Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

tuần 1 giáo án sử 7 tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.14 KB, 8 trang )

Trường THCS Lê Lợi
7

Giáo án Lịch sử

Tuần 1: Chủ đề:

Ngày soạn: 22/08/2018
Ngày dạy: 23/08/2018

CHỦ ĐỀ:
XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
(4 tiết)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học.
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Quá trình phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Sự suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu.
- Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
2. Lãnh địa phong kiến.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
4. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
5. Phong trào văn hóa Phục hưng.
6. Phong trào Cải cách tôn giáo.
7. Chiến tranh nông dân Đức.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
 Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được sự ra đời xã hội phong kiến châu Âu.
- Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại: sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp


thị dân.
- Các phong trào văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo, Chiến tranh nông dân Đức. Ý nghĩa
của các phong trào này.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm và khai thác tranh ảnh liên quan bài học
- Giải quyết vấn đề mối liên hệ giữa các sự kiện
- So sánh, nhận xét, đánh giá vấn đề
3. Thái độ: Hình thành nhận thức đúng về xã hội phong kiến và ý nghĩa của các phong trào
văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo, Chiến tranh nông dân Đức.
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Thực hành bộ môn khai thác, sử dụng kênh hình có liên quan đến chuyên đề
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, so sánh đối chiếu
5. Chuẩn bị
- Đối với giáo viên: Tranh ảnh, tư liên liên quan chủ đề, sử dụng công nghệ thông tin, SGK,
SGV…..
- Đối với học sinh: SGK
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu
Chủ đề
(Nội
dung…)
XÃ HỘI
PHONG
KIẾN
CHÂU ÂU

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


Vận dụng cao

- Biết được sự ra đời của xã
hội phong kiến ở châu Âu.
- Nắm được khái niệm, tổ
chức và hoạt động của lãnh
địa phong kiến.

- Hiểu biết một
số vấn đề cơ bản
về thành thị trung
đại: nguyên nhân
ra đời, hoạt động

- Thiết lập
được mối quan
hệ giữa các
giai cấp trong
xã hội phong

- Đánh giá được
vai trò của giai
cấp tư sản và
giai cấp vô sản
đối với nền sản

Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page



Trường THCS Lê Lợi
7
- Trình bày được những
cuộc phát kiến địa lí lớn và
ý nghĩa của chúng.
- Trình bày được sự hình
thành của CNTB ở châu
Âu.
- Nắm được khái niệm, nội
dung, ý nghĩa của phong
trào Văn hóa Phục hưng.
- Trình bày được phong trào
Cải cách tôn giáo : nguyên
nhân, diễn biến, hệ quả.
- Nêu được nguyên nhân,
diễn biến và ý nghĩa của
cuộc chiến tranh nông dân
Đức.

Giáo án Lịch sử
và vai trò của
thành thị.
- Giải thích được
sự ra đời của các
thành thị là yếu
tố cơ bản thúc
đẩy nền kinh tế
hàng hóa ở châu

Âu phát triển,
đồng thời cũng là
nguyên nhân dẫn
đến sự suy vong
của chế độ phong
kiến ở châu Âu.

kiến phương
Tây.
- So sánh nề
kinh tế lãnh
địa với nền
kinh tế trong
các thành thị
trung đại.

xuất TBCN.
- Đánh giá được
thực chất của
phong trào văn
hóa Phục hưng.

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi, bài tập
I.
Trắc nghiệm:
Câu 1: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
A. Tăng lữ quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Địa chủ và nông dân.

Câu 2: Lãnh địa phong kiến là
A. vùng đất rộng lớn của nông dân.
B. vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến.
C. vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
D. vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự.
Câu 3: C. Cô-lôm-bô “tìm ra” chây Mĩ vào năm
A. năm 1490.
B. năm 1491.
C. năm 1492.
D. năm 1493.
Câu 4: Những cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về
A. Ấn Độ và các nước phương Đông.
B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông.
D. Hàn Quốc và các nước phương Đông.
Câu 5: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp
A. tăng lữ, quý tộc.
B. công nhân, quý tộc.
C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
D. thương nhân, quý tộc.
Câu 7: Chế độ phong kiến châu Âu chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng
A. Phật giáo.
B. Ki-tô giáo.
C. Hồi giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 8: Quê hương của phong trào văn hóa Phục hưng là
A. nước Pháp.
B. nước Bỉ.
C. nước Ý.
D. nước Anh.

Câu 9: Văn hóa Phục hưng đề cao
A. trật tự xã hội.
B. giá trị chân chính của con người.
C. thần thánh.
D. Kinh thánh của nhà thờ.
Câu 10: Thời đại Văn hóa Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực
A. văn học nghệ thuật.
B. khoa học xã hội – nhan văn.
C. khoa học – kĩ thuật.
D. tư tưởng văn hóa.
Câu 11: Bằng những tác phẩm của mình, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án
A. chế độ phong kiến.
B. văn hóa đồi trụy.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page


Trường THCS Lê Lợi
7

Giáo án Lịch sử

C. Giáo hội Ki – tô.
D. chế độ phong kiến và Giáo hội Ki – tô.
Câu 12: Ông là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển. Ông là
A. B. Đi – a – xơ.
B. Va – xco đơ Ga – ma.
C. Cô – lôm – bô.
D. Ph. Ma – gien – lan.

Câu 13. Do nhu cầu phát triển sản xuất, các thương nhân châu Âu rất cần
A. vàng bạc.
B. nguyên liệu.
C. thị trường.
D. nguyên liệu, thị trường.
Câu 14: Nước Anh trước đây có tên gọi là
A. Ăng – glo Xắc – xông.
B. Tây Gốt.
C. Đông Gốt.
D. Phơ – răng.
II. Tự Luận:
Câu 1: Lãnh địa phong kiến là gì? Hãy miêu tả đời sống của lãnh chúa phong kiến trong các lãnh
địa?
Câu 2: Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm
thuê?
Câu 3: Vì sao trong thời kì trung đại ở châu Âu, giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại quý
tộc phong kiến?
Câu 4: Trong phong trào văn hóa Phục hưng, các công trình khoa học của họ thể hiện đậm nét tư
tưởng mới là chủ nghĩa nhân văn. Theo em, chủ nghĩa nhân văn chú trọng điều gì nhất ?
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
1. Khởi động:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học tập cho HS, giup` học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập ,
hứng thú vào bài mới
b. Phương thức.
Giáo viên sử dụng bản đồ châu Âu thời phong kiến, chỉ rõ những nước có chế độ phong kiến ra
đời sớm, sau đó đặt câu hỏi gợi ý vấn đề: “Ở châu Âu, xã hội phong kiến đã hình thành và phát
triển như thế nào?”. Để tìm hiểu quá trình đó, chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề Xã hội phong kiến
châu Âu.
c. Gợi ý sản phẩm:
GV dẫn dắt vào tìm hiểu bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
a. Mục tiêu.
Trình bày được sự ra đời của xã hội phong kiến ở châu Âu.
b. Phương thức.
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi:
1. Sự xâm nhập của người Giéc – man đã khiến xã hội Tây Âu có những biến đổi nào?
2. Làm rõ mối quan hệ giữa nông nô và lãnh chúa?
HS hoạt động cá nhân, trao đổi, thảo luận, sau đó báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
GV sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề ở hoạt động này. Nhận xét, đánh giá sản phẩm của
HS và chốt ý.
c. Dự kiến sản phẩm.
- Cuối thế kỷ V, người Giécman tràn vào lãnh thổ Rôma:
+ Họ thành lập nhiều vương quốc mới.
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma, chia cho các tướng lĩnh, quý tộc và phong tước vị.
- Xã hội xuất hiện 2 giai cấp mới: lãnh chúa và nông nô
→ Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành.
Hoạt động 2: Lãnh địa phong kiến.
a. Mục tiêu.
-Nắm được khái niệm, tổ chức và hoạt động của lãnh địa phong kiến.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page


Trường THCS Lê Lợi
7

Giáo án Lịch sử


b. Phương thức
Đọc thông tin sgk/3 và 4 kết hợp hình ảnh hãy trả lời các câu hỏi sau
GV chia HS thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: Trình bày tổ chức của lãnh địa.
+ Nhóm 2: Miêu tả đời sống trong lãnh địa.
+ Nhóm 3,4: Sự phát triển kinh tế và đặc điểm của lãnh địa
GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
c. Gợi ý sản phẩm
- Khái niệm: là khu đất rộng, trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa – như một vương quốc thu nhỏ.
- Tổ chức và hoạt động: (SGK)
- Đặc trưng cơ bản: Là một đơn vị kinh tế riêng biệt, đóng kín ( tự cung, tự cấp ), nông nô bị phụ
thuộc vào lãnh chúa.
Giáo viên mở rộng thêm: ở giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến châu Âu, quyền lực bị phân
tán mà không tập trung vào tay vua. Vua, thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn mà thôi. Điều đó
dẫn đến sự hình thành chế độ phong kiến phân quyền (đây là điểm khác biệt so với các quốc gia pk
phương Đông.
Hoạt động 3: Sự xuất hiện thành thị trung đại.
a. Mục tiêu:
- Hiểu biết một số vấn đề cơ bản về thành thị trung đại: nguyên nhân ra đời, hoạt động và vai trò của
thành thị.
- Giải thích được sự ra đời của các thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở châu
Âu phát triển, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của chế độ phong kiến ở châu
Âu.
b. Phương thức:
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK/4 và 5 kết hợp quan sát hình 2 SGK thảo luận để trả lời các
câu hỏi:
1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời thành thị thời trung đại ?
2. Quan sát hình 2 – Sgk trang 5, em có nhận xét gì về hội chợ ở Đức và tổ chức thành thị ở đây ?
3. Những ai sống trong thành thị ? họ làm những nghề gì ?
4. Nền kinh tế trong thành thị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ?

HS hoạt động cá nhân, trao đổi, thảo luận, sau đó báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
c. Gợi ý sản phẩm:
* Nguyên nhân: Cuối thế kỷ XI, sản xuất thủ công phát triển nhanh, xuất hiện nhu cầu trao đổi,
buôn bán → hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành các thành phố, gọi là thành thị.
*Hoạt động ở thành thị: Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân (thị dân), họ lập các thương
hội, phường hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
*Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
Giáo viên mở rộng: Điểm khác giữa lãnh địa và thành thị trung đại đó là cư dân ở lãnh địa bao
gồm lãnh chúa và nông nô, còn cư dân trong thành thị trung đại bao gồm chủ yếu là thương nhân
và thợ thủ công.
Hoạt động 4: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
a. Mục tiêu:
- Biết được nguyên nhân, trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn và ý nghĩa của chúng.
- Trình bày được sự hình thành của CNTB ở châu Âu.
b. Phương thức :
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK/6 và kết hợp quan sát bản đồ thế giới , quả Địa cầu và trả
lời các câu hỏi sau:
1. Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí.
2. điều kiện thực hiện các cuộc phát kiến địa lí.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page


Trường THCS Lê Lợi
7

Giáo án Lịch sử

3. Kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn.

4. Nêu kết quả, ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí.
c. Gợi ý sản phẩm:
Nguyên nhân:
- Do nhu cầu sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, thị trường và sự tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la
bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu...
Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
+ Va-xcôđơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498)
+ Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492)
+ Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất ( 1519-1522)
Kết quả:
- Tìm ra những vùng đất mới.
- Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Giáo viên khắc sâu ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí: nó được co là một cuộc cách mạng trong
giao thông và tri thức, no đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá
vô tận, đồng thời góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.
Nhờ có các cuộc phát kiến địa lí mà quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đã xuất hiện và hình
thức kinh doanh TBCN được ra đời => chuyển mục.
GV chia HS thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Hậu quả của quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy: về kinh tế, xã hội và chính trị.
- Biện pháp để tích lũy tư bản nguyên thủy.
- Phân tích những biểu hiện của quan hệ sản xuất TBCN ở châu Âu: ở thành thị, nông thôn, thương
nghiệp, giai cấp trong xã hội.
GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
c. Gợi ý sản phẩm:
+ Kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời, đó là các công trường thủ công dần đần thay thế
các phường hội
+ Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản
+ Chính trị: Giai cấp tư sản mâu thuẫn với quý tộc phong kiến, dẫn đến các cuộc đấu tranh chống
quý tộc phong kiến, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất TBCN phát triển.

+ Biện pháp để tích lũy tư bản nguyên thủy: cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen, cướp
biển, “rào đất cướp ruộng”
Hoạt động 5: Phong trào văn hóa Phục hưng.
a. Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng.
b. Phương thức :
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK/7 và 8 kết hợp quan sát hình 5 SGK thảo luận để trả lời các
câu hỏi:
- Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?
- Tại sao giai cấp tư sản chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?
- Kể tên những nhà văn hoá tiêu biểu.
- Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?
- Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?
c. Gợi ý sản phẩm:
Nguyên nhân:
- Sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hóa.
- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội → đấu tranh giành địa vị xã hội
→ phong trào Văn hoá Phục hưng.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page


Trường THCS Lê Lợi
7

Giáo án Lịch sử

Nội dung của văn hoá Phục hưng:
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội Ki - tô

- Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.
Ý nghĩa:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và nhân loại.
c Phong trào Cải cách tôn giáo.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được phong trào Cải cách tôn giáo : nguyên nhân, diễn biến, hệ quả.
b. Phương thức :
? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo? (Giáo hội cản trở bước tiến của giai
cấp tư sản)
? Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là ai?
? Trình bày nội dung Cải cách tôn giáo của Lu thơ và Can vanh? (phủ nhận vai trò của Giáo hội)
? Phong trào cải cách tôn giáo phát triển như thế nào? ( lan rộng)
? Nó tác động đến xã hội như thế nào?
c. Gợi ý sản phẩm:
* Nguyên nhân:
- Sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối với giai cấp tư sản. Yêu
cầu đặt ra phải tiến hành cải cách.
* Nội dung:
- Cải cách của Lu – thơ: lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, bãi bỏ những
thủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Cải cách của Can – vanh: chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu – thơ, hình thành một giáo phái
mới gọi là đạo Tin lành.
* Tác động:
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Đạo Ki-tô bị phân hoá: Cựu giáo và tân giáo, xug đột với nhau. Bùng lên cuộc chiến tranh nông
dân Đức.
=> chuyển mục.
Hoạt động 7: Chiến tranh nông dân Đức.
a. Mục tiêu:

- Nêu được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức.
b. Phương thức :
GV chia HS thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
N1. Nguyên nhân nổ ra chiến tranh.
N2. Diễn biến.
N3,4. Ý nghĩa.
GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
c. Gợi ý sản phẩm:
- Nguyên nhân nổ ra chiến tranh:
+ Đến thế kỉ XVI, ở Đức tàng lớp thị dân có thế lực kinh tế nhưng lại bị chế độ phong kiến cát cứ
kìm hãm.
+ Ảnh hưởng của cải cách tôn giáo của Lu – thơ.
- Diễn biến: SGK
- Ý nghĩa:
+ Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất châu Âu.
+ Phản ánh lòng căm thù của nông dân Đức bị áp bức.
+ Góp phần vào trận chiến chống chế độ phong kiến.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page


Trường THCS Lê Lợi
7

Giáo án Lịch sử

3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, giúp HS củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học:
- Thiết lập được mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến phương Tây.

- So sánh nề kinh tế lãnh địa với nền kinh tế trong các thành thị trung đại.
b. Phương thức:
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi sau vào vở bài tập
1. Lãnh địa phong kiến là gì? Hãy miêu tả đời sống của lãnh chúa phong kiến trong các lãnh địa?
2. a.Em hãy đánh dấu x vào ô trống về nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí:
£ Quí tộc, nhà vua muốn tìm vùng đất mới để du lịch, phục vụ cho cuộc sống xa hoa.
£ Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nguyên liệu, thị trường mới.
£ Do mạo hiểm, muốn khám phá của các nhà thám hiểm.
b. Bảng dưới đây ghi các cuộc phát kiến lớn về địa lí. Em hãy ghi thời gian của các cuộc phát kiến
địa lí đó vào cột còn lại của bảng:
Thời gian
Các cuộc phát kiến lớn về địa lý.
B.Đi-a-xơ đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi.
Va-xcô-đơ Ga-ma cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.
Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái đất.
3. Phong trào cải cách tôn giáo, tác động trực tiếp đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ như thế nào?
c. Gợi ý sản phẩm
- Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ
biến thành khu đất riêng của mình.
- Cuộc sống của nông nô trong các lãnh địa phong kiến là:
+ Đời sống của nông nô vô cùng khốn khổ, bị phụ thuộc vào lãnh chúa và không được tự ý rời khỏi
lãnh địa.
+ Lãnh chúa đặt ra nhiều thứ thuế để bóc lột nông nô
+ Nông nô phải làm vất vả quanh năm mà không đủ ăn, họ sống trong các túp lều tồi tàn.
+ Bị đói kém bệnh tật, bị đòn roi của bọn lãnh chúa phong kiến hàng ngày
- Cuộc sống của lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến là:
+ Lãnh chúa xây dựng nơi ở của mình như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao
quanh, có dinh thự, nhà thờ….
+ Lãnh chúa đặt ra nhiều thứ thuế để bóc lột nông nô

+ Lãnh chúa không phải làm việc, suốt ngày ăn chơi, tổ chức yến tiệc...
+ Đối xử rất tàn nhẫn với nông nô, vì thế nông nô nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống lại các lãnh
chúa phong kiến.
- GV hướng dẫn HS làm trả lời vào vở bài tập
4. Vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội trong bài học để giải quyết
những vấn đề trong cuộc sống:
b. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS về trả lời các câu hỏi sau:
So sánh sự khác nhau giữa thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến.
Sưu tầm tư liệu, tìm hiểu bài tiếp theo để hoàn thành câu hỏi sau: So sánh về quá trình hình thành và
phát triển của xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây để rút ra những điểm
khác biệt?
c. Gợi ý sản phẩm
1. Sự khác nhau giữa thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến
Đặc điểm so sánh
Lãnh địa phong kiến
Thành thị trung đại
Cư dân
Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page


Trường THCS Lê Lợi
7

Giáo án Lịch sử

Ngành kinh tế chính


Giáo viên: Nguyễn Thị Hà

Page



×