. Biết phòng tránh cháy khi ở nhà.
Biết những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên
một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin
liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh nơi học sinh ở. Biết một số
quy tắc đối với người đi xe đạp, biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa
phương và giữ vệ sinh môi trường.
- Biết được sự đa dạng và phong phú của động vật và thực vật; chức năng
của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người. Ích
lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con người, biết vai trò của
Mặt trời đối với Trái đất và đời sống con người; Vị trí và sự chuyển động của trái
đất trong hệ mặt trời. Sự chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất; Hình dạng,
đặc điểm của bề mặt Trái đất. Biết ngày, đêm, năm, tháng, các mùa.
2


Theo tài liệu tập huấn dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam có
nêu rõ:
- Giảng dạy theo mô hình VNEN cần thực hiện theo 5 bước giảng dạy, đó
là:

+ Tạo hứng thú
+ Trải nghiệm
+ Phân tích- khám phá- rút ra bài học
+ Thực hành, củng cố
+ Ứng dụng
- Các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội được sử dụng phổ
biến như: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, đóng vai, thực hành,...
Nhưng ở đây, giáo viên đóng vai trò “ ẩn” vì các hoạt động học tập chủ yếu diễn ra
giữa học sinh với học sinh. Với các hoạt động hướng dẫn rất cụ thể trong Hướng
dẫn học, từng học sinh đọc và có thể hiểu được mình cần phải làm gì, làm việc cá
nhân, theo nhóm hay theo cặp. Công việc của giáo viên chủ yếu là theo dõi và trợ
giúp khi các em học sinh có nhu cầu.
- Điều quan trọng nhất là giáo viên cũng cần bao quát lớp để xem các em
có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không, có thực hiện theo đúng những
yêu cầu trong tài liệu hướng dẫn không, cần trợ giúp gì (Làm rõ chỉ dẫn, hướng
dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/ đồ dùng học tập,...).
Nếu cần phương tiện/ đồ dùng gì thì giáo viên phải kiểm tra xem phương tiện/ đồ
dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không. Nếu thiếu, giáo
viên cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu.
- Các hoạt động học tập trong hướng dẫn học được biên soạn trên quan
điểm học tập tương tác. Đó là sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa học
sinh với gia đình, cộng đồng, giữa học sinh với các phương tiện dạy học trong góc
học tập của lớp học, hay môi trường xung quanh và giữa học sinh với chính hướng
dẫn học.... [2]
Các bài học trong tài liệu hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội( Sách
thử nghiệm) theo Dự án mô hình trường học mới Việt Nam được trình bày theo cấu
trúc chung như sau :
Tên bài
Mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản (Học sinh được trải nghiệm, tìm tòi, phân tích, khám

phá phát hiện kiến thức mới)
B. Hoạt động thực hành (Học sinh thực hành các bài tập, trò chơi..)
C. Hoạt động ứng dụng (Học sinh được chia sẻ với gia đình, cộng đồng)
Khung chữ nhắc nhở giáo viên và học sinh đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Là xã miền núi nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thành, Thành Tiến cách
trung tâm huyện 3km, gồm 2 dân tộc Kinh và Mường sinh sống trên 7 thôn. Trong
3


đó người dân tộc Mường chiếm hơn một nửa dân số. Kinh tế chủ yếu của người
dân địa phương là sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Số
hộ nghèo nhiều, trình độ dân trí thấp nên sự phát triển giáo dục còn chậm.
Trường Tiểu học Thành Tiến là trường nằm ở vùng ven của huyện Thạch
Thành được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 lần đầu năm 2011 và công
nhận lại năm 2016. Trường tham gia dự án VNEN từ năm học 2012-2013. Tới nay,
toàn trường có 8 lớp đang thực hiện dạy học theo mô hình này.
Được sự quan tâm của nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và
lãnh đạo phòng giáo dục nên nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo cho dạy
học. Hiện nay, nhà trường có đủ các phòng học kiên cố, các phòng chức năng. Các
phòng học có hệ thống cửa sổ, điện sáng đảm bảo cho việc học tập của học sinh;
bàn ghế đủ chỗ ngồi và đúng quy cách, đạt chuẩn.
Năm học 2018-2019, trường có 11 lớp với tổng 310 học sinh (3 học sinh
khuyết tật). Trong đó, có tới 90,3% học sinh là con nhà nông nghiệp và có 54,8%
học sinh dân tộc thiểu số. Có khoảng 48,4% học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa phải ở
với ông bà hoặc anh em.
Khối lớp 3 có 2 lớp, gồm 52 học sinh, tham gia học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ
100%. Học sinh khối 3 đều là con các gia đình nông nghiệp. Các em đa phần
ngoan, chăm học.

Trong năm học 2017- 2018, khi tổ chức dạy học trên lớp, tôi thấy nhiều
giáo viên còn phụ thuộc hoàn toàn vào kênh hình trong sách giáo khoa, tài liệu
hướng dẫn học, chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong việc khai thác kênh hình để phù
hợp với học sinh ở địa phương nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy chưa cao.
Nguyên nhân làm cho hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn là do:
+ Giáo viên chưa hiểu hết về tác dụng của vật thật khi tổ chức quan sát.
+ Giáo viên còn lúng túng khi tổ chức cho học sinh làm việc trên đồ dùng
nên dẫn đến tâm lý tránh né, ngại sử dụng.
+ Giáo viên chưa có sự đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng dạy học trong các
tiết dạy Tự nhiên và Xã hội. Vì để chuẩn bị đồ dùng cho học sinh quan sát cho phù
hợp thực tế thì phải chuẩn bị rất công phu nhưng thời gian của giáo viên hạn hẹp
do phải tham gia dạy 2 buổi/ngày.
+ Một số ít giáo viên có thay đổi kênh hình cho phù hợp với địa phương
song chỉ sử dụng ở một số bài, chưa áp dụng thường xuyên.
Kết quả thống kê về chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 2
năm học 2017-2018 ( Hiện nay là khối lớp 3 của năm học 2018-2019) như sau:
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2A
26
4

15,4%
21
80,8%
1
3,8%
2B
26
5
19,2%
20
77%
1
3,8%
Nhận thức được thực trạng nhà trường như vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp
để nâng cao chất lượng giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4


2.3.1. Tăng cường sử dụng các trò chơi, bài hát trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội để học sinh yêu thích môn học hơn.
Mục đích, ý nghĩa của tổ chức trò chơi trong học tập:
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, do đó hấp dẫn
học sinh và duy trì sự chú ý của các em đố với bài học sẽ tốt hơn.
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng trí tuệ, giảm căng thẳng
trong giờ học, nhất là các tiết học khai thác kiến thức mới.
- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học
tập hợp tác cho các em học sinh
Trong tiết dạy, giáo viên có thể sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho học
sinh đầu tiết, hoặc để học sinh chiếm lĩnh kiến thức, cũng có thể là trải nghiệm

kiến thức, vận dụng kiến thức đã học..... để tạo cho học sinh hứng thú, say mê, kích
thích các em tìm hiểu về nội dung giáo dục cũng như rèn luyện kĩ năng.
+ Tổ chức trò chơi đầu tiết để tạo hứng thú cho học sinh:
Để tiết học diễn ra có hiệu quả thì việc tạo hứng thú cho học sinh rất quan
trọng. Vì vậy ngay từ đầu tiết học, giáo viên cần linh hoạt trong cách tổ chức để
gây hứng thú, kích thích trí tò mò và tinh thần hào hứng, vui vẻ cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 17: Thế giới thực vật và động vật quanh em”, giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh trò chơi khởi động : “ Gieo hạt, nảy mầm” như sau:
Học sinh đứng dậy, giáo viên hoặc trưởng ban Văn nghệ làm quản trò, cho
học sinh vừa thực hiện các động tác mô tả hoạt động “ gieo hạt”, “ nảy mầm”,...,
vừa đọc các câu của bài thơ:
Gieo hạt, nảy mầm
Mùi hương thơm ngát
Một cây, hai cây…
Một quả, hai quả
Một nụ, hai nụ
Gió thổi, cây rung
Một hoa, hai hoa
Lá rụng, nhiều lá…
Học sinh nghe và thực hiện các động tác, bạn nào sai động tác thì phải nhảy
lò cò một vòng.

Ảnh HS chơi trò chơi
Hay khi dạy bài 21: Hoa và quả có đặc điểm gì? Nhằm giúp các em nhớ lại
tên các loại hoa, quả mang dấu huyền (\) cũng nhằm rèn luyện phản ứng, tư duy
nhanh. Cách tổ chức như sau:
5


* Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Tập cho học sinh thuộc lời hát sau nhịp

đếm: “ Trăng sáng vườn hồng, vườn hồng trăng sáng mà trăng sáng soi sáng cả
vườn hồng”. Lượt tiếp theo thay từ “ hồng” bằng một từ khác có dấu huyền. Ví dụ:
“Trăng sáng vườn cà..” . Giáo viên ghi lại tên các loại hoa, quả mà các đội đã nói
lên bảng theo thứ tự các đội.
Lưu ý: Chỉ hát những loài cây hoa, quả mang một tiếng và có dấu huyền(\).
Không được hát lại loại cây hoa, quả mà đội bạn đã hát. Có thể tăng hoặc giảm
nhịp độ của bài hát tạo thêm không khí sôi nổi cho trò chơi.
Hay khi dạy các bài có chủ đề về động vật, giáo viên tổ chức các trò chơi
giúp ôn lại tên các con vật và tạo được không khí thoải mái, hưng phấn trước giờ
học . Ví dụ khi dạy bài 24: Một số động vật sống trên cạn. Giáo viên tổ chức cho
học sinh chơi trò chơi kể tên các con vật trên cạn mang dấu huyền(\). Cách tổ chức
như sau:
* Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Tập cho học sinh thuộc lời hát sau nhịp
đếm: “ Mẹ tôi đi chợ, đi chợ mua một con bò, con bò nó kêu ò ò. Đố bạn con gì
tiếp theo, tiếp theo nói nhanh đi nào”. Lượt tiếp theo thay từ “ bò” bằng một từ
khác có dấu huyền. Ví dụ: “Mẹ tôi đi chợ, đi chợ mua một con mèo, con mèo nó
kêu èo èo. Đố bạn con gì tiếp theo, tiếp theo nói nhanh đi nào ” . Giáo viên ghi lại
tên con vật mà các đội đã nói lên bảng theo thứ tự các đội.
Lưu ý: Chỉ đọc những loài động vật trên cạn có một hoặc hai dấu huyền
như cò, bò, chuồn chuồn,... Không đọc lại những loài mà đội khác đã nói. Thay
chữ ò ò bằng vần con vật đội mình nói. Ví dụ: rùa thì “ ùa ùa”; mèo thì “ èo èo”,...
+ Tổ chức trò chơi để học sinh chiếm lĩnh kiến thức
Tổ chức trò chơi học tập để học sinh chiếm lĩnh kiến thức là một cách giúp
học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng. Khi tổ chức trò chơi, giáo viên
cần chú ý:
Ví dụ: Khi dạy bài 4 “ Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn”,
ở hoạt động cơ bản, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Trời nắng, trời
mưa”. Giáo viên tổ chức như sau:
* Giáo viên nêu quy định của trò chơi, phổ biến cách chơi: ...
* Học sinh chơi trò chơi theo hiệu lệnh của giáo viên

* Dừng trò chơi khi cảm thấy mệt.
* Đặt tay lên vị trí của tim, cảm nhận nhịp đập của tim.
Qua trò chơi này sẽ giúp cho các em cảm nhận và mô tả được trạng thái
của cơ thể, giúp các em khám phá kiến thức bài học.
Ví dụ khi dạy bài 16: Vệ sinh môi trường. Ở hoạt động cơ bản, sau khi học
sinh thực hiện 5 hoạt động theo nhóm rồi 1 hoạt động cá nhân. Tôi tiến hành tổ
chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bỏ rác vào thùng”. Mục đích trò chơi giúp các
em có ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường , không bỏ rác bừa bãi. Giáo viên tổ chức
như sau:
* Học sinh chuẩn bị sách, vở, giày , dép, bút, thước kẻ,...
6


* Học sinh xếp thành vòng tròn , trên tay mỗi em cầm một vật đã chuẩn bị,
tượng trưng cho rác. Giáo viên cử một số em làm “ thùng rác” đứng ở trong vòng
tròn. Số thùng rác bằng khoảng 1/3 số lượng người chơi.
* Khi có lệnh chơi, người chơi nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng
chỉ đựng số lượng rác là 3( “ thùng rác” cầm 3 vật trên tay)
* Lưu ý: Khi có lệnh kết thúc, bạn nào còn cầm “ rác” trên tay là thua. bạn
nào vứt “ rác” là bị phạt. “ Thùng rác” cầm thiếu hoặc thừa “ rác” cũng bị phạt.
+ Tổ chức trò chơi củng cố, trải nghiệm kiến thức đã học:
Ví dụ 1:
Khi dạy bài 6: Cơ quan thần kinh của chúng ta. Để giúp học sinh ghi nhớ
kiến thức mới, ở hoạt động thực hành, giáo viên tổ chức trò chơi “ Gắn tên cơ
quan thần kinh với chức năng phù hợp” như sau:
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Các nhóm ra góc học tập lấy các thẻ từ màu hồng có ghi tên các bộ phận
của cơ quan thần kinh và các thẻ từ màu xanh có ghi chức năng của mỗi bộ phận
trong cơ quan thần kinh.
- Các em trao đổi và xếp các thẻ từ màu xanh và màu hồng cho phù hợp

giữa tên cơ quan với chức năng tương ứng.
- Nhóm nào xếp nhanh, đúng là nhóm thắng.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài 14: Hoạt động công nghiệp và thương mại, để giúp học sinh
phân biệt các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, giáo viên tổ chức trò chơi “Đi
mua sắm” như sau:
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Mỗi nhóm đến góc học tập lấy một bộ thẻ ghi tên các sản phẩm (sản
phẩm nông nghiệp và sản phẩm công nghiệp)
- HS cùng chơi trò chơi:
. Giáo viên nêu yêu cầu (Ví dụ: 1 sản phẩm nông nghiệp, 2 sản phẩm công
nghiệp…)
. Cả nhóm cùng thảo luận và giơ thẻ trả lời.
. Nhóm nào nhanh và đúng nhiều lần nhất là nhóm đó thắng.
Ví dụ 3:
Khi dạy bài 24: Một số động vật sống trên cạn, Giáo viên tổ chức trò chơi
“Chim bay, cò bay” như sau:
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh lớp học. Hội đồng tự quản
làm trọng tài. Giáo viên là quản trò.
- Giáo viên nêu tên các con vật (cả biết bay và không biết bay). Học sinh
làm động tác bay (dang tay vẫy vẫy như đang bay) nếu tên con vật biết bay. Ai
làm sai sẽ bị phạt nhảy lò cò xung quanh lớp.

7


Khi tổ chức trò chơi cho học sinh, giáo viên cần lưu ý trò chơi phải dễ tổ
chức và thực hiện, có thời gian tổ chức hợp lý, phù hợp với đặc điểm học sinh. Tất
cả học sinh tham gia chơi phải nắm được cách chơi, luật chơi. Giáo viên cũng

không nên tổ chức mãi một trò chơi, cần thay đổi sao cho linh hoạt, hấp dẫn đối
với các em. Cần tránh phạt học sinh chơi thua bằng những hình phạt nặng nề, nên
phạt bằng những hình thức nhẹ nhàng như hát, đọc thơ, ...
+Tổ chức cho học sinh hát đầu tiết để khởi động
Đây là cách để giúp các em vui vẻ, hứng khởi tiếp cận chủ đề bài học một
cách tự nhiên và thích thú. Lưu ý khi chọn các bài hát khởi động phải là các bài hát
mà các em đã biết. Giáo viên nên trao đổi trước với hội đồng tự quản về việc tập
lại bài hát trong lớp, nhóm để giúp học sinh nhớ lại bài hát. Bài hát phải có nội
dung liên quan đến chủ đề bài học.
Ví dụ khởi động cho bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp, trước tiết
học, giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh về nghe và tập theo bài hát “ Tập
thể dục buổi sáng ” của tác giả Minh Trang , ngoài ra, giáo viên còn phối hợp với
các anh chị phụ trách sao để tổ chức tập cho học sinh hát bài “ Tập thể dục buổi
sáng ” của tác giả Minh Trang.
“Cô dạy em
Tay giơ cao lên trời
Bài thể dục buổi sáng
Tay giơ ngang bờ vai
Một- hai- ba- bốn
Tay đưa ra trước mặt
Hít thở hít thở, hít thở
Buông cả hai tay”
Sau khi hát và làm các động tác theo lời bài hát, học sinh sẽ dễ dàng cảm
nhận được hoạt động thở và tìm hiểu về cơ quan hô hấp một cách nhẹ nhàng, thích
thú.
2.3.2. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành dựa trên
những điều kiện sẵn có tại địa phương.
Đối với phần nội dung chủ đề tự nhiên, các trường ở những nơi khó tìm
cây để cho học sinh tri giác trực tiếp thì mới nên sử dụng kênh hình trong tài liệu
hướng dẫn học. Còn đối với học sinh Trường Tiểu học Thành Tiến nằm ở vùng

nông thôn, tôi thấy không nên lựa chọn tranh, ảnh mà nên sử dụng chính cây thật
để cho học sinh khai thác kiến thức cần chiếm lĩnh một cách sinh động, dễ nhớ
nhất.
Tuy nhiên, tùy theo đối tượng và mục đích quan sát, giáo viên cần chỉ dẫn
cho học sinh sử dụng nhiều giác quan để quan sát như mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi,...
để cảm nhận một cách đầy đủ các sự vật, hiện tượng. Giáo viên cũng cần hướng
dẫn học sinh quan sát theo trình tự: Quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào các bộ
phận, chi tiết, quan sát từ bên ngoài rồi mới đến bên trong.[5].
Thực tế giảng dạy, tôi thấy, đối với các bài học về thực vật, tổ chức cho
học sinh quan sát vật thật đã đem lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn.
Ví dụ : Khi dạy bài 20 (HDH Tự nhiên và Xã hội lớp 3, tập 1): “Lá cây có
đặc điểm gì?”, Để giúp các em nhận biết được sự đa dạng về hình dạng, màu sắc,
kích thước của lá cây cũng như biết được cấu tạo của lá cây, sau khi học xong bài
8


19, tụi yờu cu hc sinh v nh su tm mi em 5 loi lỏ cõy cú kớch c, mu sc
khỏc nhau v mang n lp hc bi 20. Vic su tm nh vy s giỳp cho cỏc
em tri nghim thc t v nhn bit tờn gi ca cỏc lỏ cõy v rốn luyn úc quan sỏt,
kh nng ghi nh tt hn. iu ú mang li hiu qu giỏo dc cao hn l cho cỏc
em quan sỏt nh cú sn.
Cũn i vi nhng tit hc tỡm hiu v cỏc c quan ca a phng, cn
tng cng thc t, thc hnh. Cú nh vy hc sinh s hng thỳ thỳ hn vi tit
hc, hiu qu dy hc c nõng cao, tng cng c vn hiu bit cho cỏc em.
Vớ d: Khi dy bi 11( HDH T nhiờn v Xó hi tp 2): Cuc sng quanh
em, hot ng thc hnh, tụi s t chc cho cỏc em tham quan mt s c quan
ngay cnh trng hc nh Trm y t xó, y ban nhõn dõn xó. Qua ú cỏc em bit
c tờn ca cỏc c quan, ng thi giỳp cỏc em cú kh nng quan sỏt thc t
thc hin tt cỏc hot ng trong phn thc hnh.
Tuy nhiờn cn lu ý khi t chc cho hc sinh quan sỏt vt tht ngoi

lp hc, giỏo viờn nờn chun b nhng vn sau:
- Tỡm hiu trc a im, la chn thi gian thớch hp tin hnh cho
hc sinh quan sỏt, thun li cho vic i li ca hc sinh.
- Cn cú hai phng ỏn cho thi tit thun li v thi tit khụng thun li
cho vic t chc quan sỏt.
- Quy nh v k lut, an ton trờn ng i v khi hc tp.
- D kin cỏch ngi, ng ca hc sinh xung quanh i tng quan sỏt.
* Hng dn hc sinh khai thỏc kin thc trờn b nh v nh trng, a
phng cho gn gi, sỏt thc t a phng.
Khi t chc dy hc mụn t nhiờn v Xó hi, trng hp khụng th t chc
cho hc sinh quan sỏt trờn vt tht, giỏo viờn nờn chun b tranh nh v chớnh a
phng cỏc em ang sng bi lỳc ny i tng quan sỏt mi gn gi, thõn thuc
vi chớnh bn thõn cỏc em. Nh vy, ni dung m giỏo viờn mun hc sinh hng
ti s c hc sinh tip nhn nhanh hn, hiu qu hn.
Vớ d: Trc khi dy bi 10 Hot ng ca chỳng em trng (HDH
T nhiờn v Xó hi lp 3, tp 2). Tụi ó chp cỏc nh v hot ng trng hng
ngy ca cỏc em hc sinh Trng Tiu hc Thnh Tin. Khi dy n hot ng 4
Liờn h thc t tụi cho hc sinh quan sỏt cỏc bc nh chp cỏc hot ng ca hc
sinh trong trng (nh chp cỏc hc sinh vui chi, hc, sinh hot tp th, hot ng
vn ngh, th thao,....) gõy hng thỳ cho cỏc em, ng thi giỳp cỏc em liờn h
thc tin mt cỏch tt hn.
*Hng dn hc sinh khai thỏc kin thc trờn phối hợp cả vật
thật và tranh ảnh, mô hình để quan sát .
bi 13: Hot ng nụng nghp, tụi s dng nh chp cỏc hot ng
nụng nghip ca ngi dõn a phng xó Thnh Tin, cỏc sn phm nụng nghip
ca chớnh a phng giỳp cỏc em liờn h vi thc tin cuc sng hng ngy
ca ni cỏc em .
9



2.3.3. Điều chỉnh hướng dẫn học thích hợp giúp học sinh đi vào tiến
trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
Hướng dẫn học là những thiết kế của các chuyên gia về môn học và của
các giáo viên giỏi. Nội dung học chủ yếu phản ánh chương trình và chuẩn kiến
thức, kĩ năng của môn học. Khi biên soạn, các tác giả đã chú ý đến đặc điểm lứa
tuổi của học sinh lớp 3, kinh nghiệm của học sinh, một vài môi trường xã hội mà
phần lớn học sinh đang sống. Tuy nhiên, các tác giả không thể bao quát hết kinh
nghiệm sống của từng nhóm học sinh, điều kiện dạy học của lớp học,.... Do đó,
việc một số hoạt động trong hướng dẫn học chưa phù hợp với học sinh ở một số
lớp hay học sinh một số vùng là chuyện có thể xảy ra. Vì vậy khi dạy theo hướng
dẫn học, mỗi giáo viên cần điều chỉnh hướng dẫn học cho phù hợp với học sinh và
điều kiện lớp mình.
Trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo mô hình VNEN, tôi đã
điều chỉnh hệ thống câu hỏi và điều chỉnh mức độ bài tập như sau:
* Điều chỉnh hệ thống câu hỏi.
Giáo viên muốn trợ giúp học sinh hiệu quả, cần thiết phải biên soạn hệ
thống câu hỏi hỗ trợ học sinh kịp thời khi học sinh gặp khó khăn trong việc phân
tích để chiếm lĩnh kiến thức hoặc để giúp học sinh hiểu vần đề, Như vậy tiến trình
phân tích mới thuận lợi và hiệu quả.
Lưu ý hệ thống câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Phải logic, phù hợp với nội dung bài dạy.
- Phải phù hợp với trình độ học sinh.
- Phải gây hứng thú học tập, kích thích suy nghĩ, động não của học sinh.
- Câu hỏi phải có tác dụng dẫn dắt học sinh phân tích theo tiến trình cụ
thể.
- Tránh những câu hỏi quá khó hoặc quá dễ, câu hỏi chung chung.
Khi đưa ra hệ thống câu hỏi, giáo viên có thể hỏi bằng nhiều hình thức như
hỏi bằng lời, hỏi bằng tranh ảnh, hỏi bằng câu đố,...
Ví dụ, khi dạy bài 11” Cuộc sống xung quanh em”, Ở hoạt động 1 của

phần B. Hoạt động thực hành, tôi đã điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với học sinh
là:
a) Bạn đã biết những cơ quan nào trong huyện Thạch Thành?
b) Nói tên một số cơ quan và địa chỉ của cơ quan đó?
c) Kể một số hoạt động ở một cơ quan mà bạn từng đến?
Hay khi dạy bài 14: “ Hoạt động công nghiệp và thương mại”, Ở hoạt động
2. “Liên hệ thực tế” của hoạt động cơ bản, để phù hợp với vốn hiểu biết của các em
về địa phương, tôi đã điều chỉnh các câu hỏi như sau:
1) Kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp có ở huyện Thạch Thành.
2) Hoạt động đó mang lại lợi ích gì cho người dân?
10


3) Trong gia đình, họ hàng em, có ai làm nghề liên quan đến các hoạt động
công nghiệp mà em vừa kể không? Đó là hoạt động gì?
4)* Trong các hạt động công nghiệp ở địa bàn huyện Thạch Thành, hoạt
động nào đã có từ lâu và hoạt động nào mới xuất hiện?
*Ra các bài tập với mức độ khó dần lên hợp với khả năng của học
sinh.
Ở mỗi bài học, kết thúc hoạt động cơ bản, thường học sinh được trải qua
việc thực hiện các bài tập theo hình thức cá nhân để nắm được kiến thức bài học.
các hoạt động theo hình thức cá nhân này đối với môn Tự nhiên và Xã hội chủ yếu
là hoạt động ghi chép lại nội dung bài học. Ở một số bài còn có thêm các câu hỏi
để giúp học sinh nắm vững thêm về nội dung bài học.
Do đó, trong lớp học có nhiều học sinh ở trình độ và mức độ phát triển
khác nhau việc tiếp nhận kiến thức của mỗi học sinh cũng khác nhau. Nên hầu như
tiết nào cũng xảy ra tình huống một số học sinh học tốt sẽ hoàn thành hoạt động cá
nhân của mình trước trong khi các bạn khác vẫn đang thực hiện hoạt động của
mình nhưng không thể điều các em đi hỗ trợ các bạn khác được vì lúc này các bạn
khác đang ghi chép nội dung bài học, học sinh cũng không thể tiếp tục các hoạt

động tiếp theo phần hoạt động thực hành do hoạt động tiếp theo hầu như là hoạt
động nhóm hoặc cả lớp. Tôi đã ra các bài tập với mức độ khó dần lên hợp với khả
năng của các em. Giáo viên cần chuẩn bị sẵn các bài tập này ở góc học tập môn Tự
nhiên và Xã hội để khi học sinh hoàn thành xong trước các bạn sẽ đến góc học tập
để nhận bài tập thêm cho mình.
Tôi đã tổ chức việc làm này thường xuyên dành cho những học sinh học
tốt đã hoàn thành xong phần việc của mình để các em không phải ngồi chờ các
bạn tiếp tục hoạt động nhóm hoặc cả lớp tiếp theo. Do đó học sinh học tốt vẫn
được đẩy nhanh tốc độ học tập cá nhân.
Ví dụ như khi dạy bài 19: “ Rễ cây có đặc điểm gì?”Sau hoạt động thực
hành, một số học sinh đã hoàn thành bài tập, tôi cho học sinh lại hộp thư của mình
để nhận câu hỏi, nội dung câu hỏi như sau:
a) Em hãy kể tên một số loại cây có trong gia đình em và cho biết cây đó
có rễ gì?
b) Tại sao trong trồng trọt, người ta thường vun xới các gốc cây?
Hoặc sau khi học xong bài 18” Thân cây có đặc điểm gì?” , tôi ra câu hỏi
cho học sinh đã hoàn thành bài dưới dạng câu đố như sau:
Cây gì gai mọc đầy mình
Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền
Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người?
( là cây gì?)
Cây gì hoa đỏ như son?
Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền
Tháng ba đàn sáo huyên thuyên
11


Ríu ran đến đậu đầy trên các cành?
( là cây gì?)

2.3.4. Thực hiện tốt Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
Tôi đã thực hiện tốt việc đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
Giáo viên luôn đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên,
khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát
huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. [6]. Muốn vậy
giáo viên cần nắm tốt các kỹ thuật để đánh giá qua quan sát.
Khi học sinh quan sát đối tượng học tập, đọc tài liệu, suy nghĩ và phán
đoán, phát biểu ý kiến trong nhóm và trước lớp, giáo viên nên khích lệ các em
mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình. Tránh việc học sinh nêu sai, giáo viên và các
bạn đã chê ngay làm cho học sinh sẽ thêm nhút nhát, tự ti, không dám thể hiện.
Trường hợp học sinh nêu sai, giáo viên nên khích lệ, dẫn dắt, gợi mở, giúp các em
biết trình bày đúng vấn đề.
Giáo viên qua quan sát và lắng nghe để đánh giá các thao tác, động cơ, các
hành vi, kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành trong thực hiện hoạt động của học
sinh. Lưu ý cần quan sát:
- Qua quá trình học của học sinh: (Các kỹ năng về ngôn ngữ; ý tưởng mới;
cách tìm ra ý tưởng mới; cách vận dụng sự hiểu biết vào hoạt động cụ thể; thể hiện
ra bên ngoài).
- Qua tương tác hay cá tính của học sinh: (Có hợp tác với các bạn; Có tham
gia tổ chức hoạt động nhóm; có thụ động hay thờ ơ; Có nghe các bạn và thầy cô;
Có phản ứng trước sự việc hay mỗi người)
- Qua mỗi hoạt động của học sinh: Giáo viên cần dựa vào câu trả lời của
học sinh để đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác. Ví dụ:
+ Tại sao em viết như vậy?
+ Em biết điều đó bằng cách nào?
+ Em thích nhất điều gì?
+ Tới đây em sẽ làm gì?
Giáo viên cần dựa vào các chỉ số quan sát năng lực để có đánh giá tốt nhất
cho mỗi học sinh. Khi đánh giá, giáo viên cần tăng cường động viên, khuyến
khích, ghi nhận những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất. Bằng lời nói của mình,

giáo viên chỉ ra chỗ đúng, chỗ chưa đúng và hướng dẫn cách sửa chữa.
Ngoài ra, giáo viên cần tổ chức tốt việc học sinh tự nhận xét, tham gia
nhận xét bạn. Nên cho học sinh được diễn đạt theo cách hiểu của mình khi tự đánh
giá kết quả học tập của mình và tham gia đánh giá bạn trong tiết học. Tuy nhiên,
giáo viên cần tập cho học sinh biết diễn đạt câu nhận xét đầy đủ ý, lịch sự với
người khác.
Ví dụ:
- Bạn nêu đã đúng ý....., tôi muốn bổ sung thêm ....
- Nhóm bạn đã trình bày gần đúng rồi, tôi muốn bổ sung thêm...
12


Khi nhận xét và đánh giá các câu trả lời của học sinh thường xuất hiện
những tình huống tâm lí phức tạp. Các câu trả lời của học sinh thường thiếu chính
xác, không định hình. Trong những điều kiện đó thì điều kiện cực kì quan trọng là
giáo viên phải biết nhận ra được cái gì mà học sinh muốn nói ra nhưng không biết
cách biểu đạt. [7].
2.3.5. Hướng dẫn sử dụng đạt hiệu quả cao nhất góc học tập và góc
thư viện.
Thư viên lớp, các góc học tập là nơi quan trọng, tạo cơ hội cho học sinh
học tập một cách tích cực, chủ động, đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác
nhau để học sinh học tập và nghiên cứu.
Qua thực tế giảng dạy theo mô hình VNEN, tôi nhận thấy Tài liệu Hướng
dẫn học đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, nhưng vẫn có
lúc học sinh vướng mắc và không hiểu rõ một quan niệm, hay một khái niệm nào
đó. Trong những trường hợp này, giáo viên nên hướng dẫn và đưa học sinh đến thư
viện lớp để tìm cách giảng giải phù hợp với trình độ của học sinh. Ngoài ra, thư
viện lớp học, các góc học tập sẽ giúp học sinh thỏa mãn sự tò mò về thế giới xung
quanh mình.
Tôi đã trao đổi cùng đồng nghiệp để mỗi giáo viên nhận thức được vai trò

quan trọng của việc xây dựng góc học tập và Thư viện lớp học trong dạy học môn
tự nhiên và Xã hội , nên mỗi bài học giáo viên đều có sự chuẩn bị tài liệu, bài tập
thêm, đồ dùng như mẫu vật quan sát, tranh ảnh,... vào góc học tập cùng với sự trợ
giúp của hội đồng tự quản lớp và các nhóm trưởng.
Nhờ vậy, mỗi tháng, góc học tập luôn có sự thay đổi, sắp xếp lại tài liệu và
đồ dùng học tập cho phù hợp với tiến trình học tập, hoạt động của học sinh mỗi bài
học. Không để xảy ra tình trạng sử dụng góc học tập, góc thư viện làm làm kho
chứa các tài liệu học tập hay đồ dùng học tập của lớp.
Để xây dựng góc thư viện phong phú, thực sự là công cụ để tạo cơ hội cho
học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, hiệu quả, đồng thời cung cấp các
nguồn tài liệu khác nhau để học sinh học tập và nghiên cứu, giáo viên cần huy
động xây dựng từ nhà trường, các giáo viên trong trường, từ chính học sinh, gia
đình học sinh và cộng đồng.
Trong các góc học tập và góc thư viện những đồ dùng vật dụng không có
tác dụng cho việc học tập của học sinh đều được đưa ra khỏi để tiện lợi cho việc
sắp xếp, sử dụng vào việc học tập của học sinh. Góc học tập, góc thư viện được sắp
xếp hấp dẫn, là địa chỉ thân quen đồng hành với học sinh của lớp.
Ví dụ: Khi dạy các bài về chủ đề thực vật, để hiểu rõ hơn về các loại rễ
cây( rễ cọc và rễ chùm), tôi cho học sinh sưu tầm các loại rễ cây theo nhóm để bổ
sung vào góc học tập. Trong tiết học , từng nhóm sẽ sử dụng các rễ cây đã sưu tầm
được và phân loại chúng. Như vậy các em vừa được trải nghiệm trực tiếp với các
loại rễ cây, vừa sử dụng kĩ năng phân tích và tư duy. điều đó sẽ giúp cho tiết học
trở nên hứng thú và hiệu quả giáo dục được nâng cao. Ngoài ra , tôi còn trang bị
thêm ở góc học tập các tài liệu in ấn về thực vật để học sinh mở rộng kiến thức.
13


2.3.6. Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ hội đồng tự quản, nhóm
trưởng.
Trong lớp học theo mô hình VNEN, hội đồng tự quản, nhóm trưởng có vai

trò cực kì quan trọng. Hội đồng tự quản có nhiệm vụ quản lí, tổ chức các hoạt động
của lớp giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng
lãnh đạo. Nhóm trưởng có vai trò duy trì tiến trình học tập của nhóm. Nếu nhóm
trưởng còn lúng túng thì tiến trình học của nhóm dễ bị chậm và không hiệu quả.
Đối với học sinh lớp 3, Hội đồng tự quản có vai trò rất quan trọng trong
việc điều hành, quản lý các nhóm. Để làm được điều này , đòi hỏi các em trong hội
đồng tự quản phải là những các nhân có năng lực quản lý tôt, mạnh dạn và được tín
nhiệm cao bởi các thành viên trong lớp. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhóm trưởng cũng
vô cùng cần thiết. Vì thế, ngay từ đầu năm, giáo viên đã bồi dưỡng cho tất cả các
em biết nhóm trưởng cần phải làm gì. Tôi đã cung cấp và bồi dưỡng cho các em
những kĩ năng cơ bản, cần thiết về cách điều hành nhóm, kĩ năng nói, kĩ năng đặt
câu hỏi,… qua từng hoạt động. Hướng dẫn tỉ mỉ và thực hành nhiều lần trong các
tiết học, sẽ tạo thành những kĩ năng, các em sẽ thành thạo và không còn lúng túng.
Nếu hoạt động nào các em còn lúng túng, giáo viên đóng vai là nhóm trưởng để
làm mẫu cho các em, cho các em luyện tập làm nhóm trưởng. Kết quả, học sinh
trong lớp em nào cũng nắm được làm nhóm trưởng phải làm những công việc gì.
Như vậy, trong năm giáo viên có thể cử luân phiên nhóm trưởng dễ dàng.
Trong năm học, giáo viên cần thay đổi luân phiên nhóm trưởng ở trong
nhóm học tập. Phải để các em cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm khi được làm
nhóm trưởng. Mỗi tiết học, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở, khen ngợi khi
các em trong hội đồng tự quản, nhóm trưởng làm tốt công việc của mình.
Ngoài ra, tôi còn trao đổi với hội đồng tự quản các lớp trên nhận bồi
dưỡng, giúp đỡ các lớp 3 để khi khó khăn, khi chưa hiểu rõ về khâu tổ chức hoạt
động nào đó, các em sẽ gặp gỡ để trao đổi và để được hỗ trợ.
2.3.7. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt tích hợp dạy học Tự nhiên và
Xã hội qua các môn học khác.
Để đạt được mục tiêu giúp cho học sinh biết yêu thiên nhiên, con người,
đất nước có ý thức và hành động bảo vệ chúng thì giáo viên cần dạy không chỉ ở
môn Tự nhiên và Xã hội mà còn cần dạy kiến thức tự nhiên, xã hội qua các môn
học khác một cách phù hợp.

Lồng ghép để dạy kiến thức về tự nhiên xã hội nhiều nhất có lẽ là môn
Tiếng Việt, Hoạt động giáo dục Mĩ thuật, hoạt động giáo dục Đạo đức,... Vì thế,
khi giảng dạy các môn học khác, tôi đã lồng ghép để giúp học sinh nhận thức được
rõ hơn kiến thức tự nhiên xã hội. Ví dụ:
* Đối với Hoạt động giáo dục Mĩ thuật. Giáo viên lồng ghép để giáo dục
học sinh:
- Về chủ đề động vật ( chủ đề 3: Con vật quen thuộc)giúp học sinh nhận ra
một số con vật quen thuộc và vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích…
14


- Chủ đề các mùa trong năm( chủ đề 6: “ Bốn mùa”) giúp học sinh nhận ra
được đặc điểm nổi bật của từng mùa trong năm, qua đó sử dụng màu sắc, hình ảnh
cho phù hợp. Chủ đề 8 “Trái cây bốn mùa” của môn mĩ thuật cũng có thể dạy lồng
ghép kiến thức của tự nhiên về chủ đề thực vật. Qua đó giúp cho học sinh nhận ra
hình dáng, màu sắc , tên gọi của một số loại quả, hoa quen thuộc để biết cách vẽ
hoặc tạo dáng loại trái cây đó.
* Đối với môn Tiếng Việt, giáo viên có thể giáo dục lồng ghép: An toàn
giao thông qua bài đọc” Trận bóng dưới lòng đường” ( Bài 7A) , lồng ghép kiến
thức về thành thị hoặc nông thôn( qua bài 16)
* Đối với Hoạt động giáo dục đạo đức, qua bài: “Tích cực tham gia việc
lớp, việc trường”, Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận để giáo dục các
em về các hoạt động của các em ở trường, giúp cho các em nhận biết những hoạt
động học tập và vui chơi, để các em tích cực hơn khi tham gia các hoạt động đó.
Hoặc qua bài “ Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng” , Gv lồng ghép kiến thức về môi
trường tự nhiên như: Cách phân loại rác, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và
khuyên người khác thực hiện…Qua đó nội dung về tự nhiên xã hội lồng ghép với
giáo dục đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
2.3.8. Tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức tốt chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp để giáo dục kiến thức tự nhiên và xã hội.

Nhận thấy hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học rất đa dạng và phong
phú. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là điều kiện thuận lợi để đưa những kiến thức
đã học về tự nhiên, xã hội của học sinh được khắc sâu một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên, hấp dẫn và hiệu quả.
Tôi đã tham mưu và được hiệu trưởng đồng thuận. Trong năm học, tôi đã
phối hợp cùng Tổng phụ trách Đội và các giáo viên tổ chức nhiều hoạt động ngoài
giờ lên lớp để củng cố, bổ sung những kiến thức đã học trên lớp, từng bước hình
thành và phát triển được các kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi lớp 3 của học
sinh. Ví dụ:
- Tổ chức các hoạt động làm sạch, đẹp trường, lớp gồm các hình thức như:
+ Vệ sinh lớp học, sân trường
+ Trồng, chăm sóc cây và hoa trong vườn trường, sân trường
+ Tổ chức thi trang trí lớp học sạch, đẹp.
- Tổ chức thi tuyên truyền viên giỏi, vận động mọi người cùng bảo vệ môi
trường.
- Tổ chức Rung chuông vàng về Thế giới quanh em nhân dịp 26/3. ( Có
ảnh phụ lục kèm theo)
2.3.9. Thực hiện tốt công tác phối hợp với cộng đồng, quan hệ tốt với
gia đình học sinh.
Hoạt động ứng dụng trong bài học môn Tự nhiên và Xã hội theo mô hình
VNEN sẽ giúp học sinh học và hỏi ở cộng đồng rất nhiều. Hoạt động này cũng
thúc đẩy không nhỏ tới khả năng diễn đạt nội dung học tập của học sinh với gia
đình và cộng đồng. Vì thế, tôi đã hướng dẫn cho sinh về cách diễn đạt vấn đề với
15


gia đình và cộng đồng. Thời gian đầu năm, giáo viên tổ chức cho học sinh tập thử
tại lớp trong các giờ giải lao, đóng vai, thực hành hoạt động ứng dụng với gia đình
và cộng đồng..
Ví dụ: Sau khi học xong bài 1: “ Hoạt động thở và cơ quan hô hấp” ở hoạt

động ứng dụng có các yêu cầu sau: : Em hãy cùng các thành viên trong gia đình
thực hiện thở bằng mũi, không thở bằng miệng và vệ sinh đường thở.”
Vì đây là những bài đầu tiên, nên tôi hướng dẫn các em cách diễn đạt với
người thân sao cho khi các em nói với người thân một cách dễ hiểu nhất. Ví dụ các
em có thể nói: Bố ơi, hôm nay chúng con học về hoạt động thở và cơ quan hô hấp,
con biết được chúng ta cần phải thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. Bây giờ
hai bố con mình cùng thực hiện hít thở nhé!... Hoặc có thể cho học sinh đóng vai
một cuộc nói chuyện giữa học sinh với bố mẹ, để giúp các em tập dượt trước
những câu nói có thể để về nói với cha mẹ.
Khi học sinh tập diễn đạt được trôi chảy một vấn đề, đên những bài học
sau các em sẽ biết cách trình bày vấn đề tốt hơn
2.3.10. Tăng cường các hoạt động gắn kết với “Hòm cam kết”
Hòm cam kết là phương tiện kết nối giữa những kiến thức kĩ năng đã học
được trong nhà trường với thái độ và hành động trong thực tiễn cuộc sống. Nói
cách khác, phương tiện này, giúp hình thành ở học sinh kĩ năng ra quyết định và
thực hiện những hành động cụ thể để cải thiện đời sống thực tế.
Ví dụ: Khi dạy bài 7: cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh? Giáo viên
cần tổ chức cho học sinh cam kết bảo vệ cơ quan thần kinh và sức khỏe.
Hay khi dạy bài 15: An toàn khi đi xe đạp. Giáo viên tổ chức cho học sinh
cam kết đi xe đạp đúng quy định giao thông.
Giáo viên trong quá trình dạy học cần tổ chức để Hòm cam kết là nơi trưng
bày những cam kết, nhắc nhở học sinh thực hiện trong thời gian tiếp theo, giúp học
sinh dễ dàng theo dõi , động viên giúp đỡ học sinh hoàn thành theo những gì đã ra
quyết định và cam kết thực hiện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong năm học, tôi đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3A, cuối năm học, kết quả đánh giá 2 lớp
như sau:
Lớp

Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3A
26
14
53,8%
12
46,2%
0
3B
26
7
27%
19
73%
0
Như vậy, học sinh khối 3 sau khi áp dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng
cao chất lượng môn tự nhiên và Xã hội đã có kết quả khác biệt. Tỉ lệ học sinh hoàn
thành tốt môn học cao hơn hẳn. Các tiết học môn Tự nhiên và Xã hội đã không còn
nặng nề. Khi được hỏi các em yêu thích những môn học nào? Có tới trên 80% học
sinh thích học môn Tự nhiên và Xã hội. Học sinh bước đầu đã có kỹ năng quan sát,
16



nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về
các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội, biết tự chăm sóc sức khỏe
cho bản thân phù hợp với lứa tuổi.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội muốn đạt kết quả cao thì trước hết người
giáo viên phải tâm huyết, yêu nghề, nhiệt tình với công tác giảng dạy. Không ngại
khó, ngại khổ. Bản thân cũng luôn phải nỗ lực, cố gắng bồi dưỡng chuyên môn
thường xuyên.
Chuyên môn cần chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên cần đầu tư thích đáng cho
phần khởi động đầu tiết học để đưa vấn đề bài học tiếp cận với học sinh một cách
nhẹ nhàng, tự nhiên và gây hứng thú cho các em.
Vấn đề lựa chọn đối tượng cho học sinh quan sát là vô cùng quan trọng.
Giáo viên cần cố gắng tổ chức cho học sinh quan sát trên vật thật sẽ làm cho học
sinh được tri giác trực tiếp, kiến thức học sinh lĩnh hội sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
Trường hợp không thể tổ chức quan sát trên vật thật nên sử dụng tranh, ảnh , mô
hình, các đoạn video sẽ giúp các em chiếm lĩnh kiến thức tốt hơn.
Ngoài ra, cần khuyến khích học sinh dùng những nguồn tài liệu khác nhau
để học, ví dụ nguồn tài liệu từ góc học tập, từ thư viện của lớp, từ cộng đồng (gia
đình, hàng xóm,...). Cần tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp để
góp phần giáo dục các kĩ năng cho học sinh.
Muốn dạy học môn tự nhiên và Xã hội đạt hiệu quả cao thì cần thiết bồi
dưỡng cho hội đồng tự quản, nhóm trưởng. Bởi nhóm trưởng có vai trò cực kì quan
trọng trong việc điều hành mọi hoạt động học của học sinh theo đúng định hướng
của giáo viên.
Điểm quan trọng khi thực hiện công tác giáo dục là cần cho học sinh hiểu rõ
ràng ý nghĩa của các kiến thức và kĩ năng mình đã học, vì các em được vận dụng
kiến thức, kĩ năng đó có ích lợi gì trong đời sống của các em. Muốn có được điều

đó, giáo viên cần dạy kiến thức tự nhiên xã hội lồng ghép qua các môn học khác
một cách hợp lí.
3.2. Kiến nghị.
+ Nhà trường cần khuyến khích và hỗ trợ giáo viên trong công tác chuẩn bị
đồ dùng cho tiết học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Nguyễn Thị Thu

17


Tài liệu tham khảo
[1]. Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Nhà xuất bản Giáo dục
tại Hà Nội xuất bản năm 2006.
[2]. Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình Trường học mới việt Nam lớp 3
[3]. Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học bằng phương pháp Bàn tay
nặn bột của nhóm tác giả Ngô Trần Ái, Vũ Văn Hùng, Phan xuân Khánh do Nhà
xuất bản Giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2015.
[4]. 999 câu đố vui thông minh dí dỏm xuất bản năm 2011
[5]. Phương pháp dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Thấn (chủ biên), Nguyễn Thượng Giao, Đào Thị Hồng, Nguyễn Thị
Hường, Nguyễn Tuyết Nga Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản năm 2009.
[6]. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ký ngày 22 tháng 9 năm 2016 .
[7]. Tâm lí học, Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+ 2 của
nhóm tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan của Nhà xuất
bản Giáo dục xuất bản năm 1998.



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên. Trường Tiểu học Thành Tiến.

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học giải toán
có lời văn cho học sinh lớp
1A trường Tiểu học Thành
Tiến

2.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
Năm học đánh
xếp loại
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A, B,

Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng GD
B
2016-2017
và ĐT


ẢNH PHỤ LỤC
Ảnh học sinh thu gom một số loại rác tái chế.

Ảnh tổng kết thực hiện phong trào Kế hoạch nhỏ của học sinh năm học 20182019.


Ảnh học sinh đang bỏ cam kết của mình vào “Hòm cam kết”

Ảnh cuộc thi “ Rung chuông vàng”

1


Ảnh học sinh và các hoạt động vui chơi, hoạt động tập thể

2


3



×