Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.83 KB, 27 trang )

Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn Tả cảnh
cho học sinh lớp 5.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Tiếng Việt.
3. Tác giả:
Họ và tên: Đồng Thị Chiên

Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 31/10/1978
Trình độ chuyên môn: Đại học - Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phả Lại 2 - Chí Linh - Hải Dương
Điện thoại: 0987 135 208
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Phả Lại 2
Địa chỉ: Bình Giang - phường Phả Lại - thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 03203 881 328
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả giáo viên tiểu học dạy lớp 5.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015.

HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Đồng Thị Chiên

-1-



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Tập làm văn là phân môn tổng hợp của tất cả các phân môn trong môn
Tiếng Việt. Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em có nền tảng vững chắc để học tốt
các môn học khác, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Và hơn nữa, xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, tích
cực đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay, tôi đã tìm hiểu, khảo sát và
thấy kĩ năng viết văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tôi đã tiến
hành nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng viết văn Tả cảnh cho học sinh lớp 5”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1. Điều kiện áp dụng
- Giáo viên phải có trình độ chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ và có thái độ
làm việc nghiêm túc; tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
- Học sinh phải có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập; nắm được các kiến
thức cơ bản đã học.
2.2. Thời gian áp dụng
Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2014 - 2015.
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến
Giáo viên và học sinh lớp 5 các trường tiểu học.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Điểm mới của sáng kiến
- Kích thích được hứng thú học văn, viết văn tả cảnh của học sinh.
- Hình thành ý thức sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong giao tiếp, giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, phát triển năng lực viết văn tả cảnh của trẻ giúp học
sinh có phương pháp luyện viết văn tốt hơn.
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng dạy thực nghiệm, tôi thấy sáng kiến
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn Tả cảnh cho học sinh lớp 5” có
tính khả thi cao, học sinh biết vận dụng để viết một bài văn hợp lí.

-2-


Tôi đã tiến hành áp dụng sáng kiến qua một số giải pháp sau:
- Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập và năng lực cảm thụ văn học cho HS.
- Hướng dẫn học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu đề bài.
- Khai thác sự chủ động, sáng tạo của học sinh trên cơ sở quan sát, liên
tưởng bằng hệ thống câu hỏi mở để hướng dẫn tìm ý, lập dàn ý cho bài văn.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.
- Hướng dẫn một số cách sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh.
3.3. Hiệu quả của sáng kiến
- Sáng kiến giúp hình thành và rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản khi
viết văn tả cảnh.
- Học sinh có hứng thú và say mê học tập, luôn tích cực, chủ động, sáng
tạo khi làm bài.
4. Khẳng định giá trị và kết quả của sáng kiến
Qua việc áp dụng các giải pháp của đề tài này, tôi thấy bước đầu mang lại
kết quả tốt đẹp. Điều đó thể hiện rất rõ về chất lượng bài văn và sự hứng thú của
học sinh khi học. Học sinh nắm chắc kiến thức về kĩ năng viết văn tả cảnh, được
bộc lộ khả năng của mình trước lớp. Đối tượng học sinh giỏi phát huy được khả
năng của mình trong học tập. Những học sinh yếu về kĩ năng viết văn miêu tả,
đặc biệt là tả cảnh nay đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giờ học Tập làm văn. Còn
những em học lực trung bình đã tự mình viết được một bài văn, một đoạn văn
theo yêu cầu của đề bài. Tuy những bài văn, đoạn văn đó có thể chưa hay, chưa
sinh động nhưng các em đã tự viết bằng chính tư duy của mình. Điều đó sẽ kích
thích ý thức ham học hỏi, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
- Để thực hiện áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, giáo viên phải tạo thói

quen cho học sinh ghi chép những điều mình quan sát được cũng như những tình
cảm, cảm xúc tức thời trước một đối tượng miêu tả. Những điều quan sát đó nên
ghi lại vào cuốn Sổ tay văn học.
-3-


- Nhà trường tiếp tục hội thảo, chuyên đề thảo luận các biện pháp áp dụng
vào giảng dạy Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh thăm quan, dã ngoại để học sinh có
thêm nhiều hiểu biết và vốn kiến thức để viết được một bài văn giàu hình ảnh.

-4-


Phần 2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ, với nhiệm vụ
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em
các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một
phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được
rèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, độc đáo để từ đó các em có thể viết
được đoạn văn bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Văn tả cảnh được coi là trọng
tâm của thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5. Đây là loại
văn có sức tái hiện sự vật, hiện tượng, hoạt động,... một cách sinh động. Nếu học
sinh được rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh thì các em sẽ dễ dàng nhận thấy cái
hay, cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ đối với từng cách dùng từ, đặt
câu. Từ đó, các em sẽ biết cách dùng từ sao cho đúng, hay để miêu tả hình ảnh,
sự vật một cách sinh động, gợi cảm như chúng đang hoạt động đang nảy nở,

đang sinh sôi và phát triển.
Như vậy, làm văn - rèn kĩ năng viết văn là nơi thử thách học sinh các kĩ
năng tiếng Việt, vốn sống, vốn văn hoá, năng lực cảm thụ văn học của các em
một cách tổng hợp. Việc dạy Tập làm văn - dạy học sinh làm người - là việc làm
hết sức cần thiết vì đó là môn học giúp cho học sinh phát triển khả năng ngôn
ngữ nhiều nhất. Và chính ngôn ngữ là công cụ vàng, là chìa khoá vạn năng giúp
trẻ mở những cánh cửa thành công trong các hoạt động học tập và giao tiếp đời
sống.
1.2. Lí do chọn đề tài
Với vai trò tiên phong của quá trình xây dựng và gọt giũa ngôn ngữ của
một con người, ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt được dạy thành nhiều phân môn trong
đó Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Phân môn này rèn luyện cho các em
kĩ năng sản sinh văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời
sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức.
-5-


Mặt khác, trong lĩnh vực văn học, ngôn ngữ mở rộng phát triển, tư duy
trừu tượng của trẻ phát triển mạnh. Như vậy, vốn trí thức văn hoá, trí thức đời
sống mà trẻ tích luỹ được qua sách báo, phim ảnh và thông tin đại chúng là rất
phong phú và đa dạng. Điều đó cho thấy mỗi trẻ đều mang trong mình những
tiềm năng về những môn khoa học. Vấn đề đặt ra là phải kịp thời phát hiện, nuôi
dưỡng những phẩm chất đó ở trẻ. Vậy cần phải dạy và học môn Tập làm văn, đặc
biệt là văn Tả cảnh như thế nào để sử dụng, khai thác và phát triển được vốn hiểu
biết đó ở trẻ?
Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có
sức biểu cảm. Nhà văn Đặng Thai Mai có nói: "Tiếng Việt là một ngôn ngữ có
tính thẩm mĩ cao, có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, từ
ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh". Do đó nếu có kĩ năng viết văn hợp lí,
biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp ta truyền đạt đến người đọc

những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc rèn kĩ
năng viết văn, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt đối với mỗi chúng ta là rất cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn cao.
Trên thực tế, chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 ổn định, mang
tính chất chung và đồng đều trên cả nước. Vì vậy dẫn đến tình trạng sau:
- Dạy học phân môn Tập làm văn mới chú ý tới mặt bằng kiến thức cần có
cho mỗi học sinh mà chưa quan tâm tới độ sâu của nó. Điều đó sẽ hạn chế việc
phát hiện, bồi dưỡng những em có năng lực văn chương.
- Chưa khai thác sử dụng một cách hợp lí có lợi nhất vốn sống và năng lực
bản thân của trẻ.
- Chưa tạo ra được sự hứng thú và niềm say mê trong học tập.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi cũng không khỏi băn khoăn trăn
trở là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học và rèn kĩ năng viết văn Tả
cảnh cho học sinh lớp 5 góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Từ những lí do khách quan, chủ quan trên và căn cứ vào thực tế giảng dạy,
học tập về Tiếng Việt, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”.
-6-


2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời
sống mỗi con người. Cổ nhân dạy rằng: Văn là người. Đọc văn của một người ta
có thể hình dung ra những nét tính cách nổi trội của người đó. Bởi vậy, việc dạy
và học Tập làm văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường nhất là với nhà
trường tiểu học.
Là phân môn tích hợp có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt
Tiểu học, có tác động giáo dục tâm hồn rất sâu xa và đặc biệt, phân môn Tập làm
văn giúp học sinh: trang bị các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp
phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gích, tư duy

hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học
sinh. Làm tốt văn tức là ngôn ngữ, chữ viết của trẻ được củng cố, trau dồi và phát
triển. Khi trẻ viết lên một câu văn, các thao tác viết chữ được thực hiện, đồng
thời vốn từ của trẻ được đưa ra sử dụng linh hoạt.
Chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm các dạng cơ bản như: tả cảnh, tả
người, luyện tập thuyết trình, tranh luận, luyện tập làm báo cáo thống kê, luyện
tập làm đơn, làm biên bản cuộc họp, ôn tập văn tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối.
Với thời lượng 18 tiết tuy không phải quá nhiều nhưng văn Tả cảnh có vị trí rất
quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 5 nói riêng và chương trình Tập
làm văn ở bậc tiểu học nói chung. Làm tốt văn tả cảnh sẽ hỗ trợ các em rất nhiều
trong việc học các thể loại văn khác và nó rèn cho các em cách nghĩ, cách cảm
về thế giới xung quanh mình, biết đánh giá sự việc dưới lăng kính của mình.
Tóm lại, dạy và học phân môn Tập làm văn, đặc biệt là rèn kĩ năng viết
văn tả cảnh là cần kíp và vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học.
Giúp trẻ tiểu học học tốt phân môn này và rèn kĩ năng viết văn tả cảnh là góp
phần đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành những cơ sở ban đầu nhằm
phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên
* Ưu điểm:
-7-


- Giáo viên có trình độ chuẩn, có tâm huyết với nghề..., nắm chắc nội dung
kiến thức của môn dạy, lớp dạy và bậc học.
- Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm tới học sinh
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dục.
* Hạn chế:
- Trong giảng dạy, giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp, cách dạy
của một số giáo viên trong giờ Tập làm văn còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy

móc vào sách giáo viên, sách tham khảo hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động,
chưa cuốn hút được học sinh.
- Một số giáo viên không linh hoạt, sáng tạo khi truyền thụ kiến thức mới
nên chưa phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
Chính những điều đó dẫn tới chất lượng phân môn Tập làm văn, chất
lượng viết văn chưa cao và những mầm non văn học của đất nước chưa được
phát hiện, bồi dưỡng kịp thời.
3.2. Thực trạng việc học của học sinh
* Ưu điểm:
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập cần thiết.
- Đa số học sinh ngoan ngoãn, có ý thức trong học tập, nắm được kiến
thức cơ bản, bước đầu biết sử dụng từ ngữ để đặt câu và vận dụng để viết bài văn
theo đúng yêu cầu.
* Hạn chế:
- Kĩ năng làm văn miêu tả, đặc biệt là tả cảnh của các em học sinh chưa
tốt, các em thường dập khuôn, máy móc khi tả. Các em chưa biết cách chọn lọc
các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn, làm cho bài văn thành “một bản
liệt kê” với rất nhiều chi tiết mà có khi không sát với yêu cầu đề bài. Một vài em
chưa xác định rõ đối tượng cần tả.
- Khả năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh của học sinh lớp 5 còn rất
nhiều hạn chế. Một trong những lỗi cơ bản của các em đó là việc các em chưa
biết tích lũy vốn từ nên sử dụng từ không đúng nghĩa, không phù hợp với văn
cảnh, dùng từ không có giá trị gợi cảm.
-8-


3.3. Điều tra thực trạng tình hình
Tôi đã tiến hành nghiên cứu, dự giờ thăm lớp và giảng dạy Tập làm văn Tả
cảnh, tôi thấy: Cơ bản giáo viên đã nắm chắc nội dung, kiến thức cơ bản, trọng
tâm của chương trình Tập làm văn lớp 5. Tuy nhiên, một số giáo viên còn rất

nhiều lúng túng trong việc giảng dạy, học sinh thì thụ động trong giờ học và
thường làm theo mẫu cũng như sự hướng dẫn chi tiết của thầy cô mà chưa hiểu
sâu vấn đề. Do vậy, tôi đã nghiên cứu, đọc tài liệu, tham khảo ý kiến của bạn bè
đồng nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng viết văn Tả
cảnh cho học sinh lớp 5.
Tôi đã tiến hành dạy một số tiết Tập làm văn lớp 5 theo phương pháp
truyền thống và ra đề tiến hành khảo sát.
Đề bài: Hãy tả lại cảnh đẹp của quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.
Biểu điểm:
- Bố cục đảm bảo hợp lí đủ 3 phần. (2 điểm)
- Tả được vẻ đẹp riêng biệt của trường, hay một cảnh đẹp của quê hương
vào thời điểm theo yêu cầu: 6 điểm (các ý trọng tâm, không lan man, biết xen
lồng cảm xúc, tình cảm khi tả…)
+ Viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy, dùng từ đúng, không mắc lỗi
chính tả. (1,5 điểm)
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch. (0,5 điểm)
Kết quả bài làm của các em thu được như sau:
Tổng số
học sinh
34

Điểm giỏi
( 9 - 10)
SL
%

6

17,6


Điểm khá
(7 - 8)
SL
%

10

29,4

Điểm trung bình
(5 - 6)
SL
%

15

44,2

Điểm yếu
(1 - 4)
SL
%

3

8,8

Qua khảo sát, tôi thấy: chất lượng học sinh giỏi còn thấp, chất lượng học
sinh trung bình nhiều. Học sinh chưa biết viết một bài văn giàu hình ảnh, cách
diễn đạt lủng củng, khả năng sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh còn hạn chế.

Chính vì vậy, tôi băn khoăn, trăn trở và thấy rằng cần phải đổi mới cách
dạy và học phân môn Tập làm văn nói chung, rèn kĩ năng viết văn tả cảnh nói
riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng học sinh.
-9-


Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm ra
những biện pháp thích hợp để thực hiện giảng dạy và giúp nâng cao chất lượng
viết văn Tả cảnh cho học sinh lớp 5.
4. Các biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và
lựa chọn từ ngữ
Ngay từ đầu năm học, tôi đã giới thiệu cho học sinh những thể loại và kiểu
bài mà các em sẽ được học trong chương trình Tập làm văn lớp 5. Giúp các em
có thể ghi nhớ và tích luỹ được một vốn văn học có hệ thống, tôi hướng dẫn các
em lập một cuốn sổ để ghi chép những câu văn, đoạn văn hay, những áng thơ đặc
sắc, những đoạn văn, bài văn giàu cảm xúc gọi là: Sổ tay văn học.
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn văn học còn rất hiệu
quả thông qua các tiết Tập đọc, đặc biệt là các bài đọc về thể loại văn miêu tả.
Ví dụ 1: Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tiếng Việt 5 - Tập 1, tr.10)
Khi phân tích đoạn 2, đoạn 3, tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng
hàng loạt các từ đồng nghĩa đã được chọn lọc, giàu hình ảnh để gợi cho người
đọc những cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật: lúa (vàng xuộm), nắng
(vàng hoe), quả xoan (vàng lịm), lá mít (vàng ối), tàu đu đủ và lá sắn héo (vàng
tươi), quả chuối (chín vàng), bụi mía (vàng xọng), rơm, thóc (vàng giòn), mái
nhà rơm (vàng mới), tất cả (màu vàng trù phú, đầm ấm).
Qua đó, tôi giúp học sinh hiểu rằng chính cách quan sát, cách lựa chọn chi
tiết và dùng từ thật tinh tế, đặc sắc của tác giả khi tả những màu vàng cụ thể của
cảnh vật trong bức tranh làng quê đã thể hiện rất rõ tình yêu quê hương tha thiết
của tác giả.

Ví dụ 2: Bài Mùa thảo quả (Tiếng Việt 5 - Tập 1, trang 113)
Trong phần tìm hiểu bài, tôi giúp các em thấy được tác giả dùng điệp từ,
câu ngắn đặt cạnh câu dài nhằm nhấn mạnh hương thơm đặc biệt và lan tỏa của
thảo quả. Các từ hương và thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương
thơm đặc biệt của thảo quả. Tác giả dùng các từ: lướt thướt, quyến, rải, ngọt
lựng, thơm nồng gợi cảm giác thảo quả lan tỏa khắp không gian. Các câu văn
- 10 -


ngắn lặp lại từ thơm “Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm” như tả một người
đang hít vào để cảm nhận hương thơm đặc biệt của thảo quả.
Bên cạnh đó, tôi cũng giúp học sinh hiểu được sự phát triển mạnh mẽ của
thảo quả được thể hiện rất rõ nét qua các từ ngữ: qua một năm, một năm sau
nữa, thoáng cái,... Đây chính là cách liên kết đoạn văn theo thời gian - áng
chừng.
Tả nét đẹp của rừng thảo quả khi chín, tác giả viết: “Rừng say ngây và ấm
nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều
ngọn mới nhấp nháy, vui mắt” Bằng cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả đã
nhấn mạnh được nét đẹp đặc biệt của rừng thảo quả!
Cùng đó, giáo viên là người sẽ hướng dẫn học sinh thấy được bố cục của
bài văn. Khi đọc một bài văn tả cảnh, học sinh cần phải thấy rõ bố cục của bài
văn đó như thế nào, xác định rõ các đoạn của bài miêu tả những gì?…
Như vậy, làm tốt việc phân tích các ngữ liệu trong tất cả các phân môn Tập
đọc, Luyện từ và câu,…sẽ góp phần không nhỏ giúp học sinh tích luỹ các vốn
kiến thức tuyệt vời phục vụ cho việc viết văn.
4.2. Biện pháp thứ 2: Bồi dưỡng hứng thú học tập và năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh
Chương trình sách giáo khoa hiện nay mang tính tổng quát nhưng thiếu sự
hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Vì thế, trong các tiết Tiếng Việt tăng, tôi đã lựa chọn
những bài tập phù hợp với đối tượng học sinh để các em luyện tập, gây hứng thú

với trẻ. Từ đó, giúp các em say sưa tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thơ ca, văn học
và ham thích viết văn hơn.
Ví dụ 1: Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có
đoạn văn miêu tả sức sống của cảnh vật trong mưa xuân.
Cơn mưa xuân chợt đến…..(1) cảnh vật còn say ngủ trong se lạnh mùa
đông. Những làn mưa xuân……(2). Mưa giăng giăng trên mặt hồ mờ ảo hơi
sương……….(3). Mạch đất gặp mưa xuân bỗng mở lòng cho…..(4) vươn lên
xanh mượt. Những mầm thóc cũng cựa mình,…….(5)
- 11 -


(chồi non; dịu dàng lướt qua; đánh thức tâm hồn vạn vật; dệt nên những
thảm mạ xanh non; nước hồ xao động, lăn tăn)
Ví dụ 2: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả
cảnh một buổi bình minh trên quê em.
Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy và bước ra sân.
Chao ôi! Cảnh vật hiện ra trước mắt em………(1)! Làng xóm như bồng
bềnh trong……….(2). Những làn khói bếp bay lên hòa vào sương mai……(3).
Nền trời…….(4), những tia nắng ban mai……(5). Một ngày mới……(6).
Trên đường làng đã thấy các bạn học sinh quần áo gọn gàng…….(7)
Tiếng cười nói……..…(8). Những bác nông dân đi làm sớm cũng…...(9).
Trên cành cây, chìa vôi, chào mào cũng thi nhau hót làm cho…....(10).
Ví dụ 3: Cho khổ thơ:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
Dựa vào nội dung đoạn thơ trên, em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn
tả lại vẻ đẹp của dòng sông vào một buổi trưa hè.
(Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 - Tập 1)

Đây là những bài tập phù hợp với các đối tượng khác nhau. Ở ví dụ 1, tất
cả học sinh đề có thể hoàn thiện bài tập bằng cách suy nghĩ và lựa chọn từ, cụm
từ đúng. Sang đến ví dụ 2, một số học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải suy nghĩ và
tìm những cụm từ phù hợp với các ý của câu văn. Tôi đã tổ chức cho học sinh
thảo luận nhóm để các em có thể trao đổi và tìm ra đáp án hợp lí.
Ở ví dụ 3, không phải tất cả học sinh của lớp đều có thể hoàn thiện nhanh
được. Tôi đã trao đổi, dẫn dắt và hướng dẫn học sinh qua các câu hỏi cụ thể như:
Dòng sông đẹp như thế nào? Bên bờ sông có hàng tre ngà không? Nước sông
trong xanh đến mức nào? Mặt trời lên, dòng sông ra sao? Ánh nắng chiếu xuống
dòng sông thế nào? Tình cảm của em đối với dòng sông?
- 12 -


Cùng với việc khuyến khích, động viên các em hăng say học tập, học sinh
sẽ hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu.
*Đáp án:
Ví dụ 1: Cơn mưa xuân chợt đến dịu dàng lướt qua (1) cảnh vật còn say
ngủ trong se lạnh mùa đông. Những làn mưa xuân đánh thức tâm hồn vạn vật
(2). Mưa giăng giăng trên mặt hồ mờ ảo hơi sương nước hồ xao động, lăn tăn
(3). Mạch đất gặp mưa xuân bỗng mở lòng cho chồi non (4) vươn lên xanh mượt.
Những mầm thóc cũng cựa mình, dệt nên những thảm mạ xanh non (5)
Ví dụ 2:
Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy và bước ra sân.
Chao ôi! Cảnh vật hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao / thật tuyệt vời
(1)! Làng xóm như bồng bềnh trong một biển hơi sương / màn sương mờ ảo (2).
Những làn khói bếp bay lên hòa vào sương mai những dải lụa mềm uốn lượn
trên sông (3). Nền trời ửng hồng (4), những tia nắng ban mai đang nhảy nhót (5).
Một ngày mới bắt đầu (6).
Trên đường làng đã thấy các bạn học sinh quần áo gọn gàng tung tăng cắp
sách tới trường (7)

Tiếng cười nói ríu rít (8). Những bác nông dân đi làm sớm cũng nói
chuyện râm ran / nói chuyện rôm rả (9). Trên cành cây, chìa vôi, chào mào cũng
thi nhau hót làm cho buổi sáng càng thêm sức sống (10).
Ví dụ 3:
Dòng sông quê tôi rất đẹp và thơ mộng. Bên bờ sông có hàng tre nghiêng
nghiêng như cô thiếu nữ đang làm duyên chải tóc. Nước sông xanh biếc và trong
đến mức soi rõ cả từng chiếc lá tre, nhìn thấy tận đáy. Mặt trời lên, tỏa những tia
nắng rực rỡ xuống dòng sông lấp loáng. Tôi dang tay ôm lấy dòng sông với tất cả
tình yêu mến!
Như vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập và năng lực cảm thụ văn học là một
quá trình lâu dài và công phu. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là
bồi dưỡng vốn sống cho các em. Có vốn sống các em mới có khả năng liên
tưởng để tiếp nhận tác phẩm một cách tự nhiên, hiệu quả.
- 13 -


4.3. Biện pháp thứ 3: Hướng dẫn học sinh biết cách xác định đúng yêu
cầu đề bài.
Khi đọc bất cứ một đề văn nào, các em học sinh cũng cần phải xác định và
Tìm hiểu rõ yêu cầu của đề bài trên ba phương diện: Một là thể loại, hai là nội
dung cần làm là gì, ba là phạm vi phải làm.
Ví dụ 1: Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều
năm qua.
Khi giao nhiệm vụ cho học sinh, tôi yêu cầu các em đọc kĩ đề bài, xác định
thể loại (tả cảnh). Đây là một dạng đề bài miêu tả cụ thể cảnh trường học. Các em
cần xác định rõ đối tượng miêu tả là cảnh gì? (Tả ngôi trường) Thời gian em quan
sát là lúc nào? (Buổi sáng/Buổi trưa/Sau giờ tan học…) Khi đã xác định đúng yêu
cầu của đề bài, định hình được đối tượng miêu tả, xác định phạm vi phải làm, học
sinh sẽ không bị nhầm đề bài. Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý học sinh, dù đây là cảnh
cụ thể (trường học) nhưng trong đó cũng có nhiều cảnh nhỏ lẻ hơn cần tả như:

sân trường, cổng trường, vườn trường,…
Ví dụ 2: Đề bài: Tả một ngày mới bắt đầu trên quê hương em.
Giáo viên giúp học sinh thấy: Đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng
hợp vì có các từ ngữ quê hương em (cảnh vùng quê hoặc cảnh nơi em ở,...). Cảnh
tổng hợp là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ lẻ. Những cảnh nhỏ của quê hương thường
là cánh đồng, dòng sông, con đường, khu vườn,…. Sau đó, giáo viên giúp học
sinh hình dung cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào, mùa nào (một ngày mới),
ở không gian nào (cảnh đó như thế nào). Việc xác định đúng yêu cầu của đề sẽ
giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả.
4.4. Biện pháp thứ 4: Khai thác sự chủ động sáng tạo của học sinh trên
cơ sở quan sát, liên tưởng bằng hệ thống câu hỏi mở để hướng dẫn học sinh
tìm ý, lập dàn ý cho bài văn.
Ví dụ 1: Tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con
suối hay một hồ nước).
Một bài văn tả cảnh chỉ hay khi người viết thực sự hứng thú, say mê với
cảnh mình định tả. Do đó cần phải viết bằng những cảm xúc đích thực của mình,
- 14 -


không gò ép, giả tạo,… Chính vì vậy, giáo viên cần biết khai thác tính chủ động,
sáng tạo của học sinh, giúp các em suy nghĩ, liên tưởng để tìm ý qua hệ thống
câu hỏi mở. Cụ thể, trong đề bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định
rõ các ý cần tả cảnh sông nước (tả dòng sông).
a. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- Đó là cảnh gì? Ở đâu? Cảnh hiện ra trước mắt em vào lúc nào?
Hoặc: Em yêu thích cảnh dòng sông vì cảnh đó gắn với kỉ niệm thời thơ ấu
hay là niềm tự hào của người dân quê hương…?
b. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự miêu tả cụ thể dựa vào những gì mình
đã quan sát và cần làm rõ các ý chính sau:

* Đặc điểm nổi bật của dòng sông: Sông chảy thẳng hay quanh co, uốn
lượn? Lòng sông rộng hay hẹp? Nước sông nhiều hay ít? Màu sắc của nước sông
trong vắt hay đỏ nặng phù sa? Sông chảy chậm (lững lờ) hay nhanh (băng
băng)?...
* Cảnh vật trên sông và hai bên bờ sông:
- Trên mặt sông có những hình ảnh gì nổi bật? Cảnh hai bên bờ sông có
những nét gì làm em thích thú? Đó là cây cối, bãi bồi trồng ngô khoai xanh
mướt, con đê, ngôi nhà, con đò, cây đa, bến nước hay người hoạt động ở hai bên
bờ sông,…? Em thích ngắm dòng sông vào thời điểm nào, sáng hay chiều?
(Hoặc: Dòng sông gắn với kỉ niệm gì làm em thích thú và có ấn tượng sâu sắc?).
- Buổi sáng mặt sông được bao phủ một làn sương mỏng hay lấp loáng ánh
nắng?
- Buổi trưa, mặt sông phẳng lặng in bóng mây trời hay trở nên nhộn nhịp?
- Buổi chiều sông màu mỡ gà hay lấp lánh trăng sao?
- Buổi tối trăng sáng, mặt sông lấp lánh như dát bạc hay trong xanh màu
ngọc bích?
c. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ
- Cảnh dòng sông gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc gì? Sông mang lại
nhiều lợi ích hay để lại cho em ấn tượng khó phai?
- 15 -


Từ những gợi ý đó, học sinh sẽ lập được dàn ý chi tiết và viết thành một bài
văn hoàn chỉnh.
Ví dụ 2: Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Trước hết, tôi nhắc nhở và hướng dẫn học sinh quan sát và ghi chép lại các
chi tiết về ngôi trường mình. Sau đó, hướng dẫn các em xác định các việc cần
làm trước khi lập dàn ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
- Trường em tên là gì? Nằm ở đâu? Thời gian em quan sát là khi nào?
- Đặc điểm nổi bật của ngôi trường khi nhìn từ xa như thế nào?

- Em dự định tả những phần nào của ngôi trường, chẳng hạn: cổng trường,
sân trường, vườn trường, lớp học, phòng truyền thống,…
+ Tả khu vực sân trường: Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối trồng trên sân
đã cao lớn chưa? Có tán toả bóng mát cho các em trong giờ chơi chưa hay chỉ là
khu đất nắng chói chang?
+ Tả bồn hoa, vườn hoa: Bồn hoa được trồng ở trước các lớp học với nhiều
loài hoa màu sắc rực rỡ, nhiều cây xanh hay chỉ toàn những cây cỏ dại?
- Khi em quan sát, có những hoạt động nào của thầy cô giáo và học sinh
trong trường?
- Tình cảm của em đối với ngôi trường như thế nào?
Từ những gợi ý ở trên, học sinh sẽ suy nghĩ và lập được dàn ý chi tiết cho
đề văn.
Dàn ý chi tiết đề văn tả ngôi trường:
a. Mở bài: Giới thiệu bao quát về ngôi trường
Mới hôm nào em còn bỡ ngỡ trước ngôi trường mới, nay nó đã trở nên
thân thiết với em. Đó chính là ngôi trường em đang theo học…
b. Thân bài: Tả từng phần của ngôi trường.
* Tả bao quát:
- Ngôi trường rất rộng, với những dãy nhà hai tầng thật khang trang.
* Tả chi tiết:
- Cánh cổng bằng sắt sơn màu xanh lục, đứng khiêm tốn giữa phố phường
- Tấm biển trường đẹp, nổi bật lên hàng chữ đỏ ghi tên trường
- 16 -


- Ngôi trường được chia làm hai khu, đằng trước là khu lớp học, đằng sau
là vườn trường và sân bóng mini
- Khu lớp học gồm ba khu nhà hai tầng xếp theo hình chữ L
- Ở giữa là một sân chơi rộng, lát gạch sạch sẽ, là nơi chúng em vui chơi,
tập thể dục và múa hát tập thể. Trên đỉnh cột cờ giữa sân, lá cờ đỏ sao vàng bay

phấp phới. Hai bên là hàng cây xanh tỏa bóng mát xuống sân trường. Bên cạnh
lối đi vào là sân cát sạch với nhiều trò chơi đu quay, cầu trượt,…là thiên đường
vui chơi của các bạn học sinh.
- Góc sân, cây phượng già cổ thụ đứng sừng sững như bác bảo vệ của
trường, gốc cây to bằng vòng tay của mấy đứa chúng em, tán lá xum xuê cả một
góc sân trường
- Các phòng học rộng rãi, thoáng mát, lát nền sạch sẽ, ba dãy bàn hai chỗ
ngồi ngay ngắn,…
- Khu văn phòng không rộng như dãy lớp học nhưng rất gọn gàng và có
nhiều phòng khác nhau…
- Khu vườn trường khá rộng, được phủ lên một thảm cỏ xanh tươi, Giữa
vườn là một bồn hoa rực rỡ. Chúng em tay phiên nhau bắt sâu, tỉa lá, tưới nước
cho khu vườn,...
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với ngôi trường
- Ngôi trường của em đã rèn luyện bao lứa học trò.
- Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
4.5. Biện pháp thứ 5: Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả.
- Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý,
logic, chặt chẽ và mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ
thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? Theo trình tự từ đâu? ... Các em thường kể lể,
liệt kê cảnh một cách lộn xộn, không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh.
Trước hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một
đoạn văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát đến cụ thể, bao giờ câu
đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó.
- 17 -


- Mỗi đoạn văn miêu tả đều có một nội dung nhất định (giới thiệu hay tả bao
quát về đối tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng, bộc lộ tình cảm,
thái độ của người viết về đối tượng miêu tả,…

- Viết hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng. Bài văn có đầy đủ ba phần: Mở bài
Thân bài, Kết bài. Lời văn miêu tả, đặc biệt là tả cảnh cần chân thực, giàu hình
ảnh và cảm xúc (thường sử dụng tính từ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh,
liên tưởng hợp lí).
- Trong văn tả cảnh, cần dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm, có
thể so sánh, nhân hóa làm cho cảnh vật miêu tả thêm sinh động, bộc lộ được cảm
xúc của người viết.
Ví dụ 1: Đoạn văn tả mưa xuân
Chao ôi, mưa xuân mới kì diệu làm sao! Mưa xuân mang đến một luồng
không khí ấm áp, trong lành. Nó không tầm tã như những cơn mưa rào mùa hạ,
đến rồi đi nhanh chóng và cũng không phải như những chiếc kim lao xuống mặt
đất của mưa phùn gió bấc lạnh buốt trong những ngày mùa đông mà xôn xao,
phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Mưa xuân
duyên dáng, bịn rịn lưu luyến người qua đường. Mưa xuân nhè nhẹ rơi, hạt nọ
nối tiếp hạt kia thành một mầu trắng ngà như tấm khăn voan mỏng tang của một
nàng tiên mùa xuân vắt hờ hững lên làng quê. Mưa xuân đi đến đâu, cây cối cựa
mình, tháo bỏ chiếc áo bông cũ kĩ, khoe chiếc áo lấm tấm lộc non chồi biếc, nõn
nà chồi xuân rồi nảy nhành, đơm hoa. Đất trời như bừng lên hương sắc khi mưa
dịu êm vẫy gọi nàng xuân về.
(N.T.T.H - Lớp 5B)
Ví dụ 2: Đoạn văn tả hoàng hôn trên quê hương
Mặt trời đã dần xuống núi, cả bầu trời hắt lên màu hồng rực. Những tia nắng
yếu ớt bao trùm dãy núi tím thẫm phía xa. Đứng trên cầu…ngắm toàn cảnh quê
mình mới thấy cảnh sông núi hữu tình, nó càng thơ mộng hơn trong buổi hoàng
hôn. Gió chiều mát rượi thổi lồng lộng xua tan dần cái nóng của một ngày nắng
hạ. Dòng sông hiền hòa chảy, từng đoàn thuyền gỡ mẻ cá cuối cùng trên sông.
Đâu đó phảng phất hương lúa chín quyện theo làn gió nam tạo nên cảm giác thật
- 18 -



yên bình. Những hàng cây xanh cố vươn lên đón lấy ánh nắng yếu ớt cuối cùng
và reo cười trong gió. Chút nắng, chút gió trong buổi hoàng hôn hình như đều
đem lại cảm giác thoải mái cho mỗi người.
(Đ.V.T - Lớp 5B)
4.6. Biện pháp thứ 6: Hướng dẫn một số cách sử dụng từ ngữ trong viết
văn tả cảnh
4.6.1. Sử dụng từ láy:
Trong Tiếng Việt, từ láy thường có giá trị gợi tả, biểu cảm rất lớn. Chính vì
vậy, sử dụng từ láy trong viết văn tả cảnh sẽ làm cho người đọc, người nghe cảm
nhận và hình dung được một cách cụ thể, tinh tế và sống động hơn về sự vật hình
tượng được miêu tả.
Ví dụ: Tìm các từ láy thay vào các từ ngữ in đậm để đoạn văn sinh động
hơn.
Hồ Tơ-nưng nằm ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng lắm…, nước trong như
lọc. Hồ sáng đẹp….dưới ánh nắng chói……của những buổi trưa hè. Hàng trăm
thứ cá ra đời….., nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do……bơi lội, khi thì
lao nhanh….như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ.
Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc….. Những con cuốc đen trũi…
len lách giữa các bụi bờ.
* Đáp án:
Các từ láy thay từ in đậm lần lượt là: mênh mông, long lanh, chói chang,
sinh sôi, tung tăng, vun vút, sặc sỡ, đen trùi trũi.
4.6.2. Sử dụng tính từ tuyệt đối
Đó là những tính từ được cấu tạo theo phương thức ghép, trong đó chỉ có
tiếng thứ nhất có nghĩa, còn tiếng thứ hai được tạo ra theo các hình tượng có tác
dụng chỉ các sắc thái khác nhau của tính chất do tiếng thứ nhất biểu thị như xanh
lè, xanh ngắt, đen kịt, trắng muốt, vàng xuộm, đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt,…
Tính từ tuyệt đối là từ có khả năng biểu thị những sắc thái riêng biệt của
sự vật hiện tượng. Chính vì vậy, trong văn tả cảnh thì tính từ tuyệt đối là yếu tố
- 19 -



ngôn ngữ không thể thiếu bởi vì các sự vật, hiện tượng, hành động... trở nên sinh
động, cụ thể và chúng có hồn khi gắn liền với các đặc điểm, thuộc tính riêng vốn
có của chúng.
Ví dụ 1: Cánh đồng lúa chín vàng xuộm đang chờ tay người đến gặt mang
về. (Tả cánh đồng lúa chín)
Ví dụ 2: Thế rồi những cơn gió bất chợt nổi lên. Gió điên cuồng vặt từng
đám lá cuốn lên cao rồi vứt tung tóe. Bụi bặm cũng bị gió cuộn tung mù mịt.
Sấm ì ầm phía xa và những đám mây đen kịt ùn ùn kéo tới. (Tả cơn mưa).
4.6.3. Sử dụng biện pháp so sánh
So sánh thể hiện sự nhận thức chính xác, mới mẻ, gợi những hình ảnh đẹp
đẽ, sinh động, thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm của con người trước sự vật hình
tượng được miêu tả. Trong văn tả cảnh, nhờ có sự so sánh đã tạo nên hình ảnh
sống động, gợi hình, gợi cảm, tạo ra cách nói mới mẻ, làm cho cách diễn đạt trở
nên phong phú, uyển chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói nghệ thuật.
Ví dụ:
- Dưới làn cát trắng mát lạnh óng ánh như những hạt pha lê ấy là vô vàn
những chú ốc biển nhỏ xinh đáng yêu. (Tả cảnh biển lúc bình minh)
- Hoàng hôn dần buông như ai đó rắc những tia nắng cuối cùng trên mặt
biển xanh êm đềm. (Tả cảnh biển lúc hoàng hôn)
- Dòng sông như một dải lụa mềm ôm lấy những cánh đồng, xóm thôn trù
phú. (Tả dòng sông)
4.6.4. Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
Nhân hóa là cách lấy những từ ngữ dùng để gọi người hoặc biểu thị thuộc
tính, hoạt động, trạng thái của người để gọi hoặc biểu thị thuộc tính, hoạt động,
trạng thái của sự vật, hiện tượng. Hay nói một cách dễ hiểu nó là cách nói hình
ảnh về sự vật, hình tượng. Sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn tả cảnh sẽ giúp
cho cảnh vật sống động và có hồn hơn.
Ví dụ:

- Con đường làng chậm rãi bò qua những ngọn đồi, vươn về phía xa xa,…
(Tả con đường)
- 20 -


- Ông mặt trời cũng dần lên cao. Thế mà sông vẫn nằm đấy, ườn mình ra
đón những ánh vàng lấp loáng. (Tả dòng sông)
4.7. Giáo án dạy thực nghiệm
Bài dạy: Luyện tập tả cảnh (Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 - trang 62)
(Phụ lục 1)
4.8. Một số đề thực nghiệm
4.8.1. Đối tượng thực nghiệm
- Học sinh khối 5 trường Tiểu học nơi tôi công tác.
4.8.2. Nội dung
- Đề luyện tập và nâng cao, mở rộng cho học sinh khá - giỏi khối 5.
4.8.3. Tiến hành thực nghiệm
- HS thực hành các đề luyện tập trong các tiết tăng.
Đề 1:

“Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh, núi rừng, ngàn cây…”

Lời bài hát ấy rất quen thuộc với mỗi học sinh tiểu học. Mỗi câu hát gợi ra
biết bao cảnh thiên nhiên kì thú của quê hương đất nước. Em hãy tả lại một cảnh
đẹp quê hương.
Đề 2: Một đêm, Dế Mèn tỉnh giấc:
- Khát quá! Chú bèn bò ra bãi uống nước sương. Chà! Cảnh vật đêm trăng
thật diệu kì!
Em hãy thay lời Dế Mèn tả lại cảnh đêm trăng tuyệt diệu đó.
Đề 3: Tả cảnh đẹp, di tích lịch sử ở địa phương.

Biểu điểm: (Phụ lục 2)
5. Kết quả đạt được
Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy ở các tiết dạy phần Tả
cảnh và các tiết tăng (buổi 2), kết quả thực nghiệm thu được như sau:
Lớp
5B

Sĩ số

Đạt yêu cầu
Bài văn chân thực,
Bài văn đủ ý,
giàu hình ảnh
SL
%
- 21 -

diễn đạt đúng.
SL
%

Chưa đạt
Chưa đúng
yêu cầu
SL
%


Trước
Sau


34
34

6
13

17,6
38,2

25
21

73,6
61,8

3
0

8,8
0

Nhìn vào bảng thống kê sau đợt khảo sát trên, ta thấy chất lượng bài viết
trong đợt khảo sát sau trội hơn hẳn và có sự thay đổi rõ rệt so với đợt khảo sát
trước. Bài viết của các em đạt trình độ khá - giỏi: viết văn lưu loát, giàu hình
ảnh, tình cảm trong sáng dễ thương. (Phụ lục 2)
Như vậy, các em học sinh lớp 5 đã nắm bài rất chắc và có kĩ năng làm văn
tả cảnh tốt hơn trước.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, có tâm huyết và lòng yêu nghề dạy

học, tích cực đổi mới phương pháp.
- Học sinh có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập, nắm được kiến thức cơ
bản của môn học, có sự quan tâm chu đáo của gia đình.
- Cơ sở vật chất đầy đủ, lớp học thoáng mát, sạch sẽ.

- 22 -


Phần 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy học Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn chính là ở chỗ phải
thức tỉnh trong trẻ những gì vốn có, giúp đỡ cho nó phát triển và hướng dẫn sự
phát triển đó theo một hướng nhất định. Trong cả quá trình khó khăn đó, việc sử
dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh là rất quan trọng.
Với những nội dung và các giải pháp ở trên cùng với sự hăng say, nhiệt
tình giảng dạy của mỗi người giáo viên, tôi tin rằng học sinh lớp 5 sẽ có kĩ năng
viết văn tả cảnh tốt hơn. Mỗi chúng ta sẽ gợi mở cảm xúc, gợi mở hứng thú viết
cho trẻ, kích thích trẻ tưởng tượng và sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ hết
khả năng, vốn hiểu biết của mình. Và như vậy, chúng ta sẽ giúp trẻ rèn luyện để
trở thành tài, trở thành những người có ích cho đất nước.
Qua quá trình áp dụng các biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng viết
văn tả cảnh cho học sinh lớp 5, tôi rút ra bài học vô cùng quý báu:
- Để mỗi giờ Tập làm văn nói chung đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần
phải sáng tạo biết kết hợp hài hòa nhiều yếu tố, phải tận tâm với nghề luôn đổi
mới phương pháp giảng dạy, cần đầu tư thời gian nghiên cứu để dạy tốt các bộ
môn, phân môn, nhất là tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện. Bởi vì các phân
môn này giúp các em mở rộng vốn từ, hiểu và vận dụng từ, cách dùng từ, những
câu văn hay trong bài tập đọc, bài luyện từ và câu vào làm văn.
- Trong các tiết học Luyện từ và câu và Tiếng Việt tăng, cần khuyến khích

các em dùng từ hay, đặt câu đúng và có hình ảnh, hướng dẫn học sinh phân tích
từ và so sánh câu,.... Và đặc biệt, thông qua những đoạn văn hay, bài văn hay,
giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét về cách dùng từ, đặt câu, biện pháp
- 23 -


nghệ thuật,... để từ đó giúp các em tích lũy cho mình vốn từ, vốn kiến thức văn
học cho mình.
- Lưu ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, có
những hình thức động viên kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ.
- Thực hành và đúc rút kinh nghiệm, học hỏi bạn bè đồng nghiệp.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên phải tích cực tự học, tích lũy vốn kiến thức Tiếng Việt; vận
dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Có ý thức học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn
và sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh chăm chỉ học tập, tích lũy vốn từ ngữ
tiếng Việt, luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
2.2. Đối với tổ chuyên môn, nhà trường
- Tổ chức, hội thảo chuyên đề bồi dưỡng nâng cao chất lượng viết văn tả
cảnh cho học sinh lớp 5.
- Có biện pháp thực nghiệm với từng khối lớp theo từng mức độ yêu cầu
khác nhau nhằm hình thành phương pháp dạy học, trau dồi kiến thức.
- Tổ chức, hội thảo chuyên đề trong tổ chuyên môn để trao đổi, phân tích
và thống nhất phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh.
2.3. Đối với các cấp lãnh đạo
- Tổ chức các chuyên đề cấp Phòng trong toàn thị xã về Phương pháp dạy
Tập làm văn nhiều hơn nữa để giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, học tập bạn
bè đồng nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, vận dụng những giải pháp hay để nâng

cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học.
2.4. Kết luận
Dạy học Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn chính là ở chỗ bồi
dưỡng cho trẻ thói quen dùng từ đúng, chính xác để nói, viết thành câu, diễn đạt
lưu loát, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
- 24 -


Với những nội dung và các biện pháp ở trên cùng với sự hăng say, nhiệt
tình giảng dạy của mỗi giáo viên, tôi tin rằng học sinh lớp 5 sẽ nắm chắc kiến
thức và có kĩ năng viết văn tả cảnh tốt hơn. Mỗi chúng ta sẽ gợi mở cảm xúc, gợi
mở hứng thú học tập cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ hết khả năng, vốn hiểu
biết của mình. Như vậy, chúng ta sẽ giúp trẻ rèn luyện để trở thành tài, trở thành
thành những người có ích cho đất nước.
Trên đây là một số biện pháp nhỏ của tôi trong quá trình dạy Tập làm văn
nhằm nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các đồng chí
trong Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục - Đào tạo và các bạn đồng
nghiệp để góp phần tạo nên sự thành công trong việc rèn kĩ năng viết văn tả cảnh
cho học sinh lớp 5 và đặc biệt là sự tiến bộ cho cá nhân tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Chí Linh, tháng 2 năm 2015

- 25 -


×