Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN những biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động đội trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.38 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập, giao cho Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội
TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động
trong nhà trường và cả trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện.
Trong mỗi nhà trường Tiểu học nói chung, hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục các em học
sinh. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực
đều phải trải qua hệ thống giáo dục trong nhà trường, gia đình, xã hội .
Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động dạy và học trên lớp thì nhà trường Tiểu
học luôn coi trọng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp (Giáo dục tập thể) trong trường học là hoạt động trọng tâm sau hoạt
động giảng dạy, không thể thiếu được ở tất cả các trường hoc. Đây là hoạt động thiết
thực, có tính giáo dục toàn diện để phát triển nhân cách cho học sinh nói chung và bậc
học tiểu học nói riêng.
Hoạt động Đội thu hút học sinh tham gia đông đảo, không chỉ mang tính bắt buộc
mà nó còn lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực. Tạo sự tự tin, chủ động, sáng tạo
cho học sinh. Một số địa phương, nhà trường vẫn có tổ chức các hội thi, các hoạt động
chất lượng chưa cao, vẫn thấy sự buồn tẻ, đơn điệu trong phương pháp tổ chức, cách thức
hoạt động. Mà tổ chức Đội yêu cầu là phải phát huy hết vai trò của người lãnh đạo, người
điều khiển tổ chức. Phát huy hết tính tự giác, tích cực sáng tạo và tự quản của mỗi tổ chức
Đội. Vậy nên nâng cao được chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội, tổ chức tốt các
hội thi trong trường tiểu học sẽ phát huy được hết hiệu quả, tác dụng của phong trào thi
đua sẽ tạo ra được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng cho các em, từ đó các em sẽ hăng
say học tập tốt. Đáp ứng được cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!”, “Học
mà vui, vui để học”.
Chính vì điều đó, khi được phân công phụ trách công tác Đội của trường, bản thân
tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng. Muốn làm sao bản thân mình nâng cao được hiệu quả


của các hoạt động Đội để ít nhiều vẫn thu hút được khá đông đảo đội viên, nhi đồng tham
gia sinh hoạt, học tập, hạn chế được nạn nghỉ, bỏ học giữa chừng ở một xã vùng khó khăn
như xã Q. Điều mà tôi lo lắng là không phải sợ mình không làm được mà sợ mình làm
không tốt. Tôi tin rằng đó không chỉ là băn khoăn cá nhân tôi mà tất cả các anh chị Tổng
phụ trách Đội cũng sẽ có ý nghĩ như vậy. Vì vậy, tôi đã lựa chọn sáng kiến “Những biện
pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động Đội trong trường tiểu học”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Là một giáo viên – Tổng phụ trách đội qua nhiều năm công tác tôi nhận thấy rằng
công tác đội và phong trào thiếu nhi ở Liên đôi Trường Tiểu học nơi tôi đang công tác nói
riêng và ở các liên đội Trường Tiểu học nói chung còn có nhiều mặt hạn chế, chưa thực sự
1


thu hút và tạo sân chơi lành mạnh cho các em sau thời gian học tập căng thẳng, đặc biệt là
lứa tuổi “Học mà vui, vui để học” như các em. Để thực sự đáp ứng được nhu cầu này của
các em học sinh, chứng minh vai trò to lớn của hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi
trong trường học.
Sáng kiến này tôi viết với mong muốn là sẽ đẩy mạnh hơn nữa phong trào công tác
Đội và thanh thiếu nhi trong trường tiểu học. Nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả của các
hoạt động Đội. Các hình thức tổ chức hoạt động phong trào thiếu nhi ngày càng đa dạng
hơn, phong phú hơn và hiệu quả cao hơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các kế hoạch, phong trào hoạt động của học
sinh, giáo viên và phụ huynh của các lớp trong nhà trường về công tác Đội - sao và phong
trào thiếu nhi
3.1. Phạm vi: Giới hạn trong Liên đội Trường Tiểu học mà tôi công tác
3.2.Thời gian: Năm học 2018 - 2019.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp tham khảo tài liệu :

- Phương pháp thu thập thông tin:
- Phương pháp quan sát sư phạm:
- Phương pháp trò chuyện phỏng vấn:
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Đối chiếu kế hoạch hoạt động của nhà trường theo từng học kì, năm học kế hoạch
cụ thể của từng tháng.
- Nghiên cứu hồ sơ sổ sách để làm rõ biện pháp phối hợp hoạt động của hội đồng sư
phạm với công tác đội.
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường. Tìm hiểu quan điểm của Ban giám hiệu đối với
hoạt động đội những biện pháp phối hợp, chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với hoạt động
đội.
- Đối với giáo viên phụ trách. Giúp giáo viên hiểu thêm vai trò công tác đội ở
trường học hiểu được bầu không khí chung của nhà trường về công tác đội là rất quan
trọng và cần thiết.
- Đối với học sinh.Nhằm hiểu thêm ý thích của các em đối với hoạt động và tác
dụng của công tác đội với việc học tập và rèn luyện đạo đức tác phong cho các em.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình công tác, đặc biệt là khi nhận nhiệm vụ làm Tổng phụ trách Đội, tôi
đã nhận thấy rõ được một số mặt còn hạn chế trong các hoạt động Đội và phong trào thiếu
nhi của nhà trường. Nguyên nhân của những hạn chế đó phần lớn là chưa có được cách
thức tổ chức các hoạt động một cách hợp lí,hiệu quả,không lôi cuốn được học sinh,không
biết phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt là không có kế hoạch
cụ thể nên hoạt động mang tính bột phát, nhỏ lẻ. Do vậy, khi nghiên cứu và áp dụng sáng
kiến này tôi cần đề cập đến một số điểm mới như sau;
2


Thứ nhất là : Đổi mới về cách thiết lập và xây dựng kế hoạch, kịch bản cho các hoạt
động mang tính tổng quát trong suốt năm học và các kịch bản chi tiết cho từng tháng, tuần.
Đặc biệt là các hoạt động chủ điểm của từng hội thi cũng như chào mừng ngày lễ lớn.

Thứ hai là: Đổi mới về nội dung, cách thức, phương pháp tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
Thứ ba là: Công tác phối hợp với các cá nhân, đoàn thể trong trường và đoàn xã
trong hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi. Tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Ban giám
hiệu nhà trường và Đoàn cấp trên cho hoạt động Đội
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Vai trò của hoạt động Đội trong nhà trường:
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là vai
trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Thực tế hàng chục năm
qua các phong trào của Đội đã lôi cuốn biết bao các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở
thành truyền thống của Đội như: phong trào "Nghìn việc tốt", phong trào "Kế hoạch nhỏ",
phong trào "Quỹ vì bạn nghèo",...
Đội TNTP được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó
thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận tự
giáo dục, tính tự giác, tự quản,... thông qua hoạt động giáo dục tập thể , ngoài giờ lên lớp,
các hội thi hoặc thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức.
2.1.2. Nội dung của hoạt động Đội:
- Hoạt động giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức của người đội viên.
- Hoạt động giúp phục vụ học tập.
- Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
- Hoạt động lao động, sáng tạo.
- Vui chơi giải trí.
- Giáo dục tính thẩm mỹ.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế.
2.1.3. Nhiệm vụ của Đội:
Đội là lực lượng dự bị của Đoàn, vừa thể hiện tính tự phát triển của Đội vừa là
nhiệm vụ của Đội, giúp đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước mà
bắt đầu đặt nền móng từ các trường tiểu học.

Như vậy, tổ chức tốt các hoạt động Đội là một phần, phần nữa nhằm nâng cao hiệu
quả của các hoạt động ấy là một nhiệm vụ không thể thiếu được. Các hoạt động Đội mà lơ
là, sao nhãng hoặc làm không có trách nhiệm, đối phó thì không thu hút được thiếu nhi.
Mà mục tiêu của hoạt động Đội là nhằm phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng hành với
việc giáo dục trong nhà làm sao thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước có được
những kiến thức, vốn hiểu biết về thế giới muôn màu xung quanh, tinh thần đoàn kết, hữu
nghị quốc tế với bè bạn năm Châu theo di chúc của Bác Hồ để lại.
3


Qua các hoạt động tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi
khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, giải trí.
Đội phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu ở luật bảo vệ và
chăm sóc giáo dục trẻ em. Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ người công dân nhỏ tuổi để từ
đó hình thành những phẩm chất của người công dân tốt sau này. Mặt khác, các em thể hiện
khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong Luật nghĩa là các em đã và đang từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình. Ngoài ra các em phải thể hiện được
tình đoàn kết quốc tế, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi khu vực và thế giới để
cùng đấu tranh, bảo vệ những quyền của trẻ em, vì hạnh phúc, hòa bình của các dân tộc
trên thế giới.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thuận lợi:
Hầu hết các đội viên đều có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có mục đích, động
cơ học tập tốt.
Nhà trường luôn luôn quan tâm giúp đỡ, nhắc nhở, đôn đốc học sinh, giáo viên chủ nhiệm
lớp nhiệt tình ủng hộ phong trào Đội. Nhìn chung các e, ngoan , biết nghe lời thầy cô, thích
hoạt động văn nghệ , TDTT, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đa số các em hưởng ứng
nhiệt tình các phong trào của Đội đề ra. Trong Liên đội, số chi đội đạt chi đội vững mạnh
năm sau nhiều hơn năm trước. Bản thân Tổng phụ trách luôn cố gắng, nhiệt tình, luôn là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Có đội ngũ đoàn viên, anh chị phụ trách nhiệt tình trong công tác Đội và phong trào thiếu

nhi.
Liên đội luôn luôn được sự quan tâm , dìu dắt, chỉ đạo của chi bộ, chi Đoàn Thanh Niên và
các đoàn thể xã hội ở địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo của Đoàn, Xã
- Khó khăn:
Địa hình khá phức tạp. Trường được chia làm hai khu nên việc đi lại để cho các em
sinh hoạt là rất khó khăn.
Hoạt động của Liên đội nhiều khi tiến bộ còn chậm do nhiều đội viên còn nhút nhát.
Đa số các đội đều là con thuần nông, chưa mạnh dạn để tham gia các hoạt độngvăn hóa,
văn nghệ.
Kinh phí hoạt động Đội còn hạn chế, do đó việc tổ chức các mặt hoạt động, khen
thưởng cho các em còn nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn chưa đầu
tư thích đáng cho các em. Mặt khác các đội viên chưa thực sự phát huy được tinh thần tự
giác của mình khi tham gia các hoạt động do Liên đội tổ chức
- Trong phong trào văn nghệ chưa có hạt nhân các em đang còn e dè vì thế chỉ có bề
nổi mà chưa có chiều sâu
- Tổng phụ trách còn kiêm nhiệm nên chưa có nhiều thời gian dành cho các hoạt
động chuyên sâu.
- Thời gain hoạt động chưa nhiều
4


Trong các hoạt động phong trào chưa phátt huy hết năng lực, sáng tạo trong công việc còn
lúng túng nên chất lượng hoạt động còn chưa cao. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc thu
hút tập hợp thiếu nhi.
Xuất phát từ những hạn chế, khiếm khuyết các mặt chuẩn mực hành vi đạo đức
của học sinh, chưa nhận thức đóng đắn được vai trò, trách nhiệm của bản thân, dẫn đến
chất lượng học tập và các hoạt động Đội của các em bị suy giảm. Đó là động lực thúc
đẩy tôi suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân và “Những biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu
quả các hoạt động Đội trong trường tiểu học” giúp thúc đẩy động lực quyết tâm học
tập, thi đua rèn luyện trở thành những người con có ích trong tương lai cho xã P và huyện

nhà
2.2.1. Thực trạng của tiết Giao dục tập thể đầu tuần và việc tổ chức các hội
thi, các trò chơi dân gian.
- Đối với các tiết giáo dục tập thể đầu tuần: các tiết này được thực hiện rập khuôn
máy móc chỉ gồm các nội dung: nhận xét tuần qua và phổ biến kế hoạch trong tuần hoặc
phát động thi đua được thực hiện ở tất cả các tiết. Chính vì vậy không gây hứng thú cho
học sinh, nhiều em làm việc riêng hoặc không tập trung nghe.
- Các hội thi vẫn tổ chức theo nếp cũ: rung chuông vàng, thi văn nghệ,...
- Việc tổ chức các trò chơi do học sinh tự hướng dẫn nhau, không có hỗ trợ của các
giáo viên. Trong số đó có cả các trò chơi thiếu an toàn.
2.3. 1. Nguyên nhân của thực trạng:
- Công tác chuẩn bị chưa thật tốt, thiếu tính đồng bộ, chưa có kế hoạch rõ ràng.
- Công tác vận động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào cuộc giúp đỡ Liên
đội không được thường xuyên, thiếu chặt chẽ, sức thuyết phục, lôi cuốn còn hạn chế.
- Tổng phụ trách không chuyên trách nên chưa đầu tư nhiều thời gian cho công tác
giáo dục tập thể.
- Đội ngũ phụ trách Chi, Sao đã triển khai thực hiện kế hoạch theo yêu cầu song còn
chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo. Một số cá thể khi tham gia còn hình thức, mang tính
đối phó, thiếu động lực phấn đấu, thi đua. Một số cá nhân chưa thực sự có trách nhiệm với
tập thể.
- Nội dung của các hoạt động không đổi mới mà chỉ rập khuân máy móc.
- Nguồn kinh phí của Đội hạn hẹp, ít được hỗ trợ từ các lực lượng xã hội hoặc từ
thiện giúp đỡ. Chủ yếu nguồn hỗ trợ từ ngân sách .
2. 3 Các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các hoạt động Đội trong
trường tiểu học
2.3.1 Đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế, nguyện vọng của đa số học sinh.
5


Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp, qua đội ngũ cán bộ chỉ huy Liên đội để biết

nhu cầu cảu học sinh là muốn Liên đội tổ chức những hoạt động gì . Từ đó để Liên đội tổ
chức các hoạt động hữu ích, phù hợp với nguyện vọng học sinh, chỉ đạo động viên giáo
viên chủ nhiệm làm tốt khâu này
2.3.2. Báo cáo tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường về các hoạt
động của Đội :
Như chúng ta đã biết, nhân tố xây dựng Liên đội vững mạnh, thực hiện tốt các hoạt
động của Liên đội, để tổ chức tốt các hội thi đó chính là những đội viên ưu tú của Ban chỉ
huy Liên đội. Tuy nhiên, các đội viên ở tuổi thiếu niên chưa có kinh nghiệm trong cuộc
sống, học tập và rèn luyện, nhận thức cảm tính, đôi khi còn lấn át nhận thức lý tính. Đặc
biệt còn thiếu hiểu biết trong lĩnh vực chính trị- xã hội. Vì vậy các em cần có sự hướng
dẫn, giúp đỡ của người lớn nói chung, Tổng phụ trách và thầy cô giáo chủ nhiệm, phụ
trách Chi, Sao nói riêng. Nhưng không thể thiếu được sự chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí của
nhà trường.
Làm tốt công tác tham mưu với ban chi ủy chi bộ, ban lãnh đạo trường về kế hoạch
công tác đội để nhà trường có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác đội. Tham mưu với
nhà trường về việc huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ cho hoạt động đội.
Trước tình hình đó, vào đầu năm học, dưới sự hướng dẫn của Hội đồng đội huyện
T. Sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tiến hành xây dựng
Chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2018 - 2019. Làm tốt công
tác tham mưu với Ban giám hiệu; lựa chọn Đội viên đứng vào hàng ngũ Ban chỉ huy Liên
đội, chú trọng đến khả năng hoạt động Đội của từng em, làm sao các em vừa có đủ năng
lực hoạt động vừa được sự tín nhiệm của đội viên để điều khiển hoạt động của Liên đội.
Thực hiện vai trò tự quản của Liên đội dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách và các anh,
chị phụ trách Chi, Sao.
2. 3.3. :Phối kết hợp với các đoàn viên trẻ, giáo viên chủ nhiệm trong nhà
trường.
Đây là một việc làm không kém phần quan trọng vì lực lượng đoàn viên luôn năng
nổ trong công tác, nhiệt huyết sức trẻ, cùng với tổng phụ trách đội chỉ đạo các hoạt động
trong nhà trường. Đây là nguồn nhân lực ,trí lực quan trọng của tổng phụ trách .Để hoạt
động đội đạt hiệu quả cao trong năm học bản thân tôi đã phối kết hợp được với các lực

lượng này.
- Tuyên truyền tới tất cả giáo viên trong trường nắm được mục đích, ý nghĩa của các
hoạt động giáo dục tập thể cho học sinh để tất cả giáo viên tích cực phối hợp với tổng phụ
trách trong quá trình thực hiện.
2.3.4 Kết hợp với hội cha mẹ học sinh:
6


- Đây cũng là một lực lượng quan trọng góp phần phát triển hoạt động Đội. Nguồn
lực này vô cùng hiệu quả, nếu được đồng tình của cha mẹ các em, tổng phụ trách sẽ thuận
lợi về cả kinh phí lẫn nhân lực hỗ trợ cho hoạt động. Đồng thời bằng các kết quả đạt được
báo cáo kịp thời, cụ thể với phụ huynh để phụ huynh phấn khởi, từ đó tiếp tục động viên
con em tham gia tích cực các hoạt dộng của Đội hơn
2. 3.5. Xây dựng chương trình kế hoạch:
Sau khi xây dựng Chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2018
- 2019, tôi lại lên kế hoạch tổ chức các hội thi thông bám sát vào kế hoạch hoạt động ngoại
khóa thông suốt năm học theo chủ điểm từng tháng, dựa theo kế hoạch tổng thể, các hội
thi, cuộc thi của Hội đồng đội và phòng Giáo dục huyện T cụ thể như sau.
- Dựa trên kế hoạch xây dựng tôi triển khai tới toàn thể các anh chị phụ trách chi
đội, nhi đồng để nắm được các nội dung tham gia các hoạt động theo từng chủ điểm, từng
tháng, từng hoạt động của các buổi sinh hoạt tập thể đầu tuần.
Trong các hội thi, cuộc thi thì bản thân tôi phải chủ động từ mọi phía: thông qua Hội
đồng phụ trách, tham mưu với Ban giám hiệu về kế hoạch tổ chức hội thi, cuộc thi; lập
bảng dự trù, tờ trình xin kinh phí. Khi được sự đồng ý, tán thành của Hội đồng phụ trách,
Ban giám hiệu và các thành viên thì tôi bắt đầu tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh học
sinh, toàn thể cộng đồng về ý nghĩa của hội thi, tính thiết thực và mức độ giáo dục thông
qua hội thi. Chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho hội thi; phân công nhiệm
vụ cụ thể cho từng thành viên, nhắc nhở thời gian thực hienj và thời gian hoàn thành. Triển
khai đôn đốc tập luyện, kiểm tra tiến độ thực hiện của các chi đội, lớp sao; tiến hành duyệt
chương trình cho thật chu đáo theo kế hoạch. Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa sai cho các

chi, sao trước khi tiến hành hội thi chính thức. Đặc biệt phải quán triệt cho được ý thức
tham gia, có đánh giá, nhận xét và bảo lưu thành tích tập thể, cá nhân để cuối năm học
bình xét thi đua.
- Tổ chức các hoạt động theo từng chủ điểm với nhiều nội dung và hình thức phong
phú nhằn thu hút đông đảo học sinh tham gia sân khấu hóa,hội thảo, mít tinh,tọa đàm, hái
hoa dân chủ…
- Ví dụ:
+ Khi tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp: Đội tổ chức họp với
các em trong ban chỉ huy liên đội và mời sự tham gia của chính quyền và các đoàn thể địa
phương để tạo cơ hội cho các em được nêu ý kiến,được chia sẻ những hội thi mà các em
muốn được tham gia,hình thức, cách làm… và cũng trong buổi xây dựng kế hoạch này có
sự tham gia của địa phương sẽ thu hút được sự quan tâm của các cấp các ngành cho công
tác đội và huy động sự hỗ trợ kinh phí cho Đội TNTP.
7


+ Khi tổ chức cuộc thi Báo ảnh chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam, Tổng phụ trách triệu tập cuộc họp với tất cả các giáo viên chủ nhiệm và ban giám
khảo, ban chỉ huy liên đội thống nhất cách thức tiến hành, thể lệ cuộc thi, giải
thưởng…..Tạo cơ hội cho tất cả các giáo viên và các học sinh trong ban chỉ huy liên đội
đều được tham gai bình chọn báo ảnh trong buổi trưng bày.
+ Đối với hội thi biểu diễn nghệ thuật nhân ngày Nhà giáo Việt Nam,tôi phổ biến
nội dung và hình thức thi do các em học sinh tự chọn, có thể là hát, múa, thơ, kể chuyện,
hùng biện,..về ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Các tiết giáo dục tập thể đầu tuần được thay đổi về nội dung và hình thức cho phù
hợp với các chủ đề tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, tạo cơ hội cho học sinh được tham gia
ý kiến nhằnphát huy tính chủ độngsáng tạo cho các em. Các nội dung đã thực hiện: giáo
dục nề nếp vệ sinh thông qua băng zôn, khẩu hiệu, hái hoa dân chủ, giới thiệu sách, hát
múa theo chủ đề, dạy kĩ năng sống…..
* Kế hoạch tổ chức các hoạt động như sau:

- Ngày 05/09/2018 : Tổ chức lễ khai giảng năm học mới
- Ngày 26/09/2018 : Tổ chức Đại hội liên đội
- Ngày 04/10/2018 : Tập huấn công tác đội
- Ngày 18/10/2018: Thi khéo tay hay làm.
- Ngày 11/10/2018 : Làm vệ sinh môi trường
- Ngày 09/11/2018: Thi An toàn giao thông .
- Ngày 19/11/2018: Thi biểu diễn văn nghệ
- Ngày 26/11/2018: Kiểm tra góc học tập
- Ngày 26/11/2018: Hoạt động chia khó với vùng cao
- Ngày 24/12/2018: Nói chuyện truyền thống.
- Ngày 29/01/2019: Hoạt động tết vì người nghèo.
- Ngày 12/02/2019: Tết trồng cây đầu xuân Kỷ Hợi.
- Ngày 08/03/2019: Thi tiếng hát, kể chuyện Bác Hồ, chuyện đã nghe đọc
- Ngày26/3/2019: Thi múa hát sân trường, thi kéo co,thi nhảy ba bố
- Ngày 15/5/2019: Thi tìm hiểu về Đội TNTP.
2. 3.6. Công tác sao nhi đồng :
- Chú ý đầu tư quan tâm về nhân lực, vật lực cho công tác sao nhi đồng bằng cách
phân công các chi đội phụ trách các lớp nhi đồng. Các chi đội cử ra các đội viên có khả
năng tổ chức sinh hoạt sao cho các em. Mặt khác Liên đội phải chú trọng công tác tập
huấn mỗi tháng một lần theo chủ điểm cho các đội viên phụ trách Sao nhi đồng về
nghiệp vụ, khả năng và những hiểu biết cần thiết phục vụ cho sinh hoạt sao , đồng thời
tham mưu với giáo viên cử ra các em đội viên phụ trách, hướng dẫn các lớp nhi đồng.
làm tốt công tác này là một bước để nâng cao chất lượng đội viên, góp phần xây dựng tổ
chức Đội vững mạnh. Vì vậy tôi thiết nghĩ rằng nên chăng cần đưa công tác sao nhi đồng
vào 1 tiết học của các lớp nhi đồng. Đông thời các cấp hội đồng Đội huyện, tỉnh,trung
8


ương cần chú trọng đầu tư,đẩy mạnh công tác chỉ đạo hướng dẫn cho công tác sinh hoạt
Sao nhi đồng ở trường Tiểu học bằng cách xây dựng các mô hình,cách thức sinh hoạt

hợp lí và sát thực tế hơn
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Qua hình thức làm như trên tôi thấy các em có sự chuyển biến rất nhiều về mọi
mặt, các em không còn nhút nhát, sợ sệt, mà đã chủ động tích cực tham gia các hoạt
động do Liên đội và nhà trường tổ chức. Chất lượng đội viên chuyển biến qua từng
năm; qua các hội thi, buổi giao lưu các em đều tự tin thể hiện kiến thức của mình. Đặc
biệt qua hội thi trang trí lớp học, hái hoa dân chủ, thi vẽ tranh, hội thi khéo tay, thi làm
báo ảnh…vừa qua của Liên đội đã phản ánh đúng chất lượng, thực lực của các em qua
các phần thi của các chi đội.
- Liên đội đã thu hút được sự tham gia ủng hộ của tất cả các ban ngành đoàn thể
ở địa phương, chi bộ đảng, ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên.
- Các em học sinh rất tích cực tham gia vào các hoạt động và được bày tỏ ý kiến
của mình, được phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
- Các hoạt động đội thực sự có hiệu quả và đi vào nền nếp.
- Đội đã nhận được nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động đội: CB-GV-NV
nhà trường ủng hộ 3.500.000 đồng; các đoàn thể trong xã: 1.500.000 đồng; xã Đoàn:
1.000.000 đồng. Với số tiền trên mặc dù không nhiều song cũng đáp ứng cơ bản các
hoạt động đội nhằm khích lệ sự hăng hái tham gia của học sinh.
- Khi tổ chức các hoạt động, các hội thi các giáo viên đều tích cực bàn bạc xây
dựng kế hoạch để tổ chức sao cho có hiệu quả.
* Hội diễn nghệ thuật nhân ngày 20/11/2018 có 22/22 lớp tham gia. Trong đó có:
01 tiết mục hát, 02 tiết mực múa, 03 tiết mục đóng kịch, 01 tiết mục thơ, 02 tiết mục
hùng biện. Giải nhất: lớp 4C; nhì: lớp 5A, 3D; ba: 3A,1A, 2A; còn lại đạt giải khuyến
khích.
* Cuộc thi làm báo tường: Tổng số tờ báo dự thi: 22/22 lớp tham gia. Các tờ báo
có sự tham gia của cả giáo viên và học sinh, nội dung phong phú. Nhiều tờ báo đã thể
hiện lòng kính yêu lãnh tụ, yêu biển đảo quê hương và ca ngợi các anh hùng liệt sĩ. Giải
nhất: lớp nhi đồng 2B; nhì: chi đội 4A, 2A; ba: chi đội 5A, còn lại đồng giải khuyến
khích.
* Hoạt động giáo dục tập thể đầu tuần đã trở nên hấp dẫn học sinh, các em rất tập

trung và hứng thú tham gia bởi nội dung mang tính giáo dục sâu sắc, phong phú.
* Các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác như thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ và các
gia đình có công với cách mạng đã trở thành việc các em thích làm để tỏ lòng tri ân
những người có công với đất nước.
Thông qua các hoạt động Đội đã góp phần giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho
học sinh giúp các em phát triển toàn diện nhân cách.
(Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động của Liên đội đã được ống kính nhà
trường ghi lại trong học kì I vừa qua )
9


3. KẾT LUẬN
3.1 Kết luận :
Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp hiện nay đã và đang được tất cả các
trường qua tâm, tạo điều kiện về thời gian, đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất để Đội
hoạt động. Hoạt động Đội ở các trường hiện nay rất được hội cha mẹ học sinh hoan
nghênh, đồng tình ủng hộ và khuyến khích phát triển, mở rộng hoạt động. Phối hợp chặt
chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động giáo dục nói
trên, là chúng ta đã định hướng cho các em cơ sở ban đầu về giá trị nhân cách con người
mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa với các phẩm chất về đạo đức, học tập, lao động sáng tạo,
lối sống thẩm mỹ, vui chơi hợp lý, có tổ chức kỷ luật cao. Bước đầu hình thành ý thức học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ; Tạo cho các em có cuộc sống có bản lĩnh,
sáng tạo, tự lập.
- Qua thời gian tiến hành áp dụng vào thực tế, tôi nhận thấy học sinh trong Liên đội
có sự tiến bộ rõ rệt về mọi mặt:
+ Mối quan hệ thầy trò trở nên gần gủi tốt đẹp hơn trong giao tiếp ứng xử.
+ Các em có ý thức lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô giáo và người lớn tuổi, biết
yêu thương giúp đỡ bạn bè.
+ Biết thực hiện tốt những quy định chung của xã hội, của trường, lớp.
+ Đi học chuyên cần đầy đủ hơn, hạn chế được nạn bỏ học; tham gia tích cực các

hoạt động phong trào của lớp,của Liên Đội, nhà trường và địa phương tổ chức.
+ Tích cực tham gia các cuộc thi mỗi khi Liên đội tổ chức, sống cởi mở và tinh thần
đoàn kết cao. Thương yêu giúp đỡ bạn bè, sẵn sàng quyên góp ủng hộ những bạn nghèo
khó hơn mình.
Trên đây là những kết quả đáng mừng mà thầy và trò đã đạt được sau thời gian
phấn đấu và rèn luyện, đã được Ban giám hiệu, các đồng nghiệp và phụ huynh học sinh
tán thành và biểu dương. Tôi thiết nghĩ đây là một việc làm thường xuyên của một người
giáo viên Tổng phụ trách Đội trong nhà trường, đồng thời tôi coi đây là một bài học kinh
nghiệm viết lại thành cẩm nang công tác Đội bổ ích của bản thân.
Qua một số biện pháp nêu trên, sáng kiến đã ra đời với nguyện vọng mong rằng các
anh, chị Tổng Phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm, anh (chị) phụ trách Chi, Sao tiếp
nhận và áp dụng được phần nào để kỹ năng điều hành công tác Đội có thêm “Cẩm nang”
cho bản thân mình.
3.1.1. Khả năng ứng dụng triển khai:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã áp dụng thành công tại trường tiểu học Q thì cũng sẽ
thực hiện tốt ở các đơn vị trường Tiểu học khác trong huyện. Tùy theo thực tế mỗi đơn vị
10


cùng sự sáng tạo của ban giám hiệu, giáo viên, tổng phụ trách Đội của mỗi nhà trường. Tôi
tin rằng sáng kiến kinh nghiệm này đạt được sự đồng tình ủng hộ của tất cả các đồng
nghiệp trong huyện và được các trường bạn tin tưởng lựa chọn ứng dụng thực hiện.
3.1.2 . Một số bài học kinh nghiệm:
- Hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp là một việc làm rất đúng
đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện nay. Đây là việc làm tuy không khó nhưng
đòi hỏi sự kiên trì, cái “tâm” của người làm tổng phụ trách Đội . Vì phong trào này có
tính xã hội rộng lớn nên phải làm tốt công tác xã hội hóa bằng công tác tuyên truyền hiệu
quả mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của
chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương tham gia thật đông đảo.
- Những nội dung có liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục nên phải căn cứ điều

kiện của từng trường để xác định nội dung nào làm trước, nội dung nào sau; mức độ yêu
cầu trong từng năm học như thế nào, ... để tránh quá tải, tràn lan, đầu tư không hiệu quả
làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác của trường
- Phối hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh để họ tham gia nhiệt tình, tự nguyện, cùng
tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, gợi ý cho CMHS
một số nội dung giáo dục cần thiết mà họ cần làm ở gia đình để kết hợp giáo dục trẻ ở gia
đình.
- Mặt khác bồi dưỡng và chỉ đạo cho giáo viên cách tự bồi dưỡng chuyên môn và
cách thức rèn các kỹ năng sống cơ bản cho HS trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi để
trẻ trở thành một cá nhân tự tin, chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Như vậy giáo viên
có thể tự hào đã trao một chìa khóa góp phần nên sự thành công của các em trong tương
lai.
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách thường xuyên, liên
tục. Huy động được tối đa các thành viên trong và ngoài nhà trường tham gia nhằm xã hội
hóa công tác tuyên truyền mô hình “trường học thân thiện, học sinh tích cực” rộng khắp
đến toàn dân, tạo sự chuyển biến về nhận thức của mọi người đối với trường học thân
thiện, học sinh tích cực.
- Cần làm tốt công tác đánh giá, biểu dương kết quả đã thực hiện được và chỉ ra
những điểm chưa thực hiện được, rút ra bài học kinh nghiệm cho năm tiếp theo.
3.2 Kiến nghị :
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
* Đối với Tổng phụ trách Đội:
-Người giáo viên Tổng phụ trách Đội phải xác định được vị trí vai trò của mình trong
công tác giáo dục học sinh thông qua các hoạt động Đội nhằm thu hút đông đảo thiếu nhi
tham gia, tạo sân chơi thực sự bổ ích cho các em.
Thường xuyên phải tổ chức các phong trào hoạt động cho thiếu nhi trong suốt năm
học theo “Chủ đề, chủ điểm của tháng”, “Về nguồn”, “Thi cắm hoa”, “ Thi thể dục thể
thao”, “ Văn hóa văn nghệ”…

11



ng viờn khuyn kớch kp thi cỏc em trong quỏ trỡnh tham gia cỏc hot ng Ly
cỏc em lm trung tõm trong mi phong tro hot ng, phỏt huy vai trũ lm lm ch ca
cỏc em.
Tng ph trỏch phi lờn k hoch t u nm v c thờ tng thỏng,tng tun theo ch
, ch im mt cỏch c th trỡnh Ban giỏm hiu, xin ý kin ch o.
* i vi nh trng:
-Hiu trng cựng vi chi b , ban chp hnh cụng on tỡm chn ra mt tng ph
trỏch cú nng lc v phm cht cn thit lónh o hot ng trong nh trng v to
mi iu kin h c thng xuyờn bi dng nng lc cụng tỏc i cú th lm
tt nhim v ca mỡnh.
Mi trng hc cn b trớ mt giỏo viờn lm tng ph trỏch i chuyờn trỏch v c
o to v nghip v cụng tỏc i
Nh trng cn to mi iu kin tt nht v nhõn lc, vt lc,ti lc cho tng ph
trỏch trong viờc t chc cỏc hot ng ca i.
Nh trng cn to iu kin tt cho vic t chc cỏc hot ng i ti trng,h tr
tụt cỏc hot ng ngoi nh trng.
* i vi hi ng i cỏc cp:
Tip tc duy trỡ vic tp hun nh kỡ cỏc hot ng i, hot ng giỏo dc ngoi
gi lờn lp. Thng xuyờn t chc cỏc chng trỡnh giao lu hc tp cho i ng tng ph
trỏch i.
* i vi Phũng giỏo dc v o to:
Tng cng s ch o vic phi hp hot ng i vi hot ng giỏo dc ngoi
gi lờn lp, ph bin thờm cỏc ti liu v hng dn cỏc hot ng giỏo dc ngoi gi lờn
lp, cỏc mụ hỡnh hot ng.
Trờn õy l sỏng kin kinh nghim ca riờng bn thõn tụi trong quỏ trỡnh lm cụng tỏc
i, bn thõn tụi ó ỳc kt c trong nm hc 2018 - 2019. Kinh nghim trờn chc hn
s cũn nhiu thiu xút, mong cỏc quý ng nghip, cỏc anh ch i trc úng gúp, b sung
cho sỏng kin ny ngy cng c hon thin hn.

Xác nhận của thủ trởng đơn vị

Th Xuõn, ngy 2 thỏng 6 nm 2019
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh
vit, khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc
Tỏc gi

(Kớ tờn, úng du)

(Kớ tờn)
Nguyn Vn Thụng
Nguyn Th Phng

12


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


Tên mục

Trang
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
1.5 Những điểm mới của sáng kiến
2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 4
2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả các
5
hoạt động Đội trong trường Tiểu học
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với
9
hoạt động giáo dục
3. Kết luận
18
13



13
14

3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị

18
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh - Nguyễn Minh
Quang - Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học- Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sổ tay rèn luyện đội viên.
- Một số tài liệu hướng dẫn công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài
giờ lên lớp.

14



×