Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số giải pháp dạy phân môn hát và tập đọc nhạc, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 23 trang )

SỞ gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh ho¸
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY PHÂN MÔN HÁT VÀ TẬP ĐỌC
NHẠC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN
ÂM NHẠC LỚP 4

Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Ánh
Chức vụ: Giáo viên Âm nhạc
Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Thanh Hóa, năm 2019


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài .
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học Âm nhạc lớp 4.
2.3. Giải pháp – biện pháp thực hiện .
2.3.1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình âm nhạc lớp 4.
2.3.2. Phương pháp dạy bài hát.
2.3.3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc.
2.4. Kết quả thực nghiệm.


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Bài học kinh nghiệm.
3.2. Kết luận.
3.3. Những kiến nghị, đề xuất.

Trang
1
1
1
2
2
3
3
3
4
4
5
14
17
19
19
19
19


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật rất phong phú và
đa dạng. Âm nhạc mang đến cho con người những cung bậc tình cảm khác nhau
thông qua bài hát. Bài hát có tính chất nhẹ nhàng,êm dịu hay sôi nổi ,rộn ràng

đều mang đến cho người nghe cảm xúc âm nhạc khác nhau.
Âm nhạc trong xã hội chúng ta hiện nay là một nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống tinh thần của tất cả mọi người. Chính nhờ cái hay, cái đẹp
của nghệ thuật ngôn ngữ biểu hiện bằng âm thanh mà Âm nhạc đã lôi cuốn con
người, mang đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ cao quý, giúp con
người chan hòa và gần gũi nhau hơn cho dù không chung màu da và sắc tộc.
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát
triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi
của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo
dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa
học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo
dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp và biết
làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể
nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp
giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến
ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích
quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn
diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng
mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ
thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em
yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng,
một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo,
giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa
những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều
kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong
phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà
trường phổ thông, b¾t ®Çu tõ bậc Tiểu học, Âm nhạc đã hình thành cho các
em những kiến thức thẩm mỹ ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế

giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em hướng tới lối sống trong sáng, lành
mạnh, phát huy phẩm chất tốt đẹp và phát triển năng lực trí tuệ. Từ đó tạo cơ sở
hình thành nhân cách con người mới Việt Nam.
Từ những lí do trên, bản thân tôi nhận thấy phương pháp dạy hát, dạy tập
đọc nhạc cho học sinh lớp 4 là một trong những giải pháp hết sức quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, năm học 2018-2019 tôi
mạnh dạn lựa chon đề tài "Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh
lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc" với mong muốn góp
1


phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình cùng các đồng chí, đồng nghiệp giáo dục
học sinh thành những con người phát triển toàn diện về " Đức- Trí - Thể - Mĩ".
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Đưa ra một số phương pháp dạy bài hát cũng như bài tập đọc nhạc thích
hợp, sáng tạo và đổi mới nhằm mang lại cho học sinh sự hào hứng trong học tập
và tiếp thu bài một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Những bài hát, tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 trường TH Nguyễn Văn
Trỗi TP Thanh Hóa.
- Bộ môn âm nhạc phần tập đọc nhạc và học bài hát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra đánh giá.

2



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Âm nhạc là một phần tất yếu của cuộc sống. Ngay từ khi sinh ra đứa bé đã
được nghe tiếng hát ru của bà, của mẹ. Chính vì vậy mà âm nhạc đã được đưa
vào tất cả các trường học từ cấp mẫu giáo cho tới cấp tiểu học, THCS và sắp tới
đây Bộ GD còn đưa âm nhạc vào các trường THPT.Điều này chứng tỏ rằng âm
nhạc đang và ngày càng trở nên rất quan trọng đối với mỗi cấp học. Ở bậc Tiểu
học âm nhạc đến chương trình lớp 4 đã được phân chia làm 4 phân môn: Học
hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức, nghe nhạc.
Như vậy muốn dạy có hiệu quả bài hát mới cũng như tập đọc nhạc Giáo
viên phải dạy thật sự lôi cuốn, sáng tạo, biết tìm tòi những phương pháp đổi mới
để mang lại sự thích thú, hứng khởi cho học sinh góp nuôi dưỡng những cảm
xúc đẹp những giai điệu ngọt ngào trong tâm hồn trẻ góp phần giáo dục thẩm
mỹ, yêu cái đẹp, yêu con người thông qua âm nhạc.
Đó là cơ sở vô cùng quan trọng để chúng ta thực hiện dạy học âm nhạc một
cách nhẹ nhàng , luôn hấp dẫn lôi cuốn HS học sôi nổi và hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học Âm nhạc lớp 4.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao,
nó khác rất nhiều so với các môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác
một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê
và cả “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm
nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi,
chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu
bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích
thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những cái hay, cái đẹp qua từng
bài hát, từng câu nhạc, từ đó góp phần giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành
nhân cách, giúp các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ. Tuy nhiên
qua thời gian đi thực tế tại một số trường, bản thân tôi thấy giáo viên được đào
tạo chuyên sâu về âm nhạc còn ít, một số nơi cũng có giáo viên âm nhạc nhưng
bản thân họ cũng chưa chú trọng trong việc nghiên cứu bài kĩ lưỡng để đưa ra

những phương pháp tối ưu nhất tạo ra một giờ âm nhạc vốn dĩ đã rất vui nhộn
trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn học sinh.
Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng, hầu hết học sinh
đều rất yêu thích bộ môn Âm nhạc, tuy nhiên nhiều em mới chỉ hát đúng lời ca
mà chưa mạnh dạn thể hiện các động tác, chưa tự tin, đọc bài tập đọc nhạc mới
chỉ đúng tên nốt, chưa đúng cao độ và trường độ, ghép với lời ca đôi chỗ còn
chênh, phô.
Từ những thực tế trên tôi thấy rằng người giáo viên cần đưa ra nhiều
phương pháp tối ưu cho việc dạy bài hát, cũng như dạy tập đọc nhạc để lôi cuốn
học sinh tích cực học tập và có cảm giác nhẹ nhàng học vui, vui học.
2.2.1. Thuận lợi – Khó khăn
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nơi tôi đang công tác là một ngôi trường
nằm phía Nam của thành phố. Đây là một ngôi trường được trang bị đầy đủ về
cơ sở vật chất, có phòng học môn nghệ thuật riêng biệt được trang bị các thiết bị
3


đồ dùng học tập đúng phân môn bao gồm đàn oc gan, đàn Piano,loa đài cat xét,
thanh phách và đặc biệt phòng âm nhạc được sử dụng thiết bị cách âm với các
phòng học khác, các thiết bị dạy học được Ban giám hiệu nhà trường và giáo
viên cập nhật thường xuyên, là ngôi trường được đánh giá cao về các hoạt động
ngoài giờ lên lớp như: văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
Ngoài thuận lợi đó trường chúng tôi có những khó khăn nhất định đó là số
lượng HS quá đông Toàn trường có tổng số học sinh là 1566 em, trong đó học
sinh khối lớp 4 là 289 em. Sĩ số HS trên 1 lớp học quá đông, nên vấn đề sửa sai
uốn nắn cách hát ,đọc nhạc bị hạn chế.
2.2.2. Thành công – Hạn chế.
Với một ngôi trường có đầy đủ trang thiết bị dạy học và số lượng HS đông
nên các hoạt động văn hóa văn nghệ của trường chúng tôi luôn đứng đầu trong
các phong trào. Nguồn nhân lực tài năng từ học sinh rất nhiều cũng như sự quan

tâm từ phía Phụ huynh rất lớn đã tạo nên những thành công không nhỏ cho các
hoạt động cũng như học tập.
Tuy nhiên học sinh ở lứa tuổi này có một chút thay đổi về đặc điểm tâm
sinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp,
một số em chất giọng cũng có sự thay đổi. Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm
sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ,
các em chỉ quan tâm đến môn học mà Phụ huynh các em đã định hướng cho nên
một số học sinh chưa thực sự hứng thú học.Thời gian dành cho bộ môn âm nhạc
trong trường còn ít 1tuần/1 tiết.
Vì vậy phương pháp lên lớp của giáo viên lúc này là rất quan trọng tạo cho
học sinh sự gần gũi hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết.
2.3. Giải pháp – biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình âm nhạc lớp 4:
Ở các lớp 1,2,3 học sinh học âm nhạc trong môn Nghệ thuật. Việc học Âm
nhạc ở các lớp đó chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với một số hoạt động. Qua
học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm
và làm quen với việc thể hiện chính xác về cao độ và trường độ của âm thanh
trên cơ sở giai điệu bài hát. Cuối lớp 3 học sinh được tiếp cận bước đầu với một
vài kí hiệu ghi chép nhạc.
Đến lớp 4, Âm nhạc được tách riêng thành một môn học, có sách giáo khoa
cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Như vậy, lên lớp 4,
việc học Âm nhạc của học sinh Tiểu học đã chuyển sang một giai đoạn mới: vừa
học các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc.
Trong Chương trình Tiểu học ( ban hành theo Quyết định 43/2002/QĐ
-BGD& ĐT ngày 9-11-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) mục tiêu
của môn học âm nhạc lớp 4 được ghi như sau:
- Hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh.
- Bước đầu giúp cho các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và
thói quen tập hát đúng.
- Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục

năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống
4


tinh thần của trẻ thêm phong phú. Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật,
tính chính xác khoa học.
- Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh hướng tới cái
tốt cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung
học tập khác ở Tiểu học.
Từ mục tiêu chung đó, dựa trên nội dung chương trình môn Âm nhạc lớp
4 bản thân tôi đã đưa ra những phương pháp dạy bài hát cũng như tập đọc nhạc
một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
2.3.2. Phương pháp dạy bài hát:
Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước
tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ
thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp dưới, các
em đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như tư
thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận tầm cữ
giọng, âm sắc, giai điệu... Sang lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao
hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước
trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như
phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. Ở đây
chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó
là phương pháp dẫn dắt vào bài kết hợp giữa nghe giai điệu từng câu qua đàn để
tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông qua truyền miệng từng câu.
Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ Âm nhạc nói chung
và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh (Do
cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến
thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của

các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi
động giọng, đây là giai đoạn chuẩn bị). Hoặc chỉ cần hướng dẫn các em thực
hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện. Hoặc có thể chỉ là
cho các em hát một bài hát quen thuộc đã học.
Ví dụ:
* Mẫu 1:

5


* Mẫu 2:

* Mẫu 2:

Sau khi đã giúp các em qua bước luyện thanh khởi động giọng, người giáo
viên phải giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò
cho học sinh bằng cách tự trình bày bài hát, lúc đó giáo viên phải đóng vai trò
như một “ nghệ sĩ biểu diễn” dù rằng có thể đạt tới trình độ nghệ sĩ. Giáo viên
mang đến cho học sinh toàn bộ vẻ đẹp của bài hát thông qua tiếng đàn và giọng
hát của mình bằng sự xúc động thật sự và diễn cảm sâu sắc. Qua mỗi lần trình
bày như thế, Giáo viên có thể gợi lên trong tâm hồn trẻ em niềm vui, sự hứng
khởi, sự thán phục và càng làm tăng thêm lòng yêu thích môn học âm nhạc.
Với cách trình bày bài hát có hiệu quả, giáo viên sẽ gây được ấn tượng tốt
trong quá trình học sinh cảm thụ âm nhạc, tiếp thu bài hát, góp phần quan trọng
vào việc giáo dục thẩm mĩ. Bên cạnh việc giáo viên tự trình bày bài hát, trong
giờ học âm nhạc còn có thể trình bày bài hát qua băng đĩa và chúng ta hãy coi đó
là một phương tiện dạy học mang tính trực quan. Dĩ nhiên không phải giáo viên
âm nhạc nào cũng có đầy đủ khả năng hát hay, đàn giỏi nhưng nếu có được một
trong 2 khả năng đó dù ở mức độ trung bình, cũng phải tận dụng đến mức tối đa
phương pháp này vì đó là con đường mạnh nhất, nhanh nhất tác động đến học

sinh, đưa trẻ em vào thế giới âm nhạc kì diệu một cách sống động và trực tiếp.
Ngoài ra ngay từ cách giới thiệu bài bản thân tôi luôn tìm những hình ảnh sống
động phù hợp với nội dung bài học để học sinh được quan sát trực tiếp tạo sự
hấp dẫn lôi cuốn cho tiết dạy.
Ví dụ: Tiết 4: Học bài hát : Bạn ơi lắng nghe
Dân ca: Ba Na - Tây Nguyên
Sưu tầm: Tô Ngọc Thanh
a) Giới thiệu bài mới:
Giáo viên cho xuất hiện 1 số hình ảnh và đặt câu hỏi với học sinh.

6


Đây là những hình ảnh đặc trưng của miền đất nào?
Học sinh trả lời: Đây là những hình ảnh đặc trưng của vùng đất Tây
Nguyên.
Sau khi học sinh trả lời đúng giáo viên tiếp tục cho xuất hiện bản đồ Việt
Nam và chỉ ra địa danh Tây Nguyên để học sinh quan sát và biết vị trí của miền
đất đó trên bản đồ.

Tây nguyên là vùng đất cao của
phía Nam trung bộ. Nơi đây núi
rừng hùng vĩ có các dân tộc ít người
như: Ê-đê, Gia-Rai, Xơ-đăng, Ba
Na,… Người dân ở Tây Nguyên rất
yêu âm nhạc và ca hát.
Khi nói đến Tây Nguyên chúng ta không thể không nói đến những nhạc cụ
tiêu biểu của Tây Nguyên và đến lúc này giáo viên cho học sinh quan sát một số
hình ảnh nhạc cụ.
7



Đàn T' rưng

Đàn Klông pút

Đàn đá

Cồng, chiêng

Tất cả những hình ảnh mà cô vừa giới thiệu cho các em có liên quan tới bài
hát mà hôm nay cô cùng các em sẽ được học đó là bài hát:
Bạn ơi lắng nghe - Dân ca Ba Na ( Tây Nguyên)
Sưu tầm : Tô Ngọc Thanh
Ở những bài hát mà lâu nay các em học thường do nhạc sĩ sáng tác nhạc
và lời hoặc nhạc sĩ phổ nhạc trên thơ, nhưng bài hát" Bạn ơi lắng nghe" là một
bài hát dân ca Ba Na. Vậy dân ca là gì? Dân ca là những bài hát do nhân dân
sáng tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên có thể do một người nghĩ ra rồi truyền
miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến từng vùng
từng dân tộc. Các bài hát được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng nên có
sức sống bền vững với thời gian.
8


Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay mỗi vùng, mỗi miền đều có âm
điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống,
hoàn cảnh địa lí và đặc biệt là ngôn ngữ. Nhiều bài hát dân ca đã đạt đến trình
độ cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng và bài
hát " Bạn ơi lắng nghe" đã được nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh sưu tầm.Giáo sư Tiến sĩ
khoa học Tô Ngọc Thanh là tổng thư kí hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Cuộc

đời ông đã tìm kiếm khắp những giải rừng Tây Bắc, Tây Nguyên… biết bao
những điệu dân ca, những điệu hò như thế. Những tác phẩm sưu tầm, nghiên
cứu Âm nhạc và Văn hóa dân gian với tư tưởng và phương pháp âm nhạc dân
tộc học của ông đã có những đóng góp không nhỏ cho sự trường tồn những giá
trị Văn hóa phi vật thể của đất nước.
b) Dạy bài hát:
Sau khi giới thiệu cho học sinh, giáo viên bật đĩa nhạc ghi phần nhạc đệm
trình bày bài hát mới. Bản thân tôi luôn vừa hát vừa múa phụ họa cho học sinh
nghe, và quan sát tạo sự hứng thú, lôi cuốn cho học sinh có cảm xúc với bài hát
mới. Ở bài hát " Bạn ơi lắng nghe" tôi sử dụng những động tác đặc trưng của
người dân Tây Nguyên khỏe khoắn, dứt khoát, mạch lạc vui tươi. Tất cả những
động tác này khi các em học xong bài hát có thể thực hiện được như giáo viên
đã làm mẫu. Làm như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu , tính chất của
bài. Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú chú ý
hơn cho các em. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng
và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của bài hát là việc
làm không thể thiếu được. Tiếp theo, ở giai đoạn này việc giải nghĩa và luyện
đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Việc đọc lời ca
theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài,
người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung
được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài.
Ví dụ: Trong bài “ Bạn ơi lắng nghe” (Dân ca: Ba Na- Sưu tầm Tô Ngọc
Thanh). Khi hướng dẫn đọc lời ca, phải giúp các em thể hiện được tiết tấu lặng
đơn ở cuối mỗi câu nhạc, dấu lặng đơn đó chúng ta phải ngắt để lấy hơi đọc
sang câu tiếp theo trong bài, bằng cách đọc, gõ nhạc cụ gõ hay vỗ tay theo tiết
tấu như sau:

x

x


x

x

x

x

x

x
9

x

x

x

x

x

x


Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và
đọc mẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu.
Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những

trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch
hướng dẫn các em thực hiện tốt.
Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp
là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của
mình đúng cao độ của bài. Đặc biệt trong bài" Bạn ơi lắng nghe" có rất nhiều
chỗ nửa cung GV cần lưu ý để học sinh hát chính xác.
Lời 1:
Hỡi bạn ơi ( Đô Si Đô)
Tiếng dòng suối ( Đô Si Đô)
Vui đùa ( Pha Mi)
Trôi xuôi ( Pha Mi)
Ào ào ( Si Đô)

Lời 2:
Hỡi bạn ơi ( Đô Si Đô)
Có nhìn thấy ( Đô Si Đô)
Bay về (Pha Mi)
Lúa reo ( Pha Mi)
Rì rào (Si Đô)

Trong quá trình dạy hát, để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát,
không nhất thiết giáo viên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất
là chỉ dùng để trình bày toàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận
giai điệu, tiết tấu của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, nên
dùng tiếng đàn (Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó, cho các em
nghe cảm nhận giai điệu sau đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất.
Việc các em thực hiện tự vỡ bài sẽ giúp cho tai nghe của mình phát triển
nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhận giai điệu và thể hiện giai điệu đó thành
câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn xác hơn. Sau mỗi câu hoặc mỗi
đoạn, giáo viên nên tấu đàn, hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm tra so

sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích
sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu. Việc củng cố
luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu
và lời ca ra còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời
rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự
chán nản khi chưa thực hiện được bài tập.
Sau khi học sinh đã học xong lời bài hát, giáo viên hướng dẫn học
sinh hát kết hợp gõ, hoặc vỗ tay đệm theo phách, tiết tấu tùy theo nội dung
tiết học hôm đó.
Hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Ngoài cách hát và vỗ tay đệm theo tiết tấu giáo viên còn thay đổi phương
pháp hát theo lối đối đáp và hòa giọng.
VD trong bài: " Bạn ơi lắng nghe"
Tổ 1 hát: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe
Tổ 2 hát: Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào
Tổ 3 hát: Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát
10


Cả lớp hát: "Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào"
Giáo viên chia lớp thành 3 tổ, bật đĩa có phần nhạc đệm mỗi tổ thực hiện
hát 1 câu, đến câu cuối cả lớp cùng hát vang. Và cứ như vậy giáo viên cho thực
hiện sau đó đổi ngược lại. Khi các tổ đã thực hiện được, giáo viên gọi 3 em lên
thực hiện theo cách hát trên, đó cũng là cách giáo viên có thể lắng nghe cá nhân
học sinh hát để nhận biết em nào hát chưa đúng về cao độ để chỉnh sửa kịp thời
và đưa ra những nhận xét góp ý tích cực tạo cho học sinh cảm giác thoải mái khi
thể hiện bài hát.
Trong tháng 9/2019 bản thân tôi được tham gia lớp tập huấn do Bộ GD tổ
chức: “Tập huấn giáo viên dạy học âm nhạc ở tiểu học theo định hướng phát
triển năng lực” Sau khi được tham gia lớp tập huấn này tôi cũng đã áp dụng một

số phương pháp mà mình tiếp thu được vào trong chương trình học, cụ thể ở bài
‘Bạn ơi lắng nghe” HS vừa thực hiện hát, đọc nhạc và chơi bộ gõ cơ thể.

11


Sau khi hướng dẫn HS thực hiện theo cách mới này HS rất ứng thú và
phấn khích.
Khi học sinh đã thực hiện bài hát theo các bước trên giáo viên cho học sinh
tham gia trò chơi âm nhạc. Trò chơi nhìn tranh đoán lời bài hát, đây cũng là hình
thức làm thay đổi không khí lớp học và cũng là hình thức rèn cho học sinh nhớ
lời ca của bài hát nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Ví dụ trong bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
Giáo viên cho xuất hiện hình ảnh để học sinh quan sát xem hình ảnh mà các
em được nhìn thấy liên quan tới câu hát nào có trong bài.

Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào.

Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát.

Lúa mừng nắng lúa reo rì rào.
Cánh gọi nắng bay về rẫy lúa
Khi các em đã trả lời đúng lời bài hát với hình ảnh giáo viên cho học sinh
hát lại câu hát đó và cho các bạn khác nhận xét, giáo viên nhận xét khen ngợi
tinh thần học tập của lớp. Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để
giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các
em vừa hát, vừa gõ đệm nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp
các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng
các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng
thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của tiết học. Để khích lệ các em

trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng cảm nhận
của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên phải tổ
chức cho các em thể hiện bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc
tốp ca để giúp các em mạnh dạn tự tin thể hiện bài hát. Ở giai đoạn này
12


khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực
hiện được bài hát một cách chính xác và tốt nhất.
c) Phương pháp luyện tập, củng cố bài .
Thông thường, trong chương trình học hát ở Tiểu học, việc dạy một
bài hát từ đầu đến khi hoàn chỉnh phải thông qua 2 tiết học. Thậm chí có
bài đến 3 tiết học. Trong đó, tiết đầu dạy lời ca mới, tiết 2 củng cố; sửa
chữa cao độ lời ca của tiết trước; dạy tiếp lời ca còn lại (nếu có lời 2) và
luyện tập củng cố cách gõ đệm theo tiết tấu; theo phách; theo nhịp (tuỳ
theo từng bài) và tập vận động, động tác phụ hoạ theo lời ca, tập trình bày
bài hát. Sau tiết thứ hai, bài hát đó thỉnh thoảng được ôn tập lại kết hợp với
nội dung khác.
Bắt đầu ở tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu hát
phải được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản.
Thông thường sau tiết 1 các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng thời
gian 1 tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học
sinh nào cũng làm được. Lúc này người giáo viên phải lấy giọng cho các
em, phải thực hiện hát mẫu lại hoặc cho các em nghe bài hát qua băng để
các em nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài
hát. Việc đầu tiên là phát hiện những câu, những từ trong bài các em hát
chưa đúng để sửa chữa cho các em. Khi các em thực hiện đúng cao độ của
các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố.
Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, phải nêu rõ những nhiệm vụ mà các
em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng nhóm rồi

từng bàn thậm chí từng cá nhân. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai sót
nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu các em hát chưa đúng đó
để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học
sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ
sửa lỗi cho 1 em.
Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện
theo một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ nhẩm theo theo tiết tấu,
giáo viên đàn giai điệu, học sinh gõ, nhẩm theo tiết tấu. Nhắc lại tính chất nhạc
điệu của bài. Hát, gõ đệm nhạc cụ theo nhiều âm sắc. Các hình thức luyện tập
này vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải
nêu và giao rõ nhiệm vụ cho các em.
Ví dụ: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo
phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo
phách câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể cho nhóm 1, 2 gõ trống
và vỗ tay theo phách mạnh, nhóm 3 và 4 gõ thanh phách, song loan theo phách
nhẹ...
Khi các em đã thực hiện chuẩn xác giai điệu, tiết tấu của bài hát rồi, để
khắc sâu, gây ấn tượng trong tâm trí các em, cũng để cho việc thể hiện bài hát
thêm sinh động, giáo viên phải hướng dẫn các em thực hiện phụ hoạ cho bài hát.
Các động tác phụ hoạ cho bài phải phù hợp với lời ca và giai điệu. Các bước đi
phải ăn khớp với động tác tay và nhịp của bài. Tuy nhiên, do các em còn nhỏ
13


nên các động tác đưa vào phụ hoạ không nên tìm động tác qua khó,chỉ cần đơn
giản nhưng phù hợp thì hiệu quả đem lại mới cao. Đồng thời trong tiết học này,
nếu có điều kiện giáo viên nên tổ chức cho các em thi đua biểu diễn bài hát theo
tổ, nhóm, cá nhân, điều đó khích lệ khả năng sáng tạo của các em đồng thời
giúp các em tích cực, hứng thú hơn trong giờ học âm nhạc nói riêng và trong các
hoạt động âm nhạc nói chung.

Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố một bài hát là hết sức đa dạng, tuỳ
theo từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn 1 phương
pháp thích hợp, duy chỉ có điều dù có thực hiện phương pháp nào thì người giáo
viên vẫn phải luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy các em mới cảm
nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây sự hứng thú cho các em.
2.3.3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc.
Với học sinh lớp 4, yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra hết sức nhẹ
nhàng, đơn giản. Giai đoạn đầu tiên tiếp cận với phân môn này, học sinh sẽ thực
hành các bài tập về cao độ và tiết tấu riêng.
a) Về cao độ:

- Luyện tập cao độ

ĐỒ



MI

Luyện tập cao độ bằng kí hiệu bàn tay

14

SON

LA


Giáo viên cho xuất hiện vị trí các nốt nhạc trên khuông và cho HS đọc tên
các nốt nhạc kết hợp với cao độ

Khi được tập huấn lớp âm nhạc của Bộ GD, bản thân tôi cũng đã áp dụng
ngay cách đọc nhạc bằng kí hiệu bàn tay. Cách đọc này giúp học sinh nhanh
chóng đọc đúng tên nốt nhạc và cao độ một cách dễ dàng.
Giáo viên phải cho các em nghe để tập nhận ra âm thanh cao thấp tương
ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông từ 2 - 3 âm đến 4 - 5 âm trong phạm vi
quãng 8( Đô 1 - Đô 2). Tiếp theo học sinh tập đọc theo thang 5 âm Đô - Rê - Mi
- Son - La và tiến tới tập đọc thang 7 âm Đô - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si .
b) Về trường độ
Các em sẽ làm quen với các hình nốt và luyện tập thể hiện các hình nốt
trong mối quan hệ 2 hình nốt rồi 3 hình nốt kết hợp. Cách dạy thực hành trường
độ trên các hình nốt nên vận dụng dưới các hình thức trò chơi.
Ví dụ:
Thực hành tiết tấu sau đây:

Có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi hình nốt:

Đen
Hay là:

đơn

đơn

trắng

đen

đơn

đơn


trắng

Tùng ring ring
tùng
tùng
ring ring
tùng.
c) Các bước thực hiện
Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả
cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định.
* Giới thiệu bài tập đọc nhạc:
Ví dụ trong bài TĐN số7 giáo viên cho xuất hiện bài TĐN, học sinh
quan sát và cho cô biết trong bài TĐN này được viết ở nhịp mấy, có những
nốt nhạc gì?
Có các nốt nhạc: Đô- Rê- Mi- Son- La

TĐN SỐ 7: ĐỒNG LÚA BÊN SÔNG

Mùa lúa chín vàng,

Trong nắng mai hồng có tiếng
15

đàn chim hót vang.

ai

hát trên


đồng.


Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là
luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại
cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp
các em nhớ vị trí các nốt trên khuông và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau.
Muốn các em thực hiện tốt bài tập đọc nhạc, giáo viên phải đưa ra yêu cầu
để các em quan sát và tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, về cao độ gồm những nốt
gì? Về trường độ gồm hình nốt gì? Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm
nhạc nào? Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể
hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết
hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm
nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen
kẽ.
* Luyện tập cao độ:
Sau khi học sinh trả lời tên các nốt nhạc giáo viên cho học sinh luyện tập
cao độ bằng cách giáo viên đệm đàn các âm đó để học sinh cảm nhận được âm
thanh cao thấp khác nhau có trong bài và ghi nhớ. Giáo viên cho học sinh đọc
các âm theo hướng đi lên và đi xuống, đọc trục âm Đô - Mi - Son; Son - Mi - Đô

- Luyện tập cao độ

ĐỒ



MI

SON


LA

Khi học sinh đã đọc cao độ, giáo viên tiếp tục cho xuất hiện hình ảnh bài
nhạc số 7" Đồng lúa bên sông" giáo viên cho học sinh quan sát và cho biết bài
TĐN này có hình nốt gì? HS trả lời: hình nốt đen, móc đơn, hình nốt trắng. Giáo
viên cho xuất hiện bài tập tiết tấu để học sinh quan sát và đọc nhẩm.

Sau khi học sinh đã đọc chuẩn phần tiết tấu, giáo viên cho các em đọc và
gõ. Vỗ tay theo tiết tấu. Từng tổ thể hiện phần luyện tập tiết tấu, cá nhân thực
hiện. Khi học sinh luyện tập tiết tấu tốt rồi giáo viên cho học sinh đọc vào bài
TĐN từng câu chậm và đọc theo tổ, nhóm từng câu, ngoài ra giáo viên có thể
gọi cá nhân đọc để nghe cao độ đã đúng chưa và sửa sai nếu chưa đúng. Khi lớp
đã thực hiện được câu nhạc đúng cao độ giáo viên đệm đàn giai điệu câu nhạc
đó để học sinh nghe so sánh và nhận biết mình đã đọc chính xác hay chưa. Cứ
như thế giáo viên cho học sinh thực hiện cho đến hết bài. Khi HS đọc đúng cao
độ giáo viên cho ghép cao độ với tiết tấu từng câu. Khi các em đọc đúng cao
16


độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận
tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên dành khoảng 2 phút
cho các em tự ghép lời. Sau đó, giáo viên cho học sinh thực hành bằng cách
một tổ đọc nhạc một tổ hát lời ca cùng lúc giáo viên đệm đàn giai điệu. Với
cách hướng dẫn như vậy học sinh tiếp thu và ghép lời ca rất tốt. Cuối cùng
là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải
thường xuyên động viên học sinh, việc động viên có thể bằng lời hoặc bằng
nhận xét ngay cả khi các em thực hiện bài đọc chưa thật tốt.
Phương pháp luyện tập củng cố bài tập đọc nhạc rất đa dạng, như chia
tổ nhóm bên đọc nhạc, bên hát lời hoặc bên đọc nhạc và gõ đệm, bên hát lời

sau đó đổi lại...giúp các em thay đổi cách học, tạo sự thoải mái, gây sự tò
mò hứng thú, kết quả thu được lại rất khả quan.
2.4.Kết quả thực nghiệm.
Trước khi thực nghiệm tôi đã kiểm tra khả năng học hát và TĐN của học
sinh hai lớp 4D và 4E năm học 2017- 2018 bằng cách cho các em học bài hát:
“Bạn ơi lắng nghe”
Dân ca: Ba Na - Tây Nguyên
Sưu tầm: Tô Ngọc Thanh
+ Kết quả học sinh đạt được như sau:
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

LỚP

4D
(41 em)
4E
(41 em)

Hoàn thành
(Thuộc lời ca, hát (Thuộc lời ca, hát
đúng giai điệu; biết đúng giai điệu, biết
đọc cao độ các nốt đọc cao độ, trường
nhạc trong bài độ các nốt nhạc
TĐN)
trong bài TĐN và
biểu diễn)
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ


Chưa hoàn thành

SL

Tỉ lệ

30

73,17

9

21,95

2

4,87

29

70,73

11

26,82

1

2,43


Nhìn chung các em thực hiện được với kiến thức nhất định. Trong
82 học sinh ở hai lớp có 20 em hoàn thành ở mức độ thuộc lời ca hát đúng giai
điệu, tiết tấu thể hiện được nội dung tình cảm, biết biểu diễn các động tác của
bài hát ; biết đọc cao độ, trường độ và ghép lời ca của bài TĐN. 59 em đạt hoàn
thành ở mức độ thuộc lời ca, đọc được tên nốt nhạc và ghép được lời ca.3 em
chưa hoàn thành.
17


Để đối chứng với các biện pháp trên tôi đã dạy ở hai lớp 4D và 4E
học bài hát “Bạn ơi lắng nghe ” Dân ca Ba Na, nhạc Tây Nguyên. Sưu tầm: Tô
Ngọc Thanh . Sĩ số hai lớp 80 học sinh.
Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, để so sánh với kết quả các năm
học trước, tôi đã kiểm tra khảo sát chất lượng hai lớp 4A và 4B năm học 20172018 và thu được kết quả như sau:

LỚP

4A
(40 em)
4B
(40 em)

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Hoàn thành
(Thuộc lời ca, hát (Thuộc lời ca, hát
đúng giai điệu; biết đúng giai điệu, biết
đọc cao độ các nốt đọc cao độ, trường Chưa hoàn thành
nhạc trong bài độ các nốt nhạc
TĐN)

trong bài TĐN và
biểu diễn)
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
SL
Tỉ lệ (%)
27

67,5

14

35

0

25

62,5

16

40

0

Trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc.
Bản thân tôi cũng đã dạy cho đồng nghiệp dự giờ, thao giảng cấp trường, thành

phố, cấp Tỉnh và được mọi người nhận xét đánh giá rất tốt học sinh đều rất hứng
thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao.
100% đều đạt kết quả hoàn thành và hoàn thành ở mức độ biết thể hiện
biểu diễn tự nhiên các nội dung , có nhiều em tỏ ra có năng khiếu nổi bật rõ rệt
về bộ môn.
Qua kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy số học sinh hoàn thành tốt đã tăng
lên rõ rệt. Các em đã yêu thích bộ môn Âm nhạc hơn, thích học hát, thích đọc
nhạc hơn do đó kỹ năng ca hát của các em cũng được nâng lên. Các hoạt động,
phong trào văn hoá văn nghệ trong và ngoài nhà trường được nâng lên rõ rệt và
đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, các đội văn nghệ của lớp, của trường hoạt
động có hiệu quả. Trong các cuộc thi do các cấp tổ chức nhà trường luôn có
những tiết mục xuất sắc được biểu diễn chào mừng các sự kiện, các ngày lễ lớn
của nhà trường và địa phương.

18


3. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
3.1.Kết luận:
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói
trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải có phương pháp trình
bày lôi cuốn gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới
thiệu đề mục mới.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh.
Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học
linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân môn theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ
pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.

Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện
dạy học như một yếu tố gây xúc cảm.
Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học,
tạo cho các em sự hứng thú vui tươi bởi vì đặc trưng bộ môn đó là học vui - vui
học, tránh gò ép đối với học sinh.
Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức
tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa.
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên
phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn
vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường Tiểu học có vị trí quan trọng trong
việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương
pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp
cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật nâng cao dần một bước về
tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân
cách cho học sinh.
Việc dạy môn âm nhạc ở trường Tiểu học trong quá đổi mới ngày nay là vô
cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp
chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp
phần vào sự nghiệp đào tạo các em cho tương lai đất nước.
Từ thực trạng dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học nói chung lớp 4 nói
riêng, từ kiến thức được học trong nhà trường bản thân tôi đã đúc rút ra một số
kinh nghiệm. Có thể nói phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học tập
đó là đều phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Những cách thức, những con đường tạo cảm giác thích thú, phấn khởi cho
học sinh trong học tập môn âm nhạc là hết sức phong phú, mỗi người có một
phương pháp, biện pháp riêng của mình.
3.2.Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học tôi

xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
19


- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng
nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
- Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo
cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh
vực nghệ thuật.
- Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác
văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội.
Trên đây tôi mới chỉ đề cập phần nào đến kinh nghiệm của bản thân chắc
chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Mong các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp
góp ý bổ sung thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người thực hiện

Phạm Thị Ngọc Ánh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT


TÊN SÁCH

NHÀ XUẤT BẢN

1

Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4

NXB Giáo dục

2

Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 4

Nhà xuất bản Hà Nội

3

Hỏi – đáp về dạy học Âm nhạc lớp 4

NXB Giáo dục

4

Các trò chơi Âm nhạc

NXB Đại học sư phạm

5


Phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường NXB Đại học sư phạm
Tiểu học và Trung học cơ sở



×